1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ đề thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của việt nam hiện nay

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc sử dụng thuốc này có thể gây nguy hiểm cho người dùng Hình ảnh nhiều nhà sản xuất, trồng trọt sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng Nguồn: 2.2: Tràn lan thực phẩm bẩn không rõ nguồn

Trang 1

Chủ đề: Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam hiện nay

1 Đặt vấn đề

Khi xã hội phát triển thì mức sống của người dân ngày càng tăng cao, kèm theo đó là những yêu cầu khắt khe về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhu cầu ăn uống hằng ngày Vì vậy, trong những năm gần đây, hàng loạt các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm sạch, an toàn và thực phẩm hữu cơ, thực phẩm nhập khẩu ra đời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên, sự ra đời hàng loạt các cơ sở này đã tạo nên sự hỗn loạn trong thị trường thực phẩm, như: thực phẩm bẩn – thực phẩm sạch, hàng giả – hàng thật, thực phẩm “ngậm” hóa chất… Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân phải trở thành người tiêu dùng thông thái; các nhà lãnh đạo, quản lý cần nâng cao công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

- Nhằm mục đích bảo đảm cho thực phẩm không gây hại với sức khỏe, tính mạng con người, không bị hư hỏng, không chứa các tác nhân vật lí, hóa học sinh học vượt quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm động vật, thực vật mắc bệnh có nguy cơ gây hại sức khỏe cho con người

Tình hình chung của vệ sinh an toàn thực phẩm ǀ

Tại trung tâm phân tích chứng nhận Hà Nội:

+ Mỗi năm Việt Nam có chừng 250 – 500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000 – 10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong Nhà nước phải chi trên 3 tỷ đồng cho việc điều trị, xét nghiệm và điều tra tìm nguyên nhân trong đó:

 29% số vụ do thực phẩm nhiễm vi sinh vật;  8,3% do hóa chất;

29% do thực phẩm chứa chất độc tự nhiên;

Trang 2

 33% số vụ không xác định được nguyên nhân  Đáng được người dân quan tâm và chú ý tới

2.Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm2.1: Sử dụng thuốc kích thích, tăng trưởng

o Một số nhà sản xuất thực phẩm vẫn sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng để tăng trưởng tốc độ phát triển của sản phẩm Việc sử dụng thuốc này có thể gây nguy hiểm cho người dùng

Hình ảnh nhiều nhà sản xuất, trồng trọt sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng ( Nguồn:

2.2: Tràn lan thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc trên thị trường

Trên thị trường có sự xuất hiện của nhiều sản phẩm, thực phẩm không đảm bảo chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng rõ ràng

 Điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm an toàn

Trang 3

Hình ảnh thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc và hạn sửdụng (Nguồn: Báo Quân đội Nhân dân)

2.3: Sự gia tăng của các vấn đề vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm như:

Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến, tràn lan, không đúng liều lượng và danh mục cho phép.

Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai gây mất an toàn thực phẩm và chưa được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm  Gây nguy cơ lớn đối với sức khỏe của người tiêu dùng

Trang 4

Hình ảnh: Chất tạo màu nhân tạo trong thực phẩm ( Nguồn: https://www.vinmec.com)

2.4: Sử dụng cám tăng trưởng trong chăn nuôi

Một số doanh nghiệp trong chăn nuôi sử dụng cám tăng trưởng để đẩy nhanh quá trình tăng cân của động vật  Việc sử dụng cám này có thể gây ra những vấn đề sức

khỏe và an toàn thực phẩm

2.5: Sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa, các hóa chất thúc đẩy quá trình chín của thực phẩm gây mất an toàn

Trong quá trình xử lí và chế biến thực phẩm, một số doanh nghiệp sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa không an toàn như chất tẩy trắng, các chất rửa chứa các chất gây ôi thối  Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng

Hình ảnh: Người dân bôi thuốc thúc đẩy quá trình chín vào đu đủ(Nguồn: Báo Dân trí)

2.6: Quy trình chế biến không nghiêm ngặt hay do nhiễm độctừ

Môi trường không đảm bảo vệ sinh

Sử dụng nước thải sinh hoạt trong chế biến

Nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho các hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh trong rau, củ, quả cao

Trang 5

hơn nhiều so với quy định, hoặc thực phẩm không được rõ nguồn gốc … gây ảnh hưởng xấu đến tiêu dùng và xuất khẩu.

Nhiều cơ sở chế biến không bảo đảm vệ sinh, máy móc không bảo đảm đúng yêu cầu quy định của Nhà nước.

Hình ảnh: Những chiếc xiên que nhìn rất hấp dẫn nhưng rất mấtvệ sinh khi được bày bán ngoài vỉa hè, đường phố (Nguồn:

2.7: Sử dụng hóa chất cấm trong chế biến nông thủy sản

Một số nhà sản xuất sử dụng chất cấm như: Enrofloxacin, Trichlorfon, Hàn the (hay Borax), Formaldehyde (hay Formol, Formalin)…

Ví dụ: Nhiều người sử dụng hàn the nhằm mục đích bảo quản thực phẩm được tươi ngon và lâu hư hơn vì chúng sát khuẩn và diệt được nấm mốc Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều lượng hoặc người ăn phải hàn the trong thời gian dài lại tác động đến sức khỏe một cách nghiêm trọng.

Hay người ta sử dụng Formol để bảo quản thực phẩm do Formol dễ dàng kết hợp với các Protein (thường là thành phần các loại thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền, không thối rửa, không ôi thiu, nhưng rất khó tiêu hóa Chính tính chất này đã bị lợi dụng để kéo dài thời gian bảo quản của các thực phẩm như bánh phở, hủ tiếu, bún, bánh ướt…

Trang 6

Hình ảnh: Người dân tiêm chất kích giúp tôm trở lên tươi ngonhơn (Nguồn: https://snnptnt.thuathienhue.gov.vn)

2.8: Thiếu nhận thức về giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm

Tại các khu chợ tự phát, vấn đề vệ sinh thực phẩm không được các tiểu thương quan tâm Hàng bán gia cầm, thịt, cá xen lẫn ngay trong khu vực bán rau, quả và đồ ăn chín; hoặc bày bán ngay trên những tấm nilon rải tạm trên nền đất tuy vậy, khách hàng vẫn thản nhiên chọn

3.Nguyên nhân

Đối với những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, trái cây thì việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đến từ việc sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt của người nông dân.

Dư lượng thuốc trừ sâu, diệt nấm, kim loại nặng trên rau quả vượt quá mức cho phép.

Những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thì hiện nay có rất nhiều người sử dụng thức ăn cho động vật, gia súc hay gia cầm là những thức ăn công nghiệp Mà trong đó có chứa rất nhiều hàm lượng chất kháng sinh, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm Môi trường nuôi trồng cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, ví dụ như quá gần với những nhà máy, xí nghiệp lớn, môi trường có nhiều tác động ô nhiễm… sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi khói bụi, không khí hay ô nhiễm nguồn

Trang 7

nước từ đó mà gây nên việc ô nhiễm nguồn thực phẩm chăn nuôi, trồng trọt.

Quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm Đây là một trong những giai đoạn nếu thực hiện không đúng quy định, không có những giải pháp thích hợp thì rất dễ dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực hiện, khiến cho thực phẩm nhanh ôi thiu và hư hỏng… tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng  gây ngộ độc thực phẩm

Vấn đề quản lý chất lượng đầu ra còn lỏng lẻo ở nhiều khâu trong chuỗi từ cung cấp vật tư đầu vào sản xuất đến chế biến, vận chuyển, bao gói, tiêu thụ…

Chất độc gốc tự nhiên trong một số thuỷ sản như cá nóc, mực xanh…, trong một số thực phẩm như măng, sắn, độc tố sinh học biển gây tiêu chảy, gây mất trí nhớ, gây liệt cơ…

 Chất độc sinh ra do quá trình bảo quản kém đảm bảo như

các loại hạt ngô, đậu tương, lạc, hat dẻ bị mốc và ẩm ướt Sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương chưa có sự

đồng bộ, chưa gắn kết thành chuỗi đảm bảo tốt.

 Thực phẩm nhiễm vi sinh vật độc hại là một tác nhân chủ yếu gây các trường hợp ngộ độc thực phẩm.

4.Hậu quả

4.1: Ảnh hưởng sức khoẻ

Thực phẩm bị ô nhiễm có thể gây ô nhiễm tiềm ẩn cho con người Nó có thể gây ra các triệu chứng nhiễm độc cấp tính, bán cấp Có thể bị ô nhiễm liên tục hoặc không liên tục Nó cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau một thời gian, chẳng hạn như ung thư, rối loạn chức năng không giải thích được, vô sinh, gây quái thai, v.v.

 Thực phẩm bẩn gây ra một căn bệnh mãn tính Mắc các bệnh có biểu hiện thường xuyên hoặc theo chu kỳ Điều này có thể là do di chứng của ngộ độc cấp tính Hoặc là kết quả của ngộ độc tiềm năng Nó có thể trở thành một căn bệnh nan y hoặc không thể chữa được.

Trang 8

 Thực phẩm không hợp vệ sinh gây ra bệnh bán cấp tính Đó là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, gây ra các tình trạng tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ Có thể gây ra các triệu chứng cấp tính Nhưng có thể tự chữa khỏi hoặc chữa khỏi bệnh.

 Thực phẩm mất vệ sinh gây ra các bệnh cấp tính cho con người như: Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, phân lỏng Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, liệt tứ chi,… Các rối loạn khác như thay đổi huyết áp, rối loạn tiết niệu, bí tiểu,…

Thời gian lành bệnh khi bị ngộ độc thực phẩm.

Thời gian chữa bệnh do ngộ độc thực phẩm thường là cho đến khi các triệu chứng biến mất Hiện tại, bệnh nhân vẫn chưa thể sinh hoạt và làm việc bình thường.

 Đối với những người mắc bệnh bán cấp và cấp tính, bệnh sẽ lành từ 2 ngày đến 1 tháng.

 Đối với những người mắc bệnh mãn tính, bệnh không được chữa khỏi hoàn toàn và tái phát.

 Thời gian để phục hồi sức khỏe sau khi ăn thực phẩm bẩn Và có thể sống và làm việc bình thường Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi như sau:  Những người bình thường mắc các bệnh bán cấp và cấp

tính, người lớn và trẻ em trong độ tuổi đi học sẽ hồi phục từ 01 đến 04 tuần Đối với trẻ em dưới 7 tuổi và người già sẽ hồi phục từ 1 tháng đến vài tháng.

 Đối với những người mắc bệnh mãn tính và tái phát Nếu trong trường hợp tái phát, bệnh có thể được chữa khỏi, nó sẽ mất từ 1 đến 2 tuần Trong trường hợp bệnh nặng, thời gian phục hồi không được xác định.

Trường hợp tồi tệ nhất của việc tiêu thụ thực phẩm không hợp vệ sinh là tử vong Có thể là do ngộ độc rất nghiêm trọng, hoặc do ngộ độc cấp tính không được điều trị kịp thời Nó cũng có thể là

Trang 9

kết quả của nhiễm độc tiềm ẩn lâu dài, từ đó dẫn đến bệnh gây tử vong và không thể chữa được.

Biểu hiện rối loạn tiêu hóa: nôn, ỉa chảy (gồm cả ỉa ra máu), đau bụng.

Biểu hiện rối loạn thần kinh: rối loạn cảm giác, nhức đầu, mệt lả, hôn mê, liệt chi.

Các rối loạn chức năng khác: thay đổi huyết áp, bí tiểu

(https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/ 2020/12/infographic-tinh-hinh-ngo-doc-thuc-pham-thang-11-va-11-thang-nam-2020/ )

Trang 10

(https://atvstp.org.vn/lieu-thong-ke-thuc-pham-ban-tren-thi-truong-hien-nay )

4.2: Ảnh hưởng kinh tế, xã hội

- Bị ngộ độc do ăn thực phẩm bẩn hoặc bị ô nhiễm có thể khiến mọi người bị đau ngay lập tức, tạo ra cảm giác khó chịu trong cơ thể Nó thậm chí làm cho cơ thể kiệt sức, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người Nhưng nó cũng kéo theo những hậu quả nghiêm trọng gây ra thiệt hại trong các khía cạnh khác của cuộc sống như: chi tiền cho viện phí Gây ra công việc tốn thời gian cho bệnh nhân và người thân của họ

Trang 11

Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với kinh tế.

Thực phẩm luôn là sản phẩm chiến lược trong phát triển kinh tế của nước ta và nhiều nước đang phát triển Ngoài việc mang lại ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế, nó còn có ý nghĩa chính trị và xã hội rất quan trọng Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên cả thị trường trong nước và quốc tế.

Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm phải được sản xuất, chế biến và bảo quản để ngăn ngừa ô nhiễm vi sinh vật Đồng thời, không được chứa hóa chất tự nhiên tổng hợp hoặc vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn quốc gia Để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Đối với một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, sản xuất và kinh doanh thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong khu vực kinh tế Do đó, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là chìa khóa để tiếp thị thành công nhất các sản phẩm ra thế giới bên ngoài cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mang lại uy tín và lợi nhuận lớn trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm Đồng thời, thực phẩm cũng đóng vai trò là một mặt hàng kinh tế chiến lược Chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ góp phần tăng thu nhập từ xuất khẩu thực phẩm Đây là một lĩnh vực cạnh tranh và rất hấp dẫn.

4.3: Hậu quả của việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm đốivới con người.

Việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như các bệnh cấp tính, bán cấp, mãn tính và có thể gây tử vong.

Trang 12

 Thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân bệnh nhân là chi phí khám bệnh và phục hồi sức khỏe Hoặc chi phí do chăm sóc bệnh nhân, mất thu nhập do vắng mặt trong công việc, v.v.

 Đối với các nhà sản xuất thực phẩm, có những tác động như: chi phí do thu hồi sản phẩm, hủy bỏ hoặc từ chối, giữ lại sản phẩm, mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo, v.v Tác hại lớn nhất là mất niềm tin của người tiêu dùng Ngoài ra, còn có các thiệt hại khác như: phải điều tra, phân tích, khảo sát, kiểm tra thực phẩm độc hại, xử lý hậu quả, …

 Do đó, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để ngăn ngừa hậu quả của mất an toàn thực phẩm là rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội Và ảnh hưởng đến việc bảo vệ môi trường sống của các nước phát triển và đang phát triển.

5 Giải pháp

a)Từ người dân

- Lựa chọn thực phẩm

 Để đảm bảo tốt nhất vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì người dân nên lựa chọn đúng cho mình những thực phẩm sạch và tránh xa những thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường.

 Thực phẩm như thịt cá, rau củ cần tươi sống và không bị biến đổi màu sắc.

 Những thực phẩm đông lạnh thì không được đóng mốc và không quá hạn sử dụng.

 Những thực phẩm nhập khẩu thì cần xem rõ nguồn gốc nhập và chất lượng sản phẩm - Bảo quản và chế biến :

 Khi đã lựa chọn cho mình được những thực phẩm đảm bảo chất lượng thì quá trình bảo quản cũng như chế biến thực phẩm cũng cần được kỹ

Trang 13

lưỡng Nhất là cần phải ăn chín, uống sôi để đảm bảo đúng nhất vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm  Nếu những thực phẩm đã bảo quản quá lâu thì

không nên sử dụng mà nên loại bỏ để tránh trường hợp ngộ độc thực phẩm do ôi thiu b)Từ nhà sản xuất

- Tuân thủ quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm  Pháp luật nước ta đã có những quy định rất rõ ràng về vấn

đề vệ sinh an toàn thực phẩm và đưa ra những tiêu chuẩn đối với những thực phẩm sạch rồi nên những nhà sản xuất cần tuân thủ những quy định này.

 Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp không tuân thủ cũng như tìm mọi cách chống đối nên vẫn còn tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan.

 Một trong những biện pháp đến từ nhà sản xuất giúp khắc phục tốt nhất vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay đó chính là không sử dụng những chất cấm trong quá trình sản xuất.

 Những chất cấm như chất phụ gia, hóa chất độc hại, chất tẩy rửa…sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của thực phẩm Thậm chí những chất này còn có thể gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng nữa đấy.

 Ngoài ra, khi sản xuất thực phẩm thì cũng cần ghi rõ tên thực phẩm, thành phần, ngày sản xuất, ngày hết hạn, nguồn gốc xuất xứ của thực phẩm để người dân nắm rõ được những thông tin liên quan đến thực phẩm.Đây là yếu tố quan trọng để người dân biết được rằng thực phẩm này có đáng tin cậy hay không Vì vậy, không được chủ quan trong vấn đề thông tin thực phẩm này.

thực phẩm

 Đối với những nhà sản xuất thì giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng Đây được

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w