Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống các quy định pháp luật về điều chỉnhmức lương tối thiểu trong doanh nghiệp: mức lương tối thiểu cho người lao
Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội, lao động có năng suất chất lượng hiệu quả cao, là nhân tố quyết định sự phát triển của Đất nước Do vậy, việc bảo đảm quyền lợi cho người lao động đặc biệt là vấn đề tiền lương luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Chính sách tiền lương có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của đất nước, là động lực để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Chính sách tiền lương nước ta sau nhiều lần cải cách đã và đang thể hiện được vai trò và chức năng của mình trong sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động, nhất là chính sách tiền lương từ năm 1993 đến nay đã từng bước đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, không tính bình quân, cào bằng Tiền lương được coi là giá cả sức lao động và được hình thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua ký kết hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể Tiền lương trở thành động lực, đòn bẩy kích thích, khuyến khích người lao động làm công việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghê, đồng thời là phương tiện đảm bảo cuộc sống ngày càng nâng cao
Mức lương tối thiểu là một nội dung cơ bản và quan trọng của chính sách tiền lương trong kinh tế thị trường Mức lương tối thiểu tham gia vào quá trình phân phối, điều tiết vĩ mô về tiền lương và thu nhập trên phạm vi toàn xã hội; đồng thời là yếu tố tham gia vào hình thành chi phí đầu vào của doanh nghiệp và phân phối theo kết quả đầu ra của sản xuất kinh doanh
Trong kinh tế thị trường, mức lương tối thiểu có vị trí quan trọng, là mức “sàn” thấp nhất mà không một người sử dụng lao động có quyền trả thấp hơn mức đó và là lưới an toàn cho người làm công ăn lương trong xã hội Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là một trong những công cụ quan trọng quản lý vĩ mô về tiền lương,giảm bất bình đẳng về tiền lương, thu nhập, chống nghèo đói, bóc lột lao động quá sức, là căn cứ pháp lý để người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận các mức tiền công cao hơn trên thị trườnglao động Mức lương tối thiểu tham gia vào quá trình phân phối, điều tiết vĩ mô về tiền lương và thu nhập trên phạm vi toàn xã hội, đồng thời, là yếu tố tham gia vào hình thành chi phí đầu vào của doanh nghiệp và phân phối theo kết quả đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mức lương tối thiểu được coi là một trong những chỉ báo quan trọng thể hiện là nền kinh tế thị trường.
Trên thực tế doanh nghiệp nào có chính sách đãi ngộ và trả tiền lương cho người lao động phù hợp, mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra thì người lao động trong doanh nghiệp sẽ hăng hái làm việc, tích cực cải tiến kỹ thuật, sáng tạo… đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có chính sách tiền lương tốt trong đó bao gồm việc không đảm bảo mức lương tối thiểu, thì không kích thích được người lao động, thậm chí người lao động bỏ việc dẫn tới hậu quả doanh nghiệp làm ăn không có lãi, ảnh hưởng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn tác động xấu đến đời sống xã hội.
Tại Thành phố Vinh, số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên Do đó, số lượng lao động làm việc cũng rất lớn Chính vì vậy mà vấn đề mức lương tối thiểu luôn được các chủ doanh nghiệp xem xét để đưa ra những chính sách phù hợp với người lao động Tuy nhiên nếu bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác bảo đảm mức lương tối thiểu cho người lao động Hệ quả có thể dẫn đến những bức xúc khiến người lao động bỏ việc Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Chính vì đó nhóm chúng em thực hiện để tài này nhằm khảo sát thực tiễn tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốcFuji để xem việc áp dụng pháp luật vềmức lương tối thiểu cho người lao động trong công ty có được đảm bảo hay có gặp bất cập trong việc thi hành quy định pháp luật hay không.
Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Từ trước tới nay, vấn đề mức lương tối thiểu luôn được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, nhất là người lao động hàng năm Nhưng đa số đó các bài báo khoa học, khóa luận thạc sỹ chỉ đang tập trung sự ảnh hưởng của mức lương tối thiểu đến vấn đề tiền lương tại các địa phương trên cả nước hoặc các doanh nghiệp cụ thể như thế nào Sau quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em đã tổng hợp được một số công trình nghiên cứu có liên quan như sau:
Luận văn Tốt nghiệp Lưu Thị Lam (2022): “Pháp luật về mức lương tối thiểu và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp ở U Minh”,đã trình bày tông quan về khái niêmniệm mức lương tối thiểu, bản chất mức lương tối thiểu, chức năng mức lương tối thiểu và vai trò về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nghiên cứu thực tiễn áp dụng mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp ở U Minh nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế khó khăn trong quá trình áp dụng Kiến nghị một số giải pháp về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu cao hiêu quả thực hiện pháp luật về mức lương tối thiệu tại các doanh nghiệp ở U Minh.
Khóa luận Thạc sỹ Luật học của Trịnh Thị Mai Hương (2019) với đề tài: “Thực trạng pháp luật về tiền lương tối thiểu ở Việt Nam” đã trình bày các vấn đề lý luận chung nhất về tiền lương như: Khái niệm, bản chất, chức năng và những quy định khác về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp Nghiên cứu thực tiễn áp dụng tiền lương tối thiểu tại Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế khó khăn trong quá trình áp dụng Đề xuất một số giải pháp: Về lương tối thiểu; Về cơ chế quản lý tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp ở Việt Nam; Về trả công lao động; Nâng cao vai trò của Nhà nước về quản lý lao động, tiền lương góp phần hoàn thiện pháp luật về tiền lương tối thiểu.
Tác giả PGS.TS Vũ Quang Thọ (2021), với bài viết: “Thực trạng tiền lương , thu nhập, đời sống của người lao động Việt Nam”, tạp chí điện tử Lao động và công đoàn.
Bài nghiên cứu đã khái quát đánh giá về sự quan trọng của chính sách tiền lương đối với người lao động ở Việt Nam, nêu những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương nói chung và tiền lương tối thiểu nói riêng của pháp luật về tiền lương trước năm 2021. Tác giả Ngọc Trâm (2023), với bài viết “Lương tối thiểu vùng”, tạp chí Lao động và xã hội Bài viết đã nêu khái quát nội dung về tiền lương tối thiểu, đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách tiền lương trước Nghị định mới về thay đổi tiền lương tối thiểu 2024 được ban hành, đánh giá chính sách tiền lương và định hướng cải cách. Các nghiên cứu, bài viết, bài báo khoa học và khóa luận Thạc sỹ trên đều đã nghiên cứu và chỉ ra những ưu nhược điểm trong việc thực thi Pháp luật về mức lương tối thiểu tại doanh nghiệp Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào vấn đề mức lương tối thiểu tại các doanh nghiệp Do đó, một nghiên cứu mức lương tối thiểu về đề tài “Thực trạng pháp luật về mức lương tối thiểu và thực tiễn áp dụng tại Công ty
Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Fuji” là một đề tài thực tiễn hướng tới các doanh nghiệp trong nước sẽ nêu ra vấn đề cấp bách hiện nay và đề xuất các phương pháp giải quyết.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của nghiên cứu của đề tài là nhằm góp phần xây dựng hệ thống lại cơ sở lý luận, đánh giá những quan điểm, thực trạng áp dụng pháp luật về mức lương tối thiểu theo quy định của Pháp luật Việt Nam; phân tích, đánh giá thực tiễn mức lương tối thiểu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Fuji trên địa bàn Thành phố Vinh.Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về mức lương tối thiếu cho người lao động trong Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Fuji.
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên các phạm trù của triết học Mác – Lênin mà hạt nhân là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung và chính sách tiền lương nói riêng.
Ngoài việc sử dụng phương pháp luận, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp phân tích, phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải được sử dụng tại Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về và pháp luật về mức lương tối thiểu Phương pháp khảo sát, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp được sử dụng tại Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về mức lương tối thiểu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Fuj Phương pháp được sử dụng tại Chương 3 khi kiến nghị giải pháp thực thi pháp luật về mức lương tối thiểu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Fuji Nghiên cứu này sử dụng phương pháp logic để sắp xếp các vấn đề được trình bày trong đề tài một cách có hệ thống.
Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận, đề tài góp phần tổng kết, thống nhất các vấn đề lý luận về tiền lương và pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp, góp phần phản ánh và đi vào thực tiễn một cách đúng đắn trong xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật về mức lương tối thiểu vào chính sách tiền lương trong Công ty Cổ phần Tập doàn Địa ốc Fuji.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần đánh giá thực tiễn, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của các quy định pháp luật và áp dụng các quy định pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Tập doàn Địa ốc Fuji vào thực tiễn Đề tài cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu tại các trường cao đẳng, đại học khối ngành luật và kinh tế - tài chính, đồng thời đặt cơ sở cho nhóm tiếp theo của các đề tài về các nội dung có liên quan.Nhóm hi vọng những kết quả nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, góp phần phản ánh và đi vào thực tiễn một cách hợp lý.
Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về mức lương tối thiểu và pháp luât về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp và thực tiễn thi hành tại Công ty Cổ phần Tập doàn Địa ốc Fuji.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp và tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Fuji
TỔNG QUAN VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÀ PHÁP LUẬT VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU TRONG DOANH NGHIỆP
Khái quát chung về tiền lương và mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp
Khái niệm về tiền lương
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, sự phân bổ lao động được thực hiện dựa vào các tín hiệu của thị trường lao động, trong đó tiền lương là một trong những tín hiệu rất quan trọng được các bên đặc biệt quan tâm, quyết định đến sự ổn định, bền vững của quan hệ lao động Hay nói cách khác, các quyết định cung lao động phụ thuộc vào các tín hiệu tiền lương Tiền lương là khái niệm có nội dung kinh tế, xã hội và pháp lý được nhiều ngành khoa học ngôn ngữ học, như kinh tế học, luật học… nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Theo kinh tế học, tiền lương thực chất là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động.
Theo Từ điển Tiếng Việt, "tiền lương là tiền công trả định kỳ, thường là hàng tháng, cho công nhân, viên chức" Ưu điểm của định nghĩa này là chỉ ra được đối tượng hưởng lương và chỉ tra một trong những đặc điểm cơ bản của tiến lương (lương trả theo định kỳ thời gian) Tuy nhiên, các tác giả này sử dụng một khái niệm tương đồng (tiền công) để giải thích cho khái niệm tiền lương là chưa hợp lý 1 Điều 1 Công ước số 95 (1949) về bảo vệ tiền lương của ILO quy định: "tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ, hoặc bằng pháp luật quốc gia, do NSDLĐ phải trả cho NLĐ theo một hợp đồng thuê mướn lao động, bằng viết hoặc bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm" Với định nghĩa này, ILO đã đưa các dấu hiện cơ bản nhận biết tiền lương Ở Việt Nam, định nghĩa tiền lương được quy định ở Khoản 1, Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 như sau: "Tiền lương là số tiền mà NSDLĐ trả cho NLĐ theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác"
1 GS Hoàng Phê chủ biên, Từ Điển Tiếng Việt (Viện Ngôn Ngữ Học)
Khái niệm về mức lương tối thiểu
Lương tối thiểu được Tổ chức Lao động quốc tế quan tâm và quy định từ rất sớm, ngay trong Công ước số 26 ngày 30/5/1928, khoản 3 Điều 3 quy định: “Các mức lương tối thiểu được ấn định là bắt buộc với những người sử dụng lao động và người lao động hữu quan, những mức lương đó không thể bị hạ thấp dù là bằng thoả thuận cá nhân hay hợp đồng tập thể, trừ khi nhà chức trách cỏ thẩm quyền cho phép chung hoặc cho phép đặc biệt” Công ước số 131 năm 1970 của Tổ chức Lao động quốc tế về ấn định mức lương tối thiểu và Khuyến nghị số 135 kèm theo cũng đề cập “đảm bảo cho người làm công ăn lương sự đảm bảo xã hội cần thiết dưới dạng mức mức lương tối thiểu đủ sổng” Mức lương tối thiểu chính là mức tiền lương thấp nhất đảm bảo duy trì cuộc sống ở mức tối thiểu cho người lao động Mức tiền lương thấp nhất này mang tính bắt buộc, buộc người sử dụng lao động phải trả ít nhất là bằng chứ không được thấp hơn, nếu trả ít hơn đồng nghĩa với vi phạm pháp luật và người lao động không thể đảm bảo trang trải cho các nhu cầu sinh sống tối thiểu, đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Ở Việt Nam, mức mức lương tối thiểu được xác định: “Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội” (khoản 1 Điều 91 Bộ luật lao động năm 2019)
1.1.2 Bản chất của mức lương tối thiểu
Dưới góc độ của một doanh nghiệp, mức lương tối thiểu trong sản xuất kinh doanh là yếu tố được tính vào chi phí sản xuất Nó phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường, giá cả sinh hoạt, tập quán tiêu dùng, hiệu quả kinh doanh của từng ngành, cũng như chính sách tiền lương của mỗi doanh nghiệp.
Về bản chất, mức lương tối thiểu là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động, thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người thuê mướn, sử dụng sức lao động, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó có quy luật cung - cầu Trong đó giá trị sức lao động là toàn bộ những chi phí về ăn, ở, đi lại, các chi phí thiết yếu khác nhằm bù đắp một lượng nhất định những hao phí sức lao động: cơ bắp, trí tuệ, thần kinh, để duy trì sức khoẻ của bản thân người lao động trong trạng thái bình thường và tái sản xuất sức lao động cả về lượng và chất. Xét về mặt cấu trúc, mức lương tối thiểu là một bộ phận cấu thành của tiền lương.
Về bản chất mức lương tối thiểu là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động Tuy nhiên, giá cả sức lao động ở đây được hiểu là giá cả thấp nhất của hàng hoá sức lao động Mức lương tối thiểu không chỉ được áp dụng cho lao động giản đơn mà là khung pháp lý quan trọng, mang tính chất bắt buộc người sử dụng lao động phải trả thấp nhất là bằng chứ không được thấp hơn mức Nhà nước ấn định, tạo ra lưới an toàn bảo vệ người lao động trong quan hệ lao động Tuy nhiên, tùy theo điều kiện và khả năng, các doanh nghiệp có thể quy định, áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Quy định này là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bởi mỗi doanh nghiệp đều có khả năng riêng, đồng thời chính sách tiền lương cũng là công cụ hữu hiệu để các doanh nghiệp thu hút lao động khi cần thiết, đồng thời đó cũng là cách Nhà nước tôn trọng và khuyến khích sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trên tinh thần tự nguyện.
Giá trị sức lao động được coi là cơ sở tính mức lương tối thiểu bao gồm những chi phí cần thiết để duy trì sức khỏe và đảm bảo tái sản xuất sức lao động ở mức tối thiểu. Nghĩa là mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng cho giá trị sức lao động có trình độ giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất Nó không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu cuộc sống của người lao động và gia đình họ, mà chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cần thiết để duy trì cuộc sống nhằm tái sản xuất sức lao động giản đơn và một phần tái sản xuất sức lao động mở rộng Đây chính là một trong những lý do việc hoạch định chính sách mức lương tối thiểu qua từng thời kỳ của Nhà nước luôn được quan tâm, bàn luận, dự thảo và sửa đổi nhiều để có phương án phù hợp nhất theo từng thời kỳ 2
1.1.3 Đặc điểm của mức lương tối thiểu
Từ khái niệm về mức lương tối thiểu, ta thấy mức lương tối thiểu có những đặc điểm sau:
Mức lương tối thiểu được xác định tương ứng với trình độ lao động giản đơn nhất: Mức lương tối thiểu được xác định theo công việc, yêu cầu trình độ lao động giản đơn
2 Trịnh Thị Mai Hương (2019) với đề tài: “Thực trạng pháp luật về tiền lương tối thiểu ở Việt Nam” nhất, nghĩa là “trình độ không qua đào tạo” Điều đó được hiểu là người lao động chỉ yêu cầu trình độ lao động ở mức giản đơn nhất, lao động chân tay đơn thuần, chưa cần qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, không đòi hỏi về tính chất kỹ thuật phức tạp mà không phụ thuộc vào khả năng lao động thực tế của người lao động đó.
Mức lương tối thiểu được xác định tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong điều kiện bình thường: Năng suất lao động, sức khoẻ người lao động và cường độ lao động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Cường độ lao động trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất lao động và quyết định sức khoẻ người lao động Trong thực tế, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về cường độ lao động để xác định mức lương tối thiểu Việc hiểu “cường độ lao động nhẹ nhàng nhất” còn rất chung chung và trừu tượng.
Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết: Mục đích của lao động là nhằm đảm bảo nhu cầu tồn tại của bản thân và gia đình của người lao động Đó là nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu về vật chất và tinh thần để tồn tại và làm việc Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động dưới sự tác động của các quy luật cung - cầu trong nền kinh tế Mục đích của tiền lương nhằm bồi thường hao phí sức lao động thông qua việc thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của con người: ăn, ở, mặc, học tập, sức khoẻ và những nhu cầu khác Tuy nhiên, mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng nhu cầu của người lao động và người thân của họ ở mức tối thiểu cần thiết, nên những nhu cầu về an ninh, vệ sinh, đóng góp xã hội … không nằm trong cơ cấu tiền lương.
Mức lương tối thiểu phải tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá thấp nhất: Nhu cầu tiêu dùng tối thiểu của người lao động và gia đình họ cần được xác định căn cứ vào giá cả hàng hóa và dịch vụ sinh hoạt thực tế của thị trường,nhưng phải xác định giá cả tư liệu sinh hoạt như thế nào để hợp lý Ở mỗi vùng khác nhau, mức giá sinh hoạt khác nhau Có nơi mức giá cao, cũng có nơi mức giá thấp.Nếu lấy giá ở vùng thấp làm chuẩn mực để tính lương tối thiểu thì e rằng sẽ không đảm bảo nhu cầu của người lao động, đồng thời hạn chế hoạt động và hiệu quả của các doanh nghiệp Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến tổng cầu hàng hoá, giảm sức mua của dân cư, giảm khả năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp, đến giảm giá cả và nhất là làm cho nhu cầu cần thiết của người lao động và gia đình họ ở các vùng có giá cả sinh hoạt cao hơn sẽ không được đảm bảo, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng tái sản xuất sức lao động của người lao động 3
Do đó doanh nhiệp phải xác định mức lương thấp nhất và xác định các mức lương cụ thể để thỏa thuận tiền lương với người lao động căn cứ vào tổ chức sản xuất, kinh doanh và tổ chức lao động của doanh nghiệp mình và thông tin về giá cả tiền công trên thị trường lao động Nhà nước chỉ gián tiếp can thiệp vào quá trình này thông qua chính sách thuế thu nhập đối với lao động có thu nhập cao, quy định mức lương tối thiểu (mức sàn thấp nhất trên phạm vi vùng hay quốc gia để bất cứ sự thỏa thuận của hai bên đều không được thấp hơn mức sàn này) nhằm bảo vệ lao động yếu thế trong quá trình thương lượng, cung cấp thông tin thị trường lao động để người sử dụng lao động và người lao động làm căn cứ xác định và thỏa thuận tiền lương ghi trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể
1.1.4 Vai trò của mức lương tối thiểu
Mức lương thấp nhất chi trả cho người lao động
Căn cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; thực hiện nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu
Theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14.4.2017 thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:
Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng. Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề: Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
3 Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân
Pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp
1.2.1 Căn cứ xác định mức lương tối thiểu
Việc xác định mức lương tối thiểu có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động và ảnh hưởng tới sự phát triển chung của kinh tế xã hội Mức lương tối thiểu được xác định theo từng bộ tiêu chí Các tiêu chí được sử dụng tại các nước khác nhau là khác nhau Tuy nhiên, các tiêu chí này thường nằm trong hai nhóm chính: Các nhân tố về xã hội – nhu cầu của người lao động và nhóm nhân tố về kinh tế Theo tổ chức Lao động Quốc tế, tại Điều 3 Công ước số 131 năm 1970 về Ấn định lương tối thiểu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển: Trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối thiểu phải gồm:
- Những nhu cầu của người lao động và gia đình họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ cấp an sinh xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác;
- Những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế, năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một mức sử dụng lao động cao Trong Khuyến nghị số 135 năm 1970 của tổ chức Lao động Quốc tế (Khuyến nghị 135), để xác định mức lương tối thiểu, cần phải xem xét các tiêu chí sau, cùng với các tiêu chí khác; (i) Nhu cầu của người lao động và gia đình của họ; (ii) Mức tiền lương chung của quốc gia; (iii) Chi phí sinh hoạt và các thay đổi liên quan;(iv) Các chế độ an sinh xã hội; (v) Các tiêu chuẩn sống tương đối của các nhóm xã hội; (vi) Các yếu tố kinh tế, bao gồm các yêu cầu về phát triển kinh tế, mức độ năng suất và mong muốn đạt được và duy trì mức độ làm việc cao.
Có thể thấy, các tiêu chí từ (i) đến (v) đều có liên quan đến nhu cầu của người lao động; tiêu chí (vi) là yếu tố kinh tế, nhằm xem xét mức lương tối thiểu về cơ bản phải có thể chi trả được và không nên có những tác động tiêu cực đáng kể tới thị trường lao động và nền kinh tế nói chung Từ đó, có thể khái quát nhóm các cơ sở xác định mức lương tối thiểu như sau:
- Nhu cầu của người lao động Mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân người lao động (trong đó có quyền nuôi con) Mục đích của mức lương tối thiểu là đảm bảo cho người lao động có thể duy trì cuộc sống của mình và tiếp tục tái sản xuất sức lao động Ngoài ra, mức lương tối thiểu còn được người lao động sử dụng để nuôi con Vì vậy, việc xác định mức lương tối thiểu phải trên cơ sở các nhu cầu tiêu dùng tối thiểu cho bản thân và gia đình người lao động.
- Cơ sở tiền công trung bình cho người lao động trên thị trường lao động.
- Cơ sở khả năng chi trả của doanh nghiệp, cơ sở xác định này nhằm không những bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của người sử dụng lao động.
- Cơ sở khả năng chi trả của nền kinh tế và quỹ tiêu dùng dân cư.
- Cơ sở tốc độ trượt giá so với lúc thiết kế tiền lương trước đây 4
1.2.2 Nội dung pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp Ở Việt Nam, quy định về tiền lương không chỉ phản ánh các mối quan hệ xã hội mà còn là yếu tố liên quan trực tiếp đến đời sống của NLĐ và gia đình họ Chính vì vậy, Nhà nước đã sớm ghi nhận chế định này trong các văn bản pháp luật chuyên nghành Hiện tại, Chủ thể ban hành lương tối thiểu theo quy định của Bộ Luật lao động 2019 do Quốc hội Việt Nam ban hành quy định:
“Điều 91 Mức lương tối thiểu
1 Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2 Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3 Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4 Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.”
4 Tác giả Ngọc Trâm (2023), với bài viết “Lương tối thiểu vùng” , Tạp chí Lao động và xã hội
Theo đó, có thể hiểu mức lương tối thiểu được sử dụng để trả cho NLĐ làm công việc yêu cầu trình độ lao động giản đơn nhất, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất, diễn ra trong điều kiện lao động bình thường và được sử dụng để xác định các mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác cho NLĐ Đối tượng áp dụng
Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng được áp dụng đối với các đối tượng sau:
“1 Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2 Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm: a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3 Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này ”
Phân loại mức lương tối thiểu
Trước đây, theo quy định Điều 56 Bộ luật Lao động 1994 và các văn bản có liên quan thì mức lương tối thiểu có ba loại: Mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng và mức lương tối thiểu ngành
Sau đó, Điều 91 Bộ luật Lao động 2012 đã đưa ra định nghĩa về mức lương tối thiểu, đồng thời quy định mức lương tối thiểu gồm có mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu ngành và đã không còn sử dụng khái niệm lương tối thiểu chung như trước đây Đến nay, khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019, quy định: “Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho NLĐ làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ” Do đó, theo quy định của hiện hành, tiền lương được áp dụng đối với NLĐ ở nước ta là mức lương tối thiểu vùng và cũng đã không còn quy định về lương tối thiểu ngành.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng được hiểu là mức thấp nhất làm cơ sở để NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận và trả lương phân theo khu vực địa lý nhất định Trong đó mức lương trả cho NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận Đây là mức lương được áp dụng cho từng vùng lãnh thổ nhất định, trong đó có tính đến những yếu tố đặc thù của vùng lãnh thổ đó như điều kiện kinh tế- xã hội, trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập bình quân trên đầu người của từng vùng, mức chi tiêu tối thiểu chung của vùng và các yếu tố có liên quan khác như điều kiện làm việc, yếu tố địa lý. Áp dụng mức lương tối thiểu
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng sau:
Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU
Thực trạng pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp
2.1.1 Thực trạng thi hành pháp luật về mức lương tối thiểu
Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh qua từng năm thông qua hệ thống Nghị định do Chính phủ ban hành (Xem Bảng 2.1.1) Nghị định 38/2022/NĐ-
CP không có quy định về mức lương trả cho người lao động đã qua học nghề hoặc đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng tương ứng Tuy nhiên, đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Bảng 2.1.1 Mức lương tối thiểu vùng ở Việt Nam từ 2008 đến nay
Mức lương tối thiểu vùng
Cơ sở pháp lý Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV
- Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
- Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các
Nghị định167/2007/NĐ-CP huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.
(Có thực hiện điều chỉnh vùng)
182/2013/NĐ-CP01/01/2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 Nghị định đến
01/07/2022 đến nay 4.680.000 4.160.000 3.640.000 3.250.000 Nghị định 38/2022/NĐ-CP
Có thể thấy, 4 năm trở lại đây, mức lương tối thiểu vùng mỗi năm đều được điều chỉnh tăng và mức điều chỉnh mới được áp dụng vào ngày 01/01 hằng năm (cứ tròn một năm điều chỉnh một lần) Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid nên mức lương tối thiểu vùng được giữ nguyên như năm 2020 và được áp dụng đến hết30/6/2022.
Như vậy, lương tối thiểu vùng có 02 năm liên tiếp không tăng do tác động của đại dịch Covid-19.
Chu kì điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đã có sự thay đổi trong năm 2022, thay vì 01/01 như hằng năm thì thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới là từ 01/7/2022.
Từ những căn cứ trên có thể thấy, rất có thể trong năm 2023, mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh vào ngày 01/7/2023, theo đúng chu kỳ điều chỉnh lương tối thiểu vùng mỗi năm một lần như những năm trước đó.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ mới là dự đoán bởi đến thời điểm này vẫn chưa có bất kì thông tin nào liên quan đến việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2023.
Theo khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định
“3 Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp” Như vậy, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên:
- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ
- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường
- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động;
- Việc làm và thất nghiệp;
- Khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Trước đó vào tháng 4/2022, để có cơ sở tăng lương tối thiểu vùng tại Công văn của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có đề cập đến khảo sát về tiền lương trong doanh nghiệp, mức sống tối thiểu của lao động tại 18 tỉnh thành, từ 1/4/2022 làm.
Khảo sát được thực hiện trong vòng một tháng tại 2.000 doanh nghiệp gồm công ty nhà nước, cổ phần góp vốn nhà nước, FDI và dân doanh tại 18 tỉnh, thành.
Và 18 tỉnh, thành được điều tra gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, HảiDương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Long An, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ Các nội dung chính được khảo sát ở doanh nghiệp là:
- Quỹ tiền lương theo công việc hoặc chức danh,
- Quỹ tiền thưởng, ăn ca
- Số giờ làm việc trung bình của người lao động
- Chi phí tuyển dụng đào tạo
- Các khoản phúc lợi, chi tiêu, nhà ở
- Quỹ công đoàn… Đồng thời, cơ quan điều tra cũng tìm hiểu mức tiền lương của một số chức danh, công việc của các chức danh quản lý, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phó phòng ban, lao động chuyên môn nghiệp vụ.
Kết quả khảo sát được cho là một trong những cơ sở cho việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2023.
Tại Thông báo 305/TB-VPCP năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến đánh giá, xác định và công bố “mức sống tối thiểu” của người lao động và gia đình người lao động, Thủ tướng đã giao Bộ Kế hoạch Đầu tư thu thập đầy đủ hơn thông tin và tính toán mức sống tối thiểu của người lao động cũng như gia đình người lao động, từ đó làm cơ sở xác định mức lương tối thiểu vùng hàng năm.
Do đó, có thể thấy, một trong những căn cứ lớn nhất để xác định mức lương tối thiểu vùng chính là dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người lao động.
Khi lương tối thiểu vùng năm 2023 được điều chỉnh, điều mọi người quan tâm là đối tượng nào sẽ được tăng lương.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỊA ỐC FUJI
Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật mức lương tối thiểu trong Công ty Cổ phần Tập doàn Địa ốc Fuji
3.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp Để đảm bảo cho việc hoàn thiện pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp thì cần hoàn thiện các quy định của pháp luật như sau:
Thứ nhất, xác định mức lương tối thiểu trên cơ sở tính đúng, đủ (đảm bảo) mức sống tối thiểu và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội từng thời kỳ Sử dụng phương pháp xác định mức lương tối thiểu theo nhu cầu là chủ đạo, có tham chiếu đến các điều kiện kinh tế (khả năng của nền kinh tế, chi trả của doanh nghiệp, mức tiền công trên thị trường, việc làm, thất nghiệp…) hướng tới phương pháp xác định mức mức lương tối thiểu trên cơ sở 6 nhóm yếu tố theo khuyến nghị số 135 của ILO Xác định đúng, đủ mức sống tối thiểu của người lao động, trong đó xác định cơ cấu các loại nhu cầu lương thực, thực phẩm, phi lương thực thực phẩm, nuôi dưỡng con cái, xác định nhu cầu phát sinh mới trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay (nhà ở, hưởng thụ văn hóa, chăm sóc sức khỏe…), bổ sung các nhu cầu mới phát sinh (liên quan đến gia đình) như phụng dưỡng cha mẹ, đóng góp xã hội, chi phí an ninh quốc phòng… Có so sánh với mức sống dân cư, các nhóm xã hội khác, nhằm tính đúng, đủ nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ để làm nền cho điều chỉnh mức lương tối thiểu theo chỉ số giá sinh hoạt từng giai đoạn Nghiên cứu tác động của mức lương tối thiểu đến nhóm chỉ tiêu về kinh tế như chi phí/lợi nhuận của doanh nghiệp, tiền lương trung bình, việc làm, thất nghiệp, năng suất lao động…nhằm cung cấp các căn cứ cho các bên liên quan cho việc thỏa thuận mức lương tối thiểu trên thị trường Thực hiện tính đầy đủ mức lương tối thiểu theo trình độ phá triển của đất nước, vùng, mức sống chung đạt được, khả năng chi trả của doanh nghiệp và mục tiêu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ Cần xác định mức lương tối thiểu đảm bảo phản ánh sát hơn nhu cầu tối thiểu và phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, mức sống dân cư mỗi vùng; thiết lập quy trình rà soát thay đổi nhu cầu sống tối thiểu, cơ cấu các loại nhu cầu ăn, uống, ở, đi lại, học hành, giao tiếp xã hội…để kịp thời điều chỉnh nâng dần mức lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu tối thiểu cùng vùng
Thứ hai, cần điều chỉnh lương tối thiểu khi kinh tế tăng trưởng, lạm phát Đảm bảo giá trị thực tế của mức lương tối thiểu, nhằm tái sản xuất sức lao động và một phần tích lũy nuôi gia đình Thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo chỉ số giá sinh hoạt và các yếu tố chi phí khác đảm bảo sức mua của lương tối thiểu Trong trường hợp cần thiết có thể được điều chỉnh lương tối thiểu vùng ở mức cao hơn chỉ số giá cả sinh hoạt để nâng cao mức sống của người lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động trong việc chia sẻ các thành quả phát triển kinh tế xã hội (theo mục tiêu cải cách) Xây dựng cơ chế quản lý, điều hành và thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu theo các yếu tố.
Thứ ba, thực hiện lương tối thiểu ngành thông qua thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp Xác định tiêu chí phù hợp, tiếp tục triển khai thí điểm xây dựng mức lương tối thiểu ngành, nhóm doanh nghiệp Mức lương tối thiểu ngành, nhóm doanh nghiệp được hình thành trên nguyên tắc thương lượng, thỏa thuận thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp Việc xác định mức lương tối thiểu ngành được xem xét tới khả năng chi trả của chủ sử dụng, các mục tiêu khuyến khích đầu tư, ưu tiên phát triển của Nhà nước đối với ngành trong từng thời kỳ nhằm góp phần điều tiết cung - cầu lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và khuyến khích thu hút đầu tư vào các ngành khó khăn Mức lương tối thiểu ngành không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
Thứ tư, cần xây dựng cơ chế để các bên liên quan (thông qua đại diện người lao động, người sử dụng lao động) tham gia thỏa thuận mức lương tối thiểu trong thỏa ước lao động tập thể ngành, nhóm doanh nghiệp Mức lương tối thiểu ngành được áp dụng trong phạm vi ngành, người sử dụng lao động sản xuất, kinh doanh ở ngành nào thì không được trả công cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu của ngành đó. Đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh nhiều ngành khác nhau (đa ngành) thì mức lương tối thiểu ngành được xác định theo công việc người lao động đảm nhận Công việc thuộc ngành nào thì áp dụng mức lương tối thiểu ngành đó.
3.2.2 Kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật mức lương tối thiểu tại Công ty Cổ phần Tập doàn Địa ốc Fuji
Tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật về chính sách mức lương tối thiểu, bảo đảm sự bình đẳng giữa người lao động trong công ty, đồng thời phân định rõ vai trò của doanh nghiệp và người loa động trong quan hệ lao động, chính sách mức lương tối thiểu, bảo đảm tiền lương của người lao động tại doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị - giá cả sức lao động và được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, theo đó: Đối với chính sách pháp luật về mức lương tối thiểu áp dung trong các doanh nghiệp, cần phải có các quy định nhằm đảm bảo mức lương tối thiểu phải đủ trang trải cho cuộc sống của bản thân người lao động và gia đình ở mức tối thiểu, được hình thành theo quy luật của thị trường và do thị trường quyết định Tiền lương phải trả đúng sức lao động trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí lao động; phản ánh quan hệ cung - cầu lao động và được xác định thông qua cơ chế đối thoại, thương lượng, thoả thuận giữa các bên trong quan hệ lao động Tiền lương và thu nhập trả cho người lao động phải đảm bảo tái sản xuất được sức lao động của bản thân người lao động.
Nhà nước chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản về mức lương cơ bản ở các vùng và giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước quy định mức mức lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao động, phù hợp với mặt bằng tiền lương trên thị trường, khả năng của doanh nghiệp và trình độ phát triển của nền kinh tế làm căn cứ cho việc thoả thuận, thương lượng giữa các bên trong doanh nghiệp về tiền lương Công ty tự xây dựng thang lương, bảng lương, phụ cấp lương,… dựa trên mức lương tối thiểu khu vực II và tự quyết trả lương, thưởng phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của mình Công ty phải nghiêm túc thực hiện thông báo thang, bảng lương với cơ quan quản lý lao động địa phương và làm cơ sở đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thực hiện các quyền lợi khác của người lao động theo quy định của pháp luật.
Thực hiện nguyên tắc công bằng về phân phối tiền lương và thu nhập trong doanh nghiệp Đảm bảo mức lương tối thiểu cho người lao động phải tương xứng với sự đóng góp của lao động, tuỳ theo năng suất lao động của từng cá nhân và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Fujiland Từng bước thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh
Thực hiện đúng quy định về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp phải đảm bảo mối quan hệ hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, giữa ngắn hạn và dài hạn Phải đặt lợi ích Nhà nước lên trên, đồng thời cũng phải chú ý đến mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp Người lao động được trả lương và thu nhập theo kết quả lao động, song cũng phải trong tổng thể phát triển của công ty và chia sẻ với công ty ưu tiên cho đầu tư phát triển để có việc làm ổn định và thu nhập cao trong tương lai Phân phối tiền lương phải góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình công trên cơ sở hình thành cơ chế đối thoại, thương lượng, thoả thuận và tự định đoạt về tiền lương,nhất là mức lương tối thiểu ở công ty, định mức lao động, đơn giá tiền lương, thang,bảng lương, làm thêm giờ, tiền thưởng, phụ cấp, tiền ăn… được ghi vào hợp đồng lao động cá nhân, thoả ước lao động tập thể, quy chế trả lương của công ty…’’
Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp là một nội dung quan trọng của đề tài, góp phần trở thành một nội dung quan trọng trong kết cấu một vấn đề khoa học được nghiên cứu một cách kỹ càng, có cơ sở và căn cứ khoa học Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp và pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp, đồng thời thông qua việc phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp, nhóm đã nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp Những giải pháp này được đưa ra dựa trên những nghiên cứu kỹ càng, cùng với việc đề xuất các giải pháp Nhóm cũng đồng thời đưa ra phương án chi tiết cho việc hoàn thiện pháp luật cũng như việc thi hành pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp Việc đưa ra các phương án cụ thể nhằm bảo đảm tính khả thi cao cho các giải pháp Tuy mới chỉ là bước đầu song tác nhóm tin rằng, nếu thực hiện được, hệ thống các quy định pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp sẽ đem lại hiệu quả điều chỉnh cao, góp phần củng cố các ưu điểm và hạn chế được một số nhược điểm, bất cập hiện đang tồn tại trong quá trình thực thi. Trên tinh thần các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cải cách mức lương tối thiểu nói chung và mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp nói riêng, nội dung Nghị quyết số 27- NQ/TW đã nêu rõ nội dung những công việc sắp tới đối với lĩnh vực tiền lương trong doanh nghiệp như: tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về mức lương tối thiểu vùng, theo tháng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của mức lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động; điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình người hưởng lương, đặt trong mối quan hệ với các yếu tố của thị trường lao động và phát triển kinh tế xã hội như cung - cầu lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động, việc làm, thất nghiệp, khả năng chi trả của doanh nghiệp…; kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương Quốc gia; bổ sung các chuyên gia độc lập tham gia Hội đồng. Một trong những nội dung quan trọng nhằm phát huy hiệu quả của các giải pháp hoàn thiện pháp luật là đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cải cách chính sách tiền lương đối với các đối tượng trong xã hội Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, phương pháp,cách làm, tạo sự đồng thuận cao ở các cấp, các ngành Đồng thời đề cao trách nhiệm của các chủ thể trong rà soát, phát hiện, kiến nghị trong lập pháp, lập quy, đảm bảo hệ thống pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp được phản ánh đầy đủ, khoa học, sát thực tiễn, có tính bền vững, đạt hiệu quả điều chỉnh cao, tạo lập và thúc đẩy quan hệ lao động ngày càng lành mạnh, tiến bộ, công bằng.