1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn luật hôn nhân và gia Đình vấn Đề các trường hợp cấm kết hôn và thực tiễn Áp dụng nhằm mục Đích phục vụ nghiên cứu, học tập cũng như hiểu thêm về thực tiễn trong cuộc sống

37 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các trường hợp cấm kết hôn và thực tiễn Áp dụng
Tác giả Nguyễn Ngọc Thanh Trà, Hoàng Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thuỳ Trang, Nguyễn Thị Tường, Lê Thị Phương Tuyền, Nguyễn Thị Như Ý, Bùi Đoàn Hải Yến
Người hướng dẫn Lê Thị Mận
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Hôn nhân và Gia đình
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 327,78 KB

Cấu trúc

  • 1. MỞ ĐẦU (4)
    • 1.1. VÌ SAO CHỌN ĐỀ TÀI NÀY (4)
    • 1.2. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI (4)
    • 1.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (4)
  • 2. NỘI DUNG (5)
    • 2.1. KHÁI NIỆM (5)
      • 2.1.1. Kết hôn (5)
      • 2.1.2. Cấm kết hôn (6)
    • 2.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ CẤM KẾT HÔN (6)
      • 2.2.1. Trường hợp cấm kết hôn qua thời kì phong kiến (6)
      • 2.2.2. Trường hợp cấm kết hôn qua thời kì Pháp thuộc (8)
      • 2.2.3. Trường hợp cấm kết hôn qua của Pháp luật từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay (9)
    • 2.3. PHÁP LUẬT VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN HIỆN HÀNH: 10 1. Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo (12)
      • 2.3.2. Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn (14)
      • 2.3.3. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc (18)
      • 2.3.4. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (25)
    • 2.4. So sánh sự sửa đổi của chế định cấm kết hôn qua các văn bản luật (1959, 1986, 2000, 2014) (27)
    • 2.5. So sánh các trường hợp cấm kết hôn ở nước ngoài (29)
    • 2.6. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM (33)
    • 2.7. KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP (34)
  • 3. KẾT LUẬN (36)
  • 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO (37)

Nội dung

Trongtrường hợp các bên đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, sau đó có căn cứ cho rằng một trong hai bên hoặc cả hai bên thuộc trường hợp cấm kết hôn thì việckết hôn đó bị Tòa

NỘI DUNG

KHÁI NIỆM

Trong bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc” Mong muốn mưu cầu hạnh phúc đã được hình thành từ lâu trong ý thức của mỗi cá nhân Nó vẫn tồn tại và phát triển như quy luật tất yếu của cuộc sống Nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm chính là một trong những mục tiêu của mưu cầu hạnh phúc Ngay cả khi không có bất kỳ một quy tắc, quy định nào thì quan hệ hệ vợ chồng từ trước đến nay vẫn được xác lập, họ vẫn chúng sống, sinh con, đẻ cái, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác

Cùng với thời gian, loài người có sự phát triển, nhận thức, tư duy Trải qua những giai đoạn lịch sử, dưới các chế độ của các hình thái xã hội khác nhau, các quy tắc xã hội dần xuất hiện điều chỉnh những quan hệ xã hội trong cuộc sống Việc xác lập quan hệ vợ chồng không còn là quyền tự do, bản năng của con người mà trở thành quan hệ xã hội được điều chỉnh.

Dưới thời phong kiến, kết hôn chịu ảnh hưởng nhiều từ ý muốn của cha mẹ, phải có sự môn đăng hộ đối Thậm chí, hôn nhân thời bấy giờ là công cụ để thiết lập các mối quan hệ về chính trị, kinh tế Mãi đến khi xã hội xuất hiện pháp luật, việc xác lập quan hệ vợ chồng hay nói cách khác là kết hôn mới được pháp luật điều chỉnh Dưới góc độ pháp luật, quan hệ vợ chồng được thiết lập trên cơ sở kết hôn. Kết hôn là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết này phải được nhà nước thừa nhận bằng một hình thức pháp lý- đó là đăng ký kết hôn.

Theo pháp luật Việt Nam, quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: ”Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.” Việc thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ phải được thực hiện thông qua việc đăng ký kết hôn. Điều đó có thể khẳng định kết hôn là sự kiện pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo trình tự thủ tục Luật định, nhằm công nhận các bên kết hôn là vợ chồng

Việc kết hôn của bên chỉ được công nhận là hợp pháp khi đảm bảo các yếu tố sau:

- Các bên nam nữ phải thể hiện ý chí tự nguyện của mình trong việc mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng;

- Các bên nam nữ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định;

- Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận Quan hệ vợ chồng giữa hai bên nam nữ phát sinh và được đảm bảo bằng pháp luật Đăng ký kết hôn là hình thức công nhận quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý, hoàn toàn khác với các hình thức công nhận hôn nhân trên thực tế

Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai bên kết hôn trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện kết hôn và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh những quy định về kết hôn thì pháp luật còn quy định về việc cấm kết hôn “Cấm” được hiểu là không cho phép làm gì đó hoặc không cho phép tồn tại. Vậy cấm kết hôn là việc pháp luật không cho phép nam, nữ kết hôn

Quy định cấm kết hôn là xuất phát từ phong tục, tập quán, đạo đức, khoa học. Quy định cấm kết hôn nhằm đảm bảo sự lành mạnh của nòi giống, thuần phong mỹ tục, trật tự kỷ cương trong gia đình, sự phát triển của xã hội Do vậy, quy định các trường hợp cấm kết hôn là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên kết hôn, của gia đình và xã hội Pháp luật của hầu hết các quốc gia đều quy định các trường hợp cấm kết hôn.

Khi kết hôn, nếu một trong các bên yêu cầu đăng ký kết hôn thuộc trường hợp cấm kết hôn thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối đăng ký việc kết hôn đó Trong trường hợp các bên đã được cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn, sau đó có căn cứ cho rằng một trong hai bên hoặc cả hai bên thuộc trường hợp cấm kết hôn thì việc kết hôn đó bị Tòa án xử hủy theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, các bên kết hôn không được pháp luật công nhận là vợ chồng

Như vậy, cấm kết hôn là quy định của pháp luật về một số trường hợp cụ thể mà khi kết hôn, các bên kết hôn không thuộc trường hợp đó.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT VỀ CẤM KẾT HÔN

2.2.1 Trường hợp cấm kết hôn qua thời kì phong kiến:

Xã hội bấy giờ chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, đề cao các nghi lễ tôn giáo, thiết chế kỷ cương trong xã hội Ảnh hưởng nho giáo, lễ nghĩa thể hiện rõ trong các quy định về hôn nhân và gia đình Từ thời Lê sơ trở đi, tư tưởng, lễ nghĩa của Nho giáo đã thấm sâu vào trong pháp luật phong kiến Việt Nam Chính vì vậy các tư tưởng này đã ảnh hưởng đến tư tưởng chủ đạo của các nhà làm luật lúc bấy giờ Điều này thể hiện rõ trong Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long.

Bộ luật Hồng Đức quy định các trường hợp cấm kết hôn:

- Cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hoặc tang chồng (Điều 317) Quy định này đề cao chữ “hiếu” của con đối với cha, mẹ và chữ “tiết” của vợ đối với chồng

- Cấm kết hôn khi ông, bà, cha, mẹ đang bị giam cầm (Điều 318) Quy định này đề cao chữ “hiếu” của con đối với cha, mẹ

- Cấm anh lấy vợ góa của em, em lấy vợ góa của anh, trò lấy vợ góa của thầy (Điều 324) Nhằm đề cao tôn ty, trật tự, kỷ cương trong gia đình cũng như trong xã hội

- Cấm quan trấn giữ biên ải kết hôn với con tù tưởng địa phương (Điều

334) Quy định này nhằm mục đích ngăn ngừa sự câu kết làm phản của quan trấn thủ với tù trưởng ở địa phương.

- Cấm quan lại lấy con gái ở địa phương nơi mà mình đương chức (Điều

- Cấm các quan lại và con cháu các quan kết hôn với đàn bà, con gái làm nghề hát xướng, nếu đã kết hôn thì đều phải ly dị (Điều 323) Điều này cho thấy rõ trong bộ luật Hồng Đức tiết hạnh của người phụ nữ được đề cao hơn cả, được xem là một điều thiêng liêng

- Cấm nhà quyền thế ức hiếp lấy con gái kẻ lương dân (Điều 338) Đây là điểm tiến bộ nhằm bảo vệ quyền lợi người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bộ luật Hồng Đức đã quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ về điều kiện cấm kết hôn. Với việc đề cao quan hệ cha mẹ với con, vợ với chồng, tôn ti, trật tự trong xã hội.

Bộ luật Gia Long tôn sùng quyền thế trong xã hội, phân biệt giai cấp giữa quan - dân thể hiện trong các quy định về cấm kết hôn

- Cấm quan cưới phụ nữ bộ dân làm thê thiếp (Điều 103 và Điều 183).

Nhằm tránh sự quyền thế của quan đối với dân và dân lợi dụng hôn nhân để chi phối quan

- Cấm nô tỳ lấy dân tự do ( Điều 107) Thể hiện rõ sự phân biệt đẳng cấp

- Cấm lừa dối trong hôn nhân (Điều 93 và Điều 94) Đây là sự tiến bộ của

Do tư tưởng Nho giáo chi phối, các điều luật cấm kết hôn trong hai bộ luật trên hết sức khắt khe và nghiêm ngặt Có thể nhận thấy được trong các điều luật đã hạn chế quyền lợi của người phụ nữ Tuy vậy cũng có những điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Đề cao quyền lực của vua, chúa và quan lại vì họ là giai cấp nắm quyền Thể hiện rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội, quyền lực trong xã hội phong kiến, nó ảnh hưởng rất lớn đến hai bộ luật ( Hồng Đức và Gia Long) Bên cạnh đó, hai bộ luật này còn nhấn mạnh vai trò của chồng đối với vợ, của cha, mẹ đối với con, đề cao giá trị đạo đức luân lý, thuần phong mỹ tục,truyền thống đạo hiếu, tôn trọng quyền gia trưởng của gia đình Việt Nam

2.2.2 Trường hợp cấm kết hôn qua thời kì Pháp thuộc:

Trong thời kì Pháp thuộc, nước ta bị chia cắt ra làm 3 miền “Bắc, Trung, Nam” với những quy chế chính trị khác nhau Vì thế, mỗi miền lại áp dụng một bộ luật riêng. Miền Bắc có “Bộ dân luật Bắc kỳ” năm 1931; Miền Trung có “Bộ dân luật Trung kỳ” năm 1936; Miền Nam có “Bộ dân luật Giản yếu” năm 1883 Về cơ bản, các trường hợp cấm kết hôn trong cả ba bộ luật đều có những điểm tương đồng:

- Điều 74 Bộ luật Bắc kỳ năm 1931: Phàm là những người thân thuộc hay thích thuộc về trực hệ, vào bậc nào cũng vậy, bất cứ là con chính, con hoang, hay con nuôi, cấm không được kết hôn với nhau Về bảng hệ thì những người sau này cũng không được kết hôn với nhau:

+ Anh, chị em đồng phụ, đồng mẫu hay cùng thê, hoặc lấy lẫn nhau hoặc lấy anh, chị, em nuôi;

+ Chị dâu, em dâu với em chồng, anh chồng;

+ Chú bác, cậu với cháu gái; cô dì với cháu trai;

+ Bác gái, thím với cháu chồng;

+ Anh, em với chị em con chú, con bác, con cậu, con cô, con dì cả hai bên nội, ngoại, anh em, chị em, cháu chú, cháu bác, cháu cô về bên nội.

- Thời kỳ này vẫn chấp nhận chế độ đa thê vì quyền lợi của gia đình, duy trì sự trường tồn nên pháp luật thời này khuyến khích chế độ đa thê để gia đình nhiều con cháu Điều 79 Bộ luật Bắc kỳ năm 1931: “Có hai cách giá thú hợp pháp: Giá thứ về chính thất và gia sthus về thứ thất” Điều 80 Bộ luật Bắc kỳ năm 1931 quy định: “Chưa lấy vợ chính thì cấm không được lấy vợ thứ” Trật tự thê thiếp không thể thay đổi, đảo lộn được Quy định này phân biệt rõ địa vị, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ.

- Ngoài ra tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 84 Bộ luật Bắc kỳ năm 1931 có quy định: “Nếu người vợ chết trước thì người chồng sau 12 tháng đã được tái thú, nhưng người chồng chết trước thì người vợ phải sau 27 tháng mới được tái giá

” Đây là thời gian để tang, người nào vi phạm thì cũng coi có tội và bị phạt.

Có thể thấy tư tưởng trọng nam khinh nữ, bảo vệ lợi ích của người đàn ông, còn người phụ nữ lại bị phụ thuộc, hạn chế.

Bộ luật Giản yếu chỉ cấm kết hôn giữa anh, chị, em cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha; giữa anh, chị, em họ đến bậc thứ sáu; giữa cháu gái với chú, bác hay cậu hoặc giữa cháu trai với cô hay dì Như vậy, theo Bộ luật Giản yếu thì giữa chị dâu và em chồng, em dâu với anh chồng không bị cấm kết hôn.

Nhìn chung ba bộ dân luật đều thừa nhận chế độ đa thê Trọng nam khinh nữ, coi trọng và bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông trong gia đình và xã hội, buộc người phụ nữ bị phụ thuộc Về vấn đề cấm kết hôn, luật vẫn quy định hết sức khắt khe, nghiêm ngặt, đề cao vai trò luân lý, chưa đảm bảo sự bình đẳng nam nữ

2.2.3 Trường hợp cấm kết hôn qua của Pháp luật từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay:

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là mốc son chói ngời, mở ra một trang sử mới trong lịch sử Việt nam Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2 tháng 9 năm 1945 Cùng với sự phát triển về mọi mặt, hệ thống pháp luật Việt nam cũng khởi sắc

* Chế định cấm kết hôn trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

PHÁP LUẬT VỀ CÁC TRƯỜNG HỢP CẤM KẾT HÔN HIỆN HÀNH: 10 1 Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo

Tại Việt Nam, các trường hợp cấm kết hôn được dựa theo các cơ sở khoa học cũng như các cơ sở xã hội.Việc kết hôn không vi phạm các trường hợp cấm của luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tiến hành một quan hệ hôn nhân hợp pháp và ý nghĩa giữa các bên kết hôn; được pháp luật công nhận thì các bên mới có thể thiết lập các quyền và nghĩa vụ đối với nhau Do đó, trong hệ thống pháp luật, chế định về các trường hợp cấm kết hôn được quy định rõ tại các điểm a,b,c và d Khoản 5 củaLuật Hôn nhân và Gia đình 2014 (LHNGĐ 2014) đã quy định rõ về các trường hợp này:

“a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.

Kết hôn là một quyền , một sự kiện pháp lý để xác lập quan hệ vợ chồng Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được pháp luật cho phép kết hôn Do đó trong Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã nêu lên 04 trường hợp bị cấm kết hôn cụ thể.

2.3.1 Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo:

Tại điểm a Khoản 2 Điều 5 LHNVGĐ 2014 là trường hợp cấm “Kết hôn giả tạo” Vậy thế nào là “giả tạo”? Ta có thể hiểu là “giả tạo” là những điều không thật, không đúng với bản chất của nó Và tại Khoản 11 Điều 3 LHNVGĐ 2014 đã giải thích được cho người đọc về kết hôn giả tạo Theo đó “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.” Trường hợp này đã vi phạm mục đích tốt đẹp của hôn nhân và các điều kiện để kết hôn, đó là được hình thành trên cơ sở tình yêu giữa các bên và hướng đến xây dựng gia đình Việc kết hôn này đã nhằm vào những mục đích khác, có thể là mục đích cá nhân hoặc những mục đích chung khác dựa vào việc kết hôn và có thể là những điều kiện giúp họ hợp pháp hóa hành vi của mình Chủ yếu các trường hợp này kết hôn vì mục đích “ xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác” Với những mục đích như trên thì chủ thể thực hiện có thể là công dân Việt Nam với công dân Việt Nam hoặc công dân Việt Nam với công dân nước ngoài Họ kết hôn với nhau vì mục đích nên thời kì hôn nhân của họ sẽ nhanh chóng kết thúc sau khi mục đích đạt được và họ sẽ đi đến quyết định ly hôn.

Tuy có sự trái mục đích của việc kết hôn thì trường hợp này lại không vi phạm về hình thức và thủ tục kết hôn Họ vẫn đảm bảo đủ các điều kiện để có được giấy chứng nhận kết hôn chỉ có là việc kết hôn này không xuất phát từ tình yêu Việc kết hôn này vẫn được đăng ký đúng thẩm quyền cùng với các điều kiện khác để xác lập quan hệ hôn nhân Vì việc đăng ký kết hôn này là hợp pháp nên việc xử lý trường hợp này có thể là ly hôn theo quy định của Luật, có thể bị Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật hoặc có thể xử phạt theo quy định của các Luật có liên quan Về việc xử phạt trường hợp này thì LHNVGĐ chưa có chế tài cụ thể như trong Luật pháp của Mỹ.

Tại Mỹ hiện nay cũng có những quy định cụ thể về trường hợp cấm kết hôn giả tạo, đặc biệt khi Mỹ là nơi có nhiều trường hợp kết hôn để có thể nhập cư vào nước này.Để ngăn chặn trường hợp này Mỹ đã đưa ra nhiều chế tài khác nhau Như ta thấy, đã có nhiều trường hợp định cư Mỹ bằng việc kết hôn giả Cục di trú Mỹ (USCIS) đã nắm rất rõ điều này nên đã ngày càng thắt chặt bằng cách xét duyệt hồ sơ ngày càng khắc khe và kĩ lưỡng hơn với cả hai hình thức bảo lãnh hôn nhân và hôn thê/hôn phu khác giới hay đồng giới Đó là một trong những cách giúp Mỹ kiểm soát được số lượng người dùng kết hôn để vào nước Mỹ Ngoài ra Mỹ còn có nhiều chế tài khác đối với người vi phạm trường hợp này Đối với những trường hợp cụ thể thì sẽ có chế tài khác nhau về việc kết hôn giả theo https://kornova-viet.com/ket-hon- gia-de-dinh-cu-my-hon-nhan-gia-nhung-hau-qua-that/ :

- Đối với công dân Mỹ: kết hôn giả có thể chịu mức án lên đến 10 năm tù và số tiền phạt lên đến 250.000USD.

- Đối với công dân nước ngoài: kết hôn giả sẽ bị phạt 250.000USD, bị trục xuất lập tức khỏi nước Mỹ và bị cấm nhập cảnh vào Mỹ vĩnh viễn Hồ sơ lý lịch nhân thân trong gia đình có thể vì vậy mà bị ảnh hưởng như kiểm tra gắt gao hơn cho những nhu cầu nhập cảnh vào nước Mỹ sau này.

- Đối với những người thực hiện hành vi phạm tội: có thể bị cáo buộc thêm những tội khác như gian lận về visa định cư Mỹ, bao che người nhập cư bất hợp pháp ,đưa ra những lời khai sai sự thật,

Như vậy có thể thấy là việc kết hôn giả cũng được xem như một trường hợp cấm kết hôn được quy định trong luật Mỹ cũng như trong pháp luật Việt Nam.

2.3.2 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn:

Trường hợp thứ hai bị cấm kết hôn được quy định tại điềm b Khoản 2 Điều 5 LHNVGĐ 2014 : “Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;”. Trong Điều này đã quy định 04 trường hợp nhỏ về việc cấm kết hôn.

“Tảo hôn” được quy định tại Khoản 8 Điều 3 LHNVGĐ 2014: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.” Việc này đã xuất hiện từ lâu đời ở

Việt Nam và nay vẫn được duy trì ở các dân tộc ít người, ở những nơi vùng sâu vùng xa hay khu vực biên giới Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: Tảo hôn là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm chất lượng dân số, dẫn đến đói nghèo Ở Việt Nam tỷ lệ tảo hôn ở vùng núi, vùng dân tộc thiểu số cao hơn các vùng khác và tảo hôn ở nữ giới cao hơn nam giới, tảo hôn ở nông thôn cao hơn ở thành thị.(Phát biểu tại Hội thảo quốc gia về tình trạng tảo hôn ở Việt Nam năm 2016) 1 Do đó đây là một trường hợp gây rất nhiều hệ lụy cho bản thân người vi phạm, cho gia đình cũng như cho xã hội:

- Về sức khỏe: Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác 2

- Về tinh thần: Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi… 3

- Về môi trường giáo dục: Phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập, thiếu kiến thức xã hội, cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em 4 ;

So sánh sự sửa đổi của chế định cấm kết hôn qua các văn bản luật (1959, 1986, 2000, 2014)

Chế định cấm kết hôn qua các giai đoạn:

 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959:

- Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác (Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959).

- Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa cha mẹ nuôi và con nuôi (Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959).

- Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán (Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959).

- Những người sau đây không được kết hôn: bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc, mà chưa chữa khỏi (Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959).

 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986:

- Điều 7 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 quy định:

Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây : a) Đang có vợ hoặc có chồng ; b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ; c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ; d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

 Đến Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 đã có một số thay đổi so với luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959:

- Bổ sung thêm trường hợp cấm người đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình kết hôn.

- Bỏ đi trường hợp cấm những người sau đây kết hôn: người bị bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, loạn óc, mà chưa chữa khỏi bệnh.

- Giảm phạm vi kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi năm đời xuống còn ba đời.

 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000:

- Người đang có vợ hoặc có chồng (Khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).

- Người mất năng lực hành vi dân sự (Khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).

- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời (khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).

- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (Khoản 4 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).

- Giữa những người cùng giới tính (Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).

 Chế định cấm kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 so với năm 1986:

- Bổ sung thêm chế định người mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn.

- Bỏ đi trường hợp người “Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu”.

- Bổ sung thêm trường hợp cấm kết hôn giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

- Bổ sung thêm trường hợp cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính.

 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

- Cấm kết hôn giả tạo (điểm a Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ (điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

 Chế định cấm kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 so với năm 2000:

- Bổ sung chế định cấm kết hôn giả tạo

- Bổ sung thêm trường hợp người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

- Bỏ đi chế định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính mà thay vào đó là chế định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Như vậy qua các năm có thể nhận thấy các chế định cấm kết hôn trong LuậtHôn nhân và Gia đình ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với thực tiễn Bên cạnh đó các nhà làm luật đã nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, thấu đáo hơn.Chú trọng về mặt đạo đức tuy nhiên cũng không quá khắt khe Nhờ đó có thể mở rộng con đường tiến tới hôn nhân của các cặp đôi khi mà pháp luật đã không còn quá khắt khe.

So sánh các trường hợp cấm kết hôn ở nước ngoài

Từ xa xưa, hôn nhân gia đình luôn được pháp luật các quốc gia quan tâm, đặc biệt là vấn đề hôn nhân đồng giới Hôn nhân đồng giới là vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ và phản đối, đôi khi còn gây ra chia rẽ xã hội sâu sắc.Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng việc hợp pháp hoá kiểu hôn nhân này là để đảm bảo nhân quyền, sự bình đẳng giữa các thiên hướng tình dục và giảm được phân biệt đối xử trong xã hội Vậy pháp luật các nước quy định như thế nào về vấn đề này?

Hầu hết ở các quốc gia trên thế giới, việc hôn nhân đồng tính đã và đang được dần chấp nhận và đưa vào pháp luật hiện hành của các nước Mở đầu cho công cuộc đấu tranh ấy, năm 2001, Hà Lan trở thành nước đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính Luật pháp cho các cặp đồng tính có quyền kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi Bỉ tiếp bước vào năm 2003 và trao quyền bình đẳng cho các cặp vợ chồng đồng tính Bắt đầu từ năm 1998, Quốc hội Bỉ đã đưa ra các quyền hạn giới hạn đối với các cặp đồng tính bằng cách cho phép đăng ký kết hôn Năm 2003, quốc hội đã chính thức thừa nhận hôn nhân đồng tính Trong năm 2005, Nghị viện Canada thông qua luật tạo hôn hợp pháp trên toàn quốc Sau khi tòa án tối cao của Nam Phi tuyên bố luật hôn nhân của đất nước vi phạm sự quyền bình đẳng của hiến pháp, quốc hội đã hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính năm 2006 Tính đến nay có đến 26 quốc gia công nhận hôn nhân giữa các cặp đôi đồng tính Có thể thấy, các quốc gia đã và đang dần đổi mới suy nghĩ và đưa hôn nhân đồng tính vào cuộc sống thực tiễn một cách tự nhiên nhất Tuy nhiên đứng trước những sự chấp nhận của phần lớn các quốc gia trên thế giới, song vẫn còn nhiều quốc gia phản đối kịch liệt, còn có những quốc gia không phản đối cũng không chấp nhận Đa số các nước theo đạo Hồi tỉ lệ phản đối hôn nhân đồng tính rất cao Ngoài những quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận hay theo hướng kết hợp dân sự đối với hôn nhân đồng giới thì hiện nay, tại một số quốc gia vẫn có một số nước là “địa ngục” đối với người đồng giới. Ở Đông Nam Á, Malaysia và Indonesia có tỉ lệ phản đối hôn nhân đồng tính lần lượt là 86% và 93% Ở Trung Đông, đa số các nước phản đối hôn nhân đồng tính với tỉ lệ rất cao từ 78% ở Thổ Nhĩ Kỳ cho đến 97% ở Jordan Tuy nhiên ở một số nước theo đạo Hồi như Albania, Lebanon, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có những cuộc tranh luận về việc công nhận hôn nhân đồng giới Đài Loan là nước có tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng tính cao nhất châu Á với 68% người dân ủng hộ 59% người dân Israel ủng hộ hôn nhân đồng tính 89% người Do Thái thế tục ủng hộ quyền bình đẳng đầy đủ của người đồng tính Tổng thống Israel Shimon Peres cũng ủng hộ quyền kết hôn của người đồng tính Ở Hồng Kông, 59% số người được hỏi đã phản đối hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới (trong khi tỉ lệ ủng hộ chỉ là 33,3%), theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Đảng Tự do.

Một cuộc khảo sát đã được tiến hành với hơn 1.300 người ở Singapore vào năm 2019 cho thấy: 43% người tham gia khảo sát đã phản đối ý tưởng hợp pháp hóa việc sống chung của các cặp đồng tính dưới hình thức kết hợp dân sự, còn tỉ lệ ủng hộ chỉ là 34% 7

Một số ví dụ như:

- Uganda: Quan hệ đồng tính luyến ái là tội danh hình sự với mức án tù chung thân Tòa án hiến pháp của nước này tuyên bố sẽ tiến đến phạt tử hình đối với những người đồng tính.

- Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE): Người đồng tính thường bị phạt tiền hoặc bị bỏ tù và mặc dù hiếm gặp nhưng hình thức tử hình cũng có khi được áp dụng.

- Nigeria: Được coi là một trong những nước kỳ thị người đồng tính nhất trên thế giới Tại đây, thành viên của cộng đồng LGBT có thể bị bỏ tù nếu bị phát hiện.

- Jamaica: Thường được coi là "địa ngục trần gian" đối với cộng đồng LGBT, nước này được biết đến với con số đáng báo động những vụ tấn công và những bài phát biểu mang tính kỳ thị thường xuyên xảy ra nơi công cộng.

- Nga: Những loại hình quan hệ tình dục phi truyền thống đều bị cấm Những ai vi phạm luật này đều có thể bị phạt tù hoặc trục xuất. Ở Việt Nam, vấn đề kết hôn giữa những nười đồng giới vẫn còn những bất cập Điều này được được quy định tại Khoản 2, Điều 8 về Điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014. Nếu như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm

2015 lại không cấm nhưng không thừa nhận.

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có cuộc điều tra nào ước lượng số người là đồng tính Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khác nhau nhưng cho các tỉ lệ khác nhau, biến động từ 1% đến 9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục tự nhận họ là NĐT và song tính Điều tra quốc gia về phát triển gia đình ở Hoa Kỳ năm 2002 cho kết quả 4,1% nam giới và 4,1% nữ giới tự nhận mình là NĐT và song tính Ở Canada, theo kết quả điều tra tháng 6 năm 2012 thì có 5% dân số tự nhận mình là NĐT, song tính và chuyển giới Điều tra quốc gia ở Pháp năm 1991 cho kết quả có 10,7% nam giới và 3,3% phụ nữ có hành vi tình dục đồng giới và 8,5% nam giới và 11,7% phụ nữ thừa nhận có hấp dẫn tình dục đồng giới nhưng không có hành vi quan hệ tình dục đồng giới Như vậy, nếu lấy tỉ lệ trung bình, “an toàn” mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3% thì số NĐT tạm tính ở Việt Nam vào khoảng 2,66 triệu người (tính theo dân số Việt Nam năm 2012 có 88,78 triệu người).

7 Theo Wikipedia, “ Những vấn đề về hôn nhân đồng giới”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia cập nhật ngày

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HNVGĐ được thực hiện trong bối cảnh có nhiều diễn biến mới về vấn đề đồng tính tại Việt Nam thời gian qua Cộng đồng NĐT đã hiện diện một cách công khai hơn, rõ ràng hơn trong xã hội Việt Nam với sự phát triển của các diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng, văn học nghệ thuật hay phim ảnh… Sự ra đời và phát triển của một số tổ chức vận động quyền cho nhóm LGBT như Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE,

Hà Nội), Trung tâm ICS (Trung tâm bảo vệ quyền của người LGBT, Thành phố Hồ Chí Minh) đã góp phần thúc đẩy phong trào bảo vệ quyền của NĐT tại Việt Nam. Đặc biệt trong ba năm 2011-2013 đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trên phương diện truyền thông, báo chí về vấn đề đồng tính (nhận thức đúng hơn, chuyển tải những hình ảnh toàn diện hơn về cộng đồng NĐT) Đến thời điểm hiện tại, các khái niệm như xu hướng tính dục, bản dạng giới, HNCG đã không còn quá xa lạ và một số khái niệm chưa đúng như thế giới thứ ba, giới tính thứ ba, bệnh hoạn đã phần nào được hạn chế Tuy nhiên, nhìn chung, quan niệm của xã hội về đồng tính cũng như HNCG vẫn chưa được thay đổi một cách đáng kể Ví dụ như theo một nghiên cứu gần đây, có 77% người dân Việt Nam được hỏi đồng ý phải bảo vệ quyền của NĐT nhưng chỉ có 36.6% đồng ý cho NĐT có QKH 8 Đây là một điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Quy định này đã mở ra cơ hội được “kết hôn” cho Cộng đồng LGBT tại Việt Nam, tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa về mặt thực tế nhưng không có ý nghĩa về mặt pháp lý Bởi lẽ, nếu không được Nhà nước thừa nhận thì cuộc hôn nhân đó sẽ không được pháp luật bảo vệ trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản Vậy Cộng đồng LGBT Việt Nam nên mừng hay lo khi cuộc hôn nhân của họ không được pháp luật bảo vệ?

- Thứ nhất, về quan hệ nhân thân, giữa họ sẽ không có một ràng buộc nào về mặt pháp lý Tất nhiên, quan hệ giữa họ không được gọi là quan hệ vợ chồng cho nên sẽ không phát sinh quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng.

Họ sẽ không được cấp “giấy đăng ký kết hôn” Điều này đặt ra câu hỏi, đứa con do họ nhận nuôi sẽ được cấp giấy khai sinh như thế nào? Vấn đề này vẫn đang bị bỏ ngõ vì không xác định được cha và mẹ.

- Thứ hai, về quan hệ tài sản, giữa họ cũng sẽ không có “chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân” Tức là quan hệ tài sản giữa họ “trong thời kỳ hôn nhân” không được pháp luật bảo vệ Như vậy, nếu có phát sinh tranh chấp, tài sản giữa họ sẽ được giải quyết theo Bộ luật dân sự.

Một vấn đề được đặt ra, khi mà Bộ luật dân sự 2015 cho phép cá nhân có quyền xác định lại giới tính thì liệu rằng cuộc hôn nhân hợp pháp của vợ chồng khi một trong hai người (vợ hoặc chồng) chuyển giới có còn hợp pháp hay không?

8 Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2012”,

- Thứ nhất, chúng ta cần xác định nếu trường hợp vợ hoặc chồng sau khi chuyển giới thì cuộc hôn nhân đó sẽ trở thành hôn nhân đồng giới.

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng Dân tộc thiểu số nước ta Theo Báo cáo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tại phiên họp thứ 26 của UBTVQH, hiện nay tỷ lệ tảo hôn chung của 53 dân tộc thiểu số (DTTS) là 26,6%, trong đó có 40 DTTS có tỷ lệ tảo hôn từ 20% trở lên; có 13 DTTS có tỷ lệ tảo hôn trên 50% 9 Cụ thể đó tỷ lệ tảo hôn cao nhất thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - khoa học rất khó khăn như: Mông 59,7%; Xing Mun 56,3%, La Ha 52,7% Gia Rai 42%; Raglay 38,3%; Bru - Vân Kiều 38.9%, Các tỉnh có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận

9 Bài Viết “Tảo hôn và hôn nhân cận huyết của dân tộc thiểu số” của nhà báo Ngô Thị Phong Vân Nguồn: huyết cao nhất trong cả nước gồm: Lai Châu, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Kon Tum, Gia Lai,… Tương tự tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết tuy đã giảm những vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại ở một số dân tộc thiếu số, phổ biến là kết hôn giữa con cô với con cậu, con dì với con chú bác. Kết quả điều tra thực trạng Kinh tế - Xã hội 53 Dân tộc thiểu số năm 2015 cho thấy: tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống của 53 Dân tộc thiểu số là 0,65%, trong đó các Dân tộc thiểu số có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống cao gồm: Mạ 4,41%, Mảng 4.36%. Mnông 4,02%, Xtiêng 3,67%,… Hôn nhân cận huyết thống xảy ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên Một số dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê Đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Mông, Rơ Măm, Brâu … có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống khá cao, lên đến 10%, tức là cứ 100 trường hợp kết hôn thì có 10 trường hợp hôn nhân cận huyết thống.

Mặc dù tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của các đồng bào Dân tộc thiểu số đã có xu hướng ít dần đi Tuy nhiên thông qua các số liệu thống kê ở trên ta có thể thấy tình trạng này vẫn đang diễn ra, không phải hoàn toàn biến mất. Thực trạng trên chỉ rõ việc phổ biến về giáo dục sức khỏe, chính sách nhà nước đặc biệt là pháp luật về hôn nhân đối với một số bộ phận Dân tộc thiểu số vẫn chưa sâu rộng Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế do nhiều yếu tố: rào cản về ngôn ngữ như nhiều người dân không biết nói tiếng phổ thông (tiếng Kinh), trình độ dân trí thấp,…dẫn đến hiệu quả không cao.

Bên cạnh đó, việc không thừa nhận kết hôn giữa người cùng giới giúp cho cộng đồng người LGBT vẫn được kết hôn với nhau Tuy nhiên, việc không được pháp luật bảo vệ về hôn nhân đồng giới gây ra một số tranh chấp sau nay Việc bỏ ngõ pháp luật về vấn đề này cũng mang nhiều khó khăn cho một số bộ phận người dân.

KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP

Thứ nhất, việc tiếp xúc, phổ cập pháp luật một cách trực tiếp cho người dân vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn là vấn đề tiên quyết Đảng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục, sức khỏe, giới tính đặc biệt là pháp luật cho người dân Các cấp chính quyền địa phương có thể phối hợp với các trường đại học có ngành Luật thực hiện các chương trình tình nguyện tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc

Thứ hai, các cơ quan có thẩm quyền cần chú trọng hơn nữa các trường hợp vi phạm cấm kết hôn Xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm để răn đe đặt biệt là nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết.

Thứ ba, cần mở rộng hơn nữa cách xử lí đối với các trường hợp vi phạm cấm kết hôn để giảm thiểu tình trạng trên Hiện tượng người dân tộc thiểu số vi phạm nhưng không thể đóng nộp tiền phạt do hầu hết thuộc hộ nghèo cũng khiến cho việc áp dụng pháp luật trở nên mờ nhạt.

Thứ tư, việc xem xét, dự thảo về việc kết hôn người cùng giới cũng là một điểm cần được đề cao chú trọng Điều này giúp bảo vệ sự công bằng, giảm thiểu tình trạng kì thị đối với người LGBT trong cộng động dân tộc để cho toàn dân đều được pháp luật bảo vệ.

Ngày đăng: 10/10/2024, 18:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w