Tiểu luận môn học kinh tế học vi mô đề tài mức lương tối thiểu của việt namtrong 20 năm trở lại đây

22 0 0
Tiểu luận môn học kinh tế học vi mô đề tài mức lương tối thiểu của việt namtrong 20 năm trở lại đây

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Người lao động sẽ dễ bị thiệt thòi vìhiểu nhầm về mức lương tối thiểu dẫn đến việc trả lương không phù hợp với trình độ,năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của họ.Tại Việt Nam, l

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC VI MÔ ĐỀ TÀI: MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM TRONG 20 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS LÊ KIÊN CƯỜNG SINH VIÊN THỰC HIỆN: HOÀNG THỊ NHÃ UYÊN MSSV: 030138220469 LỚP: DH38DC07 TP Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2022 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” LỜI CẢM ƠN Phân tích “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” là một đề tài hay và có tính thực tế, mang lại sự hiểu biết đúng đắn cho người lao động Là một sinh viên và cũng là một người lao động cho xã hội trong tương lai, em thấy vô cùng ý nghĩa khi có thể làm ra một bài tiểu luận về mức lương tối thiểu, từ đó em có thêm nhiều hiểu biết và kiến thức về mức lương trong thị trường lao động Em cũng xin cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Kiên Cường, trong quá trình học tập nói chung và tìm hiểu về môn Kinh Tế Học Vi Mô nói riêng, em đã được tiếp nhận nhiều kiến thức từ thầy để có thể hoàn thành bài tiểu luận này Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, bản thân em rất mong được nhận những ý kiến đánh giá, góp ý từ phía thầy để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn Trân trọng cảm ơn thầy! 2 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” MỞ ĐẦU Lương tối thiểu là một yếu tố quan trọng trong nền kinh tế Đây là dấu mốc pháp lý đảm bảo quyền lợi của người lao động và có tác động không nhỏ đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế Nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội Do đó, quy định về tiền lương tối thiểu là mối quan tâm của hầu hết người lao động Người lao động sẽ dễ bị thiệt thòi vì hiểu nhầm về mức lương tối thiểu dẫn đến việc trả lương không phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của họ Tại Việt Nam, lương tối thiểu đã có nhiều sự thay đổi trong 20 năm qua để theo kịp mức sống và chất lượng cuộc sống ngày một cao Ngoài ra, việc tăng lương tối thiểu trong hai thập kỷ qua đã có những tác động tiêu cực và tích cực đến các thành phần kinh tế và các chính sách của Chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế ở trong từng giai đoạn Nhận thấy tầm quan trọng và những sự thay đổi của mức lương tối thiểu của Việt Nam trong vòng 20 năm gần đây, thông qua tài liệu, thông tin, sách báo, cá nhân em đã lựa chọn phân tích đề tài “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây” Qua đó bản thân em sẽ có thêm nhiều hiểu biết về vấn đề này, có thể lý giải được những vấn đề liên quan đến mức lương của người lao động 3 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU 1.1 Định nghĩa về mức lương tối thiểu 1.2 Vai trò của mức lương tối thiểu Chương 2: MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM TRONG 20 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu 2.1.1 Các nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương 2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp 2.1.3 Các nhân tố thuộc bản thân người lao động 2.1.4 Các nhân tố thuộc giá trị công việc 2.2 Sự biến động của mức lương tối thiểu trong 20 năm trở lại đây 2.2.1 Sự biến động của mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở) trong 20 năm trở lại đây… 2.2.2 Sự biến động của mức lương tối thiểu vùng trong 20 năm trở lại đây 2.3 Thực trạng tiền lương tối thiểu tại Việt Nam 2.3.1 Những mặt tích cực 2.3.2 Những mặt hạn chế KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo 4 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU 1.1 Định nghĩa về mức lương tối thiểu Lương tối thiểu theo quy định của Bộ luật Lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động Theo Bộ luật Lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019, tại khoản 1 Điều 91: Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội; mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ; mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, mức tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường, chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung, cầu lao động, việc làm và thất nghiệp, năng suất lao động, khả năng chi trả của doanh nghiệp Đối tượng áp dụng Bộ luật Lao động 2019 bao gồm người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; người sử dụng lao động; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động Khoản 1 Điều 1 Bộ luật Lao động 2019 đề cập mức lương tối thiểu với những tiêu chí xác định, mục đích và phạm vi quy định, về đặc điểm, tiền lương tối thiểu được nhận diện, xác định với những đặc điểm như: được xác định tương ứng với trình độ lao động đơn giản nhất, chưa qua đào tạo nghề; tương ứng với mức độ lao động nhẹ nhàng nhất, không đòi hỏi tiêu hao nhiều năng lượng, thần kinh, cơ bắp; tương ứng với môi 5 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” trường và điều kiện lao động bình thường; bảo đảm nhu cầu tiêu dùng ở mức tối thiểu cần thiết cho bản thân người lao động; phù hợp với giá sinh hoạt ở vùng và điều kiện kinh tế - xã hội chung của quốc gia 1.2 Vai trò của mức lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu đóng vai trò quan trọng đối với lợi ích của người lao động và quốc gia Đối với người lao động, tiền lương tối thiểu bảo đảm đời sống tối thiểu của người lao động và là cơ sở để bảo vệ người lao động trong quan hệ lao động Đối với Nhà nước, tiền lương tối thiểu là công cụ điều tiết toàn xã hội, hạn chế bóc lột sức lao động, bảo vệ giá trị của tiền lương, hạn chế cạnh tranh không công bằng trên thị trường lao động… Việc quy định tiền lương tối thiểu là cơ sở xác định mức lương thực tế mà người sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên từng loại công việc và điều kiện lao động cụ thể nhằm và vệ quyền lợi tối thiểu cho con người trong quan hệ lao động Đồng thời, tiền lương tối thiểu giúp gắn kết lợi ích của các bên trong quan hệ lao động Tiền lương tối thiểu cũng có tác động đáng kể đến tình hình kinh tế xã hội, cung – cầu, lạm phát và quá trình công nghiệp hóa của một quốc gia Tiền lương tối thiểu có vị trí, vai trò rất quan trọng Hiện nay, chế độ tiền lương bao gồm các nội dung cơ bản: tiền lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp lương, chế độ tiền thưởng Trong đó tiền lương tối thiểu chiếm một vị trí đặc biệt, nó là mức sàn, là cơ sở để xác định các nội dung khác trong chế độ tiền lương Vị trí đặc biệt quan trọng của tiền lương tối thiểu được thể hiện như sau: đầu tiên, mức lương tối thiểu là cơ sở để Nhà nước và người sử dụng lao động xác định thang, bảng lương phù hợp với đơn vị của họ; thứ hai, tiền lương tối thiểu là căn cứ để tính các khoản phụ cấp và tiền thưởng trả cho người lao động; thứ ba, lương tối thiểu là cơ sở 6 Document continues below Discover more fprhoámp: luật đại cương- đề tại… pháp luật đại cương Trường Đại học… 444 documents Go to course Câu-hỏi-ôn-tập- môn-PLDC 88 100% (47) TIỂU LUẬN PLĐC - Vi phạm pháp luật và… 10 99% (134) 100 bài báo song ngữ - Trần Kim Bảo 193 pháp luật 100% (3) đại… Financial plan - bài tập lý thuyết 6 Lý thuyết 100% (2) tài chính… TRẮC NghiệM TỔNG HỢP - CÓ ĐÁP ÁN 14 Nguyên lý 100% (1) kế toán Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” 2 Mid term Principles of… để thực hiện một số chế độ bảo hiểm và chế độ ưu đãi xã hội đối với những người xứng 7 đáng Nguyên lý kế None Tiền lương tối thiểu là sự bảo đảm pháp lý của Nhà nướctđoốáinvới người lao động trong mọi ngành, mọi lĩnh vực có quan hệ lao động, bảo đảm mức sống tối thiểu tương xứng với khả năng của họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế Chương 2: MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM TRONG 20 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu 2.1.1 Các nhân tố thuộc thị trường lao động: Cung – cầu lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tiền lương Khi cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tiền lương có xu hướng giảm, khi cung lao động lao động nhỏ hơn cầu lao động thì tiền lương có xu hướng tăng lên, khi cung lao động bằng cầu lao động thì thị trường lao động ở trạng thái cân bằng Tiền lương lúc này là tiền lương cân bằng và mức lương này sẽ bị phá vỡ khi các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu lao động (năng suất biên của lao động, giá cả của hàng hóa và dịch vụ…) thay đổi Khi chi phí sinh hoạt thay đổi, giá cả hàng hóa và dịch vụ thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của tiền lương Điều này buộc các đơn vị, công ty, doanh nghiệp phải tăng tiền lương cho người lao động để đảm bảo cuộc sống ổn định cho họ và giữ cho tiền lương thực tế của họ không bị giảm xuống Trên thị trường luôn có sự chênh lệch về tiền lương giữa các khu vực tư nhân, Nhà nước, liên doanh… sự chênh lệch giữa các ngành nghề, giữa các công việc có mức độ hấp dẫn khác nhau, yêu cầu về trình độ của lực lượng lao động cũng khác nhau, Vì vậy, Nhà nước cần phải có những biện pháp điều tiết tiền lương một cách hợp lý 7 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” Sự khác nhau về mức độ cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng tới tiền lương của người lao động 2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường doanh nghiệp Các chính sách của doanh nghiệp: các chính sách lương, phúc lợi, phụ cấp, chi phí được áp dụng triệt để và phù hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khuyến khích trực tiếp tăng thu nhập Khả năng tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến tiền lương Đối với những doanh nghiệp có nhiều vốn, khả năng trả lương cho người lao động trở nên thuận lợi và dễ dàng Ngược lại, nếu khả năng tài chính không ổn định thì tiền lương của người lao động sẽ có nhiều biến động Cơ cấu tổ chức hợp lý hay không phù hợp cũng ảnh hưởng đến tiền lương ở mức độ nhiều hay ít Việc quản lý được thực hiện như thế nào và các tổ công tác được bố trí như thế nào để giám sát và đề xuất các biện pháp kích thích sự sáng tạo của người lao động trong sản xuất, tăng hiệu quả và năng suất, góp phần tăng tiền lương 2.1.3 Các nhân tố thuộc bản thân người lao động Trình độ công việc: với người lao động có trình độ cao thì sẽ được chi trả lương cao hơn người lao động có trình độ thấp hơn bởi để đạt được trình độ cao thì người lao động phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc đào tạo đó Đào tạo dài hạn có thể diễn ra trong trường học hoặc tại các doanh nghiệp Để làm được những công việc đòi hỏi trình độ kiến thức và kỹ năng cao mới có thể thực hiện tối và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các doanh nghiệp thì việc trả lương cao là điều tất yếu Thâm niên và kinh nghiệm làm việc thường đi đôi với nhau Một người đã làm việc nhiều năm sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, hạn chế được những rủi ro có thể phát sinh trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, đạt năng suất chất lượng cao, từ đó mà thu nhập sẽ ngày càng tăng lên 8 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” Hoàn thành công việc nhanh hay chậm, có đảm bảo chất lượng hay không đều ảnh hưởng đến mức lương mà người lao động nhận được Các nhân tố khác: Ở đâu có sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi, thành thị và nông thôn, ở đó có sự chênh lệch về tiền lương rất lớn, không phản ánh được mức lao động thực tế của người lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắc trả lương nào cả nhưng trên thực tế vẫn tồn tại 2.1.4 Các nhân tố thuộc giá trị công việc Tính hấp dẫn của công việc: những công việc có sức hấp dẫn cao sẽ thu hút được nhiều lao động, các doanh nghiệp khi đó sẽ không chịu nhiều sức ép tăng lương, ngược lại với những công việc kém hấp dẫn hơn, để thu hút người lao động đến với doanh nghiệp thì các doanh nghiệp phải có những biện pháp để đặt mức lương cao hơn Mức độ phức tạp của công việc: mức độ phức tạp của công việc càng cao thì tiền lương cho công việc đó càng cao Mức độ phức tạp của công việc có thể dẫn đến khó khăn về trình độ kỹ thuật, khó khăn về điều kiện làm việc, mức độ nguy hiểm cho người lao động, do đó mức lương sẽ cao hơn so với những công việc đơn giản 2.2 Sự biến động của mức lương tối thiểu trong 20 năm trở lại đây 2.2.1 Sự biến động của mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở) trong 20 năm trở lại đây Lương tối thiểu chung (gọi là lương cơ sở) được áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là lực lượng vũ trang Bảng 1 Quy định mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở), 2001 – 2022 Nghị định/Nghị quyết Thời điểm áp dụng Lương cơ sở Tốc độ tăng (đồng/tháng) (%) 9 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” 77/2000/NĐ-CP 01/01/2001 210.000 03/2003/NĐ-CP 01/01/2003 290.000 38,1 118/2005/NĐ-CP 01/10/2005 350.000 20,7 94/2006/NĐ-CP 01/10/2006 450.000 28,6 166/2007/NĐ-CP 01/01/2008 540.000 20,0 33/2009/NĐ-CP 01/05/2009 650.000 20,4 28/2010/NĐ-CP 01/05/2010 730.000 12,3 22/2011/NĐ-CP 01/05/2011 830.000 13,7 31/2012/NĐ-CP 01/05/2012 1.050.000 26,5 66/2013/NĐ-CP 01/07/2013 1.150.000 9,5 47/2016/NĐ-CP 01/05/2016 1.210.000 5,2 47/2017/NĐ-CP 01/07/2017 1.300.000 7,4 72/2018/NĐ-CP 01/07/2018 1.390.000 6,9 70/2018/QH14 01/07/2019 1.490.000 7,2 Từ 2012 trở về trước, tốc độ tăng lương cơ sở đều trên 10%, có khi lên đến 20, 30 và gần 40%; từ 2013 trở về sau, tốc độ tăng lương cơ sở đều dưới 10% Tuy nhiên, trong năm 2020 và đầu năm 2021, dịch bệnh Covid – 19 hoành hành đã khiến nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chính phủ buộc phải tạm ngưng việc điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 128/2020/QH14 mặc dù từ ngày 01/07/2020, tại Nghị quyết số 86/2019/QH14, Quốc hội cũng đã dự kiến tăng lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng nhưng bởi những hậu quả nặng nề mà dịch bệnh gây ra mà việc tăng lương cơ sở và cải cách tiền lương cũng bị hoãn Đến năm 2022, căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết số 34/2021/QH15: “Lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ trước năm 1995” Do vậy mà từ 01/07/2019 đến nay, mức lương cơ sở vẫn sẽ thực hiện theo quy 10 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP tức là vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng 2.2.2 Sự biến động của mức lương tối thiểu vùng trong 20 năm trở lại đây Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, các nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động Thuật ngữ lương tối thiểu vùng xuất hiện sớm nhất từ Bộ luật Lao động năm 1994, có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 Cũng theo Điều 56 Bộ luật này, lương tối thiểu vùng do Chính phủ quyết định và công bố sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và đại điện của người sử dụng lao động Tuy nhiên phải đến năm 2007, Chính phủ mới ban hành Nghị định đầu tiên về lương tối thiểu vùng là Nghị định 167/2007/NĐ-CP Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định này được bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2008 Bảng 2 Quy định mức lương tối thiểu vùng, 2007 – 2022 Thời điểm Mức lương tối thiểu vùng (đồng/tháng) Nghị định áp dụng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV 167/2007/NĐ-CP 01/01/2008 168/2007/NĐ-CP - Mức 620.000 đồng/tháng và 1.000.000a đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh - Mức 580.000 đồng/tháng và 900.000a đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành 11 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Mức 540.000 đồng/tháng và 800.000a đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại 110/2008/NĐ-CP 800.000 740.000 690.000 650.000 01/01/2009 1.200.000a 1.080.000a 950.000a 920.000a 111/2008/NĐ-CP 97/2009/NĐ-CP 01/01/2010 980.000 880.000 810.000 730.000 98/2009/NĐ-CP 1.340.000a 1.190.000a 1.040.000a 1.000.000a 108/2010/NĐ-CP 1.350.000 1.200.000 1.050.000 830.000 01/01/2011 1.550.000a 1.350.000a 1.170.000a 1.100.000a 107/2010/NĐ-CP 70/2011/NĐ-CP 01/10/2011b 2.000.000 1.780.000 1.550.000 1.400.000 103/2012/NĐ-CP 01/01/2013 2.350.000 2.100.000 1.800.000 1.650.000 182/2013/NĐ-CP 01/01/2014 2.700.000 2.400.000 2.100.000 1.900.000 103/2014/NĐ-CP 01/01/2015 3.100.000 2.750.000 2.400.000 2.150.000 122/2015/NĐ-CP 01/01/2016 3.500.000 3.100.000 2.700.000 2.400.000 153/2016/NĐ-CP 01/01/2017 3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000 141/2017/NĐ-CP 01/01/2018 3.980.000 3.530.000 3.090.000 2.760.000 157/2018/NĐ-CP 01/01/2019 4.180.000 3.710.000 3.250.000 2.920.000 90/2019/NĐ-CP 01/01/2020 4.420.000 3.920.000 3.430.000 3.070.000 38/2022/NĐ-CP 01/07/2022 4.680.000 4.160.000 3.640.000 3.250.000 Chú thích: a: tiền lương tối thiểu áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam 12 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” b: Từ ngày 01/10/2011, tiền lương tối thiểu chỉ còn phân biệt theo vùng Ở mỗi vùng, mức tiền lương tối thiểu được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp Từ bảng trên, có thể thấy mức lương tối thiểu vùng hầu như đều tăng dần qua các năm Riêng giai đoạn từ 2020 đến nay, mức lương tối thiểu vùng không tăng do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, Chính phủ muốn tập trung nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống dịch Sang đến năm 2022, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi Đồng thời lương tối thiểu vùng hiện nay cũng đang không đáp ứng được mức sống thấp nhất của người lao động Do đó, thay vì tăng lương từ 01/01 như các năm trước, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ với vùng I là 22.500 đồng/ giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ từ ngày 01/07/2022 2.3 Thực trạng tiền lương tối thiểu tại Việt Nam Trong nhiều năm qua, Nhà nước luôn cố gắng cải cách chính sách tiền lương, không ngừng thay đổi và điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng dần, từng bước làm cho người lao động bảo đảm nhu cầu tối thiểu để tái sản xuất sức lao động, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được vẫn còn những hạn chế, bất cập, quá trình thực hiện chính sách tiền lương còn gặp những vướng mắc, bất hợp lý khi giá cả thị trường, lạm phát, thất nghiệp gia tăng, mất cân đối cung – cầu trên thị trường lao động, bất cập về mức lương tối thiểu Về cơ bản, Chính phủ đã có những điều chỉnh cần thiết với tiền lương tối thiểu khi có những thay đổi về mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và cung cầu lao động Tuy nhiên, lương tối thiểu tăng còn phải dựa trên khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước và khả năng chi trả của doanh nghiệp Hiện nay, việc điều chỉnh lương cơ sở 13 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” hay lương tối thiểu vùng tương đối khác nhau Lương cơ sở được điều chỉnh phụ thuộc vào ngân sách quốc gia, do tiền lương chi trả cho lực lượng lao động khu vực công được điều chỉnh theo bậc dựa trên mức lương cơ sở Mặt khác, lương tối thiểu vùng được Chính phủ điều chỉnh căn cứ vào khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia, dựa trên kết quả đồng thuận thông qua thương lượng của 3 bên: (1) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, (2) Đại diện người lao động ở Trung ương (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và (30 Đại diện người sử dụng lao động ở Trung ương (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội Ngành nghề ở Trung ương có sử dụng nhiều lao động) 2.3.1 Những mặt tích cực Chủ trương về cải cách chính sách tiền lương của Đảng từ những năm đầu tiên thực hiện đến nay là đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đặc biệt quan điểm coi việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước Ngoài ra, Luật Cán bộ, Công chức đã quy định công chức có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cho thôi việc Thực hiện tốt việc xác định vị trí việc làm sẽ là cơ sở và căn cứ để tính toán được biên chế công chứ phù hợp với vị trí, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng quản lý trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị Tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính Nhà nước và khu vực cung cấp dịch vụ công; chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, trợ giúp xã hội Đó là bước ngoặt rất quan trọng cải cách tiền lương trong điều kiện mới theo định hướng thị trường 2.3.2 Những mặt hạn chế Mức lương cơ sở chưa hợp lý, hệ số tính lương thấp nên chưa cải thiện được đời sống và khuyến khích các cán bộ công nhân viên chức có hệ số lương thấp; tiền lương 14 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” trả cho các bộ công nhân viên chức được quy định bằng hệ số được tính trên cơ sở tiền lương tối thiểu chung; tiền lương chưa được trả đúng với vị trí công việc, chức danh nghề nghiệp và hiệu quả công tác, chất lượng cung cấp dịch vụ công Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp công ích phi thị trường (dịch vụ công) còn chậm và đạt kết quả thấp, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo gây khó khăn cho cải cách tiền lương và tạo nguồn để trả lương cao cho cán bộ công chức viên chức Đối với các tỉnh, thành phố lớn, có mật độ dân số cao như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thì việc các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến triển khai thực hiện rất dễ dàng, nhưng đối với cấp huyện, nhất là đối với huyện thuộc vùng núi cao, trung du, hải đảo, việc triển khai thực hiện xã hội hóa rất khó khăn Tiền lương danh nghĩa của cán bộ, công chức, viên chức có xu hướng tăng do mức lương tối thiểu chung được điều chỉnh nhiều lần trên cơ sở trượt giá và tăng trưởng kinh tế, từng bước tiền tệ hóa các khoản chi ngoài lương nhằm khắc phục bình quân, bao cấp và ổn định đời sống của cán bộ công chức viên chức Theo Bộ Nội vụ, mức lương tối thiểu chung đối với người lao động trong khu vực hành chính – sự nghiệp có sự điều chỉnh linh hoạt theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước Bên cạnh đó, mặc dù lương tối thiểu được Chính phủ kỳ vọng sẽ đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình, các báo cáo nghiên cứu cho thấy, mặc dù tiền lương tối thiểu tăng nhanh song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sống tối thiểu của người lao động Trong khi tiền lương không đủ sống, thì thu nhập ngoài lương lại rất cao (phụ thuộc vào vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực quản lý, vùng, miền…) và không có giới hạn, không minh bạch, cũng không kiểm soát được Mức lương tối thiểu của công chức được nâng lên, song vẫn là mức quá thấp, không đủ cho chi phí trong cuộc sống vốn ngày càng đắt đỏ do lạm phát Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc hộ gia đình có người lao động nhận lương tối thiểu có tổng thu nhập dưới mức chuẩn nghèo hay nói cách khác, thuộc nhóm hộ nghèo 15 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” Có thể nói rằng, cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức viên chức đến nay chưa thành công và vẫn không thoát ra được vòng luẩn quẩn: Đó là chính sách tiền lương thấp không đủ sống, nhưng thu nhập ngoài lương lại rất cao, mỗi lần tăng lương tối thiểu làm cho gánh nặng của ngân sách Nhà nước càng tăng Chính sách tiền lương dù đã “cải cách" nhưng vẫn chưa tạo ra động lực đủ mạnh cho người hưởng lương phát huy tài năng và cống hiến Tiền lương thấp không kích thích được cán bộ công chức viên chức gắn bó lâu dài với Nhà nước, không thu hút được nhân tài, chảy máu chất xám; ngược lại, người làm việc giỏi, người có tài có xu hướng bỏ khu vực Nhà nước ra làm việc cho khu vực ngoài nhà nước, nơi có tiền lương và thu nhập cao, có xu hướng tăng Mặt khác, lương thấp cũng là nguyên nhân quan trọng của tiêu cực, tham nhũng Chính sách tiền lương tối thiểu cũng chưa được các doanh nghiệp tuân thủ một cách chặt chẽ Ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhiều công ty đã trả mức lương trung bình cao hơn mức này ở phương án tối thiểu của Bộ Lao động và thương binh xã hội, chỉ điều này cũng gây ra nhiều thiệt thòi cho các lao động tại các công ty nước ngoài, khi mà phía nước ngoài sẽ không chấp nhận trả quá cao so với mức lương tối thiểu mà nhà nước quy định Các doanh nghiệp đều cho rằng mức lương này là quá thấp, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tuyển dụng lao động Mức lương tối thiểu cũng khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi khách hàng tính giá thành cũng dựa vào nó Bên cạnh đó, một bộ phận lớn người lao động tại Việt Nam hiện nay đang làm việc trong khu vực phi chính thức và không có hợp đồng lao động Điều này đồng nghĩa với việc lương tối thiểu không phát huy hoàn toàn vai trò chính yếu của nó trong việc đảm bảo mức sống tối thiểu của toàn bộ người lao động 16 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” KẾT LUẬN Tiền lương tối thiểu thường được sử dụng như là một công cụ để sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường lao động Đồng thời, tiền lương tối thiểu còn là sự bảo đảm tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực và mọi khu vực có tồn tại quan hệ lao động, bảo đảm mức sống tối thiểu cho người lao động phù hợp với khả năng của nền kinh tế Tuy nhiên, khi xác định không chính xác mức lương tối thiểu thì các quy định về lương tối thiểu có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp với người lao động, đặc biệt người lao động có trình độ và chuyên môn thấp và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trong các thời kỳ phát triển đất nước, trong vòng 20 năm qua Việt Nam đã nhiều lần cải cách chính sách tiền lương, thay đổi mức lương tối thiểu để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Dù đạt được những thành công nhất định, song vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế 17 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” Tài liệu tham khảo Nguyễn Đức Thành, Phạm Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Thanh Tùng (2017) Báo cáo “Tiền lương tối thiểu ở Việt Nam: Một số quan sát và nhận xét ban đầu”, Viện Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô VEPR Thư Viện Pháp Luật (2000 – 2022), Bộ luật Lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 và các Nghị định, Nghị quyết được ban hành Viện Quản lý và Phát triển Năng lực Tổ chức (2014) “Thực trạng và giải pháp cải cách tiền lương tại Việt Nam”, http://www.domi.org.vn/tin-nghien-cuu/thuc-trang- va-giai-phap-cai-cach-tien-luong-tai-viet-nam.2919.html Bình Thảo (2022) “Tổng hợp mức lương tối thiểu vùng qua các năm”, https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/tong-hop-muc-luong-toi-thieu-vung-qua-cac-nam- 230-17768-article.html 18 Tiểu luận “Mức lương tối thiểu của Việt Nam trong 20 năm trở lại đây” 19

Ngày đăng: 14/03/2024, 16:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan