1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lao Động Đề tài thực trạng tnxh của doanh nghiệp về trả lương công bằng

21 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Tnxh Của Doanh Nghiệp Về Trả Lương Công Bằng
Người hướng dẫn Ths. Đinh Thị Tâm
Trường học Trường Đại Học Lao Động Xã Hội (CS2)
Chuyên ngành Quản Lý Nguồn Nhân Lực
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

TRUONG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI CS2 KHOA QUAN LY NGUON NHAN LUC BÀI TẬP NHÓM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LAO ĐỘNG De tài: Thực trạng TNXH của doanh nghiệp về trả lương

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)

KHOA QUAN LY NGUON NHAN LUC

BÀI TẬP NHÓM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LAO ĐỘNG

De tài:

Thực trạng TNXH của doanh nghiệp về trả lương công bằng

Giáng viên hướng dẫn: Ths Dinh Thị Tâm Lớp: TNDN0222L 2INL KHI 24-25 Lúp2 Nhóm thực hiện: Nhóm 4

TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2024

CHUONG 1: CO SO LY THUYET

Trang 2

1.1 Trach nhiém x4 hoi doanh nghiép - Corporate social responsibility (CSR)

1.1.1 Khái niém CSR

“Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bên vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đăng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội ”

Theo Hội đồng Kinh doanh Thế giới vì Sự Phát triển Bền vững

Theo Ủy ban châu Âu, Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một khái niệm theo

đó các doanh nghiệp tích hợp vấn đề xã hội và môi trường trong hoạt động kinh doanh của họ và trong tương tác của họ với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện

Như vậy, Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động của mình

Đề thực hiện những trách nhiệm này, trước hết phải tôn trọng pháp luật và các cam kết với các bên có lợi ích liên quan; có khả năng gan két hoat động kinh doanh với việc giai quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng, nhằm mục đích tôi đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội; xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò CSR

Đối với doanh nghiệp CSR giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tô chức Một mặt, CSR giúp các doanh nghiệp giảm thiếu chỉ phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toản, tiết kiệm Chính vì thế mà theo thống kê những doanh nghiệp thành công nhất là các doanh nghiệp áp dụng tốt CSR vào thực tiễn đời sống của mình

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thê kinh

doanh Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giam chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đây cam kết với người lao động, quan hệ tốt với Chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đây họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế ĐIỚI,

mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, doanh nhân, từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế CSR có thể giúp doanh nghiệp tăng giá trị thương hiệu va uy tin dang

kế Uy tín giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư, và người lao động

Trang 3

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp góp phan thu hút nguồn lao động giỏi Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm Ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và p1ữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp

Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không những sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến kinh doanh và các vẫn đề xã hội Hoạt động CSR không phải chỉ để làm cho doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đơn thuần, không hắn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ thông thường mà hoạt động này đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của doanh nghiệp và cho lợi ích của xã hội

Đối với người lao động Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và động cơ của người lao động cũng

có sự thay đổi tương ứng Nhiều người lao động không còn đặt mục tiêu kiếm tiền lên hàng đầu khi lựa chọn chỗ làm việc Đối với họ, cảm giác được ehi nhận và sống có ích,

có động lực cao hơn nhiều so với việc đếm tiền lương vào cuối tháng Hoạt động Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp cho họ suy nghĩ rằng họ không phải vất vả để làm giảu cho ông chủ mà công việc của họ đang tạo ra giá trị và ý nghĩa cho xã hội

Đối với khách hàng, người tiêu dùng Bảo đảm lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng trong nền thị trường cạnh tranh ngày nay, các sản phẩm đến với tay người tiêu đùng ngày một hoàn thiện hơn về chất lượng, mẫu mã sản phâm, chất lượng dịch vụ, đặc biệt là nhiều nhà sản xuất đã chú trọng đầu tư công nghệ mới, không chỉ đem lại lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng, mà còn cho toàn xã hội

Đầu tư công nghệ - tăng chất lượng, hạ giá thành: việc đầu tư đổi mới công nghệ còn giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng sản phâm, tạo ra một thị trường sản phẩm tiêu dùng cạnh tranh hơn và nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Đây được đánh giá

là một cuộc đua cho các doanh nghiệp, đề giữ vững khả năng cạnh tranh trên thị trường Nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng đã trở thành sứ mệnh và mục tiêu của nhiều doanh nghiệp Với định hướng phát triên tập trung nhằm tối đa hóa lợi ích khách hàng, các doanh nghiệp đã nắm bắt nhu cầu thực sự của người tiêu dùng, từ đó nghiên cứu và phát triển sản phâm một cách đúng đắn Kết quả là, thị trường hàng tiêu dùng đang ngày càng phát triển phong phú, các sản phâm sở hữu nhiều tính năng hiện dai, sóp phần nâng cao giá trị cho cuộc sống cho người tiêu dùng, người tiêu dùng ngày cảng được tiêu dùng những sản phâm tốt hơn về chất lượng, an toàn cao hơn, tính năng

đa dạng hơn, mẫu mã đẹp hơn, thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dung

Đối với xã hội

Ở sóc độ xã hội, việc thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có thé gop phần xóa đói giảm nghèo thông qua những chương trình từ thiện vì cộng đồng Các chính sách về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong bản thân các doanh nghiệp, như đối xử

Trang 4

bình đẳng giữa nam giới và nữ giới, giữa lao động cũ và mới cũng đem lại công bằng xã hội nói chung, tạo công ăn việc làm và giảm các tệ nạn xã hội Doanh nghiệp thực hiện bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, bình đăng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, đều sẽ góp phan phát triển cộng đồng, xã hội bền vững

1.2 Trả lương công bằng

1.2.1 Khái niệm trả lương công bằng

“1rả lương công bằng đề cập đến sự công bằng thực chất trong việc trả lương Phụ nữ và nam giới phải nhận được thù lao như nhau cho cùng một công việc hoặc công việc có giá trị như nhau `

Theo công ước 100 của Tổ chức Lao động quốc tế ILO Theo Đạo Luật Tiền Lương Công Bang (The Equal Pay Act of 1963): Nhan vién nam và nhân viên nữ cùng nơi làm việc phải nhận được mức tiền lương tương đương cho công việc tương đương Công việc không nhát thiết phải giống nhau, nhưng về căn bản phải tương đương nhau

Nói tóm lại, mỗi cá nhân phải nhận được thu nhập tương xứng với giá trị công việc mà họ đóng øóp, cũng như so sánh với các công việc tương tự trên thị trường Nó phản ánh sự công bằng trong việc phân phối thu nhập, đảm bảo rằng mỗi người lao động đều được trả đúng với những øì họ đã đóng góp

1.2.2 Nguyên tắc trả lương công bằng

Nguyên tắc cơ bản của tô chức tiền lương là cơ sở quan trọng nhất đề xây dựng được một cơ chế trả lương, quản lý tiền lương và chính sách thu nhập thích hợp trong một thể chế kinh tế nhất định Ở nước ta, khi xây dựng các chế độ tiền lương và tổ chức trả lương phải theo các nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau Nguyên tắc này dùng thước đo lao động đề đánh giá, so sánh và thực hiện trả lương Theo nguyên tắc này thì những người lao động khác nhau về tuôi tác, giới tính, trình độ nhưng có mức hao phí lao động như nhau thì được trả lương như nhau Nó đảm bảo được tính công bằng và bình đắng trong trả lương Điều nảy sẽ có sức khuyến khích lớn đối với người lao động Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân Năng suất lao động không ngừng tăng lên, đó là quy luật Tiền lương của người lao động cũng tăng lên không ngừng đo tác động của nhiều nhân tố khách quan Giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có liên quan chặt chẽ với nhau

Nguyên tắc 3: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân Nhằm đảm bảo sự công bằng, bình dang trong tra lương cho người lao động cần dựa trên các cơ sở như trình độ lành nghề;

điều kiện lao động: ý nghĩa kinh tế của mỗi ngành trong nền kinh tế

1.3 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp về trả lương công bằng

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ chính sách tiền lương là sự cam kết đơn phương của doanh nghiệp (tự cam kết) trong chính sách tiền lương để đảm bảo và nâng

Trang 5

cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp Sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ thống các quy định về quản lý tiền lương, bằng các phương pháp quản lý thích hợp, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân thủ pháp luật hiện hành Các quy định về tiền lương, phúc lợi và thu nhập sáng tạo khác phải chỉ tiết rõ ràng, phải đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản cho người lao động

Về mức độ công bằng trong trả lương, thưởng, phúc lợi gắn với mức độ phức tạp công việc/trình độ lành nghề, điều kiện làm việc và kết quả làm việc thực tế Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành của nước sở tại trong vẫn để trả lương cho người lao động (trả không thấp hơn mức lương tôi thiêu chung hoặc của ngành, không được phân biệt đối xử khi trả lương cho người lao động )

Trang 6

CHUONG 2: THUC TRANG TRACH NHIEM XA HOI CUA DOANH NGHIEP VE TRA LUONG CONG BANG TAI VIET NAM

2.1 Thực trạng

2.1.1 Doanh nghiệp trả lương bang mức lương tôi thiểu

Hiện nay, theo Điều 91 Bộ luật Lao động 45/2019/QH14, lương tối thiểu vùng là

mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia

đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Mức lương tối thiêu khu vực do

nhà nước quy định là mốc tham khảo đề xác định mức lương cơ bản

Bảng I Mức lương tối thiểu khu vực 2020 - 2024

Thoi gian ap Mức lương tối thiểu vùng Cơ sở pháp lý

dụng Vùng I Ving Il | Vung Hl | Vung IV

Trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ trả lương cho người lao động

ở mức tôi thiêu nảy, gây khó khăn cho họ trong việc trang trải cuộc sống khi mà giá cả hàng hóa đời sống tăng cao Người lao động phải đối mặt với áp lực tài chính, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh than và thể chất Họ có thê phải làm thêm giờ hoặc tìm kiếm công việc phụ để đủ sống, dẫn đến giảm năng suất và sự hải lòng trong công việc chính Về phía doanh nghiệp, việc trả lương thấp có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân lực do người lao động chuyến sang các công ty khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn Điều này không chỉ ảnh hướng đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn làm tăng chi phí tuyến dụng và đảo tạo nhân viên mới Sự chênh lệch khá lớn trong tiền lương, nhất là tiền lương của người quản lý giữa các doanh nghiệp ở ngành nghẻ, lĩnh vực khác nhau

Bảng 2 Thu nhập bình quân tháng của người lao động trong doanh nghiệp

đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh phân theo ngành kinh tế 2020 -2022

Đơn vị: triệu đồng

Trang 7

Sản xuât chê biên thực phâm 9.468 9.977 10.948

Giáo dục và đào tạo 9 866 11.030 12.418

Sản xuât da và các sản phâm có 7.575 2.585 8.862

liên quan

Sản xuất kim loại 11.512 12.209 12.283

H oạt động tải chính, ngân hàng | „ na ông tải chính, ngân hà 25.587 24.751

so với các ngành nghề khác

2.1.2 Chênh lệch về trả lương theo khu vực

Sự chênh lệch về mức lương giữa thành phố và nông thôn là một vấn đề phố biến

ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh thường có mức lương cao hơn nhiều so với các vùng nông thôn do sự phát triển kinh tế và nhu cầu lao động khác biệt Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty có hoạt động ở nhiều khu vực khác nhau, có xu hướng trả lương thấp hơn cho lao động ở vùng nông thôn dù công việc tương tự được trả lương cao hơn ở thành phố Điều này không chỉ tạo ra sự bất bình đăng giữa các vùng mà còn gây khó khăn trong việc nâng cao mức sông và phát triển kinh tế ở các khu vực nông thôn Mức lương giữa các khu vực thường được điều chỉnh theo chí phí sinh hoạt Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sử dụng chi phí sinh hoạt làm lý do đề trả lương thấp hơn cho lao động ở vùng nông thôn, ngay cả khi công việc và hiệu suất lao động không có sự khác biệt đáng kê Điều này dẫn đến tình trạng lao động nông thôn thường bị thiệt thòi về thu nhập Mặc dù có những quy định về mức lương tối thiểu vùng tại Việt Nam, việc áp dụng thực tế lại không đồng đều Các doanh nghiệp đôi khi lợi dụng sự khác biệt về khu vực để trả lương thấp hơn, mà không

vi phạm trực tiếp các quy định pháp lý nhưng vẫn duy trì sự bất bình đẳng

Tại Việt Nam, mỗi vùng miền, mỗi địa phương có điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và các điều kiện khác nhau để phát trién kinh tế - xã hội Có địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần gia tăng thu nhập và ôn định đời sống cho người dân trong vùng Ngược lại, có nhiều địa phương có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và khó khăn, không tận dụng và khai thác được các lợi thế vốn có, khó thu hút vốn đầu tư, nên không tạo được nhiều ngành nghề hay công việc đa dạng cho người

7

Trang 8

lao động: từ đó, người lao động có thu nhập thấp và khó có cơ hội tiếp cận các công việc nhằm nâng cao thu nhập Do đó, sự bất bình đẳng thu nhập diễn ra ngày càng lớn giữa các vùng miền trong cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm thu nhập với nhau

BIỂU ĐỒ CÁC ĐỊA PHƯƠNG CÓ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI HÀNG THÁNG CAO NHẤT VÀ THẤP NHẤT

triệu/người/tháng, TP Hồ Chí Minh là 6,53 triệu đồng/người/tháng; Hà Nội là 5,9 triệu

đồng/người/tháng, Đồng Nai là 5.6 triệu đồng/người/tháng và Bắc Ninh la 5,4 triệu đồng/ người/tháng Đây là những địa phương có điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong khi đó, các địa phương có điều kiện

phát triển kinh tế khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp và chênh lệch khá xa với

các địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao ở trên Chắng hạn, Điện Biên chỉ có thu nhập là 1,37 triệu đồng/người/tháng, hay Sơn La là 1,74 triệu đồng/ người/tháng (Tổng cục Thống kê, 2021) Tức là, tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước cao gấp 5,12 lần tỉnh có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất

Chính sự khác biệt về thu nhập giữa các địa phương trong cả nước đã góp phần tạo nên sự bất bình đẳng thu nhập của lao động giữa các địa phương Điều này cũng cho thấy mức lương không đồng đều giữa các khu vực, và doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thu hẹp khoảng cách thu nhập này Các doanh nghiệp cần có trách nhiệm trong việc đảm bảo trả lương công bằng, ít nhất là để người lao động có một mức lương xứng đáng với giá trị công việc của họ, bất kế họ ở địa phương nào

2.1.3 Chénh léch thu nhap nam nit cung mot vi tri

Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò lam vo, lam me trong gia đỉnh, phụ nữ còn đảm nhiệm nhiều vị trí cao trong xã hội

Trang 9

Về lĩnh vực kinh tế, tính đến năm 2020, Việt Nam là một trong 20 thị trường doanh nhân nữ phát triển và hoạt động hiệu quả nhất ASEAN Theo số liệu của Hội Liên

hiệp phụ nữ Việt Nam, cứ 04 doanh nghiệp tư nhân thì có 01 doanh nghiệp có nữ gidi tham gia quản lý doanh nghiệp, họ đã đóng góp 40% kinh tế cho nhà nước

Trong lĩnh vực chính trị, hiện nay Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ ngày cảng được tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhiều người được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, số lượng cán bộ nữ là Ủy viên Trung ương, là đại biểu Quốc hội liên tục tăng qua các khóa gan day

Số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động hiện nay nhiều hơn trước đây rất nhiều, ngay cả trong những lĩnh vực từng được cho là dành riêng cho nam giới như tài xế taxI, người ø1ao hàng, thợ xây và vệ sĩ,

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nam gidi van được trả lương cao hơn phụ nữ khi đi làm Thu nhập bình quân của lao động nữ thấp hơn so với lao động nam dù thời gian lao động của họ nhiều hơn nam giới Theo kết quả phân tích số liệu toàn thế giới năm 2022

do Forbes thực hiện, nữ giới trên toàn cầu có thu nhập trung bình thấp hơn 17% so với

nam giới Hàn Quốc có khoảng cách lớn nhất, ở mức 41%, và Nhật Bản là 35% Hoa Kỳ

có khoảng cách tiền lương theo giới tính cao thứ tư, ở mức 30% Mức chênh lệch khác nhau tùy theo ngành nghề, dân tộc và thậm chí là khu vực địa lý Ngay cả sau khi điều chỉnh số liệu đề tính đến chức danh, thâm niên và số siờ làm việc, phụ nữ vẫn kiếm được

ít hơn 11% so với đồng nghiệp nam Mức chênh lệch nảy không chỉ ảnh hướng đến lương sau thuế của phụ nữ, mà còn ảnh hưởng đến khả năng ôn định tài chính về lâu dài, cũng như phúc lợi hưu trí của họ Nghiên cứu của Forbes cho thấy so với nam giới, nữ giới đóng ít hơn 30% vào quỹ hưu trí của mình, cũng như nhận được ít hơn 20% tiền trợ cấp

6.7 5.8

l

@ Thu nhập bình quân tháng của NLĐ (triệu đồng)

Nguồn: Tổng cục thông kê 2024

9

Trang 10

Nhin vao biéu dé trén ta thay, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý

II năm 2024 là 7,5 triệu đồng/tháng Cụ thể, thu nhập bình quân của lao động nam là 8,5 triệu đồng cao gấp 1,34 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ là 6,3 triệu đồng

Một sự chênh lệch khá lớn, sự chênh lệch về mức thu nhập này có thê xuất phát từ nhiều

yếu tố như trình độ học vấn, đào tạo, bồi dưỡng trong lao động và sự phân biệt giới tính trong việc làm Trên thực tế, các nhà tuyên dụng ưu tiên lựa chọn nam giới thay vì nữ giới hay người chuyến giới vì theo quan niệm truyền thống, nam giới vẫn được coi là những người có sức khỏe, chịu được áp lực công việc, có thê làm các công việc yêu cầu

về chuyên môn và kỹ năng cao hơn Bên cạnh đó, các nhả tuyên dụng cho rằng, phụ nữ thường phải sinh con, chăm sóc con nên sẽ phải nghỉ nhiều hơn nam giới, vì thé, họ sẽ ưu tiên tuyên chọn và tăng cơ hội thăng tiến cho nam ĐIỚI

Một điều đáng nói hơn là mặc dù khoản 3 điều 90 bộ luật 2019 quy định “Người

sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau” và khoản 1 Điều 17 Nghị định

12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với NSDLĐ có hành

vi “Không trả lương bình đăng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giả trị như nhau ” tuy nhiên trên thực trên hiện nay sự chênh lệch lương giữa lao động nam và lao động nữ ở cùng một vị trí vẫn còn tổn tai

Không chỉ riêng Việt Nam, thời gian qua, luật lao động của nhiều quốc gia đã tập trung vào vấn đề phân biệt đối xử theo giới tính trong công việc Kế từ tháng 4/2023, Hội đồng châu Âu đã áp dụng các quy tắc mới đề đối phó với tình trạng phân biệt đối xử về lương và góp phần thu hẹp sự chênh lệch lương theo giới tính Theo những quy tắc này, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu phải chia sẻ thông tin về số tiền họ trả cho nam và

nữ ở cùng chức vụ, đồng thời phải hành động nếu mức chênh lệch lương vượt quá 5% Tại Hoa Kỳ, Đạo luật trả lương ngang bằng năm 1963 (Equal Pay Act of 1963) nghiêm

cám hành vi phân biệt đối xử về tiền lương theo giới tính tuy nhiên tinh trạng chênh lệch

lương giữa lao động nam và lao động nữ ở cùng vị trí công việc vẫn xảy ra Phụ nữ kiếm được ít hơn 7% so với nam giới làm cùng công việc cho củng một công ty ở Đan Mạch

và Pháp, và ít hơn 26% ở Nhật Bản Đối với Hoa Kỳ, con số này là 14%; ở Tây Ban Nha,

khoảng cách nhỏ hơn một chút ở mức 12% Nhiều công ty trả lương cho nam giới cao hơn nữ giới mặc dù công việc của họ giống nhau

Phụ nữ trong các ngành công nghiệp gia công xuất khâu, đặc biệt là dét may va giày đa thường nhận được mức lương thấp hơn 10 — 20% so với nam giới cùng vị trí đặc biệt là phụ nữ có con nhỏ Văn hóa làm việc tại các nhà máy hầu như không có sự cảm

thông hay cân nhắc đến “trách nhiệm gia đình” của phụ nữ, kế cả khi phụ nữ chiếm dai

đa số nguồn nhân lực tại đây Theo báo đại đoàn kết (2023), Trong các doanh nghiệp ngành dệt may mặc dù ty lệ nữ chiếm khoảng 70% lực lượng lao động nhưng tỉ lệ nữ làm quản lý chỉ chiếm khoảng 30% Điều này bắt bình đắng vì sự “phân công” này không chỉ giới hạn lựa chọn của cả hai gidi, ma no con gay thiệt thòi cho phụ nữ vì các công việc văn phòng thường có lương thấp hơn công việc quản lý và kỹ thuật

Ngày đăng: 27/12/2024, 07:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN