1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương khóa luận Đề tài bảo tồn và phát huy giá trị di tích Đền voi mẹp ( hà tĩnh

13 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 814,68 KB

Nội dung

cũng như đất nước, đặc biệt cho đến hiện tại, dù đã là một DTLS-VH quốc gia nhưng chưa có bài nghiên cứu chuyên sâu hay những sự quan tâm cần thiết đối với Đền Voi Mẹp mà tác giả đã chọn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TW

KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

-ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN

Đề tài : Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích đền Voi Mẹp ( Hà

Tĩnh)

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thảo Nguyên

Ngành: Quản lý văn hóa

LCp, khóa đào tFo: K12- QLVH

Giảng viên hưCng dLn: Tráng Thị Thúy

Hà Nội – 3/2022

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại hội nhập và phát triển của đất nước, Đảng và nhà nước đã đặt sự quan tâm của mình lên mọi mặt của xã hội nhằm phát triển toàn diện và vững mạnh trên mọi mặt trận, Văn hóa cũng là một mặt trận rất được quan tâm

và phát triển Văn hóa với tư cách là sức mạnh mềm - sức mạnh nội sinh, nền tảng tinh thần của một dân tộc, đóng vai trò to lớn thúc đẩy sự phát triển của cả dân tộc nói chung và của nền kinh tế nói riêng Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, các giá trị văn hóa Việt Nam đã được lan tỏa, bạn bè thế giới ghi nhận; trở thành một phần trong kho tàng văn hóa nhân loại Các giá trị văn hóa không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước con người Việt Nam

mà đã trở thành một nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển

Trong những năm qua, chúng ta thấy được tầm quan trọng của văn hóa trên mọi lĩnh vực, và đặc biệt là một chỗ đứng quan trọng trong việc đóng góp cho sự phát triển kinh tế thông qua phát triển Du lịch văn hóa Các di tích lịch sử văn hóa hay các di sản văn hóa nắm một vị trí chủ chốt và vô cùng quan trọng tạo nên sự hấp dẫn, thu hút và tạo ra một nguồn kinh tế tiềm năng, nguồn kinh tế lớn bền vững Hệ thống di sản văn hóa trải khắp đất nước chính là nguồn lực to lớn cho công cuộc xây dựng đất nước thông qua phát triển du lịch

Đền Voi Mẹp thuộc địa bàn xã Lâm Trung Thủy – Đức Thọ - Hà Tĩnh cũng là một DTLS-VH đã được công nhận Di tích Quốc gia được xếp hạng theo Quyết định số 95/1998/QĐ-BVHTT ngày 24/01/1998 của Bộ Văn hóa - Thông tin, đây là một công trình kiến trúc độc đáo, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật, là một di sản văn hóa quý báu của người xưa để lại Tuy nhiên sức mạnh và tiềm lực giá trị văn hóa của Đền hiện tại lại chưa được tận dụng, khai thác và quảng bá, phản ảnh đúng hết các giá trị mà di tích này để lại Bên cạnh

sự quan tâm của chính quyền trong việc tu bổ và hỗ trợ quản lý thì chưa có những chính sách và sự định hướng rõ ràng trong việc đem hết giá trị của ngôi đền giới thiệu,quảng bá cho những người dân- học sinh- thanh thiếu niên trên địa bàn và xa hơn nữa là người dân thập phương Chính vì tầm quan trọng cũng như giá trị mà một di tích lịch sử có thể mang lại, đóng góp cho địa phương

Trang 3

cũng như đất nước, đặc biệt cho đến hiện tại, dù đã là một DTLS-VH quốc gia nhưng chưa có bài nghiên cứu chuyên sâu hay những sự quan tâm cần thiết đối với Đền Voi Mẹp mà tác giả đã chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích đền Voi Mẹp ( Hà Tĩnh)” làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận của mình nhằm nghiên cứu, phân tích, đánh giá và đưa ra các phương hướng, đóng góp để

hi vọng một phần nào đó có thể lan tỏa giá trị lịch sử, giá trị văn hóa và phát triển hơn nữa giá trị của đền tới người dân trên và ngoài địa bàn

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nói chung liên quan đến DTLS-VH, công tác quản lý DTLS –VH ,… Tác giả khóa luận chia thành các nhóm vấn đề cụ thể như sau:

2.1 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa

Nghiên cứu của Lê Trung Kiên về “ Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của người Ba Na ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum” năm 2020 Bài nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng tổ chức quản lý, bảo tồn di sản văn hóa của người Ba Na ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của người Ba Na trên địa bàn thành phố Kon Tum

Bài nghiên cứu của Trương Mai Ngọc về “ Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chùa Tiêu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2017 Trên cơ”

sở tìm hiểu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chùa Tiêu, luận văn hướng tới đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn

và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chùa Tiêu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Nguyễn Thị Thanh Nga với bài luận văn “ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng gia tỉnh Ninh Bình” năm 2018 Bài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia, rút ra những ưu điểm, hạn chế, trên cơ sở

Trang 4

đó đề xuất các giải pháp khoa học nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng gia

Trên đây là một số bài nghiên cứu của sinh viên tốt nghiệp Thạc sỹ Quản

lý Văn hóa tại trường Đại học Sư phạm Nghệ Thuật Trung Ương mà tác giả đã tham khảo Ngoài ra còn có các tài liệu nghiên cứu khác của trường đại học Văn hóa như:

Bài nghiên cứu về “ Bảo tồn và phát huy các giá trị của quần thể di tích -danh thắng An Phụ, Hải Dương” của Nguyễn Thị Hường trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2010 Trên cơ sở đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của quần thể di tích - danh thắng An Phụ, đề tài nhấn mạnh tầm quan trọng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo tồn và phát huy các giá trị của quần thể di tích này

Phạm Bích Huyền và Lê Nguyễn Bảo anh nghiên cứu về “Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử Thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội” năm 2018 Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu tổng quan về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử Thành Cổ Loa Đánh giá thực trạng công tác hoạt động, các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch

sử

Phan Văn Tú và Đỗ Thị Thu Phương nghiên cứu về “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền, thôn Dương A,

xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định” năm 2016 Bài nghiên cứu nhằm thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị DTLS-VH, đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền Các công trình nghiên cứu này đều là những công trình nghiên cứu riêng

về một DTLS-VH cụ thể mà tác giả tìm hiểu và tham khảo trong quá trình làm Khóa luận của mình

2.2 Các nghiên cứu về quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa tFi Hà Tĩnh

Các sách và tài liệu tham khảo tại bảo tàng Hà Tĩnh gồm có: Lý lịch di tích danh thắng Chùa Thiên Tượng; Hồ sơ di tích: Khu lưu niệm Nguyễn Du;

Trang 5

Hồ sơ di tích lịch sử - danh nhân: Đền thờ và mộ Lê Hữu Trác; Hồ sơ di tích lịch

sử - danh nhân: Khu lưu niệm Trần Phú; Hồ sơ di tích lịch sử - danh nhân: Mộ Phan Đình Phùng; Hồ sơ di tích lịch sử - cách mạng: Ngã ba Đồng Lộc;

Ngoài ra còn một số tài liệu như: Trần Tấn Hành (1997), Di tích danh thắng Hà Tĩnh, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh xuất bản; Sở văn hoá - Thể thao

và Du lịch Hà Tĩnh (2009), Báo cáo kết quả đề tài: Điều tra di sản văn hoá làng Trường Lưu và định hướng bảo tồn làng văn hoá Trường Lưu, xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; Nguyễn Trí Sơn (2014), “Hà Tĩnh - Di tích Quốc gia và Quốc gia đặc biệt”, Nxb Hà Tĩnh

Luận văn của Phan Thị Phương Chi nghiên cứu về “Công tác quản lý ở khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh” năm 2011- Bài nghiên cứu nhằm góp phần vào việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của khu di tích lịch sử văn hóa của quốc gia

Các công trình trên đã nghiên cứu, tiếp cận di sản văn hóa Hà Tĩnh ở nhiều góc độ khác nhau, phản ánh tương đối cụ thể từng mặt của các hoạt động văn hóa, quá trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa ở Hà Tĩnh Qua đó, phần nào đã phác họa vị trí, vai trò bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng tỉnh Hà Tĩnh ngày càng giàu mạnh, văn minh

Tuy nhiên để nói về bài nghiên cứu riêng dành cho đền Voi Mẹp ở xã Lâm Trung Thủy- Đức Thọ - Hà Tĩnh thì còn rất hiếm và hầu như chưa có bài nghiên cứu chi tiết nào Trong quá trình tìm hiểu tác giả có tham khảo thêm một số tài liệu như: Hồ sơ Di Tích kiến trúc nghệ thuật đền Voi Mẹp xã Đức Thủy – Đức Thọ - Hà Tĩnh của UBND xã Đức Thủy ( tên xã cũ khi chưa sát nhập) và tập tài liệu “ Kể chuyện Di tích lịch sử Văn hóa đền Voi Mẹp mấy năm nay” của Võ Viết Tiến

Nhận thấy rằng đây là một đề tài còn quá ít các bài nghiên cứu và thực trạng cần quan tâm và phát triển của đền , nên tác giả quyết định tìm hiểu, dựa trên các bài nghiên cứu chung để tìm cho mình môt lối đi thích hợp nhằm phân tích, đánh giá, đưa ra những đóng góp có ích để có thể phát triển và bảo tồn, nâng tầm giá trị văn hóa mà di tích này đang có

Trang 6

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích đền Voi Mẹp ( Hà Tĩnh)” nhằm đưa ra những giải pháp và phương án để gìn giữ, phát huy hơn nữa giá trị văn hóa mà DTLS-VH này mang lại, để quần chúng nhân dân càng hiểu và trân quý, bảo vệ cũng như tự hào hơn nữa về Di tích

- Khái quát các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: Khái niệm Di tích lichh sử văn hóa, Bảo tồn, phát huy,…

- Xác định các chủ thể bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa di sản : Chủ thể quản lý nhà nước và chủ thể cộng đồng

- Đánh giá đúng thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đền Voi Mẹp

- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đền Voi Mẹp

4 Đối tượng nghiên cứu và phFm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về “Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Đền Voi Mẹp( Hà Tĩnh)”

- Không gian nghiên cứu: Di tích Đền Voi Mẹp (Hà Tĩnh)

- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2017 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích dữ liệu : Trên cơ sở các tài liệu có sẵn thu thập được trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp, phân tích và rút ra những kết luận trong việc đánh giá thực tế công tác bảo tồn và phát huy Đền Voi Mẹp

- Phương pháp điền dã thực tế: Phân tích tài liệu do tác giả thực hiện bằng việc đến tận nơi DTLS-VH để điều tra, khảo sát và tìm hiểu , chụp ảnh minh họa

Trang 7

- Phương pháp tổng hợp: Tác giả tổng hợp những nội dung có liên quan về đền Voi Mẹp sau đó đưa ra những lý luận

- Phương pháp tiếp cận liên ngành: sử dụng các phương pháp phân tích của các ngành dân tộc học, văn học, tâm lý học

6 Đóng góp của khóa luận:

- Đóng góp thêm về lý luận: Cung cấp thêm căn cứ từ thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Voi Mẹp để hoàn thiện thêm công tác bảo tồn

và phát huy giá trị di tích

- Làm tài liệu bổ ích để ban quản lý, UBND xã, phòng Văn hóa huyện trong việc nâng cao nhận thức để bảo tồn và phát huy giá trị di tích, có thể vận dụng giải pháp vào thực tiễn

- Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành quản lý văn hóa nói chung

7 Bố cục khóa luận:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Khóa luận gồm 3 chương như sau :

Chương 1 : Một số vấn đề chung về bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch

sử văn hóa và tổng quan về khu di tích đền Voi Mẹp

Chương 2 : Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Voi Mẹp Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích đền Voi Mẹp

Trang 8

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH ĐỀN

VOI MẸP

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Di tích lịch sử văn hóa

1.1.2 Bảo tồn

1.1.3 Phát huy

1.1.4 Quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa 1.1.4.1 Quan điểm chung trên thế giới

1.1.4.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam

1.2 Nội dung bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa

1.3 Tổng quan về khu di tích lịch sử quốc gia đền Voi Mẹp

1.3.1 Đôi nét về xã Lâm Trung Thủy- Đức Thọ - Hà Tĩnh 1.3.2 Khái quát về khu di tích lịch sử quốc gia đền Voi Mẹp 1.3.3 Giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc đền Voi Mẹp

1.3.4 Vai trò của bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Voi Mẹp đối với đời sống văn hóa địa phương

Tiểu kết chương 1

Trang 9

Chương 2 THỰC TRẠNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA QUỐC GIA ĐỀN VOI MẸP

2.1 Các chủ thể quản lý

2.1.1 Chủ thể quản lý Nhà nước

2.1.1.1 Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1.2 Ủy ban nhân dân xã Lâm Trung Thủy

2.1.1.3 Ban quản lý di tích đền Voi Mẹp

2.1.2 Chủ thể cộng đồng

2.1.3 Cơ chế phối hợp giữa chủ thể quản lý nhà nước và chủ thể cộng đồng

2.3 Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích

2.3.1 Sưu tầm, nghiên cứu tư liệu hóa di tích

2.3.2 Kiểm kê, bảo quản di sản văn hóa

2.3.3 Hoạt động bảo tồn, tu bổ các công trình kiến trúc nghệ thuật 2.3.4 Tổ chức lễ hội

2.3.5 Hoạt động hướng dẫn tham quan

2.3.6 Hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho di sản

2.3.7 Công tác thanh tra, kiểm tra, thi đua khen thưởng

2.3.8 Liên kết di tích với các công ty du lịch

2.3.9 Sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và phát huy di sản văn hóa

2.5 Đánh giá chung

2.5.1 Kết quả đạt được

2.5.2 Hạn chế

Trang 10

Tiểu kết chương 2

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ

DI TÍCH ĐỀN VOI MẸP

3.1 Một số thuận lợi và khó khăn trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Voi Mẹp

3.1.1 Thuận lợi

3.1.2 Khó khăn

3.2 Một số giải pháp

3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách

3.2.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về luật di sản văn hóa

3.2.3 Tăng cường bảo vệ di tích

3.2.4 Phát huy giá trị di tích ( gắn kết du lịch )

3.2.5 Phát huy vai trò của cộng đồng cư dân

3.2.6 Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Tiểu kết chương 3

Kết luận

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bảo Tàng Hà Tĩnh (2003), Lý lịch di tích danh thắng Chùa Thiên Tượng

2 Bảo Tàng Hà Tĩnh (2007), Hồ sơ di tích lịch sử - cách mạng: Ngã ba Đồng Lộc

3 Bảo Tàng Hà Tĩnh (2007), Hồ sơ di tích lịch sử - danh nhân: Khu lưu niệm Trần Phú

4 Bảo Tàng Hà Tĩnh (2007), Hồ sơ di tích lịch sử - danh nhân: Mộ Phan Đình Phùng

5 Bảo Tàng Hà Tĩnh(2007), Hồ sơ di tích lịch sử - danh nhân: Đền thờ và mộ

Lê Hữu Trác

6 Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr 91,92

7 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 83

8 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.54,56,57

9 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 115

10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội

VI, VII, VII,IX) Về văn hóa, xã hội, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 283

11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 107

Trang 12

12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 224 - 225

13.Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương khóa XI,Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội,tr.34,54 14.Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.24

15 https://vi.wikipedia.org/wiki

16.Lê Trung Kiên (2020), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của người Ba Na

ở thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

17 Luật Di sản văn hóa Việt Nam

18 Nguyễn Thị Hường (2010), Bảo tồn và phát huy các giá trị của quần thể di tích - danh thắng An Phụ, Hải Dương

19 Nguyễn Thị Thanh Nga (2018), Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng gia tỉnh Ninh Bình

20 Nguyễn Trí Sơn (2014), “Hà Tĩnh - Di tích Quốc gia và Quốc gia đặc biệt”, Nxb Hà Tĩnh

21 Phạm Bích Huyền và Lê Nguyễn Bảo Anh (2018), Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử Thành Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội

22.Phan Thị Phương Chi (2016), Công tác quản lý ở khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

23 Phan Văn Tú và Đỗ Thị Thu Phương (2016), Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền, thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

24.Sở văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh (2009), Báo cáo kết quả đề tài: Điều tra di sản văn hoá làng Trường Lưu và định hướng bảo tồn làng văn hoá Trường Lưu, xã Trường Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

25.Trần Tấn Hành (1997), Di tích danh thắng Hà Tĩnh, Sở Văn hóa - Thông tin

Hà Tĩnh

26.Trương Mai Ngọc (2017), Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chùa Tiêu, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w