1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch học phần văn hiến việt nam hoài niệm về vương quốc chăm pa

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoài Niệm Về Vương Quốc Chăm - Pa
Tác giả Lê Thanh Trúc
Người hướng dẫn TS. Đặng Quốc Minh Dương
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Văn Hiến Việt Nam
Thể loại bài thu hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 3,48 MB

Nội dung

Chuyến đi này không chỉ em được tìm hiểu sâu sắc và thức tế hơn về nước việt nam các thời kì song song với đó chính là cơ hội hiếm có được tận mắt nhìn ngắm các cổ vật, vũ khí và vô số n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

-

-BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN VĂN HIẾN

VIỆT NAM HOÀI NIỆM VỀ VƯƠNG QUỐC

CHĂM - PA

GVGD: TS Đặng Quốc Minh Dương

LỚP: SOS10219

Văn Hiến Việt Nam - Chiều thứ 5

SINH VIÊN: Lê Thanh Trúc

MSSV: 221A150381

TP HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2023

dume

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

-

-BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN VĂN HIẾN

VIỆT NAM HOÀI NIỆM VỀ VƯƠNG QUỐC

CHĂM - PA

GVGD: TS Đặng Quốc Minh Dương

LỚP: SOS10219

Văn Hiến Việt Nam - Chiều thứ 5

SINH VIÊN: Lê Thanh Trúc

MSSV: 221A150381

TP HCM, ngày 08 tháng 06 năm 2023

dume

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tổng quan chung về Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh: 1

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng: 1

1.2 Kiến trúc của bảo tàng: 2

2 Hoài niệm về Vương quốc Chăm - pa: 3

2.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý: 3

2.2 Tên gọi: 4

2.3 Cương vực: 4

2.4 Sự sụp đổ của một Vương triều hùng mạnh: 4

2.5 Những giá trị vượt thời gian của người Chăm - pa: 5

2.5.1 Tôn giáo: 5

2.5.2 Ngôn ngữ: 5

2.5.3 Kiến trúc và văn hóa: 5

2.5.4 Cảm nhận Vương quốc Chăm - pa sống lại trong lòng Bảo tàng Lịch sử Tp.HCM: 6

2.6 Cảm nhận về giá trị văn hóa Chăm - pa: 8

3 Kết luận: 9

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Hiến đã đưa môn học Văn Hiến Việt Nam vào trương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn -Thầy Đặng Quốc Minh Dương đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Văn Hiến Việt Nam của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn

sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước trên con đường tương lai

Bộ môn Văn Hiến Việt Nam là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và

có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót

và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Tham quan bảo tàng luôn là một hoạt động không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên Ngoài việc nâng cao tinh thần yêu nước thì một giá trị

to lớn khác mà hoạt động này mang lại chính là tạo ra cơ hội để thế hệ trẻ

có thể tiếp cận với những bộ môn liên quan đến lịch sử nói chung và các môn khoa học xã hội nói riêng Sau chuyến đi Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh - một trong số những bảo tàng lâu đời nhất tại Sài Gòn Chuyến đi này không chỉ em được tìm hiểu sâu sắc và thức tế hơn về nước việt nam các thời kì song song với đó chính là cơ hội hiếm có được tận mắt nhìn ngắm các cổ vật, vũ khí và vô số những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn thời gian của dân tộc Hầu hết các tác phẩm đều để lại trong em nhiều bài học lịch sử vô cùng giá trị Tuy nhiên để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất, đắt giá nhất đó chính là những tác phẩm nghệ thuật và những yếu tố lịch sử xung quanh vương triều Chăm - Pa Một trong số ít những quốc gia mà hiện nay đang thuộc một phần lãnh thổ của nước Việt Nam ta Trong giới hạn bài luận này, em sẽ nêu phân tích và cảm nghĩ về quốc gia đặc biệt pha trộn nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, tôn giáo, con người Đó chính là những yếu tố hòa quyện hài hòa tạo nên dấu ấn độc đáo không thể thiếu của nước ta nói chung và đồng bằng duyên hải miền trung nói riêng

Trang 6

1 Tổng quan chung về Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh: 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bảo tàng:

Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1 Đây là địa điểm lưu giữ, bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Bảo tàng ban đầu có tên là Bảo tàng Blanchard de la Brosse (tên của viên thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ), được xây dựng và thành lập năm 1929 Đây là bảo tàng đầu tiên phía Nam với bề dày lịch

sử lâu đời, đã chứng kiến sự thăng trầm tại đất Sài Gòn này Năm 1956, bảo tàng đổi tên là “Viện Bảo tàng Quốc Gia Việt Nam” được trưng bày

mỹ thuật cổ của một số nước châu Á Cho đến ngày 23/8/1979, bảo tàng chính thức được đổi tên là “Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh”

Và tới năm 2012, bảo tàng được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia

Hình 1: Bảo tàng Lịch sử Tp HCM nhìn từ trên cao

Hiện nay, Bảo tàng sở hữu hơn 40.000 hiện vật với nhiều sưu tập độc đáo, quý giá có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, dân tộc; chất liệu, loại hình vô cùng đa dạng, phong phú Các bộ sưu tập giới thiệu về lịch sử, văn hóa Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1945 và giới thiệu về những nét văn hóa độc đáo ở các tỉnh phía Nam và một số nước trong khu vực châu Á Tòa nhà Bảo tàng được một kiến trúc sư người Pháp xây dựng vào năm 1929 theo phong cách “Đông Dương cách tân” Giám đốc

Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã từng nói rằng: “Chỉ cần 365 bước chân dạo

quanh Bảo tàng Lịch sử thì du khách đã có thể đi suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam, tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa vùng đất phương Nam thông qua hệ thống các phòng trưng bày

cố định, chuyên đề đặc biệt Bộ sưu tập chọn lọc từ trên 43.000 tư liệu, hiện vật của Bảo tàng, trong đó có 11 bảo vật quốc gia được giới thiệu tại các phòng trưng bày đều là những món quà tri thức lịch sử - văn hóa

vô giá”.

Trang 7

Ngày nay, tại Bảo tàng đang trưng bày các hiện vật lịch sử như sau: + Lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử cho đến thời nhà Nguyễn: thời Nguyên thủy, thời Hùng Vương, thời kỳ Bắc thuộc, thời Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý, thời Trần – Hồ, thời Lê sơ –Mạc, Trịnh và Chúa Nguyễn, thời Tây Sơn và thời Nguyễn

+ Chuyên đề về văn hóa phía Nam Việt Nam cũng như một số nước Châu Á: nền văn hóa Champa, nền văn hóa Óc Eo, trang sức Óc

Eo, điêu khắc đá Campuchia, bộ sưu tập Dương Hà và gốm cổ một số nước Châu Á, xác ướp Xóm Cải TP Hồ Chí Minh, bộ sưu tập Vương Hồng Sển, nền văn hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam, tượng Phật giáo một số nước Châu Á, súng Thần công, đại bác, văn hóa dân tộc Xtiêng

1.2 Kiến trúc của bảo tàng:

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh có khuôn viên rộng 6.057 m và được chia làm hai tòa nhà: Tòa nhà trước được xây2 dựng vào năm 1927 và tòa nhà đằng sau xây vào năm 1970 Các hoa văn của bảo tàng đều làm từ chất liệu khác nhau gồm gỗ, sắt, xi măng,… mang nét đẹp phổ biến và hình thù tương đồng với nhiều công trình khác

Đó cũng chính là phần di sản văn hóa phi vật thể được ẩn chứa trong tòa nhà mà cụ thể là ở các họa tiết trang trí kiến trúc Các hoa văn ấy cũng đã cho thấy sự giao lưu văn hóa Việt – Pháp, góp phần làm cho công trình kiến trúc của bảo tàng mang nét Á Đông nhưng cũng rất Tây phương Tòa nhà đằng trước được kiến trúc sư người Pháp Auguste Delaval thiết kế mang nét cổ kính chính là Bảo tàng Blanchard de la Brosse ban đầu, với diện tích là 2.100 m Toà nhà có lối kiến trúc tổng thể mang2 phong cách Đông Dương xưa là khối tháp bát giác ở giữa làm điểm nhấn, đồng thời là trục đối xứng quan trọng cho hai dãy nhà hai bên của Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh

Hình 2 - 3: Tòa nhà đằng trước của bảo tàng

Tòa nhà đằng sau được xây nối tiếp tòa trước theo phong cách hài hòa nối tiếp vào tòa nhà đằng trước, do kiến trúc sư người Việt Nam là Nguyễn Bá Lăng thiết kế Tòa nhà này có hình chữ U có diện tích 1.000

m2, được thiết kế cân đối và xử lý cảnh quan cho phù hợp với kiến trúc cổ của tòa nhà trước Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh là công

Trang 8

trình kiến trúc đặc sắc, là công trình được sử dụng đúng với công năng thiết kế ban đầu cho đến ngày hôm nay

Hình 4: Tòa nhà đằng sau của bảo tàng

2 Hoài niệm về Vương quốc Chăm - pa:

2.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý:

Dải đất miền Trung Việt Nam, địa bàn sinh trưởng và phát triển của Vương quốc Chăm - pa, trải dài dọc theo bờ biển Đông từ Bắc xuống Nam với cấu tạo đặc trưng là hẹp ngang Nơi đây bị ngăn cách với vùng lục địa phía trong bởi dãy Trường Sơn Ở nhiều nơi, núi ăn sâu ra biển khiến cho độ dốc của địa hình rất lớn Hệ thống sông dày đặc nhưng do đặc điểm địa hình nên thường ngắn và dốc, lưu lượng phù sa thấp Các đồng bằng trong vùng vì thế thường nhỏ hẹp, phân bố dọc theo bờ biển và kém màu mỡ hơn các đồng bằng khác ở miền Bắc và miền Nam Những dòng sông và những con đèo vắt ngang từ dãy Trường Sơn ra biển Đông trở thành những ranh giới tự nhiên chia cắt các đồng bằng duyên hải miền Trung

Dải đồng bằng ven biển với hệ thống sông dày đặc và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nông trồng lúa nước Tuy vậy, do đồng bằng nhỏ, sông dốc gây khó khăn cho canh tác thủy lợi nên nông nghiệp trồng lúa nước trong vùng phát triển

manh mún, nhỏ hẹp, không tạo được một nền tảng vững chắc về kinh

tế cho Vương quốc.

Vị trí ven biển đã tạo cho cư dân ở đây từ sớm đã thạo đi biển Nghề đánh bắt cá phát triển, trở thành một hình thái kinh tế quan trọng bên cạnh nghề nông trồng lúa nước Vị trí đó vừa giúp Chăm - pa mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa với nước ngoài, nhưng lại vừa tiềm ẩn những nguy cơ xâm lấn từ bên ngoài

Sự tồn tại của các ranh giới tự nhiên (sông, đèo, núi, …) chia cắt các vùng miền không chỉ khiến cho việc đi lại, giao lưu khó khăn mà còn

làm cho tình trạng phân tán trong lịch sử Vương quốc khá phổ biến.

Trang 9

2.2 Tên gọi:

Lâm Ấp: là một quốc gia được xem là vương quốc đầu tiên của

Chăm - pa, vốn thuộc huyện Thượng Lâm, quận Nhật Nam thuộc Hán

Và theo Lê Văn Siêu trong tác phẩm “Việt Nam văn minh sử”, vương quốc này tồn tại cho đến khoảng thế kỷ VII (năm 605), lãnh thổ từ Quảng Bình - Quảng Nam

Chăm - pa: được biết đến qua tài liệu bia kí dưới Vương triều

Gangaraja, có tư liệu cho rằng là thế kỉ thứ VI, tư liệu khác cho là năm

875, Lâm Ấp được đổi tên là Chăm - pa Tên Chăm - pa có thể đặt theo tên một địa danh thuộc phía Bắc Ấn Độ và hạ lưu sông Hằng

Chiêm Thành: theo Trần Trọng Kim, là tên gọi được bắt đầu trong

thế kỉ thứ IX

2.3 Cương vực:

Theo Tấn thư: thì Lâm Ấp giáp biên giới với Phù Nam

Việt Nam sử lược: khoảng từ Quảng Bình - Quảng Trị

Lê Văn Siêu: cương giới của Lâm Ấp chủ yếu ở Quảng Nam và Bình Định

→ Tóm lại, dựa trên những tư liệu thành văn và khảo cổ học, cương vực

nước Lâm Ấp mà sau này là Chăm - pa gồm các dải đồng bằng Duyên hải miền Trung và một phần cao nguyên, từ sông Gianh (Quảng Bình) đến sông Dinh (Bình Thuận)

Vương quốc Chăm - pa được chia thành 5 khu vực, đây có thể là tên những địa phương:

Amarapati ngày nay thuộc Quảng Nam

Indrapura tên kinh đô ở khu vực Quảng Nam

Vijaya nay thuộc Bình Định

Kauthara nay thuộc Nha Trang

Panduganra nay thuộc Phan Thiết

→ Như vậy, sự ra đời của Vương quốc Chăm - pa bắt nguồn từ văn hóa

Sa Huỳnh và sự kết hợp giữa cư dân bản địa cùng các tộc người Nam Đảo di cư tới theo đường biển Đồng thời, trong quá trình ra đời nhà nước Chăm - pa, bằng con đường hòa bình, văn minh Ấn Độ đã xâm nhập và

có một địa vị quan trọng trong đời sống của cư dân, từ tôn giáo tín ngưỡng đến thiết chế chính trị và phương thức tổ chức xã hội

2.4 Sự sụp đổ của một Vương triều hùng mạnh:

Kinh tế Chăm - pa vô cùng phát triển nhờ hoạt động kinh tế biển như: khai thác các hòn đảo của Philippines, kiểm soát con đường tơ lụa trên biển nối từ Trung Quốc tới Ấn Độ, cung cấp nước ngọt và lương thực để tàu thuyền đi ngang ghé vào Họ có kỹ thuật cực kỳ điêu luyện các kỹ thuật rèn đồ đồng, đồ sắt, làm thủy tinh, xây dựng, luyện kim, tìm mạch nước ngọt Cụ thể rất nhiều bức tượng thần của người Chăm đều được dát vàng, những món trang sức họ đeo được gia công từ đá quý và

Trang 10

pha lê Vì thế mà nhiều đền tháp của dải đất Chăm - pa vẫn còn trụ vững tới ngày nay

Có lẽ xuất phát từ cách quản lí nhà nước không chặt chẽ: có tổng cộng 6 ông vua – 1 ông vua lớn thống trị cả đất nước và 5 ông vua thống trị 5 tiểu vương quốc (Chăm - pa theo chế độ mẫu hệ) Vì vậy mà tính thống nhất của đất nước Chăm - pa cũng không mạnh mẽ

Nước Đại Việt sau khi đã liên tục tạo sức ép cho Vương quốc Chăm - pa đặc biệt dưới triều đại Trần, Lê Ngoài việc gả công chúa Huyền Trân dưới thời Trần và những cuộc chinh phạt đến tận kinh đô người Chăm khi nhà Lê trị vì Đến thời vua Minh Mạng đã chinh phạt toàn bộ vương quốc Chăm - pa

Cái tên của tỉnh Bình Thuận ra đời chính là đánh dấu cho sự kiện

lịch sử chấm dứt Vương triều Chăm - pa mang nghĩa là “bình định để

được qui thuận”.

2.5 Những giá trị vượt thời gian của người Chăm - pa:

2.5.1 Tôn giáo:

Nhắc đến người Chăm - pa ta nghĩ ngay đến sự đa dạng tôn giáo mang đến một nền văn hóa độc đáo, không chỉ giúp nền tôn giáo Việt Nam có

sự đa dạng trong các phong tục tập quán giữa các vùng miền mà còn tạo

ra vô số những giá trị tinh thần phong phú trong phong tục tập quán của người Việt

Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ Giáo, và nền văn hóa Chăm cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ

Phật giáo đại thừa, Chăm giáo được công nhận là một trong những phong cách độc đáo trong nghệ thuật Phật giáo Chăm - pa

Sau thế kỉ thứ X, Hồi giáo (không chính thống) đã được du nhập và phát triển rực rỡ ở khu vực đồng bằng Duyên hải miền Trung dưới thời Chăm - pa

2.5.2 Ngôn ngữ:

Sự pha trộn hài hòa giữa các yếu tố âm tiết chính là những sự ảnh hưởng thú vị của tiếng Chăm lên cách phát âm của người dân miền Trung ngày nay Đặc biệt là tiếng Quảng Nam, Quảng Trị, …

Trải qua vài trăm năm, hai ngôn ngữ hòa quyện lại, tạo ra một thứ ngôn ngữ đặc biệt rất riêng và cũng chính là nét độc đáo trong ngôn ngữ vùng miền duyên hải nước ta

2.5.3 Kiến trúc và văn hóa:

Chủ yếu là đền, tháp thờ thần và có nhiều hoạt

động tôn giáo Kỹ thuật làm gạch kết dính để xây

tháp, chạm trổ trên đá và điêu khắc chủ yếu chịu ảnh

hưởng của Ấn Độ, Java, Khmer Tượng tròn hầu như

đều được chạm khắc dưới dạng phù điêu Chịu sự

ảnh hưởng là thế nhưng nghệ thuật xây dựng của

Chăm - pa luôn có những nét riêng biệt, độc đáo

Trang 11

Hiện nay rất nhiền đền, tháp cổ vẫn còn tồn tại và đang được bảo tồn Một trong số đó chính là “Thánh địa Mỹ Sơn” - không chỉ là biểu tượng cho văn hóa người chăm cổ xưa mà còn mang nhiều giá trị về du lịch lẫn tinh thần cho du khách thập phương Sau khi được khôi phục thì

đến năm 1999 nơi đây đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Hình 5 - 6: Thánh địa Mỹ Sơn

2.5.4 Cảm nhận Vương quốc Chăm - pa sống lại trong lòng Bảo tàng Lịch sử Tp.HCM:

Đây là những hiện vật mà tôi vô cùng tâm đắc sau chuyến đi Đó không chỉ là những bức hình tư liệu thông thường mà còn là những giá trị lịch sử đã được bảo tồn mang dấu ấn

thời gian hàng trăm năm Thông qua

những hiện vật được bảo quản và giữ

gìn một cách công phu, tỉ mĩ bởi đội

ngũ chuyên gia của Bảo tàng Lịch sử

Tp.HCM đã giúp tôi có thể hiểu hơn về

những giai thoại lịch sử cũng như các

yếu tố văn hóa cổ xưa của người Chăm

- pa Điều mà trước đây tôi chỉ được

tìm hiểu thông qua sách vở, internet thì

giờ đây đã được chiêm nguõng tận mắt những nghệ thuật điêu khắc đầy duy mỹ, tinh tế mang đầy giá trị tín ngưỡng tôn giáo đa dạng của người Việt Nam Nét điêu khắc chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn tuy nhiên vẫn giữ được cái hồn của người Việt trong mỗi tác phẩm Những tác phẩm vô giá ấy tuy đã nhuộm màu thời gian những vẫn cho thấy được vẽ đẹp độc đáo đậm chất người Chăm

Mỗi bức tượng đều mang những giá trị tinh thần riêng biệt Một số tượng đá được chạm khắc tinh xảo bởi các nghệ nhân Chăm - pa xưa như thần Indra thường ở tư thế ngồi khoang chân trên bệ đá, tay cầm một vật (có thể là lưỡi tầm sét), có một con voi đang phủ phục, là vật cưỡi của thần Bò Nandin là vật cưỡi của thần Shiva, thường được thể hiện dưới dạng tượng tròn và ở tư thế nằm Theo Ấn Độ giáo, linh vật này tượng trưng cho phần dương tính của Shiva, thể hiện tính dục, sự sung mãn của

Hình 7: Vương quốc Chăm - pa tại Bảo tàng lịch sử Tp.HCM

Ngày đăng: 26/12/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w