1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 2 rèn kĩ năng viết Đoạn văn cho học sinh lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ Động và sáng tạo

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Vào đầu nămhọc tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng viết đoạn văn của học sinh như sau:Đề bài: Viết 3- 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà.. - Học sinh thường lười đọc sách báo hoặc tìm tò

Trang 1

SÁNG TẠO

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: …Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố ………

………., tháng … năm 202…

Trang 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC

Tên biện pháp:

“RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2 THEO

HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO”.

(Kèm theo Kế hoạch số 2999/KH-SGDĐT ngày 20/9/2024 của Sở

1 Vai trò của biện pháp.

Tiếng Việt có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và trong sựphát triển tư duy của con người Đây là phương tiện giao tiếp và tư duy củacon người Việt Nam ta Môn học Tiếng Việt còn là một môn học chính đượcgiảng dạy ở các cấp học và được phân bố thời lượng nhiều nhất so với cácmôn học khác Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáodục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh

Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu việc thực hiện biện pháp này nhằm tìm racác giải pháp hay, hiệu quả để phát triển kĩ năng viết đoạn văn trong môn TiếngViệt, giúp các em yêu thích môn học hơn, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn

2 Thực tế tại đơn vị.

Trang 3

dạy tại lớp Lớp gồm 36 học sinh, trong đó có 21 nam và 15 nữ Học sinhđúng độ tuổi là 100% nhưng trình độ nhận thức chưa đồng đều Vào đầu nămhọc tôi đã tiến hành khảo sát kĩ năng viết đoạn văn của học sinh như sau:

Đề bài: Viết 3- 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà (SGK Tiếng Việt

2/1 trang 23)

- Thời gian: 35 phút

- Đối tượng: 36 học sinh lớp

Kết quả thu được như sau:

Nguyên nhân như sau:

*Về phía học sinh

- Diễn đạt bằng lời nói và cách viết của học sinh còn hạn chế, vốn từ chưaphong phú

Trang 4

- Học sinh thường lười đọc sách báo hoặc tìm tòi sưu tầm những tài liệuphục vụ cho kiến thức có liên quan đến môn học dẫn đến nghèo vốn từ, nghèovốn sống để có thể đưa vào viết văn.

- Hầu hết các đoạn văn còn mắc nhiều lỗi chính tả, có em viết cả đoạn văn

mà không sử dụng dấu câu, có em lại sử dụng một cách chưa hợp lý

- Học sinh không thích viết văn, một số học sinh còn rất lo lắng, rụt rè.Chưa biết cách diễn đạt ý của mình qua các câu văn hoặc có chăng chỉ là trả lờicác câu hỏi theo gợi ý

* Về phía giáo viên

- Giáo viên đôi khi còn lúng túng khi vận dụng phương pháp dạy Tập làmvăn: Lập dàn bài dập khuôn dẫn đến bài làm của học sinh giống nhau về ýtưởng, nội dung

- Giờ học đôi khi chưa lôi cuốn, chưa tạo hứng thú cho học sinh khi tiếp thukiến thức

3 Ý nghĩa của biện pháp.

Biện pháp “Rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo” nhằm đề ra một số giải pháp cụ

thể để đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt nói chung

và kĩ năng viết đoạn văn nói riêng Thông qua hoạt động dạy - học của thầy vàtrò góp phần làm tốt hơn công tác giáo dục toàn diện và phát triển năng lực viếtđoạn văn theo các chủ điểm cho học sinh lớp 2

II Nội dung của biện pháp.

1 Giáo viên cung cấp, mở rộng vốn từ cho học sinh thông qua mô hình lớp học đảo ngược.

Trang 5

Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong viết đoạnvăn còn nhiều hạn chế Vì vậy, giáo viên cần cung cấp và giúp các em lựa chọn

từ ngữ sao cho hợp lý theo các chủ điểm trong sách giáo khoa

Nhưng để học sinh được trải nghiệm, khám phá và tự tìm tòi kiến thức.Tránh việc tiếp thu một cách thụ động từ giáo viên Tôi đã đưa ra mô hình lớphọc đảo ngược: ghi âm, ghi hình, chia sẻ tài liệu cho học sinh thông qua một sốphần mềm như : Azota, Classroom, Quizizz Bên cạnh đó tôi cũng đã khai thácthêm các bài giảng trên mạng nếu thấy phù hợp từ kho học liệu số của Bộ Giáodục và Đào tạo, học liệu OLM…

a) Ví dụ 1: Chủ điểm: “ Em lớn lên từng ngày”

- Giai đoạn 1: Trước 4 - 5 ngày học tôi đã gửi phiếu bài tập cho học sinh

thực hiện ở nhà qua phần mềm Classroom để các em bước đầu hiểu được thếnào là: “ tưng bừng”, “sắc xuân” Sau đó yêu cầu học sinh tập đặt câu ở nhà vớinhững từ đó

- Giai đoạn 2: Trong giờ học: Học sinh thảo luận nhóm, chia sẻ những

kiến thức mình biết cho nhau nghe

- Giai đoạn 3: Giáo viên giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của học sinh và

củng cố cho các em một số từ ngữ trong bài đọc: Làm việc thật là vui Giúp chohọc sinh hiểu và nắm chắc được các cụm từ:

+ Tưng bừng: Không khí nhộn nhịp vui tươi

+ Sắc xuân: Cảnh vật, màu sắc của mùa xuân

Trang 6

Sau khi học sinh đã hiểu nghĩa của từ, tôi cho học sinh chia sẻ câu mà các

em đã chuẩn bị ở nhà trước lớp:

+ Học sinh tưng bừng đón khai giảng./ Mọi người tưng bừng đi xem hội.+ Sắc xuân tràn ngập khắp phố./Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ.-> Đây chính là vốn từ quan trọng cho các em dùng khi viết đoạn văn

b)Ví dụ 2: Chủ điểm “Đi học vui sao”

Với chủ điểm này tôi đã gửi 1 video mà bản thân tôi đã chuẩn bị cho các

em học sinh Trong đó có những hướng dẫn và những câu hỏi để học sinh trả lời

và tìm hiểu Bên cạnh đó tôi cũng khuyến khích học sinh đọc bài trong sách giáokhoa cũng là một phần của “ lớp học đảo ngược”

- Từ video mà tôi gửi và bài đọc: “Cô giáo lớp em” học sinh đã đọc ở nhà,các em được trang bị thêm vốn từ khi nói về cô giáo Tôi cho các em chia sẻ các

từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của cô giáo

+ Mỉm cười thật tươi, dạy, giảng

Ngoài ra tôi còn yêu cầu các em tìm thêm các từ nói về cô giáo Học sinh thảo luận và tìm từ:

+ Yêu thương, ấm áp, quan tâm

-> Tương tự như vậy, chỉ thông qua hoạt động đọc các em sẽ tích luỹ được một vốn từ vựng không nhỏ để dùng khi viết đoạn văn

2 Hướng dẫn học sinh lựa chọn các từ ngữ để viết thành câu văn.

Khi vốn từ của học sinh được mở rộng, phong phú thì việc lựa chọn các từngữ thích hợp để viết thành câu, thành đoạn văn cũng rất quan trọng Chính vìvậy, sau khi học về từng chủ điểm, tôi thường cho học sinh luyện viết các câuvăn có sử dụng các từ ngữ vừa được học

Trang 7

Ví dụ: Chọn từ trong ngoặc đơn cho thích hợp điền vào chỗ chấm để các

câu văn giàu hình ảnh (đỏ rực, râm ran, véo von, bồng bềnh, oi nồng, đứa trẻchạy xô, đỏ rực)

- Ông mặt trời như hòn lửa

- Tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè về

- Tiếng chim hót trên cành cây

- Sóng biển như những vào bờ cát

- Mây trắng trôi giữa bầu trời xanh

- Mùa hè, tiết trời nóng bức và

Ở bài tập này tôi cho học sinh chia sẻ theo nhiều hình thức( nhóm đôi,nhóm 4) hoặc kĩ thuật( lẩu băng chuyền) học sinh tìm từ để điền vào chỗ trống.Sau đó đại diện các nhóm chia sẻ cho các bạn cùng nghe, học sinh lên bảng làmbài, cả lớp lựa chọn câu văn đúng nhất Đây là một dạng bài tập rất hay, học sinhrất thích bởi lẽ, câu đã cho sẵn chỉ việc lựa chọn từ điền vào chỗ chấm sao chophù hợp Hơn nữa, qua việc điền từ đúng của bạn, các em đã học tập được ởnhau rất nhiều

3 Giúp học sinh sử dụng đúng dấu câu.

Ngoài việc cung cấp vốn từ cho học sinh thì một việc quan trọng là dạy họcsinh biết sử dụng đúng các dấu câu Dấu câu là một phương tiện quan trọng giúpngười viết thể hiện điều mình muốn trình bày một cách mạch lạc và chính xácnhất Qua thực tế dạy học, tôi thấy có những đoạn văn của các em từ đầu đếncuối

Trang 8

không hề có một dấu câu nào cả Để giải quyết được vấn đề này, tôi thường chohọc sinh của mình làm các bài tập ngắt câu ngay trong các tiết Luyện tập Tôihướng dẫn học sinh khi câu văn đã diễn đạt đủ một ý trọn vẹn các em nên dùngdấu chấm, không nên viết câu quá dài Để ngăn cách giữa các ý trong một câu tadùng dấu phẩy hoặc dùng các từ nối ví dụ như từ “ và” Sau đây là một vài ví

dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống

Mẹ bận đi làm  bà đi bán ngô nên hai anh em rất chăm làm việc nhà Cậu anh biết tưới rau  quét sân  quét nhà và thổi cơm  Cậu em cũng biếtquét nhà  nhặt rau  rửa bát hộ anh

Ở bài tập này tôi để học sinh tự đọc thầm, làm bài cá nhân và điền dấuthích hợp vào ô trống Sau đó học sinh lên bảng chữa bài Giáo viên là ngườinhận xét cuối cùng Khi chữa bài tôi yêu cầu học sinh phải giải thích được vì saolại điền như vậy và tôi sẽ chốt cho học sinh để các em nắm được dấu chấmthường được dùng để kết thúc câu kể Khi viết câu thì chữ cái đầu sau dấu chấmphải viết hoa Còn dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trongcâu

Ví dụ 2: Chọn câu ở cột A phù hợp với ý ở cột B Nói tên dấu câu đặt cuối

mỗi câu sau:

Trang 9

Với dạng bài tập này tôi cho học sinh làm bài theo nhóm, các em sẽ có thờigian khoảng 2 phút để chia sẻ, trao đổi với nhau về nội dung của mỗi câu trongcột A Sau đó nối với ý ở cột B sao cho phù hợp nhất Cuối cùng xác định têndấu câu đặt ở mỗi câu trong cột A Sau khi hết thời gian thảo luận đại diện 1nhóm lên bảng tương tác nối và trình bày về bài làm của mình Học sinh cả lớpnhận xét, chia sẻ và khen ngợi bạn.

Sau khi đã làm thành thạo các dạng bài tập này tức là học sinh đã hiểu khinào phải dùng dấu câu gì cho đúng Tôi cho các em làm dạng khó hơn một chút

đó là tập ngắt câu

Ví dụ 3: Ngắt đoạn văn sau thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.

“Hồ Gươm nằm ở khu trung tâm thủ đô Hà Nội từ trên gác cao nhìn xuống,

Hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ sáng long lanh cầu Thê Húc màuson, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn mái đền lấp ló bên gốc đagià, rễ lá xum xuê xa xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gòđất cỏ xanh um.”

Học sinh đọc đoạn văn, tự ghi dấu câu thích hợp và đã viết lại được đoạn văn

Ở mỗi dạng bài này tôi đều chữa bài cho học sinh rất cẩn thận và phân tíchcho các em hiểu lý do vì sao làm như vậy

Trang 10

4 Hướng dẫn học sinh nắm vững các mẫu câu đã học.

Học sinh đã được học các kiểu câu như: câu giới thiệu, câu nêu hoạt động

và câu nêu đặc điểm Đây là “ những viên gạch nền móng” cho các em viết đượccác câu văn mang tính nghệ thuật Khi dạy các mẫu câu này tôi củng cố, chốtkiến thức cho các em hiểu:

- Câu phải diễn đạt đủ ý

- Câu phải có đủ hai vế

Không những cho học sinh nắm vững lý thuyết tôi còn đưa ra nhiều bài tậpcủng cố và trang bị thêm cho các em những kiến thức nâng cao về câu Tuynhiên, tôi cũng không bắt các em tiếp thu những gì quá phức tạp vượt ra ngoàichương trình lớp 2 mà chỉ là dạy các em biết khéo léo vận dụng kiến thức từ cácbài tập ở phần Luyện từ và câu

Đầu tiên tôi cho các em tiếp xúc với các dạng câu này qua một số bài tập:

Ví dụ 1: Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh

sau:

Tranh sách giáo khoa Tiếng Việt 2- Tập 1( Trang 85)

Bài tập này giúp học sinh bước đầu làm quen với khái niệm câu Điểm tựa

về nội dung để đặt câu là hai bức tranh Chính vì vậy tôi yêu cầu học sinh khi nói và viết phải thành câu Nếu nói, viết không thành câu thì người khác không

Trang 11

thể hiểu được.

Ở bức tranh 1, tôi lấy ví dụ chỉ viết câu là: “ Các bạn” và hỏi học sinh viết câu như vậy đã được chưa? Học sinh nhận xét và tự thấy rằng chưa được Tôi tiếp tục phân tích cho các em hiểu nếu các em chỉ viết câu là: “ Các bạn” như vậy sẽ chưa diễn đạt đủ ý vì câu chưa có đủ hai vế Tôi hướng dẫn học sinh nhìnvào bức tranh 1 chúng ta nhìn thấy hoạt động của các bạn là gì thì các em phải viết cả hoạt động đó Như vậy các em sẽ dễ dàng viết được câu ở bức tranh 1 là :

“Các bạn đang đọc sách.” hoặc “Các bạn đang thảo luận bài.” Vậy bản chất của câu là phải diễn đạt một ý trọn vẹn Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của khái niệm câu Về hình thức, câu được mở đầu bằng một chữ viết hoa và kết thúc bằng một dấu chấm câu Tương tự như vậy các em sẽ dễ dàng viết được câu ở bức tranh 2 là: “Các bạn đang đá cầu và nhảy dây.”

Ngoài ra tôi còn sử dụng một số phần mềm như: Lumalabs.ai để tạo ra những hình ảnh sinh động giúp học sinh viết được ngay những câu văn hay

Ví dụ 2: Gạch chân từ chỉ hoạt động thích hợp và viết câu nêu hoạt động.

a Học sinh lớp 2A (viết, học, đọc) môn Mĩ thuật

Trang 12

b Các bạn nữ (nhảy, kéo, chơi) dây.

Giáo viên yêu cầu học sinh tự tìm từ chỉ hoạt động thích hợp và viết lại câu nêu hoạt động

Học sinh đã tự tìm ra từ chỉ hoạt động thích hợp và viết lại câu cho đúng như sau:

a Học sinh lớp 2A học môn Mĩ thuật.

b Các bạn nữ nhảy dây.

Khi sử dụng các câu giới thiệu, câu nêu hoạt động, câu nêu đặc điểm để viết đoạn văn thì câu văn sẽ diễn đạt rõ ràng hơn, cụ thể hơn, giàu hình ảnh hơn

Từ đó mỗi khi viết văn học sinh sẽ viết được những câu văn không những đủ ý

mà cò rõ nghĩa, hay hơn rất nhiều và có sự liên kết chặt chẽ với nhau

Việc biết lựa chọn từ nào điền vào chỗ chấm hợp lý cũng là bước đầu chocác em hiểu rõ hơn cách viết các câu sao cho phong phú Từ đó các em cũngnắm được câu mình viết thuộc kiểu câu nào Nhưng để các em viết được câuvăn, đoạn văn hay ta tiếp tục dạy các em biết cách sử dụng các biện pháp nghệthuật

5 Hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết đoạn văn.

Như chúng ta đã biết, để có một tác phẩm hay thì không thể thiếu các biệnpháp nghệ thuật Mỗi đoạn văn của các em tuy ngắn chỉ vài dòng thì cũng là một

“tác phẩm” đầu đời, một dấu ấn rất quan trọng

Nhưng học sinh lớp hai hầu như chưa có kiến thức về lĩnh vực này Vậynếu chúng ta không dạy thì làm sao các em hiểu được Mặc dù sử dụng biệnpháp nghệ thuật trong viết văn có rất nhiều nhưng với lứa tuổi này tôi chỉ dạy

Trang 13

cho các em sử dụng thành thạo hai biện pháp nghệ thuật: so sánh và nhân hóa.

Ví dụ 1: “Mặt trời đỏ rực như hòn lửa tung những ánh nắng vàng rơi vãi

muôn nơi.”

Tôi đưa hình ảnh và phân tích cho cho học sinh hiểu tác giả đã lấy hình ảnh

“hòn lửa” để tả mặt trời Để các em thấy được sự ưu việt của biện pháp nghệthuật này tôi lấy một câu khác cũng tả mặt trời “ Mặt trời đỏ rực chiếu nhữngánh nắng vàng rơi vãi muôn nơi.” Tôi cho các em nhận xét xem câu nào hayhơn Tất cả các em đều cho rằng câu văn thứ nhất hay hơn.“ Vì sao câu thứ nhấtlại hay hơn?”, học sinh trả lời “ câu thứ nhất hay hơn vì tác giả đã so sánh mặttrời với hòn lửa làm ta có cảm giác mặt trời rất nóng, có màu đỏ Cách so sánhnhư vậy làm mọi người dễ hình dung ra mặt trời hơn

Tuy nhiên để học sinh hiểu kĩ được lợi ích của việc sử dụng các biện phápnghệ thuật nhân hóa nói trên, tôi yêu cầu học sinh sưu tầm, có sổ tay ghi lạinhững câu văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh khác rồi cùngphân tích để thấy cái hay của câu văn Các câu văn kiểu đó có rất nhiều trongcác bài tập đọc lớp 2 và sách tham khảo Ngoài ra tôi cũng chẩn bị một số câuvăn hay cho các em phân tích như:

- Cặp mỏ của chú vẹt cong cong như dấu hỏi

- Đôi mắt của chú gấu bông tròn xoe, đen láy như hai hòn bi ve

- Những cánh hoa phượng mỏng manh rung rinh trong gió như những cánhbướm rập rờn

Trang 14

ĐOẠN VĂN TẢ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

CỦA EM

2 Thân đoạn: Nói về đặc điểm( hình dạng,

màu sắc, ) Nói về lợi ích của đồ dùng đó

1 Mở đoạn: Giới thiệu về đồ dùng em định

tả

- Chiếc cặp được khoác lên mình một chiếc áo màu xanh bắt mắt

Tuy nhiên nếu chỉ đọc và phân tích để hiểu cái hay trong câu văn mẫu màkhông tự mình viết được các câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật thì đó khôngphải là kết quả mà tôi muốn các em đạt được Song song với việc đó tôi cho họcsinh tìm hiểu thêm các tác phẩm văn học trên thư viện nhà trường và trênmạng iternet để học sinh thực hành, rèn luyện qua các bài tập

6 Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý bằng sơ đồ tư duy.

Để mang lại hiệu quả cao trong các tiết dạy luyện viết đoạn văn, giúphọc sinh nhanh tiến bộ, phát triển hết khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.Tôi đã cho các em thảo luận lập dàn ý cho đoạn văn mình cần viết bằng sơ

đồ tư duy

Để lập dàn ý cụ thể chi tiết học sinh cần:

+ Căn cứ vào những đặc điểm đã quan sát được

+ Chọn lọc những chi tiết, hình ảnh, đặc điểm riêng để tả một cách chitiết Có thể sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm để miêu tả sao cho phù hợp

Ví dụ: Viết 3 – 4 câu tả một đồ dùng học tập của em.

Là người hướng dẫn, tôi chỉ đưa ra cái khung chung nhất đó là:

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w