STT Nội dungMức độ đánh giá % Thành thạo Khá thành thạo Chưa thành thạo Chưa biết sử dụng 1 Học sinh ứng dụng công nghệ thực tế 2 Biết sử dụng thiết bị thông minh, chủ động vào hệ thống
Trang 1PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ……….
TRƯỜNG TIỂU HỌC ………
*** ***
BÁO CÁO BIỆN PHÁP Ứng dụng công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao trải nghiệm học
tập trong phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): …………
…………., tháng … năm 202….
Trang 2PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Tên biện pháp:
“Ứng dụng công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao trải nghiệm học tập trong
phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5”
Họ và tên:
Dạy tại lớp: 5A3
Trường: Tiểu học - Thành phố - Tỉnh
I Lý do hình thành biện pháp
Lịch sử là môn học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục phổ thông, giúp học sinh hiểu rõ về cội nguồn dân tộc, các giá trị văn hóa, truyền thống và sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ Tuy nhiên, ở cấp tiểu học, học sinh lớp 5 thường gặp khó khăn trong việc hình dung các sự kiện, nhân vật và mốc thời gian lịch sử Các em dễ bị lẫn lộn về sự kiện, mất hứng thú vì bài học thiếu tính trực quan, khó tiếp cận
Trong bối cảnh công nghệ phát triển, việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR) vào giảng dạy đang trở thành một xu hướng giáo dục hiện đại, có khả năng tạo nên môi trường học tập sinh động, phong phú và hấp dẫn VR
có thể tái hiện các sự kiện, địa danh và nhân vật lịch sử một cách trực quan, giúp học sinh không chỉ “xem” mà còn “cảm nhận” lịch sử một cách sâu sắc Khi được trực tiếp trải nghiệm không gian ảo mô phỏng các sự kiện, các em sẽ như "được sống" trong thời kỳ lịch sử, tự mình khám phá từ đó ghi nhớ và khắc sâu kiến thức
Trang 3một cách tự nhiên, dễ dàng
Ngoài ra, các buổi học có ứng dụng công nghệ thực tế ảo còn giúp học sinh phát triển nhiều kỹ năng mềm như khả năng quan sát, tư duy phân tích Trong mỗi buổi học các em không chỉ làm việc cá nhân mà còn có thể trao đổi, chia sẻ quan điểm của mình với các bạn, từ đó giúp phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Thực tế cho thấy, các em yêu thích công nghệ sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức khi được học qua các hình thức trực quan, sinh động Việc ứng dụng VR vào dạy học không chỉ giúp các em học tốt môn Lịch sử mà còn khơi dậy tình yêu với môn học Từ đó hình thành lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa
Đầu năm học 2024-2025 tôi đã tổ chức khảo sát về năng lực ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong phân môn Lịch sử của học sinh và cha mẹ học sinh ở lớp
5A3, kết quả như sau:
Bảng 1: Khảo sát kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin của học sinh
(tháng 9/2024)
Trang 4STT Nội dung
Mức độ đánh giá (%)
Thành thạo
Khá thành thạo
Chưa thành thạo
Chưa biết sử dụng
1
Học sinh ứng dụng công nghệ thực tế
2
Biết sử dụng thiết bị thông minh, chủ
động vào hệ thống Office 365 nhận và
xử lý thông tin
3
Biết tra cứu, tải thông tin, hình ảnh, video
trên mạng Internet một cách an toàn. 7,7 9,8 49,4 33,1 Theo số liệu khảo sát cho thấy, số lượng các em sử dụng thành thạo ở các kĩ năng chiếm tỉ lệ rất thấp Các em chưa biết sử dụng Internet một cách an toàn Đặc biệt có đến 73,3% học sinh chưa biết ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào môn học Lịch sử
Bảng 2: Khảo sát đánh giá việc cha mẹ học sinh phối hợp, đồng hành cùng giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào môn học (tháng 9/2024)
Mức độ đánh giá (%)
Thành thạo
Khá thành thạo
Chưa thành thạo
Chưa biết sử dụng
Có thiết bị thông minh kết nối với các
phần mềm quản lý lớp học, chủ động
Trang 51 nhận và xử lý thông tin của con một
cách kịp thời.
72,52 16,6 6,4 4,48
2
Giúp con tra cứu, tải thông tin, hình ảnh,
video trên mạng Internet một cách an
toàn.
24,6 28,8 39,8 6,8
Qua kết quả theo dõi, tôi thấy 100% cha mẹ học sinh đều có thiết bị thông minh kết nối phần mềm quản lý lớp học Tuy nhiên vẫn còn hơn 6,4% cha mẹ học sinh chưa thường xuyên cập nhật và vẫn còn 4,48% cha mẹ học sinh chưa biết sử dụng nên việc nắm bắt thông tin của lớp, của trường chưa được kịp thời Phần lớn cha mẹ học sinh chưa hỗ trợ được con trong việc tra cứu, tải thông tin trên mạng Internet
Từ thực tế trên cho thấy, người giáo viên cần đầu tư, trang bị kiến thức về ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào môn học, nâng cao năng lực công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả công tác dạy học
Trang 6Vì những lý do trên, tôi đã chọn biện pháp “Ứng dụng công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao trải nghiệm học tập trong phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5” với mong muốn mang lại một giải pháp hiệu quả phù hợp với sở thích của học sinh thế hệ mới Tạo ra sự đổi mới trong giảng dạy phân môn Lịch sử, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường
II Nội dung của biện pháp
Để xây dựng và triển khai biện pháp “Ứng dụng công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao trải nghiệm học tập trong phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5” một cách hiệu quả, tôi cần thiết kế nội dung rõ ràng và phương pháp thực hiện cụ thể Tôi xin đưa ra một số biện pháp đã áp dụng vào thực tế tại lớp mình đang giảng dạy, cụ thể như sau:
1 Biện pháp 1: Khơi gợi sự tò mò và tạo hứng thú ban đầu cho học sinh
Khơi gợi sự tò mò, giúp học sinh cảm thấy thích thú với nội dung bài học lịch sử thông qua những hình ảnh sống động và video minh họa chân thực về các di sản văn hóa Việt Nam
Hình ảnh: Trống đồng Đông Sơn và cảnh sinh hoạt của người Việt cổ
Trang 7* Cách thực hiện:
- Bước 1: Tôi chọn 1 video ngắn từ 3-5 phút có chất lượng cao, màu sắc sống động và âm thanh rõ nét Đoạn video về nền văn hóa Đông Sơn, bao gồm các hình ảnh về trống đồng Đông Sơn, cảnh sinh hoạt của người Việt cổ, và cấu trúc của thành Cổ Loa
- Bước 2: Trong lúc xem video, tôi đặt câu hỏi mở để học sinh vừa xem vừa suy nghĩ ví dụ:
+ “Hãy mô tả các họa tiết được trang trí trên trống đồng ? Các họa tiết này nói lên điều gì?”
+ “Nếu các em sống trong thời kỳ ấy, thì các em sẽ sử dụng các họa tiết, hoa văn nào để trang trí trống đồng?”
Trang 8- Bước 3: Sau khi video kết thúc, tôi yêu cầu học sinh chia sẻ cảm nghĩ ban đầu, có thể là một vài từ khóa hoặc ý tưởng nổi bật các em đã thấy trong video Tôi
sẽ ghi lại trên bảng để tạo bức tranh tổng quát về các chi tiết trong bài học sắp tới
Video và hình ảnh sẽ giúp các em dễ hình dung hơn về nội dung bài học, từ
đó cảm thấy hứng thú muốn khám phá bài học sâu hơn Đặt câu hỏi mở sẽ kích thích trí tò mò, tạo sự tự tin cho các em sẵn sàng trong phần học tập tiếp theo
2 Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh làm, sử dụng các thiết bị và ứng dụng VR
Công nghệ thực tế ảo mang lại cho học sinh trải nghiệm học tập độc đáo, mới
mẻ tuy nhiên các bước hướng dẫn cần rõ ràng giúp các em dễ làm quen và sử dụng
Đối với tôi, để giúp học sinh hiểu thế nào là công nghệ thực tế ảo tăng cường
và những lưu ý khi sử dụng thì việc đầu tiên phải làm là giúp các em có sự hiểu biết cơ bản về nó Hai phần mềm để các em làm quen với thực tế ảo mà tôi sử dụng là: Merge edu và Google cardboard với các thao tác thực hiện đơn giản, đồ dùng chuẩn bị dễ tìm giúp học sinh được trải nghiệm thực tế ảo ngay tại lớp học
Hình ảnh: Biểu tượng ứng dụng Google earth trên các thiết bị thông minh
Trang 9Merge Cube là một công cụ thực tế tăng cường (AR) cho phép người dùng
tương tác với các mô hình 3D bằng cách sử dụng smartphone hoặc tablet Merge Cube rất hữu ích cho giáo dục, vì nó giúp học sinh trải nghiệm kiến thức một cách sinh động và trực quan hơn
* Cách cài đặt:
- Bước 1: Tải và in mẫu Merge edu trên web Sau đó ghép lại.
- Bước 2: Tiếp theo tải app quét hình theo mong muốn
Trang 10- Bước 3: Mở app lên và cấp quyền truy cập camera Ứng dụng sẽ dùng
Camera và quét khối lập phương tạo ra một vật thể 3 chiều
Hình ảnh: mẫu Cube trên giấy và sau khi Hs ghép thành công rồi sử dụng
phần mềm quét
Google Cardboard là một kính thực tế ảo làm từ bìa cứng, có chỗ đặt điện
thoại thông minh, qua đó, người dùng có thể trải nghiệm nội dung VR bằng các ứng dụng hỗ trợ VR Kính Cardboard có thiết kế đơn giản nhưng vẫn đủ để tạo cảm giác chìm đắm vào môi trường ảo Các nội dung VR có thể bao gồm video
360 độ, hình ảnh hoặc mô phỏng 3D, giúp học sinh hình dung và khám phá các địa điểm lịch sử hoặc sự kiện quan trọng một cách chân thực
* Cách cài đặt:
- Bước 1: Tải ứng dụng Cardbboard trên điện thoại
- Bước 2: Lựa chọn tải xuống các video cần cho bài học
- Bước 3: Mở ứng dụng Cardbboard trên điện thoại, đặt điện thoại vào đúng
vị trí trên Google Cardboard nhấn nút on là xem được video 360 độ hoặc hình ảnh
Trang 11mô phỏng 3D.
Hình ảnh: Kính Google Cardboard trên bìa và sau khi học sinh ghép
thành công
Ngay từ đầu năm học, tôi cho học sinh làm và trải nghiệm công nghệ thực tế
ảo trong các hoạt động của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt chủ điểm,
để tạo ra các sản phẩm như hộp Merge Cube, kính thực tế ảo làm từ bìa cứng Google Cardboard Sau đó, với ứng dụng Merge Edu các em được quan sát các nhân vật, địa danh hoặc sự kiện lịch sử, Với ứng dụng Google Cardboard các em
sẽ thấy không gian lịch sử, hoặc diễn biến các trận đánh lịch sử sinh động, hấp dẫn hơn
Trang 12Hình ảnh: Học sinh tự làm ra đồ dùng công nghệ thực tế ảo
Biện pháp 3: Học sinh tương tác với phần mềm Google Earth
Ứng dụng thực tế ảo không chỉ giúp học sinh trải nghiệm về thông tin, hình ảnh mà cả bài học cũng có thể sinh động hơn nhờ ứng dụng thực tế ảo Google Earth Google Earth là công cụ mạnh mẽ hỗ trợ học sinh khám phá phân môn Lịch
sử thông qua việc cung cấp hình ảnh vệ tinh và bản đồ toàn cầu với các chi tiết địa hình và văn hóa
Hình ảnh: Biểu tượng ứng dụng Google earth trên các thiết bị thông minh
* Ví dụ bài: “Nhà nước Văn Lang” và “Nhà nước Âu Lạc”, Google Earth có thể giúp học sinh khám phá các địa danh như Phong Châu (nơi được cho là kinh đô của nhà nước Văn Lang) và thành Cổ Loa (kinh đô của nhà nước Âu Lạc) Học sinh sẽ thực hiện tương tác với phần mềm Google Earth qua các bước sau:
- Bước 1: Tìm kiếm và định vị địa điểm lịch sử
Trang 13+ Nhập từ khóa tìm kiếm: Học sinh nhập “Phong Châu, Phú Thọ” hoặc
“Thành Cổ Loa” vào thanh tìm kiếm của Google Earth
+ Di chuyển đến địa điểm: Ứng dụng sẽ tự động đưa đến vị trí mong muốn,
Trang 14và học sinh có thể thấy các đặc điểm địa lý, sông ngòi, vùng đồng bằng xung quanh.
- Bước 2: Khám phá địa điểm bằng chế độ 3D và Street View
+ Chế độ 3D: Hướng dẫn học sinh bật chế độ 3D để có cái nhìn tổng quan
về địa hình Quan sát các yếu tố như vị trí, độ cao của vùng đất, cách phân bố các khu vực
+ Street View: Tại thành Cổ Loa, có thể bật chế độ Street View (nếu có),
giúp học sinh như đang đi dạo trong khu di tích, nhìn thấy các cổng thành và di tích còn lại của thành Cổ Loa
- Bước 3: Đánh dấu và ghi chú
+ Đánh dấu địa điểm quan trọng: Hướng dẫn học sinh đánh dấu các vị trí
như Phong Châu, thành Cổ Loa và ghi chú các thông tin cần nhớ, chẳng hạn “Kinh
đô nhà nước Văn Lang”
+ Ghi chú thông tin lịch sử: Học sinh có thể thêm ghi chú về các sự kiện
lịch sử xảy ra tại đây, như các cuộc chiến bảo vệ thành Cổ Loa, những câu chuyện
về vua An Dương Vương, hoặc lễ hội đền Hùng tại Phú Thọ
Hình ảnh: Vị trí địa lí và thông tin của thành Cổ Loa trên ứng dụng
thực tế ảo Google Earth.
Google Earth là một công cụ tuyệt vời để giúp học sinh khám phá các địa danh lịch sử một cách trực quan và sinh động Khi kết hợp vào các bài học, nó không chỉ mang lại kiến thức mà còn giúp học sinh có cơ hội thực hành và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng Hiện nay các lớp học tại trường tôi đều được trang
Trang 15bị bảng tương tác, với ứng dụng này bảng tương tác sẽ phát huy tối đa hiệu quả sử dụng Học sinh của tôi có thể quan sát hình ảnh thực tế ảo với kích thước lớn từ bảng tương tác đặc biệt hơn cả là các em có thể trực tiếp lên trải nghiệm hoặc thực hành theo nhóm
Các biện pháp nêu trên đều nhằm tạo nên không khí học tập vui tươi, kích thích sự tò mò và niềm yêu thích học Lịch sử của học sinh Qua việc kết hợp sử
Trang 16dụng công nghệ, video hình ảnh và các hoạt động trải nghiệm trực tiếp, học sinh sẽ cảm thấy hào hứng hơn, dễ dàng nắm bắt kiến thức và có thêm động lực học hỏi trong suốt tiết học
Hình ảnh: Học sinh hào hứng trải nghiệm các tiết học ứng dụng công
nghệ thực tế ảo
III Hiệu quả đạt được khi áp dụng biện pháp
Việc áp dụng sáng kiến sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) trong giảng dạy Lịch sử cho học sinh lớp 5A3 năm học 2024 - 2025 bước đầu đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, giúp cải thiện rõ rệt quá trình học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh Dưới đây là các kết quả cụ thể đã đạt được trong 2 tháng tôi áp dụng sáng kiến:
Bảng 3:Khảo sát kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin của học sinh
(cuối tháng 10/2024)
Mức độ đánh giá (%)
Thành thạo
Khá thành thạo
Chưa thành thạo
Chưa biết sử dụng
1
Học sinh ứng dụng công nghệ thực tế
2
Biết sử dụng thiết bị thông minh, chủ
động vào hệ thống Office 365 nhận và
xử lý thông tin
Trang 17Biết tra cứu, tải thông tin, hình ảnh, video
Trang 18Đối chiếu với kết quả khảo sát đầu năm học, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh tích cực sử dụng ứng dụng thực tế ảo vào môn học tăng rõ rệt Điều này chứng tỏ những giải pháp mà tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy có được hiệu quả nhất định,
có tác dụng thiết thực trong quá trình học tập phân môn Lịch sử
Bảng 4: Khảo sát đánh giá việc cha mẹ học sinh phối hợp, đồng hành cùng giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo vào môn học
(cuối tháng 10/2024)
Mức độ đánh giá (%)
Thành thạo
Khá thành thạo
Chưa thành thạo
Chưa biết sử dụng
1
Có thiết bị thông minh kết nối với các
phần mềm quản lý lớp học, chủ động
nhận và xử lý thông tin của con một
cách kịp thời.
2
Giúp con tra cứu, tải thông tin, hình ảnh,
video trên mạng Internet một cách an
toàn.
Qua kết quả theo dõi, tôi thấy 100% cha mẹ học sinh đều có thiết bị thông minh kết nối phần mềm quản lý lớp học Số cha mẹ học sinh chưa thường xuyên cập nhật và chưa biết sử dụng đã giảm đáng kể chỉ còn 2,5% Phần lớn cha mẹ học sinh đã hỗ trợ được con trong việc tra cứu, tải thông tin trên mạng Internet
Trang 19Áp dụng công nghệ thực tế ảo vào giảng dạy Lịch sử đã giúp nâng cao chất lượng dạy và học cho cả giáo viên và học sinh Các phần mềm VR không chỉ cung cấp kiến thức một cách sống động mà còn phát triển kỹ năng, khuyến khích sự sáng tạo và tự tin của học sinh Đây là một giải pháp hiệu quả, đáng khích lệ và có thể mở rộng trong nhiều bài học và phân môn khác
IV Kết luận áp dụng nội dung trình bày
1 Ý nghĩa của các biện pháp
“Ứng dụng công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao trải nghiệm học tập trong phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5” được áp dụng tại trường Tiểu học Biện pháp khơi gợi sự tò mò và tạo hứng thú ban đầu cho học sinh không chỉ nhằm mục đích làm cho bài học trở nên sinh động mà còn có vai trò lớn trong việc phát triển các kỹ năng tư duy, giao tiếp và thái độ tích cực với học tập Qua việc áp dụng công nghệ thực tế ảo, tôi có thể mở ra một cách học mới mẻ, giúp học sinh lớp 5A3 tiếp cận với kiến thức Lịch sử một cách gần gũi và sâu sắc hơn Điều này không chỉ nâng cao chất lượng học tập môn Lịch sử mà còn góp phần xây dựng niềm yêu thích và trân trọng đối với nền văn hóa, lịch sử Việt Nam trong lòng học sinh
Trang 202 Đề xuất, kiến nghị
- Nhà trường tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn và tổ chức chuyên đề về môn Lịch sử có sử dụng công nghệ thực tế ảo để GV được học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp
- Nhà trường có thể trang bị thêm các thiết bị cơ bản như Google Cardboard hoặc kính VR, cùng với các thiết bị hỗ trợ như Merge Cube Đây là các thiết bị đơn giản, dễ sử dụng và chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả lớn trong giảng dạy thực
tế ảo cho học sinh tiểu học
- Với các ứng dụng công nghệ thực tế ảo, đường truyền mạng ổn định là cần thiết Đề xuất nhà trường đầu tư nâng cấp mạng wifi tốc độ cao để hỗ trợ tốt cho quá trình giảng dạy
Trên đây là biện pháp “Ứng dụng công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao trải nghiệm học tập trong phân môn Lịch sử cho học sinh lớp 5” được tôi áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp 5A3 năm học 2024 - 2025 tại trường Tiểu học , thành phố , tỉnh