Môn Khoa học lớp 5 góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sángtạo, năng lực khoa học tự nhiê
Trang 1Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A
Dạy tại lớp: …Trường: Tiểu học ………
Huyện (thị xã, thành phố): …………
…………., tháng … năm 202….
Trang 2UỶ BAN NHÂN DÂN TP
TRƯỜNG
BÁO CÁO Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Khoa học lớp
5 theo chương trình GDPT 2018
Họ và tên giáo viên:
Dạy tại lớp: 5A1
Trường: Trường
Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố , tỉnh
I Lý do hình thành biện pháp:
1 Vai trò của biện pháp với học sinh
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, vấn đề đổi mới phươngpháp dạy học cũng được đặt ra bức thiết và thu hút được sự quan tâm của khá nhiềunhà khoa học, nhà quản lý giáo dục cũng như giáo viên của các cấp học, bậc học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện
giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, đồng thời giúp học sinh có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần
Trang 3thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần
cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới
Môn Khoa học lớp 5 góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sángtạo, năng lực khoa học tự nhiên…giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thếgiới tự nhiên, bước đầu có kĩ năng tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh và khảnăng vận dụng kiến thức để giải thích các sự vật, hiện tượng, mối quan hệ trong tựnhiên Qua đó, các em sẽ có tình yêu thiên nhiên, có hứng thú tìm hiểu thế giới tựnhiên, ý thức bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình, cộng đồng Ngoài ra còn có ýthức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm với môitrường sống, ứng xử phù hợp, bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người xung quanh
2.2 Khó khăn:
* Về phía giáo viên:
Trang 4Thiếu các trang thiết bị hiện đại, thí nghiệm và dụng cụ học tập phục vụ cho
Trang 5môn Khoa học Việc áp dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực của một sốgiáo viên chưa linh hoạt, khiến tiết học không nhịp nhàng, thường bị quá giờ Một
số giáo viên trong tổ khối đã có tuổi, việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đượcnhanh nhạy, chưa khai thác được nhiều phần mềm, ứng dụng học tập môn khoahọc để tạo hứng thú cho học sinh
* Về phía học sinh:
Phần lớn học sinh là con em người dân tộc thiểu số thuộc xã vùng xa, vùngkhó của thành phố , nhiều em còn nhút nhát, thiếu kĩ năng làm việc nhóm và tự học
Nhiều em điều kiện gia đình còn khó khăn, thiếu sự hỗ trợ về thiết bị học tập.Khả năng tiếp cận thông tin mới chậm hơn so với học sinh ở khu vực thành thị.Vốn hiểu biết các kiến thức khoa học của học sinh còn hạn chế
Năm học 2024 - 2025, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5A1với 29 học sinh trong đó có 16 học sinh nữ và 13 học sinh nam, 100% học sinh làngười dân tộc Dao Đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn Khoahọc của lớp với kết quả như sau:
Thời
Kết quả đạt được
Trang 6khảo sát
Tổng số học sinh
3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Khoa học, vai trò của việc nângcao chất lượng học tập cho học sinh và từ thực tế giảng dạy tại nhà trường nhiềunăm qua, tôi thấy việc tìm ra phương pháp nâng cao chất lượng dạy học là một vấn
đề hết sức quan trọng và cần thiết Với mong muốn đó, tôi quyết định chọn giải
pháp “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Khoa học lớp 5
theo CTGDPT 2018” để tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
Trang 7giảng dạy, giúp học sinh phát huy tính sáng tạo và khả năng tìm tòi khám phá kiến thức ở môn Khoa học trong phạm vi nhất định.
II Nội dung của biện pháp:
1 Biện pháp 1: Nghiên cứu chương trình, xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn học
* Nghiên cứu Chương trình môn Khoa học lớp 5.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn giáo viên cần nắm rõ chương trìnhsách giáo khoa môn Khoa học lớp 5 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) đượcchia thành 6 chủ đề Tổng thời lượng môn học 70 tiết bao gồm các bài học và kiểm tra, đánh giá Số tiết tưng ứng với tỉ lệ được phân bố theo chương trình môn họcgồm 6 chủ đề là: Chất (12 tiết); Năng lượng (12 tiết); Thực vật và động vật (10 tiết)
; Vi khuẩn (7 tiết); Con người và sức khoẻ (15 tiết); Sinh vật và môi trường (7 tiết)
07 tiết còn lại dành cho kiểm tra, đánh giá
Cấu trúc của mỗi bài học được thiết kế thống nhất, linh hoạt, mềm dẻo qua các phần: khởi động, khám phá, luyện tập thực hành, vận dụng với những kí hiệu
cụ thể của từng hoạt động
* Xác định mục tiêu, yêu cần đạt môn học.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển môn Tự nhiên xã hội lớp 1, 2, 3, môn Khoahọc lớp 4,5 được xây dưng dựa trên nền tảng cơ bản của khoa học tự nhiên và cáclĩnh vực giáo dục về sức khoẻ, giáo dục môi trường,…góp phần hình thành và pháttriển ở học sinh năng lực tự chủ và tự học, năng lực chung theo các mức độ phùhợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể
Đặc biệt, môn học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoahọc tự nhiên, giúp các em có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên bao gồm
Trang 8các thành phần: Nhận thức khoa học tự nhiên; tìm hiểu môi trường tự nhiên xungquanh; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Chú trọng hình thành và phát triển học sinh sinh tình yêu con người, thiênnhiên trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm hiểu thế giới tự nhên; ý thức bảo vệsức khoẻ bản thân, gia đình, cộng đồng; ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên thiênnhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường
Việc nghiên cứu kĩ chương trình, xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt của môn học sẽ giúp giáo viên nắm vững được chương trình, mục tiêu môn học, xây dựng
Kế hoạch bài dạy một cách cụ thể, chi tiết, đảm bảo nội dung, phù hợp từng chủ đề,từng bài học từ đó sẽ chủ động, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động dạy học
2 Biện pháp 2: Sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Khoa học.
2.1 Các phương pháp dạy học tích cực.
Để tổ chức các hoạt động dạy học môn Khoa học theo hướng phát triển nănglực, tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên phải nắm rõ các phương pháp dạy học,vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc trưng của Khoa học như: quansát, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, điều tra khảo sát, đóng vai, dạy học theo dự
án, hỏi đáp, dạy học ngoài thiên nhiên, dạy học hợp tác, phương pháp bàn tay nặnbột… Trong đó có một số phương pháp tôi thường xuyên sử dụng, đạt hiệu quảnhư:
a Phương pháp quan sát:
Trang 9Học sinh sử dụng giác quan để thu thập thông tin về các sự vật hiện tượngsau đó xử lý thông tin bằng cách đối chiếu so sánh phân tích tổng hợp để rút rakết luận Trong quá trình quan sát học sinh có thể sử dung các phương tiện hỗ trợnhư nhiệt kế, kính lúp…để quan sát hoặc giấy bút để ghi chép thông tin quan sát
được
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Xác định mục đích quan sát (Quan sát để làm gì? nhằm mục đích gì?Bước 2: Thực hiện quá trình quan sát để thu thập thông tin Sử dụng một hoặc nhiều giác quan để quan sát đối tượng
Bước 3: Xử lý thông tin đã thu thập được để rút ra kết luận
Bước 4: Thông báo kết quả, trình bày kết quả theo nhóm hoặc trước lớp
Ví dụ: Bài 13: Sinh sản của thực vật (SGK Bộ sách Kết nối tri thức với
cuộc sống - Trang 48)
Để phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính, tôi cho học sinh quan sát một sốloài hoa rất gần gũi với các em như hoa mướp, bí, hoa hồng,…sau đó cho học sinhthảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các loại hoa?
+ Hoa đơn tính là gì? Hoa lưỡng tính là gì?
+ Mỗi loài hoa trên gồm có những bộ phận nào?
- Học sinh báo cáo cáo kết quả bằng cách chỉ trực tiếp lên từng loại hoa Khi sử dụng phương pháp này tôi sử dụng vật thật cho học sinh quan sát
Sử dụng phương pháp này trong dạy học khoa học sẽ tạo được không khí học tậpthoải mái, học sinh tập trung vào hoạt động tìm hiểu các vấn đề của bài học cótrong sự vật được quan sát một cách tích cực, hiệu quả, phát triển năng lực khoa
Trang 10học tự nhiên cho học sinh.
b Phương pháp Bàn tay nặn bột
Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là phương pháp dạy học tích cực dựa trên thínghiệm tìm tòi- nghiên cứu, chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinhbằng các thí nghiệm để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác phương pháp
“Bàn tay nặn bột” luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các
em là người tìm tòi khám phá và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên
Ví dụ: Khi dạy bài 3: Hỗn hợp và dung dịch - Trang 14
Ở hoạt động: Thực hành tạo ra một dung dịch, tôi thực hiện các bước theophương pháp bàn tay nặn bột như sau:
Bước 1 Tình huống xuất phát và nêu vấn đề
GV nêu tình huống xuất phát: Nếu ta cho một ít muối vào nước thì hiện tượng
gì sẽ xảy ra? Các em hãy suy nghĩ và ghi chép vào phiếu dự đoán
Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh.
- Học sinh nêu quan điểm ban đầu của mình
Ví dụ: Muối tan đều trong nước; Muối tan trong nước nhưng còn một ít muối
ở đáy cốc; Muối tan trong nước và nước sẽ có màu hơi đục
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu sự giống nhau và khác nhau về quan điểmban đầu của nhóm mình với các nhóm khác
Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm
Trang 11- Giáo viên cho học sinh nêu các ý kiến thắc mắc
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để tìm phương án giải quyết các thắc mắc
- Đại diện nhóm lần lượt đề xuất phương án làm thí nghiệm
Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi- nghiên cứu
- Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và báo cáo kết quả:
Bước 5: Kết luận và hệ thống hoá kiến thức.
Học sinh nêu khái niệm về dung dịch Kể tên và nêu công dụng của một số dụng dịch thường gặp trong cuộc sống hàng ngày Giáo viên kết luận và chốt kiến thức
Khi sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” tôi nhận thấy học sinh được rènluyện rất nhiều kĩ năng như rèn tư duy và phương pháp làm việc, từng bước
làm chủ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, học sinh mạnh dạn tự tin bộc lộ quan điểm của mình và biết ghi chép hệ thống hoá kiến thức
2.2 Các kĩ thuật dạy học tích cực:
Bên cạnh sử dụng các phương pháp dạy học đặc trưng của môn Khoa học tôivận dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật XYZ, chia sẻ nhómđôi, khăn trải bàn, các mảnh ghép, dạy học theo trạm, sơ đồ tư duy, trong các giờhọc Đây là các kĩ thuật dễ áp dụng trong môn Khoa học, không đòi hỏi nhiềuphương tiện, đồ dùng học tập song là cơ hội tốt để các em hình thành năng lực tựhọc và giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, năng lực nhận thức khoa học tự nhiên
a) Kĩ thuật “Dạy học theo trạm”
Dạy học theo “Trạm” là một phương pháp giảng dạy tích cực, cho phép họcsinh trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau theo nhóm nhỏ tại các trạm học tập
Trang 12Phương pháp này giúp học sinh lớp 5 chủ động tham gia vào quá trình học tập, phát triển kỹ năng hợp tác và tư duy Trong môn khoa học lớp 5 đặc biệt là khi dạy bài “Ônhiễm, xói mòn đất và bảo vệ môi trường đất”, kỹ thuật này có thể được áp dụng bằng cách tạo các trạm học tập về các nội dung khác nhau trong việc tìm hiểu nguyên nhân ,tác hại và biện pháp phòng chống ô nhiễm đất ở hoạt động 1 trong bài Tôi đã thựchiện kĩ thuật dạy học theo trạm qua các bước sau:
Bước 1 Xây dựng các trạm học tập với chủ đề cụ thể: Mỗi trạm sẽ có các tài
liệu học tập phù hợp như tranh ảnh, mô hình, hoặc câu hỏi dẫn dắt để học sinh tìmhiểu và thảo luận
Trạm 1: Tìm hiểu về nguyên nhân gây ô nhiễm đất
Trạm 2: Tìm hiểu tác hại của ô nhiễm đất đối với thực vât, động vật và sức kh
oẻ con người
Trạm 3: Tìm hiểu về các biện pháp chống ô nhiễm đất
Bước 2 Tổ chức và luân phiên giữa các trạm:
Tôi chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm bắt đầu tại một trạm và luân phiên dichuyển qua các trạm khác Tôi đặt thời gian quy định (khoảng 5 phút) cho mỗi trạm
và hướng dẫn học sinh cách di chuyển để giữ trật tự
Bước 3 Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm và ghi chép thông tin
Mỗi nhóm cử một bạn ghi chép và tổng hợp thông tin từ các bạn trong nhóm Các thành viên trong nhóm cùng nhau thảo luận để trả lời câu hỏi của từng trạm và g
hi lại các thông tin chính Tôi khuyến khích các em quan sát hình ảnh, tranh vẽ hoặc
Trang 13mô hình để hiểu rõ hơn nội dung của từng hoạt động.
Bước 4 Tổng kết và chia sẻ kết quả sau khi hoàn thành các trạm
Khi tất cả các nhóm đã hoàn thành các trạm, tôi cho các nhóm trình bày kết q
uả Các nhóm chia sẻ lại những kiến thức mà nhóm mình học được ở mỗi trạm, giúp
cả lớp có kiến thức tổng hợp chung về nguyên nhân, tác hại và biện pháp phòngchống ô nhiễm đất
Sau hoạt động này tôi đặt thêm câu hỏi: “ Ở gia đình và địa phương em đã có những việc làm nào đã và đang gây ô nhiễm đất? Vì sao phải phân loại rác thải sinh hoạt? ” để học sinh cùng thảo luận và tìm ra kiến thức nguyên nhân và biện phápphòng chống ô nhiễm đất Kĩ thuật dạy học này giúp học sinh nắm vững kiến thứcmột cách tự nhiên và dễ nhớ đồng thời tạo hứng thú học tập cho các em
b) Kĩ thuật “Sơ đồ tư duy”
Khi tôi sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy vào dạy học, tôi thường hướng dẫncác em cách vẽ sơ đồ tư duy đơn giản vào cuối mỗi bài học để ghi nhớ kiến thức.Những bài đầu, các em chỉ vẽ những nét đơn giản như hình bông hoa với nhiềucánh hay chỉ là những nét ngoằn ngoèo theo ý thích nhưng dần dần các em đã biếtsáng tạo khi vẽ thêm hình ảnh đi cùng để thể hiện những kiến thức trọng tâm củabài Nhờ sự sáng tạo và thói quen này mà hầu như các kiến thức trọng tâm của bàitất cả các em trên lớp đều ghi nhớ ngay sau buổi học trên lớp
+ Ví dụ: Bài 10: Năng lượng chất đốt ( Sách giáo khoa- trang 38) tôi giúp
học sinh củng cố, ghi nhớ kiến thức bằng cách vẽ sơ đồ tư duy
Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạyhọc môn Khoa học đã tạo cho học sinh hứng thú và say mê khi tham gia vào hoạtđộng học tập, hăng say vào công việc như các nhà nghiên cứu Các em phát huy đ
Trang 14ược tính tích cực, độc lập sáng tạo Qua đó rèn luyện được nhiều thao tác tư duyphân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, thông qua các hoạtđộng tìm kiếm tri thức của bản thân đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng kiếnthức vào cuộc sống, kĩ năng thực hành, thí nghiệm, năng lực quan sát, sáng tạo,năng lực tự học và hợp tác nhóm Bên cạnh đó ngôn ngữ nói và viết của các emcũng được phát triển thông qua các hoạt động học tập.
3 Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Khoa học lớp 5 đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang trở thành xu thế tronggiáo dục, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch bài giảng sinh động, dễ dàng tìm kiếmtài nguyên và liên kết hợp lí các kiến thức Công nghệ thông tin không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà còn phát triển kĩ năng tin học, khả năng tìm kiếm thông tin vàthuyết trình Học sinh cũng làm quen với các hình thức tự học như học online Tôi
đã sử dụng các ứng dụng, phần mềm dạy học hiệu quả như:
+ Bài 16: Năng lượng chất đốt (Trang 38): Tôi sử dụng PowerPoint, Violet,
Canva tôi sử dụng phần mềm để thiết kế ra những slide bài giảng với những hìnhảnh sinh động, phong phú thu hút học sinh khám phá, tạo cho giờ dạy hấp dẫn
+ Bài 8: Sử dụng năng lượng điện (tiết 2 - trang 48): Sử dụng Plickers để
củng cố lại kiến thức sau bài học