1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 4 một số biện pháp sử dụng sơ Đồ tư duy trong dạy và học môn lịch sử và Địa lý

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,95 MB

Nội dung

“Sơ đồ tư duy” là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp giáo viên và họcsinh trong việc trình bày các ý tưởng, hệ thống hóa các kiến thức của bài học, chủ đề một cách rõ ràng,

Trang 1

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Trang 3

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố

I Lý do hình thành biện pháp:

1 Vai trò của biện pháp

Ở bậc Tiểu học môn Lịch sử và Địa lý là môn học cung cấp cho các em cáckiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội Từ đó, bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tìnhyêu thiên nhiên, quê hương, đất nước Ý thức bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn và pháttriển các giá trị văn hóa Việt Nam Đồng thời, môn học góp phần đặt nền móng banđầu cho việc giáo dục về khoa học xã hội ở các cấp học trên Hình thành, phát triển

ở học sinh những năng lực, phẩm chất chủ yếu được xác định trong Chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018

Để làm được điều này đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững kiến thức cácmôn học, hoạt động giáo dục mà phải biết vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy họcphù hợp để mang lại hiệu quả cao Tôi nhận thấy một trong những phương pháp có

ưu điểm đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đổi mới và vận dụng tốt vào quá trình dạy

học ở Tiểu học hiện nay đó là “ Sơ đồ tư duy”.

Trang 4

“Sơ đồ tư duy” là công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập giúp giáo viên và học

sinh trong việc trình bày các ý tưởng, hệ thống hóa các kiến thức của bài học, chủ

đề một cách rõ ràng, mạch lạc, lôgic

Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học là dễ áp dụng, dễthực hành, phát huy khả năng sáng tạo và năng lực tự học của học sinh Bất kể mônhọc nào cũng có thể ứng dụng sơ đồ tư duy

Qua nghiên cứu, tôi thấy kĩ thuật sơ đồ tư duy không chỉ giúp cho học sinh có sự hiểu biết sâu rộng, dễ tái hiện kiến thức mà còn tạo hứng thú để học sinh tham gia học tập tích cực, chủ động, tiếp thu kiến thức một cách dễ hiểu Trong quá trình dạy học, tôi thấy được tính tích cực của kĩ thuật dạy học sử dụng sơ đồ tư duy nên tôi đã

lựa chọn “Một số biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học môn Lịch sử và

Địa lý ở lớp trường Tiểu học - Thành phố - Tỉnh ”.

2 Thực tế tại đơn vị:

Trang 5

Qua các tiết học đầu năm học, tôi tiến hành khảo sát mức độ sử dụng sơ đồ tư duy

của học sinh trong môn Lịch sử và địa lý tại lớp và có kết quả như sau:

Trang 6

Từ số liệu trên và quan sát hoạt động giảng dạy của giáo viên và học sinh, tôithấy rằng nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó là:

* Về phía giáo viên: Thực tế hiệu quả của việc giảng dạy kiến thức các môn

học bằng các phương pháp truyền thống như: dùng trực quan, giảng giải, vấn đáp…cho học sinh vẫn chưa cao Giáo viên vẫn là người hoạt động chủ yếu, học sinh vẫnchưa phát huy được tính tích cực, chủ động và năng lực tự học

* Về phía học sinh:

- Một số em chưa khái quát, ghi nhớ được kiến thức sau mỗi bài học - Việc quan

sát các sự vật, hiện tượng, tìm tư liệu, cách trình bày kết quả bằng lời nói, cách diễn đạt còn hạn chế

* Về phía phụ huynh: Một số phụ huynh chưa có phương pháp hỗ trợ học

Trang 7

sinh khi ở nhà.

3 Ý nghĩa của biện pháp:

* Về giáo viên:

- Giúp giáo viên hệ thống kiến thức các bài một cách khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu

để học sinh ghi nhớ bài tốt hơn

- Giáo viên tự tin trong quá trình giảng dạy, làm cho tiết học trở lên nhẹ nhàng và hiệu quả

*Về phía học sinh:

- Khi sử dụng sơ đồ tư duy các em sẽ biết cách học, tự học một cách chủ động - Giúp các em hiểu sâu kiến thức trọng tâm cơ bản

Trang 8

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng khái quát nội dung học tập bằng sơ đồ tư duy - Rèn kĩ năng thuyết trình cho học sinh Thay đổi không khí lớp học, tạo sự sôi nổi, hào hứng cho học sinh.

* Về phụ huynh: Phụ huynh hiểu hơn về phương pháp học tập mới, cùng

đồng hành, hỗ trợ học sinh trong các hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh

II Nội dung của biện pháp:

1 Biện pháp 1: Giáo viên trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết để dạy học sinh về sơ đồ tư duy

1.1: Trang bị về kiến thức: Giáo viên cần trang bị kiến thức về sơ đồ tư duy

và tìm hiểu quy trình thiết kế sơ đồ tư duy

* Kiến thức về sơ đồ tư duy:

Trang 9

- Sơ đồ tư duy là kĩ thuật giúp hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến

thức…bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữviết với tư duy tích cực, giúp học sinh ghi nhớ bài dễ dàng và hiệu quả hơn Sử dụng

sơ đồ tư duy kết hợp khai thác được các khả năng tư duy của não bộ

- Tìm hiểu cấu tạo của sơ đồ tư duy:

+ Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề + Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm

rõ chủ đề + Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính

+ Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết

* Quy trình thiết kế sơ đồ tư duy: Gồm 5 bước

Trang 11

với các bước: chia bố cục bảng, viết chữ trình bày, vẽ hình minh họa * Kĩ năng vẽ trên phần mềm:

GV nghiên cứu các phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy và chọn phần mềm sử dụng

hiệu quả nhất là phần mềm Mipmap 11: Tải phần mềm Kích chọn phần mềm Chọn

biểu tượng Nhập nội dung lựa chọn là từ khóa chính Lựa chọn font chữ, kiểu chữ

và màu chữ Kích chọn biểu tượng ở vị trí trung tâm, di chuyển để tạo nhánh Tạo các nhánh con khác Hoàn thành, xuất ra ảnh và chia sẻ

2 Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh làm quen vớisơ đồ tư duy Ngay từ bài

học đầu tiên, tôi cho học sinh làm quen với sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho các em sơ đồ tư duy có sẵn Học sinh nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu một vài sơ đồ

tư duy

2.1: Sơ đồ tư duy mạng nhện

Học sinh có thể thoải mái sáng tạo mạng nhện riêng theo nội dung bài học

Trang 12

Phương pháp này có thể áp dụng trong nhiều môn học.

Cụ thể môn Lịch sử và Địa lý như sau:

Ví dụ: Sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài: Thành phố Đà Nẵng

2.2: Sơ đồ tư duy hình ảnh tự do

Học sinh rất thích vì nó rất hấp dẫn, gần gũi Đó là những hình ảnh thật trong thực tế được cách điệu thành một mô hình kiến thức Tưởng tượng và kết hợp với

những gì đã học ở môn Mĩ thuật vẽ lại đối tượng miêu tả dưới dạng kí họa Ví dụ về

sơ đồ tư duy hình ảnh tự do.

Trang 13

ẢNH MINH HOẠ

Học sinh hứng thú khi cùng giáo viên khám phá kiến thức với sơ đồ tư duy hình ảnh

tự do sinh động, đồng thời các em đã thuộc bài ngay tại lớp, hứng thú trong học tập

2.3: Sơ đồ tư duy hình cây

Chúng ta có thể vẽ cây với bao nhiêu cành tùy theo nội dung cần diễn đạt Ví dụ: Sau khi học tiết 1 bài 4: “Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ” (sách

Lịch sử và Địa lý lớp 4 trang 18) giáo viên có thể sử dụng sơ đồ sau để giúp học sinh ghi nhớ kiến thức

ẢNH MINH HOẠ

Trang 14

2.4: Sơ đồ tư duy Mặt trời

Sơ đồ tư duy mặt trời được áp dụng trong nhiều các môn học

Ví dụ: Phần chốt kiến thức cuối bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (sách Lịch sử và Địa lý lớp 4 trang 89)

ẢNH MINH HOẠ

Trong các giờ dạy, tôi khuyến khích, hướng dẫn học sinh vận dụng linh hoạt, sáng tạo ra sơ đồ của mình để ghi nhớ kiến thức bài học tốt hơn

3 Biện pháp 3: Rèn cho học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy:

Tôi hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy qua năm bước sau: Ví dụ: Bài 2 về chủ

đề: Thiên nhiên, văn hóa, con người địa phương Quảng Ninh (sách Lịch sử và Địa

lý lớp 4 trang 12)

Trang 15

- Bước 1 Xác định chủ đề trọng tâm: Bước đầu tiên trong việc tạo ra một sơ

đồ tư duy là kĩ năng đọc và xác định từ khóa chủ đề, từ khóa nội dung

Muốn xác định được chủ đề tôi hướng dẫn HS dựa vào tên một bài học vì thôngthường tên một bài học chứa nội dung trọng tâm của bài Mảng chính nằm ở trungtâm giữa Ví dụ: Với bài 2 xác định chủ đề trọng tâm: Thiên nhiên, văn hóa và conngười

- Bước 2 Xác định và liệt kê những từ khóa quan trọng nhất hay chung nhất liên quan đến chủ đề Ở đây tôi hướng dẫn các em đọc thông tin, lọc thông

tin và tìm từ khóa

Ví dụ: Các từ khóa liên quan tới như: Cảnh đẹp, con người, ẩm thực - Bước 3

Sắp xếp các từ khóa ở những vị trí phù hợp trên các nhánh tương ứng với mức độ

phân cấp: Mỗi nội dung là 1 nhánh, mỗi nhánh 1 phía - Bước 4 Dùng các đường nối để liên kết các từ khóa có mối liên hệ với nhau - Bước 5 Sửa chữa, hoàn chỉnh

sơ đồ Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn gặp khó khăn

Trang 16

Trong quá trình hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy tôi lưu ý cho học sinh khi vẽ sơ đồ là:

+ Sơ đồ tư duy vẽ trên tờ giấy khổ A3 hoặc A4 nằm ngang Đặt trang giấy nằm

ngang trước mặt để bắt đầu vẽ sơ đồ tư duy ở giữa trang giấy + Từ mảng chính vẽ các nhánh chính Nhánh chính được vẽ bằng 2 nét, nhỏ dần ở cuối Phân bổ các nhánh chính theo chiều kim đồng hồ Nhánh chính đầu tiên ở vị trí (1 giờ của đồng hồ)

+ Tô màu đan xen giữa màu nóng và màu lạnh, cứ như vậy để hài hòa cân đối Kết thúc nhánh chính vẽ nhánh phụ Lưu ý nhánh phụ cùng màu với nhánh chính Ví dụ

sơ đồ tư duy của học sinh sau khi tìm hiểu về thiên nhiên, con người, văn hóa

Trang 17

4 Biện pháp 4: Giáo viên vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học 4.1: Sử dụng sơ đồ tư duy trong phần khởi động

Trang 18

- Tạo không khí lớp học sôi nổi Tạo hứng thú học tập cho học sinh Rèn kĩ

năng giao tiếp, hợp tác

- Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi cá nhân, nhóm để học sinh tham gia

Ví dụ: Bài “ Đồng bằng Bắc Bộ” (sách Lịch sử và Địa lý lớp 4 trang 36) Giáo viên

chia lớp thành 2 đội, mỗi đội có 4 bạn Giáo viên đưa cho mỗi đội các mảnh ghép liên quan tới nội dung bài Các đội thảo luận trong 1 phút để sắp xếp các nhánh lớn, nhỏ Hết 1 phút, các thành viên trong đội lần lượt ghép các mảnh ghép lên bảng cho đúng với nội dung bài Đội nào ghép nhanh ghép đúng sẽ giành chiến thắng

ẢNH MINH HOẠ

4.2: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bài mới và ghi bảng - Giáo viên thể

hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách rất trực quan

- Hình thành cho học sinh có thói quen ghi chép bằng sơ đồ tư duy, góp phần sáng tạo trong rèn kĩ năng giải quyết vấn đề

Trang 19

- Với một bài học cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc thông tin và thảo

luận nhóm hoặc làm việc cá nhân để ghi ra những ý chính bằng sơ đồ tư duy Ví dụ

bài: Hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ (tiếp theo) (sách Lịch

sử và Địa lý lớp 4 trang 48)

Giáo viên cho học sinh làm việc nhóm 4 trong 2 phút, vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức phần trang phục và lễ hội của bài Sau đó trưng bày sản phẩm các nhóm cử đại diện lên giới thiệu, thi xem nhóm nào vẽ đúng, đẹp, giới thiệu hay

4.3: Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập.

- Tổng hợp kiến thức đã học một cách có hệ thống, lôgic giữa các mạch kiến

thức

Trang 20

- Giáo viên chiếu sơ đồ hệ thống kiến thức, yêu cầu học sinh nhìn sơ đồ để nêu

lại các kiến thức đã học Hoặc yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ hệ thống các kiến thức đãhọc

Ví dụ: Khi dạy tiết ôn tập giữa kì 1, giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy

hệ thống kiến thức các bài đã học theo nhóm 4 Sau đó yêu cầu đại diện các nhómthuyết trình lại nội dung

4.4: Ứng dụng AI trong việc tạo sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức trong môn Lịch sử địa lý 4.

Để tạo sơ đồ tư duy bằng AI, tôi xác định mục tiêu, nội dung; sử dụng AI để phân

tích nội dung, tạo sơ đồ tư duy rồi tinh chỉnh và cá nhân hóa Tôi sử dụng công cụ Mapify để tạo sơ đồ tư duy có sự hỗ trợ từ AI

AI có thể phân tích nội dung chương trình học và tạo ra sơ đồ tư duy dựa trên các chủ đề chính và phụ phù hợp với nhu cầu học tập của từng học sinh AI có thể giúp giáo viên tạo ra các sơ đồ tư duy cho các bài giảng hoặc kế hoạch dạy học, đảm bảo

Trang 21

rằng tất cả các khía cạnh của nội dung được bao phủ Thông thường tôi thường tổng kết bài học mới dưới dạng sơ đồ tư duy với sự hỗ trợ của AI để các em dễ ghi nhớ kiến thức đồng thời thông qua việc học qua sơ đồ tư duy các em cũng được phát triển về khả năng tư duy logic, sáng tạo Cụ thể, khi dạy bài “Thiên nhiên vùng Nam Bộ” (sách Lịch sử và Địa lý lớp 4 trang 100) để giúp các em ghi nhớ bài, tôi đãxây dựng kiến thức dưới dạng sơ đồ tư duy, sau đó in ra giấy và phát cho HS.

5 Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh thuyết trình sơ đồ tư duy trong

học tập.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thuyết trình sơ đồ tư duy ở trên lớp, ở nhà theo các cách:

Trang 22

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đứng, chỉ sơ đồ: Người chỉ sơ đồ cần đứng thẳng, đứng về một phía của sơ đồ để cho người quan sát thấy được đối tượngcần chỉ một cách chính xác Khi chỉ bản đồ người chỉ cần kết hợp giữa chỉ với lời nói.

+ Giáo viên hướng dẫn học sinh thuyết trình theo sơ đồ tư duy: Nhằm rèn cho học sinh sự tự tin, năng động, giao tiếp tích cực Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày sơ đồ theo trình tự nội dung bài, đồng thời giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp ngôn ngữ cơ thể trong khi thuyết trình để có thể thu hút sự chú ý của mọi người

Với biện pháp này học sinh rất hứng thú trong học tập, ghi nhớ bài hiệu quả

III HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG THỰC TẾ DẠY HỌC

Với các biện pháp mà tôi đưa ra được vận dụng tại lớp trường Tiểu học Hà Khẩu và áp dụng rộng rãi trong tổ khối, cụm chuyên môn số 1 thành phố mang lạihiệu quả cao trong các tiết dạy Cụ thể:

* Với giáo viên:

Trang 23

- Giáo viên giảng dạy kiến thức có hệ thống, khoa học hơn *

Với học sinh:

- Học sinh hứng thú khi bắt đầu vào các tiết học, nhiều em thích tự tìm tài liệu về bài học trên mạng, nhiều em có kĩ năng tổng hợp và khái quát hóa khi vẽ sơ đồ tư duy - Khả năng diễn đạt bằng lời của các em tốt hơn, các em tự tin khi tham gia giao lưu ngoại khoá trả lời câu hỏi

- Học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng, tích cực xây dựng bài Kết quả mức độ sử dụng sơ đồ tư duy của học sinh trong môn Lịch sử và Địa lý được nâng lên một cách rõ rệt Kết quả đánh giá giữa kì 1 lớp như sau:

Trang 25

Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Lịch sử và Địa Lý lớp 4 cho thấy

thành công kĩ thuật dạy học độc đáo “kiến thức + hội họa + kiến trúc” Học sinhtham gia xây dựng bài một cách hào hứng Giúp học sinh học tập tích cực, chủđộng, sáng tạo, kích thích tư duy phát triển Giáo viên có những tiết dạy nhẹ nhàng,hiệu quả cao, nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân

* Đề xuất, kiến nghị

Về phía nhà trường:

- Tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn nhiều hơn để giáo viên nâng cao trình

độ chuyên môn trong giảng dạy

Về phía giáo viên:

Trang 26

- Giáo viên không ngừng bồi dưỡng học hỏi chuyên môn, tìm hiểu các kĩ thuật dạy học, tham gia các khóa học bồi dưỡng chuyên môn để áp dụng biện phápdạy học hiệu quả.

- Luôn cập nhật các phương pháp dạy học mới để vận dụng sáng tạo trong tiếtdạy

Trên đây là một số biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học giúp học sinh họctập tích cực, chủ động và sáng tạo được bản thân tôi đã áp dụng hiệu quả cho học sinh tại lớp , trong tổ chuyên môn, trong nhà trường Tiểu học Hà Khẩu, thành phố

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w