1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 3 một số biện pháp hình thành kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo Đức lớp 3

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Hình Thành Kĩ Năng Sống Cho Học Sinh Thông Qua Dạy Học Môn Đạo Đức Lớp 3
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Tiểu học ...
Chuyên ngành Đạo Đức
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024-2025
Thành phố Thành phố ...
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Thông qua các bài học và hoạt động thực tiễn, học sinh được trang bị những kỹ năng sống cần thiết, biết cách ứng xử đúng mực, tôn trọng người khác, phát triển tinh thần đoàn kết, biết tô

Trang 1

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ……….

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: 5E Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ TẠO

TRƯỜNG

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3

TẠI TRƯỜNG

Họ và tên giáo viên:

Dạy tại lớp 3G - Trường Thành phố – Tỉnh

Quảng Ninh

I LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân và là nền móng để xây dựng, hình thành kiến thức cũng như kĩ năng sống cho học sinh Theo Tổ chức y tế thế giới – WHO (1993): “Kĩ năng sống là kĩ năng về giao tiếp để tương tác hiêu quả vớ i ngườ i khác, là khả năng thich nghi và giải quyết co hiêu quả những vấn đề, tinh̀ huống trong cuôc sống bằng những hành vi tich cưc̣ ”

Theo Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) (1995): “Kĩ năng sống bao gồm

kĩ năng

nhân khác”

biết để sống vớ i chính mình và kĩ năng nhân biết để sống với ngườ i

Vậy kĩ năng sống là các kỹ năng cần thiết cho cuôc sống Đặc biệt với học sinh Tiểu học, kĩ năng sống càng cần phải được chú trọng để hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, giúp các em có khả năng ứng

Trang 3

phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày.

Qua quan sát thực tế tại trường – Thành phố , tôi nhận thấy thực trạng trước khi áp dụng biện pháp:

* Về phía giáo viên

- Giáo viên đã tổ chức được một số hoạt động nhằm hình thành và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhưng còn chung chung, chưa đi sâu, chưa có biện pháp cụ thể thuyết phục, chưa thể hiện thường xuyên, rõ nét

- Giáo viên còn hạn chế trong việc áp dụng các hình thức và phương pháp

tổ chức cho các hoạt động dạy học một cách phong phú và đa dạng nên chưa gây được sự hứng thú cho học sinh

* Về phía phụ huynh:

- Quan niệm của đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học giỏi Toán, Tiếng Việt, không cần tham gia các hoạt động khác mà chưa nghĩ đến việc rèn kĩ năng sống cho con, hướng cho con em mình làm tốt hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và cách ứng xử trong giao tiếp Vì vậy, khi có những mâu thuẫn trong quan hệ bạn bè của con, phụ huynh thường thay con giải quyết, chưa hướng dẫn con cách giải quyết vấn đề

* Về phía học sinh:

Trang 4

- Các em xử lý chưa tốt một số kĩ năng Cụ thể là 2 kĩ năng: Kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân và kĩ năng tự bảo vệ

Nắm được yêu cầu cần thiết việc phải hình thành kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 nói chung và học sinh lớp 3G nói riêng thông qua dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, để hiểu rõ hơn kĩ năng sống của học sinh, ngay

từ đầu năm học 2024-2025, tôi đã tiến hành khảo sát học sinh khối 3 trường

và thu được kết quả như sau:

Nội dung kĩ năng

Lớp Sĩ số

Mức độ đạt được

Tốt Khá

Đạt yêu cầu

Chưa đạt

Tự bảo vệ (Xử lí bất hòa

với bạn bè)

Khám phá bản thân (tự

đánh giá điểm mạnh, điểm

yếu của bản thân)

Qua thống kê khảo sát cho thấy: số học sinh có kĩ năng sống được đánh giá

là tốt, khá còn chiếm tỉ lệ thấp; số học sinh có kĩ năng sống cơ bản còn chưa đạt yêu cầu chiếm tỉ lệ cao Đặc biệt một số em không biết xử lý một số tình huống trong cuộc sống, rất rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh khi gặp khó khăn

Trang 5

Là một giáo viên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để việc hình thành và phát huy kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao Và đặc biệt trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Đạo đức là môn học nền tảng vững chắc cho việc xây dựng và phát triển các phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh và ý thức trách nhiệm xã hội Thông qua các bài học và hoạt động thực tiễn, học sinh được trang

bị những kỹ năng sống cần thiết, biết cách ứng xử đúng mực, tôn trọng người khác, phát triển tinh thần đoàn kết, biết tôn trọng, yêu thương gia đình, bạn bè

và cộng đồng Từ đó tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu và đưa ra “Một số biện pháp hình thành kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức lớp 3 tại trường ” nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và góp phần

vào thực hiện mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ

II NỘI DUNG CỦA BIỆN PHÁP

1 Biện pháp 1: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành và phát huy kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân và kĩ năng tự bảo vệ theo mục tiêu chương trình của môn Đạo đức lớp 3.

Trang 6

Muốn cho các kỹ năng sống được hình thành, phát huy và trở thành thói quen cần phải cho học sinh được vận dụng, thực hành, luyện tập một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống bằng việc sử dụng các hình thức, các phương pháp dạy học mới sinh động, linh hoạt Trong các phương pháp dạy học tích cực như phương pháp hoạt động nhóm, đóng vai, động não, trò chơi, vấn

đáp, … thì phương pháp đóng vai và phương pháp vấn đáp là hai phương pháp

giúp hình thành và phát huy kĩ năng sống cho học sinh tốt nhất trong môn Đạo đức

1.1 Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng

xử và bày tỏ thái độ trong tình huống cụ thể Đóng vai gây chú ý và hứng thú cho HS Qua đó tạo điều kiện nảy sinh óc sáng tạo của học sinh đồng thời khích

lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức Qua đóng vai có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn

Quy trình thực hiện:

* Bước 1: Giáo viên thiết kế hoạt động đóng vai

- Giáo viên dựa vào nội dung bài học, giao tình huống để học sinh đóng vai, học sinh tự xây dựng kịch bản cho hoạt động của mình Giáo viên đưa ra các yêu cầu cụ thể: xác định mục tiêu, phân nhóm, tình huống, thời gian giới hạn cho phần đóng vai của mỗi nhóm, quy định thời gian chuẩn bị Tùy thuộc vào ý

đồ tiến hành mà giáo viên có thể giao trước tình huống cho các nhóm học sinh chuẩn bị ở nhà sau đó sẽ tiến hành đóng vai trên lớp; hoặc có thể cho học sinh

Trang 7

thảo luận tại chỗ và tiến hành đóng vai ngay tại lớp Tuy nhiên, với mỗi hình thức thì mức độ yêu cầu về kịch bản, cách diễn xuất cũng khác nhau

* Bước 2: Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động đóng vai

- Các nhóm học sinh tiếp nhận tình huống giáo viên giao và tiến hành phân tích, thảo luận, lên kịch bản, phân vai, chuẩn bị đạo cụ (nếu có), luyện tập theo quy định của giáo viên, các nhóm tiến hành đóng vai trên lớp

* Bước 3: Giáo viên tiến hành tổng kết, đánh giá hoạt động đóng vai của học sinh, các nhóm quan sát mỗi nhóm đóng vai, thảo luận, góp ý cho các kịch bản của nhóm bạn, rút ra những bài học của nhóm, giáo viên tiến hành đánh giá các phần trình bày của mỗi nhóm Từ nội dung đóng vai của mỗi nhóm, giáo viên liên hệ, khái quát thành nội dung bài học

Ví dụ: Khi dạy hoạt động Luyện tập (xử lý tình huống) ở Bài 8: “Xử lý bất

hòa với bạn bè” với 2 tình huống mà bài đưa ra:

1 Bố mẹ cho Hải đi dự sinh nhật Huy nhưng dặn bạn về sớm Đến giờ, Hải đứng lên chào các bạn nhưng Huy nói: “Nếu bạn về bây giờ thì tớ không chơi với bạn nữa” Nếu là Hải, em sẽ làm gì?

2 Em chơi thân với Hương và Giang Hôm trước, Hương nói Giang kiêu căng nên hai bạn không chơi với nhau nữa Em sẽ giúp các bạn hòa giải như thế nào?

Trang 8

Để xử lý các tình huống này, tôi chia lớp thành 4 nhóm, cứ 2 nhóm sẽ đóng vai xử lý 1 tình huống Giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận, phân tích, lên kịch bản, phân vai và luyện tập trong vòng 5 phút Sau đó, mỗi nhóm lên đóng vai thể hiện tình huống và cách xử lý tình huống của nhóm mình Các nhóm còn lại quan sát, thảo luận, góp ý cho nhóm bạn

Thông qua xử lý tình huống kết hợp với đóng vai, học sinh đưa ra những lập luận, đi kèm với hành vi, thái độ cụ thể Có sự phân tích đánh giá lựa chọn cách ứng xử, giao tiếp, hành động đúng đắn Trong ví dụ trên, giáo viên hướng tới học sinh những cách xử lý thích hợp từ đó có ý thức để tránh xảy ra xích mích, bất hòa với bạn bè Bên cạnh đó cũng nhắc nhở các em không nên có những lời nói, hành động không đúng, làm cho người khác có những cảm xúc tiêu cực

Đối với việc đánh giá hoạt động đóng vai nêu trên, giáo viên có thể sử dụng phiếu rubric để đánh giá hoạt động của các em Việc sử dụng công cụ đánh giá này giúp giáo viên nhanh chóng đánh giá sản phẩm hoạt động của học sinh, giúp giáo viên thấy được mức độ nhận thức hành vi, đánh giá hành vi và cách học sinh đưa ra các quyết định thực hiện hành vi theo quyết định của bản thân

Rubric: Đánh giá nhóm học sinh về thực hiện nhiệm vụ học tập

(Dành cho giáo viên đánh giá học sinh)

TT Tiêu chí

CÁC MỨC ĐỘ

Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu

Không đạt

Trang 9

Nôi dung giải

Nôi dung giải quyết tình huống phù hợp nhưng chưa vận dụng kiến thức linh hoạt, sáng tạo.

Nội dung giải quyết tình huống còn có một vài chỗ chưa phù hợp với chủ đề; nội dung còn nghèo nàn

Hoàn toàn lạc đề

quyết tình

Nội dung huống phù hợp;

giải quyết vận dụng kiến

tình huống thức linh hoạt,

sáng tạo.

Nhóm

1 2 3 4

Tổng hợp: Rất tốt…….; Tốt:………; Đạt yêu cầu:…… ; Không đạt:……

Việc giáo viên phát huy những ưu điểm của phương pháp đóng vai, thông qua việc lựa chọn nội dung, xây dựng kịch bản phù hợp với đối tượng học sinh, những mức độ khác nhau trong kĩ năng xử lý tình huống khi có bất hòa với bạn

bè là một trong những biện pháp tối ưu tạo nên hiệu quả giúp học sinh phát triển

kĩ năng quan trọng này

Trang 10

1.2 Phương pháp vấn đáp

Với phương pháp vấn đáp, bản thân học sinh thông qua các câu hỏi và trả lời có thể tự rút ra được những bài học đạo đức, làm rõ bản chất của chuẩn mực hành vi (sự cần thiết và cách thực hiện chuẩn mực hành vi), nhận xét hành vi,

xử lý tình huống đạo đức Từ đó sẽ tự đúc kết cho mình kĩ năng sống cần có trong cuộc sống thường ngày

Quy trình thực hiện:

* Bước 1: Giáo viên nêu chủ đề

* Bước 2: Giáo viên (hoặc một học sinh) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ

đề và yêu cầu một học sinh khác trả lời câu hỏi đó

* Bước 3: Học sinh này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp, … Cứ như vậy cho đến khi giáo viên quyết định dừng hoạt động này lại

dụ: Khi dạy hoạt động 1 của phần Khám phá bài 7: “Khám phá bản

thân” Sau khi cho HS quan sát tranh và nêu lại nội dung tranh, giáo viên đặt câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh tự thấy bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì? + Các bạn dự định sẽ làm gì để khắc phục điểm yếu đó?

- Sau khi học sinh đưa ra các câu trả lời Giáo viên nêu chủ đề của hoạt động “Điểm mạnh và điểm yếu của tôi” và tiếp tục đặt câu hỏi: Em thấy mình có điểm mạnh, điểm yếu gì? Gọi một học sinh trả lời Sau khi học sinh trả lời xong, tiếp tục đặt các câu hỏi khác cho các bạn còn lại trong lớp Cứ như vậy cho đến

Trang 11

khi giáo viên có quyết định dừng lại hoạt động này.

- Giáo viên có thể dự kiến một số câu hỏi khác:

+ Biết điểm mạnh và điểm yếu của mình sẽ mang lại điều gì?

+ Nếu không biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thì điều gì sẽ xảy ra? Giáo viên khen ngợi, tổng kết câu trả lời của học sinh đi đến kết luận: Mỗi người chúng ta không ai là hoàn hảo Ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng Điểm mạnh là những lợi thế, điểm tốt cần được phát huy; điểm yếu là những hạn chế, những gì còn thiếu và chưa tốt cần khắc phục

Tổ chức phương pháp “vấn đáp” một cách hợp lý sẽ giúp học sinh tự phát

hiện được vấn đề, tri thức, tự củng cố được kĩ năng và thái độ rõ ràng đối với chuẩn mực đạo đức, làm cho chuẩn mực hành vi trở nên sâu sắc hơn, bền vững hơn

Mỗi bài học của môn Đạo đức đều gắn với những hành vi đạo đức, vì vậy giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp để lồng ghép giáo dục cho học sinh cách ứng xử khi gặp những hành vi đó bằng cách cho học sinh được trải nghiệm, trao đổi, thực hành hành vi đạo đức vừa học để các em ghi nhớ, khắc sâu

Trang 12

2 Biện pháp 2: Theo dõi và điều chỉnh việc học sinh vận dụng, rèn luyện kĩ năng sống vào thực tiễn.

Ngoài các phương pháp dạy học tích cực thông qua các giờ dạy, để theo dõi những hành vi, kĩ năng của tất cả học sinh trong lớp, tôi đã thiết kế cho từng học

sinh bản “Mục tiêu năm học” và hòm thư “Những điều em muốn nói”.

Để theo dõi kĩ năng nhận thức và quản lý bản thân của học sinh, ngay từ

đầu năm học tôi đã phát cho mỗi học sinh một bản “Mục tiêu năm học” Ở bản

mục tiêu này, học sinh sẽ viết ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình Từ đó

đề xuất ra cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân, đưa ra mục tiêu phấn đấu sẽ đạt được trong năm học này Hàng tuần, các em sẽ tự làm một phiếu nhận xét, đánh giá về chính bản thân mình xem em đã làm được những gì, chưa làm được những gì và cần khắc phục như thế nào ở tuần học tiếp theo Giáo viên tổng hợp, kết hợp với quan sát hàng ngày để nhận xét và đưa ra lời khuyên đối với học sinh Từ nhận xét của chính bản thân và cô giáo, học sinh

sẽ nhận thức rõ hơn và điều chỉnh bản thân mình

Còn với kĩ năng tự bảo vệ (ở chương trình Đạo đức lớp 3 là kĩ năng xử lý

bất hòa với bạn bè), tôi thiết kế hòm thư “Những điều em muốn nói” Học sinh

sẽ viết những suy nghĩ hoặc sự việc xoay quanh mối quan hệ với bạn bè trong một ngày và cách các em đã xử lý những tình huống đó Cuối ngày tôi sẽ tổng hợp lại để nắm bắt được những tình huống mà học sinh đã gặp phải trong ngày

mà có thể xảy ra trong giờ ra chơi, giờ tan học không có sự quan sát của cô giáo,

cô giáo không nắm bắt được Từ đó cũng sẽ đánh giá được cách các em xử lý tình huống Nếu cách xử lý đó thích hợp, tôi sẽ tuyên dương học sinh trước lớp

Trang 13

Còn với cách xử lý chưa thích hợp, tôi sẽ gặp riêng học sinh để phân tích cũng như hướng dẫn học sinh cách xử lý sao cho phù hợp nhất

Việc giáo viên thường xuyên theo dõi và điều chỉnh các hành vi, thái độ, cách xử lý các tình huống của học sinh kịp thời giúp cho các em có sự thay đổi trong nhận thức, cư xử, đối xử tốt với bạn bè và linh hoạt xử lý trong mọi trường hợp

3 Biện pháp 3: Kết hợp giữa gia đình và nhà trường để học sinh thực hành các kĩ năng sống đã được học thông qua các bài học Đạo đức trên lớp.

Việc tiếp thu kiến thức được giáo viên cung cấp và thực hành qua các bài học đạo đức ở trên lớp chỉ là tiền đề để các em hình thành các kĩ năng sống thông qua các bài học đạo đức Nếu không được thực hành thường xuyên, liên tục thì các kĩ năng đó sẽ nhanh chóng bị lãng quên Để các kĩ năng sống đó được khắc sâu và trở thành thói quen thì việc thực hành thường xuyên, liên tục trong cuộc sống hàng ngày tại gia đình của học sinh là vô cùng cần thiết

Để phát huy tích cực, hiệu quả những kĩ năng sống mà học sinh đã học trên lớp vào thực tiễn, tôi có những biện pháp sau:

+ Hàng tuần giao nhiệm vụ học tập môn Đạo đức tại nhà để học sinh thường xuyên thực hành lại các kĩ năng sống đã được học trên lớp

Trang 14

+ Thiết kế các phiếu Rubric cho từng cá nhân học sinh và cha mẹ học sinh đánh giá

Thông qua các phiếu Rubric của từng cá nhân học sinh tự đánh giá bản thân và của cha mẹ học sinh đánh giá hành vi, biểu hiện của con mình; giáo viên

và cha mẹ học sinh sẽ có những biện pháp để điều chỉnh các hành vi, kĩ năng sống của học sinh

Ví dụ: Sau khi học xong Bài 7: “Khám phá bản thân” – tôi thiết kế 2 phiếu

Rubric để đánh giá việc thực hành kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân của học sinh tại gia đình

Rubric: Học sinh tự đánh giá bản thân

Họ và tên học sinh: ………

Thời gian: Từ …… ….… đến ……… …

TT Các biểu hiện

MỨC ĐÁNH GIÁ Hoàn thành

tốt Hoàn thành

Chưa hoàn thành

1 Chỉ ra được điểm mạnh của bản thân

2 Chỉ ra được điểm yếu của bản thân

3 Phát huy được điểm mạnh

4 Khắc phục được điểm yếu

Rubric: Phụ huynh học sinh đánh giá việc điều chỉnh hành vi, kĩ năng

nhận thức, quản lý bản thân của con

Họ và tên học sinh: ………

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w