làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh.Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm: " Một số biện pháp tích cực tạo hứng thú học tập c
Trang 1Tên biện pháp
Một số biện pháp tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 1
trong môn Toán.
- Họ và tên:
- Ngày tháng năm sinh:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Tiểu học
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - trường tiểu học
- Quyền hạn, nhiệm vụ được giao: Giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1A1
I Lý do hình thành biện pháp:
1 Vai trò của biện pháp với học sinh:
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán có vai trò quan trọng
cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người phát triển toàn diện
Chương trình toán lớp 1 được coi là tiền đề, nền tảng góp phần thực hiện mục
tiêu môn toán ở tiểu học
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP
TRƯỜNG TIỂU HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
, ngày 27 tháng 10 năm 2024
Trang 2Học sinh lớp 1 là những học sinh đang ở giai đoạn đầu tiểu học Ở lứa tuổi này, các em hiếu động, thích khám phá kiến thức mới nhưng cũng rất dễ bị phân tán, chóng chán nếu các em không hứng thú với việc học
Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn và sâu sắc hơn Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em
Vậy làm thế nào để học sinh lớp 1 hứng thú với môn toán?
Cũng như các thầy cô giáo khác, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy Toán để làm cho những tiết học toán trở lên sinh động, hấp dẫn hơn; làm cho những con số tưởng chừng như khô khan, vô hồn trở lên có hồn Và hơn hết là có thể giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em Để
Trang 3làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến kinh nghiệm: " Một số biện pháp tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 1 trong môn Toán."
2 Thực tế tại đơn vị trước khi áp dụng sáng kiến.
a) Khảo sát thực trạng:
Năm học 2024 - 2025, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 1A1 với
33 học sinh Sau 1 tuần nhận lớp, tôi phát phiếu thăm dò hứng thú học toán cho học sinh lớp tôi Tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò mức độ hứng thú học Toán
Trước khi áp dụng:
Tên
lớp
Sĩ số Thích Bình thường Không thích
b) Đánh giá thực trạng:
* Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp nghiệp
vụ, thử sức với nhiều các Phương pháp dạy học tích cực…
- Trường học có phòng học khang trang, trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học nhằm đáp ứng được nhu cầu của giáo viên và học sinh
Trang 4- Học sinh có nề nếp, có ý thức học tập Đa số phụ huynh đồng thuận, ủng hộ
và luôn phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh
* Khó khăn:
- Học sinh lớp 1 đang chuyển giai đoạn học tập từ vui chơi là chính (ở mầm non) sang hoạt động chủ đạo là học tập (trường tiểu học) Mặt khác, khả năng tư duy và trí tưởng tượng còn hạn chế bởi vậy quá trình nhận thức của các em chưa đồng đều Vì thế, học sinh lớp 1 dễ bị áp lực khi tiếp cận môn Toán vì các khái niệm mới và trừu tượng
Trang 5- Số ít học sinh trong lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập Nhiều học sinh làm toán một cách máy móc, thiếu sự tập trung trong giờ học Khiến cho các tiết học toán trở lên căng thăng, trầm lắng; kết quả học tập môn Toán của nhiều học sinh chưa cao
3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu:
Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là để hiểu rõ hơn về hứng thú học Toán của học sinh lớp 1 Từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh để thực hiện tốt mục tiêu dạy học môn Toán theo chương trình Giáo dục phô thông 2018
II Nội dung của biện pháp:
1 Biện pháp 1: Tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.
Động cơ học tập được hình thành từ những cảm xúc, nhu cầu học tập của học sinh Khi học sinh có động cơ học tập sẽ kích thích, thúc đầy tính tích cực, tự giác chiếm lĩnh kiến thức Đối với học sinh lớp 1 thì động cơ học tập không có sẵn Đa
số các em đều chưa ý thức được mục đích của việc học toán vì thế trong quá trình học tập và rèn luyện, giáo viên là người dẫn dắt hình thành động cơ học toán cho các em
Theo quan sát của mình, tôi thấy có 2 nguyên nhân khiến các em chưa có động cơ học tập môn Toán:
Một là, các em thực sự không thấy môn Toán thú vị với mình hoặc không thấy ý nghĩa thực sự của việc học toán ngoại trừ việc vượt qua các bài kiểm tra bắt buộc
Trang 6Hai là, các em có mong muốn học, có thấy được giá trị, ý nghĩa của việc học toán nhưng do không theo được chương trình nên các em tự ti, thiếu kiên trì
Để tạo ra được động cơ học toán cho học sinh, trước khi vào học tôi sẽ giới thiệu bài theo cách gián tiếp để kích thích sự tò mò, khám phá của các em như: quan sát tranh, nêu tình huống toán học
Trong mỗi tiết Toán, tôi cho học sinh sử dụng các đồ dùng học tập ( tự làm, được cấp phát) Việc học thông qua đồ dùng dạy học mọi học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học tập để tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới Học thông qua
đồ dùng dạy học giúp trẻ tiếp nhận kiến thức bằng nhiều giác quan
Trang 7Nhờ có các đồ dùng dạy học mà không khí lớp học vui hơn, thoải mái, học sinh nhớ bài và đã vận dụng những kiến thức được học vào giao tiếp hàng ngày của các em
Từ những việc làm cụ thể và tỉ mỉ đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ học tập đúng đắn Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức Đây không chỉ là một việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán mà còn có giá trị gắn kết toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong toán họ c
2 Biện pháp 2: Vận dụng phù hợp các trò chơi học tập vào môn Toán.
Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng toán Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới
Trong quá trình dạy học toán, tôi dựa theo nội dung của từng bài, từng mạch kiến thức và điều kiện thời gian trong mỗi tiết học đề thiết kế trò chơi sao cho phù hợp Trò chơi học tập có thể tổ chức linh hoạt ở một số bước lên lớp như: khởi động, luyện tập, vận dụng
Trò chơi học tập là trò chơi gắn liền với các hoạt động học tập và nội dung bài học giúp học sinh khai thác kinh nghiệm vốn có của bản thân để chơi và để học Trong quá trình chơi trò chơi các em sẽ bộc lộ nhiều cảm xúc rất rõ ràng như: vui mừng khi thắng, buồn bã khi thua Đây cũng chính là đặc tính thi đua rất cao của trò chơi học tập Đặc biệt, đối với môn toán thì trò chơi học tập càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc tạo hứng thú học toán cho học sinh
Trang 83 Biện pháp 3: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực.
Trong quá trình dạy học môn Toán Lớp 1, tôi kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho HS nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán Một trong các kĩ thuật tôi thường sử dụng trong lớp học của mình như: Dạy học theo “ Sơ đồ tư duy”; Kĩ thuật Lẩu băng chuyền; Kĩ thuật dạy học theo “khăn trải bàn”
a Phương pháp “Sơ đồ tư duy”:
Trang 9Sử dụng sơ đồ tư duy là một phương pháp học tập, nghiên cứu rất phổ biến, được tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy và học tập Phương pháp "Sơ đồ tư duy" thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định từ khóa
Bước 2: Vẽ chủ đề ở trung tâm
Bước 3: Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1)
Bước 4: Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3, …
Với mỗi kiểu sơ đồ tư duy, học sinh sẽ được tiếp cận với kiến thức một cách mới mẻ và vô cùng hấp dẫn Từ đó, kích thích tính tò mò, muốn khám phá kiến thức của học sinh Sơ đồ tư duy sẽ giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức ở thế chủ động Những hình vẽ, ký tự, đường nối… giúp khơi gợi lên sự hứng thú, kích thích khả năng sáng tạo của mỗi người
b Kĩ thuật Lẩu băng chuyền
Kĩ thuật "Lẩu băng chuyền" dùng để tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi chia sẻ bài học hoặc thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu một cách hiệu quả, tránh nhàm chán, tạo sự hào hứng Kĩ thuật "Lẩu băng chuyền" thực hiện như sau:
Bước 1: Tạo ra dãy lẩu băng chuyền bằng cách tạo ra các nhóm gồm 2 hàng ngang hoặc dọc, HS đứng hoặc ngồi đối diện song song với nhau
Bước 2: HS trao đổi bài cặp đôi với bạn đối diện trong thời gian GV quy định Bước 3: Hết thời gian lượt lẩu thứ nhất, GV ra khẩu lệnh "chuyển" hoặc dùng hiệu lệnh (tiếng chuông, tiếng thước, ) HS di chuyển sang bên phải hoặc trái của
Trang 10mình 1 bước chân (hoặc ghế của bạn bên cạnh) Sau đó người đầu hàng chuyển hàng sang phía đối điện
Bước 4: Hết lẩu, GV ra khẩu lệnh/ hiệu lệnh, HS di chuyển sang phải/ trái của mình theo vòng tròn để trở về chỗ ngồi ban đầu theo trật tự
c Kĩ thuật Khăn trải bàn:
Kĩ thuật "Khăn trải bàn" giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề Kĩ thuật "khăn trải bàn" thực hiện như
Trang 11Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: Làm việc cá nhân
Bước 3: Thảo luận, thống nhất ý kiến chung và viết vào phần chính giữa tấm khăn trải bàn
Bước 4: GV chốt và nhận xét
4 Biện pháp 4: Sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến.
Một trong những định hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, điển hình là sử dụng giáo án điện
tử, các phần mềm trực tuyến hỗ trợ việc học như: Hoc10, Edulive, Microsoft Team
Trong mỗi tiết học môn Toán thường có 4 hoạt động, tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập
và thực hành, hoạt động vận dụng như sau:
Hoạt động hình thành kiến thức
Ở hoạt động này, tôi đã sử dụng các kho học liệu số, các phần mềm trực tuyến
hỗ trợ việc học như: Hoc10.vn Phần mềm này đã thu hút được sự quan tâm của học sinh vì các bài học luôn có sự kết hợp hình ảnh minh họa, âm thanh
… làm các bài giảng trở nên sống động và thú vị hơn
* Hoạt động luyện tập.
Ở hoạt động này, tôi vẫn sử dụng các phần mềm trực tuyến, kho học liệu số
Trang 12như: Hoc10.vn, Plicker … để làm bài và chữa bài Với phần mềm này HS rất hào hứng tham gia vì học sinh sẽ thấy được ngay kết quả bài làm của mình
* Hoạt động vận dụng:
Với hoạt động vận dụng, tôi sử dụng các phần mềm trực tuyến, kho học liệu
số như: Edulive, Microsoft Team … Phần mềm Edulive khiến HS rất hào hứng tham gia vì phần mềm thiết kế rất nhiều trò chơi học tập độc đáo để vận dụng ngay kiến thức vừa học vào làm bài
Ngoài ra, tôi còn sử dụng phần mềm Microsoft Team Ở phần mềm này, tạo lập một lớp học trực tuyến Tại lớp học trực tuyến này, tôi sẽ giao bài tập sau mỗi tiết tiết học hoặc mỗi tuần học Việc giao nhiệm vụ trên phần mềm này sẽ
Trang 13giúp các em vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các nhiệm vụ học tập tại nhà
Như vậy, việc sử dụng công nghệ thông tin có thể mang lại cho HS những giờ học bổ ích và lí thú, có thể tác động đến hầu hết các giác quan của học sinh Khi soạn những bài giảng này, GV không phải vất vả trong việc phóng to tranh ảnh ra giấy, vừa không tốn tiền, thời gian và công sức, lại không phải mất công bảo quản
đồ dùng sau mỗi lần dạy xong Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán 1 chính là mỗi giáo viên đang tạo những sân chơi toán học cho các em
5 Biện pháp 5: Động viên và khen thưởng kịp thời.
Tâm lý học sinh rất thích được động viên và ghi nhận, đặc biệt là học sinh lớp 1 Trong các giờ học, tôi luôn động viên học sinh Động viên các em để các em
có hứng thú học tập Động viên học sinh tiến bộ so với bản thân mình Có thể động viên bằng lời khen qua việc nhận xét miệng, động viên bằng bút tích ghi chấm, động viên bằng các stiker Để chất lượng dạy - học ngày càng cao thì không thể thiếu những lời khen ngợi của thầy cô dành cho các em học sinh Lời khen ấy tạo hứng thú cho các em mỗi khi đến trường, yêu thích môn học, chất lượng học tập được nâng lên
Trong quá trình học tập hàng ngày, tôi thường xuyên kiểm tra bài vở và chấm chữa cho học sinh Tôi luôn có những hình thức khen thưởng kịp thời khi các em
có tiến bộ: khen trực tiếp bằng miệng, khen bằng những món quà nhỏ, thư khen Qua đó, học sinh luôn có hứng thú trong học tập Tích cực hoàn thành những nhiệm vụ thầy cô giao
6 Biện pháp 6: Tăng cường hoạt động học trải nghiệm cho học sinh lớp
Trang 141.
Khác với chương trình dạy học truyền thống, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặc biệt quan tâm đến hoạt động trải nghiệm bởi thông quan hoạt động này, học sinh được tiếp cận với thực tiễn Từ đó, các em sẽ xây dựng mỗi liên kết giữa kiến thức đã học và thực tiễn Sau đó, các em áp dụng những kiến thức đó một cách thuần thực và hiểu quả Đây cũng là một trong những hoạt động mang lại tính tích cực tự giác nhiều cho học sinh
Trang 15Sau khi học sinh được cung cấp kiến thức về lí thuyết của một bài hay chủ đề, tôi thường cho các em thực hành kiến thức vừa học vào phần vận dụng thực tế sau mỗi bài học Với hình thức này, sẽ tạo cơ hội cho các em phát huy tính tích cực, tự giác trong các hoạt động trải nghiệm
Ví dụ: Ở bài “ Em vui học Toán” ( Trang 80 - Toán 1 sách Cánh diều)
Tôi tổ chức một buổi đi chợ giả định, nơi học sinh dùng “tiền” để mua các mặt hàng và thực hiện các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 đã học
Cứ như vậy, mỗi tiết học Toán, dựa trên những nội dung của bài học để tôi triển khai hình thức trải nghiệm này, vừa học, vừa chơi Tạo môt không khí hết sức thoải mái cho cá em thể hiện những kĩ năng của bản thân thông qua những hoạt động cụ thể, có định hướng của giáo viên Vì vậy mà các em rất thích học, thích làm với một tâm trang thải mái, tích cực
III Hiệu quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp.
1 Đối với giáo viên:
- Tôi đã có thêm kinh nghiệm tạo hứng thú học toán cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng học toán
- Các tiết học toán của lớp tôi diễn ra nhẹ nhàng, sôi nổi, hấp dẫn góp phần xây dựng lên những giờ học hạnh phúc
2 Đối với học sinh:
- HS tích cực chủ động trong tiết học nhờ các hiệu ứng, hình ảnh sinh động của việc ứng dụng công nghệ thông tin Khi áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, các trò chơi học tập giúp HS thích thú hơn trong quá trình học tập
Trang 16Sau một thời gian áp dụng 6 biện pháp đã nêu trên thì đầu Tháng 11/2024 tôi
đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như sau:
* Trước khi áp dụng sáng kiến (Tháng 9/2024)
Bảng 1: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò mức độ hứng thú học Toán
Tên
lớp
Sĩ số Thích Bình thường Không thích
* Sau khi áp dụng sáng kiến (Tháng 11/2024)
Trang 17Bảng 2 : Bảng tổng hợp kết quả thăm dò mức độ hứng thú học Toán
Tên
lớp
Sĩ số Thích Bình thường Không thích
Nhìn vào 2 bảng số liệu trên, tôi nghĩ mình đã tìm được hướng đi đúng, cách làm phù hợp để tạo hứng thú học toán cũng như góp phần nâng cao chất lượng dạy
- học môn Toán cho học sinh lớp 1 Tỉ lệ học sinh hứng thú với môn toán đạt 90,9%, số học sinh chưa hứng thú chỉ còn khoảng 9,1% và quan trọng hơn cả là tỉ
lệ học sinh không thích với môn toán là 0% Các em có ý thức tự giác tham gia các hoạt động và hoàn thành bài tập với độ chính xác cao Đa số các em đều rất tự tin, lớp học sôi nổi
IV Kết luận
1 Ý nghĩa của các biện pháp
Mặc dù năm học 2023 - 2024 chưa kết thúc nhưng tôi nhận thấy đề tài "
Một số biện pháp tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh Lớp 1 trong môn Toán.” đã thu được kết quả tốt đẹp:
Trong giờ học Toán, học sinh tập trung hơn và hiểu nhanh các khái niệm toán học cơ bản, từ đó phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề Những bài học hấp dẫn đã giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và hiểu sâu các kiến thức toán học
Các trò chơi toán học hoặc hoạt động tương tác giúp học sinh rèn luyện kỹ