1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 1 giáo dục stem kết hợp linh hoạt với các kĩ thuật dạy học tích cực Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn toán cho học sinh lớp 1

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục Stem Kết Hợp Linh Hoạt Với Các Kĩ Thuật Dạy Học Tích Cực Để Nâng Cao Chất Lượng Giảng Dạy Môn Toán Cho Học Sinh Lớp 1
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Tiểu Học
Chuyên ngành Toán
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Lý do hình thành biện pháp: Xuất phát từ vai trò của giáo dục Stem kết hợp linh hoạt với các kĩ thuật dạy học tích cực đối với học sinh lớp 1.. Trong bối cảnh chuyển đổi giáo dục hiện đạ

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP Giáo dục Stem kết hợp linh hoạt với các kĩ thuật dạy học

tích cực

để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán cho học sinh

lớp 1

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: … Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

TRƯỜNG

Tên biện pháp: "Giáo dục Stem kết hợp linh hoạt với các kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán cho học sinh lớp 1 trường , thành phố , tỉnh ".

Họ và tên giáo viên: Dạy tại lớp 1C

Trường

Huyện (thị xã, thành phố): Thành phố , tỉnh

I Lý do hình thành biện pháp:

Xuất phát từ vai trò của giáo dục Stem kết hợp linh hoạt với các kĩ thuật dạy học tích cực đối với học sinh lớp 1.

Trong bối cảnh chuyển đổi giáo dục hiện đại Stem kết hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực mang nhiều ý nghĩa trong việc thực thi chương trình mới, rất cần thiết cho học sinh phát triển các kĩ năng thể kỉ 21 như kĩ năng làm việc nhóm, tư duy phản biện, thu thập và xử lí thông tin, giải quyết vần đề Giáo dục Stem kết hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực thực hiện đúng 4 trụ cột là triết lý giáo dục: Học để biết-Học để làm-Học để phát huy bản thân-Học để chung sống

Áp dụng các hoạt động giáo dục Stem với kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Toán sẽ giúp học sinh lớp 1 học tập thoải mái, phát huy tính tò mò và khám phá, phù hợp với nhu cầu học hỏi và phát triển của lứa tuổi

Xuất phát từ thực tế dạy giáo dục Stem tại trường Quá trình giảng dạy giáo dục

Stem trong môn Toán lớp 1, tôi nhận thấy giáo viên sử dụng các phương pháp/kĩ thuật dạy học truyền thống không tạo được hứng thú và kết quả học tập của học

Trang 3

thực tế thì vận dụng lí thuyết đến thực tiễn của học sinh chưa tốt, học tập uể oải, không hứng thú, chưa phối hợp khi học thực hành Toán

Tôi đã tiến hành khảo sát cho 125 học sinh của khối 1 Kết quả khảo sát chất lượng về năng lực tính toán

Thời gian Sĩ số

Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng Số

lượng

lượng

Tỉ lệ Số

lượng

Tỉ lệ

Bảng khảo sát chất lượng năng lực giải quyết các bài toán thực tế

Thời gian Sĩ số

Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng Số

lượng

lượng

Tỉ lệ Số

lượng

Tỉ lệ

Trang 4

Kết quả khảo sát cho thấy số lượng, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt về năng lực giải quyết các bài toán thực tế thấp hơn so với số lượng, tỉ lệ học sinh hoàn thành tốt về năng lực tính toán là 6,4% Mặt khác số lượng và tỉ lệ học sinh cần cố gắng

về năng lực giải quyết các bài toán thực tế lại rất cao 24 em chiếm 19,2%, gấp 2 lần năng lực tính toán Điều này cho thấy kĩ năng vận dụng từ lí thuyết đến thực tiễn của học sinh còn nhiều hạn chế, đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của môn Toán

Từ các lí do trên, để tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Toán và góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho

nhà trường, tôi đã chọn biện pháp "Giáo dục Stem kết hợp linh hoạt với các kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán cho học sinh lớp 1 trường , thành phố , tỉnh ".

II Nội dung của biện pháp

1 Biện pháp 1: Lựa chọn và xây dựng nội dung giáo dục Stem phù hợp với chương trình sách Toán 1 Cánh Diều

* Mục đích của biện pháp

Giúp giáo viên nắm được nội dung chương trình và triển khai kế hoạch Giáo dục Stem phù hợp với học sinh lớp 1 Từ đó, học sinh hiểu và ứng dụng kiến thức toán học trong chương trình vào các tình huống thực tế, nâng cao hứng thú học tập, khả năng tư duy và khả năng áp dụng vào đời sống hàng ngày

* Các bước thực hiện biện pháp

Bước 1 Nghiên cứu các chủ đề và nội dung chương trình Toán lớp 1 của sách Cánh Diều

Trang 5

Trong môn Toán lớp 1 sách Cánh Diều, nội dung chương trình được cấu trúc thành 2 mạch kiến thức: Số và phép tính, Hình học và Đo lường, tương ứng với 4 c

hủ đề

Ảnh 1: 4 chủ để Toán 1 Cánh Diều

Cuối mỗi chủ đề có dạng bài “Em vui học toán” nhằm dành thời gian cho học

sinh được tham gia các hoạt động ôn lại kiến thức, vận dụng kiến thức toán vào giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống Ở dạng bài này giáo viên có thể được kết hợp với các hoạt động khoa học và công nghệ đơn giản của giáo dục Stem

Bước 2 Tìm hiểu giáo dục Stem và các hình thức tổ chức

Trang 6

Công văn 909/BGDĐT-GDTH, về việc tổ chức các hoạt động giáo dục Stem trong giáo dục Tiểu học đã hướng dẫn rất rõ ba hình thức triển khai giáo dục Stem trong nhà trường: Bài học Stem; Trải nghiệm Stem; Làm quen với nghiên cứu khoa học Đối với học sinh lớp 1 giáo dục Stem chủ yếu thông qua các Bài học Stem

Bước 3 Xây dựng kế hoạch bài học Stem

Theo công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07 tháng 6 năm 2021 về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp Tiểu học Nội dung dạy học Stem Toán lớp 1 sách Cánh Diều, tôi đã xây dựng 9 bài, cụ thể như sau:

STT Môn chủ đạo và tích hợp Bài học Stem Tuần học

1 Môn chủ đạo: Toán học

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Trải nghiệm cùng khay 10 học Toán

Tuần 1

2 Môn chủ đạo: Toán học

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10

Tuần 4

3 Môn chủ đạo: Toán học

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Thực hành cùng thẻ học Toán

Tuần 5

4 Môn chủ đạo: Toán học

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Thực hành trang trí lớp học bằng các hình hình học

Tuần 10

5 Môn chủ đạo: Toán học

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Dụng cụ tính cộng, tính trừ Tuần 15

6 Môn chủ đạo: Toán học

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Thực hành tính nhẩm Tuần 18

7 Môn chủ đạo: Toán học

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Bảng các số từ 1 đến 100 Tuần 22

8 Môn chủ đạo: Toán học Mô hình tính hàng dọc Tuần 30

Trang 7

Môn tích hợp: Mĩ thuật

9 Môn chủ đạo: Toán học

Môn tích hợp: Mĩ thuật

Qua việc nghiên cứu chương trình và lên kế hoạch thực hiện dạy học Stem môn Toán lớp 1, giúp tôi chủ động phân chia chương trình thành các khối kiến thức và xác định các hình thức, kĩ thuật dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh

2 Biện pháp 2: Áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với các hoạt động giáo dục Stem trong môn Toán lớp 1.

* Mục đích của biện pháp:

Giúp học sinh hứng thú và chủ động hơn trong học tập, phát triển năng lực Toán học gồm tư duy và lập luận, mô hình hoá, giải quyết vấn đề, giao tiếp và sử dụng công cụ, phương tiện Toán học

* Các bước thực hiện biện pháp:

Bước 1 Chọn kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng bài học Sử dụng các

kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật làm việc nhóm, chia sẻ nhóm 2, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật trò chơi, kĩ thuật sắm vai, kĩ thuật Ổ bi…

Trang 8

Bước 2 Tổ chức lớp hoạt động theo nhóm.

Bước 3 Hướng dẫn và giám sát học sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ Bước 4 Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả làm việc, nhận xét và chia sẻ kinh nghiệm để các em học hỏi, rút ra bài học kiến thức.

Ví dụ 1: Bài học Stem Dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10

+ Bước 1: Lựa chọn kĩ thuật Ổ bi

+ Bước 2: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 bạn sẽ tạo 1 ổ bi 5 bạn ngồi bên trong đứng im, 5 bạn bên ngoài di chuyển từ phải sang trái trao đổi với bạn hết

1 vòng dừng lại

+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi như vật liệu, dụng cụ dùng để làm

là gì? Sử dụng hình gì để làm hình biểu diễn?

Ảnh 2: Sơ đồ di chuyển kĩ thuật Ổ bi chia sẻ kết quả thực hành đo độ dài

+ Bước 4: Tổ chức các nhóm báo cáo Nhóm khác nhận xét, hỏi đáp lại nội dung đề xuất ý tưởng làm dụng cụ so sánh số trong phạm vi 10

Ví dụ 2: Kĩ thuật Sắm vai hoạt động trải nghiệm Stem “Cửa hàng toán học” + Bước 1: Giới thiệu kĩ thuật và phân vai: Lớp học sẽ trở thành một "Cửa hàng toán học" nơi học sinh có thể mua bán các món đồ chơi hoặc đồ dùng học tập như bút chì, tẩy, sách vở Phân vai cho học sinh: học sinh sẽ đóng vai “người bán hàng” và “người mua hàng”

Trang 9

+ Bước 2: Chia lớp thành các nhóm để chuẩn bị tiền mô phỏng và sản phẩm + Bước 3: Học sinh thực hành “Người mua” sẽ lựa chọn món đồ mình muốn mua và tính toán số tiền cần đưa cho “người bán” “Người bán” kiểm tra số tiền và trả lại tiền thừa (nếu có)

+ Bước 4: Tổ chức cho học sinh báo cáo

Ảnh 3: Học sinh sắm vai bán hàng “Cửa hàng Toán học”

Trang 10

Sử dụng biện pháp trên tôi đã tạo cơ hội cho học sinh phát huy năng lực tư duy độc lập, hợp tác nhóm và khả năng giao tiếp Thúc đẩy khả năng tư duy sáng tạo và phát triển năng lực tự học, giúp các em học hỏi nhiều kiến thức Toán học thực tế trong giáo dục Stem

3 Biện pháp 3 Thực hiện thiết kế giáo dục Stem qua bài học Stem trong môn Toán lớp 1 có sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực

* Mục đích của biện pháp.

Giáo viên nắm quy trình thiết kế, lựa chọn các kĩ thuật dạy học phù hợp trong bài học Stem Học sinh khắc phục được tình trạng học tập uể oải, không hứng thú, phối hợp tích với giáo viên khi học thực hành

* Các bước thực hiện

Bước 1 Thiết kế theo quy trình bài học Stem Quy trình bài học Stem thực

hiện theo khung bài dạy của Công văn 2345/BGDĐT-GDTH

Công văn 2345 (4 hoạt động) Bài học Stem (3 hoạt động)

Hoạt động 1: Mở đầu Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề) Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

mới

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng

(Tìm giải pháp, chế tạo và chia sẻ) a) Đề xuất và lựa chọn giải pháp b) Chế tạo sản phẩm, thử nghiệm và đánh giá

Hoạt động 4: Vận dụng

Trang 11

c) Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

Bước 2 Lựa chọn hoạt động trong quy trình thiết kế tương ứng với các kĩ thuật dạy học tích cực

- Đối với hoạt động mở đầu: Sử dụng kĩ thuật trò chơi: Trò chơi hái táo; Trò

chơi hộp quà bí mật; Trò chơi Ai là triệu phú; Trò chơi Ăn khế trả vàng; Trò chơi nhổ cà rốt; Trò chơi Ai nhanh ai đúng; Trò chơi Kết bạn…

- Đối với hoạt động hình thành kiến thức mới: Sử dụng kĩ thuật “Lẩu băng

chuyền”, Kĩ thuật “Ổ bi”, kĩ thuật chia sẻ nhóm 2…

- Đối với hoạt động Luyện tập-Vận dụng: Kĩ thuật “Khăn trải bàn”, kĩ thuật

“Sơ đồ tư duy”, kĩ thuật “Sắm vai”

Bước 3 Chuẩn bị các vật liệu, đồ dùng học tập, làm thử nghiệm Stem cần thiết cho học sinh.

Bước 4 Tổ chức dạy học và điều chỉnh kế hoạch bài học Stem (Nếu có).

Ví dụ : Bài học Stem Thực hành tính nhẩm sách Bài học Stem trang 26 + Bước 1: Tôi thiết kế bài học Stem theo quy trình khung bài dạy Công văn 2345/BGDĐT-GDTH

Trang 12

+ Bước 2: Lựa chọn các hoạt động tương ứng với kĩ thuật dạy học tích cực cho bài học Stem Thực hành tính nhẩm

Hoạt động 1: Mở đầu chọn trò chơi “Ai nhanh ai đúng” để học sinh lập các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu đặc điểm của dụng cụ tính nhẩm thực hiện qua 2 phiếu học tập Ở phiếu số 1, thực hiện kĩ thuật “Lẩu băng ch uyền” với 4 lẩu di chuyển theo chiều kim đồng hồ hỏi đáp nhau về nội dung của phiếu 1 Với phiếu số 2, kĩ thuật “Khăn trải bàn”

Ảnh 4: Phiếu học tập bài học Stem Thực hành tính nhẩm

Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng Sử dụng kĩ thuật Sơ đồ tư duy, học sinh vẽ sơ đồ trung tâm (Hình ngôi nhà), chia 4 nhánh gồm: Vật liệu, hình trang trí, đặc điểm của sản phẩm, các phép tính nhẩm thực hiện?

Ảnh 5: Sơ đồ tư duy lí tưởng làm dụng cụ tính nhẩm

+ Bước 3 Chuẩn bị theo sách Bài học Stem trang 26: Giấy A4, bút chì, bút màu, kéo, thước kẻ, keo dán

+ Bước 4 Tổ chức dạy học và điều chỉnh kế hoạch bài học Stem Thực hành tính nhẩm

Việc thực hiện thiết kế nội dung giáo dục Stem qua bài học Stem trong môn

Trang 13

Toán lớp 1 có sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực giúp học sinh trực tiếp tham gia vào việc khám phá kiến thức, hình thành kĩ năng cần giải quyết vấn đề Giáo viên kết hợp nhiều kĩ thuật dạy học trong một bài tập hoặc một hoạt động, tạo điều kiện cho học sinh thay đổi trạng thái liên tục, làm việc rất hiệu quả, tích cực và hứng thú hơn trong quá trình học

4 Biện pháp 4: Dạy học Stem kết hợp các kĩ thuật dạy học tích cực trên nền tảng công nghệ số

Trang 14

* Mục đích của biện pháp: Tạo môi trường học tập một cách sinh động,

trực quan qua công nghệ và các thiết bị hỗ trợ, nâng cao khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức, kích thích sự tò mò và khám phá Đồng thời mở rộng nguồn tài liệu học tập cho học sinh

* Các bước thực hiện biện pháp:

Bước 1 Tiến hành tìm hiểu các phần mềm có thể sử dụng trong dạy học Stem.

Ở bước này tôi nhận thấy đối với học sinh lớp 1 có một số phần mềm phù hợp với nhận thức, khả năng tương tác của các em như: https://olm.vn/, https://teach.classdojo.com/, https://www.plickers.com/recent

Bước 2 Thực hiện triển khai trong tiết dạy Stem Sử dụng phần mềm Plickers

để kiểm tra, ôn tập kiến thức hoặc tổ chức các hoạt động xem video, nghe nhạc để vận động cho các em trong hoạt động khởi động

Ảnh 6: Giáo viên sử dụng phần mềm Plickers vào giảng dạy bài học Stem

Bước 3 Hướng dẫn học sinh sử dụng các phần mềm để ôn tập bài học Stem

và chuẩn bị cho bài mới Hướng dẫn học sinh cài trên điện thoại thông minh, máy

tính, ipad để tự học, tự tìm hiểu những nội dung có liên quan để chuẩn bị cho bài

Trang 15

học Stem.

Bước 4 Đánh giá và phản hồi kết quả học tập của học sinh Giáo viên đánh

kết quả bài tập qua phần mềm Olm và Plicckers, đánh giá các kĩ năng thực hành

Stem qua phần mềm https://teach.classdojo.com/

Ảnh 7: Giáo viên sử dụng phần mềm Teach classdojo đánh giá học sinh

Dạy học Stem kết hợp các kĩ thuật dạy học tích cực trên nền tảng công nghệ số giáo viên chủ động kiểm tra nhanh được đáp án của học sinh, giúp tiết kiệm thời gian và tiết học trở nên thú vị, hấp dẫn hơn Đồng thời kích hoạt sự tư duy tích cực của những học sinh nhút nhát, ít giơ tay, các em sẽ được trình bày, phản biện, lập luận cho ý kiến lựa chọn đáp án của mình

Trang 16

5 Biện pháp 5: Xây dựng kỹ năng mềm cho học sinh qua các bài học Stem sử dụng kĩ thuật day học tích cực.

* Mục đích của biện pháp: Xây dựng các kĩ năng mềm cho học sinh nhằm

kịp thời đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động học tập Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện, kích thích tư duy sáng tạo, kĩ năng tự học

* Các bước thực hiện

Bước 1 Xây dựng kế hoạch

Bước 2 Đề xuất ý tưởng thực hiện

Bước 3 Công tác chuẩn bị thực

hiện Bước 4 Tổ chức thực hiện

Bước 5 Đánh giá kết quả thực hiện

Ví dụ: Bài Thực hành cùng thẻ học Toán (Trang 14-sách Bài học Stem) + Bước 1: Xây dựng kế hoạch Học sinh lập bảng kế hoạch: Để thực hiện nội dung học tập của tiết học này các em cần làm gì? Tổ chức ở đâu? Để thực hiện nội dung học học sinh sẽ sử dụng đồ dùng học tập là gì?

+ Bước 2: Xây dựng ý tưởng Gợi ý cho học sinh các chủ đề có liên quan đến bài học là các số trong phạm vi 10 Học sinh suy nghĩ các ý tưởng để thực

hiện bài học: Làm thẻ số qua vật thật, mô hình, hình vẽ, giấy bìa, lá, …

Ảnh 8: Gợi ý xây dựng ý tưởng làm thẻ học Toán

+ Bước 3: Công tác chuẩn bị thực hiện Lớp phó học tập phân công cụ thể:

Trang 17

- Nhóm 1: Chuẩn bị bìa, giấy màu, lá khô

- Nhóm 2: Chuẩn bị kéo, nam châm, keo dán

- Nhóm 3: Đất nặn, bút chì, tẩy, thước kẻ

+ Bước 4 Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, nội dung thực hành Giáo viên đi quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần) Các nhóm khác nhận xét bổ sung

+ Bước 5 Đánh giá kết quả thực hiện: Các nhóm trưởng báo cáo cho Lớp Phó học tập tập hợp nội dung báo cáo nội dung thực hiện lên giáo viên Giáo viên đánh giá các hoạt động của học sinh

Ảnh 9: Giáo viên hướng dẫn, học sinh báo cáo kết quả sản phẩm thẻ học Toán

Trang 18

Giáo viên là chủ thể định hướng cho học sinh hoạt động nên sẽ nắm bắt được toàn bộ quá trình làm việc của từng học sinh

Giúp học sinh giải phóng và vận dụng năng lực tiềm tàng của bản thân Đẩy mạnh sự tư duy sáng tạo về con đường đi tới kết quả trong việc giải quyết các bài toán thực tế

III Hiệu quả thực hiện của việc áp dụng biện pháp trong thực tế dạy học

1 Đối với học sinh

Kết quả đánh giá giữa kì I năm học 2024-2025 của 125 học sinh khối 1 về năng lực tính toán:

Thời gian Sĩ số

Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng Số

lượng

lượng

Tỉ lệ Số

lượng

Tỉ lệ

Kết quả đánh giá năng lực giải quyết các bài toán thực tế giữa kì I

Thời gian Sĩ số

Hoàn thành tốt Hoàn thành Cần cố gắng Số

lượng

lượng

Tỉ lệ Số

lượng

Tỉ lệ

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:23

w