1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN (ĐÃ DUYỆT VÀ XẾP LOẠI) Lớp 1 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sơ Đồ tư duy khi dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1a

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Sơ Đồ Tư Duy Khi Dạy Phép Cộng, Phép Trừ Trong Phạm Vi 10 Cho Học Sinh Lớp 1A
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Tiểu Học ...
Chuyên ngành Toán
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố ...
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Vì lẽ đó việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán 1 nó chungvà và phép cộng , phép trừ trong phạm vi 10 nói riêng giúp học sinh lớp 1 ghi nhớ các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10

Trang 1

TRƯỜNG TIỂU HỌC ………

***    ***

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KHI DẠY PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10

CHO HỌC SINH LỚP 1A

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Văn A

Dạy tại lớp: 5E Trường: Tiểu học ………

Huyện (thị xã, thành phố): …………

…………., tháng … năm 202….

Trang 2

BÁO CÁO

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY KHI DẠY PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 10 CHO HỌC SINH

LỚP 1A TRƯỜNG

Họ và tên giáo viên: Dạy tại lớp: 1A

Trường:

Huyện (TX, TP): Thành phố – Tỉnh

I Lý do hình thành biện pháp

1 Vai trò của biện pháp

Hiện nay, việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học để đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực cho học sinh của chương trình GDPT 2018 được ngành GD quan tâm Bởi lẽ, phương pháp dạy học và cách học truyền thống phần nào đã khiến tư duy của nhiều học sinh đi vào lối mòn, không kích thích được sự phát triển trí não của học sinh Mặt khác, qua thực tế giảng dạy môn toán lớp 1 nói chung và phép cộng , phép trừ trong phạm vi 10 nói riêng, tôi nhận thấy nhiều học sinh chưa nắm chắc hay chưa

Trang 3

tập liên quan Vì lẽ đó việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học toán 1 nó chung

và và phép cộng , phép trừ trong phạm vi 10 nói riêng giúp học sinh lớp 1 ghi nhớ các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10 và thực hiện tốt các phép cộng, trừ trong phạm vi 10 Ngoài ra sử dụng sơ đồ tư duy giúp HS hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu phát hiện, chiếm lĩnh các kiến thức và nội dung vấn đề liên quan hiệu quả

Trang 4

Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy trong các nội dung học sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích Qua đó bước đầu hình thành các kiến thức liên quan ở mức độ đơn giản Kích thích hứng thú học

tập và khả năng sáo tạo trong các môn học nói chung và trong môn Toán nói riêng của học sinh

2 Thực tế tại đơn vị

Qua thực tế giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy các em còn gặp khá nhiều hạn chế trong quá trình học toán cộng, trừ trong phạm vi 10 như sau:

+ Chưa biết viết phép cộng ứng với tình huống thực tế có vấn đề giải quyết bằng phép cộng hoặc phép trừ

+ Chưa thuộc bảng cộng , bảng trừ trong phạm vi 10

+ Cộng, trừ nhẩm rất chậm, vẫn còn hiện tượng xòe tay đếm từng số

+ Chưa biết cách ghi nhớ bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 thông qua quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các ví dụ bằng số

Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu biện pháp “ Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy khi dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1A tại trường ”

II Nội dung của biện pháp

1 Giải pháp 1 Làm quen và tập đọc hiểu Sơ đồ tư duy:

Đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1các em còn nhỏ, tư duy còn chậm Để sử dụng được phương pháp Sơ đồ tư duy trong dạy học đạt hiệu quả, tôi nghĩ yếu tố quan trọng nhất vẫn là ở học sinh Nghĩa là học sinh phải

Trang 5

nắm chắc kiến thức cơ bản sách giáo khoa truyền thụ và biết liên kết các kiến thức có liên quan nhau Để các em lĩnh hội tốt Sơ đồ tư duy trong việc học, tôi

đã thực hiện theo trình tự sau:

- Ban đầu, tôi cho học sinh làm quen với Sơ đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số Sơ đồ tư duy đơn giản cùng với dẫn dắt của giáo viên

để các em làm quen với Sơ đồ tư duy Tùy vào mức độ của từng học sinh, lớp học, … Giáo viên có thể vừa chỉ vào sơ đồ vừa dẫn dắt học sinh như: Từ một

Trang 6

vấn đề hay một chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba… Mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn…

- Tiếp theo, tôi cho học sinh hoàn thiện các sơ đồ đã vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung Để dạy học sinh vẽ Sơ đồ tư duy, tôi hướng dẫn học sinh tiến hành theo những cách sau:

+ Hoàn thiện Sơ đồ tư duy do giáo viên đã vẽ sẵn

+ Sử dụng các Sơ đồ tư duy thiếu nhánh, thiếu nội dung Học sinh dùng bút chì, bút màu vẽ theo nhánh, điền thêm kiến thức, vẽ thêm hình ảnh liên tưởng…

- Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 tôi cung cấp thêm cho học sinh một số địa chỉ trang web đáng tin cậy về cách tạo ra một số

sơ đồ tư duy theo lệnh hoặc khung sơ đồ có sẵn đơn giản như:

Trang 7

https://chatgpt.com/

https://www.canva.com/vi_vn/bieu-do/so-do-tu-duy/ https://cellphones.com.vn/sforum/mau-so-do-tu-duy https://sylvanlearning.edu.vn/bai-tap-toan-tu-duy-lop-1/

Trang 8

Ví dụ 1: Khi dạy bài Phép cộng trong phạm vi 6 (trang 38-39, Sách Cánh

diều), để củng cố các phép cộng trong phạm vi 6, tôi hướng dẫn học sinh tìm số cần điền bằng cách sử dụng các hình tròn hoặc hình vuông, các nét nối để vẽ sơ

đồ nhánh như sau:

+ Học sinh sẽ thực hiện theo nhóm bàn, thảo luận và tìm số cần điền rồi điền số vào ô trống

+ Dựa vào sơ đồ học sinh phân tích được: 6 gồm 3 và 3

3 gồm 1 và 2

+ Với sơ đồ này, học sinh vừa phân tích được cấu tạo số, vừa nhớ được các phép cộng trong phạm vi 6 đã học

Hình ảnh Học sinh làm quen với sơ đồ tư duy ở mức độ đơn giản

- Học sinh cũng có thể tự lập một Sơ đồ tư duy bằng giấy, bút chì, bút màu, tẩy (nếu vẽ lên giấy, bìa), phấn các màu, khăn lau bảng (nếu vẽ lên bảng) để

“sáng tác” một Sơ đồ tư duy theo ý thích cả về nội dung và hình thức (đường nét, màu sắc,…)

1 3

?

Trang 9

2 Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh vẽ Sơ đồ tư duy:

Như đã biết, Sơ đồ tư duy là một sơ đồ mở, mỗi người có thể vẽ theo mỗi cách khác nhau, dùng hình ảnh khác nhau, màu sắc khác nhau sao cho vừa truyền tải được nội dung kiến thức, vừa phù hợp với năng khiếu thẩm mĩ riêng

- Với HS lớp 1, cụ thể là học sinh lớp tôi Tôi hướng dẫn học sinh chọn và

vẽ những sơ đồ đơn giản, phù hợp với từng dạng bài để các em dễ hiểu, dễ vẽ và

dễ thực hiện Học sinh có thể chọn các hình đã học như hình tròn, hình vuông hay hình những đám mây, ngôi sao để vẽ sơ đồ tư duy, các nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong, Hướng dẫn học sinh thêm nhánh (nếu cần), sử dụng các màu khác nhau hay trang trí cho sơ đồ theo sự sáng tạo của học sinh để

sơ đồ thêm sinh động, hấp dẫn hơn

- Để học sinh vẽ được sơ đồ 1 cách dễ dàng, tôi hướng dẫn các em làm theo các bước sau:

+ Bước 1: Chọn từ trung tâm (Từ khóa) hay một hình ảnh, hình vẽ hợp với

tên chủ đề (Tên chủ đề có thể là tên bài học, tên mảng kiến thức…)

+ Bước 2: Vẽ nhánh cấp 1: Các nhánh cấp 1 chính là các nội dung chính

của chủ đề.

+ Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, 3… : Các nhánh cấp 2, 3 chính là các ý.

+ Bước 4: Hoàn thiện Sơ đồ tư duy

3 Giải pháp 3 Những điều cần lưu ý khi tạo Sơ đồ tư duy:

* Đối với học sinh:

- Tránh vẽ hoặc đưa vào những hình ảnh không liên quan đến bài học làm mất nhiều thời gian vẽ, viết, và khi sử dụng lại làm phân tán sự tập trung

Trang 10

- Tránh vẽ quá cầu kì những hình ảnh không cần thiết hoặc quá sơ sài không

có thông tin

* Đối với giáo viên:

- Lựa chọn những từ khoá ngắn gọn, dễ hiểu

- Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học khi dạy nội dung có sơ đồ tư

duy như: phương pháp trực quan, phương pháp gợi mở vấn đáp, phương pháp

giảng giải minh hoạ, phương pháp tổ chức trò chơi học tập,…

Trang 11

4 Giải pháp 4: Lựa chọn một số hoạt động dạy - học các bài phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 sử dụng Sơ đồ tư duy:

- Khi thực hiện các hoạt động có sử dụng sơ đồ tư duy, tôi thường cho học sinh làm việc theo nhóm và thực hiện theo trình tự sau:

+ Học sinh lập Sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên + Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh

về Sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.

+ Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện Sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh Sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.

+ Củng cố kiến thức bằng một Sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một Sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho Học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.

* Các hoạt động trong tiết Toán tôi sử dụng sơ đồ tư duy là:

a, Hoạt động mở đầu:

- Sử dụng Sơ đồ tư duy trong hoạt động mở đầu để kiểm tra kiến thức cũ

của học sinh giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh Các Sơ đồ tư duy tôi thường sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền thông tin còn thiếu… Tùy theo tình hình của lớp và của từng đối tượng học sinh mà tôi có thể đưa ra yêu cầu khác nhau Tôi thấy như vậy dễ kiểm tra và học sinh cũng hào hứng, tích cực xung phong trả lời, không khí lớp học vui vẻ, tiếp thu bài tốt Sau khi hoàn thành, các em đọc lại kiến thức trên Sơ đồ tư duy đó

Trang 12

Ví dụ: Để học sinh nắm chắc các số trong phạm vi 10 trước khi học bài đầu tiên trong nội dung phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10, ở hoạt động mở đầu phần kiểm tra bài cũ tôi tổ chức cho học sinh tổng hợp một số kiến thức cơ bản bằng sơ đồ sau:

Trang 13

- Qua sơ đồ này tôi kiểm tra được kiến thức của học sinh, biết được các em nắm bài đến đâu và củng cố lại kiến thức cho học sinh

b, Củng cố kiến thức :

- Sơ đồ tư duy là trợ thủ đắc lực trong việc củng cố kiến thức cho học sinh, giúp các em có cái nhìn tổng thể nội dung và nắm được chi tiết từng hoạt động trong bài học Từ đó, các em có thể tóm lượt được các ý chính cần nhớ, khắc sâu kiến thức hơn và học thuộc được các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10

Ví dụ :

+ Sau khi học xong bài Phép cộng trong phạm vi 10 Ở phần vận dụng để củng cố lại kiến thức tôi cho học sinh điền các phép tính cộng trong phạm vi 10 vào sơ đồ tư duy bằng cách chơi trò chơi “Tiếp sức” Học sinh cũng có thể thảo luận nhóm vẽ và điền phép tính vào sơ đồ, sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

Qua hoạt động này học sinh vừa được tham gia trò chơi, vừa được thảo

Trang 14

luận trao đổi cùng bạn giúp học sinh củng cố lại các phép cộng trong phạm vi 10

và học thuộc được các phép cộng đó

+ Với sơ đồ này có thể áp dụng được cho cả các bài Phép trừ trong phạm

10, bài Luyện tập, …

Trang 15

III Hiệu quả đạt được sau khi thực hiện biện pháp

Sau gần một học kì áp dụng sơ đồ tư duy vào giảng dạy, tôi nhận thấy:

- Về thái độ học sinh khi tham gia vẽ và trình bày Sơ đồ tư duy Qua một

số tiết khi áp dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học phép cộng, phép trừ trong phạm

vi 10 thì thái độ và tâm trạng các em có sự chuyển biến tích cực, các em hứng thú hơn trong học tập

- Khả năng hoạt động của học sinh: Tôi nhận thấy khi dạy học có sử dụng

Sơ đồ tư duy, các em có sự tiến bộ về khả năng hoạt động: bước đầu tóm lượt được nội dung bài học, ghi nhớ có hệ thống, trình bày tự tin, tích cực tham gia các hoạt động thảo luận, trò chơi làm cho tiết học Toán sôi nổi và bớt khô khan hơn

- Kết quả học tập đến thời điểm hiện tại: Chất lượng học tập môn Toán của

lớp tại thời điểm hiện tại cao hơn, chứng tỏ học sinh được học tập có sử dụng Sơ

đồ tư duy là có hiệu quả

+ Học sinh có kĩ năng tính toán tốt; nắm tương đối chắc các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 và các dạng bài liên quan đến các phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10

+ Những em học sinh chưa hoàn thành đến nay kĩ năng tính toán đã được cải thiện hơn Những học sinh nhút nhát cũng đã tích cực, chủ động hơn trong các hoạt động học tập

Trang 16

- Về phía giáo viên cũng có những thay đổi tích cực hơn trong giờ dạy của mình: Tích cực lựa chọn, sử dụng các phương pháp hình thức dạy học tích cực, tạo không khí vui vẻ sôi nổi cho mỗi tiết học và lôi cuốn được học sinh vào bài giảng

Kết quả tôi thu được tại thời điểm hiện tại trong bài khảo sát môn Toán như sau :

* Lớp 1A ( 33 học sinh)

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số

lượng

Tỉ lệ

- Nhìn vào bảng số liệu trên thấy rằng chất lượng môn Toán của lớp tôi ở thời điểm hiện tại đã tốt hơn hẳn so với đầu năm học khi được tôi áp dụng “ Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy phép cộng, trừ trong phạm vi

10 cho học sinh lớp 1A trường ”

IV Kết luận

1 Ý nghĩa của biện pháp

- Sơ đồ tư duy phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh Tiểu học Sử dụng sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả cao và khích lệ việc học tập của học sinh

và phương pháp giảng dạy của giáo viên

- Sơ đồ tư duy giúp kích thích hứng thú học tập môn Toán của học sinh, giúp

Trang 17

các em phát triển năng lực tính toán và phát triển hài hoà toàn diện về nhân cách

- Việc sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học, phù hợp nhiều kiểu bài lên lớp

- Kích thích các hoạt động sáng tạo của học sinh

- Đa số học sinh nhớ bài, hiểu bài và có độ bền kiến thức cao

- Học sinh phát huy được các kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức

Trang 18

- Giáo viên nên chuẩn bị trước Sơ đồ tư duy đã thiết kế để hệ thống hóa kiến thức cho học sinh giúp tiết kiệm thời gian lên lớp

2 Đề xuất - kiến nghị

Đối với nhà trường:

- Tổ chức các chuyên đề, thảo luận bài học liên quan đến việc vận dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn toán nói riêng và các môn học khác nói chung

- Tích cực tham gia để giao lưu và học hỏi thêm về kỹ thuật sử dụng sơ đồ tư duy trong cuộc thi “Sơ đồ tư duy năm 2025” do phòng GD&ĐT Thành phố tổ chức

Trên đây là “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1A trường ” được giáo viên đã áp dụng hiệu quả tại lớp 1A , thành phố

Ngày đăng: 26/12/2024, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w