1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kế hoạch tập huấn đổi mới phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực

16 2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 247,5 KB

Nội dung

 học viên thể hiện quan điểm của bản thân bằng cách đứng vào nhóm có số phù hợp từ 110 số 1 biểu thị quan điểm không thực sự cần thiết, số 10 biểu thị thái độ kiên quyết ủng hộ chấm d

Trang 1

Giáo dục kỷ luật tích cực

Kế hoạch: Tập huấn ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

Thời gian: 3 Ngày

Đà Lạt Từ 19/12/2009 – 21/12/2009

(Lớp của Bộ GD-ĐT) Mục tiêu

Hiểu sự cần thiết phải chấm dứt trừng phạt TTTE => Sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực.

Giới thiệu 1 số biện pháp GDKLTC trong lớp học

Phương pháp tiếp cận

Học viên cùng tham gia, chia sẻ tích cực

Mỗi hoạt động được sử dụng trong hội thảo chính là một phương pháp dạy học mà GV muốn giới thiệu đến người tham dự.

Ngày thứ nhất

8:00-9:00

9:00- 9:30

9:30 -11:30

- Khai mac lớp tập huấn

- Chuẩn bị tổ chức lớp:

Học viên kê lại bàn ghế theo sơ đồ.

NGHỈ GIẢI LAO

HỌAT ĐỘNG 1: CHUẨN BỊ LỚP HỌC

1/ Khởi động : Làm quen - Hình thành nhóm-Trò chơi ta là vua

=> Ý nghĩa trò chơi : mỗi người sẽ có nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống, làm tốt từng vai trò trong từng thời điểm thích hợp => sẽ thành công.

Lưu ý học viên: bất kỳ 1 trò chơi, một hoat động nào cũng có thể có ý nghĩa giáo dục

2/ Người tham dự nêu mong đợi

- Học viên vẽ bàn tay

- BCV giới thiệu mục tiêu khóa tập huấn

3/ Xây dựng nội quy lớp học:

* HV nêu những điều nên và không nên làm

Sơ đồ trên Powerpoint

- Giấy A0/ nhóm

- Bút lông dầu

- Băng keo giấy

- Câu hỏi: Tham gia lớp

tập huấn này, thầy ( cô) muốn được trao đổi, chia

sẻ những vấn đề gì?

- Bảng nôi quy

- Bóng nói lớn ( 6-7)

Trang 2

Giáo dục kỷ luật tích cực

11:30

trong khóa tập huấn, quy định khen thưởng.

- BCV tổng hợp ghi thành nội quy chung.

* Học viên đăng ký nhóm trực:

- Báo cáo viên giới thiệu nhiệm vụ cuả các nhóm, học viên tự chọn:

+ 3 Nhóm khởi động, ôn bài: Đầu mỗi ngày học, tổ chức cho cả lớp ôn lại bài cũ dưới hình thức hoạt động, Tổ chức các trò chơi khởi động đầu mỗi buổi học

+3 Nhóm trực nhật: Theo dõi, nhắc nhở thực hiện nội quy lớp, thu thập thông tin phản hồi của học viên vào cuối ngày học, tổng hợp và báo cáo vào đầu ngày hôm sau

- BCV nêu 2 câu hỏi:

* Họat động xây dựng nội quy lớp học có

y nghĩa gì trong việc GDKL cho học sinh?

* Hình thức nội quy: ghi bằng bóng nói thì

có tác dụng gì?

4/ Hướng dẫn cách thực hiện phiếu tự học 5/ Hướng dẫn làm hộp thư vui

- 3giấy A0 chia nhóm trực

- 150 Phiếu tự học

- Bảng hộp thư vui

- Giấy màu A4 cắt đôi

- Bóng nói nhỏ

- Kéo, keo dán

14:00- 15:30 HỌAT ĐỘNG 2: THỰC TRẠNG VÀ

NGUYÊN NHÂN CỦA VIỆC TRỪNG

PHẠT HỌC SINH Câu hỏi:

Hãy liệt kê các cách răn đe, giáo dục đối

với học sinh chưa ngoan, vô lễ , mắc lỗi, hư hỏng hoặc vi phạm kỷ luật mà các anh ( chị)

đã thấy mọi người thường sử dụng.

- BCV nêu câu hỏi: Thế nào là trừng phạt?

Thống nhất khái niệm:

Trừng phạt trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối,…) và tinh thần (chửi mắng, bỏ mặc,…)

1/ Thực trạng việc TP học sinh trong nhà trường:

- Kể lại những trường hợp trừng phạt học sinh mà người tham dự chứng kiến hoặc

- BCV ghi nhanh vào giấy A0 ( *)

- Trình chiếu

- Giấy A 4/ nhóm (**)

Ngày 1

Nhóm ôn bài Nhóm trực

nhật

Trang 3

Giáo dục kỷ luật tích cực

biết được qua báo, truyền hình…

- Mỗi nhóm chọn 1 trường hợp – ghi tóm tắt vào giấy A 4 (**)

- Đại diện nhóm kể

 BCV chốt:Về thực trạng TPTT trẻ em

2/ Nguyên nhân của thực trạng việc TP học sinh:

- BCV nêu vấn đề: Theo các thầy cô, ở Việt Nam, việc TPTT trẻ em vẫn còn tồn tại là

do những nguyên nhân nào?

- HV chia sẻ trước lớp ( 2-3 người)

 BCV chốt: Về các nguyên nhân của thực trạng TPTT trẻ em

3/ Sự cần thiết phải chấm dứt TP học sinh:

- BCV nêu vấn đề: Có cần chấm dứt TPTT trẻ em

hay không? nó cần thiết đến mức độ nào?  học

viên thể hiện quan điểm của bản thân bằng cách đứng vào nhóm có số phù hợp từ 110 (số 1 biểu thị quan điểm không thực sự cần thiết, số 10 biểu thị thái độ kiên quyết ủng hộ chấm dứt TPhọc sinh)

HV giải thích tại sao mình lại đứng vào nhóm đó

- BCV trở lại phần liệt kê các hình thức trừng phạt ( *), câu hỏi :

+ Chọn hình thức trừng phạt nhẹ nhất, không gây hâu hậu quả nghiêm trọng

+ Hướng dẫn học viên phân tích: GV thường trừng phạt nhằm mục đích gì? Với hình thức phạt như thế thì :

Có đạt mục tiêu giáo dục?

Học sinh có bị ảnh hưởng không?

Phản ứng của học sinh?

=> Kết luận 1: Hình thức phạt nhẹ nhất vẫn có những hậu quả không mong muốn, không đạt mục tiêu giáo dục.

- BCV trở lại tình huống của các nhóm (**), phát các tài liệu : pháp luật, điều lệ trường THCS…

- HV thảo luận nhóm:

Câu hỏi : Với trường hợp cụ thể của nhóm nêu thì có thể gây nên những hậu quả gì (về phí học sinh, gia đình HS, xã hội, bản thân giáo viên , đồng thời GV có thể vi phạm những điều luật nào?

=> Kết luận 2:

-HS: Tổn thương: thể xác, tinh thần; nhân cách;

- Giấy A0 – biện pháp người tham gia

Dán số từ 1-10

- Tài liệu luật pháp, công

ước QTE, điều lệ…( 60 bộ)

- Trình chiếu

Trang 4

Giáo dục kỷ luật tích cực

15:30- 15:50

15:50- 17:00

kết quả học tập, tương lai

- GĐHS : Buồn phiền; tốn tiền của, tốn thời gian, sức khỏe; mất công ăn việc làm

- XH: tốn tiền của chăm lo, tệ nạn xã hôi;

- GV: buồn khổ; PH không tin; HS phản ứng lại; kết quả Gd không đạt; Có thể bị PH xúc phạm, đánh; mất việc; vi phạm quy chế, pháp luật

Việc TPTT trẻ em không những gây ra hậu quả nặng nề đối với trẻ em, gia đình và xã hội mà

nó còn không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên và vi phạm các văn bản pháp

lý quốc gia và quốc tế về quyền trẻ em.

NGHỈ GIẢI LAO

Trò chơi xé trái tim

HỌAT ĐỘNG 3: SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GDKLTC

1/Những quan điểm, nhận thức về GDKL không phù hợp:

*Bước 1:

- HV liệt kê các thành ngữ liên quan đến quan điểm giáo dục kỉ luật trẻ em  Thảo luận nhóm 6 – phân thành 2 nhóm :

+ Quan điểm tích cực + Quan điểm không tích cực

-Đại diện nhóm trình bày A 3

*BCV kết luận 1:

 Hành vi, cách ứng xử của mỗi người thường xuất phát từ quan điểm, nhận thức của cá nhân và tập thể

 Quan điểm nhận thức không tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, tạo ra một môi trường gd không tích cực, không phù hợp với thời đại hiện nay

*Bước 2:

- BCV phát cho mỗi nhóm 1 thẻ có ghi sẵn 1 lý lẽ ngụy biện

- HV chia thành nhóm 6 – thảo luận : bày tỏ quan điểm đồng tình hay không đồng tình? Vì sao?

- Các nhóm trình bày (tổ chức tranh luận…)

*BCV kết luận :

- 50 trái tim

- Giấy A 0

- Bài đọc Bạn Thanh

- Giấy A 3

- Bộ thẻ lý lẽ nguỵ biện

( mỗi nhóm 1 thẻ)

Trang 5

Giáo dục kỷ luật tích cực

Chúng ta cần phải thay đổi quan điểm nhận thức không tích cực trong GDKL bằng cách phân tích để nhìn thấy rõ bản chất của các lý lẽ nguỵ biện đồng tình ủng hộ việc đánh phạt trẻ

2/Thế nào là GDKLTC?

* BCV nêu tình huống:

An là một học sinh lầm lì, ít giao tiếp, em

cư xử rất ngỗ ngược, hay gây sự đánh nhau, học rất kém Các anh (chị) hãy sắm vai là giám thị trò chuyện với em

- Các nhóm bàn bạc cách giải quyết trong 3 phút, sau đó cử 1 đại diện lên sắm vai về tình huống này

BCV yêu cầu:

- Hãy quan sát và chỉ ra những lời nói, cử chỉ tốt của các giám thị

Kết luận 1: lời nói, cử chỉ tốt đó chính là những biểu hiện của GDKLTC

- Vậy GDKLTC là gì?

 BCV chốt:

“ Giáo dục KLTC là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thỏa thuận giữa người lớn-trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.”

3/ Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC:

- HV trao đổi trong nhóm 6 về lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC đối với GV; HS; nhà trường, gia đình và xã hội

- Trình bày vào giấy A0

- Các nhóm chia sẻ

BCV chốt: Lợi ích của việc sử dụng các biện

pháp GDKLTC

o Hiệu quả GD cao: (Tài liệu THCS trang 26)

 Hs: tự tin, tin tưởng thầy cô, thích đi học, học tốt hơn, tự giác chấp hành KL

 Gv: được hs yêu mến, xây dựng được

TT lớp đoàn kết, PHHS tin yêu

 GĐ, XH, CĐ

o Hạn chế những tác động xấu: như trên đã nêu

* Chia sẻ hộp thư Vui – Nêu cảm xúc

- Giấy A 0/ nhóm

- Trình chiếu

Trang 6

Giáo dục kỷ luật tích cực

* Làm phiếu tự học

* Viết thông tin phản hồi

Ngày thứ hai

8:00- 8:20

8:20- 9:00

Khởi động :Giải đáp phản hồi ngày 1

Ôn bài HỌAT ĐỘNG 4: THAY ĐỔI QUAN ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN VỀ

GDLKTC

1/ Những việc cần làm để chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm nhận thức về GDKLTC

* Chia lớp thành 6 nhóm:Nêu những việc cần làm để thay đổi suy nghĩ về GDKLTC

Hình thức : vẽ, hùng biện, kịch câm

3 Các nhóm trình bày

*Kết luận

- Thay đổi một nếp nghĩ hay một thói quen đã tồn tại nhiều năm không phải là điều dễ dàng Thay đổi cả một quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức lại càng cần phải có những biện pháp hiệu quả, có sự hợp tác cuả nhiều người và cần có một thời gian nhất định Vì vậy mỗi người cần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi

- Một số gợi ý để bắt đầu cho sự thay đổi:

1 Giáo viên:

 Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học , khơi gợi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương học sinh

 Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, về cách đối xử với học sinh, rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục học sinh

 Quan tâm chăm sóc đến bản thân ( tinh thần

và thể xác)

 Tự đặt mình vào hoàn cảnh cuả trẻ

 Ghi chép nhật ký công tác lớp

 Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải toả stress

 Gác lại những ưu phiền khi tiếp xúc với trẻ

- Giấy A0/nhóm

BCV phải ghi lại trên bảng lớp, sử dụng biện pháp người quan sát.

Trang 7

Giáo dục kỷ luật tích cực

9:00 – 9: 30

9:30 – 11: 30

 Trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp

 Không tiết kiệm lời khen với trẻ

 Tạo không khí lớp sinh động

 Tìm cách hiểu học sinh thông qua các hoạt động

 Tìm sự trợ giúp từ mọi người

2 Cán bộ quản lý:

 Tổ chức tuyên truyền vận động

 Cung cấp tài liệu sách báo

 Tổ chức hội thảo, tập huấn

 Xây dựng cơ chế khuyến khích việc thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực

NGHỈ GIẢI LAO

HỌAT ĐỘNG 5: GIỚI THIỆU CÁC NHÓM BIỆN PHÁP GDKLTC TRONG

LỚP

* Khởi động :

- Chơi : Cua kẹp  phạt Soi gương  chia

sẻ mục đích của hoạt động soi gương

1/ Một số biện pháp GDKL tích cực

- HV ghi lại 1 biện pháp GD kỷ luật mà BCV đã

sử dụng vào thẻ màu

- HV có thể ghi thêm những biện pháp khác mà bản thân đã sử dụng vào thẻ màu

- 6 nhóm chọn những biện pháp thích hợp đính vào giấy A0 theo 4 nhóm biện pháp:

1) Thay đổi cách cư xử trong lớp 2) Quan tâm đến những khó khăn của trẻ.

3) Tăng cường sự tham gia của trẻ.

4) Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp

- Các nhóm chia sẻ sản phẩm với nhau

VD: động viên, khen ngợi có thể xếp vào 2 nhóm (thay đổi cách cư xử trong lớp và tăng cường sự tham gia của trẻ )

*Kết luận :

Có rất nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực,

- Thẻ màu

- A0 kẻ sẳn 4 nhóm biện pháp/nhóm

Trang 8

Giáo dục kỷ luật tích cực tuỳ theo mục đích hướng đến mà có thể chia

thành 4 nhóm biện pháp :

2/Các nhóm biện pháp giáo dục KLTC 2.1Nhóm biện pháp thay đổi cách cư xử trong lớp

- Nguyên tắc chính : thay chê bai bằng khen ngợi

- Phải biết đặt niềm tin vào sự tiến bộ của trẻ,

xử lý sai phạm của trẻ một cách rõ ràng, dứt khoát nhưng phải có sự động viên, khuyến khích

* Một số biện pháp gợi ý:

1/ Hộp thư vui: ( trang 56-THCS)

- 1 phút cho Hv đọc hộp thư vui

- Tổ chức cho HV chia sẻ hộp thư vui ( 2  4HV )

- Nêu cảm nhận của cá nhân khi được khen (2  4 HV nêu)

 HV chia sẽ ý nghĩa của việc thực hiện hộp thư vui.Nêu cách thực hiện ( thực hiện vào lúc nào?…)

*BCV kết luận:

Biết ghi nhận điểm tốt cuả bạn thay vì chỉ nhìn thấy những điểm chưa tốt cuả bạn

Giúp cho Hs hướng tới những điều lạc quan tích cực trong cuộc sống ngay cả khi gặp khó khăn, chán nản

Tạo điều kiện cho những hs ngại giao tiếp trước đám đông cũng có thể bày tỏ ý kiến của mình qua hộp thư vui

2/ Phiếu khen:

- Nguyên tắc chính: động viên khi trẻ có hành

vi tích cực dù chỉ là 1 hành vi nhỏ

- 1  2 HV giới thiệu phiếu khen ngợi của mình

- HV nêu cảm nhận khi được nhận phiếu khen

 HV nêu ý nghĩa và cách thực hiện của việc sử dụng phiếu khen Sử dụng như thế nào thì sẽ đem lại hiệu quả?

Trang 9

Giáo dục kỷ luật tích cực

*BCV kết luận :

- Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với HS cá biệt hay HS có những hành vi vô kỉ luật trong lớp.Không bỏ qua bắt kì một cử chỉ đáng khen nào Tìm mọi cơ hội để khen ngợi HS

- Không nên lạm dụng phiếu khen  mất tác dụng

3/ Gửi thư khen về nhà 

- Thiết kế mẫu thư khen

- BCV nêu cách thực hiện: Giáo viên viết thư khen ngợi về nhà cho cha mẹ HS để biểu dương những tiết bộ về học tập và đạo đức của HS.Hình thức: Thư khen in theo mẫu, lời nhận xét vào vở.

- HV nêu mục đích của việc làm này

*Kết luận 1:

 Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu… nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng

 Hình thức: Phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt

về bạn, hộp thư vui,công nhận và khuyến khích các đặc điểm tốt…

- Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác cùng hợp tác : Cha mẹ học sinh, học sinh…

“HÃY THAY CHÊ BAY BẰNG KHEN NGỢI”

- Giấy A 4 màu

14:00 – 15:00 2.2 Nhóm biện pháp quan tâm đến những

khó khăn của HS

- Xem phim Teddy

*BCV kết luận :

 Những hành vi tiêu cực mà trẻ mắc phải thường bắt nguồn từ những khó khăn của trẻ.

 Những khó khăn của trẻ có thể là: hoàn cảnh sống, sức khỏe, những trở ngại trong học tập, khó khăn về tâm lý, thể chất.

 Lưu ý cần tranh đối đầu với học sinh, cần lắng nghe trẻ, tránh “lên lớp” hoặc

- Trình chiếu

- Bài dịch

Trang 10

Giáo dục kỷ luật tích cực

chỉ trích trước khi tìm hiểu nguyên nhân, tránh hạ nhục trẻ.

* Một số biện pháp gợi ý:

1 Tổ chức trò chơi công nhận đặc điểm tốt của HS.

- Mỗi HV ghi tên mình vào tờ giấy dán sau lưng, tìm 6 người ghi 1 đặc điểm tốt

- HV chia sẻ phiếu nhận xét của mình.

- HV nêu cảm nhận của mình khi đọc phiếu nhận xét đó.

- HV nêu ý nghĩa của hoạt động.

*BCV kết luận:

- Giúp HS tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích các em nhìn nhận những mặt tích cực của các bạn khác

- Cảm giác được thừa nhận và khen thưởng

trong một tập thể ( Ở bất cứ hình thức nào) đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái

độ và cách xử sự của HS

2 Tổ chức điều tra:

- Giới thiệu phiếu điều tra (tham khảo- TL cấp 2, tr 54)

- HV nêu mục đích của phiếu điều tra.

*BCV kết luận:

- Hoạt động này tạo cơ hội cho HS có bày

tỏ mức độ những nhu cầu của các em được đáp ứng và giúp GV hiểu hơn về HS của mình.

3 Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác.

 ( Sử dụng tia buồn vui ) -Chia sẻ 1 tình huống cụ thể -Nguyên nhân dẫn đến nỗi buồn ( chủ quan, khách quan)

-Chia sẻ mục đích hoạt động.

*BCV c hốt:

- Khi xem xét một vấn đề  xét đến

- A 4 / người

- Phiếu điều tra / người

- A 4/ người

Trang 11

Giáo dục kỷ luật tích cực

15:00 - 15: 20

15:20- 17:00

nhiều khía cạnh ( cả yếu tố khách quan, chủ quan), đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để xem xét sự việc  giải quyết.

- Thấy được trách nhiệm của mình

- Giúp trẻ biết lắng nghe, thông cảm,chia sẻ, tôn trọng người khác cùng nhau thực hiện tốt hơn những nội quy đề ra.

NGHỈ GIẢI LAO

2.3 Nhóm biện pháp tăng cường sự tham gia của trẻ:

* Một số biện pháp gợi ý:

1 Biện pháp xây dựng nội quy lớp học.

- HV nêu lại các bước xây dựng nội quy lớp học tại buổi đầu tập huấn.

B1: Gv thông báo cho HS nội dung chính

B 2: HS chia nhóm thảo luận

B 3 Các nhóm chia sẻ ý kiến.GV và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất

cả HS.

B 4: HS tiếp tục thảo luận.

B 5: Quy định chế độ thưởng và xử phạt.

B 6 : Viết và trang trí nội quy lớp bằng chữ in lớn.

*BCV Kết luận :

 Được tham gia là HS được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng.

 HS tham gia xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:

- Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra.

- Giúp HS rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ

ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định.

- Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho học sinh.

 Một số lưu ý:

- Nội quy có thể thay đổi theo tuần/tháng (

bỏ những nội quy HS đã thực hiện tốt).

Ngày đăng: 30/06/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w