1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ Đề Đáp Án ngữ văn 9 chuyên Đề truyện, dùng chung 3 bộ sách

89 24 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 116,2 KB

Nội dung

-Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện cốttruyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian, ngôn ngữ người kểchuyện, ngôn ngữ đối thoạ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 3: TRUYỆN -PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TRUYỆN

ĐỌC HIỂU TRUYỆN – VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI – LÀM

BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TRUYỆN

(DÙNG CHO 3 BỘ SÁCH – 2024) TÀI LIỆU GỒM 3 PHẦN: PHẦN KIẾN THỨC CHUNG VỀ TRUYỆN

(DÀN BÀI PHÂN TÍCH – ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN) A.TRI THỨC NGỮ VĂN

Hộ vốn nghèo Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng Lòng hắn đẹp Ðầu hắn mang một hoài bão lớn[3] Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính

là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương Thế nghĩa là hắn là một kẻ

vô ích, một người thừa Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá

Trang 2

trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà

đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư?

(Theo Nam Cao, Đời thừa)

-Thể loại: Văn tự sự

-Xác định đặc điểm của văn tự sự:

+Nhân vật (người, vật, hiện tượng),có nhân vật chính và nhân vật phụ.+Tình huống xảy ra câu chuyện

+Các sự việc và diễn biến của sự việc từ bắt đầu đến kết thúc

+Ngôn ngữ tự sự

-Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm

-Ngôi kể: Ngôi thứ nhất:- Nhân vật thường xưng tôi

+Người kể trực tiếp kể lại câu chuyện đã xảy ra với bản thân Bản thân đãđược trải nghiệm, suy ngẫm và nay kể lại câu chuyện đó cho mọi người nghe

+Tạo nên sự thân mật, gần gũi giữa người kể và bạn đọc

+Nhân vật dễ dàng bộc lộ tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của mình với những gìxảy ra xung quanh, với chính bản thân mình

+ Tạo được độ tin cậy cao trong lòng người đọc

-Ngôi thứ ba: Nhân vật được gọi bằng tên riêng hoặc cách gọi tên nhân vật

+Người kể giấu mặt nhưng lại có mặt ở khắp mọi nơi, biết, thấu hiểu mọiviệc, mọi cảnh, mọi người và kể lại câu chuyện một cách khách quan như nó vốncó

+Lời văn, không gian chuyện được kể linh hoạt, nhịp nhàng

*Truyện ngắn

-Thường là những câu chuyện kể bằng văn xuôi, có xu hướng ngắn gọn, súc tích,hàm nghĩa

-Độ dài: Từ vài dòng đến vài chục trang

-Thường tập trung vào một tình huống

-Chủ đề: kể về một chủ đề nhất định

-Nhân vật: Hạn chế thường có một nhân vật chính và một vài nhân vật phụ

*TRUYỆN DÀI

-Độ dài: Từ vài chục trang đến vài trăm trang

-Nhân vật: thường có một nhân vật chính và nhiều nhân vật phụ

Trang 3

-Thời gian diễn ra câu chuyện: Trong thời gian dài

-Không gian: Truyện diễn ra trong không gian rộng

-Sự kiện: có phần phức tạp hơn truyện ngắn

B VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN.

I.Hình thành tri thức

1.Yêu cầu:

-Giới thiệu khái quát tác phẩm truyện cần phân tích (nhan đề, tác giả, thể loại) nêunhận xét chung của người viết về tác phẩm

-Làm rõ được nội dung chủ đề của tác phẩm

-Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cốttruyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian, ngôn ngữ người kểchuyện, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật…) tập trung vào một

số yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm)

-Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, sử dụng lí lẽ thuyết phục, bằng chứng xácđáng để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

-Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm

II.Thực hành viết theo các bước.

Bước 1: lựa chọn đề tài

-Lựa chọn một trong những truyện đã được học trong chương trình THCS

Trang 4

+Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đờisống; hình tượng con người; tư tưởng, tình cảm của nhà văn…)có lí lẽ, bằng chứng.

+Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm như (cốttruyện, ngôi kể, tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, không gian,thời gian, …) và hiệu quả thẩm mĩ của nó, có lí lẽ, bằng chứng

-Kết bài: khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

Bước 3: Viết bài:

-Triển khai viết trên cơ sở dàn ý đã lập Tuy vậy, nội dung bài viết có thể có nhữngthay đổi so với dàn ý (nếu cần thiết)

-Chú ý đảm bảo yêu cầu của kiểu bài nghị luận, phân tích tác phẩm văn học, bámsát đặc trưng thể loại truyện.-Tổ chức hệ thống luận điểm hợp lí, mỗi luận điểm cầnđược phân tích, chứng minh bằng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, tránh kể lạivăn bản

-Tập trung vào những nét nổi bật của tác phẩm, tạo điểm nhấn cho bài viết

Bước 4: Chỉnh sửa bài viết.

-Đọc bài viết, căn cứ vào yêu cầu của bài văn phân tích một tác phẩm truyện và dàn

ý đã lập để chỉnh sửa các phần

-Việc chỉnh sửa, cần chú ý các vấn đề sau:

+Nếu thiếu các thông tin giới thiệu tác giả, tác phẩm, (đoạn trích) thì cần bổsung

+Nếu việc phân tích nội dung chủ đề và các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tácphẩm chưa rõ, chưa chính xác thì cần chỉnh sửa

+Nêu các luận điểm chưa chặt chẽ, lí lẽ, bằng chứng chưa đạt yêu cầu, thiếusức thuyết phục thì cần chỉnh sửa

+Điều chỉnh dung lượng các ý để đảm bảo bài viết có bố cục hợp lí

+Rà soát và chỉnh sửa lỗi chính tả, diễn đạt để đảm bảo tính chuẩn mực vềngôn

ngữ

ĐỀ 1 PHẦN I ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác:

Trang 5

mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà Đó là những ngày sung sướng Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa Thế là cả nhà nhịn đói Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích “Nhà mẹ Lê” – Thạch Lam)

Câu 1 (0,5 điểm) Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?

Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?

Câu 2 (0,5 điểm) Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm) Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Em cảm nhận như thế

nào về nhân vật đó?

Câu 4 (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong

câu văn sau: “Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc”

Câu 5 (1,0 điểm) Qua đoạn trích trên, theo em, chúng ta cần làm gì để cuộc đời

không còn những hoàn cảnh như Nhà mẹ Lê?

PHẦN II VIẾT VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):Từ đoạn văn trên, em hãy viết 1 đoạn văn (từ 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử.

Câu 2: (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích đoạn trích trên.

Trang 6

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về” Ông trao thư cho

bà Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi!con mình viết chữ đẹp quá! Những chữtròn, thật tròn, những cái móc thật bén Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì Sao ôngkhông nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đềubiết cả” Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những láthư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cảnhững lá đầu tiên nét chữ còn non nớt

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học Một ngày khaitrường đầu tiên không có bố Bố tôi đã mất Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trênnhững con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)

Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 ( 0,5 điểm): Tìm một cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu:

Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời

Câu 3 ( 1,0 điểm): Đọc câu văn: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”Theo em

người bố biết những điều gì trong bức thư của con mình ?Vì sao em suy luận được như vậy ?

Câu 4 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng

trong câu văn sau: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông”

Câu 5 (1,0 điểm): Thông điệp em rút ra được từ văn bản trên.

Trang 7

PHẦN II: VIẾT VĂN (6 điểm )

Câu 1: (2.0 điểm): Viết đoạn văn (từ 10-12 câu) nghị luận xã hội về một vấn đề

cần giải quyết: "Là học sinh, em làm thế nào để giải quyết tình trạng bè phái

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hộ vốn nghèo Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói

là cực khổ Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng Lòng hắn đẹp Ðầu hắn mang một hoài bão lớn[3] Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính

là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương Thế nghĩa là hắn là một kẻ

vô ích, một người thừa Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm

Trang 8

theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà

đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư?

(Theo Nam Cao, Đời thừa)

Câu 1 Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên ít nhất ba văn bản đã học trong

chương trình Ngữ văn THCS có cùng ngôi kể

Câu 2 Trong đoạn trích, sự cẩu thả trong văn chương sẽ tạo nên những tác phẩm

như thế nào?

Câu 3: Tìm và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Hắn đọc,

ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán.”

Câu 4 Em có đồng ý với ý kiến “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào

sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có ” không? Vì sao?

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 Mỗi người chúng ta sinh ra đều có những giá trị riêng Từ đoạn trích trên và

những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bàysuy nghĩ của em về việc đừng đánh mất giá trị của bản thân

Câu 2 Hãy viết bài văn phân tích sự thay đổi trong suy nghĩ của nhân vật Hộ trong

đoạn trích đã cho

ĐỀ 4:

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGỌN GIÓ VÀ CÂY SỒI

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước ngọn gió hung hăng Nó bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió và không hề gục ngã Ngọn gió

Trang 9

mệt mỏi đành đầu hàng và hỏi:

- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?

Cây sồi từ tốn trả lời:

- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gẫy hết các cành nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất Đó chính

là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi Nhưng tôi cũng phải cảm ơn ông ngọn gió ạ! Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ- NXBTổng hợp TP Hồ Chí

Minh, 2011)

Câu 1 Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: Những câu văn sau: “Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già Nó ngạo

nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫycác cành cây Nó muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của mình”.đượcliên kết với nhau bởi phép liên kết nào? Chỉ ra từ liên kết

Câu 3 Theo tác giả, vì sao cây sồi vẫn có thể đứng vững trước ngọn gió dữ dội? Câu 4 Tại sao cây sồi lại nói: “Chính cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ

được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.”?

PHẦN II VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1.(2.0 điểm) Cuộc sống luôn tồn tại rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng đôi

khi chính khó khăn, thử thách lại là cơ hội giúp ta phát hiện ra khả năng đặc biệt củabản thân Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng

2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến “Biến khó khăn thành cơ hội.”

Câu 2 (4.0 điểm) Hãy viết bài văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây sồi trong

văn bản đã cho

ĐỀ 5:

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Cha tôi thế hệ 5X, chớm già Sinh năm Canh Dần, theo tuổi bà mụ, tính đến nay cha vừa tròn năm mươi chín tuổi Hơn nửa thế kỷ có mặt trên đời thì bốn mươi năm cha mặc áo nhà binh, cầm súng và xa nhà Cha tôi lấy vợ muộn và lại muộn đường

Trang 10

con cái bởi đi chinh chiến hết miền Nam rồi sang Campuchia đến năm 1989 mới về nước, sau ở lì Tây Nguyên thỉnh thoảng mới về nhà

Cha tôi đọc báo, nghe đài, xem tivi Ông càng lo cho tôi, đứa con trai độc nhất Nó

mà dây vào nghiện hút thì không những đời nó tàn mà cả nhà khổ, ông sẽ mất con Lúc nào, cha tôi cũng cảm thấy bất ổn Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ vợ làm ăn đổ bể Suốt cả đời, cha tôi quen rèn luyện người khác, quen chăm lo người khác nên nó ngấm vào máu, thành thuộc tính cố hữu rồi…

Tuy có ca thán về cha, nhưng chị Mai thương cha vô cùng Cái dạo chị mới năm sáu tuổi, cha về phép Một cái khung xe đạp, một con búp bê tóc vàng, vài mảnh vải cho vợ con; vậy mà cả nhà vẫn đầm ấm, hạnh phúc, vui vẻ Cha rất quý con gái Ngày ấy, gia đình tôi chưa chuyển lên Hà Nội ở Chiều chiều, cha tôi dẫn con gái

đi dọc triền đê nhìn đồng quê sông nước Hình ảnh cha vận sắc phục nhà binh, đeo quân hàm đỏ chói, bàn tay to dày thô dắt đứa con gái nhỏ bé lích chích đi tha thẩn, nhàn hạ, thanh bình trên triền đê đầy hoa cỏ may cứ đi theo chị tôi suốt tuổi thơ đến bây giờ Nhưng, ám ảnh, sợ hãi nhất là khi cha khoác ba lô trả phép Ngày ấy, bên chiến trường Campuchia đánh bọn Pôn Pốt vẫn đang ác liệt Cha phải đi, bên

ấy có nhiều việc đang chờ Con gái và cha vừa ấm hơi, quen nhau thì cha đã ra đi Cha không muốn mẹ đưa ra tận ga tàu, cha sợ những giọt nước mắt sụt sùi Mẹ và chị tôi tiễn chân cha ra đầu làng Cha âu yếm nhìn vợ, rồi ôm hôn con gái, cha bảo

mẹ tôi: “Em và con về đi” Cha thả con gái xuống và quay lưng rảo bước, những bước chân dài đạp trên đá mạt rào rạo, vội vã, thỉnh thoảng quay lại vẫy vẫy tay Bỗng chị tôi khóc thét lên và cùn cụt chạy theo cha Cha tôi quay lại ôm choàng lấy con gái Nước mắt chị tôi nhoen nhoét vào gương mặt dãi dầu từng trải của cha.

Mẹ tôi bảo: “Hay anh ở lại, mai hãy đi” Cha tôi bảo: “Em đừng buồn Anh mà ở lại thì anh không đi được nữa Thôi nào con, cho bố đi nào” Cha chuyền tay trao con gái cho vợ rồi quay gót Lần này, bước chân ông quả quyết, thật nhanh, không ngoái đầu nhìn lại Mẹ và chị tôi thầm thũi khóc nhìn bóng cha tôi cứ xa dần, mờ dần.

(Trích Cha Tôi – Sương Nguyệt Minh, theo https://isach.info/story.php)

Câu 1 Đoạn trích trên được viết theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của cách kể đó.

Câu 2: Xác định lời dẫn trực tiếp và lời nhân vật trong những câu văn sau: “Cha

tôi bảo: “Em đừng buồn Anh mà ở lại thì anh không đi được nữa Thôi nào con, cho bố đi nào” “Cha chuyền tay trao con gái cho vợ rồi quay gót.”

Trang 11

Câu 3: Câu văn “Lần này, bước chân ông quả quyết, thật nhanh, không ngoái đầu

nhìn lại” cho em cảm nhận điều gì về người cha trong đoạn trích?

Câu 4 Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn: “

Lúc nào, cha tôi cũng cảm thấy bất ổn Đi ra đường thì sợ tai nạn giao thông, về nhà thì chỉ sợ con hư hỏng, sợ vợ làm ăn đổ bể Suốt cả đời, cha tôi quen rèn luyện người khác, quen chăm lo người khác nên nó ngấm vào máu, thành thuộc tính cố hữu rồi.”

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Không có thước đo nào có thể đánh giá được giá trị của tình phụ

tử - tình cảm tuyệt vời mà người cha dành cho con cái Đó là một mối quan hệthiêng liêng, quý giá, không lẽ nào ngôn ngữ nào có thể miêu tả được.Từ đoạn tríchtrên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết bài văn (khoảng 1 trang giấy thi) trìnhbày suy nghĩ của em về tình phụ tử

Câu 2.(4.0 điểm) Viết bài văn phân tích hình ảnh người cha trong đoạn trích trên.

ĐỀ 6:

PHẦN I- ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi quyết định rồi, tôi sẽ bỏ nhà đi bụi đời […] Tôi quyết định đến ngã tư chỗ rẽ về nhà ngoại, thể nào lúc ba mẹ cuống cuồng chạy đi tìm cũng qua đây […]

Ở đó, tôi gặp thằng Lụm.

[…] Thằng Lụm rờ cái cặp đầy nhóc quần áo tôi:

- Mầy đi đâu mà ngồi đây?

Tôi nói dõng dạc để chứng tỏ con người mình đầy dũng cảm:

- Đi bụi đời

Nó chê liền:

- Tướng mầy mà đi bụi? Yếu như cọng bún mà nói đi bụi, mắc cười.

Tôi giận lắm, tuy nhiên để chứng tỏ mình là người lớn, tôi nhún vai ra chiều không chấp Tôi hỏi lại nó ra đây làm cái gì Nó nói, nó tìm má nó Tôi hỏi má nó ở đâu,

nó lắc đầu hổng biết Tôi hỏi tới:

- Sao kỳ vậy?

Thằng Lụm “còi” nhún vai, co mình lại tuồng như ngọn gió vừa bay qua lạnh lắm

Trang 12

- Hồi đó, hồi tao còn nhỏ ơi là nhỏ, má tao bỏ tao lại đây nè.

- Là sao?- tôi chưng hửng.

- Tao cũng đâu có biết Chắc má tao gặp chuyện gì đó buồn lắm, nuôi không nổi tao nên bỏ tao lại đấy Bởi vậy tao tên Lụm đó.

- Xạo hoài.

Thằng Lụm lắc đầu ra chiều chán nản:

- Thiệt đó, biết sao tao đen thui vậy hôn?- Nó chìa ra cái mặt như chàm cháy – tao

bị bỏ ngoài nắng đó Hồi đó ở ngã tư này vắng hoe hà, tao nằm khóc cả buổi mà đâu có ai hay Tới chừng đói qúa tao mới khóc, tao khóc rổn rổn luôn, tao mạnh miệng từ hồi nhỏ mà Rồi cái có bà dì bán bánh mì chạy lại, bồng lên, đâu có sữa,

bà dì mới móc ruột bánh mì cho tao trấp trấp đỡ, dè đâu tao ăn hết ổ bánh mì luôn.

Bà dì thấy tao dễ nuôi, nuôi luôn, sau này, tao kêu bả bằng ngoại Tao lớn mà hổng tốn một miếng sữa nào hết, hay chưa?

[…]

- Sao mày đi bụi? - thằng Lụm chợt hỏi/

- Ba tao – tôi chép miệng ra vẻ oan ức Ba tao đánh tao.[…]

Giọng thằng Lụm vừa hồ hởi vừa có vẻ ganh tị.- Mày sướng thiệt (trời, bị đánh mà sướng nỗi gì) Vậy mà còn bỏ nhà đi Đồ ngu!

Tự nhiên vậy rồi nó chửi tôi à Tôi cãi:

- Mầy đâu có má có ba đâu có biết Người lớn khó dữ lắm.

- Chẳng thà có má, có ba, bị rầy gì tao cũng chịu - thằng Lụm trở nên trầm ngâm, coi nó già quá trời!- Nhưng mầy đừng có lo, tao ngồi đây thể nào cũng gặp má tao thôi Thế nào má đi qua má cũng nhìn ra tao Mai mốt bị rầy, bị đòn cho đã […] Thằng Lụm “còi” làm tôi hối hận và nhớ ba mẹ quá chừng Tôi muốn trở về Tôi ngồi im lặng suy nghĩ trong khi thằng Lụm đứng dậy để nhìn mỗi khi có một lượt xe dừng lại trước đèn đỏ Tôi chợt sợ quá, có khi nào ba mẹ giận bỏ tôi luôn như thằng Lụm không Ba mẹ sẽ sanh nhiều thiệt nhiều em khác còn tôi thì biết kiếm đâu ra ba mẹ khác bây giờ Tôi ngồi lo lắng đến mức, khi ba mẹ tôi ghé xe lại dưới đường tôi còn không hay Thấy bóng mẹ đứng sịch trước mặt mình, tôi bật khóc:

- Con tính đâu ba mẹ bỏ con luôn rồi.

Mẹ không vồ vập ôm lấy tôi mà điềm đạm cầm bàn tay tôi bóp mạnh, còn ba thì vỗ

vỗ vào đầu tôi.

- Con hư quá Con đừng làm vậy ba mẹ buồn.

Trang 13

Thằng Lụm đứng trân trân nhìn tôi với đôi mắt buồn tủi Tôi quẹt nước mắt bước lại gần nó, bất giác tôi gọi thằng Lụm bằng anh:

- Em về nghen, anh Lụm.

[…] Thằng Lụm cảm động, lắc đầu, nó nói trổng không:

- Mai mốt ra đây chơi, nghen mậy!

Tôi vừa ngoái vừa gật đầu Ba tôi hỏi ai, tôi trả lời “Bạn con Anh Lụm Anh Lụm tội nghiệp lắm ba à…” không biết thằng Lụm “còi” có biết tôi đang kể về nó không

mà nó nhìn theo xe tôi đến khuất thì thôi Khi tôi ngoái lại, dưới đèn sáng rực, tôi thấy trong mắt nó lấp loáng những giọt nước.[…]

(Trích Lụm Còi, Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 1 Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? Chỉ ra phương thức biểu đạt

chính của đoạn trích trên?

Câu 2 Cho câu văn: “Tôi giận lắm, tuy nhiên để chứng tỏ mình là người lớn, tôi

nhún vai ra chiều không chấp.”

Xác định thành phần cấu tạo của câu Khi xét theo thành phần cấu tạo, câu văn trênthuộc kiểu câu gì?

Câu 3 Theo anh (chị), vì sao đến cuối truyện nhân vật tôi gọi Lụm bằng anh?Có

người khuyên: Hãy rời xa gia đình và sống cuộc đời như bạn muốn Em có đồngtình với lời khuyên này không? Vì sao?

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm):Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết bài văn

nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) để làm sáng tỏ nhận định: “Gia đình là một món quà- thứ luôn tồn tại mãi mãi” (Terri Burritt).

Câu 2 (4.0 điểm) :Viết bài văn phân tích đoạn trích trên.

Trang 14

“Nó” là cái Ngần, con bé lang thang không có cha mẹ được bà tôi đem về nuôitrong một lần bà đi tàu từ Hà Nội về Bà tôi kể: lúc thấy nó ngơ ngơ ngác ngác mộtmình trên sân ga, quần áo rách rưới bẩn thỉu, bà tôi động lòng hỏi han nó thì khônghiểu sao nó òa khóc và đòi đi theo bà tôi Nó chẳng nhớ tại sao nó đến được đây Nócũng chẳng nhớ nó tên gì Bắt đầu từ ngày đó, cuộc sống đang êm ả của tôi bị đảolộn lung tung cả lên.

Đầu tiên là mấy con búp bê xinh đẹp Mẹ tôi bảo: “Con cho nó chơi với” Rồihộp đồ xếp hình tôi vẫn cất cẩn thận trong thùng giấy các tông Bố tôi bảo: “Conhãy chơi chung với nó” Bực nhất là nó chẳng thèm xin chơi với tôi Nó muốn tất cả

đồ chơi của tôi ư? Đừng hòng

Tới năm đầu đi học nó mới được bố đặt cho cái tên là Ngần Cả nhà gọi nó làcái Ngần Nó quen dần với cái tên mới Khi được gọi “Ngần ơi”, nó toét miệngcười Nó gọi bà tôi bằng bà, bố tôi bằng bố Nghe ngọt không? Tôi nhiều lần quátnó: Bà mày à? Bà của tao chứ Bố tao chứ Bố mày đấy à, đang ở Tôi chỉ tay vềrặng núi xa tít phía chân trời Nó nhìn theo, bần thần gạ tôi: Cho em chung bà với chung bố với ” Có thế chứ Cuối cùng nó cũng hiểu thân phận nó và đã ngoanngoãn xin tôi

Ở làng tôi rất nhiều cây xoan Tháng hai, hoa xoan thả hương thơm ngát, rụngtím cả các phiến đá lát đường Những hàng rào cúc tần xanh mơn mởn trong mưabụi mùa xuân Dây tơ hồng vàng quấn quýt đan vào nhau hứng những cánh xoan li

ti như những vỏ trấu màu tím rơi nhẹ Tôi với cái Ngần chơi trò công chúa về làng

Nó luôn bắt tôi làm công chúa Làm công chúa được đeo vòng vàng (vòng vànglàm bằng dây tơ hồng) Nó cẩn thận “trang điểm” cho tôi xong rồi nghiêng ngócười ngặt nghẽo: “Chị Huyền giống hệt công chúa nhé” Công chúa như thế nào tôicũng không biết Có gì khác với lũ con gái bình thường chúng tôi Tôi làm bộ trangtrọng đi vào sân nhà Cái Ngần vun hoa xoan rụng đầy vạt áo, đi sau tung hoa lênđầu tôi, miệng ơi ới: “Tránh ra nhá, cho công chúa đi cái nhá Chú cún cũng rối rítlăng xăng chạy lui, chạy tới Chán vai công chúa, tôi bảo đổi cho nó Cái Ngần lắcnguây nguẩy: “Em ứ làm được công chúa đâu Em xấu lắm Công chúa phải đẹpchứ Em làm người hầu công chúa thôi”

Những mùa hoa xoan tím thấm thoắt qua nhanh Vèo một cái chúng tôi đã họclớp 9 Bà tôi dạo này yếu hẳn đi Bà ho nhiều về đêm Mâm cơm hằng ngày của giađình tôi không còn nhiều bát đĩa to đựng thức ăn như trước Bố tôi hay ngồi tư lự

Trang 15

sau những buổi đi làm về Mẹ tôi lại chuẩn bị sinh em bé Tất cả việc đồng áng mộtmình bố tôi gánh vác Tôi và cái Ngần sau buổi học lăn ra làm giúp bố Tối tối đếngiờ học bài, bố bắt chúng tôi vào học:

Năm nay vượt cấp, các con phải chú ý bài vở hơn đấy

Tôi với các Ngần hai đứa không giáo ước nhưng đều cố đạt điểm tốt để bố vui lòng.Tuy khác lớp nhau nhưng chúng tôi đều biết được kết quả học tập của nhau Tôi làhọc sinh giỏi của lớp A thì nó cũng là học sinh giỏi của lớp C Kì thi tốt nghiệp,đám học trò lo xanh mặt Tôi với cái Ngần thì “Yên chí làm bài xong bọn tớ sẽ việntrợ” – chúng tôi đùa với bạn như thế Năm đó chúng tôi thi xong tốt nghiệp phải thitiếp lên lớp 10 Buổi báo tin danh sách trúng tuyển vào trường phổ thông trung họctôi không tin vào mắt mình nữa: Cái Ngần không đỗ lớp 10

Khi tôi báo tin này với bố, bố tôi bỏ buổi cày, phóng xe đạp hộc tốc xuốngtrường huyện Mẹ tôi hỏi lại tôi: “Sao cái Ngần lại không đỗ?” Bà tôi thì rên rẩm:

“Đúng là học tài thi phận Rõ khổ.” Rồi bà lại ho khan từng hồi dài

Cái Ngần về, mặt buồn buồn Tôi hỏi Nó trả lời qua quýt: “Em bị điểm liệt.”

Bố tôi đạp xe từ trường về, thở dài: “Cái Ngần không đỗ rồi, bị một môn điểm liệt.”Không, tôi không tin được Tất cả các môn cái Ngần đều học khá Có môn còn giỏinữa “Vấn đề” gì đây Tôi quyết định cất công tìm hiểu Có đứa mách: Không hiểusao cái Ngần chép đề xong cứ ngồi im khóc thầm Thầy giám thị hỏi thì nó trả lời

ấp úng là không hiểu bài, không làm được Tôi nóng ruột: Hôm đó thi môn gì? Đứa bạn trả lời: Môn Địa lý

Người tôi run lên Môn Địa lý nó còn học giỏi hơn cả tôi Đề năm nay khôngkhó Đúng rồi Tôi chạy về nhà, lôi nó ra sau bếp:

- Sao mày cố tình không làm bài thi môn Địa lý?

Lúc đầu nó chống chế:

- Em không nhớ bài

- Nói láo, tôi quát lên – Mày cố tình không làm Bài đó tao với mày đã từng kiểm tralẫn nhau

Cái Ngần cúi đầu Tôi nhìn qua làn tóc mai của nó Những giọt nước mắt đang

từ từ lăn trên gò má nó Tôi khóc òa lên:

- Mày muốn ở nhà làm giúp bố phải không? Mày thấy bà ốm nên mày muốn ở nhàphải không? Mày muốn dành cho tao đi học phải không? Sao lại thế

Trang 16

Bố tôi từ đồng về đứng sau chúng tôi lúc nào không biết Người lẳng lặng dựngchiếc cuốc vào góc hè, mắt cũng đỏ hoe.

(Những truyện hay viết cho thiếu nhi – Phong Thu , NXB Giáo dục)

Câu 1 Xác định ngôi kể trong văn bản Việc lựa chọn ngôi kể ấy có tác dụng như

thế nào trong việc thể hiện giá trị của truyện?

Câu 2 Theo em, qua văn bản trên, tác giả muốn gửi gắm tới bạn đọc thông điệp gì? Câu 3 Chi tiết “người bố mắt đỏ hoe” liên quan đến sự việc nào trước đó? Theo

em, vì sao mắt người bố lại đỏ hoe?

PHẦN II : VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về sự đồng cảm, sẻ chia trong

cuộc sống

Câu 2 (4.0 điểm)Viết bài văn phân tích nhân vật Ngần trong truyện ngắn Cái

Ngần của tác giả Hạ Huyền.

ĐỀ 8:

PHẦN I ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THẦY HIỆU TRƯỞNG

Thầy hiệu trưởng của chúng tôi là một người ôn hòa, dễ mến Dáng người thầy cao, đầu hói, đeo kính, râu pha trộn giữa những sợi đen và những sợi bạc dài xuống ngực Thầy thường xuyên mặc bộ quần áo màu xám, đóng cúc đến tận cằm, trông người ôn hòa, dễ mến rất trang trọng và nghiêm nghị.

Những bạn vi phạm kỷ luật mà bị gọi vào phòng hiệu trưởng thì rất run sợ nhưng thầy hiệu trưởng không trách mắng họ, chỉ nắm tay họ và nói lần sau không được làm như thế nữa Thầy còn an ủi, động viên họ sau này phải làm một đứa trẻ ngoan Lời nói của thầy rất nhẹ nhàng, thái độ rất ôn hòa, mỗi khi bước ra khỏi phòng thầy, mắt các bạn ấy đỏ hoe Họ cảm thấy xấu hổ vì những chuyện mà mình

đã làm.

Trang 17

Sáng nào cũng vậy, thầy hiệu trưởng là người đầu tiên đến trường Thầy chờ học sinh đến trường, chờ phụ huynh tìm gặp mình nói chuyện Khi tan học, thầy là người cuối cùng rời khỏi trường Bởi vì thầy phải đi kiểm tra ở quanh trường xem

có học sinh nào đi trên đường không chú ý an toàn hay không, xem có học sinh nghịch ngợm nào mải chơi không về nhà không Những bạn đùa nghịch trên đường, chỉ cần nhìn thấy dáng người cao lớn của thầy hiệu trưởng là lập tức giải tán ngay Lúc ấy, thầy hiệu trưởng đứng xa dõi theo họ, ánh mắt buồn nhưng chất chứa tình yêu thương.

Nghe mẹ nói, từ sau khi con trai của thầy hy sinh trên chiến trường, hiếm khi nhìn thấy thầy cười Bây giờ trên bàn làm việc của thầy vẫn còn tấm ảnh con trai Khi con trai hy sinh, thầy hiệu trưởng đã muốn từ chức Ngay cả đơn xin nghỉ cũng viết xong rồi Chỉ có điều thầy không nỡ rời xa học trò nên không thể hạ quyết tâm được.

Một lần, thầy hiệu trưởng muốn rời khỏi trường Đúng lúc ấy bố tôi đến trường, bố liền khuyên thầy: “Thầy hiệu trưởng, nếu thầy đi thì thật đáng tiếc Các em học sinh không thể rời xa thầy được” Lúc ấy một ông bố dẫn một em bé vào phòng và nói muốn chuyển trường Thầy hiệu trưởng tỏ ra rất ngạc nhiên, kéo em bé ấy đến bên mình, nâng cằm em ấy, nhìn em ấy một lúc rồi mới nói đồng ý Sau đó, thầy ghi tên họ để hai bố con họ về còn mình thì chìm vào suy tư Lúc ấy, bố tôi nói: “Thầy

mà từ chức thì trường học sẽ thế nào?” Thầy hiệu trưởng nghe vậy, liền lấy tờ đơn trong ngăn kéo, xé làm đôi rồi nói: “Sau này tôi không nhắc đến chuyện từ chức nữa”.

(Trích Những tấm lòng cao cả, Ét-môn-đô A-mi-xi*)

*Chú thích: Ét-môn-đơ A-mi-xi (1846 – 1908) là nhà văn Ý Ông là nhà hoạt động

xã hội, nhà văn lỗi lạc, giàu lòng nhân ái Ông được biết đến với những tác phẩmdành cho thiếu nhi chứa nhiều ý nghĩa, trong đó nổi tiếng trên toàn thế giới là

Những tấm lòng cao cả.

Câu 1: Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Cho biết cốt truyện của văn bản thuộc

kiểu cốt truyện nào trong thể loại truyện ngắn?

Câu 2: Nhân vật thầy hiệu trưởng trong văn bản được khắc họa qua những phương

diện nào?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu

văn sau: Khi tan học, thầy là người cuối cùng rời khỏi trường Bởi vì thầy phải đi kiểm tra ở quanh trường xem có học sinh nào đi trên đường không chú ý an toàn

Trang 18

hay không, xem có học sinh nghịch ngợm nào mải chơi không về nhà không.

Câu 4: Qua văn bản trên, em có suy nghĩ và tình cảm gì với những thầy cô giáo

đang tận tâm trên bục giảng nhà trường

PHẦN II VIẾT VĂN (6,0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang

giấy trình bày suy nghĩ về những cơ sở làm nên tình thầy trò

Câu 2: (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích truyện ngắn “Thầy hiệu trưởng” của

là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi.

Trang 19

Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương Thế nghĩa là hắn là một kẻ

vô ích, một người thừa Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà

đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư?

(Theo Nam Cao, Đời thừa)

-Thể loại: Văn tự sự

-Xác định đặc điểm của văn tự sự:

+Nhân vật (người, vật, hiện tượng),có nhân vật chính và nhân vật phụ.+Tình huống xảy ra câu chuyện

+Các sự việc và diễn biến của sự việc từ bắt đầu đến kết thúc

+Ngôn ngữ tự sự

-Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm

-Ngôi kể: Ngôi thứ nhất:- Nhân vật thường xưng tôi

+Người kể trực tiếp kể lại câu chuyện đã xảy ra với bản thân Bản thân đãđược trải nghiệm, suy ngẫm và nay kể lại câu chuyện đó cho mọi người nghe

+Tạo nên sự thân mật, gần gũi giữa người kể và bạn đọc

+Nhân vật dễ dàng bộc lộ tâm trạng, ý nghĩ, thái độ của mình với những gìxảy ra xung quanh, với chính bản thân mình

+ Tạo được độ tin cậy cao trong lòng người đọc

-Ngôi thứ ba: Nhân vật được gọi bằng tên riêng hoặc cách gọi tên nhân vật

+Người kể giấu mặt nhưng lại có mặt ở khắp mọi nơi, biết, thấu hiểu mọiviệc, mọi cảnh, mọi người và kể lại câu chuyện một cách khách quan như nó vốncó

+Lời văn, không gian chuyện được kể linh hoạt, nhịp nhàng

*Truyện ngắn

Trang 20

-Thường là những câu chuyện kể bằng văn xuôi, có xu hướng ngắn gọn, súc tích,hàm nghĩa.

-Độ dài: Từ vài dòng đến vài chục trang

-Thường tập trung vào một tình huống

-Chủ đề: kể về một chủ đề nhất định

-Nhân vật: Hạn chế thường có một nhân vật chính và một vài nhân vật phụ

*TRUYỆN DÀI

-Độ dài: Từ vài chục trang đến vài trăm trang

-Nhân vật: thường có một nhân vật chính và nhiều nhân vật phụ

-Thời gian diễn ra câu chuyện: Trong thời gian dài

-Không gian: Truyện diễn ra trong không gian rộng

-Sự kiện: có phần phức tạp hơn truyện ngắn

B VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN.

I.Hình thành tri thức

1.Yêu cầu:

-Giới thiệu khái quát tác phẩm truyện cần phân tích (nhan đề, tác giả, thể loại) nêunhận xét chung của người viết về tác phẩm

-Làm rõ được nội dung chủ đề của tác phẩm

-Phân tích được những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện (cốttruyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, không gian và thời gian, ngôn ngữ người kểchuyện, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại của nhân vật…) tập trung vào một

số yếu tố nghệ thuật nổi bật của tác phẩm)

-Triển khai hệ thống luận điểm chặt chẽ, sử dụng lí lẽ thuyết phục, bằng chứng xácđáng để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết

Trang 21

-Khẳng định được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

II.Thực hành viết theo các bước.

Bước 1: lựa chọn đề tài

-Lựa chọn một trong những truyện đã được học trong chương trình THCS

-Kết bài: khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện

Bước 3: Viết bài:

-Triển khai viết trên cơ sở dàn ý đã lập Tuy vậy, nội dung bài viết có thể có nhữngthay đổi so với dàn ý (nếu cần thiết)

-Chú ý đảm bảo yêu cầu của kiểu bài nghị luận, phân tích tác phẩm văn học, bámsát đặc trưng thể loại truyện.-Tổ chức hệ thống luận điểm hợp lí, mỗi luận điểm cầnđược phân tích, chứng minh bằng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, tránh kể lạivăn bản

-Tập trung vào những nét nổi bật của tác phẩm, tạo điểm nhấn cho bài viết

Bước 4: Chỉnh sửa bài viết.

-Đọc bài viết, căn cứ vào yêu cầu của bài văn phân tích một tác phẩm truyện và dàn

ý đã lập để chỉnh sửa các phần

-Việc chỉnh sửa, cần chú ý các vấn đề sau:

+Nếu thiếu các thông tin giới thiệu tác giả, tác phẩm, (đoạn trích) thì cần bổsung

+Nếu việc phân tích nội dung chủ đề và các yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tácphẩm chưa rõ, chưa chính xác thì cần chỉnh sửa

+Nêu các luận điểm chưa chặt chẽ, lí lẽ, bằng chứng chưa đạt yêu cầu, thiếusức thuyết phục thì cần chỉnh sửa

Trang 22

+Điều chỉnh dung lượng các ý để đảm bảo bài viết có bố cục hợp lí.

+Rà soát và chỉnh sửa lỗi chính tả, diễn đạt để đảm bảo tính chuẩn mực vềngôn

ngữ

ĐỀ 1 ĐÁP ÁN PHẦN I ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà Đó là những ngày sung sướng Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa Thế là cả nhà nhịn đói Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích “Nhà mẹ Lê” – Thạch Lam)

Câu 1 Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt

nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?

-Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả

Trang 23

-Tác dụng: khắc họa một cách chân thực gia cảnh nghèo khổ, lam

lũ, cơ cực của bác Lê

Câu 2 Nội dung chính của văn bản trên là gì?

-Nội dung chính: Đoạn trích viết về gia cảnh nghèo khó, lam lũ của nhà mẹ Lê

Câu 3 Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Em cảm nhận như

+Ngày họ thuê thì nhọc nhằn, vất vả, ngày họ không thuê thì lo con đói khóc

+ Là người mẹ hết mực yêu thương, lo lắng cho các con của mình

Câu 4 Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng

trong câu văn sau: “Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc”

- Biện pháp tu từ: so sánh: “ mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc””

Trang 24

của bác Lê.

Câu 5 Qua đoạn trích trên, theo em, chúng ta cần làm gì để cuộc đời

không còn những hoàn cảnh như Nhà mẹ Lê?

Để không có những cảnh đời như nhà mẹ Lê chúng ta cần

-Quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân dân, người lao động

nghèo, người phụ nữ, những người có hoàn cảnh khó khăn, gia

đình chính sách, người khuyết tật

-Tạo công ăn việc làm, môi trường lao động nhằm nâng cao và ổn định thu nhập cho nhân dân

-Có những chính sách an sinh xã hội, tuyên truyền để người dân

hiểu và có ý thức trong việc kế hoạch hóa gia đình

PHẦN II VIẾT VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):Từ đoạn văn trên, em hãy viết 1 đoạn văn (từ 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử.

-Giải thích nghĩa của từ khóa

Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con, thường được hiểu là tình yêu thương, sự đùm bọc, sẻ chia của mẹ dành cho con

-Tại sao chúng ta lại nói tình mẫu tử thiêng liêng?

+Mẹ là người mang nặng đẻ đau sau 9 tháng 10 ngày Tiếp đến là những ngày

ẵm bồng, chăm sóc, nâng niu “ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn” vừa mang

Trang 25

nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng của tình yêu, đức hi sinh,mẹ luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất.

+Nói như Chế Lan Viên:

“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Hay Lucien Besot: “Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ

+Khẳng định con mãi là con của mẹ, luôn cần được yêu thương, chia sẻ, dõi theo Khi con thành công, mẹ tự hào, hạnh phúc, nở nụ cười thật tươi, khi con vấp ngã, thất bại mẹ sẽ là người đưa cánh tay bé nhỏ của mình để nâng đỡ con lên

+Mẹ mãi là động lực tiếp thêm sức mạnh để ta vượt qua những thử thách chông gai, sóng gió của cuộc đời

+Mẹ là tiếng gọi thức tỉnh, khiến ta quay đầu khi lầm đường,lạc lối

-Phản đề:

+ Có những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ con mình dứt ruột đẻ ra hoặc có bà mẹ lạilấy con làm nơi trút giận, giải tỏa những ấm ức, bất công khi mình phải chịu ngoài đời bằng những trận mưa roi, những lời chửi rủa

+ Có người con lại bất hiếu, bạc đãi, chửi bới đánh đập, bắt cha mẹ phải cung phụng mà cha mẹ mình không hề nghĩ đến bổn phận của người làm con Tất cả những hành động ấy đều trái với quy luật tự nhiên , trái với luân thường đạo lý làm người rất đáng bị người đời lên án và phỉ nhổ

KĐ: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề và bài học nhận thức.

-Tình mẫu tử thiêng liêng và luôn trân trọng tình cảm ấy Luôn làm tròn chữ

hiếu, ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, cha mẹ già yếu

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO:

Trang 26

lăn” vừa mang nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng của tình yêu, đức hi sinh, mẹ luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất Nói như Chế Lan Viên:

“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

Hay Lucien Bersot: “Vũ trụ có nhiều kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái timngười mẹ.” Với mẹ, dù con đã lớn khôn, đã trưởng thành thì vẫn mãi là con của mẹ,mãi được mẹ yêu thương, lo lắng chở che Khi con thành công, mẹ tự hào, hạnhphúc, nở nụ cười thật tươi, khi con vấp ngã, thất bại mẹ dang rộng vòng tay yêuthương nâng đỡ con lên, dìu dắt con hướng về phía trước Mẹ mãi là động lực tiếpthêm sức mạnh để con vượt qua những thử thách chông gai, sóng gió của cuộc đời

Mẹ là tiếng gọi thức tỉnh, khiến con quay đầu khi lầm đường, lạc lối Chỉ tiếc rằngđâu đó vẫn có những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ con mình dứt ruột đẻ ra hoặc có bà

mẹ lại lấy con làm nơi trút giận, giải tỏa những ấm ức, bất công khi mình phải chịungoài đời bằng những trận mưa roi, những lời chửi rủa Có người con lại bất hiếu,bạc đãi, chửi bới đánh đập, bắt cha mẹ phải cung phụng mà không hề nghĩ đến bổnphận của người làm con Tất cả những biểu hiện ấy đều trái với quy luật tự nhiên,trái với đạo lý làm người, rất đáng bị người đời lên án, phỉ nhổ Cho nên chúng tacần hiểu hết được ý nghĩa của tình mẫu tử thiêng liêng và luôn trân trọng tình cảm

ấy Luôn làm tròn chữ hiếu, ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, cha mẹ giàyếu

Câu 2: (4.0 điểm) Viết bài văn phân tích đoạn 1 truyện ngắn “Nhà mẹ Thạch Lam

Lê”-LẬP DÀN BÀI MB: Giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét chung về truyện.

-Ông sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút, ) nhưng thành công nhất vẫn là truyện ngắn

-Nhân vật chính trong truyện thường là những người bé nhỏ, vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậu trong những trang văn giàu cảm xúc, lời văn bình dị

Trang 27

Đoạn 1: Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đời sống; hình tượng con người; tư tưởng, tình cảm của nhà văn…) có lí lẽ, bằng chứng.

-Hoàn cảnh sống

+Xuất thân là một người phụ nữ nông thôn

+Mẹ Lê nuôi mười một người con, trong đó đứa lớn mới có mười bảy tuổi và đứa

bé nhất hãy còn bế trên tay

+Gia tài của mẹ Lê chỉ có một căn nhà lá, trong nhà có mỗi một chiếc giường nangãy nát

->Nghèo túng, neo đơn và đông con

->Gánh nặng gia đình đè lên vai bác Lê

-Ngoại hình

Mẹ Lê có ngoại hình chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo hệt nhưmột quả trám khô

->Dự báo, gánh nặng gia đình là quá sức so với vóc dáng của bác

- Phẩm chất cao quý của người mẹ

+Từ mờ đất tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét

->Chăm chỉ, chịu thương chịu khó, chấp nhận mọi vất vả, gian nan mong sao cáccon được đủ ăn

-Niềm sung sướng, hạnh phúc của bác là lúc được người ta trả mấy bát gạo, mấyđồng xu về nuôi con

-> Yêu gia đình, thương con cái

Đoạn 2: Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm như (cốt truyện, ngôi kể, tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian, …) và hiệu quả thẩm mĩ của nó, có lí lẽ, bằng chứng -Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật thông qua hành động, ngôn ngữ miêu tả

kết hợp với phép tu từ so sánh “cái nhà cũng lụp xụp, ngần ấy người chen chúc,trông như một cái ổ chó, lúc nhúc thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâuchết”,

-Đặt nhân vật trong nghịch cảnh, tình huống éo le để bộc lộ phẩm chất cao đẹp,ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý

-Chọn ngôi kể thứ ba, người kể chuyện đứng bên ngoài, quan sát chi tiết, tỉ mỉ, thấuhiểu ngọn ngành gia cảnh của bác Lê

+Giúp chúng cảm nhận được nhân vật bác Lê hiện lên một cách sinh động,

Trang 28

khách quan.

+ Giúp chúng ta tin đâu đó quanh ta có một mẹ Lê như thế, chân thực và sốngđộng

+Giúp chúng ta có thể liên tưởng đến bao người mẹ Việt Nam khác

->Những người mẹ giàu đức hi sinh Những người mẹ đáng để ta thương

-> Cách để nhà văn bộc lộ niềm thương cảm, sẻ chia với những người phụ nữ mộtđời lam lũ, một đời vì con

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và nhân vật mẹ Lê.

-Cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng qua nhân vật bác Lê

- Cảm nhận được tấm lòng, đức hi sinh của bao người mẹ Việt Nam

-Cảm nhận tâm trạng xót xa, thương cảm, sẻ chia của nhà văn với những mảnh đờibất hạnh

-Khơi gợi trong ta tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia với những đang gặp khókhăn trong cuộc sống Sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh

-Và sẵn sàng lên án, đấu tranh trước cường quyền, ác bá, trước nguy cơ đẩy ngườidân vào tình cảnh đói nghèo và lam lũ

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Thạch Lam sinh ra ở Hà Nội, thuở nhỏ sống ở quê ngoại tại phố huyện CẩmGiàng, tỉnh Hải Dương Ông sáng tác ở nhiều thể loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tùybút, ) Nhưng thành công nhất vẫn là truyện ngắn Nhân vật chính trong truyệnthường là những người bé nhỏ, vất vả, cơ cực mà tâm hồn vẫn tinh tế, đôn hậutrong những trang văn giàu cảm xúc, lời văn bình dị và đậm chất thơ Trong mỗi tácphẩm luôn ẩn chứa niềm yêu thương, trân trọng đối với thiên nhiên, con người,

cuộc sống như Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, Trong đó chúng ta không thể không nhắc tới truyện ngắn “Nhà mẹ Lê” Đặc biệt là đoạn trích trên khi ông

khắc họa thành công hình ảnh người mẹ nghèo lam lũ, nhưng hết mực yêu thươngcon của mình

Câu chuyện được bắt đầu bằng lời giới thiệu “Nhà mẹ Lê là một gia đình mộtngười mẹ với mười một người con…đứa lớn mới mười bảy tuổi, đứa bé hãy còn bếtrên tay” Bác Lê có ngoại hình thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quảtrám khô.” Giường như có sự tương phản giữa số lượng con cái và vóc dáng của

Trang 29

bác Lê Bác quá nhỏ bé, khô cằn Mười một người con và số tuổi “Ăn chưa no, lochưa tới của chúng” đã gợi lên một bức tranh nheo nhóc, lầm than và cơ cực Bác

cơ cực thật “cái nhà cũng lụp xụp, chừng ấy người chen chúc trong một khoảngrộng độ bằng hai chiếc chiếu, chiếc giường nan đã gẫy nát Mùa rét thì giải ổ rơmđầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó conlúc nhúc.”Một người mẹ nghèo và bầy con thơ sống chen chúc, trật trội như thểchẳng có chỗ mà bước, chẳng có chỗ mà cựa, ngột ngạt và tù túng Đói rét, túngquẫn khi tận mười mấy con người nheo nhóc trong cái nhà được miêu tả như cái “ổchó” cùng với sự châm biếm miêu tả mẹ con nhà mẹ Lê như “chó mẹ và chó con”được toát lên sự chua xót, khổ cực Nhưng như thế vẫn còn tạm được, vẫn chấpnhận được Mẹ con vẫn nương tựa được vào nhau Còn cái đói, cái ăn, lại là cái ăncủa mười một đứa con Đứa nào cũng cần ăn mà hình như Thạch Lam chưa chođứa con nào của mẹ Lê đủ tuổi đi làm, đủ sức để gánh vác nỗi lo này cùng bác khinhà văn để đứa lớn nhất có mười bảy tuổi Vậy là gánh nặng gia đình dồn hết lênngười mẹ nghèo Người mẹ nghèo luôn âm thầm chịu đựng sự vất vả một mình

“Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đilàm mướn cho những người có ruộng trong làng.” Có lẽ, quanh năm, suốt tháng,khi người ta đang chìm trong giấc ngủ thì bác đã bắt đầu một ngày làm việc, chẳng

kể nắng mưa, rét mướt chẳng kể mùa nóng hay mùa lạnh, người mẹ ấy chỉ cần cóngười thuê, chỉ cần được làm việc, chỉ cần người ta trả cho bát gạo, mấy đồng xu vềnuôi lũ con Chỉ cần vậy, bác đã thấy sung sướng Có lẽ, hạnh phúc của mẹ là đượcthấy con có một bữa ăn no Nghe mà xót xa, ai oán, Nhưng, cái đói, cáo nghèo đâuchỉ có vậy, nó quẩn quanh, bó chặt thân bác khi mùa đông đến, đó là mùa nôngnhàn Chủ ruộng không sản xuất, bác không việc làm, dường như bác không cócách nào để kiếm miếng ăn cho đàn con và thế là ,”chúng nó khóc lả đi mà không

có cái ăn” Vậy là khó khăn của bác lê gần như không còn lối thoát, bí bách và bầncùng Bác Lê đã lâm vào bi kịch của cảnh đông con và nghèo đói Cuộc đời người

mẹ gần như bế tắc và không lối thoát

Bằng nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật thông qua hành động, ngônngữ miêu tả kết hợp với phép tu từ so sánh “cái nhà cũng lụp xụp, ngần ấy ngườichen chúc, trông như một cái ổ chó, lúc nhúc thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, nhưthịt con trâu chết”, Thạch Lam đã vẽ thành công bức tranh gia cảnh người mẹnghèo, đông con Nhưng ẩn sau bức tranh chân thực, nhà văn đã toát lên được hìnhảnh người mẹ hết mực yêu thương, lo lắng và sẵn sàng hi sinh Đặt nhân vật trong

Trang 30

nghịch cảnh, tình huống éo le để bộc lộ phẩm chất cao đẹp, ngợi ca tình mẫu tửthiêng liêng và cao quý Đặc sắc hơn khi tác giả lựa chọn ngôi kể thứ ba, người kểchuyện đứng bên ngoài, quan sát chi tiết, tỉ mỉ, thấu hiểu ngọn ngành gia cảnh củabác Lê, giúp chúng cảm nhận được nhân vật bác Lê hiện lên một cách sinh động,khách quan, giúp chúng ta tin đâu đó quanh ta có một mẹ Lê như thế, chân thực vàsống động Giúp chúng ta có thể liên tưởng đến bao người mẹ Việt Nam khác Họluôn vì con, vì con mà vất vả, vì con mà lam lũ, vì con mà cố gắng Những người

mẹ giàu đức hi sinh Những người mẹ đáng để ta thương Đó cũng là cách để nhàvăn bộc lộ niềm thương cảm, sẻ chia với những người phụ nữ một đời lam lũ, mộtđời vì con

Tuy chỉ là một đoạn trích nhưng cũng đủ để chúng ta cảm nhận được tìnhmẫu tử thiêng liêng qua nhân vật bác Lê Cảm nhận được tấm lòng, đức hi sinh củabao người mẹ Việt Nam Cảm nhận tâm trạng xót xa, thương cảm, sẻ chia của nhàvăn với những mảnh đời bất hạnh Khơi gợi trong ta tình yêu thương, sự đồng cảm,

sẻ chia với những đang gặp khó khăn trong cuộc sống Sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡnhững mảnh đời bất hạnh Họ đáng để chúng ta thương, đáng để ta chìa đôi bàn taynâng đỡ, dìu dắt họ dậy, giúp đỡ họ có một cuộc sống ấm no, yên bình hơn Và sẵnsàng lên án, đấu tranh trước cường quyền, ác bá, trước nguy cơ đẩy người dân vàotình cảnh đói nghèo và lam lũ

ĐỀ 2:

ĐÁP ÁN PHẦN I ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:

Trang 31

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về” Ông trao thư cho

bà Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Ôi!con mình viết chữ đẹp quá! Những chữtròn, thật tròn, những cái móc thật bén Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì Sao ôngkhông nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?” Ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đềubiết cả” Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những láthư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cảnhững lá đầu tiên nét chữ còn non nớt

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học Một ngày khaitrường đầu tiên không có bố Bố tôi đã mất Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trênnhững con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

-Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2 Tìm một cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu: Nhưng

tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi,

suốt cả hành trình cuộc đời.

- Cụm chủ - vị có vai trò mở rộng câu trong câu: “bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi”

- Mở rộng vị ngữ trong câu

Câu 3 Đọc câu văn: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.” Theo em

người bố biết những điều gì trong bức thư của con mình ?Vì

sao em suy luận được như vậy ?

-Người bố biết những điều trong bức thư của con mình là:

+Đó là lời hỏi thăm sức khỏe, tình hình ở nhà

+Những chia sẻ về cuộc sống hàng ngày mà con đang trải qua như chuyện học hành, thầy cô và những người bạn…

+Những lời động viên, lời hứa chăm học, rèn luyện tốt…

-Vì đó là những điều thông thường trong một bức thư khi người

Trang 32

con ở xa dành cho bố mẹ, luôn mong bố mẹ ở nhà yên tâm về

mình

-Nếu một ngày nào đó phải xa nhà, em cũng sẽ viết thư cho bố mẹ những nội dung như vậy

Câu 4 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong

câu văn sau: “Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi

ép vào khuôn mặt đầy râu của ông”.

-Biện pháp tu từ: Liệt kê (xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông)

Câu 5 Thông điệp em rút ra được từ văn bản trên.

Cha mẹ luôn dành cho chúng ta những tình cảm tốt đẹp nhất, luôn thấu hiểu và là điểm tựa vững chắc cho mỗi người con

-Luôn yêu thương, trân quý, dành sự quan tâm đến cha mẹ mình

-Nhận ra, cha mẹ luôn là điểm tựa vững chắc để ta vững bước trên mọi nẻo đường

-Hãy nhận ra bổn phận của con cái là phải sống hiếu thảo với cha

mẹ như một sự đền đáp công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vớimỗi chúng ta

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm )

Câu 1: (2.0 điểm): Viết đoạn văn (từ 10-12 câu) nghị luận xã hội về một vấn đề

cần giải quyết: "Là học sinh, em làm thế nào để giải quyết tình trạng bè phái trong lớp học?”

LẬP DÀN Ý MĐ: Đặt vấn đề và quan điểm của em về vấn đề:

Trang 33

-Vấn đề: Giải quyết tình trạng bè phái trong lớp

-Quan điểm của em về vấn đề: Đó là một vấn đề ảnh hưởng đến tình bạn, tinh thần đoàn kết, chúng ta phải tìm cách giải quyết không cho điều đó xảy ra

TĐ: Giải quyết vấn đề:

-Giải thích nghĩa của từ khóa

-Bè phái trong lớp học là hiện tượng các học sinh chia thành các nhóm nhỏ, táchbiệt, có sự phân biệt đối xử, thậm chí là kỳ thị lẫn nhau

-Thực trạng:

Theo một khảo sát gần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đến 60% học sinhTHCS và THPT thừa nhận từng chứng kiến hoặc tham gia vào các nhóm bè pháitrong lớp

-Nguyên nhân:

+Sự khác biệt về tính cách, sở thích, hoàn cảnh gia đình của các học sinh.+Sự thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử của một số học sinh

-Hậu quả:

+Môi trường học tập trở nên căng thẳng, thiếu sự đoàn kết, hợp tác

+Tâm lý học sinh bị tổn thương, dẫn đến sự tự ti, mặc cảm, thậm chí là trầmcảm

+Chất lượng học tập giảm sút do sự mất tập trung, thiếu động lực

+Tình trạng bạo lực học đường gia tăng do mâu thuẫn giữa các nhóm

- Giải pháp giải quyết vấn đề

+Xây dựng ý thức cộng đồng và tinh thần đoàn kết

+Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trò chơi tập thể, các buổi chia sẻ, giaolưu để tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong lớp

+Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của trường

KĐ: Khẳng định lại tính đúng đắn của việc giải quyết vấn đề và bài học nhận thức.

-Việc giải quyết bè phái trong lớp là vô cùng cần thiết

-Bản thân luôn hòa đồng, vui vẻ, tôn trọng các bạn xung quanh

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Chúng ta luôn nói trường học là ngôi nhà thứ hai, xây dựng trường học hạnhphúc, nhưng hiện nay, trường học đang diễn ra tình trạng bè phái trong lớp làm ảnhhưởng đến tình bạn, tinh thần đoàn kết, chúng ta phải tìm cách giải quyết càng

Trang 34

sớm càng tốt Trước tiên chúng ta cần hiểu bè phái trong lớp học là hiện tượng cáchọc sinh chia thành các nhóm nhỏ, tách biệt, có sự phân biệt đối xử, thậm chí là kỳthị lẫn nhau Và chúng ta đang phải đương đầu với thực trạng Theo một khảo sátgần đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có đến 60% học sinh THCS và THPT thừanhận từng chứng kiến hoặc tham gia vào các nhóm bè phái trong lớp Đó là con sốbiết nói để nhận ra tình trạng bè phái trong lớp học không còn là vấn đề riêng lẻ mà

đã trở thành một hiện tượng đáng báo động Nguyên nhân do đâu? Trong lớp học,

có sự khác biệt về tính cách, sở thích, hoàn cảnh gia đình Học sinh thiếu kỹ nănggiao tiếp, ứng xử đặc biệt là chưa ý thức được chúng ta cần tôn trọng sự khác biệt.Hiện tượng bè phái trong lớp học gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởngđến cả cá nhân và tập thể Lớp học không còn thân thiện và hạnh phúc nữa mà trởnên căng thẳng, thiếu sự đoàn kết, hợp tác Những học sinh bị kỳ thị, bị tách ra khỏitập thể, hội nhóm sẽ bị tổn thương, dẫn đến sự tự ti, mặc cảm, thậm chí là trầm cảm.Kết quả học tập của nhiều học sinh, của cả lớp sẽ bị giảm sút do sự mất tập trung,thiếu động lực Thậm chí, học sinh có xu hướng bạo lực, bắt nạt cũng từ việc chia

bè phái mà ra Vậy làm thế nào để hiện trạng gây bè, kết phái trong lớp không xảy

ra nữa Thầy cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cùng tất cả học sinh trong lớp cầntạo dựng một môi trường học tập lành mạnh, thân thiện, giúp học sinh phát triểntoàn diện Tuyên truyền, giáo dục về giá trị của sự đoàn kết, tôn trọng sự khác biệt,tinh thần đồng đội thông qua các buổi sinh hoạt lớp, các câu chuyện, tấm gương.Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các cuộc thi đểthể hiện tài năng, sở thích của mình Xây dựng nội quy lớp học rõ ràng, nghiêmcấm các hành vi gây chia rẽ, phân biệt đối xử Vậy, để trường học thật sự là ngôinhà thứ hai, chúng ta cần nhận ra việc giải quyết vấn đề bè phái trong lớp học là thật

sự cần thiết, bản thân mỗi học sinh cần nhận ra đó là trách nhiệm của mình để sốngbao dung, hòa đồng, yêu thương và chia sẻ với các bạn trong lớp của mình

Câu 2: (4.0 điểm): Viết bài văn phân tích truyện ngắn ở phần đọc hiểu trên.

LẬP DÀN Ý MB: Giới thiệu nhan đề, tác giả, thể loại và nhận xét chung về truyện.

-Nguyễn Ngọc Thuần, được mệnh danh là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại

Trang 35

-Phong cách nghệ thuật mang đến một thế giới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ -Câu chuyện khắc họa tình cảm gia đình, tình yêu thương của bố dành cho con và sự hiểu biết, tôn trọng của con dành cho bố của mình.

TB: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.

Đoạn 1: Phân tích nội dung, chủ đề của tác phẩm truyện (phân tích hiện thực đời sống; hình tượng con người; tư tưởng, tình cảm của nhà văn…) có lí lẽ, bằng chứng.

-“Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuốimỗi tuần.”

->Luôn nhận thư con bằng sự trân trọng, mong ngóng

-“Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra, xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi épvào khuôn mặt đầy râu của ông…khẽ mỉm cười rồi đi về núi

->Với ông, thư của con là một vật quý, là kho báu quý giá mà ông cần cất giữ thậtcẩn thận

-“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”

-> Có lẽ ông thật sự hiểu con mình viết gì trong thư Đó là lời hỏi thăm Rồi con kể

về cuộc sống hàng ngày mà con đang trải qua như chuyện học hành, thầy cô vànhững người bạn

->Cha và con có mối tâm giao, là tri kỉ, là tâm đầu ý hợp

-“ Bố tôi đã mất… tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt

cả hành trình cuộc đời.”

->Giúp chúng ta cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo, yêu thương và trân trọng cha

mẹ ở người con Đó cũng là câu chuyện ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng

Đoạn 2: Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm như (cốt truyện, ngôi kể, tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian, …) và hiệu quả thẩm mĩ của nó, có lí lẽ, bằng chứng.

-Nhan đề đặc biệt “Bố tôi” gây ấn tượng, sự tò mò trong tâm trí bạn đọc, tạo sứchút, sự thôi thúc đọc hết câu chuyện

-tình huống éo le con đi học xa nhà, nhận thư con khi bố mẹ đều không biết chữ.->Sợi dây tình cảm gia đình, tình yêu, sự tôn trọng và thấu hiểu

->Nó tạo nên một niềm tin vững chắc, một sợi dây chắc chắn kéo gần người thântrong gia đình lại với nhau dù họ ở đâu, xa nhau bao xa

Kết thúc đặc biệt: “Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học ngày khai trường đầu tiên không có bố Bố tôi đã mất Nhưng tôi biết chắc chắn

Trang 36

-rằng bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời.”.

->Đó là một cái kết buồn, có phần hụt hẫng và tiếc nuối

->Nhưng đó là một dụng ý nghệ thuật để chúng ta cảm nhận được hết tình yêu, sựtrân trọng, tin yêu mà con dành cho bố

->Dù xa về khoảng cách, dù âm-dương cách biệt, dù bố không còn ở bên thì vớicon, tình yêu, sự quan tâm, dõi theo của bố dành cho con vẫn còn mãi

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm “Bố tôi”

-"Bố tôi" đã gợi lên trong độc giả những cảm xúc sâu lắng về tình cảm gia đình, về

sự quan trọng của việc hiểu biết, tôn trọng và yêu thương nhau trong gia đình.-Nhấn mạnh về sự gắn kết, sự đồng cảm và sự hy sinh của bố mẹ dành cho con, tạonên một bức tranh đẹp về tình yêu thương và sự hiểu biết trong gia đình

-Truyện giúp tôi thêm yêu, trân quý cha của mình hơn

-Cũng muốn chăm học, có ý thức học tập, rèn luyện thật tốt để được ba mẹ luôn yêuthương và tin tưởng

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Nguyễn Ngọc Thuần- Nhà văn trẻ của dải đất Hàm Tân, Bình Thuận Ôngđược mệnh danh là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, làthành viên của Hội nhà văn Việt Nam với Phong cách nghệ thuật mang đến một thếgiới trong trẻo, tươi mới, ấm áp, đầy chất thơ Nhắc tới ông, độc giả sẽ nhớ đếnnhững tác phẩm tiêu biểu như “Giăng giăng tơ nhện”, “Vừa nhắm mắt vừa mở cửasổ”, “Một thiên nằm mộng”…đặc biệt là truyện ngắn “Bố tôi” Câu chuyện khắchọa tình cảm gia đình, tình yêu thương của bố dành cho con và sự hiểu biết, tôntrọng của con dành cho bố của mình

Bố tôi luôn dõi theo từ xa, luôn quan tâm và thấu hiểu dù hai cha con đang ởhai nơi khác nhau Nhưng “Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiunhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần.” Luôn nhận thư con bằng sự trân trọng, mongngóng Sau khi nhận thư, “Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra, xem từng con chữ, lấytay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông…khẽ mỉm cười rồi đi vềnúi Với ông, thư của con là một vật quý, là kho báu quý giá mà ông cần cất giữ thậtcẩn thận Đặc biệt hơn khi ông nói: “Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả” Có lẽông thật sự hiểu con mình viết gì trong thư Đó là lời hỏi thăm ở nhà bố mẹ có khỏekhông? Bố mẹ có ăn ngon, có ngủ ngon, có nhớ con không? Trong xóm làng, cóchuyện già bất thường xảy ra không tình hình ở nhà Rồi con kể về cuộc sống hàng

Trang 37

ngày mà con đang trải qua như chuyện học hành, thầy cô và những người bạn Cóthể đó còn có cả nỗi nhớ cha mẹ, mong muốn được về hay một lời hứa, con chămhọc, học thật giỏi, rèn luyện thật tốt cùng lời nhắn, cha mẹ cứ yên tâm về con…Dùnhà văn không để chúng ta biết được những lá thư đó viết gì, nhưng cũng đủ đểchúng ta cảm nhận được bố mẹ luôn mong ngong, chờ đợi những thông tin từ con,con luôn quan tâm, thấu hiểu và sẵn sàng chia sẻ với bố mẹ của mình Cha và con

có mối tâm giao, là tri kỉ, là tâm đầu ý hợp Đặc biệt khi nhà văn kết thúc truyệnbằng chi tiết “ Bố tôi đã mất… tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường màtôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.” Giúp chúng ta cảm nhận được tấm lòng hiếuthảo, yêu thương và trân trọng cha mẹ ở người con Đó cũng là câu chuyện ngợi catình phụ tử thiêng liêng

Câu chuyện có một nhan đề đặc biệt “Bố tôi” gây ấn tượng, sự tò mò trongtâm trí bạn đọc, tạo sức hút, sự thôi thúc đọc hết câu chuyện để trả lời người bố ấynhư thế nào? Có điểm gì đặc biệt?.Tình phụ tử được đặt vào tình huống éo le con đihọc xa nhà, nhận thư con khi bố mẹ đều không biết chữ Sợi dây tình cảm gia đình,tình yêu, sự tôn trọng và thấu hiểu, đôi khi không cần viết thành câu, không cần nóithành lời mà những người yêu thương, trân trọng nhau vẫn hiểu và cảm nhận được

Nó tạo nên một niềm tin vững chắc, một sợi dây chắc chắn kéo gần người thântrong gia đình lại với nhau dù họ ở đâu, xa nhau bao xa Câu chuyện đặc biệt sâusắc khi để câu chuyện kết thúc “Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trườngđại học - ngày khai trường đầu tiên không có bố Bố tôi đã mất Nhưng tôi biết chắcchắn rằng bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời.”

Đó là một cái kết buồn, có phần hụt hẫng và tiếc nuối Nhưng đó là một dụng ýnghệ thuật để chúng ta cảm nhận được hết tình yêu, sự trân trọng, tin yêu mà condành cho bố Dù xa về khoảng cách, dù âm-dương cách biệt, dù bố không còn ở bênthì với con, tình yêu, sự quan tâm, dõi theo của bố dành cho con vẫn còn mãi Bốluôn hiện hữu như vầng sáng dẫn đường, soi lối, dìu dắt con trong hành trìnhtrưởng thành của mình Đó là cái kết để khẳng định bố luôn “sống” mãi trong tráitim con

Chỉ với một câu chuyện ngắn, cực ngắn –quá nửa trang giấy và cách sử ngôi

kể thứ nhất một cách chân thật, tài tình, "Bố tôi" đã gợi lên trong độc giả nhữngcảm xúc sâu lắng về tình cảm gia đình, về sự quan trọng của việc hiểu biết, tôntrọng và yêu thương nhau trong gia đình Đồng thời, truyện cũng nhấn mạnh về sựgắn kết, sự đồng cảm và sự hy sinh của bố mẹ dành cho con, tạo nên một bức tranh

Trang 38

đẹp về tình yêu thương và sự hiểu biết trong gia đình Truyện giúp tôi thêm yêu,trân quý cha của mình hơn Cũng muốn chăm học, có ý thức học tập, rèn luyện thậttốt để được ba mẹ luôn yêu thương và tin tưởng.

ĐỀ 3:

ĐÁP ÁN PHẦN I- ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hộ vốn nghèo Hắn là một nhà văn, trước kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn sống một cách eo hẹp, có thể nói

là cực khổ Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình Ðói rét không có nghĩa lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lý tưởng Lòng hắn đẹp Ðầu hắn mang một hoài bão lớn[3] Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán Ðối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời Thế rồi, khi đã ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính

là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương Thế nghĩa là hắn là một kẻ

vô ích, một người thừa Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa

Trang 39

có Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà

đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư?

(Theo Nam Cao, Đời thừa)

Câu 1 Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Kể tên ít nhất ba văn bản đã

học trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng ngôi kể.

-Truyện kể theo ngôi thứ ba

- Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn đã học có cùng ngôi kể (ghi rõ tác giả)

+Chiếc lá cuối cùng (O Hen- ri)

+Cô bé bán diêm (An- đéc- xen)

+ Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)…

Câu 2 Trong đoạn trích, sự cẩu thả trong văn chương sẽ tạo nên những

tác phẩm như thế nào?

Trong đoạn trích, sự cẩu thả trong văn chương sẽ tạo nên những tác

phẩm: “Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ,

rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi.”

Câu 3 Tìm và tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:

“Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán.”

-Biện pháp tu từ: Liệt kê

Trang 40

Câu 4 Em có đồng ý với ý kiến “Văn chương chỉ dung nạp những người

biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có ” không? Vì sao?

Em đồng tình với ý kiến: “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo

những cái gì chưa có ” Vì:

- Đó là một quan niệm đúng đắn, sâu sắc

- Thế giới văn chương cũng như cuộc sống luôn vô cùng phong phú,

đa dạng Nếu người nghệ sĩ cứ mãi đi theo một lối mòn thì sẽ tạo ra những tác phẩm nhàm chán, vô vị và tẻ nhạt

- Để tạo ra được những tác phẩm ấn tượng, người nghệ sĩ cần phải tâm huyết, cẩn thận, kĩ lưỡng, sáng tạo, tìm ra những lối đi riêng

- Khẳng định mỗi tác phẩm văn chương là cả sự sáng tạo, kì công của người nghệ sĩ

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 Mỗi người chúng ta sinh ra đều có những giá trị riêng Từ đoạn trích trên và

những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bàysuy nghĩ của em về việc đừng đánh mất giá trị của bản thân

ĐẢM BẢO ĐƯỢC YÊU CẦU

+Đảm bảo độ dài 2/3 trang giấy thi

+Chữ cái đầu đoạn viết hoa, lùi vào một chữ, kết thúc đoạn văn bằng dấu chấm (.)

- Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả

2 Về nội dung:

MĐ: Nêu vấn đề và quan điểm của bản thân về vấn đề.

-Vấn đề cần bàn luận: “Đừng đánh mất giá trị của bản thân”.

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w