1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ Đề Đáp Án ngữ văn 9 thể loại thơ song thất lục bát, ngữ liệu Đề ngoài sách giáo khoa

52 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thơ Song Thất Lục Bát
Tác giả Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Trần Tuấn Khải
Trường học Trường Trung Học Cơ Sở
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Chuyên Đề
Năm xuất bản 1984
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 102,19 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ 2:-Thơ song thất lục bát -Nghị luận văn học: Viết bài văn phân tích bài thơ song thất lục bát ĐỀ 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU4.0 điểm Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 2:

-Thơ song thất lục bát

-Nghị luận văn học: Viết bài văn phân tích bài thơ song thất lục bát

ĐỀ 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.

Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,

Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.

Nhủ rồi tay lại cầm tay, Bước đi một bước giây giây lại dừng.

Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi

Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San Múa gươm rượu tiễn chưa tàn Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo

Săn Lâu Lan rồi theo Giới Tử Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba,

Áo chàng đỏ tựa dáng pha, Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”

(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Bản dịch: Đoàn Thị Điểm)

Trang 2

Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn

trích

Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích, qua đó em cảm

nhận được bức tranh thiên nhiên đó như thế nào?

Câu 4: Chỉ ra những từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn

trích? Theo anh/chị, từ "dặc dặc buồn" có giá trị biểu đạt như thế nào?

Câu 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu

thơ sau:

“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non.”

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Từ văn bản “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, em hãy

viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai tròcủa nền hòa bình và trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước thời kì hiện nay

Câu 2 (4,0 điểm): Bài thơ “Hai chữ nước nhà” là lời của người cha (Nguyễn

Phi Khanh) khuyên dặn người con (Nguyễn Trãi) phải biết sống quên mình vì nước nhà

Đây là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợnước Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình Đoạn trích sau là phần mở đầu của bài thơ

“Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu Bốn bề hổ thét chim kêu

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước Chút thân tàn lần bước dậm khơi

Trang 3

Trông con tầm tã châu rơi Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay Trời Nam riêng một cõi này Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Than vận nước gặp khi biến đổi

Để quân Minh thừa hội xâm lăng Bốn phương khói lửa bừng bừng Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡ Chốn dân gian bỏ vợ lìa con Làm cho xiêu tán hao mòn

Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!”

(Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, 1984)

Chú thích:

Trần Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam Quê quán: làng Quang Xán,huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Trần Tuấn Khải là một nhà yêu nước, Ông thườngmượn những đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mấtnước, nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồngbào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do

Dựa vào những thông tin đã cung cấp, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ trên.

ĐỀ 2 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong Cảnh buồn, người thiết tha lòng,

Trang 4

Hình cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun

Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.

Giọt sương phủ bụi chim gù, Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.

Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.

Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

(Theo Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm Chinh phụ ngâm khúc, NXB Văn

học,2007)

Câu 1 Xác định thể thơ của đoạn trích trên? Dựa vào đâu em xác định được thể thơ

đó?

Câu 2 Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai?

Câu 3 Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ.

Nhận xét về bức tranh thiên nhiên đó

Câu 4 Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu

thơ sau:

“Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.”

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 Thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền

sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người được thể hiện rất

rõ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm Hãy viết

đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày ý kiến của em về khát vọng hạnh phúc của conngười

Câu 2 Hãy viết bài văn phân tích đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm ở phần Đọc

Trang 5

ĐỀ 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

CHỈ CÓ THỂ LÀ MẸ

-Đặng Minh

Mai-Nắng dần tắt trên con đường nhỏ Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu

Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng.

Cả đời mẹ long đong vất vả Cho chồng con quên cả thân mình.

Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu.

Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn

Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.

Tình của mẹ sáng ngời dương thế

Lo cho con tấm bé đến già

Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi.

Con đi khắp chân trời góc bể

Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu.

Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu

Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung.

Câu 1 Xác định nhân vật trữ tình và chủ đề bài thơ.

Câu 2 Trong khổ thơ sau, hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ nào? Những từ

ngữ đó giúp em hiểu gì về người mẹ?

“Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn

Trang 6

Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.”

Câu 3 Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong

khổ thơ cuối bài

Câu 4 Bài thơ đã gợi cho ta – những người làm con nhiều thông điệp ý nghĩa Hãy viết

những thông điệp mà em tâm đắc

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2/10 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc

bài thơ Chỉ có thể là mẹ của tác giả Đặng Minh Mai được dẫn trong phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4/10 điểm) Từ nội dung ý nghĩa bài thơ Chỉ có thể là mẹ (Đặng Minh Mai), hãy

viết bài văn nêu lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẫu tử trong cuộc sống

ĐỀ 4 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?

Trang sách đầu chép hết giây mơ

Ngả mình trên bóng nhung tơ Tôi nguyền: sau lớn làm thơ suốt đời

Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ Gió lùa thu trong lá bao lần

Bạn trường những bóng phù vân

Trang 7

Xót thương mái tóc nay dần hết xanh

Hồn xưa dậy: chim cành động nắng

Lá reo trên hồ lặng nước trong

Trưa im im đến não nùng Tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang….

(Hồ Dzếnh - Trích tuyển tập thơ Việt Nam 1930-1945, NXB tp mới 1999)

CHÚ THÍCH:

Hồ Dzếnh (1916–1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng QuảngĐông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ của Việt Nam Ông được biết nhiều nhất qua tập

thơ Quê ngoại với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát, phảng phất hương vị thơ cổ Trung

Hoa Ngoài ra, Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện

ngắn Chân trời cũ (1942), Thạch Lam đề tựa.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ.

Câu 2: Tìm những hình ảnh miêu tả về ngôi trường trong kí ức của nhân vật trữ tình ở khổ

thơ thứ nhất

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu thơ Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

" Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ Gió lùa thu trong lá bao lần Bạn trường những bóng phù vân Xót thương mái tóc nay dần hết xanh"

Câu 5: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm với trường lớp đã gắn bó với mỗi con

người trong thời học sinh

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề

rác thải nhựa hiện nay

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn cảm nhận bài thơ "Trưa vắng' của Hồ Dzếnh

ĐỀ 5 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH (Nguyễn Du)

Trang 8

… Cũng có kẻ mắc vào khóa lính

Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan

Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời

Buổi chiến trận mạng người như rác

Phận đã đành đạn lạc tên rơi

Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!

Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa

Ngẩn ngơ khi trở về già

Ai chồng con tá biết là cậy ai?

Sống đã chịu một đời phiền não

Thác lại nhờ hớp cháo lá đa

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

Cũng có kẻ nằm cầu gối đất Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi

Thương thay cũng một kiếp người

Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan.

(https://www.thivien.net)

Chú thích:

- Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du Văn tếđược viết bằng tiếng Nôm và hiện chưa rõ thời điểm sáng tác cụ thể Theo như văn bản doĐàm Quang Thiện hiệu chú lại thì Nguyễn Du đã viết bài văn tế này sau khi chứng kiếnmột mùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp nơi âm khí nặng nề và ở cácchùa người ta đều lập đàn cầu siêu giải thoát cho hàng triệu linh hồn Tuy nhiên, Giáo sưHoàng Xuân Hãn thì lại cho rằng có lẽ đại thi hào đã viết tác phẩm này trước cả TruyệnKiều, tức là lúc Nguyễn Du còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812)

Câu 1: Trong đoạn trích trên, đối tượng chiêu hồn là những ai?

Câu 2: Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh nào để gợi tả cuộc sống của những người

Trang 9

mắc vào khóa lính?

Câu 3: Yếu tố “ thác” trong câu thơ “Thác lại nhờ hớp cháo lá đa” có đồng âm với yếu tố

“thác” trong từ “ thoái thác” không? Vì sao?

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ

sau:

Buổi chiến trận mạng người như rác

Phận đã đành đạn lạc tên rơi

Câu 5: Qua đoạn trích trên, em rút ra cho mình thông điệp gì sâu sắc nhất?

PHẦN II: VIẾT VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất những giải pháp phù

hợp để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay

Câu 2 (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích đoạn thơ được trích từ bài “Văn tế thập

loại chúng sinh” của Nguyễn Du ở phần Đọc - hiểu

ĐỀ 6 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

Trang 10

VƯỜN LÝ BẠCH CHƯA VUI ĐÀO MẬN

Mỹ Lương) và xin triều đình ân xá

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ đó là gì?

Câu 2: Ai là nhân vật trữ tình trong đoạn trích? Nhân vật trữ tình có mối quan hệ như thế

nào với những nhân vật khác được nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 3: Chỉ rõ những hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn trích.

Vườn Lý Bạch chưa vui đào mận

Nhà Tử Văn nổi trận phong ba

Thương ôi hảo sự tiêu ma

40Tấm lòng băng tuyết phút hoà trần ai

Mảnh bạch ngọc thiêu người khách tử

Lưỡi đoản đao cắt chữ phù sinh

Nhân gian ai kẻ thương tình

Trăm năm công luận phẩm bình về sau

45 Nỗi gia thất mặc dầu tạo hoá

Đàn nhi tôn gửi cả nhân gian

Ơn sâu dám quản thân tàn

Còn mong gò cáo hồn oan lại về

Bình dẫu phá còn lề cốt cách

50 Gương dù tan vẫn sạch trần ai

Thương thay một khóm hàn mai

Hai cành ấm lạnh ra hai tấm lòng

Giấc vinh nhục, sinh không một thoảng

Bia thị phi, để tạc còn dài

55 Thế gian kẻ khóc người cười Muôn đời để sạch, muôn đời để dơ Cuộc phù thế thờ ơ mịnh bạc

Chốn dạ đài chếch mác tấm son Quyết minh há tưởng đến con

60 Tưởng khuôn phúc thiện ngẫm còn về sau Phó ngạch tích mặc dầu sinh tử

Chắc Lý đình dạy chữ hiếu trung Cho nên lòng cũng đành lòng Dẫu khi biến cố còn trong cương thường

65 Mối tâm sự để gương non nước Mảnh huyết tình giãi trước thần minh Cầu kia ai gọi “Tận tình”

Chiếc bia “Truỵ lệ” rành rành bên sông Đạo con lấy hiếu trung làm trọng

Trích “Tự tình khúc”- Cao Bá Nhạ

Trang 11

Câu 4: Cấu trúc của đoạn trích có gì đặc biệt? Cấu trúc đó góp phần thể hiện nội dung gì

của tác phẩm?

Câu 5: Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là gì?

PHẦN II VIẾT VĂN (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm):Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cống

hiến của thế hệ trẻ ngày nay.

Câu 2: (4,0 điểm): Phân tích đoạn trích “Vườn Lý Bạch chưa vui đào mận” của Cao Bá

Nhạ ở phần Đọc hiểu

ĐÁP ÁN

CHUYÊN ĐỀ 2:

ĐỀ 1 ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,

Đường bên cầu cỏ mọc còn non

Nhủ rồi tay lại cầm tay,

Bước đi một bước giây giây lại dừng

Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi

Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San

Múa gươm rượu tiễn chưa tànChỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo

Săn Lâu Lan rồi theo Giới TửTới Man Khê, bàn sự Phục Ba,

Áo chàng đỏ tựa dáng pha,Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”

(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Bản dịch: Đoàn Thị Điểm)

Câu 1 Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong

đoạn trích.

-Thể thơ: song thất lục bát

Trang 12

-Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2 Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

-Nhân vật trữ tình: người chinh phụ

Câu 3 Chỉ ra những từ ngữ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích, qua đó em

cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đó như thế nào?

-Những từ ngữ miêu tả thiên nhiên:

+ nước trong như lọc,

Câu 4 Chỉ ra những từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong

đoạn trích? Theo anh/chị, từ "dặc dặc buồn" có giá trị biểu đạt như thế nào?

-Những từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:buồn, phiền, dạ chẳng khuây

-Cụm từ "dặc dặc buồn" biểu đạt nỗi buồn dai dẳng, triền miên, từ ngàynày qua tháng nộ cứ kéo dài, kéo dài mãi không nguôi

Câu 5 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong hai

câu thơ sau:

“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non.”

Biện pháp tu từ: so sánh

Tác dụng:

+Gợi sự liên tưởng, tưởng tượng trong lòng người đọc

Trang 13

+ Tạo ấn tượng về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: xanh tươi, đầy sứcsống.

+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, giàu tính nghệ thuật

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Từ văn bản “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, em hãy viết một

đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nền hòa bình

và trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước thời kì hiện nay

* Mở đoạn: Nêu vấn đề, quan điểm của em về vấn đề:

-Vai trò của nền hòa bình và trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước thời kì hiện nay.-Đó là một vấn đề mà tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải quan tâm

* Thân đoạn: Làm sáng tỏ vấn đề.

-Lời dẫn từ đoạn trích:

-Nỗi buồn người chinh phụ có chồng đi lính

-Ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.

- Hòa bình không chỉ đơn thuần là không xảy ra xung đột mà còn là một tinh thần hòathuận giữa con người với con người, giữa các quốc gia với nhau trong các mối quan hệhòa thuận, yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau

- Trong một xã hội hòa bình, con người có điều kiện phát triển, phát huy hết tài năng vàthế lực của bản thân

-Tạo nên những giá trị hữu ích cho nhân dân, cộng đồng xã hội, đất nước

-Phản đề:

+Còn nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của hòa bình và tiếp tục

sống trong sự vô cảm, gây nên những cuộc chiến tranh

+Những hành vi này cần được phê phán và chấn chỉnh để tạo ra một xã hội hòa bình

và phát triển

-Vai trò của thế hệ trẻ:

+Nắm giữ tương lai của đất nước và thế giới

+Cần có nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hòa bình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ vàphát triển nó

Trang 14

+Cần trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân để trở thành công dân có ích cho xã hội.

* Kết đoạn: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề và bài học nhận thức.

- Chúng ta hiện đang sống trong một đất nước hòa bình và phát triển

-Hãy trân trọng và phát huy những giá trị này, đồng thời cống hiến cho xã hội để tạo ramột tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta và thế hệ sau này

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Đọc và cảm nhận nỗi buồn người chinh phụ có chồng đi lính trong đoạn thơ trên, tôinhận ra hòa bình và trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước trong thời kì mới là một vấn

đề mà tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải quan tâm Với những từ diễn tả tâmtrạng của người chinh phụ có chồng đi lính “buồn, phiền, dạ chẳng khuây.” Đặc biệt làcụm từ "dặc dặc buồn" biểu đạt nỗi buồn dai dẳng, triền miên, từ ngày này qua tháng nọ

cứ kéo dài, kéo dài mãi không nguôi Từ đó, giúp chúng ta cảm nhận được những mấtmát, đớn đau mà chiến tranh gây ra Ngày nay, chúng ta cần hiểu hòa bình không chỉ đơnthuần là không xảy ra xung đột mà còn là giữa mỗi người dân, giữa các quốc gia với nhautrong các mối quan hệ hòa thuận, yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau Trong xã hội hòa bình,mỗi người có điều kiện phát triển, phát huy hết tài năng và thế lực của bản thân và gópphần vào sự phát triển của xã hội một cách toàn diện, năng động và sáng tạo Mở rộng cácquan hệ hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cùng nhau phát triển bền vững Tạonên những giá trị hữu ích cho nhân dân, cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng đất nướcngày một phát triển, thịnh vượng, cùng nhau tiến đến một xã hội hạnh phúc Tuy nhiên,vẫn còn nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của hòa bình và tiếp tục gâynên những cuộc mâu thuẫn khiến nhân dân lâm vào cảnh lầm than, cơ cực Những hành vinày cần được phê phán và chấn chỉnh để tạo ra một xã hội hòa bình và phát triển Lànhững người trẻ, chúng ta đang nắm giữ tương lai của đất nước và thế giới Chúng ta cần

có nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hòa bình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ và phát triển nó.Đồng thời, chúng ta cũng cần trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân để trở thành công dân

có ích cho xã hội Hãy trân trọng và phát huy những giá trị này, đồng thời cống hiến cho

xã hội để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta và thế hệ sau này

Câu 2 (4,0 điểm): Bài thơ “Hai chữ nước nhà” là lời của người cha (Nguyễn Phi

Khanh) khuyên dặn người con (Nguyễn Trãi) phải biết sống quên mình vì nước nhà

Đây là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minhxâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang TrungQuốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyêncon nên quay về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước Á Nam đã mượn lời người cha

Trang 15

dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình Đoạn trích sau là phần mở đầu của bàithơ.

“Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm

Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu

Bốn bề hổ thét chim kêu

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dặm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Trời Nam riêng một cõi này

Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Than vận nước gặp khi biến đổi

Để quân Minh thừa hội xâm lăng Bốn phương khói lửa bừng bừngXiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡChốn dân gian bỏ vợ lìa con

Làm cho xiêu tán hao mòn

Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!”

(Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, 1984)

Chú thích:

Trần Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam Quê quán: làng Quang Xán, huyện MĩLộc, tỉnh Nam Định. Trần Tuấn Khải là một nhà yêu nước, Ông thường mượn những đềtài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thùquân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độclập, tự do

Dựa vào những thông tin đã cung cấp, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ trên.

LẬP DÀN BÀI

Mở bài:

 -Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

+ Trần Tuấn Khải thường mượn những chuyện lịch sử để giãi bày một cách thầmkín về tấm lòng yêu nước, nỗi đau mất nước và mong muốn thức tỉnh tinh thần của đồngbào ở nhân dân

+ Dưới hình thức song thất lục bát, bài thơ “Hai chữ nước nhà” là một bài thơ như

Trang 16

- Nêu ý kiến chung về tác phẩm.

+ Tâm sự, nỗi đau mất nước và khơi gợi tinh thần yêu nước của nhân dân trong bốicảnh non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân

Thân bài: Phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Đoạn 1: phân tích khái quát nội dung bài thơ.

-Bài thơ được khởi nguồn từ cuộc chia tay cảm động có thực đã được ghi vào lịch sử củahai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan

-Trần Tuấn Khải đã kí thác tâm trạng, cảm xúc hiện tại rất thực của mình

-Người ra đi nói lời vĩnh biệt với tổ quốc, quê hương, vĩnh biệt người con thân yêu củamình

-Tâm trạng “ảm đạm, đìu hiu” phủ lên khung cảnh vốn đã heo hút “hổ thét, chim kêu”,

“cảnh như khêu bất bình” một màu tang tóc, thê lương

-Tâm sầu, cảnh sầu cũ khơi gợi lẫn nhau thành một mối sầu thảm tái tê, u hoài dằng dặc.-Đoạn thơ này tạo ra không khí chung cho toàn bài, không khí thời cuộc năm xưa

Đoạn 2: Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.(Phân tích theo bố cục bài thơ)

-Cảnh đất nước lầm than, cha con li biệt

-Tình đất nước lớn lao hòa trong tình phụ tử sâu nặng Nguyễn Phi Khanh bị giải sang Tàu.-Đó lời gan ruột, mà cha muốn con khắc cốt ghi tâm

“Thảm vong quốc kể sao xiết kể,Trông cơ đổ nhường xé tâm can,

Ngậm ngùi đất khóc giời than,

Trang 17

Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!”

-Nỗi đau của đất nước, giống nòi

-Sự lớn lao ấy được diễn tả bằng hàng loạt các hình ảnh mang tầm vóc vĩ mô: “vong quốc,

cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống”

-Lời tâm sự ẩn chữa nỗi đau thống thiết, mãnh liệt biểu hiện qua những từ ngữ diễn tả tìnhcảm ở cung bậc mạnh, thiết tha, ai oán: “kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than,thương tâm” -Mỗi lời thơ là một tiếng kêu than đứt ruột, đầy căm hơn, uất nghẹn, bi phẫncủa người dân yêu nước sống trong cảnh nước mất lầm than

-Cha tiếp tục nhắn nhủ những lời tâm huyết với con:

“Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,

Thân lươn bao quản vũng lầy,Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Con nên nhớ tổ tông khi trước,

Đã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao,Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây ”

-Cha đã lâm vào thực tế xót xa "tuổi già sức yếu" nay lại gặp cảnh nguy nan, đành uất hận,tủi hờn trong bất lực

- Con hãy nhớ về truyền thống kiên cường, bất khuất của ông cha trong lịch sử chống giặc

và thắng giặc

-Con hãy nhìn vào thực trạng của đất nước mà hướng tới ngọn cờ độc lập

-Con hãy thắp trong mình ngọn lửa căm thù lũ xâm lăng, ngọn lửa ý chí quyết tâm chốnggiặc bảo vệ non sông xã tắc

- Con hãy biến biến nỗi đau mất cha thành nỗi hận mất nước

KB: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

-Lời cha dặn là lời người xưa dặn, lời của người chí sĩ yêu nước muốn nhắn nhủ đến thế

hệ hôm nay nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi

-Khơi gợi ý chí đấu tranh chống quân xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc

-Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọng điệu thống thiết, thán ca, tác giả của

“Hai chữ nước nhà” đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước.-Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do

Trang 18

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trần Tuấn Khải thường mượn những chuyện lịch sử để giãi bày một cách thầm kín

về tấm lòng yêu nước, nỗi đau mất nước và mong muốn thức tỉnh tinh thần của đồng bào

ở nhân dân Ở những năm đầu thế kỉ XX, ông là một trong những gương mặt thơ tiêu biểuvới giọng điệu bi tráng, thống thiết Dưới hình thức song thất lục bát, bài thơ “Hai chữnước nhà” là một bài thơ như thế Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc

về tâm sự, nỗi đau mất nước và khơi gợi tinh thần yêu nước của nhân dân trong bối cảnhnon sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân

Bài thơ được khởi nguồn từ cuộc chia tay cảm động có thực đã được ghi vào lịch sửcủa hai cha con Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan Trongkhoảnh khắc đặc biệt, có sức lay động, Trần Tuấn Khải đã kí thác tâm trạng, cảm xúc hiệntại rất thực của mình Trong không gian chia li- cuộc chia li mà người ra đi không hẹnngày trở về Người ra đi nói lời vĩnh biệt với tổ quốc, quê hương, vĩnh biệt người con thânyêu của mình Tâm trạng “ảm đạm, đìu hiu” phủ lên khung cảnh vốn đã heo hút “hổ thét,chim kêu”, “cảnh như khêu bất bình” một màu tang tóc, thê lương Tâm sầu, cảnh sầu cũkhơi gợi lẫn nhau thành một mối sầu thảm tái tê, u hoài dằng dặc Đoạn thơ này tạo rakhông khí chung cho toàn bài, không khí thời cuộc năm xưa (thời Phi Khanh - NguyễnTrãi) và cũng là không khí của xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX

“Thảm vong quốc kể sao xiết kể,Trông cơ đổ nhường xé tâm can,

Trang 19

Ngậm ngùi đất khóc giời than,Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!”

Nỗi đau của nhân vật trữ tình là một nỗi đau lớn, nỗi đau cao cả, thiêng liêng cao cả Nỗiđau của đất nước, giống nòi Sự lớn lao ấy được diễn tả bằng hàng loạt các hình ảnh mangtầm vóc vĩ mô: “vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống” Lời tâm sự ẩn chữa nỗiđau thống thiết, mãnh liệt biểu hiện qua những từ ngữ diễn tả tình cảm ở cung bậc mạnh,thiết tha, ai oán: “kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm” Mỗi lờithơ là một tiếng kêu than đứt ruột, đầy căm hơn, uất nghẹn,bi phẫn của người dân yêunước sống trong cảnh nước mất lầm than Người con ấy chẳng đủ nước mắt để khóc thancho những đớn đau đang tràn ngập giang sơn, đắng cay đành nuốt sâu trong dạ

Cha tiếp tục nhắn nhủ những lời tâm huyết với con:

“Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,

Thân lươn bao quản vũng lầy,Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Con nên nhớ tổ tông khi trước,

Đã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao,Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây ”

Cha đã lâm vào thực tế xót xa "tuổi già sức yếu" nay lại gặp cảnh nguy nan, đànhuất hận, tủi hờn trong bất lực Do đó, cha nhờ cậy, gửi gắm vào con Con hãy nhớ vềtruyền thống kiên cường, bất khuất của ông cha trong lịch sử chống giặc và thắng giặc.Con hãy nhìn vào thực trạng của đất nước mà hướng tới ngọn cờ độc lập Con hãy thắptrong mình ngọn lửa căm thù lũ xâm lăng, ngọn lửa ý chí quyết tâm chống giặc bảo vệ nonsông xã tắc Đó là lời nặng tựa Thái sơn mà cha muốn gửi đến con Con hãy biến biến nỗiđau mất cha thành nỗi hận mất nước

Điểm đặc biệt, làm nên giá trị của bài thơ là thủ pháp mượn xưa để nói nay, mượnngười để nói ta Mượn chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi

để gửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước trong thời đại mới trước sự xâm lăng của thực dânPháp Lời cha dặn là lời người xưa dặn, lời của người chí sĩ yêu nước muốn nhắn nhủ đếnthế hệ hôm nay nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi Khơi gợi ý chí đấu tranhchống quân xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt,với một giọng điệu thống thiết, thán ca, tác giả của “Hai chữ nước nhà” đã thực hiện bổnphận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ

Trang 20

mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do.

ĐỀ 2 ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn, người thiết tha lòng,

Hình cây sương đượm, tiếng trùng mưa

phun

Sương như búa bổ mòn gốc liễu,

Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô

Giọt sương phủ bụi chim gù,

Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện

Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

Trang 21

Câu 1 Xác định thể thơ của đoạn trích trên? Dựa vào đâu em xác định được

thể thơ đó?

-Thể thơ: song thất lục bát

-Dấu hiệu nhận biết:

Dựa vào số tiếng, số câu trong một khổ thơ: Cặp song thất (7 tiếng) kết hợpvới cặp lục bát (một câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng)

Thanh điệu: Thanh (B) – (T) của các tiếng ở một số vị trí trong câu thơ là cốđịnh

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nhân vật trữ tình: Người chinh phụ

Cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn trích:

+ Nỗi buồn đau, cô đơn, nhớ nhung trong chờ đợi;

+ Chạnh lòng trước sự quấn quýt của cảnh thiên nhiên hoa nguyệt; ước aosum vầy đôi lứa

Câu 3 Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn

thơ Nhận xét về bức tranh thiên nhiên đó.

Trang 22

+ Sương, tuyết, gốc liễu (mòn), cành ngô (héo), nguyệt hoa, gió thốc, gióxuyên, bóng hoa, bóng nguyệt.

-> Cảnh thiên nhiên tĩnh mịch, cô quạnh, lạnh lẽo, hoang sơ

+Hoa giãi nguyệt, nguyệt lồng hoa, hoa nguyệt trùng trùng

->Cảnh quấn quýt, giao hòa giăng mắc, đan cài với nhau

Câu 4 Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai

câu thơ sau:

“Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.”

So sánh: sương như búa, tuyết dường cưa;

Đối: Sương như búa >< Tuyết dường cưa; bổ mòn gốc liễu>< xẻ héo cànhngô

-Tác dụng:

+Làm cho ý thơ trở nên cân xứng, nhịp nhàng; gợi hình, gợi cảm

+Gợi lên hình ảnh thiên nhiên lạnh lẽo, khắc nghiệt

+ Diễn tả nỗi cô đơn, lạnh lẽo trong lòng người chinh phụ

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 Thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền

sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người được thể hiện rất rõ

trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm Hãy viết đoạn

văn khoảng 200 chữ trình bày ý kiến của em về khát vọng hạnh phúc của con người

Về hình thức:

Đúng hình thức một đoạn văn:

-Chữ cái đầu đoạn viết hoa, lùi vào một chữ, kết thúc đoạn văn bằng dấu câu

-Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác

Về nội dung: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau tuy nhiên cần đảm bảo các yêu

cầu cơ bản sau:

Trang 23

MĐ: Nêu vấn đề và quan điểm của người viết về vấn đề:

-Khát vọng hạnh phúc của con người

-Ai trong chúng ta cũng mong muốn mình có được hạnh phúc trong cuộc sống

TĐ: Làm sáng tỏ vấn đề:

-Giải thích nghĩa của từ khóa:

+ Trong phạm vi gia đình: khát vọng hạnh phúc được yêu thương, thấu hiểu vàchia sẻ,…

+ Trong phạm vi một đất nước: đó là hòa bình, không có chiến tranh, cuộc sống

Họ mải mê chạy theo những thứ phù phiếm mà không nhận ra hạnh phúc chỉ đơn giản

là những điều bình dị quanh mình Cho đến khi quá muộn

Kết đoạn: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, bài học rút ra.

-Hạnh phúc bình dị hay lớn lao thì ai trong chúng ta cũng cần và mong bản thân cóđược

-Hãy biết trân trọng hạnh phúc, đừng quá tham lam những điều xa vời Cần sống châmlại, yêu thương nhiều hơn:

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Trong cuộc sống, mỗi người cần rất, rất nhiều thứ như tri thức, kĩ năng, đam mê

và lòng nhiệt huyết, … nhưng có một điều ai cũng muốn mình có được đó là hạnhphúc Để có được hạnh phúc, trước tiên chúng ta cần hiểu Trong phạm vi gia đình:khát vọng hạnh phúc là được mọi thành viên trong gia đình yêu thương, thấu hiểu vàchia sẻ,…Trong phạm vi một đất nước: đó là hòa bình, không có chiến tranh, cuộcsống ấm no,…Trong sự nghiệp, hạnh phúc là khi ước mơ, mong muốn, khát vọng củabản thân trở thành hiện thực Hạnh phúc thực ra luôn tồn tại trong những điều bình dị,gần gũi trong cuộc sống Khi được người thân trong gia đình tôn trọng, lắng nghe vàthấu hiểu Hạnh phúc của con là được cha mẹ yêu thương, đồng hành và dìu dắt Là

Trang 24

một cái ôm, một lời động viên khi con buồn, lo lắng về một điều gì đó Hay giản đơnhơn là được đón bố mẹ về khi ánh hoàng hôn buông xuống Lớn lên một chút, hạnhphúc biết bao khi bản thân được tôn trọng, được đánh giá cao và bản thân biết coi trọng

sự sống, danh dự, nhân phẩm của người khác Một số biểu hiện của sự tôn trọng làkhông phân biệt màu da, tuổi tác, giới tính, trình độ, sang giàu hay nghèo hèn, nôngthôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc Từ đó, có thể hiểu nguyên tắc sống trên: tôntrọng người khác là ưu tiên hàng đầu, trước khi khi làm/ nghe theo ý muốn của bảnthân Khi chúng ta hạnh phúc, niềm vui, chúng ta có niềm tin vào cuộc sống, có đam

mê và khát vọng cống hiến nhiều nhiều hơn nữa Có thể mở rộng trái tim để yêu mọingười, yêu cuộc sống và luôn hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống Nhưngkhông phải ai cũng cảm nhận được rằng hạnh phúc nằm ở những điều giản dị Họ mải

mê chạy theo những thứ phù phiếm, sa hoa, không có thực hoặc chỉ biết đòi hỏi bảnthân phải được hạnh phúc mà không biết cho đi khiến bản thân rơi vào bế tắc, quẩnquanh trong oán hận và khổ đau và bất hạnh Do đó, mỗi chúng ta cần hiểu, ai cũngmuốn có được hạnh phúc, nền tảng của hạnh phúc là biết cho đi và biết đủ Hãy biếttrân trọng hạnh phúc, đừng quá tham lam những điều xa vời, cần sống châm lại, yêuthương và chia sẻ nhiều hơn

Câu 2 (4.0 điểm) Hãy viết bài văn phân tích đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm

ở phần Đọc trên.

Bài viết đảm bảo 2 yêu cầu:

*Hình thức (0.5 điểm)

Bài viết đủ đúng hình thức bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng

Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác

*Nội dung

MB:

-Giới thiệu được tác giả, nhan đề tác phẩm

-Nhận xét khái quát về bài thơ

TB: Làm rõ được nội dung chủ đề của tác phẩm:

Phân tích nội dung và nghệ thuật theo bố cục của bài thơ

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:

+Đó là nỗi nhớ, sự ngóng trông, chờ đợi mòn mỏi

+Mong ước hạnh phúc, sum vầy

+Tâm trạng xót xa cho số phận của mình

- Tình cảm và thái độ của tác giả dành cho người chinh phụ, cho cuộc chiến tranh phi

Trang 25

+ Tác dụng của thể thơ song thất lục bát

+ Các biện pháp nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng củangười chinh phụ Phép điệp, ngôn ngữ miêu tả…

KB: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ.

-Thông qua tâm trạng đau buồn của người chinh phụ, tác giả đã đề cao hạnh phúc lứađôi và thể hiện tinh thần phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa

-Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương;một thời,

đó là tư tưởng đòi quyền sống quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của conngười

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trong bối cảnh, xã hội phong kiến vô cùng rối ren Chiến tranh xảy ra liên miêngiữa các tập đoàn phong kiến, đất nước chia làm hai nửa Triều đình nhà Lê mục ruỗng,nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi

da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng Bằng nghệ thuật ngôn từ văn học thời kì nàycũng góp phần phản ánh bản chất tàn bạo, lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy “Tácphẩm Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn ra đời với thái độ oán ghét chiến tranhphong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnhphúc lứa đôi của con người được ra đời Dù đó là đề tài ít được nhắc đến nhưng đã nhậnđược sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ Đoạn trích trên đã phần nào khẳng địnhđược giá trị của bài thơ

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh Nàng tiễn chồng ra trận với mongmuốn chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý Nhưng saubuổi tiễn đưa, sau chuỗi ngày sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng chochồng Thấm thía nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứađôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đếncùng cực

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Trang 26

Hai câu thất ngôn là lời người chinh phụ trực tiếp bộc lộ tâm trạng vừa tạo sự mới mẻ,hiếm thấy trong văn chương nước ta thời trung đại vừa giúp chúng ta cảm nhận sâu sắcnỗi buồn, tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Gợi cảm giác xót xa, ai oán, cay đắngcủa người chinh phụ Đất trời thì bao la, rộng lớn sao thấu được nỗi sinh li biền biền.

Nó đang từng ngày từng giờ giày vò cõi lòng người chinh phụ Nói như người xưa:trời thì cao, đất thì dày, nỗi niềm uất ức biết kêu ai? biết ngỏ cùng ai? Bởi vậy nên nócàng kết tụ, càng cuộn lên, xoáy sâu vào tâm can của người chinh phụ

Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Bằng tâm trạng buồn hay như đại thi hào Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều

“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Nay lại gặp ý thơ đó khi con người và cảnh vậthình như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận Cảnh vậtxung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm

lệ buồn thương cho thân phận bất hạnh, cô đơn Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm

sự giá lạnh của cảnh vật Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng rảrích trong đêm mưa gió, Nhưng cảnh ấy trong tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗiđoạn trường trong lòng người chinh phụ Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nói lên bikịch của người phụ nữ trong xã hội cũ Hạnh phúc lứa đôi với họ vốn mong manh, naycàng trở nên mong manh hơn Nhìn cảnh, ngẫm đời, người chinh phụ lại trở về với thực

tế cuộc sống nghiệt ngã của mình Ý thơ chuyển từ tình sang cảnh Thiên nhiên lạnh lẽonhư truyền, như ngấm cái lạnh đáng sợ vào tận tâm hồn người chinh phụ cô đơn:

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.

Phải chăng người chinh phụ đã thấm thìa đến tận cùng cái giảm giác sợ sệt, lo lắng,buồn thương, nhớ mong, ai oán trong cảnh đợi chờ trong những đêm thâu Từ đó, tathấy được sức tàn phá ghê gớm của thời gian chờ đợi

Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong “Chinh phụ ngâm”:

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.

Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Ngày đăng: 24/12/2024, 16:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w