1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đọc hiểu thơ thơ song thất lục bát ngữ văn 9 , ngữ liệu Đề ngoài sách giáo khoa

93 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 157,34 KB

Nội dung

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Chỉ có thể là mẹ của tác giả Đặng Minh Mai được dẫn trong phần Đọc hiểu.. Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 2:

-Thơ song thất lục bát

-Nghị luận văn học: Viết bài văn phân tích bài thơ song thất lục bát

ĐỀ 1 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.

Nước có chảy mà phiền chẳng rửa,

Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây.

Nhủ rồi tay lại cầm tay, Bước đi một bước giây giây lại dừng.

Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi

Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San Múa gươm rượu tiễn chưa tàn Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo

Săn Lâu Lan rồi theo Giới Tử Tới Man Khê, bàn sự Phục Ba,

Áo chàng đỏ tựa dáng pha, Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”

(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Bản dịch: Đoàn Thị Điểm)

Câu 1: Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn

trích

Trang 2

Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích, qua đó em cảm

nhận được bức tranh thiên nhiên đó như thế nào?

Câu 4: Chỉ ra những từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn

trích? Theo anh/chị, từ "dặc dặc buồn" có giá trị biểu đạt như thế nào?

Câu 5: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu thơ

sau:

“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc, Đường bên cầu cỏ mọc còn non.”

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Từ văn bản “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, em hãy viết

một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nền hòa bình và trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước thời kì hiện nay

Câu 2 (4,0 điểm): Bài thơ “Hai chữ nước nhà” là lời của người cha (Nguyễn Phi

Khanh) khuyên dặn người con (Nguyễn Trãi) phải biết sống quên mình vì nước nhà

Đây là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quânMinh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước Á Nam

đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình Đoạn trích sau là phần mở đầu của bài thơ

“Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu Bốn bề hổ thét chim kêu

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước Chút thân tàn lần bước dậm khơi Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định

Trang 3

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay Trời Nam riêng một cõi này Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Than vận nước gặp khi biến đổi

Để quân Minh thừa hội xâm lăng Bốn phương khói lửa bừng bừng Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡ Chốn dân gian bỏ vợ lìa con Làm cho xiêu tán hao mòn

Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!”

(Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, 1984)

Chú thích:

Trần Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam Quê quán: làng Quang Xán, huyện

Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định. Trần Tuấn Khải là một nhà yêu nước, Ông thường mượnnhững đề tài lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước,nỗi căm thù quân giặc thêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏlòng khát khao độc lập, tự do

Dựa vào những thông tin đã cung cấp, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ trên.

ĐỀ 2 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong Cảnh buồn, người thiết tha lòng, Hình cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun

Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.

Giọt sương phủ bụi chim gù,

Trang 4

Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.

Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.

Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

(Theo Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm Chinh phụ ngâm khúc, NXB Văn học,2007)

Câu 1 Xác định thể thơ của đoạn trích trên? Dựa vào đâu em xác định được thể thơ

đó?

Câu 2 Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai?

Câu 3 Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ Nhận

xét về bức tranh thiên nhiên đó

Câu 4 Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ

sau:

“Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.”

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 Thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền

sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người được thể hiện rất rõ

trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm Hãy viết đoạn văn

khoảng 200 chữ trình bày ý kiến của em về khát vọng hạnh phúc của con người

Câu 2 Hãy viết bài văn phân tích đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm ở phần Đọc t

rên

Trang 5

ĐỀ 3 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

CHỈ CÓ THỂ LÀ MẸ

-Đặng Minh

Mai-Nắng dần tắt trên con đường nhỏ Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu

Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng.

Cả đời mẹ long đong vất vả Cho chồng con quên cả thân mình.

Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu.

Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn

Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.

Tình của mẹ sáng ngời dương thế

Lo cho con tấm bé đến già

Giản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi.

Con đi khắp chân trời góc bể

Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu.

Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu

Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung.

Câu 1 Xác định nhân vật trữ tình và chủ đề bài thơ.

Câu 2 Trong khổ thơ sau, hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ nào? Những từ ngữ

đó giúp em hiểu gì về người mẹ?

“Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn

Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.”

Trang 6

Câu 3 Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ

thơ cuối bài

Câu 4 Bài thơ đã gợi cho ta – những người làm con nhiều thông điệp ý nghĩa Hãy viết

những thông điệp mà em tâm đắc

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2/10 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài

thơ Chỉ có thể là mẹ của tác giả Đặng Minh Mai được dẫn trong phần Đọc hiểu.

Câu 2 (4/10 điểm) Từ nội dung ý nghĩa bài thơ Chỉ có thể là mẹ (Đặng Minh Mai), hãy viết

bài văn nêu lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẫu tử trong cuộc sống

ĐỀ 4 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?

Trang sách đầu chép hết giây mơ

Ngả mình trên bóng nhung tơ Tôi nguyền: sau lớn làm thơ suốt đời

Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ Gió lùa thu trong lá bao lần

Bạn trường những bóng phù vân Xót thương mái tóc nay dần hết xanh

Hồn xưa dậy: chim cành động nắng

Trang 7

Lá reo trên hồ lặng nước trong

Trưa im im đến não nùng Tôi ngờ trống học trong lòng trưa vang….

(Hồ Dzếnh - Trích tuyển tập thơ Việt Nam 1930-1945, NXB tp mới 1999)

CHÚ THÍCH:

Hồ Dzếnh (1916–1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng Quảng

Đông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ của Việt Nam Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ Quê ngoại với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát, phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa.

Ngoài ra, Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện

ngắn Chân trời cũ (1942), Thạch Lam đề tựa.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ.

Câu 2: Tìm những hình ảnh miêu tả về ngôi trường trong kí ức của nhân vật trữ tình ở khổ

thơ thứ nhất

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu thơ Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

" Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ Gió lùa thu trong lá bao lần Bạn trường những bóng phù vân Xót thương mái tóc nay dần hết xanh"

Câu 5: Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm với trường lớp đã gắn bó với mỗi con

người trong thời học sinh

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề rác

thải nhựa hiện nay

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn cảm nhận bài thơ "Trưa vắng' của Hồ Dzếnh

ĐỀ 5 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH (Nguyễn Du)

… Cũng có kẻ mắc vào khóa lính

Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan

Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời

Trang 8

Buổi chiến trận mạng người như rác

Phận đã đành đạn lạc tên rơi

Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!

Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa

Ngẩn ngơ khi trở về già

Ai chồng con tá biết là cậy ai?

Sống đã chịu một đời phiền não

Thác lại nhờ hớp cháo lá đa

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

Cũng có kẻ nằm cầu gối đất Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi

Thương thay cũng một kiếp người

Sống nhờ hàng xứ chết vùi đường quan.

(https://www.thivien.net)

Chú thích:

- Văn tế thập loại chúng sinh là một tác phẩm xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du Văn tếđược viết bằng tiếng Nôm và hiện chưa rõ thời điểm sáng tác cụ thể Theo như văn bản doĐàm Quang Thiện hiệu chú lại thì Nguyễn Du đã viết bài văn tế này sau khi chứng kiến mộtmùa dịch khủng khiếp làm hàng triệu người chết, khắp nơi âm khí nặng nề và ở các chùangười ta đều lập đàn cầu siêu giải thoát cho hàng triệu linh hồn Tuy nhiên, Giáo sư HoàngXuân Hãn thì lại cho rằng có lẽ đại thi hào đã viết tác phẩm này trước cả Truyện Kiều, tức làlúc Nguyễn Du còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812)

Câu 1: Trong đoạn trích trên, đối tượng chiêu hồn là những ai?

Câu 2: Nguyễn Du đã dùng những hình ảnh nào để gợi tả cuộc sống của những người mắc

vào khóa lính?

Câu 3: Yếu tố “ thác” trong câu thơ “Thác lại nhờ hớp cháo lá đa” có đồng âm với yếu tố

“thác” trong từ “ thoái thác” không? Vì sao?

Câu 4: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Buổi chiến trận mạng người như rác

Trang 9

Phận đã đành đạn lạc tên rơi

Câu 5: Qua đoạn trích trên, em rút ra cho mình thông điệp gì sâu sắc nhất?

PHẦN II: VIẾT VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) đề xuất những giải pháp phù hợp

để bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay

Câu 2 (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn phân tích đoạn thơ được trích từ bài “Văn tế thập loại

chúng sinh” của Nguyễn Du ở phần Đọc - hiểu

ĐỀ 6 PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

VƯỜN LÝ BẠCH CHƯA VUI ĐÀO MẬN

Chú thích:

- Cao Bá Nhạ người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội Không rõ năm sinh,năm mất của ông, chỉ biết ông sống vào cuối thế kỷ XIX, thời Tự Đức, thời mà chế độ phongkiến nhà Nguyễn khủng hoảng trầm trọng và bộc lộ tính chất bảo thủ, phản động nhất

Vườn Lý Bạch chưa vui đào mận

Nhà Tử Văn nổi trận phong ba

Thương ôi hảo sự tiêu ma

40Tấm lòng băng tuyết phút hoà trần ai

Mảnh bạch ngọc thiêu người khách tử

Lưỡi đoản đao cắt chữ phù sinh

Nhân gian ai kẻ thương tình

Trăm năm công luận phẩm bình về sau

45 Nỗi gia thất mặc dầu tạo hoá

Đàn nhi tôn gửi cả nhân gian

Ơn sâu dám quản thân tàn

Còn mong gò cáo hồn oan lại về

Bình dẫu phá còn lề cốt cách

50 Gương dù tan vẫn sạch trần ai

Thương thay một khóm hàn mai

Hai cành ấm lạnh ra hai tấm lòng

Giấc vinh nhục, sinh không một thoảng

Bia thị phi, để tạc còn dài

55 Thế gian kẻ khóc người cười Muôn đời để sạch, muôn đời để dơ Cuộc phù thế thờ ơ mịnh bạc Chốn dạ đài chếch mác tấm son Quyết minh há tưởng đến con

60 Tưởng khuôn phúc thiện ngẫm còn về sau Phó ngạch tích mặc dầu sinh tử

Chắc Lý đình dạy chữ hiếu trung Cho nên lòng cũng đành lòng Dẫu khi biến cố còn trong cương thường

65 Mối tâm sự để gương non nước Mảnh huyết tình giãi trước thần minh Cầu kia ai gọi “Tận tình”

Chiếc bia “Truỵ lệ” rành rành bên sông Đạo con lấy hiếu trung làm trọng

Trích “Tự tình khúc”- Cao Bá Nhạ

Trang 10

- Tự tình khúc do danh sĩ nhà Nguyễn là Cao Bá Nhạ sáng tác năm 1862 khi đang bị giamtrong nhà lao chờ ngày chịu án, gồm 680 câu thơ song thất lục bát, được viết bằng chữ Nôm Tác giả làm ra làm khúc ngâm này chủ ý biện hộ cho mình trước “tội lỗi” (theo quan điểmnhà Nguyễn) mà chú ông là Cao Bá Quát đã gây ra (cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương) vàxin triều đình ân xá.

Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ đó là gì?

Câu 2: Ai là nhân vật trữ tình trong đoạn trích? Nhân vật trữ tình có mối quan hệ như thế nào

với những nhân vật khác được nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 3: Chỉ rõ những hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn trích.

Câu 4: Cấu trúc của đoạn trích có gì đặc biệt? Cấu trúc đó góp phần thể hiện nội dung gì của

tác phẩm?

Câu 5: Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là gì?

PHẦN II VIẾT VĂN (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm):Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cống

hiến của thế hệ trẻ ngày nay.

Câu 2: (4,0 điểm): Phân tích đoạn trích “Vườn Lý Bạch chưa vui đào mận” của Cao Bá Nhạ

ở phần Đọc hiểu

ĐÁP ÁN

CHUYÊN ĐỀ 2:

ĐỀ 1 ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,

Đường bên cầu cỏ mọc còn non

Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi

Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San

Múa gươm rượu tiễn chưa tànChỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo

Săn Lâu Lan rồi theo Giới TửTới Man Khê, bàn sự Phục Ba,

Áo chàng đỏ tựa dáng pha,

Trang 11

Nhủ rồi tay lại cầm tay,

Bước đi một bước giây giây lại dừng

Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in”

(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, Bản dịch: Đoàn Thị Điểm)

Câu 1 Xác định thể thơ, phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn

trích.

-Thể thơ: song thất lục bát

-Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2 Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.

-Nhân vật trữ tình: người chinh phụ

Câu 3 Chỉ ra những từ ngữ miêu tả thiên nhiên trong đoạn trích, qua đó em

cảm nhận được bức tranh thiên nhiên đó như thế nào?

-Những từ ngữ miêu tả thiên nhiên:

+ nước trong như lọc,

+ cỏ mọc còn non,

+nước (có) chảy,

+cỏ (có) thơm

-Giúp em cảm nhận về một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống

Câu 4 Chỉ ra những từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong

đoạn trích? Theo anh/chị, từ "dặc dặc buồn" có giá trị biểu đạt như thế nào?

-Những từ ngữ miêu tả tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:buồn, phiền, dạ chẳng khuây

-Cụm từ "dặc dặc buồn" biểu đạt nỗi buồn dai dẳng, triền miên, từ ngày nàyqua tháng nộ cứ kéo dài, kéo dài mãi không nguôi

Câu 5 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong hai câu

thơ sau:

“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,

Trang 12

Đường bên cầu cỏ mọc còn non.”

Biện pháp tu từ: so sánhTác dụng:

+Gợi sự liên tưởng, tưởng tượng trong lòng người đọc

+ Tạo ấn tượng về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: xanh tươi, đầy sức sống

+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, giàu tính nghệ thuật

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Từ văn bản “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, em hãy viết một đoạn

văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về vai trò của nền hòa bình và tráchnhiệm của thế hệ trẻ với đất nước thời kì hiện nay

* Mở đoạn: Nêu vấn đề, quan điểm của em về vấn đề:

-Vai trò của nền hòa bình và trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước thời kì hiện nay

-Đó là một vấn đề mà tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải quan tâm

* Thân đoạn: Làm sáng tỏ vấn đề.

-Lời dẫn từ đoạn trích:

-Nỗi buồn người chinh phụ có chồng đi lính

-Ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.

- Hòa bình không chỉ đơn thuần là không xảy ra xung đột mà còn là một tinh thần hòa thuậngiữa con người với con người, giữa các quốc gia với nhau trong các mối quan hệ hòa thuận,yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau

- Trong một xã hội hòa bình, con người có điều kiện phát triển, phát huy hết tài năng và thếlực của bản thân

-Tạo nên những giá trị hữu ích cho nhân dân, cộng đồng xã hội, đất nước

-Phản đề:

+Còn nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng của hòa bình và tiếp tục sống

trong sự vô cảm, gây nên những cuộc chiến tranh

+Những hành vi này cần được phê phán và chấn chỉnh để tạo ra một xã hội hòa bình vàphát triển

-Vai trò của thế hệ trẻ:

Trang 13

+Nắm giữ tương lai của đất nước và thế giới

+Cần có nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hòa bình, sẵn sàng đứng lên bảo vệ và pháttriển nó

+Cần trau dồi kiến thức, rèn luyện bản thân để trở thành công dân có ích cho xã hội

* Kết đoạn: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề và bài học nhận thức.

- Chúng ta hiện đang sống trong một đất nước hòa bình và phát triển

-Hãy trân trọng và phát huy những giá trị này, đồng thời cống hiến cho xã hội để tạo ra mộttương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta và thế hệ sau này

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Đọc và cảm nhận nỗi buồn người chinh phụ có chồng đi lính trong đoạn thơ trên, tôinhận ra hòa bình và trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước trong thời kì mới là một vấn đề

mà tất cả mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải quan tâm Với những từ diễn tả tâm trạngcủa người chinh phụ có chồng đi lính “buồn, phiền, dạ chẳng khuây.” Đặc biệt là cụm từ

"dặc dặc buồn" biểu đạt nỗi buồn dai dẳng, triền miên, từ ngày này qua tháng nọ cứ kéo dài,kéo dài mãi không nguôi Từ đó, giúp chúng ta cảm nhận được những mất mát, đớn đau màchiến tranh gây ra Ngày nay, chúng ta cần hiểu hòa bình không chỉ đơn thuần là không xảy

ra xung đột mà còn là giữa mỗi người dân, giữa các quốc gia với nhau trong các mối quan hệhòa thuận, yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau Trong xã hội hòa bình, mỗi người có điều kiệnphát triển, phát huy hết tài năng và thế lực của bản thân và góp phần vào sự phát triển của xãhội một cách toàn diện, năng động và sáng tạo Mở rộng các quan hệ hợp tác về kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội cùng nhau phát triển bền vững Tạo nên những giá trị hữu ích cho nhândân, cộng đồng xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày một phát triển, thịnh vượng, cùngnhau tiến đến một xã hội hạnh phúc Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không nhận thức đượctầm quan trọng của hòa bình và tiếp tục gây nên những cuộc mâu thuẫn khiến nhân dân lâmvào cảnh lầm than, cơ cực Những hành vi này cần được phê phán và chấn chỉnh để tạo ramột xã hội hòa bình và phát triển Là những người trẻ, chúng ta đang nắm giữ tương lai củađất nước và thế giới Chúng ta cần có nhận thức về vai trò và ý nghĩa của hòa bình, sẵn sàngđứng lên bảo vệ và phát triển nó Đồng thời, chúng ta cũng cần trau dồi kiến thức, rèn luyệnbản thân để trở thành công dân có ích cho xã hội Hãy trân trọng và phát huy những giá trịnày, đồng thời cống hiến cho xã hội để tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng ta và thế hệsau này

Câu 2 (4,0 điểm): Bài thơ “Hai chữ nước nhà” là lời của người cha (Nguyễn Phi Khanh)

khuyên dặn người con (Nguyễn Trãi) phải biết sống quên mình vì nước nhà

Đây là bài thơ mở đầu tập Bút quan hoài I (1924), lấy đề tài lịch sử thời quân Minhxâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung

Trang 14

Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên connên quay về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước Á Nam đã mượn lời người cha dặn dòcon để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình Đoạn trích sau là phần mở đầu của bài thơ.

“Chốn Ải Bắc mây sầu ảm đạm

Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu

Bốn bề hổ thét chim kêu

Đoái nom phong cảnh như khêu bất bình

Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước

Chút thân tàn lần bước dặm khơi

Trông con tầm tã châu rơi

Con ơi con nhớ lấy lời cha khuyên:

Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định

Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay

Trời Nam riêng một cõi này

Anh hùng, hiệp nữ xưa nay kém gì!

Than vận nước gặp khi biến đổi

Để quân Minh thừa hội xâm lăng Bốn phương khói lửa bừng bừngXiết bao thảm hoạ xương rừng máu sông!

Nơi đô thị thành tung quách vỡChốn dân gian bỏ vợ lìa con

Làm cho xiêu tán hao mòn

Lạ gì khác giống dễ còn thương đâu!”

(Thơ văn Á Nam Trần Tuấn Khải, NXB Văn học, 1984)

Chú thích:

Trần Tuấn Khải (1895- 1983), bút hiệu là Á Nam Quê quán: làng Quang Xán, huyện MĩLộc, tỉnh Nam Định. Trần Tuấn Khải là một nhà yêu nước, Ông thường mượn những đề tàilịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặcthêm vào đó là khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do

Dựa vào những thông tin đã cung cấp, em hãy viết một bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ trên.

LẬP DÀN BÀI

Mở bài:

 -Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

+ Trần Tuấn Khải thường mượn những chuyện lịch sử để giãi bày một cách thầm kín

về tấm lòng yêu nước, nỗi đau mất nước và mong muốn thức tỉnh tinh thần của đồng bào ởnhân dân

+ Dưới hình thức song thất lục bát, bài thơ “Hai chữ nước nhà” là một bài thơ như thế

- Nêu ý kiến chung về tác phẩm.

Trang 15

+ Tâm sự, nỗi đau mất nước và khơi gợi tinh thần yêu nước của nhân dân trong bốicảnh non sông đang bị giày xéo bởi gót giày thực dân.

Thân bài: Phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Đoạn 1: phân tích khái quát nội dung bài thơ.

-Bài thơ được khởi nguồn từ cuộc chia tay cảm động có thực đã được ghi vào lịch sử của haicha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan

-Trần Tuấn Khải đã kí thác tâm trạng, cảm xúc hiện tại rất thực của mình

-Người ra đi nói lời vĩnh biệt với tổ quốc, quê hương, vĩnh biệt người con thân yêu của mình.-Tâm trạng “ảm đạm, đìu hiu” phủ lên khung cảnh vốn đã heo hút “hổ thét, chim kêu”, “cảnhnhư khêu bất bình” một màu tang tóc, thê lương

-Tâm sầu, cảnh sầu cũ khơi gợi lẫn nhau thành một mối sầu thảm tái tê, u hoài dằng dặc.-Đoạn thơ này tạo ra không khí chung cho toàn bài, không khí thời cuộc năm xưa

Đoạn 2: Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.(Phân tích theo

-Cảnh đất nước lầm than, cha con li biệt

-Tình đất nước lớn lao hòa trong tình phụ tử sâu nặng Nguyễn Phi Khanh bị giải sang Tàu.-Đó lời gan ruột, mà cha muốn con khắc cốt ghi tâm

“Thảm vong quốc kể sao xiết kể,Trông cơ đổ nhường xé tâm can,

Ngậm ngùi đất khóc giời than,Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!”

-Nỗi đau của đất nước, giống nòi

-Sự lớn lao ấy được diễn tả bằng hàng loạt các hình ảnh mang tầm vóc vĩ mô: “vong quốc, cơ

Trang 16

đồ, đất khóc, giời than, nòi giống”

-Lời tâm sự ẩn chữa nỗi đau thống thiết, mãnh liệt biểu hiện qua những từ ngữ diễn tả tìnhcảm ở cung bậc mạnh, thiết tha, ai oán: “kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than,thương tâm” -Mỗi lời thơ là một tiếng kêu than đứt ruột, đầy căm hơn, uất nghẹn, bi phẫncủa người dân yêu nước sống trong cảnh nước mất lầm than

-Cha tiếp tục nhắn nhủ những lời tâm huyết với con:

“Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,

Thân lươn bao quản vũng lầy,Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Con nên nhớ tổ tông khi trước,

Đã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao,Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây ”

-Cha đã lâm vào thực tế xót xa "tuổi già sức yếu" nay lại gặp cảnh nguy nan, đành uất hận, tủihờn trong bất lực

- Con hãy nhớ về truyền thống kiên cường, bất khuất của ông cha trong lịch sử chống giặc vàthắng giặc

-Con hãy nhìn vào thực trạng của đất nước mà hướng tới ngọn cờ độc lập

-Con hãy thắp trong mình ngọn lửa căm thù lũ xâm lăng, ngọn lửa ý chí quyết tâm chống giặcbảo vệ non sông xã tắc

- Con hãy biến biến nỗi đau mất cha thành nỗi hận mất nước

KB: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

-Lời cha dặn là lời người xưa dặn, lời của người chí sĩ yêu nước muốn nhắn nhủ đến thế hệhôm nay nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi

-Khơi gợi ý chí đấu tranh chống quân xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc

-Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọng điệu thống thiết, thán ca, tác giả của “Haichữ nước nhà” đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ yêu nước

-Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấu cho giang sơn độc lập, tự do

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trần Tuấn Khải thường mượn những chuyện lịch sử để giãi bày một cách thầm kín vềtấm lòng yêu nước, nỗi đau mất nước và mong muốn thức tỉnh tinh thần của đồng bào ở nhândân Ở những năm đầu thế kỉ XX, ông là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu với giọngđiệu bi tráng, thống thiết Dưới hình thức song thất lục bát, bài thơ “Hai chữ nước nhà” là

Trang 17

một bài thơ như thế Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tâm sự, nỗiđau mất nước và khơi gợi tinh thần yêu nước của nhân dân trong bối cảnh non sông đang bịgiày xéo bởi gót giày thực dân.

Bài thơ được khởi nguồn từ cuộc chia tay cảm động có thực đã được ghi vào lịch sửcủa hai cha con Phi Khanh và Nguyễn Trãi trong bối cảnh nước mất nhà tan Trong khoảnhkhắc đặc biệt, có sức lay động, Trần Tuấn Khải đã kí thác tâm trạng, cảm xúc hiện tại rất thựccủa mình Trong không gian chia li- cuộc chia li mà người ra đi không hẹn ngày trở về.Người ra đi nói lời vĩnh biệt với tổ quốc, quê hương, vĩnh biệt người con thân yêu của mình.Tâm trạng “ảm đạm, đìu hiu” phủ lên khung cảnh vốn đã heo hút “hổ thét, chim kêu”, “cảnhnhư khêu bất bình” một màu tang tóc, thê lương Tâm sầu, cảnh sầu cũ khơi gợi lẫn nhauthành một mối sầu thảm tái tê, u hoài dằng dặc Đoạn thơ này tạo ra không khí chung chotoàn bài, không khí thời cuộc năm xưa (thời Phi Khanh - Nguyễn Trãi) và cũng là không khícủa xã hội Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX

“Thảm vong quốc kể sao xiết kể,Trông cơ đổ nhường xé tâm can,

Ngậm ngùi đất khóc giời than,Thương tâm nòi giống lầm than nỗi này!”

Nỗi đau của nhân vật trữ tình là một nỗi đau lớn, nỗi đau cao cả, thiêng liêng cao cả Nỗi đaucủa đất nước, giống nòi Sự lớn lao ấy được diễn tả bằng hàng loạt các hình ảnh mang tầmvóc vĩ mô: “vong quốc, cơ đồ, đất khóc, giời than, nòi giống” Lời tâm sự ẩn chữa nỗi đauthống thiết, mãnh liệt biểu hiện qua những từ ngữ diễn tả tình cảm ở cung bậc mạnh, thiết tha,

Trang 18

ai oán: “kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm” Mỗi lời thơ là mộttiếng kêu than đứt ruột, đầy căm hơn, uất nghẹn,bi phẫn của người dân yêu nước sống trongcảnh nước mất lầm than Người con ấy chẳng đủ nước mắt để khóc than cho những đớn đauđang tràn ngập giang sơn, đắng cay đành nuốt sâu trong dạ.

Cha tiếp tục nhắn nhủ những lời tâm huyết với con:

“Cha xót phận tuổi già sức yếu,

Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,

Thân lươn bao quản vũng lầy,Giang sơn gánh vác sau này cậy con

Con nên nhớ tổ tông khi trước,

Đã từng phen vì nước gian lao

Bắc Nam bờ cõi phân mao,Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây ”

Cha đã lâm vào thực tế xót xa "tuổi già sức yếu" nay lại gặp cảnh nguy nan, đành uấthận, tủi hờn trong bất lực Do đó, cha nhờ cậy, gửi gắm vào con Con hãy nhớ về truyềnthống kiên cường, bất khuất của ông cha trong lịch sử chống giặc và thắng giặc Con hãynhìn vào thực trạng của đất nước mà hướng tới ngọn cờ độc lập Con hãy thắp trong mìnhngọn lửa căm thù lũ xâm lăng, ngọn lửa ý chí quyết tâm chống giặc bảo vệ non sông xã tắc

Đó là lời nặng tựa Thái sơn mà cha muốn gửi đến con Con hãy biến biến nỗi đau mất chathành nỗi hận mất nước

Điểm đặc biệt, làm nên giá trị của bài thơ là thủ pháp mượn xưa để nói nay, mượnngười để nói ta Mượn chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi đểgửi gắm tâm sự, nỗi đau mất nước trong thời đại mới trước sự xâm lăng của thực dân Pháp.Lời cha dặn là lời người xưa dặn, lời của người chí sĩ yêu nước muốn nhắn nhủ đến thế hệhôm nay nhằm khơi gợi tinh thần yêu nước thương nòi Khơi gợi ý chí đấu tranh chống quânxâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc Bằng tình cảm sâu đậm, mãnh liệt, với một giọngđiệu thống thiết, thán ca, tác giả của “Hai chữ nước nhà” đã thực hiện bổn phận, sứ mệnh cao

cả của người nghệ sĩ yêu nước Thơ ông thôi thúc lòng người, khích lệ mọi người tranh đấucho giang sơn độc lập, tự do

ĐỀ 2 ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

Trang 19

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

Cảnh buồn, người thiết tha lòng,

Hình cây sương đượm, tiếng trùng mưa

phun

Sương như búa bổ mòn gốc liễu,

Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô

Giọt sương phủ bụi chim gù,

Sâu tường kêu vẳng chuông chùa nện khơi

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên

Lá màn lay ngọn gió xuyên,Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm

Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng,Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

Trang 20

Câu 1 Xác định thể thơ của đoạn trích trên? Dựa vào đâu em xác định được thể

thơ đó?

-Thể thơ: song thất lục bát

-Dấu hiệu nhận biết:

Dựa vào số tiếng, số câu trong một khổ thơ: Cặp song thất (7 tiếng) kết hợpvới cặp lục bát (một câu 6 tiếng và 1 câu 8 tiếng)

Thanh điệu: Thanh (B) – (T) của các tiếng ở một số vị trí trong câu thơ là cốđịnh

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nhân vật trữ tình: Người chinh phụ

Cảm xúc của nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn trích:

+ Nỗi buồn đau, cô đơn, nhớ nhung trong chờ đợi;

+ Chạnh lòng trước sự quấn quýt của cảnh thiên nhiên hoa nguyệt; ước ao sumvầy đôi lứa

Câu 3 Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ.

Nhận xét về bức tranh thiên nhiên đó.

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích:

Trang 21

+ Sương, tuyết, gốc liễu (mòn), cành ngô (héo), nguyệt hoa, gió thốc, gióxuyên, bóng hoa, bóng nguyệt.

-> Cảnh thiên nhiên tĩnh mịch, cô quạnh, lạnh lẽo, hoang sơ

+Hoa giãi nguyệt, nguyệt lồng hoa, hoa nguyệt trùng trùng

->Cảnh quấn quýt, giao hòa giăng mắc, đan cài với nhau

Câu 4 Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai

câu thơ sau:

“Sương như búa bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô.”

So sánh: sương như búa, tuyết dường cưa;

Đối: Sương như búa >< Tuyết dường cưa; bổ mòn gốc liễu>< xẻ héo cànhngô

-Tác dụng:

+Làm cho ý thơ trở nên cân xứng, nhịp nhàng; gợi hình, gợi cảm

+Gợi lên hình ảnh thiên nhiên lạnh lẽo, khắc nghiệt

+ Diễn tả nỗi cô đơn, lạnh lẽo trong lòng người chinh phụ

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 Thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống

cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người được thể hiện rất rõ trong “

Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm Hãy viết đoạn văn khoảng

200 chữ trình bày ý kiến của em về khát vọng hạnh phúc của con người

Về hình thức:

Đúng hình thức một đoạn văn:

-Chữ cái đầu đoạn viết hoa, lùi vào một chữ, kết thúc đoạn văn bằng dấu câu

-Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác

Về nội dung: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu

cơ bản sau:

MĐ: Nêu vấn đề và quan điểm của người viết về vấn đề:

-Khát vọng hạnh phúc của con người

Trang 22

-Ai trong chúng ta cũng mong muốn mình có được hạnh phúc trong cuộc sống.

TĐ: Làm sáng tỏ vấn đề:

-Giải thích nghĩa của từ khóa:

+ Trong phạm vi gia đình: khát vọng hạnh phúc được yêu thương, thấu hiểu và chiasẻ,…

+ Trong phạm vi một đất nước: đó là hòa bình, không có chiến tranh, cuộc sống ấmno,…

+Trong sự nghiệp, hạnh phúc là khi ước mơ, mong muốn, khát vọng của bản thântrở thành hiện thực

Sử dụng lí lẽ bằng chứng để làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề

– Hạnh phúc không phải lúc nào cũng cao sang, đôi khi tình yêu lại bắt đầu từ những điềugiản dị nhất

– Những điều gợi ở lòng người bao nhiêu ấm áp, yêu thương, đó gọi là hạnh phúc

– Nhưng không phải ai cũng cảm nhận được rằng hạnh phúc nằm ở những điều giản dị

Họ mải mê chạy theo những thứ phù phiếm mà không nhận ra hạnh phúc chỉ đơn giản lànhững điều bình dị quanh mình Cho đến khi quá muộn

Kết đoạn: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, bài học rút ra.

-Hạnh phúc bình dị hay lớn lao thì ai trong chúng ta cũng cần và mong bản thân có được.-Hãy biết trân trọng hạnh phúc, đừng quá tham lam những điều xa vời Cần sống châm lại,yêu thương nhiều hơn:

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Trong cuộc sống, mỗi người cần rất, rất nhiều thứ như tri thức, kĩ năng, đam mê vàlòng nhiệt huyết, … nhưng có một điều ai cũng muốn mình có được đó là hạnh phúc Để

có được hạnh phúc, trước tiên chúng ta cần hiểu Trong phạm vi gia đình: khát vọng hạnhphúc là được mọi thành viên trong gia đình yêu thương, thấu hiểu và chia sẻ,…Trongphạm vi một đất nước: đó là hòa bình, không có chiến tranh, cuộc sống ấm no,…Trong sựnghiệp, hạnh phúc là khi ước mơ, mong muốn, khát vọng của bản thân trở thành hiệnthực Hạnh phúc thực ra luôn tồn tại trong những điều bình dị, gần gũi trong cuộc sống.Khi được người thân trong gia đình tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu Hạnh phúc của con

là được cha mẹ yêu thương, đồng hành và dìu dắt Là một cái ôm, một lời động viên khicon buồn, lo lắng về một điều gì đó Hay giản đơn hơn là được đón bố mẹ về khi ánhhoàng hôn buông xuống Lớn lên một chút, hạnh phúc biết bao khi bản thân được tôntrọng, được đánh giá cao và bản thân biết coi trọng sự sống, danh dự, nhân phẩm củangười khác Một số biểu hiện của sự tôn trọng là không phân biệt màu da, tuổi tác, giới

Trang 23

tính, trình độ, sang giàu hay nghèo hèn, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc Từ

đó, có thể hiểu nguyên tắc sống trên: tôn trọng người khác là ưu tiên hàng đầu, trước khikhi làm/ nghe theo ý muốn của bản thân Khi chúng ta hạnh phúc, niềm vui, chúng ta cóniềm tin vào cuộc sống, có đam mê và khát vọng cống hiến nhiều nhiều hơn nữa Có thể

mở rộng trái tim để yêu mọi người, yêu cuộc sống và luôn hướng tới những điều tốt đẹptrong cuộc sống Nhưng không phải ai cũng cảm nhận được rằng hạnh phúc nằm ở nhữngđiều giản dị Họ mải mê chạy theo những thứ phù phiếm, sa hoa, không có thực hoặc chỉbiết đòi hỏi bản thân phải được hạnh phúc mà không biết cho đi khiến bản thân rơi vào bếtắc, quẩn quanh trong oán hận và khổ đau và bất hạnh Do đó, mỗi chúng ta cần hiểu, aicũng muốn có được hạnh phúc, nền tảng của hạnh phúc là biết cho đi và biết đủ Hãy biếttrân trọng hạnh phúc, đừng quá tham lam những điều xa vời, cần sống châm lại, yêuthương và chia sẻ nhiều hơn

Câu 2 (4.0 điểm) Hãy viết bài văn phân tích đoạn trích tác phẩm Chinh phụ ngâm ở

phần Đọc trên.

Bài viết đảm bảo 2 yêu cầu:

*Hình thức (0.5 điểm)

Bài viết đủ đúng hình thức bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng

Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, câu đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác

*Nội dung

MB:

-Giới thiệu được tác giả, nhan đề tác phẩm

-Nhận xét khái quát về bài thơ

TB: Làm rõ được nội dung chủ đề của tác phẩm:

Phân tích nội dung và nghệ thuật theo bố cục của bài thơ

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích:

+Đó là nỗi nhớ, sự ngóng trông, chờ đợi mòn mỏi

+Mong ước hạnh phúc, sum vầy

+Tâm trạng xót xa cho số phận của mình

- Tình cảm và thái độ của tác giả dành cho người chinh phụ, cho cuộc chiến tranh phinghĩa này

+Thể hiện thông qua tấm lòng yêu thương và cảm thông sâu sắc đối với những khátkhao hạnh phúc chính đáng của người chinh phụ

+Tiếng nói nhân đạo, phản đối chiến tranh phi nghĩa

-Những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm:

+ Tác dụng của thể thơ song thất lục bát

Trang 24

+ Các biện pháp nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, câu thơ bộc lộ trực tiếp tâm trạng của ngườichinh phụ Phép điệp, ngôn ngữ miêu tả…

KB: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ.

-Thông qua tâm trạng đau buồn của người chinh phụ, tác giả đã đề cao hạnh phúc lứa đôi

và thể hiện tinh thần phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa

-Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương;một thời, đó là

tư tưởng đòi quyền sống quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trong bối cảnh, xã hội phong kiến vô cùng rối ren Chiến tranh xảy ra liên miêngiữa các tập đoàn phong kiến, đất nước chia làm hai nửa Triều đình nhà Lê mục ruỗng,nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi Nhân dân sống trong cảnh loạn li nồi danấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng Bằng nghệ thuật ngôn từ văn học thời kì này cũnggóp phần phản ánh bản chất tàn bạo, lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa ấy “Tác phẩmChinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn ra đời với thái độ oán ghét chiến tranh phong kiếnphi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi củacon người được ra đời Dù đó là đề tài ít được nhắc đến nhưng đã nhận được sự đồng cảmrộng rãi của tầng lớp Nho sĩ Đoạn trích trên đã phần nào khẳng định được giá trị của bàithơ

Người chinh phụ vốn dòng dõi trâm anh Nàng tiễn chồng ra trận với mong muốnchồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý Nhưng sau buổi tiễnđưa, sau chuỗi ngày sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng Thấmthía nỗi cô đơn, nàng nhận ra tuổi xuân của mình đang qua đi và cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnhphúc ngày càng xa vời Người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu, Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Hai câu thất ngôn là lời người chinh phụ trực tiếp bộc lộ tâm trạng vừa tạo sự mới mẻ,hiếm thấy trong văn chương nước ta thời trung đại vừa giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc nỗibuồn, tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Gợi cảm giác xót xa, ai oán, cay đắng củangười chinh phụ Đất trời thì bao la, rộng lớn sao thấu được nỗi sinh li biền biền Nó đangtừng ngày từng giờ giày vò cõi lòng người chinh phụ Nói như người xưa: trời thì cao, đấtthì dày, nỗi niềm uất ức biết kêu ai? biết ngỏ cùng ai? Bởi vậy nên nó càng kết tụ, càngcuộn lên, xoáy sâu vào tâm can của người chinh phụ

Cảnh buồn người thiết tha lòng, Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Bằng tâm trạng buồn hay như đại thi hào Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều “Ngườibuồn cảnh có vui đâu bao giờ” Nay lại gặp ý thơ đó khi con người và cảnh vật hình như

Trang 25

có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận Cảnh vật xung quanhngười chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồnthương cho thân phận bất hạnh, cô đơn Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnhcủa cảnh vật Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng rả rích trong đêmmưa gió, Nhưng cảnh ấy trong tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗi đoạn trườngtrong lòng người chinh phụ Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nói lên bi kịch của ngườiphụ nữ trong xã hội cũ Hạnh phúc lứa đôi với họ vốn mong manh, nay càng trở nên mongmanh hơn Nhìn cảnh, ngẫm đời, người chinh phụ lại trở về với thực tế cuộc sống nghiệtngã của mình Ý thơ chuyển từ tình sang cảnh Thiên nhiên lạnh lẽo như truyền, như ngấmcái lạnh đáng sợ vào tận tâm hồn người chinh phụ cô đơn:

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu, Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.

Phải chăng người chinh phụ đã thấm thìa đến tận cùng cái giảm giác sợ sệt, lo lắng, buồnthương, nhớ mong, ai oán trong cảnh đợi chờ trong những đêm thâu Từ đó, ta thấy đượcsức tàn phá ghê gớm của thời gian chờ đợi

Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong “Chinh phụ ngâm”:

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.

Lá màn lay ngọn gió xuyên, Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!

Ý thơ đi từ tình đến cảnh rồi lại từ cảnh trở về tình, cứ dội qua dội lại đã giúp chúng ta cảmnhận một cách sâu sắc về người chinh phụ Dù ở đâu, lúc nào, làm gì… thì người chinhphụ cũng chỉ vò võ, lẻ loi, đơn độc một mình một bóng Động từ mạnh trong câu “Mộthàng tiêu gió thốc ngoài hiên” “Gió thốc” như báo hiệu sự chuyển sang một tâm trạngmơi, nỗi niềm mới của người chinh phụ Cảnh nguyệt-hoa, hoa – nguyệt khiến lòng ngườirạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi Những động từ dãi, lồng toát lên cái ý lứa đôi quấnquýt gần gũi, âu yếm nồng nàn mà vẫn tế nhị, kín đáo Đây cũng là lí do vì sao có nhậnđịnh đến bài thơ “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn, hạnh phúc lứa đôi mới được đềcập đến, được quan tâm và thấu hiểu Điều đó vừa mang giá trị nhân văn cao cả vừa tạo nétmới lạ, độc đáo trong ý thơ của Đặng Trần Côn mà những nhà thơ cùng thời chưa có được

Tác giả lựa chọn và dùng từ rất kĩ, rất đắt:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Trang 26

Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,

Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô, Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên…

Đặc biệt, tác giả đã sử dụng thành công hàng loạt từ láy: eo óc, phất phơ, đằng đẵng, dằngdặc, mê mải, châu chan, thăm thẳm, đau đáu… về nhạc điệu, ý thơ đã phát huy một cáchtài tình nhạc điệu du dương của thể thơ song thất lục bát, giống như những đợt sóng dạtdào, góp công lớn trong việc diễn tả tâm trạng người chinh phụ hết nhớ lại thương, hếtthương lại nhớ trong tình cảnh lẻ loi đơn chiếc

Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã diễn tả được những diễn biến phongphú, sâu sắc những cung bậc tình cảm của người chinh phụ Cảnh cũng như tình đượcmiêu tả rất phù hợp với diễn biến của tâm trạng nhân vật.Thông qua tâm trạng đau buồncủa người chinh phụ đang sống trong tình cảnh lẻ loi vì chồng phải tham gia vào nhữngcuộc tranh giành quyền lực của các vua chúa, tác giả đã đề cao hạnh phúc lứa đôi và thểhiện tinh thần phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa Tác phẩm Chinh phụ ngâm đãtoát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương;một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống quyềnđược hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người

ĐỀ 3 ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

CHỈ CÓ THỂ LÀ MẸ

-Đặng Minh Mai- Nắng dần tắt trên con đường nhỏ

Dáng mẹ gầy giẹo giọ liêu xiêu

Mẹ về để nấu cơm chiều

Bữa cơm đạm bạc thương yêu ấm lòng

Cả đời mẹ long đong vất vả

Cho chồng con quên cả thân mình

Một đời mẹ đã hy sinh

Tuổi xuân phai nhạt nghĩa tình đượm sâu

Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắngBụi gian nan đọng lắng nếp nhăn

Rụng rồi thương lắm hàm răngLưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời

Tình của mẹ sáng ngời dương thế

Lo cho con tấm bé đến già

Nghĩa tình son sắt cùng chaGiản đơn dung dị mẹ là mẹ thôi

Trang 27

Con đi khắp chân trời góc bể

Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu

Nghĩa dày độ lượng bao nhiêu

Có trong lòng mẹ sớm chiều bao dung

Câu 1 Xác định nhân vật trữ tình và chủ đề bài thơ.

- Nhân vật trữ tình: Người con

- Chủ đề: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng

Câu 2 Trong khổ thơ sau, hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ nào?

Những từ ngữ đó giúp em hiểu gì về người mẹ?

“Mưa và nắng nhuộm màu tóc trắng Bụi gian nan đọng lắng nếp nhăn

Lưng còng chân yếu ánh trăng cuối trời.”

- Hình ảnh người mẹ hiện lên qua những từ ngữ: nhuộm màu tóc trắng, nếpnhăn, hàm răng rụng, lưng còng, chân yếu

- Tác dụng, giúp chúng ta hiểu về người mẹ: một người mẹ già, trải qua baomưa nắng, vất vả, tảo tần

Câu 3 Em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử

dụng trong khổ thơ cuối bài.

- Biện pháp so sánh: Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu

- Tác dụng:

+ Giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu thơ

+ Gợi những cảm nhận sâu sắc của người con về công lao to lớn của mẹ, ânnghĩa đó không đâu, không điều gì sánh bằng

+ Thể hiện tình cảm quý trọng, biết ơn của người con dành cho mẹ

Trang 28

Câu 4 Bài thơ đã gợi cho ta – những người làm con nhiều thông điệp ý nghĩa.

Hãy viết những thông điệp mà em tâm đắc.

Những thông điệp mà em tâm đắc nhất:

-Mẹ là người tuy gặp nhiều vất vả gian nan nhưng mẹ vẫn luôn hết lòng, sẵnsàng hi sinh vì gia đình

-Hãy trân trọng, biết ơn, thấu hiểu sự hi sinh của mẹ

-Luôn nói lời yêu thương, trân trọng mẹ khi có thể

-Hãy thể hiện tình yêu thương với cha mẹ bằng những việc làm cụ thể nhưgiúp mẹ việc nhà, chăm chỉ học tập, rèn luyện tu dưỡng để mẹ luôn vuilòng

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài

thơ Chỉ có thể là mẹ của tác giả Đặng Minh Mai được dẫn trong phần Đọc hiểu.

a Hình thức

-Đảm bảo đúng yêu cầu của đề,

-Cấu trúc đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

+Chữ cái đầu đoạn viết hoa, lùi vào một chữ, kết thúc đoạn văn bằng dấu câu

+Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả

b.Nội dung

Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

Thân đoạn:

- Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ về phương diện nội dung:

+Người mẹ long đong,

+ Vất vả mưa nắng,

+Yêu thương và chăm chút cho con,

+Hy sinh vô điều kiện:

+ Người mẹ dáng gầy liêu xiêu, tất bật với bữa cơm chiều

+Dáng người hao gầy, khắc khổ với mưa nắng nhuộm màu thời gian: tóc bạc, răngrụng, mắt mờ…

+ Trong cảm nhận của con mẹ cả một đời vất vả, lận đận, hy sinh cả tuổi xuân mìnhdành cho chồng, cho con

+ Công lao to lớn của mẹ trời biển cũng không đong đếm hết được, người con suy nghĩ về

Trang 29

Kết đoạn: Khái quát ý nghĩa của bài thơ, bài học rút ra cho bản thân.

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Mẹ là đề tài bất tận trong thi ca nhạc họa và nhiều nghệ sĩ ngôn từ đã rất thành côngkhi viết về đề tài này như Đặng Minh Mai với bài thơ “Chỉ có thể là mẹ” Bằng thể thơsong thất lục bát quen thuộc với lời thơ dung dị, hình ảnh người mẹ trong bài thơ đã hiệnlên với hình ảnh long đong, vất vả mưa nắng nhưng hết mực yêu thương và chăm chút chocon, vì con mà hi sinh vô điều kiện “Trên con đường nhỏ” xuất hiện “Dáng mẹ gầy giẹogiọ liêu xiêu” giups em liên tưởng đến hình ảnh người mẹ của nhà thơ mảnh mai, tất bật Một bóng hao gầy, khắc khổ với mưa nắng nhuộm màu thời gian Mái tóc, đôi mắt, hàmrăng, tấm lưng mẹ đều mang dấu ấn của sự bào mòn của năm tháng, của vất vả, gian lao.Dường như đời mẹ là chuỗi ngày vất vả, lận đận, hy sinh, mẹ dành cả tuổi xuân, cả đờimình dành cho chồng, cho con Và người mẹ trong bài thơ cũng vô cùng hạnh phúc khicon của mẹ luôn thấu hiểu, ghi nhận công lao của mẹ Với con, mẹ chăm lo từ tấm bé đếngià; với cha, mẹ một lòng thủy chung son sắc Với con mẹ là duy nhất trên đời “Con đikhắp chân trời góc bể /Ân tình nào sánh xuể mẹ yêu” Dẫu vất vả, gian nan nhưng người

mẹ trong bài thơ cũng vô cùng hạnh phúc khi có một người con hiếu thảo, thấu hiểu vàyêu thương mẹ của mình Bằng thể thơ lục bát, nhịp 2/2/2 …nhẹ nhàng, ngôn ngữ thơ gầngũi và dung dị; giọng thơ xúc đặc biệt là biện pháp tu từ so sánh “Ân tình nào sánh xuể mẹyêu” giúp em cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý Bài thơ giúp emliên tưởng về mẹ của mình về bao người mẹ Việt Nam đều như vậy hết lòng thươngchồng, yêu con Vì con, vì chồng, vì gia đình, họ sẵn sàng hi sinh thân mình; giúp em càngthêm yêu quý, trân trọng mẹ của mình hơn

Câu 2 (4/10 điểm) Từ nội dung ý nghĩa bài thơ Chỉ có thể là mẹ (Đặng Minh Mai), hãy

viết bài văn nêu lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình mẫu tử trong cuộc sống

LẬP DÀN Ý MB: Đặt vấn đề nghị luận và bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề.

-Vấn đề nghị luận: Tình mẫu tử thiêng liêng

-Quan điểm của bản thân về vấn đề: Đó là nguồn tình cảm mà ai trong chúng ta cũng

Trang 30

mong muốn có được.

TB: Làm sáng tỏ vấn đề:

Đoạn 1: Giải thích nghĩa của từ khóa.

-Mẫu là mẹ, tử là con.

-Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn bó qua lại giữa mẹ và con

-Xuất phát từ trái tim đến trái tim, là tình cảm vô bờ bến của mẹ dành cho con, là tấm lòngyêu thương, kính trọng mà con dành cho mẹ của mình

Đoạn 2: Ý nghĩa của tình mẫu tử.

-Tình mẫu tử luôn được đề cao trong các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xãhội

-Mẹ là người trải qua kì thai nghén, mang nặng và khi sinh con cũng là lúc mẹ một lầnđương đầu với cửa tử

-Chuỗi ngày đêm nâng giấc, chăm chút, yêu thương, dỗ dành từng miếng ăn, giấc ngủ.-Mẹ là người có thể đồng hành cùng con từ những bước đầu đời cho đến khi con trưởngthành

-Mẹ sẵn sàng hi sinh tuổi xuân, nhan sắc, đam mê, sở thích của bản thân để đổi lấy chocon một manh áo, một khóa học, một lớp kĩ năng…

-Và mẹ là người duy nhất cho con mọi thứ mà không cần nhận lại

-Mẹ là bến bờ, là vòng tay yêu thương, là nơi trở về để một ngày, một lúc nào đó con vấpngã

-Cùng con vượt qua bao gian nan, khó nhọc

-Con là tất cả, con là niềm tin và hi vọng, con là tương lai của mẹ

-Những người con biết trân trọng, yêu thương, thấu hiểu và sẻ chia với mẹ của mình

Đoạn 3: Phản đề (bàn luận mở rộng)

-Còn một vài người mẹ không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ

-Hoặc vì mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ mà lạnh nhạt, hờ hững, thiên vị làm tổnthương con của mình

-Hoặc cũng có người mẹ đã trút mọi cơn giận hờn, bất mãn của mình vào đứa con củamình… -Hoặc cũng có những đứa con mang tội bất hiếu khi nhỏ nhen, ích kỉ chỉ biết nhậnmọi ưu ái từ mẹ mà không biết trao đi

-Không hiếu thuận, không vâng lời, không phụ giúp

-Đó là hành động đáng bị chúng ta lên án

KB: Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề và bài học nhận thức.

-Tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao quý

-Nếu là mẹ, luôn xứng đáng là người mẹ tuyệt vời nhất trong tâm trí của con

-Nếu là con, hãy là một người con hiếu thảo

Trang 31

-Luôn biết yêu thương, trân trọng, thấu hiểu và sẻ chia với mẹ của mình.

-Khi về già, bản thân luôn là điểm tựa, niềm vui của mẹ

-Để tình mẫu tử mãi được thiêng liêng và cao quý

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Lời bài hát “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, tình mẹ tha thiết ” và hôm nay làbài thơ “Chỉ có thể là mẹ” của tác giả Đặng Minh Mai đã giúp em nhận ra tình mẫu tử vôcùng thiêng liêng và cao quý Đó là nguồn tình cảm mà ai trong chúng ta cũng mong muốn

có được

Trước tiên chúng ta cần hiểu tình mẫu tử Mẫu từ là một từ ghép Hán-Việt Mẫu là

mẹ, tử là con Mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn bó qua lại giữa mẹ và con Tình cảm ấyxuất phát từ trái tim đến trái tim, là tình cảm vô bờ bến của mẹ dành cho con, là tấm lòngyêu thương, kính trọng mà con dành cho mẹ của mình

Tình mẫu tử luôn được đề cao trong các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài

xã hội Mẹ là người trải qua kì thai nghén, mang nặng và khi sinh con là lúc mẹ một lầnđương đầu với cửa tử Thậm chí có nhiều người mẹ đã phải đánh đổi mạng sống của mìnhlấy sự sống cho con Sau đó là chuỗi ngày đêm nâng giấc, chăm chút, yêu thương, dỗ dànhtừng miếng ăn, giấc ngủ Cái cựa mình của con thơ, khiến mẹ giật mình tỉnh giấc, mộtcuộc gọi nhỡ của con xa nhà mẹ cũng phải lưu tâm Mẹ là người có thể đồng hành cùngcon từ những bước đầu đời cho đến khi con trưởng thành, vững bước trên đường đời thìvới mẹ, con vẫn là sự quan tâm đầu tiên của mẹ Mẹ sẵn sàng hi sinh tuổi xuân, nhan sắc,đam mê, sở thích của bản thân để đổi lấy cho con một manh áo, một khóa học, một lớp kĩnăng… với hi vọng con được đủ đầy, được vững bước trên đường đời Và mẹ là người duynhất cho con mọi thứ mà không cần nhận lại Mẹ là bến bờ, là vòng tay yêu thương, là nơitrở về để một ngày, một lúc nào đó con vấp ngã, thậm chí bị cả thế giới ngoài kia quaylưng thì mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, một trái tim bao dung và độ lượng đóncon trở về Cùng con vượt qua bao gian nan, khó nhọc Và với mẹ, con là tất cả, con làniềm tin và hi vọng, con là tương lai của mẹ Và mẹ cũng cần lắm những người con biếttrân trọng, yêu thương, thấu hiểu và sẻ chia với mẹ của mình Những người con yêu dấu,hãy thử hình dung, nếu một ngày không còn mẹ trên đường đời thì mình sẽ ra sao Chắcchắn đó sẽ là ngày buồn thảm nhất, đau khổ nhất Thậm chí con sẽ là đứa trẻ bất hạnh vắngngười yêu thương, chăm sóc và bảo ban Con sẽ lạc lõng, bơ vơ trong vùng trời rộng lớnnày

Tuy nhiên, trong muôn vàn người mẹ ấy, trong tâm thức “Hổ đói không ăn thịt conấy” vẫn còn đâu đó một vài người mẹ không làm tròn trách nhiệm của một người mẹ,

Trang 32

không thực hiện thiên chức của người làm mẹ nên đã tàn nhẫn buông bỏ đứa con của mình

từ khi mới lọt lòng Hoặc vì mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ mà lạnh nhạt, hờhững, thiên vị làm tổn thương con của mình Hoặc cũng có người mẹ đã trút mọi cơn giậnhờn, bất mãn của mình vào đứa con của mình… Hoặc cũng có những đứa con mang tộibất hiếu khi nhỏ nhen, ích kỉ chỉ biết nhận mọi ưu ái từ mẹ mà không biết trao đi Khônghiếu thuận, không vâng lời, không phụ giúp Thậm chí còn mắng nhiếc, hằn học, chơi trò

bỏ nhà đi khi mẹ không đáp ứng được những yêu cầu của mình Tất cả những đối tượngtrên đều đi ngược lại với tình mẫu tử thiêng liêng Đó là hành động đáng bị chúng ta lênán

Từ đó, mỗi chúng ta cần hiểu tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao quý Nếu là

mẹ, luôn xứng đáng là người mẹ tuyệt vời nhất trong tâm trí của con Nếu là con, hãy làmột người con hiếu thảo Luôn biết yêu thương, trân trọng, thấu hiểu và sẻ chia với mẹ củamình Luôn là người con biết “Uống nước nhớ nguồn” Hãy hiểu mẹ luôn sống trong tâm

niệm“Trẻ cậy cha, già cậy con”, để khi về già, bản thân luôn là điểm tựa, niềm vui của

mẹ Luôn chăm sóc, phụng dưỡng để mẹ được an vui tuổi già cùng con cháu Để tình mẫu

tử mãi được thiêng liêng và cao quý

ĐỀ 4 ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

Trưa vắng

Hồn tôi đấy: căn trường nho nhỏ

Nước vôi xanh, bờ cỏ tươi non

Lâu rồi còn thoảng mùi thơm

Chân đi nghe động tới hồn ngây thơ

Sâu rộng quá những giờ vui trước

Nhịp cười say trên nước chưa trôi

Trưa hè nhưng thấy hai tôi

Ném đầu chim chích, bắt đuôi chuồn

chuồn

Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạGió lùa thu trong lá bao lần

Bạn trường những bóng phù vânXót thương mái tóc nay dần hết xanh

Hồn xưa dậy: chim cành động nắng

Lá reo trên hồ lặng nước trong

Trưa im im đến não nùngTôi ngờ trống học trong lòng trưa vắng…

(Hồ Dzếnh - Trích tuyển tập thơ Việt Nam

Trang 33

Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp?

Trang sách đầu chép hết giây mơ

Ngả mình trên bóng nhung tơ

Tôi nguyền: sau lớn làm thơ suốt đời

1930-1945, NXB tp mới 1999)

CHÚ THÍCH:

Hồ Dzếnh (1916–1991), tên thật là Hà Triệu Anh hay Hà Anh (ghi theo giọng QuảngĐông là Hồ Dzếnh) là một nhà thơ của Việt Nam Ông được biết nhiều nhất qua tập

thơ Quê ngoại với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát, phảng phất hương vị thơ cổ Trung

Hoa Ngoài ra, Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện

ngắn Chân trời cũ (1942), Thạch Lam đề tựa.

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của bài thơ.

- Thể thơ song thất lục bát

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2 Tìm những hình ảnh miêu tả về ngôi trường trong kí ức của nhân vật

trữ tình ở khổ thơ thứ nhất.

Những hình ảnh về ngôi trường trong ký ức của nhân vật trữ tình trong khổthơ thứ nhất:

- Căn trường nho nhỏ

- Nước vôi xanh

- Bờ cỏ tươi non

- Thoảng mùi thơm

Câu 3 Em hiểu như thế nào về câu thơ: “Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp”?

Câu thơ: Đời đẹp quá, tôi buồn sao kịp.

- Cuộc đời rất đẹp khiến tôi không kịp buồn Vì:

-Thời gian còn dành để căng mở tâm hồn cảm nhận vẻ đẹp của cuộc đời.-Bộc lộ tâm trạng yêu đời, lạc quan tích cực của nhân vật tôi

->Gợi trong lòng người đọc khát vọng yêu đời, yêu cuộc sống để có một tâmhồn đẹp, yêu cuộc đời thiết tha

Trang 34

-> Hãy cảm nhận vẻ đẹp của cuộc đời bằng tâm hồn đẹp, một trái tim đẹp.

Câu 4 Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

" Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạ

Gió lùa thu trong lá bao lần

Bạn trường những bóng phù vân Xót thương mái tóc nay dần hết xanh"

-Biện pháp tu từ: hoán dụ: Mái tóc nay dần hết xanh (tuổi trẻ đang dần qua, tuổi già đang đến)

Câu 5 Bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm với trường lớp đã gắn bó với

mỗi con người trong thời học sinh.

Kỷ niệm tuổi học trò luôn là dòng hoài niệm được trân quý nhất Bới đó

là tình cảm trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng; không chút đắn đo, tư lợi; khôngtoán tính thiệt hơn Ở đó chỉ có nụ cười, dòng tâm sự và những ước mơ Máitrường, thầy cô là nơi ươm mầm, chắp cánh, vun đắp bao ước mơ, hoài bão.Thầy cô từng bước dìu dắt chúng ta đến bến bờ tri thức, giúp chúng ta biếnước mơ trở thành hiện thực Đó là điểm tựa, là hành trang cho chúng ta trênbước vươn lên trong con đường nhiều thử thách chông gai đang đón chờchúng ta ở phía trước

PHẦN II: VIẾT VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề

rác thải nhựa hiện nay

LẬP DÀN Ý

Mở đoạn: Giới thiệu được vấn đề nghị luận: những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rác

thải nhựa trong trường học và các gia đình

Thân đoạn: làm sáng tỏ vấn đề

Trang 35

Giải thích nghĩa của từ khóa

- Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa không phân hủy hoặc phân hủy rất chậmtrong môi trường tự nhiên Chúng bao gồm túi ni-lông, chai nhựa, hộp nhựa, ống hútnhựa, đồ dùng một lần

- Thực trạng: Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngày Việt Nam thải rakhoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được tái chế Phần lớn sốcòn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, không khí và đạidương

- Nguyên nhân:

+ Ý thức người dân: Nhiều người vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của rác thảinhựa và chưa có thói quen phân loại, xử lý rác đúng cách

+ Sản xuất và tiêu dùng tràn lan: Các sản phẩm nhựa được sản xuất và tiêu thụ với

số lượng lớn, trong khi các giải pháp thay thế còn hạn chế

+Chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lí rác thải nhựa

- Hậu quả:

+ Môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước, không khí, làm mất mỹ quan

đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạng sinh học

+ Sức khỏe: Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người quađường hô hấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạnnội tiết

+ Kinh tế: Ô nhiễm rác thải nhựa gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, thủy sản vàcác ngành kinh tế khác

- Ý kiến trái chiều: Một số người cho rằng việc giảm thiểu rác thải nhựa là không cần thiết

vì nhựa mang lại nhiều tiện ích và việc thay thế nhựa bằng các vật liệu khác sẽ tốn kémhơn

=Giải pháp

- Nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa đến từng người dân

Kết đoạn: Khẳng định lại tầm quan trọng của việc cần thiết phải giải quyết vấn đề rác thải

nhựa và bài học nhận thức

-Hãy tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường và luôn cố gắng áp dụng các biệnpháp giảm thiểu rác thải nhựa trong cuộc sống hàng ngày để góp phần làm cho môi trườngsống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn

ĐOẠN VĂN THAM KHẢO

Trang 36

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhiệt độ Trái Đất đang nóng dần lên, hiệntượng băng tan, thủng tầng ô zon… mà khởi nguồn của tiếng kêu cứu là rác thải đặc biệt làrác thải nhựa cho nên việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa là vô cùng cần thiết và cấp bách.Rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa Có tính không phân hủy hoặc phân hủy rấtchậm trong môi trường tự nhiên Chúng bao gồm túi ni-lông, chai nhựa, hộp nhựa, ốnghút nhựa, đồ dùng một lần Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi ngàyViệt Nam thải ra khoảng 28.000 tấn rác thải nhựa, trong đó chỉ có khoảng 10% được táichế Phần lớn số còn lại bị chôn lấp hoặc thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước, khôngkhí và đại dương Nguyên nhân đầu tiên chúng ta phải kể đến đó là ý thức người dân Phần

đa người chưa có thói quen phân loại, xử lý túi ni-lông trước khi thải ra môi trường Nhiềungười dân vẫn có thói quen tùy tiện vứt rác ra môi trường Ăn xong cái bánh, gói kẹo…vứt luôn túi ni-lông, vỏ kẹo ra môi trường Các cấp lãnh đạo chưa có giải pháp hữu hiệutrong việc thu gom, xử lí bao bì ni-lông khi việc sản xuất và sử dụng một cách tràn lan,thiếu kiểm soát Các bạn có biết hậu quả mà bao bì ni-lông khi vứt bừa bãi ra môi trường

sẽ gây ra những hậu quả gì không? Về môi trường: Rác thải nhựa gây ô nhiễm đất, nước,không khí, làm mất mỹ quan đô thị và nông thôn, phá hủy hệ sinh thái, đe dọa sự đa dạngsinh học Các chất độc hại trong nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hôhấp, tiêu hóa, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, dị tật bẩm sinh, rối loạn nội tiết Trước những hậu quả nghiêm trọng đó, chúng ta cần nâng cao nhận thức về tác hại của rácthải nhựa đến từng người dân Mọi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường là việc củatất cả mọi người Bản thân có ý thức phân loại, vứt rác đúng nơi quy định Thay đổi thóiquen sử dụng bao bì ni-lông, đồ dùng bằng nhựa Hãy tham gia các hoạt động bảo vệ môitrường ở trường và luôn cố gắng áp dụng các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa trongcuộc sống hàng ngày để góp phần làm cho môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp hơn

Câu 2 (4,0 điểm): Viết bài văn cảm nhận bài thơ "Trưa vắng' của Hồ Dzếnh.

LẬP DÀN Ý

Mở bài: Giới thiệu tác giả, nhan đề bài thơ và cảm nhận khái quát về bài thơ.

-Hồ Dzếnh- người con xứ Quảng, là một nhà thơ của Việt Nam Ông được biết nhiều nhất

qua tập thơ “Quê ngoại” với một giọng thơ nhẹ nhàng, siêu thoát, phảng phất hương vị

thơ cổ Trung Hoa Ngoài ra, Hồ Dzếnh còn là một nhà văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu

là tập truyện ngắn “Chân trời cũ”

-Bài thơ “Trưa vắng” là một bức tranh đẹp, hồn nhiên, trong sáng đồng thời cũng là lờibày tỏ nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm đã qua

Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Trang 37

Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về bố cục, vần nhịp, nội dung chính của bài thơ.

-Bài thơ gồm 6 khổ, được viết với một giọng điệu nhẹ nhàng, êm ả, có pha chút buồn nhẹnhưng hết sức thơ mộng

-Sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát với lời thơ dung dị, nhẹ nhàng pha chút tâmtrạng buồn luyến lưu

-Cách ngắt nhịp 4/3 trong câu song thất, nhịp chẵn trong cặp câu lục bát, gieo vần chân,vần liền, vần cách tạo sự nhịp nhàng trong thơ

Đoạn 2: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo bố cục bài thơ:

*Ba khổ thơ đầu: Những hình ảnh quen thuộc của mái trường xưa

+Căn trường nho nhỏ

+Nước vôi xanh

+Bờ cỏ tươi non

+Thoảng mùi thơm

-Nhân vật trữ tình-một nàng thơ như đang hòa vào dòng hồi tưởng, vào dòng suy nghĩ để

vẽ lại cảnh sắc tuổi thơ của mình Đó là ngôi trường nhỏ nằm bên ven hồ với một màuxanh biếc, với bãi cỏ tươi mát vẫn thoang thoảng mùi cỏ thơm nhẹ nhàng như thuở xa xưa

- Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Chân đi nghe động đến hồn ngây thơ" như mộtphép biến mình quay về tuổi thơ trong trẻo ấy, nơi mình từng là đứa trẻ ngây thơ, đang mởlòng đón nhận và tận hưởng những gì đẹp đẽ nhất

+ Đó là những kí ức về những giờ ra chơi trên sân trường với những "nhịp cười say" hồnnhiên trong trẻo và tưởng tượng lại khung cảnh những đứa trẻ của tôi ngày xưa ấy đangchạy nhảy để bắt chuồn chuồn Nghịch trò con dại “ném đầu chim chích”

+Nhớ lắm những giờ học, ngày buổi học đầu tiên, giờ học đầu tiên, tôi đã như mơ màng,

đã nguyền “sau lớn làm thơ suốt đời” Và kì diệu thay, điều đó đã thành hiện thực đã cómột Hồ Dzếnh được mọi người nhớ và nhắc đến với hồn thơ nhẹ nhàng, thanh thoát Có lẽnhững điều ấy là trân quý, là giá trị và là một kí ức đẹp đẽ như một giấc ngủ để giờ trở vềhiện thực, đứa bé ấy đã thực trở thành một nhà thơ như một điều không ngờ tới

*Hai khổ thơ cuối

Trang 38

+ Với một giọng điệu nhẹ nhàng êm ả như ru độc giả vào một giấc ngủ của tuổi thơ ấu vớikhung cảnh lãng mạn với những hình ảnh bãi cỏ xanh bên cạnh những cánh đồng lúa mùathu Cảnh thu, tình thu, con người thu.

“Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạGió lùa thu trong lá bao lần”

Sự chuyển động của thời gian theo một tuần hoàn khép kín Nó không đơn thuần là mỗimùa thay lá mà đó là sự bào mòn của thời gian để nhân vật trữ tình, người học trò năm xưa phải “Xót thương mái tóc nay dần hết xanh” Nghệ thuật ẩn dụ bộc lộ tâm trạng

tiếc thay, thương thay, tất cả chỉ còn là kí ức, chỉ còn là hoài niệm Thực tại đang là

“mái tóc dần hết xanh”, đã không còn ngây dại, vô tư như trước Có lẽ chỉ còn cảnh

thực, đời thực với bao lo toan, trăn trở Tâm tư cũng điểm già

- Kết lại bài thơ ấy vẫn là một khung cảnh đẹp thơ mộng với âm thanh xao xuyến của mộtvùng tuổi thơ là tiếng chim cành, tiếng lá reo và một sự tĩnh lặng đến quen thuộc đã đi vào

kí ức của biết bao đứa trẻ

Kết bài: Khẳng định giá trị của bài thơ

Bài thơ thể hiện một sự hoài niệm, buồn nhẹ của tác giả khi thể hiện nỗi nhớ thương quêhương Qua đó cũng bộc lộ trực tiếp một nỗi nhớ, một tình yêu quê hương đất nước sâusắc của tác giả qua bài thơ

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Hồ Dzếnh- người con thân yêu của xứ Quảng, là một nhà thơ của làng thơ Việt

Nam Ông được biết nhiều nhất qua tập thơ “Quê ngoại” với một giọng thơ nhẹ nhàng,

siêu thoát, phảng phất hương vị thơ cổ Trung Hoa Ngoài ra, Hồ Dzếnh còn là một nhà

văn với nhiều tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện ngắn “Chân trời cũ” Nhắc đến Hồ Dzếnh

là bạn đọc yêu thơ nhắc đến bài thơ “Trưa vắng”- một bức tranh đẹp, hồn nhiên, trongsáng đồng thời cũng là lời bày tỏ nỗi nhớ da diết về những kỉ niệm đã qua

Bài thơ gồm 6 khổ, được viết với một giọng điệu nhẹ nhàng, êm ả, có pha chút buồnnhẹ nhưng hết sức thơ mộng Sử dụng thành công thể thơ song thất lục bát với lời thơdung dị, nhẹ nhàng pha chút tâm trạng buồn luyến lưu Cách ngắt nhịp 4/3 trong câu songthất, nhịp chẵn trong cặp câu lục bát, gieo vần chân, vần liền, vần cách tạo sự nhịp nhàngtrong thơ

Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh quen thuộc của mái trường xưa “Căn trường

nho nhỏ” “Nước vôi xanh” “Bờ cỏ tươi non”, “Thoảng mùi thơm” Nhân vật trữ tình-một

Trang 39

nàng thơ như đang hòa vào dòng hồi tưởng, vào dòng suy nghĩ để vẽ lại cảnh sắc tuổi thơcủa mình Đó là ngôi trường nhỏ nằm bên ven hồ với một màu xanh biếc, với bãi cỏ tươimát vẫn thoang thoảng mùi cỏ thơm nhẹ nhàng như thuở xa xưa Biện pháp ẩn dụ chuyểnđổi cảm giác "Chân đi nghe động đến hồn ngây thơ" như một phép biến mình quay về tuổithơ trong trẻo ấy, nơi mình từng là đứa trẻ ngây thơ, đang mở lòng đón nhận và tận hưởngnhững gì đẹp đẽ nhất Đó là những kí ức về những giờ ra chơi trên sân trường với những

"nhịp cười say" hồn nhiên trong trẻo, những đứa trẻ của tôi ngày xưa ấy đang chạy nhảy

để bắt chuồn chuồn, nghịch trò con dại “ném đầu chim chích” Nhớ lắm những giờ học,buổi học đầu tiên, giờ học đầu tiên, tôi đã như mơ màng, đã nguyền “sau lớn làm thơ suốtđời” Phải chăng, mới buổi đầu, mới giờ đầu cùng trang sách, người bạn nhỏ giàu cảm xúc

ấy đã cảm nhận những nét đẹp tinh khôi, thuần khiết của tuổi học trò để khi mơ màng trêntrang sách, đã mơ màng nguyền suốt đời làm thơ? Và kì diệu thay, điều đó đã thành hiệnthực đã có một Hồ Dzếnh được mọi người nhớ và nhắc đến với hồn thơ nhẹ nhàng, thanhthoát Có lẽ những điều ấy là trân quý, là giá trị và là một kí ức đẹp đẽ như một giấc ngủ đểgiờ trở về hiện thực, đứa bé ấy đã thực trở thành một nhà thơ như một điều không ngờ tới

Giọng thơ nhẹ nhàng, êm ả tiếp tục được thể hiện trong những khổ thơ cuối Mỗilời thơ như ru độc giả vào một giấc ngủ của tuổi thơ ấu trong khung cảnh lãng mạn vớinhững hình ảnh bãi cỏ xanh bên cạnh những cánh đồng lúa mùa thu Bất ngờ thay khingười học trò đang cảm nhận về một thời quá khứ tươi đẹp, hồn nhiên, trong sáng Nhưđang được về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng của mình thì đột ngột chuyển sangcảnh thu, tình thu, con người thu

“Cỏ mấy bận xanh rồi lại tạGió lùa thu trong lá bao lần”

Sự chuyển động của thời gian theo một tuần hoàn khép kín Nó không đơn thuần là mỗimùa thay lá mà đó là sự bào mòn của thời gian để nhân vật trữ tình, người học trò năm xưa phải “Xót thương mái tóc nay dần hết xanh” Nghệ thuật ẩn dụ “mái tóc nay dần hết xanh” bộc lộ tâm trạng tiếc thay, thương thay, tất cả chỉ còn là kí ức, chỉ còn là hoàiniệm Thực tại quá phũ phàng, tuổi thơ êm dịu đã qua, nay đã già nua, đã không còn ngây dại, vô tư mà chỉ còn cảnh thực, đời thực với bao lo toan, trăn trở Kết lại bài thơ

ấy vẫn là một khung cảnh đẹp thơ mộng với âm thanh xao xuyến của một vùng tuổi thơ

là tiếng chim chuyền cành, tiếng lá reo và một sự tĩnh lặng đến quen thuộc đã đi vào kí

ức của biết bao đứa trẻ Khung cảnh ấy vốn quen thuộc nay lại càng trở nên não nùng hơn, buồn bã và hoài niệm hơn khi được phả vào tâm tư tình cảm cảm xúc của tác giả

Ấy có lẽ là vùng trời êm đềm nhất, đẹp đẽ nhất và khó quên nhất

Trang 40

Bằng thể thơ song thất lục bát, biện pháp tu từ ẩn dụ, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đặcbiệt là lời thơ nhẹ nhàng, thanh thoát, bài thơ đã đưa người đọc về một miền kí ức trongdòng hoài hoài niệm buồn nhẹ của tác giả khi nhớ về một thời đã qua Qua đó , người con

xứ Quảng đã bộc lộ trực tiếp một nỗi nhớ, tình yêu quê hương đất nước sâu sắc Bài thơgợi lên trong lòng bao thế hệ học trò cảm giác trân quý những gì mình đang có, đang đượctrải nghiệm, gom góp cho mai sau

ĐỀ 5 ĐÁP ÁN PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời những câu hỏi bên dưới

VĂN TẾ THẬP LOẠI CHÚNG SINH (Nguyễn Du)

… Cũng có kẻ mắc vào khóa lính

Bỏ cửa nhà gồng gánh việc quan

Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời

Buổi chiến trận mạng người như rác

Phận đã đành đạn lạc tên rơi

Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương!

Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa

Ngẩn ngơ khi trở về già

Ai chồng con tá biết là cậy ai?

Sống đã chịu một đời phiền não

Thác lại nhờ hớp cháo lá đa

Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?

Ngày đăng: 26/12/2024, 21:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w