1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vụ dạy học ngữ văn 10 bộ kết nối tri thức với cuộc sống

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vụ dạy học ngữ văn 10 bộ kết nối tri thức với cuộc sống
Tác giả Nguyễn Ánh Nguyệt, Vũ Thúy Lệ, Trần Hằng Lệ, Hà Quang Chiến
Người hướng dẫn Th.S Đặng Lê Tuyết Trinh
Trường học Trường Đại học Hùng Vương
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện đề tài NCKH sinh viên
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 6 MB

Cấu trúc

  • Phần I. MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Tính cấp thiết (5)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (8)
    • 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (9)
  • Phần II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (10)
  • Phần III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
    • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
      • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
      • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 3.3. Nội dung (13)
  • Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC (15)
    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG SỔ TAY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA (15)
      • 1.1. Thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa theo định hướng dạy học đọc hiểu văn bản trong chương trình GDPT 2018 (13)
      • 1.2. Thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa theo hướng dẫn (13)
      • 1.3. Mục đích của việc sử dụng sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo (14)
    • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH, NGUYÊN TẮC VÀ CẤU TRÚC SỔ TAY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA PHỤC VỤ DẠY HỌC NGỮ VĂN 10 (BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG) (0)
      • 2.1. Nguyên tắc thiết kế sổ tay đọc hiểu (14)
      • 2.2. Quy trình thiết kế sổ tay đọc hiểu (14)
      • 2.3. Cấu trúc, nội dung của sổ tay đọc hiểu (14)
    • CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM (52)
      • 3.1. Mục đích và yêu cầu thực nghiệm (52)
      • 3.2. Thời gian và tổ chức thực nghiệm (53)
      • 3.3. Giáo án thực nghiệm (54)
  • Phần V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (71)
    • 1. Kết luận (71)
    • 2. Kiến nghị (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (74)

Nội dung

Mục đích của việc sử dụng sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa trong dạy học Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống...21CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH, NGUYÊN TẮC VÀ CẤU TRÚC SỔ TAY Đ

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong hệ thống giáo dục của quốc gia Việt Nam thì bộ môn Ngữ văn giữ một vai trò vô cùng quan trọng Việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài phải được chú trọng ngay từ bậc các cấp học, vì đây là “cái nôi” tri thức đầu tiên và là nơi đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển toàn diện cả về kiến thức cũng như nhân cách của mỗi học sinh đóng góp cho xã hội.

Trong mấy năm trở lại, các hệ thống trường học trên cả nước đang được thay đổi những bộ sách giáo khoa mới với các cấp học khác nhau Bộ sách giáo khoa Ngữ văn 10 “bộ Kết nối tri thức với cuộc sống” là một trong số ba bộ sách giáo khoa đã được được nhiều địa phương lựa chọn làm tài liệu học tập chính ở cấp trung học phổ thông Ngoài thị trường hiện tại có rất nhiều tài liệu tham khảo Song, các tài liệu xây dựng những ngữ liệu văn học mới, có hướng dẫn đọc hiểu cụ thể thì hầu như chưa có.

Trước đó, ý tưởng xây dựng các sổ tay văn học đã có rất nhiều Nhưng những sổ tay đó chỉ là những tuyển tập tác phẩm văn học thông thường được thiết kế dưới dạng sổ tay nhỏ hoặc chỉ là những sổ tay tổng hợp kiến thức trong sách giáo khoa hiện hành Có thể kể đến cuốn Sổ tay Ngữ văn cấp 3 – All in one của tác giả Minh Tú, Đồng Thị Tươi [7], Sổ tay văn học của cô giáo Minh Hiên hay cuốn sách Sổ tay kiến thức Ngữ văn trung học phổ thông của tác giả Lê NguyênLâm [4]… Đó đều là những cuốn sách tổng hợp một cách cơ bản, toàn diện những kiến thức trọng tâm trong sách giáo khoa chương trình Ngữ văn lớp 10, 11,12 hiện hành Với nội dung chắt lọc, cô đọng, những cuốn sách sẽ rất tiện lợi cho việc tra cứu của các em để “hồi tưởng” nhanh kiến thức Ngữ Văn, từ đó làm tốt các bài thi và đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc Gia Tuy nhiên những tài liệu này mới chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức lí thuyết mà chưa cung cấp những văn bản ngoài sách giáo khoa để học sinh rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.

Sổ tay Ngữ văn cấp 3 – All in one của tác giả Minh Tú, Đồng Thị Tươi

Sổ tay kiến thức Ngữ văn trung học phổ thông của tác giả Lê Nguyên Lâm Đối với chương trình GDTP mới, đã có một số đề tài nghiên cứu đề cập đến thiết kế sổ tay phục vụ học tập dạy học bộ môn Ngữ văn Nổi bật có bài báo

“Thiết kế sổ tay đọc hiểu dùng trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình ở cấp Trung học phổ thông theo Chương trình Ngữ văn 2018” tác giả Nguyễn Minh Nhật

Nam, Châu Huệ Mai, Trần Phát Đạt, Nguyễn Thị Ngọc Thuý [5] Nhưng bài báo cũng mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra cấu trúc sổ tay về một nội dung cụ thể là thơ trữ tình trong giáo dục Trung học phổ thông Thị trường tài liệu tham khảo cũng đã xuất hiện một số sách đề cập đến ngữ liệu mở rộng lớp 10 như cuốn Ngữ văn

10 - Ngữ liệu đọc hiểu mở rộng của các tác giả như Đào Phương Huệ (Chủ biên)

- Nguyễn Thị Thúy Hồng - Đỗ Thị Ngọc Chi [3] nhưng cấu trúc của sách mới chỉ dừng lại ở việc đưa từ 5 -9 văn bản mới ngoài 3 bộ SGK và một số ý kiến tham khảo về văn bản (làm cơ sở tiếp cận văn bản) chứ chưa có hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận để học sinh và giáo viên có thể tham khảo trong quá trình ôn tập và kiếm tra đánh giá.

Như vậy, qua tìm hiểu, nhóm nghiên cứu có thể khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của việc thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vụ dạy học Ngữ văn Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, toàn diện và thiết kế được sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa bám sát chương trình Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu chú trọng xây dựng một hệ thống ngữ liệu văn bản ngoài sách giáo khoa bám sát các chủ đề trong sách Ngữ văn 10 bộKết nối tri thức với cuộc sống Sổ tay không chỉ đơn thuần là tuyển tập văn bản văn học mà sẽ có phần câu hỏi trắc nghiệm khách quan và tự luận kèm hướng dẫn đáp án cụ thể để học sinh có thể tự đọc, tự nghiên cứu Đây cũng có thể là tài liệu tham khảo cho giáo viên trong quá trình xây dựng đề thi kiểm tra, đánh giá Từ đó giúp cho giáo viên và các em học sinh có kĩ năng tiếp cận văn bản văn học một cách dễ dàng, thuần thục hơn.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vụ dạy học Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Các tài liệu lí luận về đọc hiểu văn bản và các văn bản ngoài sách giáo khoa Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đề tài được tiến hành với các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí luận: được sử dụng nhằm xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài Các tài liệu được nghiên cứu bao gồm các tài liệu lý luận liên quan đến đọc hiểu văn bản.

- Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng nhằm để nhận diện được các quy trình, nguyên tắc và cấu trúc sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vu dạy học Ngữ văn 10 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) Do vậy, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích – tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ này nhằm nắm bắt các thông tin cần thiết để có đánh giá và xác định nội dung cụ thể, chi tiết.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, quan sát, phỏng vấn, đàm thoại, thử nghiệm; phương pháp thống kê: nhằm phục vụ cho quá trình thực nghiệm sư phạm của đề tài.

Nội dung

Nội dung 1: Cơ sở lí luận xây dựng sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa

1.1 Thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa theo định hướng dạy học đọc hiểu văn bản trong chương trình GDPT 2018

1.2 Thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa theo hướng dẫn ma trận kiểm tra đánh giá mới

1.3 Mục đích của việc sử dụng sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa trong dạy học Ngữ văn 10 bộ KNTT

Nội dung 2: Quy trình, nguyên tắc và cấu trúc sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vu dạy học Ngữ văn 10 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

2.1 Nguyên tắc thiết kế 2.2 Quy trình thiết kế 2.3 Cấu trúc, nội dung của sổ tay

Nội dung 3: Thực nghiệm sư phạm

Nội dung thực hiện: ở nội dung này nhóm nghiên cứu sẽ tổ chức thực nghiệm sư phạm sử dụng sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vu dạy học Ngữ văn 10 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) đã thiết kế ở trên để chỉ ra hiệu quả, ưu điểm vượt trội của sử dụng sổ tay trong dạy học ngữ văn 10 Cụ thể:

+ Mục đích, nội dung, yêu cầu thực nghiệm + Đối tượng, địa bàn thực nghiệm

+ Quy trình thực nghiệm: Chuẩn bị thực nghiệm; Tổ chức thực nghiệm;

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

QUY TRÌNH, NGUYÊN TẮC VÀ CẤU TRÚC SỔ TAY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGOÀI SÁCH GIÁO KHOA PHỤC VỤ DẠY HỌC NGỮ VĂN 10 (BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Nội dung 2: Quy trình, nguyên tắc và cấu trúc sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vu dạy học Ngữ văn 10 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

2.1 Nguyên tắc thiết kế 2.2 Quy trình thiết kế 2.3 Cấu trúc, nội dung của sổ tay

Nội dung 3: Thực nghiệm sư phạm

Nội dung thực hiện: ở nội dung này nhóm nghiên cứu sẽ tổ chức thực nghiệm sư phạm sử dụng sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vu dạy học Ngữ văn 10 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) đã thiết kế ở trên để chỉ ra hiệu quả, ưu điểm vượt trội của sử dụng sổ tay trong dạy học ngữ văn 10 Cụ thể:

+ Mục đích, nội dung, yêu cầu thực nghiệm + Đối tượng, địa bàn thực nghiệm

+ Quy trình thực nghiệm: Chuẩn bị thực nghiệm; Tổ chức thực nghiệm;

Phần IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN XÂY DỰNG SỔ TAY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1.1 Thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa theo định hướng dạy học đọc hiểu văn bản trong chương trình GDPT 2018

1.1.1 Đọc hiểu và vai trò của đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn a Khái niệm đọc hiểu: Đọc là sự thu nhận thông tin có nội dung ý nghĩa nào đó Vì thế đọc lại liên quan đến khả năng nhận thức, đến nhu cầu sống và giao tiếp của con người với sự sáng tạo cuộc sống ngày càng cao.

Từ khi có chữ viết đọc trước hết là sự phát âm, ghép vần, đọc chữ Sau khi đọc thành thạo mới đọc toàn bộ văn bản bao gồm câu, nhóm câu và tập hợp các đơn vị trên câu Lúc đó vừa có thể đọc thành lời đọc, vừa có thể đọc thầm, đọc bằng mắt Đọc như vậy sẽ có sự tham gia của bộ máy phát âm, thính giác, với cả trí tuệ, tình cảm và các hoạt động tâm lí của con người qua việc đọc.

Tiếp nhận văn học đồng nghĩa với năng lực đọc hiểu những gì đã đọc và những gì có ý nghĩa trong đó Người đọc phải cố gắng hiểu những gì đã đọc.

Hành động đọc là cơ bản và có tầm quan trọng to lớn, cần phải giải quyết thấu đáo Còn hiểu chỉ là kết quả mong muốn và tất yếu của hành động đọc.

Hiểu cũng là mục đích cuối cùng và cao nhất của hành động đọc Đọc là tiền đề của hiểu Đọc và hiểu có quan hệ phụ thuộc vào nhau và phối hợp với nhau để hiểu trọn vẹn tác phẩm trong quá trình đọc. b Lịch sử nghiên cứu về đọc hiểu

Từ lí thuyết tiếp nhìn văn học, trên thế giới hình hình thành lí thuyết đọc hiểu văn bản từ các đây hàng trăm năm Trên thế giới, lịch sử nghiên cứu về đọc hiểu được chia làm 3 giai đoạn, gắn bó chặt chẽ với lí thuyết tiếp nhận: giai đoạn1: 75 năm đầu thế kỷ XX; giai đoạn 2: từ năm 1975 đến những năm đầu của thập kỉ 90 và giai đoạn 3: từ những năm đầu của thập niên 90 đến đầu thế kỷXXI Mô hình đọc hiểu ở các giai đoạn đều được cấu thành bởi 3 thành tố: văn bản, người đọc và bối cảnh Sự thay đổi trong bản chất mô hình được phân biệt do quá trình chuyển đổi trọng tâm giữa các yếu tố Đến năm 2009, Donna Caccamise and Lynn Snyder đã xác định vai trò trung tâm của mô hình đọc hiểu là người học (là học sinh đối với quá trình dạy học) Hai nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người đọc (học sinh) phải tìm kiếm và khám phá những văn bản để hiểu nội dung và vận dụng vào cuộc sống, giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng.

Dạy học sinh cách giải mã các tín hiệu thẩm mĩ, tập trung vào các chiến lược đọc hiểu là nhiệm vụ quan trọng giúp các em học sinh có thể đọc hiểu tốt Một giáo viên có chiến lược dạy đọc hiểu tốt phải giúp học sinh tóm tắt được ý tưởng qua ngôn ngữ của bản thân học sinh; xác định được các ý tưởng chính, tự đặt câu hỏi về ý tưởng trong bối cảnh; sử dụng được sơ đồ, ngữ nghĩa; và tự giám sát được việc đọc Để làm được điều này, các hoạt động dạy học cần được thiết kế để kết nối giữa nền tảng kiến thức của các em và bối cảnh đọc hiểu Nghĩa là người đọc – học sinh phải là những người đọc chủ động và tích cực khám phá văn bản. Ở Việt Nam, khoảng hai thập niên trở lại đây, các vấn đề về đọc hiểu bắt đầu được các nhà nghiên cứu quan tâm Các nhà nghiên cứu tâm huyết nhưTrần Đình Sử, Nguyễn Thanh Hùng, Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Hạnh, PhạmThị Thu Hương, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Thị Cẩm Ly, Nguyễn Thị HồngNam và Dương Thị Hồng Hiếu… và nhiều tác giả khác đã hình thành và phát triển những vấn đề lí thuyết cơ bản về đọc hiểu ở Việt Nam Từ năm 2000, thuật ngữ đọc hiểu đã xuất hiện trong sách giáo khoa phổ thông, khẳng định vững chắc hơn vai trò của người đọc trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học Dựa trên nền tảng lí thuyết tiếp nhận văn học, các nhà nghiên cứu Việt Nam đều thống nhất rằng: bản chất của đọc hiểu là năng lực phản xạ, phản tỉnh và suy nghĩ về những điều đã đọc được Hoạt động kiến tạo nghĩa trong quá trình đọc hiểu văn bản là một trong những khâu quan trọng Đó thực chất là quá trình người đọc kiến tạo ý nghĩa của văn bản thông qua hệ thống hoạt động, hành động, thao tác. c Ứng dụng quan niệm mới về người đọc trong đổi mới dạy học tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông

Có thể nói vai trò của người đọc cũng như quá trình đọc hiểu văn bản là rất quan trọng Đọc hiểu có vai trò quan trọng, là năng lực then chốt giúp học sinh thành công trong cuộc sống và học tập, tạo ra nền tảng cho các em khám phá những chân trời tri thức rộng lớn Chỉ khi có kĩ năng đọc, học sinh mới có thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của văn bản và dự đoán được những điều sẽ xảy ra tiếp theo Đọc là một quá trình phức tạp, gắn với hoạt động thực hành Những khía cạnh quan trọng của việc đọc phải được đảm bảo trong quá trình dạy đọc cho học sinh, đặc biệt là trong dạy học đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ văn. Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn năm 2018, trong các bộ sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành cũng như nội dung, ma trận kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn hiện nay Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ yêu cầu cần đạt bắt buộc của kĩ năng đọc hiểu văn bản của từng bậc học (tiểu học, THCS, THPT) và phương pháp dạy đọc Trong đó quy định rõ phương pháp dạy đọc là “phải tập trung kích hoạt việc đọc tích cực, sáng tạo ở chủ thể đọc Hướng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm; hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản; biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành giá trị sống.” [1; 82]

Quá trình chuyển đổi từ giáo dục truyền thụ kiến thức của chương trình năm 2000 sang chú trọng kết hợp truyền thụ kiến thức và giáo dục kỹ năng của chương trình năm 2006 rồi đến chú trọng hình thành trục kết nối kiến thức - kỹ năng -phẩm chất - năng lực của chương trình năm 2018 cũng là quá trình thay đổi phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường, từ phân tích tác phẩm sang đọc hiểu văn bản đến dạy học lấy người học làm trung tâm Nếu phương pháp giảng văn theo lối phân tích tác phẩm đề cao đặc biệt vai trò của người thầy, những ý kiến, quan điểm và cách cắt nghĩa tác phẩm của thầy luôn được xem là chân lý thì phương pháp dạy học theo lối đọc hiểu văn bản đã chú trọng hơn vai trò của sự đọc, trao cho người học không gian của sự tự do trong hoạt động đọc hiểu văn bản Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm đã tiến thêm một bước nữa trong việc giãn nới không gian tự do trên hành trình đến với tri thức Điều này cũng đã được quy định rất rõ trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn: “Khi dạy học đọc hiểu, giáo viên chú ý giúp học sinh tự phát hiện thông điệp, ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống” của văn bản.

Giáo viên có những gợi ý, nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của học sinh; tránh đọc chép và hạn chế ghi nhớ máy móc Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy học phân hóa và hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, hình thành kĩ năng đọc.” [1; 83]. c Yêu cầu của hoạt động thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa theo định hướng dạy học đọc hiểu văn bản trong chương trình GDPT 2018

Việc thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản trong chương trình GDPT 2018 có tính cấp thiết và vô cùng quan trọng trong việc giúp giáo viên và học sinh có một cuốn tài liệu trong tay dễ dàng tra cứu thông tin và tìm kiếm trong việc phục vụ dạy học Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Thiết kế sổ tay bao gồm các mẫu phiếu được thiết kế sẵn, gồm có: phiếu thông tin nghiên cứu để đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong trường phổ thông, thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ở cấp THPT như là hồ sơ đọc với vai trò góp phần nâng cao kĩ năng tìm kiếm thông tin bài học trong bối cảnh chương trình Ngữ văn 2018 được triển khai ở cấp THPT từ năm 2022 Thiết kế số tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa theo đinh hướng dạy học đọc hiểu văn bản trong chương trình GDPT 2018 phục vụ dạy học Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp đa dạng hóa phương pháp dạy cũng như tài liêu tham khảo giúp giáo viên xây dựng và giảng dạy tốt hơn Phần lớn sổ tay đọc hiểu được thiết kế và sử dụng như là cẩm nang đọc(reading guidebook), chứa đựng tri thức về kĩ năng, chiến lược đọc được soạn sẵn Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, sổ tay đọc hiểu được thiết kế như là sổ ghi chép về việc đọc (reading notebook) Đây là một dạng của hồ sơ đọc, tập hợp các trang lưu trữ kết quả, sản phẩm và kinh nghiệm đọc của HS Theo Buckner (2009), sổ tay đọc hiểu là hồ sơ đọc do HS tự thiết kế (viết, trang trí các trang) và xây dựng tiêu chí đánh giá dưới sự hỗ trợ của GV Tuy nhiên, dạng sổ tay này chỉ phù hợp với giai đoạn HS đã hình thành các kĩ năng đọc, biết cách xây dựng và quản lí hồ sơ ở mức độ nhất định Để sổ tay đọc hiểu phù hợp cả với giai đoạn học sinh bắt đầu/đang hình thành kĩ năng đọc và làm quen với việc tạo lập hồ sơ đọc, chúng tôi thiết kế sổ tay đọc hiểu theo cách thiết kế của Fautus và Pinnell (2011)

Theo đó, GV thiết kế sẵn khung của sổ tay bao gồm các mẫu phiếu được thiết kế sẵn, gồm có: phiếu thông tin nghiên cứu để đề xuất quy trình thiết kế và sử dụng hồ sơ học tập trong dạy học đọc hiểu VB văn học trong trường phổ thông chưa được quan tâm đúng mức

Xuất phát từ các lí do trên, đề tài tiến hành thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài chương trình Ngữ văn 10 như là hồ sơ đọc với vai trò góp phần nâng cao kĩ năng đọc thơ trữ tình của HS, đa dạng hoá hoạt động đọc hiểu văn bản, trong bối cảnh chương trình Ngữ văn 2018 được triển khai ở cấp THPT từ năm 2022.

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm

Thực nghiệm dạy học nhằm:

Một là: Kiểm tra, xác nhận tính hiệu quả và tính khả thi của việc sử dụng sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vụ dạy học Ngữ văn 10 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống).

Hai là: Rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh những nghiên cứu lí thuyết về sử dụng sổ tay đọc hiểu trong tổ chức dạy học trong trường phổ thông.

Khi vận dụng những hiểu biết về sử dụng sổ tay đọc hiểu trong tổ chức dạy học, trong quá trình thực nghiệm, không có nghĩa là bỏ qua những kĩ thuật dạy học Ngữ văn đã được ứng dụng trước đó hay chỉ chú ý khai thác các kiến thức xung quanh sổ tay mà phá vỡ tính thống nhất, uyển chuyển trong các bước dạy học văn nói chung.

Việc vận dụng những hiểu biết về sử dụng sổ tay trong tổ chức dạy học chỉ có ý nghĩa và hiệu quả thực sự khi người dạy vẫn đảm bảo tính thống nhất trong các bước dạy học văn, biết sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung bài giảng và biết kết hợp các phương pháp trong hoạt động dạy và học Đặc biệt, người dạy thực nghiệm phải biết vận dụng những hiểu biết về sử dụng sổ tay trong tổ chức dạy học một cách nhuần nhuyễn, hợp lí, có ý thức để tăng thêm tính đúng đắn, khoa học, không gượng ép, cảm tính chủ quan Có như vậy, việc thực nghiệm mới thấy được tính khả thi mà người viết muốn hướng tới.

Thực nghiệm được tiến hành ở khối lớp 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Cụ thể: Địa điểm thực nghiệm:

Chúng tôi chọn HS lớp 10A5 trường THPT Kĩ thuật Việt Trì, ở thành phốViệt Trì, Phú Thọ để dạy thực nghiệm, chọn lớp 10A6 là lớp đối chứng Chúng tôi tiến hành thực nghiệm chọn hai bài trong chương trình Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống.

Tuy chỉ tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp 10A5, trường THPT Kĩ thuật Việt Trì, nhưng trong quá trình thực hiện đề tài, để thiết kế bài dạy thực nghiệm có tính khả thi, chúng tôi đã tiến hành dự giờ rút kinh nghiệm tại lớp 10A4, THPT Kĩ thuật Việt Trì, với GV dạy là cô giáo Đỗ Thị Hương Ly.

- Người dạy thực nghiệm: sinh viên hiện đang thực tập sư phạm 2 là SV Đinh Thu Giang – K18 ĐHSP Ngữ văn

Bài 1: Đọc văn bản: NGÔN CHÍ BÀI 3 – NGUYỄN TRÃI Bài 2: Đọc văn bản: CON KHƯỚU SỔ LỒNG (trích) – NGUYỄN QUANG SÁNG

3.2 Thời gian và tổ chức thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành dự giờ rút kinh nghiệm vào học kì II, năm học 2023 – 2024 tại lớp 10A4 Trường THPT Kỹ thuật Việt Trì (do cô Đỗ Thị Hương Ly giảng dạy) và tiến hành dự giờ dạy thực nghiệm vào học kì II, năm học 2023 – 2024 tại lớp 10A5; đối chứng với lớp 10A6.

Thực hành đọc: Con khướu sổ lồng (Trích) của Nguyễn Quang Sáng (Bài 7:

Quyền năng của người kể chuyện – Ngữ văn 10 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Bài 2: Thực hành đọc: Ngôn chí bài 3 của Nguyễn Trãi

3.2.2 Tổ chức thực nghiệm Đầu kì II năm học 2023-2024, nhóm nghiên cứu đã gặp GV tại trường thực nghiệm, đề nghị được giúp đỡ để triển khai thực nghiệm:

– Tháng 1/2023: Nhóm nghiên cứu đã thiết kế 2 giáo án bài dạy thực nghiệm trong đó có sử dụng sổ tay đọc hiểu Đồng thời chúng tôi cũng đã phát phiếu phỏng vấn GV, khảo sát HS về thực trạng sử dụng sổ tay đọc hiểu trong dạy học Ngữ văn ở 2 lớp 10A5 (38 sinh viên), 10A6 (42 sinh viên).

+ Nhóm nghiên cứu đã tiến hành dự giờ dạy học hai tiết nói trên để rút kinh nghiệm, sửa chữa giáo án bài dạy thực nghiệm sao cho khả thi.

+ Chúng tôi giao tài liệu thực nghiệm (giáo án, phiếu học tập, bài tập vận dụng) cho giáo sinh dạy và tiến hành dự giờ dạy thực nghiệm, có sự dự giờ và góp ý của giáo viên hướng dẫn giáo sinh thực tập (từ ngày 26/2/2023 đến 13/4/2023) tại trường dạy thực nghiệm.

+ Chúng tôi dự giờ các tiết dạy thực nghiệm, ghi chép và đối chiếu với tiến trình tổ chức dạy học sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn.

+ Tiến hành phát phiếu tham khảo ý kiến GV, ý kiến HS sau giờ học.

– Tháng 4/2023: nhóm nghiên cứu tiến hành thống kê, phân tích kết quả khảo sát để có kết luận và đề nghị.

THỰC HÀNH ĐỌC: NGÔN CHÍ BÀI 3 (Nguyễn Trãi)

Văn bản vẽ ra bức tranh thiên nhiên thanh bình nơi am trúc, thể hiện sự say mê, giao hòa với thiên nhiên và tâm hồn thi sĩ của tác giả.

2 Năng lực a Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác b Năng lực đặc thù

- Vận dụng được những hiểu biết về Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác gia này.

- Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản văn học.

- Kính trọng, biết ơn và học tập những nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hoá dân tộc.

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0,

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật KWL c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

Gv sử dụng kĩ thuật KWL

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm - GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản và tìm hiểu chung a Mục tiêu:

- Đọc văn bản, giới thiệu khái quát về tác phẩm b Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV c Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ + Hướng dẫn cách đọc văn bản

+ Báo cáo dự án về tác phẩm

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm

- GV quan sát, hỗ trợ

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

I Đọc văn bản và tìm hiểu chung 1 Đọc văn bản

- Thể loại: thơ thất ngôn bát cú Đường luật biến thể (xen lẫn câu lục ngôn giữa các câu thất ngôn) - Xuất xứ: là bài thứ ba trong chùm thơ Ngôn chí gồm 21 bài của tập Quốc âm thi tập

- Bố cục: 4 phần + Phần 1: 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

+ Phần 2: 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị + Phần 3: 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

+ Phần 4: 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản a Mục tiêu:

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tinh vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản được học.

Ngày đăng: 02/07/2024, 10:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Thành Ngọc Bảo, (3/2014), “Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánh giá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực Ngữ văn của học sinh”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 56, tr. 157-165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu khái niệm “Đánhgiá theo năng lực” và đề xuất một số hình thức đánh giá năng lực Ngữ văncủa học sinh”, Tạp chí "Khoa học
3. Đào Phương Huệ (Chủ biên) - Nguyễn Thị Thúy Hồng - Đỗ Thị Ngọc Chi (2023), Ngữ văn 10 - Ngữ liệu đọc hiểu mở rộng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ văn 10 - Ngữ liệu đọc hiểu mở rộng
Tác giả: Đào Phương Huệ (Chủ biên) - Nguyễn Thị Thúy Hồng - Đỗ Thị Ngọc Chi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc giaHà Nội
Năm: 2023
4. Lê Nguyên Lâm (2023), Sổ tay kiến thức Ngữ văn trung học phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay kiến thức Ngữ văn trung học phổ thông
Tác giả: Lê Nguyên Lâm
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2023
5. Nguyễn Minh Nhật Nam, Châu Huệ Mai, Trần Phát Đạt, Nguyễn Thị Ngọc Thuý (2022), “Thiết kế sổ tay đọc hiểu dùng trong dạy học đọc hiểu thơ trữ tình ở cấp Trung học phổ thông theo Chương trình Ngữ văn 2018”, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, tập 18 số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế sổ tay đọc hiểu dùng trong dạy học đọc hiểuthơ trữ tình ở cấp Trung học phổ thông theo Chương trình Ngữ văn2018”, Tạp chí "Khoa học Giáo dục Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Minh Nhật Nam, Châu Huệ Mai, Trần Phát Đạt, Nguyễn Thị Ngọc Thuý
Năm: 2022
6. Trương Thanh Tòng, (01/2021), “Thiết kế hồ sơ học tập trong dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, HNUE Journal of Educational Sciences, số 1, tr. 37-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế hồ sơ học tập trong dạy họcmôn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, "HNUEJournal of Educational Sciences
7. Minh Tú, Đồng Thị Tươi (2022), Sổ tay Ngữ văn cấp 3 – All in one, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay Ngữ văn cấp 3 – All in one
Tác giả: Minh Tú, Đồng Thị Tươi
Nhà XB: NxbHồng Đức
Năm: 2022
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 Khác
8. Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam.9 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  ảnh gợi đến thành ngữ nào? Em hiểu như thế nào về thành ngữ ấy? - đề tài thiết kế sổ tay đọc hiểu văn bản ngoài sách giáo khoa phục vụ dạy học ngữ văn 10 bộ kết nối tri thức với cuộc sống
nh ảnh gợi đến thành ngữ nào? Em hiểu như thế nào về thành ngữ ấy? (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w