1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bộ đề đáp án ngữ văn lớp 11 chất lượng dùng cho 3 bộ sách

346 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 11 dùng chung cho 3 bộ sách; Bài thơ Áo trắng của Huy Cận
Trường học Sở GD&ĐT Ninh Bình
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề kiểm tra giữa kì
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 346
Dung lượng 831,64 KB

Nội dung

người con gái được thể hiện trong bài thơ:- Niềm say mê, sự ngỡ ngàng, ngất ngây, hạnh phúc trongtình yêu.- Đó là tình cảm đầy đẹp đẽ, chân thành, trong sáng, hồnnhiên của những rung độn

Trang 1

BỘ ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,

Hôm xưa em đến, mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng Em đi đến,

Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.

Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;

Em duyên đôi má nắng hoe tròn.

Em lùa gió biếc vào trong tóc

Thổi lại phòng anh cả núi non.

Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;

Hồn em anh thở ở trong hơi.

Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,

Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.

Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.

Dịu dàng áo trắng trong như suối

Toả phất đôi hồn cánh mộng bay.

(Huy Cận)

Thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm

Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh Huy Cậnyêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí Ông là một trong những gươngmặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã được Nhà nước tặng Giải thưởng

Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)

Trang 2

Áo trắng là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận, in trong tập Lửa thiêng, NXB Đời

Câu 5 Nêu hiệu quả của phép điệp trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ?

A Tăng sức gợi hình, khắc họa vẻ đẹp nên thơ của khung cảnh thiên nhiên

B Tạo giọng điệu khắc khoải, bộc lộ tâm trạng giận hờn, trách móc của “anh”

C Tạo nhip điệu, nhấn mạnh vẻ đẹp trong trẻo, trẻ trung của người con gái

D Tạo sự sinh động, khẳng định tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của người con gái

Câu 6 Phát biểu nào sau đây nói về vẻ đẹp của cô gái trong bài thơ?

A Vẻ đẹp rực rỡ, tươi vui

B Vẻ đẹp đoan trang, thùy mị

C Vẻ đẹp tinh khôi, thánh thiện

D Vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng

Câu 7 Dòng nào nói đúng về tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ?

A Tâm trạng ngỡ ngàng khi gặp người yêu

B Tâm trạng nhớ nhung khi xa người yêu

Trang 3

C Tâm trạng bối rối khi gặp người yêu.

D Tâm trạng hạnh phúc khi người yêu đến

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8 Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “áo trắng” trong bài thơ?

Câu 9 Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình với người con gái được thể hiện

trong bài thơ?

Câu 10 Từ bài thơ, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình yêu chân chính trong

cuộc đời mỗi người (trả lời trong khoảng 5-7 dòng)?

II VIẾT (5,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc

sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Áo trắng” (Huy Cận).

- Học sinh trả lời được 1 ý trong hai ý trên: 0.25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm

0.5

9 HS nêu nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình với 0.5

Trang 4

người con gái được thể hiện trong bài thơ:

- Niềm say mê, sự ngỡ ngàng, ngất ngây, hạnh phúc trongtình yêu

- Đó là tình cảm đầy đẹp đẽ, chân thành, trong sáng, hồnnhiên của những rung động đầu đời

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm.

- Học sinh trả lời được 1 ý trong hai ý trên: 0.25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm

10 HS bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu chân chính trong cuộc đời của mỗi người Sau đây là một số gợi ý:

- Tình yêu chân chính có ý nghĩa cao đẹp và thiêng liêngbởi đó là nền tảng của một gia đình hạnh phúc, là cơ sở

để duy trì và phát triển của nhân loại

- Giúp mỗi người hoàn thiện bản thân, đem lại hạnh phúc,tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0.5 điểm.

- Học sinh trả lời được 1 ý trong hai ý trên: 0.25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng: không cho điểm

0.5

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn

đề, kết bài khái quát được vấn đề

0.25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ

và hình ảnh của bài thơ đã cho ở phần Đọc hiểu

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giớithiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặtchẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí

Sau đây là một số gợi ý:

2.75

Trang 5

* Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

* Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề

- Xác định chủ đề: Bài thơ là tâm trạng ngỡ ngàng trước

vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng của người yêu; là niềm hạnhphúc, vui sướng ngất ngây của cậu học trò khi được sốngtrong tình yêu thơ mộng

- Phân tích, đánh giá chủ đề:

+ Tình yêu tuổi học trò là một chủ đề khá quen thuộctrong thơ ca hiện đại Tình yêu tuổi học trò bài thơ trênvừa mang những vẻ đẹp chung, vừa có những nét độcđáo, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc

+ Tình yêu trong bài thơ là niềm hạnh phúc, là khoảnhkhắc kì diệu, biến cuộc đời thành một cõi thần tiên Từ

tình yêu của anh và em trong bài thơ, nhắc nhở chúng ta

cần trân trọng tình yêu đẹp, biết tận hưởng niềm hạnhphúc trong tình yêu, biết yêu thương và trân quý phútgiây hạnh phúc trong cuộc đời

* Phân tích, đánh giá nghệ thuật:

- Cấu tứ của bài thơ:

+ Tứ thơ được khắc họa qua khoảnh khắc gặp gỡ của đôitrai gái: cô gái đến thăm chàng trai mình yêu Cuộc gặp

gỡ ấy được cảm nhận qua cái nhìn (từ xa đến gần), quatâm trạng của chàng trai (từ ngạc nhiên ngỡ ngàng đếnđắm say hạnh phúc) Bắt đầu từ cái hình ảnh “nở bừngánh sáng em đi đến” với “gót ngọc dồn hương”, “bướctỏa hồng”, rồi gần hơn với bàn tay “ngón ngón thon”,

“đôi má nắng hoe tròn”, với mái tóc, rồi hơ i thở, tiếngnói, rồi tất cả dần hòa quyện tạo thành một sự say đắmtrong hạnh phúc hội ngộ Bài thơ kết thúc với sự hòa hợp

và thăng hoa của hai tâm hồn tinh khôi

+ Với cấu tứ độc đáo, bài thơ giống như một câu chuyện

kể về sự diễn tiến của cuộc gặp gỡ, vừa thể hiện nhữngbước đi của tình yêu từ chớm nở đến viên thành Cấu tứ

ấy cũng cho ta thấy được những cung bậc cảm xúc mỗilúc một mãnh liệt của chàng trai đang yêu

- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:

+ Hình tượng trung tâm của bài thơ là cô gái, qua cái nhìn

Trang 6

say đắm của chàng trai Tất cả các hình ảnh trong bài thơđều tập trung thể hiện vẻ đẹp lung linh tỏa sáng, tinh khôithơ mộng của hình tượng trung tâm đó

+ Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của hình ảnh “áo trắng”,gợi lên vẻ đẹp trong trắng của tuổi học trò với “mộngtrắng trong” Màu trắng ấy khiến cô gái khi xuất hiện,như tỏa ra ánh sáng rực rỡ: “Nở bừng ánh sáng”

+ Những bước đi của cô gái cũng được miêu tả thật đẹpvới “gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng” Dưới cái nhìn

si tình, lãng mạn của chàng trai, cô gái mang một vẻ đẹptrong ngần, tỏa ra hương thơm kì diệu

+ Khi đến gần hơn, vẻ đẹp của cô gái được miêu tả ở

“bàn tay ngón ngón thon”, ở “đôi má nắng hoe tròn”, máitóc xanh tràn đầy sức sống, như mang cả hơi thở của trờiđất, núi non, cả tiếng nói ngọt ngào của người yêu, hứngtrọn cả “tiếng lẫn lời”

+ Bài thơ khép lại cũng với hình ảnh “áo trắng” nhưngkết tinh, thăng hoa: không còn là tà áo trắng trong hiệnthực, mà dường như đã trở thành đôi cánh của thiên thần,khiến cả đôi hồn cùng bay lên trong một tình yêu thầntiên say đắm

+Toàn bộ hệ thống hình ảnh trong bài thơ đều thống nhấttập trung làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi của cô gái; đồngthời cũng làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng củatình yêu tuổi học trò

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2.75 điểm

- Phân tích tương đối đầy đủ: 2.25 – 2.5 điểm

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1.5 – 2.0 điểm

Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện: 0.5 1.25 điểm.

Không phân tích, phân tích sơ sài:0.0 0.25

* Đánh giá khái quát

- Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bàithơ

- Khái quát đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

0.5

Trang 7

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0.5 điểm

- Trình bày được 1 ý: 0.25 điểm

* Rút ra ý nghĩa, thông điệp của bài thơ đối với bản thân, thế hệ

e Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt

sáng tạo, sử dụng kiến thức lí luận; văn phong trôi chảy;

kết hợp các phương thức biểu đạt và kiến thức tiếng Việt

để bài viết giàu hình ảnh, cảm xúc

0.5

Trang 8

ĐỀ SỐ 2

I ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc văn bản:

MIỀN QUÊ

(Nguyễn Khoa Điềm)1

Lại về mảnh trăng đầu tháng

Mông lung mặt đồng bóng chiều,

Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm

Lúa mềm như vai thân yêu

Mùa xuân, là mùa xuân đấy

Thả chim, cỏ nội hương đồng

Thương người ra lính hôm mai

Để rồi bao nhiêu gió thổi

Bên giếng làng, ngoài bến sông

Có tiếng hát như con gái

Cao cao như vầng trăng trong

(Nguồn: Thơ Nguyễn Khoa Điềm, tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học,

2012)

Lựa chọn đáp án đúng:

1 Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam Điểm nổi bật của phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm nằm ở cảm hứng hiện thực thời đại, đề tài quen thuộc, cách thể hiện cái tôi đa dạng, lớp từ, hình ảnh cảm xúc sâu sắc và ý nghĩa lịch sử và văn hóa độc đáo.

Trang 9

Câu 1: Xác định nhân vật trữ tình trong văn bản:

A Đàn em B Người lính C Tác giả D Ngườicon gái

Câu 2: Xác định thời gian nghệ thuật trong bài thơ?

A Sáng sớm

B Chiều tà

C Đêm muộn

D Đứng bóng

Câu 3: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nổi bật nào:

Tiếng ếch vùi trong cỏ ấm Lúa mềm như vai thân yêu

B Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút, mờ nhạt

C Thanh bình, tươi sáng, nhẹ nhàng, thơ mộng

D Mênh mông, bát ngát, bao la

Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:

A Trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ gắn với quê hương

B Nỗi nhớ về những kỉ niệm ấu thơ gắn bó với bạn bè

C Nỗi nhớ về những kỉ niệm gắn bó với dòng sông quê

D Ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người nơi miền quê hương yêu dấu

Câu 6: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ:

A.Vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình ảnh thiên nhiên để miêu tả bức tranh miềnquê

B Ngôn ngữ thơ trong sáng, nhẹ nhàng sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật

C Hình ảnh thơ chân thực, sinh động gắn với đời sống và tâm hồn của con người

D Ngôn ngữ bác học, mang phong vị cổ điển, sử dụng nhiều điển tích điển cố

Câu 7: Bài thơ đã đem đến bài học ý nghĩa nào:

A Cần trân trọng những vẻ đẹp bình dị của quê hương vì nó góp phần nuôi dưỡng vàbồi đắp tâm hồn con người

B Cần yêu quý quê hương vì đó là cái nôi nuôi dưỡng con người

C Cần biết ơn quê hương đã nuôi dưỡng sự sống con người

Trang 10

D Cần hăng say lao động vì có như thế mới tạo ra thành quả tốt đẹp cho quê hương.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8: Hình ảnh mảnh trăng đầu tháng ở đầu bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 9: Anh/ chị hiểu như thế nào về hai câu thơ sau (trình bày trong một đoạn văn

từ 3 - 5 câu)?

Có tiếng hát như con gái

Cao cao như vầng trăng trong

Câu 10: Từ nội dung của bài thơ, anh /chị hãy chia sẻ những việc thế hệ trẻ cần làm

để lưu giữ và phát triển vẻ đẹp của quê hương?

II LÀM VĂN (5,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (500 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnhniềm tin của giới trẻ hiện nay?

HDC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

Hình ảnh: Mảnh trăng đầu tháng gợi lên:

Sự bắt đầu, sự lặp lại của một hiện tượng thiên nhiên (trăng)

Sự mới mẻ, sự khởi đầu cho một hành trình mới, một dự định

mới

Dấu hiệu để gợi nhớ, gợi nhắc con người về những giá trị bền

vững trong cuộc sống…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời 1 đến 2 đáp án: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời sai: 0,0 điểm

0,5

9 Hiểu về câu thơ: Có tiếng hát như con gái

Cao cao như vầng trăng trong

0,5

Trang 11

- Tiếng hát được ví như con gái, như vầng trăng trong…Cách so sánh thú vị gợi tả ấn tượng được niềm lạc quan, yêuđời cùng sự mê say của con người trước vẻ đẹp nên thơ củaquê hương, trước tâm tình kín đáo mà sâu nặng của lòngngười.

- Tiếng hát trẻ trung, trong sáng, vút cao… thể hiện được sứcsống tâm hồn, tình yêu

- Tiếng hát cũng chính là tiếng lòng của con người…

Hướng dẫn chấm: Đảm bảo dung lượng và hình thức của

một đoạn văn ngắn với các yêu cầu cụ thể sau:

– Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương:

Những điều thế hệ trẻ cần làm để lưu giữ và phát triển vẻ

đẹp của quê hương:

Một số gợi ý:

Chăm chỉ học tập, rèn luyện, trau dồi tri thức, hoàn thiện nhâncách để sau này dựng xây quê hương

Sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng

Có ý thức gìn giữ truyền thống văn hóa của quê hương…

Tham gia gìn giữ, quảng bá và phát triển những nét đẹp củaquê hương mình…

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đúng như đáp án hoặc ý tương đương:

0,5điểm

- Học sinh trả lời đúng được 02 ý trong đáp án hoặc 02 ý

tương đương: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0

điểm

*Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết

phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lí là chấp nhận được.

0,5

Trang 12

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kếtbài khái quát được vấn đề

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức mạnh niềm tin

của giới trẻ hiện nay

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vậndụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ vàdẫn chứng Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

- Văn bản nói đến những thử thách của tuổi trẻ và khuyên tuổitrẻ cần có niềm tin trong cuộc sống

- Giải thích: niềm tin là thứ bạn cảm nhận, tin tưởng vào mộtđiều gì đó và mong muốn nó sẽ xảy ra theo cách mà bạn suynghĩ

- Phân tích, đánh giá, bàn bạc: Đứng trước những khó khăn,thử thách trong cuộc đời, chúng ta thường nản lòng, chùnbước Niềm tin có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống củamỗi con người

+ Niềm tin sẽ giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh để vượt qua tất cả + Niềm tin là động lực giúp bạn hoàn thành những mongmuốn, dự định và đạt được mục tiêu của mình Nó có thể địnhhướng và quyết định những hành động đúng đắn của bạn

+ Niềm tin tạo ra năng lượng tích cực giúp bạn xóa bỏnhững rào cản, tăng lòng nhiệt huyết, phát huy những năng

lực và hành động khác của bản thân.

- Phê phán những người sống thiếu niềm tin: thường cảm giácbất an lo lắng, thiếu năng lượng, thiếu nỗ lực khiến bản thânbuông xuôi

- Bài học: Không có niềm tin thì cuộc sống sẽ vô nghĩa Vìvậy, cần có niềm tin và hy vọng bạn sẽ thành công và hạnhphúc Trước khi tin vào điều gì đó thì hãy tin vào chính bạn

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 - 3,0 điểm.

3,0

Trang 13

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,25

điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 1,25 điểm

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá

Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó – có

lẽ là sự sống!

Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy Ngồi yên không chịu được Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Trang 14

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.

Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra

để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.

Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm

“hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.

Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993

Trang 15

D Tự sự và thuyết minh

Câu 3 Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

A Bày tỏ cảm xúc yêu mến với mùa xuân của Hà Nội, mùa xuân của Bắc Việt

B Thuật lại kỉ niệm khó quên về tết Hà Nội

C Bày tỏ nỗi nhớ Hà Nội

D Miêu tả không khí mùa xuân Hà Nội

Câu 4 Biện pháp tu từ được nhà văn sử dụng trong câu sau là gì?

Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra

để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

A So sánh và nhân hóa

B So sánh và điệp từ

C So sánh và ẩn dụ

D So sánh và liệt kê

Câu 5 Biện pháp lặp cấu trúc được sử dụng trong đoạn sau có tác dụng gì?

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái,

ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

A Khẳng định vẻ đẹp của mùa xuân

B Khẳng định mùa xuân là mùa của yêu thương và tình yêu

C Khẳng định ai cũng chuộng mùa xuân, những sự việc hiển nhiên không bao giờdừng lại cũng như việc không bao giờ có người hết yêu mùa xuân

D Khẳng định tình cảm của nhà văn với mùa xuân đất trời

Câu 6 Đọc văn bản và chỉ ra khoảng thời gian mà tác giả cảm thấy “yêu mùa xuân nhất”

A Đầu xuân

B Tết nguyên Đán

C Sau rằm tháng giêng

D Cuối mùa xuân

Câu 7 Cảm xúc chủ đạo của văn bản trên là:

A Niềm hoài niệm trước những vẻ đẹp truyền thống xưa cũ

B Tình yêu và nỗi nhớ với tết Hà Nội

C Tình yêu và nỗi nhớ với Hà Nội mùa xuân

D Tình yêu và nỗi nhớ với những điều bình dị nhất của mùa xuân của Bắc Việt

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Trang 16

Câu 8 Lựa chọn một biện pháp tu từ trong văn bản trên và phân tích

Câu 9 Chỉ ra những đặc điểm của tản văn xuất hiện trong văn bản

Câu 10 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 5

-7 câu) chia sẻ cảm nhận của em về mùa xuân (hoặc Tết) ở địa phương mà em sinhsống

II VIẾT (4.0 điểm)

Dựa vào nội dung của văn bản trên, em hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 2-3

trang giấy thi, bàn luận về: Những giá trị tinh thần quan trọng của mỗi người con

xa xứ khi nhớ về quê hương

8 HS có thể lựa chọn các biện pháp sau:

- Điệp cấu trúc: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân Mà

tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến,

không có gì lạ hết Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân (Ai

– cấm/đừng – động từ chỉ cảm xúc yêu, nhớ)

- So sánh: Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người

ta muốn phát điên lên như thế ấy Ngồi yên không chịu được.

Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh (Những xúc cảm mạnh mẽ trong tâm hồn khi đón nhận mùa xuân)

(Hoặc có thể có những biện pháp khác miễn sau HS chỉ đúng và

có kiến giải phù hợp)

0.5

Trang 17

9 Đặc điểm tản văn trong văn bản

- Về yếu tố trữ tình: Cảm xúc của nhà văn về mùa xuân Hà Nội

và Bắc Việt, bày tỏ niềm yêu thương, nhớ nhung về những điềubình dị nhất (Cảm xúc yêu, mến được nhắc lại nhiều lần trong vănbản)

- Đan xen yếu tố miêu tả và thuyết minh: Miêu tả những đặc

điểm của mùa xuân, thuyết minh thêm về những món ăn, nhữngnét văn hóa đẹp của mùa xuân Bắc Việt (Các đoạn văn miêu tả vềkhông khí, về các món ăn ngon sau rằm tháng giêng, các nghi lễkhác của mùa xuân Bắc Việt)

(Mỗi luận điểm HS đưa thêm các dẫn chứng thuyết phục)

1.0

10 Học sinh đưa ra suy nghĩ của mình về vấn đề theo dòng cảm xúc

của cá nhân đảm bảo yêu cầu

- Mùa xuân hoặc Tết ở địa phương nào?

Trang 18

ĐỀ SỐ 3I ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MÂY TRẮNG CÒN BAY – Bảo Ninh

Máy bay cất cánh trong mưa Tiếng càng bánh xe gấp lại có vẻ mạnh hơn bình thường dội độ rung vào thân máy bay Tôi tiếc là đã không nghe lời vợ Đáng lý nên trả vé, đừng theo chuyến này Ngày xấu, giờ xấu, thời tiết xấu

Máy bay hẫng một cái như hụt bước Tay vận complet ngồi bên cạnh tôi mặt nhợt đi, mắt nhắm nghiền, cặp môi run run Tôi bấu chặt các ngón tay vào thành ghế Con người tôi bé tí hin treo trên vực sâu đang càng lúc càng sâu thẳm

- Mây ngay ngoài, các bác kìa! - bà cụ ngồi ở ghế trong cùng, kề cửa sổ, thốt kêu lên

Chiếc TU đã lấy được độ cao cần thiết, bắt đầu bay bằng Hàng chữ điện “Cài thắt lưng an toàn” đã được tắt đi Nhưng ngoài cửa sổ vẫn cuồn cuộn mây

- Mây cận quá, bác nhỉ, với tay ra là với được - Bà cụ nói - Y thể cây lá ngoài vườn

Tay vận complet nhấc mi mắt lên Môi y mím chặt, vẻ căng thẳng đổi thành quàu quạu

- Vậy mà sao nhiều người họ kháo là tàu bay trỗi cao được hơn mây bác nhỉ? Tay nọ làm thinh

- Chả biết đâu trời đâu đất thế này biết lối nào mà về bến, thưa các bác? Không được trả lời, bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm Bà ngồi im, ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìm lấp vào thân ghế Khi cô tiếp viên đẩy xe đưa bữa điểm tâm đến, bà không muốn nhận khay

đồ ăn Bà bảo cơm nước lạ kiểu chẳng đũa bát gì chẳng quen, mấy lại đã ăn no bụng hồi sớm, mấy lại cũng thực tình là già chẳng có lắm tiền Cô gái ân cần giải thích để bà cụ yên tâm rằng giá của suất ăn này đã được tính gộp trong tiền vé

Trang 19

- Thảo nào hai lượt tàu bay những triệu bạc - bà cụ nói - Vậy mà lúc biếu già tấm vé các chú không quân cùng đơn vị với con trai già ngày nọ bảo là tốn có trăm ngàn Các chú ấy cho già thì có, chứ còn tính ở quê đừng nói triệu với trăm ngàn, ngàn với trăm cũng khó

Bà cụ hạ chiếc bàn gấp xuống song không bày bữa ăn lên đấy Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bà dồn hết vào chiếc làn mây Bà chẳng ăn chút gì Lúc người

ta mang đồ uống đến, bà cũng chỉ xin một cốc nước lọc Bà hỏi cô tiếp viên:

- Đã sắp đến sông Bến Hải chưa con?

- Dạ thưa - Cô gái nhìn đồng hồ đeo tay - Còn chừng dăm phút nữa ạ Nhưng thưa cụ vì chúng ta bay trên biển nên không ngang qua sông mà sẽ chỉ ngang qua vùng trời vĩ tuyến 17

- Lát qua đấy con bật dùm già cái cửa tròn này con nhé, cho thoáng

- Ấy chết, mở thế nào được ạ Cô gái bật cười

Ngoài cửa sổ nắng loé lên, cánh máy bay lấp lánh, nhưng chỉ trong chốc lát Trên rất cao này, trời vẫn còn mây Người tôi nôn nao như ngồi trên đu quay Chưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền trung nên không trung đầy rẫy ổ gà Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn Tay vận complet xoè diêm châm thuốc Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng ngay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới

- Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này!

Tôi giật bắn mình Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta Thận trọng, tôi liếc nhìn Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ

- Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây

là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả?

- Van bác - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất

Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản

và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo Một bức ảnh ép trong tấm

Trang 20

kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc Cô tiếp viên vội đi tới Cô đứng sững bên cạnh tôi Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn

Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây Sàn khoang dốc lên Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ

Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng

Bảo Ninh là nhà văn trưởng thành khi

cuộc kháng chiến chống Mĩ đã kết thúc Ông

là một trong những nhà văn có những đóng

góp cho văn học viết về đề tài chiến tranh thời

kì hậu chiến Ông nổi tiếng với các tác phẩm

tiểu thuyết đặc biệt là tiểu thuyết “Nỗi buồn

chiến tranh” Bên cạnh đó, Bảo Ninh còn có

những truyện ngắn tiêu biểu nữa như: “Khắc

dấu mạn thuyền”, “Bội phản” đặc biệt là

truyện ngắn “Mây trắng còn bay”

“Mây trắng còn bay” được sáng tác sau

1975, truyện ngắn được trần thuật dưới góc

độ đa chiều, nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ trần

thuật mang tính đối thoại, nhiều ngụ ý rất

tiêu biểu cho đặc điểm văn học thời kì này

Lựa chọn đáp án đúng (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1 Xác định ngôi kể và người kể chuyện trong văn bản trên

A Ngôi thứ nhất, người kể chuyện nghe được câu chuyện và kể lại

B Ngôi thứ 3, người kể chuyện ẩn mình

C Ngôi kể thứ thứ nhất, người kể chuyện đồng thời là nhân vật chứng kiến, xưng

“tôi” kể lại câu chuyện

D Ngôi kể thứ 3, người kể chuyện toàn tri

Câu 2 Đâu là nhân vật chính trong truyện?

A Nhân vật “tôi” B Nhân vật bà cụ

C Nhân vật “cô tiếp viên” D Nhân vật được gọi là “tay vận complet”

Trang 21

Câu 3 Lựa chọn đáp án thể hiện đúng trình tự của sự kiện diễn ra trong câu chuyện.

(b) Khi máy bay bay qua vùng vĩ tuyến 17, nhân vật tôi bị đánh

thức bởi tiếng quát của tay vận comple nạt bà cụ vì bà bày biện đồ

cúng, thắp hương trên máy bay Hóa ra hôm nay là ngày giỗ anh

con trai cả của bà cụ - người phi công 30 năm trước đã hi sinh

trong trận chiến tại sông Bến Hải

… (c) Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng

(d) “tôi” là một hành khách, bay cùng chuyến với một bà cụ Khi

máy bay ra khỏi vùng thời tiết xấu, bà cụ thích thú nhìn ngắm mây

bay bên ngoài cửa sổ và bắt chuyện với “tay vận comple” nhưng

không được hắn đáp lại

… (e) Cô tiếp viên đứng sững bên cạnh nhân vật tôi, lặng nhìn,

không nói một lời

B Vì bà cụ muốn mở cửa sổ cho thoáng

C Vì bà cụ muốn ngắm nhìn đại dương khí quyển bên ngoài

D Vì bà muốn hồi tưởng lại quá khứ

Câu 5 Dấu hiệu nhận biết đặc điểm của ngôn ngữ nói trong câu văn sau: “Này,

cô kia, cô nhân viên!” là gì?

A Sử dụng từ ngữ chêm xen, từ ngữ hô gọi, chỉ trỏ B Cách xưng hô

C Giọng điệu thân mật, gần gũi

D Câu nói chứa nhiều hàm ý, bộc lộ cảm xúc tức tối của người nói

Câu 6 Nhân vật “tay vận complet” cảm thấy khó chịu với lời nói, cử chỉ, hành động của bà cụ trên máy bay cho thấy điều gì?

A Tên đó cảm thấy phiền hà, coi thường sự quê mùa của bà cụ

Trang 22

B Đó là kẻ ích kỉ, thản nhiên, vô cảm với nỗi đau của người mẹ sau ba mươi nămmới được thăm lại nơi người con trai của bà đã hi sinh.

C Đó là thái độ của kẻ quay lưng với cuộc chiến của dân tộc, vô ơn, không hiểu giátrị, ý nghĩa của sự hi sinh

D Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 7 Dòng nào nói lên cảm hứng bao trùm toàn tác phẩm:

A Phê phán sự thản nhiên, lạnh lùng, ích kỉ của con người Họ không hiểu rằng để

có vùng trời bình yên hôm nay, đã có những người lính không quân như con trai bà

cụ đã hi sinh, cống hiến

B Ngợi ca cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc

C Cảm hứng suy tư, trăn trở, tố cáo chiến tranh Chiến tranh đã qua nhưng vếtthương chiến tranh chẳng bao giờ xoá bỏ được, nó còn mãi cùng với sự chảy trôi củacuộc đời như “mây trắng” vẫn bay

D Đáp án A & C

Trả lời các câu hỏi

Câu 8 (0,5 điểm) Nêu nhận xét về kết cấu của truyện: mở đầu là khung cảnh máy

bay cất cánh trong thời tiết xấu, sự căng thẳng của hành khách trong khoang máy

bay Kết thúc truyện là sự lặng yên của các nhân vật, là khung cảnh “đại dương khí

quyển ngời sáng”

Câu 9 (0,75 điểm) Anh/ chị cảm nhận như thế nào về chi tiết “Tôi xoài người sang

giữ lấy cái khung ảnh Tấm ảnh được cắt ra từ một mảnh báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ.”

Câu 10 (0,25 điểm) Từ nội dung văn bản, hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất

với anh/ chị?

II PHẦN VIẾT (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích nhân vật bà cụ trong truyệnngắn “Mây trắng còn bay” của Bảo Ninh

Trang 23

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN, LỚP 11 Phầ

n

Câ u

- Thể hiện cái nhìn lạc quan của nhà văn

- Thể hiện tinh thần cao đẹp và niềm tin vào sự bất tử củanhững chiến sĩ phi công bảo vệ vùng trời của Tổ quốc

0,5

9 - Trong suốt tác phẩm, nhân vật tôi chủ yếu là người đứng

ngoài, quan sát kể lại câu chuyện thì đến đây nhân vật tôi

đã trực tiếp tham gia vào câu chuyện bằng hành động cụ

0,75

Trang 24

thể “xoài người ra giữ lấy cái khung ảnh”

- Hành động này không chỉ là hành động giúp đỡ bà cụ

mà còn khẳng định sâu sắc hơn tình cảm cảm thông, trânquý đối với các bà mẹ có con hi sinh trong chiến đấu vàlòng biết ơn những người lính của tác giả

- Hơn nữa hình ảnh trong tờ báo “đã xưa cũ”, anh phicông “còn rất trẻ” còn có tác dụng phản ánh hiện thựckhốc liệt: chính chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, cướp đi sựsống của những con người quả cảm ấy và chính chiếntranh đã để lại nỗi đau dai dẳng cho người ở lại

Qua đó, ta thấy được chi tiết này vừa có giá trị hiệnthực, vừa có giá trị nhân đạo, nó góp phần quan trọng vàoviệc thể hiện chủ đề của truyện

10 - Nêu được thông điệp/ bài học cho bản thân 0,25

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề,Kết bài khái quát được vấn đề

0.5

b Xác định đúng yêu cầu của đề.

Phân tích nhân vật bà cụ

0.5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lí lẽ

và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luậnđiểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

3.0

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, nhân vật chính

và nội dung bao quát của tác phẩm Mây trắng còn bay

- Phân tích nhân vật bà cụ:

+ Ngoại hình: “Hình vóc bé nhỏ, teo tóp của bà như chìmlấp vào thân ghế”, “lưng còng, hai bàn tay gầy guộc” khắchoạ rõ nét vẻ ngoài lam lũ, vất vả, khắc khổ của người

mẹ, người phụ nữ Việt Nam xưa+ Cử chỉ “bà cụ chẳng dám hỏi han gì thêm Bà ngồi im,

ôm chặt trong lòng một chiếc làn mây bà không muốnnhận khay đồ ăn, “Tất cả các thứ hộp thứ gói trên khay bàdồn hết vào chiếc làn mây Bà chẳng ăn chút gì bà cũngchỉ xin một cốc nước lọc.”

+ Lời nói sử dụng nhiều từ ngữ đưa đẩy “các bác kìa, bác

Trang 25

nhỉ, thưa các bác ” hay “Thảo nào hai lượt tàu bay

“những” triệu bạc Các chú cho già “thì có” khiến chonhân vật bà cụ hiện lên với những nét đặc trưng tiêu biểucủa tầng lớp nông dân ở làng quê Việt Nam: xởi lởi, cởi

mở, chân chất, chắt chiu

 Qua đó hiện lên một mảnh đời cơ cực, nhọc nhằn, vấtvả

+ Hành động: đây là lần đầu tiên trong cuộc đời, người

mẹ ấy đi máy bay, bà bày đồ cúng cho con trên máy bay,trên vùng trời con mình là chiến sĩ phi công hy sinh gần

30 năm trước Khi chứng kiến cái dáng vẻ sợ sệt, van lơn,khẩn khoản của bà cụ với tay vận complet, ta lại càngthương cảm, xót xa

Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc

- Truyện ngắn “Mây trắng còn bay” là tiếng nói cảmthông, thương cảm với những bà mẹ có con hi sinh trongchiến tranh, xót xa với số phận con người thời chiến – khi

họ ngã xuống ở cái tuổi đẹp nhất, hi sinh cuộc đời để đemlại hoà bình cho dân tộc Đồng thời tác phẩm là tiếng nói

tố cáo chiến tranh, là tiếng nói phê phán lối sống ích kỉ, cánhân của những người thời bình thờ ơ trước những hi sinhcủa những người đã ngã xuống trong thời chiến “Mâytrắng còn bay” còn là sự chiêm nghiệm của tác giả vềcuộc đời, vết thương chiến tranh chẳng bao giờ xoá bỏđược, nó còn mãi cùng với sự chảy trôi của cuộc đời như

“mây trắng” vẫn bay Truyện ngắn là bài học về lối sốnguống nước nhớ nguồn, là sự trân trọng những hi sinh thầmlặng của con người trước, trong và sau chiến tranh

- Đánh giá đặc sắc: nghệ thuật kể chuyện, lựa chọn điểmnhìn, xây dựng nhân vật, chi tiết tiêu biểu…

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0.5

e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị

luận; có cách diễn đạt mới mẻ

0.5

ĐỀ SỐ 4

Trang 26

I ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

CHÂN QUÊ

(Nguyễn Bính)

Hôm qua em đi tỉnh về,

Đợi em ở mãi con đê đầu làng.

Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng.

Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân?

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

Nói ra sợ mất lòng em,

Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa.

Như hôm em đi lễ chùa,

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh,

Thầy u mình với chúng mình chân quê.

Hôm qua em đi tỉnh về,

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Nguyễn Bính, Nước giếng thơi, NXB Hội Nhà văn, 1957)

Chú thích:

Nguyễn Bính (1918-1966) là một nhà thơ và nhà văn nổi tiếng của Việt Nam.Ông được coi là một trong những nhà thơ lớn của thời kỳ trước đổi mới văn học ViệtNam Sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền Nam, Nguyễn Bính đã có cuộc đời rấtkhó khăn và đầy biến động

Các tác phẩm của Nguyễn Bính có thể chia làm hai dòng "lãng mạn" và "cáchmạng" mà dòng nào cũng có số lượng đồ sộ nhưng khi nói về Nguyễn Bính là nói vềnhà thơ lãng mạn của làng quê Việt Nam Thơ Nguyễn Bính đến với bạn đọc nhưmột cô gái quê kín đáo, mặn mà, duyên dáng Người đọc thấy ở thơ ông những nétdung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân tộc, gần gũi với ca dao Cái tình trongthơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách,tâm hồn của người Á Đông Vì vậy thơ Nguyễn Bính sớm đi sâu vào tâm hồn củanhiều lớp người và đã chiếm lĩnh được cảm tình của đông đảo bạn đọc từ thành thịđến nông thôn Đặc biệt là lớp người bình dân, họ thuộc lòng, ngâm nga nhiều nhất

Vì ngoài phần ngôn ngữ bình dân dễ hiểu, dễ thuộc còn một vấn đề khác khiến thơ

Trang 27

ông trường tồn chính là tiếng nói trong thơ ông cũng là tiếng nói của trái tim nhândân thời đó.

Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơphương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơdân gian cả về nội dung lẫn hình thức Bài thơ "Chân quê" chính là tuyên ngôn củathơ Nguyễn Bính

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1 Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

A Thất ngôn bát cú Đường Luật

B Lục bát biến thể

C Lục Bát

D Song thất lục bát

Câu 2 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A Cô gái thôn quê

B Chàng trai thôn quê

C Người đàn ông

D Tác giả

Câu 3 Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu thơ sau:

Nào đâu cái yếm lụa sồi?

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

A Cô gái chuẩn bị đi tỉnh

B Cô gái đi xa về

C Cô gái đi tỉnh về

D Cô gái đi chợ về

Câu 5 Câu thơ “Đợi em ở mãi con đê đầu làng” cho thấy chàng trai có tình cảm

như thế nào với cô gái?

A Yêu và mong chờ

B Dửng dưng, xa cách

C Thân thiết, gần gũi

D Giận dỗi vì phải chờ đợi

Câu 6 Nguyên nhân nào khiến chàng trai trong bài thơ có tâm trạng đau khổ, xót

xa?

A Cô gái không còn yêu chàng trai

B Cô gái đi lấy chồng

C Sự thay đổi của cô gái

D Cô gái đi tỉnh và không về nữa

Câu 7 Nhận xét nào phù hợp nhất để nói về tình cảm của nhân vật trữ tình đối với

cô gái được thể hiện trong bài thơ?

Trang 28

A Tình cảm khách sáo, xa lạ

B Tình cảm yêu đương mãnh liệt

C Tình cảm mộc mạc, chân thành, tha thiết

D Tình cảm tương tư, nhớ nhung, tha thiết

Trả lời các câu hỏi/thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 8 Anh/Chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu thơ: “Hoa chanh nở giữa vườn

chanh”?

Câu 9 Nhận xét của anh/chị về thông điệp mà nhà thơ Nguyễn Bính muốn gửi gắm

đến bạn đọc qua bài thơ trên

Câu 10 Theo anh/chị, làm thế nào để gìn giữ được những nét đẹp văn hoá truyền

thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay?

II VIẾT (5,0 điểm)

Viết một bài nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ

thuật của bài thơ “Chân quê” (Nguyễn Bính).

HẾT

Trang 29

8 Ý nghĩa của câu thơ: Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thí sinh có thể có nhiều cách lí giải, cảm nhận riêng

về ý nghĩa của câu thơ nhưng cần đảm bảo tính hợp lí, biết đặt câu thơ trong cả văn bản để lí giải Sau đây là gợi ý:

- Hoa chanh: Hoa của cây chanh, một loại cây quen

thuộc ở làng quê; biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc, tựnhiên, thanh khiết

- Vườn chanh: không gian, môi trường sống của chanh,

nơi chanh được nuôi lớn; biểu tượng cho không gianvăn hoá làng quê quen thuộc, bình dị

=> Ý nghĩa cả câu: Hoa chanh chỉ đẹp khi nở giữa

vườn chanh, nơi nó thuộc về; mỗi con người đều có

nguồn cội, vùng quê, chúng ta phải biết trân trọng vàsống sao cho phù hợp, hài hoà với phong tục với vẻđẹp mộc mạc của quê hương mình

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh giải thích được hai hình ảnh “hoa chanh”,

“vườn chanh” hoặc giải thích gộp ý nghĩa của hai hình ảnh này một cách hợp lí: 0,25 điểm

- Thí sinh giải thích được ý nghĩa cả câu: 0,25 điểm

0,5

9 - Thông điệp ý nghĩa mà nhà thơ Nguyễn Bính muốn

gửi gắm qua bài thơ: Có thể theo hướng:

Cần giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của quêhương

- Nhận xét về thông điệp đó: Thí sinh đưa ra những

nhận xét, đánh giá thuyết phục, hợp lí Có thể theo hướng: Đó là thông điệp sâu sắc của một con người

0,5

Trang 30

nặng lòng gắn bó với quê hương, với những giá trị vănhoá truyền thống.

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh rút ra thông điệp ý nghĩa qua bài thơ: 0,25

điểm

- Thí sinh nhận xét được thông điệp đó: 0,25 điểm

10 Làm thế nào để gìn giữ được những nét đẹp văn hoátruyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiệnnay?

Thí sinh có thể đưa ra nhiều giải pháp khác nhau nhưng cần đảm bảo tính thuyết phục, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật Sau đây là gợi ý:

- Học tập, tìm hiểu để nhận thức đầy đủ về vẻ đẹp vàgiá trị văn hoá truyền thống của quê hương, đất nướcmình

- Phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, biến nóthành lợi thế để hội nhập, phát triển kinh tế

- Tránh việc bảo thủ, không tiếp nhận những tinh hoavăn hoá của nước ngoài để làm giàu cho văn hoá dântộc

Hướng dẫn chấm:

- Thí sinh nêu được 1 giải pháp hợp lí: 0,25 điểm

- Thí sinh nêu được từ 02 giải pháp hợp lí trở lên: 0,25 điểm

0,5

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn

đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,5

b Xác định đúng yêu cầu của đề.

- Nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Chân Quê” củaNguyễn Bính

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận:

0,0 điểm.

0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Trang 31

HS có thể viết bài nhiều cách trên cơ sở kết hợp được

lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗiluận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Bính và bàithơ “Chân quê”

+ Về nội dung: Bài thơ viết về tâm trạng của mộtchàng trai quê, đang đứng trước bi kịch khi muốn níugiữ những vẻ đẹp truyền thống của quê hương màngười yêu anh lại có sự thay đổi đáng buồn khi “đi tỉnhvề” Cô gái quê đã chịu ảnh hưởng không chỉ từ trangphục mà còn cả lối sống, tâm hồn của văn hoá thànhthị phương Tây Điều ấy khiến chàng trai ngỡ ngàng,tiếc nuối, buồn khổ Qua đó, bài thơ là lời nhắn nhủhãy giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của quêhương, dân tộc

+ Về nghệ thuật: Thể thơ lục bát truyền thống; giọngđiệu tâm tình, tha thiết; cách gieo vần, ngắt nhịp vừa

kế thừa truyền thống vừa có những cách tân mới mẻ;

sự kết hợp các biện pháp tu từ: liệt kê, điệp, câu hỏi tutừ; kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình; các từ ngữ,hình ảnh quen thuộc, dân dã;

- Đánh giá khái quát về chủ đề, đặc sắc nghệ thuật củabài thơ

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 – 3,0 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,5 điểm – 2,25 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0,75 điểm – 1,25

Trang 32

luận; có cách diễn đạt mới mẻ, trong quá trình phântích biết liên hệ với các tác phẩm khác, liên hệ thực tếđời sống để khắc sâu thêm giá trị của tác phẩm.

Trang 33

ĐỀ SỐ 5 :PHẦN I ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Đời tôi, đi đây đó đã nhiều, nhưng lại rất hiếm dịp được thấy Hà Nội Chỉ một

lần thuở bé, rồi một lần hồi chiến tranh, và mấy năm sau này thêm đôi lần nữa Thành thử, ở Hà Nội, ngoài hồ Hoàn Kiếm với cầu Long Biên, tôi chỉ đại khái biết một ngôi nhà là nhà ga Hàng Cỏ và một con đường là đường xe điện Nhưng, mặc

dù như vậy, mỗi khi nhắm mắt lại nhìn sâu vào những nẻo đường của ký ức, bao giờ tôi cũng thấy hiện lên, tuy rất đỗi mơ hồ, bóng dáng của Hà Nội phố xá Cái thành phố sâu thẳm, xa lạ, chẳng chút thân thuộc ấy, từ lâu lắm rồi đã lẳng lặng ăn vào đời tôi như là một trong những miền đất thân yêu nhất, dẫu rằng đấy là một tình thân yêu tưởng như không đâu, một duyên nợ hầu như vô cớ Không hẳn là một nỗi niềm mà chỉ là bâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như là một nốt sầu còn vương lại của thời trai trẻ chiến tranh, một thời tuổi trẻ đã hoàn toàn mai một nhưng dư âm vọng suốt đời Như tiếng mưa rơi Như tiếng gió lùa Như tiếng lá rụng Mà không bao giờ quên.

Từ bấy tới nay, thời gian mất đi đã hai chục năm tròn Hà Nội thuở đó với Hà Nội bây giờ có lẽ đã như là một trời một vực.

Ngày ấy, từ mặt trận Quảng Trị, tôi lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp Bộ tư lệnh đang đóng ở rìa thủ đô Khi chúng tôi ra tới nơi, thành phố đang ngất trời bom đạn Đây thực sự là cuộc đụng đầu sống mái, một trận quyết chiến vì lẽ mất còn Giữa huống cảnh chung nước sôi lửa bỏng như thế, chẳng dám màng gì một chuyến

về quê, tôi chỉ xin được rảo vào phố để rải non chục lá thư của anh em đồng đội người Hà Nội đã gửi gắm Tôi muốn trao thư tận tay các gia đình, để có thể nhận được ngay hồi âm mang ngược vào đơn vị cho lính ta sướng Lựa ngày Nô-en, cấp trên thuận cho tranh thủ Hạn đến 0 giờ phải trở về trình diện.

Tôi vào thành phố, dưới mưa chiều Mưa phùn mùa đông buồn bã Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước Mặc dù không biết phố nào vào với phố nào, lại ôm trong mình những chín lá thư, nhưng thoạt đầu tôi nghĩ không việc gì phải lo Chỉ cần hỏi tới một địa chỉ, rồi từ đấy lần lượt nhờ người ở địa chỉ trước đưa mình đến địa chỉ sau Không dè, rốt cuộc, cả chín lá thư tôi đều phải lùa vào phòng qua khe cửa Ngày hôm ấy, dường như cả Hà Nội đã khoá trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi.

Xong được lá thư chót, trời đã tối sầm Phố dài vắng ngắt ngâm mình trong mưa, tù mù những vùng đèn đường Tôi hỏi được về Vọng Một anh dân phòng diện

Trang 34

ủng, vận áo tơi bạt, tận tình dẫn tôi đi một đoạn khá xa đường Đến ngã ba nọ, trước khi chia tay, anh chỉ xuống cặp ray đường tầu điện chạy sát vỉa hè và bảo tôi cứ bám theo đó mà đi là đến.

Sụp mũ cối xuống, dựng cổ áo lên, tôi lần sâu vào trong màn mưa phùn mờ mỏng dưới trời đêm lạnh buốt Hai vệt ray loáng ướt, chẳng khác nào một lối mòn độc đạo xuyên qua rừng rậm nhà cửa tối đen Thành phố chiến tranh như bên bờ vực, hun hút hoang vắng Tôi cắm cúi bước, thui thủi, tê dại Thăm thẳm nối nhau những chặng đường khuya không ánh sáng đèn, không một bóng bộ hành, không bóng một hàng quán Hơi thở lạnh ngắt của đêm mưa ngấm vào tận cái dạ dày tôi trống rỗng Các khớp xương cóng nhức cứng đơ như đang rời cả ra và rơi rụng Cơn sốt âm ỉ từ chiến trường dâng lên dọc sống lưng, tôi sởn gai ốc, và không ngớt rùng mình Đầu

óc chậm chạp chung chiêng, đầu gối những muốn khuỵu xuống Đi chưa được mấy đường, tôi đã bắt đầu đếm bước Màn đêm ướt át như đông lại Không nhìn thấy gì trước mắt, suýt nữa thì tôi đã xô người tới va mặt vào một cái đầu tầu điện đen ngòm đậu chết cứng giữa lòng đường.

Chuệnh choạng, tôi rẽ lên vỉa hè, rồi lảo đảo tấp vào dưới mái hiên một ngôi nhà Răng va lập cập trong miệng, tôi tựa lưng vào cánh cửa đóng chặt, rồi từ từ trượt người xuống, ngồi phệt lên cái bậc tam cấp ướt đẫm hơi mưa và lạnh như một cây nước đá Rét mướt buốt tim, tôi rên hừ hừ và rồi cũng không rên nổi nữa Cũng không sao ghìm lại được cơn run, cứ run bắn lên, run cầm cập Thân nhiệt của mình lúc này có lẽ chỉ còn bằng với người đang ngắc ngoải, cái đầu đã tê cóng của tôi lờ

đờ nghĩ, không khéo mà khốn đến nơi rồi, không khéo mà là một cơn ác tính Những người bị sốt rét ác tính nằm chết trên võng giữa rừng sâu, còn mình thì chết ngồi, chắc thế, và sẽ hoá thành tảng đá co ro trước cửa nhà người ta.

Trên đầu tôi, mái tôn rách nát run bần bật Dưới vẫn mưa gió Gió phả mưa vào tận thềm Đã ướt lại ướt thêm một lượt nữa, tôi thở hắt, mặt mày xây xầm Biết

là cần phải dốc toàn lực bình sinh mà đứng dậy và bước đi, song hết rồi, nghị lực đã

tê bại Sinh lực xuống nhanh như mực nước trong một cái bình bị đập vỡ đáy, sự sống trong tôi xoay tròn một vòng và từ từ, lặng lẽ lật nghiêng Đúng khi đó, sau lưng tôi, cửa kẹt mở Tôi nghe thấy nhưng mà không ý thức được tiếng động ấy Cơn choáng ngất gần như là một nỗi yếu mềm, một sự buông lơi, như thể một tiếng thở phào, nhẹ nhàng ru tôi ra khỏi tôi

(Trích Khắc dấu mạn thuyền, Bảo Ninh, Nguồn

https://kilopad.com/Tieu-thuyet-truyen-ngan-c197/doc-sach-truc-tuyen-khac-dau-man-thuyen-b9317)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1

đến 8:

Trang 35

Câu 1 Xác định ngôi kể của truyện.

A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ hai C Ngôi thứ ba D Kết hợp ngôi thứ nhất vàngôi thứ ba

Câu 2 Tác giả chọn điểm nhìn nào?

A Từ nhân vật tôi B Từ anh dân phòng C Từ cô gái Hà Nội D Từ một người

giấu mình

Câu 3 Nhân vật tôi là ai?

A Một người chiến sĩ B Một người Hà Nội C Một người dẫn đường D Một

người lao công

Câu 4 Trong đoạn trích, bức tranh Hà Nội được miêu tả vào thời gian nào?

A Một chiều thu B Một chiều đông C Một chiều xuân D Một chiều hè

Câu 5 Vì sao người lính bị ốm và thiếp đi trên hè phố?

A Tuy đi đây đi đó nhiều, nhưng anh lính rất hiếm khi tới Hà Nội

B Anh muốn trao tận tay thư cho gia đình đồng đội của mình

C Nhận nhiệm vụ lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp ở thủ đô

D Anh đội mưa, chịu cái rét lạnh buốt của mùa đông để đưa thư

Câu 6 Câu văn nào sau đây sử dụng biện pháp tu từ chêm xen?

A Trên đầu tôi, mái tôn rách nát run bần bật Dưới vẫn mưa gió Gió phả mưa vào

tận thềm

B Thành phố chiến tranh như bên bờ vực, hun hút hoang vắng Tôi cắm cúi bước,

thui thủi, tê dại

C Chuệnh choạng, tôi rẽ lên vỉa hè, rồi lảo đảo tấp vào dưới mái hiên một ngôi nhà.

D Hai vệt ray loáng ướt, chẳng khác nào một lối mòn độc đạo xuyên qua rừng rậm

nhà cửa tối đen

Câu 7 Dòng nào nêu đúng cảm nhận về khung cảnh Hà Nội trong câu văn sau:

“Thành phố, dưới mưa chiều Mưa phùn mùa đông buồn bã Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt Xe cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước.”?

A Khung cảnh tĩnh lặng, đượm buồn, người đi vội vã B Khung cảnh đẹp, lãngmạn, phố xá tấp nập

C Bức tranh Hà Nội vào buổi chiều nên thơ, lãng mạn D Khung cảnh gợi sự buồn,

cô đơn, con người vội vã, gấp gáp

Câu 8 Trong đoạn trích trên, Bảo Ninh đã xây dựng tình huống truyện như thế nào?

A Dù không biết đường đi Hà Nội, người lính cầm trên tay chín lá thư, nhưng nhờ

sự nhiệt tình, anh không lo nghĩ nhiều, ung dung, vui vẻ bước đi

B Người lính đội mưa, chịu cái rét lạnh buốt của mùa đông để đưa thư Cuối cùng anh bị sốt, ngất ngay trên đường đi

Trang 36

C Người lính nhận nhiệm vụ đi đưa thư, trên đường đi thì trời mưa phùn, đêm lạnhbuốt, anh lính bị ốm và rồi thiếp đi trên hè phố.

D Người lính ở Quảng Trị, nhận nhiệm vụ lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra Hà Nộihọp, trên đường anh lính bị ốm và rồi thiếp đi trên hè phố

Câu 9 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của người lính lái xe trong đoạn trích trên? Câu 10 Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa sự hi

sinh thầm lặng trong cuộc sống

PHẦN II VIẾT (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nội dung đoạn trích ở phần đọc

hiểu (trích Khắc dấu mạn thuyền, Bảo Ninh).

+ Dù không biết đường đi Hà Nội, cầm trên tay chín lá thư, nhưng nhờ sự nhiệt tình, anh không lo nghĩ nhiều, ung dung, vui vẻ bước đi

+ Anh đội mưa, chịu cái rét lạnh buốt của mùa đông để đưa thư Cuối cùng anh bị sốt, ngất ngay trên đường đi

* Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm

1.0

Trang 37

bảo nội dung trên, giáo viên căn cứ vào mức độ thuyết phục

và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp

- Ý nghĩa của sự hy sinh thầm lặng + Người được chăm sóc sẽ cảm thấy được an ủi, đùm bọc, quan tâm, chia sẻ với mình cũng thật ấm lòng, là động lực giúp họ vượt qua khó khăn, nghịch cảnh

- Người chấp nhận hy sinh cũng cảm thấy hạnh phúc vì sựcho đi đã làm cho người khác hạnh phúc và tốt đẹp hơn

1.0

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề,kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Viết bài văn nghị luận phân tích và đánh giá nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu (trích Khắc dấu mạn thuyền, Bảo Ninh)

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

0,5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệuđược vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm củabản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục,

sử dụng dẫn chứng thuyết phục

2,5

Sau đây là một hướng gợi ý:

– Đảm bảo hình thức, cấu trúc của bài văn nghị luận

– Xác định đúng vấn đề: Phân tích và đánh giá nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

1 Mở bài

Trang 38

Giới thiệu khái quát đoạn trích đọc hiểu.

* Phân tích, đánh giá nội dung đoạn trích

* Bức tranh Hà Nội

- Thời gian: Một chiều đông

- Không gian: Trời Hà Nội mưa phùn, đường xá vắng lặng+ “Thành phố, dưới mưa chiều Mưa phùn mùa đông buồn

bã Mái nhà, lòng đường, vòm cây một mầu thẫm ướt Xe

cộ phóng rất nhanh, người đi bộ gấp bước.”

+ “Hà Nội im ắng, vắng lặng đến vậy, dường như cả Hà Nội

đã khóa trái cửa, bỏ nhà đấy mà đi.”

=> Khung cảnh gợi sự buồn, cô đơn, con người vội vã, gấp gáp

* Hình ảnh người lính

- Hoàn cảnh:

+ Là người lính ở mặt trận Quảng Trị, nhận nhiệm vụ lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp Bộ tư lệnh đang đóng ở rìa thủ đô

+ Tuy đi đây đi đó nhiều, nhưng anh lính rất hiếm khi tới

Trang 39

+ Có cơ hội về Hà Nội nhưng anh không về thăm quê, chỉ xin được “rảo vào phố để rải non chục lá thư của anh em đồng đội người Hà Nội đã gửi gắm”.

+ Anh muốn trao tận tay thư cho gia đình đồng đội của mình “ Tôi muốn trao thư tận tay các gia đình để có thể nhận được ngay thư hồi âm mang ngược vào đơn vị cho linh

ta sướng”

+ Dù không biết đường đi Hà Nội, cầm trên tay chín lá thư, nhưng nhờ sự nhiệt tình, anh không lo nghĩ nhiều, ung dung, vui vẻ bước đi

+ Anh đội mưa, chịu cái rét lạnh buốt của mùa đông để đưa thư Cuối cùng anh bị sốt, ngất ngay trên đường đi

* Nhận xét , đánh giá về nghệ thuật của đoạn trích

- Điểm nhìn trần thuật mang tính chân thực, gần gũi

- Đặt nhân vật vào tình huống truyện éo le bộc lộ rõ cá tính

và phẩm chất của nhân vậy đồng thời thể hiện sự khéo léo của tác giả

- Lối quan sát tinh tế, nhạy cảm về bức tranh, con người Hà Nội

- Truyện giàu chất thơ

*Nêu cảm nghĩ về thông điệp mà tác giả gửi gắm qua

nhân vật trong cuộc sống hôm nay:

Trong cuộc sống, chúng ta cần vượt lên trên những suy nghĩ ích kỉ, tầm thường để hướng tới sự, nhiệt tình thậm chí

là hi sinh thầm lặng Chính thái độ nhiệt tình, hi sinh thàm lặng của chúng ta sẽ khiến cho những người người mắc sai lầm tự thấy xấu hổ và quay đầu sửa chữa

3 Kết bài

Đánh giá chung về đoạn trích và nêu cảm nghĩ của bản thân

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

Trình bày đầy đủ, nhưng còn đôi chỗ chưa sâu: 1,75 2,25 điểm.

Trình bày còn thiếu ý, chưa sâu sắc : 1,0 điểm – 1,5 điểm.

- Trình bày chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,25

Trang 40

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường

(Trích “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, NXB Giáo dục Việt Nam) (*Chú thích: chia bào: rời vạt áo; màu quan san: màu đỏ, ngụ ý chỉ sự xa xôi cách trở; chinh an: việc đi đường xa; gối chiếc: gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn; dặm

trường: đường xa)

Trả lời câu hỏi từ 1 đến 8 ( lựa chọn 1 phương án đúng):

Câu 1 Xác định thể thơ được sử dụng trong đoạn trích.

A Tự do

B Song thất lục bát

C Lục bát

D Thất ngôn

Câu 2 Văn bản trên được kể theo ngôi nào?

A Ngôi thứ nhất điểm nhìn hạn tri B Ngôi thứ ba điểm nhìn hạn tri

C Ngôi thứ nhất điểm nhìn toàn tri D Ngôi thứ ba điểm nhìn toàn tri

Câu 3 “Người” và “kẻ” được nhắc đến trong đoạn trích là những nhân vật nào trong “Truyện Kiều”?

A Thúy Kiều, Kim Trọng

B Thúy Kiều, Mã Giám Sinh

C Thúy Kiều, Thúc Sinh

D Thúy Kiều, Từ Hải

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Câu 8: Hình ảnh mảnh trăng đầu tháng ở đầu bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? - bộ đề đáp án ngữ văn lớp 11 chất lượng dùng cho 3 bộ sách
u 8: Hình ảnh mảnh trăng đầu tháng ở đầu bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì? (Trang 10)
Hình ảnh Xuân - bộ đề đáp án ngữ văn lớp 11 chất lượng dùng cho 3 bộ sách
nh ảnh Xuân (Trang 62)
2. Bảng đặc tả các mức độ kiểm tra, đánh giá định kì Ngữ văn, lớp 11 – HK2 - bộ đề đáp án ngữ văn lớp 11 chất lượng dùng cho 3 bộ sách
2. Bảng đặc tả các mức độ kiểm tra, đánh giá định kì Ngữ văn, lớp 11 – HK2 (Trang 195)
w