Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt
Trang 1Học phần CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
Nhóm 4 Chủ đề: PHÁT HUY NHỮNG TRUYỀN THỐNG VẺ VANG VÀ NHỮNG BÀI HỌC LỚN TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
Giảng viên giảng dạy: TS Lê Thanh Dũng
Đồng Tháp, Tháng 10/2024
BÀI TẬP NHÓM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Học phần
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Đồng Tháp, tháng 10 năm 2024
Nhóm 6 Chủ đề: QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Giảng viên giảng dạy: TS Hồ Thị Hồng Cúc
Trang 22
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
I ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 5 1.1 Việt Nam là mội quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ giữa dân tộc
và tôn giáo được thiết lập cùng cổ trên cơ sở cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất 5 1.2 Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chỉ phổi mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống 7 1.3 Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn xã hội 8
3
ĐÓNG GÓP
20 Nguyễn Thị Huỳnh Kim 0023412140 ĐHTQ23D Có đóng góp
24 Lương Thị Diễm Mơ 0023412374 ĐHTQ23D Có đóng góp
55 Nguyễn Trung Thiện 0023411975 ĐHTQ23C Có đóng góp
57 Bùi Thị Quỳnh Thư 0023411494 ĐHTQ23C Có đóng góp
62 Nguyễn Thị Ngọc Trâm 0023412211 ĐHTQ23D Có đóng góp
64 Đỗ Thị Huyền Trân 0023412221 ĐHTQ23D Có đóng góp
69 Lê Thị Ánh Ngọc 0023411648 ĐHTQ23C Có đóng góp
Trang 4II ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC
VÀ TÔN GIÁO TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY 10 2.1 Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam 10
2.2 Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với cộng đồng quốc gia - dận tộc thống nhất, theo định hướng xã hội chủ nghĩa………11 2.3 Giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số đồng thời thời kiên định kiên quyết đấu tranh chống lại lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị 11 III QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SÃN VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO 13 4.1 Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc
13
4.2 Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tôn giáo
13
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh Việt Nam, vấn đề dân tộc và tôn giáo luôn là những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và văn hóa của đất nước Với
54 dân tộc anh em sinh sống trên mảnh đất hình chữ S, mỗi dân tộc đều mang trong mình những phong tục, tập quán và tín ngưỡng riêng biệt Bên cạnh đó, tôn giáo cũng đóng một vai trò lớn trong việc hình thành bản sắc văn hóa và tinh thần của cộng đồng Việc tìm hiểu và phân tích mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng của Việt Nam, mà còn góp phần vào việc xây dựng sự hòa hợp và đoàn kết trong xã hội Đồng thời, sự giao thoa giữa các dân tộc và tôn giáo cũng tạo ra một bức tranh phong phú về văn hóa và
4
Trang 5nghệ thuật, từ những lễ hội truyền thống đầy màu sắc đến những phong cách kiến trúc độc đáo Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng vấn đề này cũng đặt ra nhiều thách thức, như sự xung đột về quyền lợi, sự khác biệt trong niềm tin và cách thức sinh hoạt Sự phát triển kinh tế và toàn cầu hóa đang tạo ra những áp lực mới, khiến cho việc bảo tồn bản sắc dân tộc và tôn giáo trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Trong bài viết này, chúng ta sẽ giải quyết một số vấn đề có liên quan đến dân tộc và tôn giáo tại nước ta hiện nay
I ĐẶC ĐIỂM QUAN HỆ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Quan hệ dân tộc và tôn giáo là sự liên kết, tác động qua lại, chi phối lẫn nhau giữa dân tộc với tôn giáo trong nội bộ một quốc gia, hoặc giữa các quốc gia với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Việc giải quyết mối quan hệ này như thế nào có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định chính trị và phát triển bền vững của mỗi quốc gia đa dân tộc và tôn giáo
Quan hệ dân tộc và tôn giáo được biểu hiện dưới nhiều cấp độ, hình thức và phạm vi khác nhau Ở nước ta hiện nay, mối quan hệ này có những đặc điểm mang tính đặc thù cơ bản như sau:
5
Trang 61.1 Việt Nam là mội quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo được thiết lập cùng cổ trên cơ sở cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất
Trong lịch sử cũng như hiện tại, các tôn giáo ở Việt Nam có truyền thống gắn bó chặt chẽ với dân tộc, đồng hành cùng dân tộc, gắn đạo với đời Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo nhìn chung đều đoàn kết ý thức rõ về cội nguồn, về một quốc gia dân tộc thống nhất cùng chung sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trong thời gian gần đây ở nhiều nước, nhiều nơi trên thế giới nỗi lên xu hướng xung đột dân tộc, tôn giáo gây mất ổn định chính trị xã hội, thậm chí chiến tranh nội chiến bùng phát Trong bối cảnh đó, ở Việt Nam – ngoại trừ giai đoạn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ lợi dụng tôn giáo như một phương tiện để áp bức dân tộc, xâm lược nước ta, thì trong lịch sử phát triển của dân tộc, nhất là từ khi nước ta giành được độc lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, quan
hệ dân tộc và tôn giáo luôn được coi trọng nhìn chung được giải quyết khá tốt, không dẫn đến những xung đột lớn trong nội bộ quốc gia Mặt dù vậy, trong triển khai hoạt động thực tiễn, do nhận thức hoặc do thực hiện chưa đúng các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, nên có nơi có lúc quan hệ này vẫn này sinh những mâu thuẫn cần phải nhận diện rõ và đánh giá một cách khách quan, khoa học để tiếp tục tăng cường giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo nhằm một mặt phát huy những giá trị tốt đẹp của các dân tộc và các giá trị đạo đức, văn hóa của các tôn giáo tín ngưỡng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam Mặt khác, đám bảo cho sự
ổn định chính trị quốc gia
6
Trang 71.2 Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phổi mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền thống.
Ở Việt Nam, tín ngưỡng truyền thống biểu hiện ở nhiều cấp độ, trên phạm vi
cả nước, diễn ra trong mọi gia đình, dòng họ không phân biệt dân tộc, tôn giáo Trong đó, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với dân, với nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt
Ở cấp độ gia đình, thờ cúng tổ tiên là hoạt động phổ biến, thậm chí còn trở thành truyền thống, nét đẹp văn hóa của mỗi gia đình, dòng họ; đồng thời là sợi dây kết dính các thành viên trong dòng họ, dòng tộc, kể cả họ có sống ở mọi miền của đất nước
Ở cấp độ làng xã, hầu hết hết các làng xã đều thờ cúng Thành hoàng làng Thần làng rất đa dạng Đa phần đó là các vị có công gây dựng làng xã, đem lại một nghề cho dân làng, hoặc là người luôn có công với nước được sinh ra tại làng xã đó vv Chính hoạt động tín ngưỡng này trở thành sợi dây gắn kết chặt chẽ các thành viên trong gia đình với làng xã, gắn kết các làng xã với nhau và với triều đình trung ương – đại diện cho cộng đồng quốc gia dân tộc thống nhất
Ở cấp độ quốc gia, đỉnh cao của sự hội tụ đoàn kết thống nhất cộng đồng dân tộc của người Việt Nam được biểu hiện dưới dạng tín ngưỡng, tôn giáo Đó là người Việt Nam dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu trên mọi miền của Tổ quốc hay định
cư ở nước ngoài, dù có khác nhau về ngôn ngữ, về tín ngưỡng, tôn giáo, thế hệ thì đều hướng về cội nguồn dân tộc chung – nơi các Vua Hùng đã có công dựng nước – thực hiện các nghỉ lễ tế tự, thờ cúng thể hiện lòng tôn kinh, niềm tự hào dân tộc về Con Lạc cháu Hồng, về nghĩa đồng bảo đoàn kết gắn bó chặt chẽ trong một cộng đồng quốc gia – dân tộc thống nhất
Như vậy, chính tín ngưỡng truyền thống đã làm nên nét đặc thù trong quan
hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam, thậm chí, nó còn chi phối mạnh mẽ làm biến đổi các nền văn hóa, hay các tôn giáo bên ngoài khi du nhập vào Việt Nam Nội dung đã đề cập đến sự chi phối mạnh mẽ của tín ngưỡng truyền thống trong quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam Dưới đây là các lĩnh vực thực tế:
1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình và dòng họ
2 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng ở cấp độ làng xã
3 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở cấp độ quốc gia
4 Biến đổi của các tôn giáo ngoại sinh khi du nhập vào Việt Nam
7
Trang 85 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ảnh hưởng đến đời sống xã hội
Những ví dụ và dẫn chứng trên cho thấy tín ngưỡng truyền thống không chỉ có vai trò chi phối mạnh mẽ quan hệ dân tộc và tôn giáo, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và các tôn giáo khi chúng du nhập vào Việt Nam
1.3 Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh tác động đến đời sống cộng đồng và khối đại đoàn kết toàn xã hội
Từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới và phát triển kinh tế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế đã diễn ra ngày càng sâu rộng Điều này không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Những hiện tượng tôn giáo này thường mang tính chất mê tín,
dị đoan rõ rệt Một số nhóm đã lợi dụng lòng tin của người dân vào tôn giáo để tuyên truyền những nội dung phản động, gây hoang mang trong quần chúng, thực hiện những nghi lễ phản văn hóa và truyền bá đạo trái phép Họ phát tán các tài liệu có nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ giữa các dân tộc và tôn giáo, đồng thời phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc Những hành động này đã làm gia tăng sự phức tạp trong tình hình an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội ở nhiều vùng dân tộc thiểu số
Ví dụ: Hiện tượng Tiên Lành Đề Ga và Hà Mòn: Ở khu vực Tây Nguyên, một số
tổ chức đã lợi dụng lòng tin tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số để thực hiện các hoạt động chính trị phản động, gây chia rẽ giữa các dân tộc, làm mất ổn định
xã hội Họ tuyên truyền các nội dung ly khai, kêu gọi người dân tách khỏi chính quyền trung ương và thành lập một quốc gia độc lập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
an ninh chính trị khu vực
Các hiện tượng tôn giáo mới không chỉ gây ra những mâu thuẫn và xung đột trong cộng đồng mà còn tạo ra thách thức lớn đối với việc duy trì khối đại đoàn kết dân tộc Đặc biệt là ở các khu vực có đông đồng bào dân tộc thiểu số, sự phát triển của các nhóm tôn giáo mới có thể làm suy yếu mối quan hệ giữa các dân tộc, ảnh hưởng đến sự thống nhất của cả quốc gia
II ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÁC MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY.
2.1 Tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc và tôn giáo, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết tôn giáo là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam.
8
Trang 9Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng, đa dạng
về tổ chức, khác nhau về số lượng, có nguồn gốc phát sinh, du nhập, phát triển và ảnh hưởng khác nhau trong đời sống chính trị, văn hoá, xã hội Kể từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời (tháng 8/1945) đến nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định công tác tôn giáo, dân tộc là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc là chính sách nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta Mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, các hành vi lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị gây mất an ninh, trật tự
và chủ quyền quốc gia đều bị nghiêm trị Điều đó được thể hiện sinh động trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
Trong thực tế đã có rất nhiều chương trình do đồng bào dân tộc, tôn giáo thực hiện nhầm hỗ trợ Nhà nước và nhân dân xin ví dụ 1 vài hoạt động thực tế:
Đại đức Thích Tâm Thành trụ trì chùa Cổ Am và Phúc Lạc trao quà ủng hộ quỹ phòng dịch Covid-19
\
Miền Bắc thân thương
2.2 Giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo phải đặt trong mối quan hệ với cộng đồng quốc gia - dận tộc thống nhất, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tôn giáo và dân tộc là hai vấn đề rất nhạy cảm Những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo nếu không được giải quyết một cách thỏa đáng sẽ dẫn tới nguy cơ gây mất ổn định chính trị, xã hội, dễ tạo có cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước Vì vậy, để giải quyết tốt mỗi quan hệ dân
9
Trang 10tộc và tôn giáo, cần phải tuân thủ nguyên tắc: giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở vấn đề dân tộc, tuyệt đối không được lợi dụng vấn đề tôn giáo đòi ly khai dân tộc, hay chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc làm tổn hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc, mà phải đảm bảo giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất đất nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị biểu dương các tổ chức tôn giáo có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
ngày 30/8/2022.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng tham gia điệu xoè với đồng bào các dân tộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ộc_Ảnh: TTXVN
2.3 Giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, quyền của các dân tộc thiểu số đồng thời thời kiên định kiên quyết đấu tranh chống lại lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo vào mục đích chính trị
Mối quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo và nhân quyền là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự thống nhất trong cách tiếp cận và giải quyết Để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân cũng như quyền lợi của các dân tộc thiểu số, cần phải kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo với mục đích chính trị
Quan hệ giữa dân tộc, tôn giáo và nhân quyền có sự tác động lẫn nhau và đồng thời quy định lẫn nhau Do đó, việc giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ đảm bảo các quyền cơ bản của con người về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tín
10
Trang 11ngưỡng và tôn giáo Tuy nhiên, các quyền này cần phải gắn liền với pháp luật Đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng chính là thực hiện nội dung cốt yếu của quyền con người trong khuôn khổ pháp luật
Một trong những nhiệm vụ quan trọng là tranh thủ vận động các chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo để xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” Qua đó, vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc
Phóng (người dân tộc) thăm Trường Phổ thông dân tộc nội trú - THPT tỉnh Tuyên Quang
Tóm lại, việc nhận diện rõ đặc điểm của mối quan hệ dân tộc-tôn giáo hiện nay là cần thiết Vừa phát huy các mối quan hệ tốt đẹp giữa các dân tộc và tôn giáo
để tạo ra sự đồng thuận, đoàn kết, vừa kiên quyết đấu tranh chống lại những hành
vi tiêu cực, lợi dụng mối quan hệ này nhằm phá hoại sự ổn định xã hội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo đến việc bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của mọi người dân, phát triển toàn diện mọi năng lực vốn có của mỗi cá nhân và nhóm xã hội, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số Viê •c thúc đẩy và bảo đảm quyền con người nói chung, bảo đảm quyền tự do tôn giáo, quyền của các dân tộc nói riêng, trước hết là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu, động lực của sự phát triển, đồng thời cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi quốc gia thành viên Liên hợp quốc
III QUAN ĐIỂM, ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG CỘNG SÃN VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
4.1 Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc
Đối với vấn đề dân tộc, Văn kiện Đại hội XIII tiếp tục khẳng định nguyên tắc trong quan hệ dân tộc ở Việt Nam, đó là “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển” Thực tế hiện nay, 54 dân tộc ở Việt1
11