Nhận xét của giảngviên LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thế giới của khởi nghiệp không chỉ là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, mà còn là một cơ hội tuyệt vời cho sinh viên hiện nay để thể hiện sự sáng tạ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO THẢO LUẬN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Chủ đề: Sinh viên khởi nghiệp
Nhóm Thuyết Trình: Nhóm 5 –Lớp 4 – K64 Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đặng Xuân Ngọc
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO THẢO LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Chủ đề: Sinh viên khởi nghiệp
Nhóm Thuyết Trình: Nhóm 5 – Lớp 4 – K64
Thành viên nhóm 5 :
công việc (/100)
Tô Thị Thùy Tiên Nội dung 100 Trần Thị Mỹ Kim Tỏa Nội dung 100 Nguyễn Lê Bảo Trân Nội dung 100 Nguyễn Phan Tuyết Trinh Nội dung 100 Dương Thị Huyền Trang Nội dung 100 Nguyễn Huỳnh Lam Vy Nội dung 100
Đỗ Xuân Trường Nội dung 100
Đỗ Anh Tú ( Nhóm trưởng ) Thuyết trình 100 Ngô Tố Uyên Thuyết trình 100 Bùi Quang Huy Powerpoint 100 Nguyễn Minh Trọng Powerpoint 100 Nguyễn Minh Tú ( Thư ký nhóm ) Powerpoint 100 Đào Trung Vinh Powerpoint 100
Võ Hoàng Yến Câu hỏi thảo luận 100
Trang 3Nhận xét của giảng
viên
LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào thế giới của khởi nghiệp không chỉ là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, mà còn là một cơ hội tuyệt vời cho sinh viên hiện nay để thể hiện
sự sáng tạo, dũng cảm và sự kiên nhẫn Trong bối cảnh hiện nay, thị trường lao động trở nên đầy biến động và có sự cạnh tranh gay gắt, việc bắt đầu vào việc kinh doanh từ con số không của hầu hết mọi người nhất
là ở các bạn sinh viên đã trở thành chủ đề nóng hổi hiện nay Với sự năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết của các bạn sinh viên thì đây được xem
là lực lượng quan trọng trong phong trào khởi nghiệp.
Bài thảo luận này nhằm mục đích nghiên cứu về khởi nghiệp của các bạn sinh viên tại Việt Nam Bài thảo luận sẽ bao gồm các nội dung sau: Khởi nghiệp là gì? Đặc điểm của khởi nghiệp, vấn đề xoay quanh sinh viên khởi nghiệp, lợi ích của việc nghiên cứu của chủ đề này và các phương pháp nghiên cứu khởi nghiệp sinh viên.
Kết quả nghiên cứu của chủ đề này sẽ góp phần làm rõ vai trò của khởi nghiệp của sinh viên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Trang 4đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cho sinh viên
Mục lục
I Khái niệm và đặc điểm của khởi nghiệp 5
1 Khái niệm khởi nghiệp 5
2 Đặc điểm của khởi nghiệp 5
II Lợi thế khi sinh viên khởi nghiệp và các giai đoạn khởi nghiệp của sinh viên 6
1 Lợi thế khi sinh viên khởi nghiệp 6
2 Các giai đoạn khởi nghiệp của sinh viên 7
III Vấn đề xoay quanh sinh viên khởi nghiệp 9
1 Thực trạng hiện nay 9
2 Những thách thức đối với sinh viên khởi nghiệp 10
2.1 Những thách thức chủ quan 10
2.2 Những thách thức khách quan 11
3 Giải pháp 12
IV Kết luận 14
Trang 5I Khái niệm và đặc điểm của khởi nghiệp
1 Khái niệm khởi nghiệp
Khởi nghiệp hay startup có thể hiểu là việc của một cá nhân hay một nhóm người bắt đầu xây dựng một mô hình kinh doanh riêng Điều này bao gồm tìm kiếm ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch, tìm nguồn vốn và triển khai các hoạt động kinh doanh Khởi nghiệp là một quá trình đầy thách thức bởi nó yêu cầu sự tự tin, sáng tạo và sự quản lý tốt của những người khởi nghiệp để tạo ra một doanh nghiệp thành công
Trang 62 Đặc điểm của khởi nghiệp
- Sự sáng tạo: khởi nghiệp thường bắt đầu từ ý tưởng mới, sáng tạo trong cách tiếp cận
vấn đề hoặc cung cấp giải pháp mới
- Tinh thần tự chủ: Người khởi nghiệp thường có tinh thần tự chủ cao, làm việc không
theo lịch trình cố định và có khả năng quyết định tự do trong việc điều hành doanh nghiệp
- Tính linh hoạt: khởi nghiệp thường cần phải thích nghi nhanh chóng tới thị trường, đối
thủ cạnh tranh và điều kiện kinh doanh thay đổi
- Tính đổi mới: khởi nghiệp thường phải liên tục đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường,
giữ cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình luôn cạnh tranh và hấp dẫn
- Tính kinh doanh: mục tiêu cuối cùng của một doanh nghiệp khởi nghiệp thường là tạo
ra lợi nhuận và phát triển bền vững
- Tính rủi ro: khởi nghiệp thường mang theo rủi ro cao, bao gồm việc đầu tư thời gian,
tiền bạc và công sức mà không có đảm bảo thành công
II Lợi thế khi sinh viên khởi nghiệp và các giai đoạn khởi nghiệp của sinh viên
Hiện nay có bao nhiêu sinh viên khởi nghiệp ở Việt Nam? Số lượng sinh viên khởi nghiệp ở Việt Nam là không cụ thể Tuy nhiên, theo các báo cáo, hệ sinh thái này tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ Năm 2022, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam giảm 56% so với năm 2021, nhưng vẫn tăng 41% so với năm 2020 Tổng số đầu tư rót vào startup năm qua đặt 634 triệu USD, thông qua 134 thương vụ Điều này cho thấy có lượng lớn sinh viên và người trẻ đang tham gia vào hành trình khởi nghiệp
Vậy những lợi thế, nhưng cơ hội nào mà sinh viên có khi khởi nghiệp? Nhưng giai đoạn
mà sinh viên cần phải làm khi bắt đầu khởi nghiệp là những giai đoạn nào? Ta hãy cùng tìm hiểu nó
1 Lợi thế khi sinh viên khởi nghiệp
Khởi nghiệp đòi hỏi ở bạn rất nhiều thứ Đối với sinh viên sẽ có những ưu thế để có thể khởi nghiệp:
- Trẻ và tràn đầy năng lượng: Con người muốn làm bất cứ việc gì đều cần có sức khỏe Càng trẻ sức khỏe càng dồi dào bạn càng có thể làm được bất kì việc gì bạn muốn Đa
số người lớn tuổi khi được hỏi về điều tiếc nuối nhất trong cuộc đời của họ là gì Đa phần, mọi người đều trả lời rằng: “tôi tiếc vì những gì tôi đã từng muốn nhưng chưa
Trang 7dám làm khi còn trẻ” Bạn còn trẻ bạn có nhiều thời gian để trau dồi, rèn luyện thêm những kiến thức cần có
- Có thể tìm kiếm được bạn đồng hành: Môi trường đại học là nơi dễ dàng để cho bạn kiếm những người có cùng chung chí hướng, cùng sự nhiệt huyết giống bạn Hơn thế nữa, khi là sinh viên, khoảng thời gian bắt đầu va chạm với cuộc sống khó khăn ngoài
xã hội Bạn có thể biết được năng lực thật sự của một người bạn thông qua việc học chung với họ suốt một thời gian dài Trong suốt khoảng thời gian ấy, cả hai sẽ nhận ra năng lực thật sự của người đồng hành của mình
- Sinh viên hầu như không có nhiều vướng bận: Người ta thường bảo sinh viên rất vô tư, không nhiều âu lo Mối quan tâm lớn nhất của sinh viên dường như chỉ là việc học Chính vì vậy thời điểm còn đi học, rất nhiều sinh viên lựa chọn khởi nghiệp Bạn sẽ có nhiều thời gian để chăm lo cho “đứa con tinh thần” của mình hơn
- Sai có thể sửa: Khởi nghiệp thường cần nhiều kinh nghiệm Sinh viên thì không có được yếu tố này Nhưng cái mà bạn có được chính là thời gian Thời gian bạn còn rất dài, nếu sai bạn có thể sửa Nếu vấp ngã bạn có thể đứng lên Tích lũy dần theo thời gian bạn sẽ có được kinh nghiệm cho riêng bản thân mình Kinh nghiệm muốn có thì chỉ chính bạn trải nghiệm mới được Vì vậy đừng sợ khi mình không có kinh nghiệm,
cứ tiếp tục với những dự định của mình Rồi bạn sẽ tìm được cách đúng cho con đường mình lựa chọn
- Sự nhiệt huyết của tuổi trẻ: Tuổi trẻ dám nghĩ dám làm, chẳng sợ thất bại Chính vì vậy trong giai đoạn này có rất nhiều người đã có thể khởi nghiệp thành công Bạn sẽ chẳng tưởng tượng nổi có khi chỉ đơn giản là mở một gánh hàng rong cũng có thể khởi nghiệp thành công rồi Bạn còn trẻ thì nghĩ gì cứ bắt tay vào làm
Tóm lại, Hiện nay, sinh viên khởi nghiệp được xem như một phong trào cực kỳ sôi nổi
và tích cực Ở độ tuổi này, nhiều người cho rằng khởi nghiệp là lý tưởng nhất Bởi sinh viên có những lợi thế như sức khỏe, trí óc linh hoạt, khả năng tiếp nhận, sự nhiệt huyết,
… Hơn hết, nếu có thất bại, sinh viên nhận được nhiều bài học, kiến thức và kinh nghiệm cho mình để tiếp tục khởi nghiệp và kinh doanh trong tương lai Không ít người trẻ ở lứa tuổi sinh viên đã khởi nghiệp thành công nhờ ý tưởng táo bạo Nhờ vào những kiến thức và kỹ năng trên giảng đường đại học, cộng hưởng với sự đam mê, sáng tạo và luôn tìm tòi, học hỏi thì sinh viên đã tạo nên nhiều thành công vượt bậc Hơn nữa, các môn học hay các cuộc thi ở trường luôn khuyến khích và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đặc biệt là sinh viên kinh tế
2 Các giai đoạn khởi nghiệp của sinh viên
- Ý tưởng: sinh viên nảy sinh ý tưởng kinh doanh từ trải nghiệm học tập hoặc quan sát
các thách thức trong xã hội
Trang 8- Nghiên cứu và phát triển ý tưởng: tìm hiểu thị trường, khảo sát người dùng và phát
triển chiến lược kinh doanh cơ bản
- Thử nghiệm thị trường: Thực hiện các thử nghiệm nhỏ để đánh giá khả năng tiếp nhận
của thị trường đối với ý tưởng kinh doanh
- Tìm đối tác và nguồn lực: tìm kiếm đối tác, đồng nghiệp hoặc nguồn lực cần thiết để
triển khai ý tưởng
VD: Sau thời gian làm quản lý kinh doanh cho một công ty xây dựng website, Thắng gặp Nguyễn Anh Tú, bấy giờ đang làm việc với vị trí lập trình viên tại công ty Hai anh
em nói chuyện và ngày càng thân thiết hơn, qua đó nhận ra niềm đam mê khởi nghiệp chung ở cả hai Thế nên hai chàng trai đã quyết định nghỉ việc ở công ty cũ, cùng nhau lập nghiệp Trần Minh Thắng 24 tuổi còn Nguyễn Anh Tú mới 21 tuổi, hai chàng trai cùng thành lập nhóm phát triển Website Những khách hàng đầu tiên của hai người đều
là thông qua giới thiệu từ những người bạn Thắng có ở công ty cũ Thời gian đầu, hầu như doanh thu đều sử dụng để đầu tư vào phòng ốc và thiết bị Công ty của cả hai được thành lập năm 2010, với chỉ 5 nhân viên, cùng 20 – 30 đơn hàng một năm Ấy vậy mà chỉ sau 2 năm, nhân sự đã tăng đến 7 lần và số lượng đơn hàng cũng gấp 20 lần trước đây Thấu hiểu được vấn đề của khách hàng là chi phí thiết kế website quá cao, Thắng
và Tú quyết định hướng đến việc xây dựng website giá rẻ Chính nhờ hướng đi đúng đắn này đã giúp 2 chàng trai sinh viên khởi nghiệp thành công Họ tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn, cũng như mang dịch vụ tưởng như “đắt đỏ” này đến với nhiều doanh nghiệp hơn
- Xây dựng sản phẩm hoặc dịch vụ: phát triển và thử nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của
họ để đảm bảo chúng đáp ứng nhu cầu thị trường
- Tìm kiếm hỗ trợ và tài trợ: tìm kiến các nguồn tài trợ, học bổng hoặc chương trình hỗ
trợ khởi nghiệp từ trường học hoặc tổ chức bên ngoài
VD: Nguyễn Hoàn Lê Vy ( năm thứ nhất, ngành quản trị truyền thông, trường Đh Greenwich) cũng là một startup trẻ từng gọi vốn thành công ở chương trình truyền hình
“Shark Tank Việt Nam” mùa thứ 5
Trang 9Nguyễn Hoàn Lê Vy: Từ nhỏ, Vy và người chị của mình luôn khao khát khởi nghiệp, sau nhiều lần kinh doanh thất bại, giữa năm 2021, cả hai bắt tay vào kinh doanh nến thơm, với số vốn khiêm tốn 20 triệu đồng “Ban đầu, mình và chị bán cho bạn bè, người quen trên Facebook cá nhân rồi mới dần mở rộng hoạt động kinh doanh trên các kênh online như Shopee, Instagram,…thu hút khách hàng từ nhiều địa phương đến hỏi mua”, Lê Vy cho biết Kinh doanh mặt hàng nến thơm từ giữa năm 2021, có những tháng, doanh thu bán nến của Vy và chị của mình lên đến 200 triệu đồng Trung bình, mỗi tháng bán lẻ
và nhận gia công theo yêu cầu trên 500 sản phẩm Sau bao lần cùng ngau trải qua rất nhiều chặng đường gian nan, cuối cùng Vy và chị mình đã thành lập thương hiệu Nến thơm Jaros Candle Đặc biệt, sản phẩm nến thơm của Lê Vy cũng được gia công cho một đơn vị khác đem đi xuất khẩu
- Xây dựng mạng lưới và thương mại hóa: Xây dựng mạng lưới với các doanh nghiệp,
cộng đồng sinh viên và người ủng hộ để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh và thương mại hóa ý tưởng
Trang 10III Vấn đề xoay quanh sinh viên khởi nghiệp
1 Thực trạng hiện nay
- Khởi nghiệp ở sinh viên hiện nay còn gặp nhiều thách thức bởi theo các chuyên gia, trước vấn đề khởi nghiệp sinh viên thường sợ thất bại
Nảy sinh tâm lý an phận và muốn tìm kiếm công việc với mức lương phù hợp với bản thân
- Đồng thời, nhiều sinh viên còn thiếu tự tin, tâm lý e ngại, nhất là những thứ mà họ mới tiếp xúc
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một chặng đường dài và không dễ dàng đối với sinh viên vừa mới tốt nghiệp hoặc là vừa học vừa làm Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ các tổ chức và chính phủ, cùng với sự kiên trì và nỗ lực không ngừng của các sinh viên, chúng
ta có thể mong đợi một tương lai sáng lạn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
Trang 112 Những thách thức đối với sinh viên khởi nghiệp
2.1 Những thách thức chủ quan
- Thiếu kinh nghiệm: “kinh nghiệm” cũng là một yếu tố quan trọng mà chúng ta cần nhắc
đến Ngay cả những người đã thành công, họ sẽ vẫn không ngừng học hỏi tích lũy kinh nghiệm Cho nên, chúng ta hãy cố gắng tích lũy kinh nghiệm trước khi bắt đầu làm
- Không có khả năng đánh giá ý tưởng: đánh giá tính khả thi của ý tưởng là bước đầu tiên
nhưng vô cùng quan trọng trong khởi nghiệp Hiện nay, ý tưởng mới hoàn toàn là rất hiếm, bởi hầu hết có người đã và đang thực hiện Vì thế, các bạn sinh viên không nên quá “ảo tưởng” về tính độc tôn của ý tưởng và bảo thủ giữ bản quyền mà phải tập trung hiện thực hóa ý tưởng đó, tạo nên thành công và khác biệt so với những người khác có chung mục tiêu
Từ đó thành công đó mà tạo được bản quyền dành cho mình
- Quản lý thời gian và năng suất: quản lý thời gian hiệu quả là điều rất cần thiệt và quan
trọng trước khi bắt đầu khởi nghiệp Các sinh viên phải quản lý rất nhiều việc khác nhau nên có thể dễ bị phân tâm và mất tập trung vào việc mình muốn thực hiện
- Tâm lý e sợ: nỗi sợ thất bại có thể làm giảm lòng tự tin của sinh viên khởi nghiệp và làm
họ dè chừng khi tiến hành thử nghiệm ý tưởng mới
Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình tạo ra những giải pháp sáng tạo và tiên tiến
Trang 12- Thiếu sự tự tin và tự nghiệm: sinh viên thường phải đối mặt với sự nghi ngờ và thiếu tự
tin vào khả năng của mình khi bắt đầu một doanh nghiệp Sự sợ hãi và lo lắng có thể ngăn họ khởi đầu và thử nghiệm ý tưởng của mình
2.2 Những thách thức khách quan
- Thiếu nguồn vốn: chúng ta là những người trẻ, là những người đầy nhiệt huyết, sáng tạo
và năng động,… Nhưng những thứ ấy không là yếu tố tất yếu để quyết định bạn thành công khi mà bạn không có nguồn vốn cũng như không có nguồn vốn hỗ trợ thích hợp
- Thiếu sự tìm hiểu: hiểu được nhu cầu thị trường đối với sản phẩm hoặc dịch vụ là một
khía cạnh quan trọng trong kế hoạch kinh doanh Nếu nguồn cung> cầu thì công việc khởi nghiệp này sẽ không thành công dù cho ý tưởng có hay đến đâu
- Thiếu sự hiểu biết: sự hiểu biết là rất quan trọng trong việc khởi nghiệp sinh viên muốn
khởi nghiệp cần có các kiến thức cần thiết như luật doanh nghiệp, luật phá sản, luật đầu tư,… ở điều này yêu cầu họ cần dành thời gian và nguồn lực để tìm hiểu và học hỏi
- Sinh viên thường cân nhắc giữa việc phát triển doanh nghiệp và việc học, làm thêm
hoặc các cam kết khác Điều này có thể tạo ra áp lực lớn và đòi hỏi kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
- Sự thiếu kiên nhẫn: sinh viên thường mong muốn thấy kết quả nhanh chóng từ việc khởi
nghiệp, nhưng thực tế là thành công không đến một cách nhanh chóng
- Thách thức hỗ trợ gia đình: sinh viên có thể phải đối mặt với sự áp lực từ gia đình hoặc
người thân, đặc biệt là nếu họ mong đợi sinh viên tập trung vào việc học hoặc lựa chọn một công việc ổn định
3 Giải pháp
- Trau dồi, tìm tòi, học hỏi những kiến thức từ thầy cô truyền đạt, từ kinh nghiệm trong
cuộc sống, từ những người đi trước
- Phát huy tối đa vai trò của trung tâm khởi nghiệp.
Trang 13- Chuẩn bị cho mình các kĩ năng cần thiết:như kĩ năng làm việc nhóm,
quản lí thời gian và công việc, khả năng thuyết phục và lãnh đạo
- Việc không ngừng thử sức với dự án từ nhỏ tới lớn Phần nào giúp bản thân nhìn nhận
được thứ hạng của mình Biết rõ điểm yếu và mạnh sẽ dần dần định hình được hướng đi sau này
- Dành thời gian thực hiện nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin về khách hàng tiềm năng Điều này sẽ tiết lộ quy mô thị trường mục tiêu và giúp quyết định xem có đủ nhu cầu cho ý tưởng kinh doanh của mình hay không