MỞ ĐẦU Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em tích cực hoạt động để lĩnh hội nền văn hóa xã hội loài người.. Sự phát triển tâm lý của trẻ em được thực hiện theo cơ chế di sả
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
HỌC PHẦN
TÂM LÝ HỌC – GIÁO DỤC HỌC TIỂU HỌC
Người thực hiện:
Mã học viên
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
NGHỆ AN – 2021
Trang 2I MỤC LỤC
II NỘI DUNG 1
PHẦN I CHỦ ĐỀ 1 1
1 MỞ ĐẦU 1
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
2.1 Sự phát triển tâm lý của trẻ em được thực hiện theo cơ chế di sản xã hội 2
2.2 Hoạt động là động lực và phương thức của sự phát triển tâm lý trẻ em 2
2.3 Giao tiếp là điều kiện của sự phát triển tâm lý trẻ em 2
3 KẾT LUẬN 5
PHẦN II CHỦ ĐỀ 2 6
1 MỞ ĐẦU 6
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
2.1 Thực trạng dạy học 2 buổi/ ngày tại trường TH … 7
2.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy 2 buổi/ngày 8
3 KẾT LUẬN 10
III TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3II NỘI DUNG PHẦN I CHỦ ĐỀ 1 (Anh chị hãy giải thích và lấy ví dụ thực tế của hoạt động dạy học ở Trường Tiểu học để chứng minh các luận điểm: Sự phát triển tâm lý của trẻ
em được thực hiện theo cơ chế di sản xã hội; Hoạt động là động lực và phương thức của sự phát triển tâm lý trẻ em; Giao tiếp là điều kiện của sự phát triển tâm lý trẻ em)
1 MỞ ĐẦU
Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em tích cực hoạt động để lĩnh hội nền văn hóa xã hội loài người L.x Vưgốtxki đã đi sâu nghiên cứu về vai trò của việc sử dụng các công cụ lao động ở người và nêu ra tư tưởng: việc sử dụng các công cụ lao động dẫn đến sự biến đổi hành vi con người, khiến con người khác với động vật Sự khác biệt này thể hiện rõ nhất ở tính gián tiếp của hoạt động Trong hoạt động, con người biết sử dụng công cụ lao động và các kí hiệu (từ ngữ, chữ số…) Công cụ hướng ra bên ngoài, tác động vào đối tượng nhằm biến đổi nó phục vụ cho những nhu cầu của con người, còn kí hiệu hướng vào bên trong, tác động đến hành vi con người, có vai trò điều khiển, điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người Sự phát triển diễn ra trong chính quá trình con người nắm vững các loại công cụ và các loại kí hiệu đó Trải qua các giai đoạn phát triển, con người sử dụng các loại ký hiệu để ghi lại những kinh nghiệm về các loại công cụ và cách thức sử dụng chúng Đó là kho tàng kinh nghiệm mang tính xã hội lịch sử của loài người Để phát triển, đứa trẻ phải tích cực lĩnh hội được những kinh nghiệm đó thông qua hoạt động và giao tiếp Nhưng đứa trẻ không tự lớn lên giữa môi trường
mà thông qua vai trò trung gian của người lớn Người lớn truyền thụ những kinh nghiệm đó bằng con đường đặc trưng là giáo dục (theo nghĩa rộng) Chính vì vậy,
L X Vưgôtxki coi giáo dục chiếm vị tri trung tâm hàng đầu trong toàn bộ hệ thống tổ chức cuộc sống của trẻ em
Việc nghiên cưu các yếu tố tác động đến sự phát triển tâm lý của trẻ em như: tâm lý trẻ em được thực hiện theo cơ chế di sản xã hội; Hoạt động là động lực và
1
Trang 4phương thức của sự phát triển tâm lý trẻ em; Giao tiếp là điều kiện của sự phát triển tâm lý trẻ em, do đó rất quan trọng
2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1 Sự phát triển tâm lý của trẻ em được thực hiện theo cơ chế di sản xã hội
- Sự phát triển của trẻ em là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử trong nền văn hóa:
+ Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Nói tới văn hoá là nói tới con người, nói tới xã hội loài người cùng toàn bộ những thành tựu phát triển của nó
+ Nền văn hoá xã hội chứa đựng toàn bộ kinh nghiệm xã hội - lịch sử được loài người tạo ra trong suốt quá trình lịch sử
+ Văn hoá thường được chia thành hai hình thái: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể Tuy nhiên sự phân chia như vậy chỉ mang tính ước lệ, tương đối + Tâm lý học khoa học đã khẳng định: Sự phát triển của trẻ em, quá trình nên người của trẻ chính là quá trình đứa trẻ đứa trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử được loài người sáng tạo ra và giữ lại trong nền văn hoá, bằng chính hoạt động của trẻ em
- Vai trò của nền văn hoá xã hội đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em:
+ Mối quan hệ giữa con người và văn hoá, hay vai trò của nền văn hoá xã hội đối với sự phát triển tâm lý người là một vấn đề quan trọng trong lý luận văn hoá
2
Trang 5+ Xét về quá trình phát triển của một đứa trẻ, thì ngay từ khi ra đời, trẻ đã có sẵn một thế giới văn hoá của của loài người, trẻ chưa phải là người sáng tạo ra
nó và cũng chưa thể biến đổi nó Song nền văn hoá xã hội là nguồn gốc của sự phát triển tâm lý của trẻ Không được sống trong xã hội loài người thì đứa trẻ không thể trở thành người Khi sinh thành ra, đứa trẻ được thừa hưởng bộ não người - cơ quan quan trọng nhất để phản ánh hiện thực khách quan làm nảy sinh vấn đề tâm lý
+ Văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử của mỗi dân tộc Không bao giờ có thể cắt đứt con người với lịch sử, nên cũng không thể tách con người với văn hoá Vì văn hoá cũng là bản thân lịch sử của con người, là cội nguồn của mỗi người Với ý nghĩ đó, việc giáo dục con người bằng văn hoá, bằng các giá trị và truyền thống văn hoá có vai trò rất quan trọng + Trẻ sinh ra và phát triển tâm lý của nó bị khống chế bởi nền văn hoá mà nó tiếp xúc, nền văn hoá xã hội, những kinh ngiệm lịch sử xã hội là nguồn gốc và nội dung của sự phát triển tâm lý, văn hoá lạc hậu, chậm phát triển sản sinh ra những con người lạc hậu, văn hoá hiện đại sẽ sản sinh ra những con người văn minh + Loài người hình như không có sự đồng nhất không phải vì màu da, mái tóc, đặc điểm của mắt mũi, mà vì có sự khác biệt khá lớn về điều kiện và cách sống,
về sự phong phú của hoạt động vật chất và tinh thần, về trình độ phát triển năng lực tâm lý của họ khác nhau về văn hoá
Như vậy, do điều kiện, hoàn cảnh kinh tế và tiến bộ xã hội khác biệt có thể tạo nên trình độ phát triển khác nhau của trẻ em các dân tộc sống ở các miền khác nhau trên thế giới và giữa các vùng trong cùng một đất nước
- Đối với trẻ ở lứa tuổi Tiểu học thì văn hoá gia đình có một vai trò đặc biệt: + Lúc mới sinh ra, tất cả trẻ em đều được cha mẹ nuôi dưỡng trong tổ ấm,
đến một độ tuổi nào đó mới ra đời, mới hoà nhập được vào cộng đồng xã hội + Tổ ấm của trẻ em là gia đình, là môi trường văn hoá được tạo dựng nên trên cơ sở tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt trong gia đình - gọi là văn hoá gia đình
3
Trang 6+ Văn hoá gia đình là một môi trường đặc biệt rất phù hợp với sự phát triển của trẻ thơ Trước hết vì đó là môi trường an toàn, trong đó đứa trẻ lớn lên bên cạnh những người ruột thịt, luôn được yêu thương ấp ủ, môi trường đó tạo nên ở trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lý Do trẻ luôn được chăm sóc nên tạo ra ở trẻ cảm giác an toàn về mặt thể chất, nhờ có cảm giác an toàn đó, đứa trẻ mới cảm thấy yên tâm, mới vui chơi hồn nhiên, mới mạnh dạn thăm dò, thử nghiệm tìm cách tác động lên sự vật xung quanh để phát huy những khả năng về tâm lý và sinh lý đang sinh sôi nảy nở Mất đi cái cảm giác an toàn, đứa trẻ luôn sợ hãi, dễ co mình lại, giảm tính tích cực năng động và thường xuyên rơi vào tình trạng thụ động, buồn bã
+ Gia đình còn là môi trường phong phú Có thể nói văn hoá gia đình là môi trường an toàn và phong phú, trong đó trẻ được nuôi dưỡng và dạy dỗ theo một phương thức đặc biệt - phương thức gia đình - khác với phương thức nhà trường
Tóm lại, văn hoá gia đình là môi trường rất cần thiết cho trẻ thơ Đó là nền
văn hoá mà con người được tiếp cận sớm nhất, là môi trường xã hội đầu tiên của mỗi người, với một phương thức tác động rất phù hợp đối với quá trình hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Đó chính là cuộc sống thực của trẻ
2.2 Hoạt động là động lực và phương thức của sự phát triển tâm lý trẻ em
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động:
+ Ngày nay quan niệm cho rằng: Tâm lý, nhân cách con người chỉ có thể nảy
sinh, vận hành, phát triển và bộc lộ thông qua hoạt động, được thừa nhận rông rãi + Các Mác quan niệm rằng: “Ý niệm chẳng qua là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó” Quan niệm này được các nhà tâm lý học nghiên cứu và diễn đạt nó một cách cụ thể Bắt đầu từ nghiên cứu của Vưgôtxki Ông cho rằng: Hoạt động tâm lý (Hoạt động bên trong) của mỗi người được xây dựng theo mẫu của hoạt động bên ngoài
+ Vai trò của tính tích cực hoạt động của con người trong quá trình nhận thức thế giới là rất quan trọng Nó luôn là một trong các điều kiện quyết định của bất cứ hoạt động nào của trẻ và sự phát triển nói chung Kết quả của hoạt động
4
Trang 7phụ thuộc vào tính tích cực, vào vai trò của nó đối với sự phát triển của trẻ Ví dụ :
Có thể nói kết quả hoạt động còn phụ thuộc vào động cơ, hệ thống động cơ thứ bậc
sẽ tạo ra xu thế hoạt động, xu thế phát triển nhân cách
+ Chính hệ thống động cơ thứ bậc, động cơ tạo ra khuynh hướng của hoạt động khác nhau của các cá nhân, tạo ra nét đặc trương tâm lý, nhân cách của từng trẻ
- Hoạt động chủ đạo:
+ Cuộc sống là một chuỗi hoạt động Song có những dạng hoạt động trong
giai đoạn này là chủ đạo và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách, có những dạng hoạt động ít có ý nghĩa hơn đối với sự phát triển tâm lý, nhân cách, có những hoạt động giữ vai trò chủ yếu trong sự phát triển, có những dạng giữ vai trò phụ thuộc Nhưng sự phát triển tâm lý phụ thuộc không phải vào những hoạt động nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo + Ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định, đó là hoạt động có những đặc điểm sau đây:
Là hoạt động có đối tượng mới mẻ, chưa hề có trước đó Chính đối tượng
mới này tạo ra những cái mới (hay những cấu tạo mới) trong tâm lý, tức là tạo ra
sự phát triển (theo đúng nghĩa của thuật ngữ này)
Là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lý trẻ Những quá
trình tâm lý của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này
Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng diễn ra động thời
và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lý của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển Chẳng hạn, hoạt động vui trơi của trẻ mẫu giáo mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề, so với hoạt động chủ đạo của lứa tuổi ấu nhi (là hoạt động với đồ vật) thì nó có đối tượng mới, đó là chức năng đối tượng của người lớn và những, mối quan hệ giữa họ với các kiểu ứng xử của con người
Tóm lại: “Hoạt động chủ đạo đó là hoạt động mà sự phát triển của nó quy
định những biến đổi chủ yếu nhất trong trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó”
5
Trang 82.3 Giao tiếp là điều kiện của sự phát triển tâm lý trẻ em
Theo tâm lý học: Giao tiếp là hoạt động xác lập, vận hành các mối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội
- Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người Nếu không có giao tiếp với người khác thì con người không thể phát triển, cảm thấy cô đơn và có khi trở thành bệnh hoạn
- Nếu không có giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội, vì xã hội luôn là một cộng đồng người có sự ràng buộc, liên kết với nhau
- Qua giao tiếp chúng ta có thể xác định được các mức độ nhu cầu, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm…của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp đáp ứng kịp thời, phù hợp với mục đích và nhiệm vụ giao tiếp
- Từ đó tạo thành các hình thức giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với nhóm, giữa nhóm với nhóm hoặc giữa nhóm với cộng đồng
Ví dụ: Khi một con người sinh ra được chó sói nuôi, thì người đó sẽ có nhiều
lông, không đi thẳng mà đi bằng 4 chân, ăn thịt sống, sẽ sợ người, sống ở trong hang và có những hành động, cách cư xử giống như tập tính của chó sói
Giao tiếp là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi
- Từ khi con người mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp, nhằm thõa mãn những nhu cầu của bản thân
- Ở đâu có sự tồn tại của con người thì ở đó có sự giao tiếp giữa con người với con người, giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển con người
- Để tham gia vào các quan hệ xã hội, giao tiếp với người khác thì con người phải có một cái tên, và phải có phương tiện để giao tiếp
- Lớn lên con người phải có nghề nghiệp, mà nghề nghiệp do xã hội sinh ra và quy định Việc đào tạo, chuẩn bị tri thức cho nghề nghiệp phải tuân theo một quy định cụ thể, khoa học… không học tập tiếp xúc với mọi người thì sẽ không có nghề nghiệp theo đúng nghĩa của nó, hơn nữa muốn hành nghề phải có nghệ thuật giao tiếp với mọi người thì mới thành đạt trong cuộc sống
6
Trang 9- Trong quá trình lao động con người không thể tránh được các mối quan hệ với nhau Đó là một phương tiện quan trọng để giao tiếp và một đặc trưng quan trọng của con người là tiếng nói và ngôn ngữ
- Giao tiếp giúp con người truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động, giải quyết các vấn đề trong học tập, sản xuất kinh doanh, thỏa mãn những nhu cầu hứng thú, cảm xúc tạo ra
- Qua giao tiếp giúp con người hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và làm việc cùng nhau
Ví dụ: Từ khi một đứa trẻ vừa mới sinh ra đã có nhu cầu giao tiếp với ba mẹ
và mọi người để được thỏa mãn nhu cầu an toàn, bảo vệ, chăm sóc và được vui chơi,…
Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội
- Trong quá trình giao tiếp thì cá nhân điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội, quan hệ xã hội, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực
- Cùng với hoạt động giao tiếp con người tiếp thu nền văn hóa, xã hội, lịch sử biến những kinh nghiệm đó thành vốn sống Kinh nghiệm của bản thân hình thành
và phát triển trong đời sống tâm lý Đồng thời góp phần vào sự phát triển của xã hội
- Nhiều nhà tâm lý học đã khẳng định, nếu không có sự giao tiếp giữa con người thì một đứa trẻ không thể phát triển tâm lý, nhân cách và ý thức tốt được
- Nếu con người trong xã hội mà không giao tiếp với nhau thì sẽ không có một xã hội tiến bộ, con người tiến bộ
- Nếu cá nhân không giao tiếp với xã hội thì cá nhân đó sẽ không biết phải làm những gì để cho phù hợp với chuẩn mực xã hội, cá nhân đó sẽ rơi vào tình trạng cô đơn, cô lập về tinh thần và đời sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn
- Trong khi giao tiếp với mọi người thì họ truyền đạt cho nhau những tư tưởng , tình cảm, thấu hiểu và có điều kiện tiếp thu được những tinh hoa văn hóa nhân loại, biết cách ứng xử như thế nào là phù hợp với chuẩn mực xã hội
7
Trang 10Ví dụ: Khi gặp người lớn tuổi hơn mình thì phải chào hỏi, phải xưng hô cho
đúng mực, phải biết tôn trọng tất cả mọi người, dù họ là ai đi chăng nữa, phải luôn luôn thể hiện mình là người có văn hóa, đạo đức
Thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức
- Trong quá trình giao tiếp, con người nhận thức đánh giá bản thân mình trên
cơ sở nhận thức đánh giá người khác Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có đúng không, thừa nhận không Trên cơ sở
đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau
- Tự ý thức là điều kiện trở thành chủ thể hành động độc lập, chủ thể xã hội
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân tự điều chỉnh, điều khiển hành vi theo mục đích tự giác
- Thông qua giao tiếp thì cá nhân có khả năng tự giáo dục và tự hoàn thiện mình
- Cá nhân tự nhận thức về bản thân mình từ bên ngoài đến nội tâm, tâm hồn, những diễn biến tâm lý, giá trị tinh thần của bản thân, vị thế và các quan hệ xã hội
- Khi một cá nhân đã tự ý thức được thì khi ra xã hội họ thường nhìn nhận và
so sánh mình với người khác xem họ hơn người khác ở điểm nào và yếu hơn ở điểm nào, để nổ lực và phấn đấu, phát huy nhũng mặt tích cực và hạn chế những mặt yếu kém
- Nếu không giao tiếp cá nhân đó sẽ không biết những gì mình làm có được
xã hội chấp nhận không, có đúng với những gì mà xã hội đang cần duy trì và phát huy hay không
- Nếu con người khi sinh ra mà bị bỏ rơi, mà được động vật nuôi thì những cử chỉ và hành động của nuôi bản thân con người đó sẽ giống như cử chỉ và hành động của con vật mà đã nuôi bản thân con người đó
Ví dụ: Khi tham gia vào các hoạt động xã hội thì cá nhân nhận thức mình nên
làm những gì và không nên làm những việc gì như: nên giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, không được tham
8