1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế thành phố Hải Phòng

83 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Và Cưỡng Chế Nợ Thuế Tại Cục Thuế Thành Phố Hải Phòng
Tác giả Hoàng Thị Tất
Người hướng dẫn PGS.TS. Đào Văn Hiệp
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 698,24 KB

Nội dung

vấn đề cấp bách, đòi hỏi phải có những biện pháp khả thi để thực hiện tốtcông tác này.Xuất phát từ thực tế trên tác giả đã chọn vấn đề “Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý và cư

Trang 1

- -

HOÀNG THỊ TẤT

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Văn Hiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

HẢI PHÒNG, NĂM 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu củariêng tôi Số liệu sử dụng và kết quả nghiên cứu này hoàn hoàn toàn trungthực Bản luận văn này hoàn thành bởi sự nỗ lực của bản thân cùng với nhữngkiến thức đã học và tích lũy trong quá trình công tác, cùng với sự hướng dẫn

tận tình từ Thầy giáo, PGS.TS Đào Văn Hiệp - Phó hiệu trưởng Trường

ĐHHP và sự giúp đỡ tạo điều kiện của các đồng chí lãnh đạo Cục thuế thànhphố Hải Phòng là đơn vị nơi tôi đang công tác đã giúp tôi hoàn thành luận vănnày Các nội dung nghiên cứu và kết quả thể hiện trong luận văn này là trungthực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đãchỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày 20 tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Tất

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn hai năm học tập tại Trường Đại học Hải Phòng, tôi đã đượccác thầy, cô giáo truyền đạt kiến thức và hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thànhkhoá học đào tạo thạc sĩ Trong quá trình học tập và nghiên cứu ngoài sự cốgắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhântrong và ngoài nhà trường Đến nay tôi đã hoàn thành chương trình các mônhọc và luận văn thạc sĩ khoa học

Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy, cô trong

và ngoài Trường Đại học Hải Phòng và khoa sau Đại học, các thầy cô trực

tiếp giảng dạy trong suốt hơn hai năm qua và đặc biệt Thầy giáo, PGS TS Đào Văn Hiệp- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng đã giành nhiều

thời gian, tâm huyết hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ để tôi nghiên cứu và hoànthành bản luận văn Thạc sĩ khoa học Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơncác đồng chí lãnh đạo, cán bộ công chức của Cục thuế TP Hải Phòng nơi tôiđang công tác đã giúp đỡ cho tôi tiếp cận với các số liệu và cung cấp cho tôicác tài liệu liên quan đến đề tài để tôi có cơ sở nghiên cứu luận văn của mình

Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn của mìnhbằng cả kiến thức đã được trang bị và vốn kinh nghiệm sẵn có Tuy nhiênkhông thể tránh khỏi những khiếm khuyết Rất mong nhận được sự tham giađóng góp ý kiến của quý thầy cô, cùng toàn thể các bạn

Một lần nữa tôi xin được trân trọng cảm ơn

Hải Phòng, ngày … tháng … năm 201

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Tất

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế 4

1.1.1 Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế 4

1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế 5

1.1.3 Phân loại nợ thuế 6

1.1.4 Vai trò của công tác quản lý nợ thuế 9

1.1.5 Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế 10

1.2 Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế 11

1.2.1 Khái niệm cưỡng chế thuế 11

1.2.2 Đặc điểm cưỡng chế thuế 11

1.2.3 Vai trò của công tác cưỡng chế thuế 12

1.2.4 Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế 12

1.3 Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế 13

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế 14

1.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan 14

1.4.2 Nhóm yếu tố khách quan 14

1.5 Một số kinh nghiệm vận dụng vào công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Việt Nam 15

1.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc……….15

1.5.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản……….16

Trang 5

1.5.3 Một số kinh nghiệm vận dụng vào công tác quản lý nợ thuế và cưỡngchế thuế ở Việt Nam 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNGCHẾ THUẾ TẠI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 202.1 Tình hình thực hiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cụcthuế thành phố Hải Phòng 202.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và cơ cấu tổ chứcCục thuế thành phố Hải Phòng 202.1.2 Thực trạng nợ thuế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-

2015 222.1.3 Thực trạng công tác cưỡng chế thuế 372.2 Đánh giá chung về công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế ở Cục thuếthành phố Hải Phòng 452.2.1 Những kết quả đạt được trong thời gian qua 462.2.2 Những hạn chế chủ yếu trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tạiCục thuế thành phố Hải Phòng trong thời gian qua 46CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN

LÝ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ TẠI CỤC THUẾ TP HẢI PHÒNG 523.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội 523.2 Quan điểm đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ vàcưỡng chế thuế 523.3 Biện pháp tăng cường công tác quản lý nợ tại Cục thuế thành phố HảiPhòng 553.3.1 Tăng cường về nghiệp vụ quản lý nợ thuế 553.3.2 Tăng cường trách nhiệm bộ phận quản lý nợ và công chức thuế trongcông tác quản lý nợ thuế 573.3.3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế 583.3.4 Tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ và các bộphận có liên quan khác trong quản lý nợ và đôn đốc thu nộp thuế 593.3.5 Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối với đối tượng nộp thuế 59

Trang 6

3.3.6 Tăng cường công tác rà soát đối chiếu nợ đọng trên ứng dụng thuế tập

trung TMS 60

3.4 Biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế thành phố Hải Phòng 60

3.4.1 Tăng cường biện pháp cưỡng chế tài khoản đối với thuế giá trị gia tăng và tiền chậm nộp 60

3.4.2 Tăng cường cưỡng chế ở các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh 60

3.4.3 Tăng cường biện pháp cưỡng chế thông báo dừng hóa đơn 61

3.4.4 Tăng cường biện pháp thu tiền, tài sản qua bên thứ 3 61

3.4.5 Tăng cường luân phiên, luân chuyển cán bộ quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 61

3.4.6 Tăng cường công khai thông tin người nợ thuế 62

3.4.7 Tăng cường xây dựng kế hoạch kiểm tra tại các doanh nghiêp, kế hoạch cưỡng chế nợ tại bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế 62

3.4.8 Tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan thuế và các tổ chức tín dụng 62

3.4.9 Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành như công an, viện kiểm soát, tòa án để thực hiện các biện pháp khác 63

3.5 Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế TP Hải Phòng 63

3.5.1 Sửa đổi các quy định về các biện pháp cưỡng chế thuế trong Luật Quản lý thuế 63

3.5.2 Điều chỉnh qui định về phạt nộp chậm thuế 64

3.5.3 Mở rộng diện gia hạn nộp thuế 66

3.5.4 Hoàn thiện điều kiện quy định các biện pháp lý xử lý nợ thuế của người nộp thuế lâm vào tình trạng giải thể, phá sản hoặc bỏ trốn mất tích 67

3.5.5 Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục rườm rà, cản trở sản xuất kinh doanh 68

3.5.6 Có chế tài riêng đối với các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Vinashin, vinaline 68

Trang 7

KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DNNN ĐP Doanh nghiệp nhà nước địa phương

DN ĐTNN Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

DN NQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

DNNNTƯ Doanh nghiệp nhà nước trung ươngĐTNT Đối tượng nộp thuế

GTGT Giá trị gia tăng

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1 Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015 23

2.2 Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2011-2015 24

2.3 Cơ cấu thu thuế theo khu vực giai đoạn 2011-2015 26

2.4 Cơ cấu nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2011-2015 26

2.5 Tỷ lệ nợ trên số thu theo khu vực giai đoạn 2011-2015 27

2.6 Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2011-2015 27

2.7 Cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2011-2015 29

2.8 Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2011-2015 30

2.9 Nợ thuế qua các năm phân theo tính chất nợ giai đoạn

2011-2015

33

2.10 Tỷ lệ các khoản nợ thuế qua các năm theo tính chất nợ 34

2.11 Kết quả thu nợ đọng giai đoạn 2011-2015 35

2.12 Kết quả thu nợ đọng giai đoạn 2011-2015 36

2.13 Các biện pháp cưỡng chế thuế đã được thực hiện 38

2.14 Tỷ lệ thu nợ qua các biện pháp cưỡng chế từ 2011 đến

2015

39

2.15 Bảng tổng hợp lượt ban hành quyết định cưỡng chế 41

2.16 Bảng tỷ lệ ban hành lượt QĐ trên tổng số NNT phải cưỡng

chế

41

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

2.1 Biểu đồ nợ thuế giai đoạn 2011-2015 25

2.2 Biểu đồ tỷ lệ nợ thuế trên số thu theo khu vực giai đoạn

2.3 Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo sắc thuế năm 2011 30

2.4 Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo sắc thuế năm 2012 30

2.5 Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo sắc thuế năm 2013 31

2.6 Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo sắc thuế năm 2014 31

2.7 Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo sắc thuế năm 2015 31

Trang 11

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội, quản lý và điềutiết toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi Nhà nước phải có những công cụ quản lý vànguồn ngân quỹ là NSNN mà nguồn thu chủ yếu của NSNN là thuế Nhànước có thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình hay không phụthuộc rất nhiều vào nguồn thu từ thuế

Thuế là một khoản thu nộp vào NSNN mang tính bắt buộc, không hoàntrả trực tiếp và không liên quan trực tiếp đến lợi ích của chính người nộp thuếTrong thực tế có nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… vẫn còn tâm lý chây

ỳ nộp thuế, chiếm dụng tiền thuế Thậm chí còn có hiện tượng trốn thuế làmcho số nợ đọng thuế còn rất lớn Nhiều khoản nợ thuế tồn tại nhiều nămkhông có khả năng thu Nhiều đối tượng có nợ thuế đã không còn tồn tại do bịgiải thể, mất tích… gây thất thu lớn cho NSNN Do vậy trong hệ thống quản

lý thuế thì quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là một khâu quan trọng, là mộtchức năng chính của quản lý thuế Công tác này có vai trò quan trọng trongviệc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế, đảm bảothu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế cho NSNN nhằm chống thất thu thuế.đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế

Thực tế thời gian qua cho thấy công tác quản lý nợ thuế ở Cục thuếthành phố Hải Phòng cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực Tuy nhiêntrong quá trình triển khai công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế còn gặpnhiều khó khăn, vướng mắc Tình trạng nợ đọng thuế vẫn diễn ra nhiều Sốthuế nợ đọng còn cao Đặc biệt là việc xử lý các khoản nợ ảo, nợ không chínhxác do nhầm lẫn tiến độ triển khai chậm dẫn đến tình trạng trốn thuế, chiếmdụng tiền thuế vẫn diễn ra phổ biến, gây thất thu cho NSNN

Đứng trước thực trạng đó, công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế củatoàn Ngành nói chung và Cục thuế thành phố Hải Phòng nói chung đang là

Trang 12

vấn đề cấp bách, đòi hỏi phải có những biện pháp khả thi để thực hiện tốtcông tác này.

Xuất phát từ thực tế trên tác giả đã chọn vấn đề “Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế thành phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Cụcthuế thành phố Hải Phòng nhằm tăng cường những biện pháp hiệu quả nhất

để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Nội dung đề tài tập trung đi sâu vào các vấn đề lý luận và thực trạngcông tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế đối với các đối tượng nộp thuếtrên địa bàn thành phố Hải Phòng

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và kết hợp với khảo sát thực tế tạiCục thuế thành phố Hải Phòng

- Phương pháp thống kê, phương pháp mô tả - khái quát, phương phápdiễn giải - quy nạp

- Phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp đối chiếu - so sánh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Ý nghĩa khoa học:

Luận văn đã tổng hợp và hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản vềcông tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

Ý nghĩa thực tiễn:

Trang 13

- Luận văn đã phân tích thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡngchế thuế tại Cục thuế thành phố Hải Phòng Những biện pháp đã triển khai,kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong quá trình thực hiện.

- Luận văn cũng đưa ra những biện pháp và kiến nghị nhằm nâng caohiệu quả của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế trên địa bàn thànhphố Hải Phòng

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tạiCục thuế thành phố Hải Phòng

Chương 3: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý và cưỡng chế

nợ thuế tại Cục thuế thành phố Hải Phòng

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NỢ THUẾ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ 1.1 Những vấn đề cơ bản về quản lý nợ thuế

1.1.1 Khái niệm nợ thuế và quản lý nợ thuế

Thuế ra đời là tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và pháttriển của nhà nước Khi nhà nước xuất hiện Để đảm bảo sự tồn tại và hoạtđộng của mình, nhà nước phải dùng quyền lực chính trị vốn có để tập trungmột phần của cải trong xã hội để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.Việchuy động, tập trung của cải đó có thể được thực hiện bằng các cách khácnhau Trong đó có hình thức đóng góp bắt buộc được gọi là thuế [11]

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ramột định nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “ Thuế là một khoản trích nộp bằngtiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng gópcho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêucủa Nhà Nước.”

Một trong những đặc trưng quan trọng của thuế là mang tính pháp lýcao Tuy nhiên trong thực tiễn do nhiều lý do khác nhau Người nộp thuếchưa nộp hoặc không nộp thuế cho nhà nước theo thời hạn quy định Từ đóhình thành nên khoản nợ thuế

Nợ thuế là số tiền được xác định phải nộp cho nhà nước theo quy địnhcủa pháp luật nhưng chưa được nộp vào ngân sách nhà nước

Người nợ thuế là các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế còn nợcác khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác theo quy định tại vănbản quy phạm pháp luật

Mức nợ thuế là số tiền thuế còn nợ của người nợ thuế tại một thời điểm

ở một ngưỡng nào đó khi phân loại nợ thuế

Trang 15

Như vậy để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế vào ngânsách nhà nước (NSNN) thì công tác quản lý nợ thuế là công tác quan trọngtrong công tác quản lý thuế.

Quản lý nợ thuế là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và

các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đônđốc thu hồi số thuế nợ của người nộp thuế

Ngoài ra, để đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện nghiêm kỷcương, kỷ luật về thuế Nhà nước quy định những hành vi nợ thuế phải nộpphạt một khoản tiền do chậm nộp thuế gọi là tiền chậm nộp thuế

Tiền chậm nộp thuế là khoản tiền phạt được tính trên số tiền thuế nợ và

số ngày nợ thuế của một khoản nợ [1] Số ngày nợ thuế của một khoản nợ làkhoảng thời gian liên tục tính theo ngày kể từ thời điểm bắt đầu tính nợ đếnthời điểm số tiền nợ đó được nộp vào ngân sách nhà nước

1.1.2 Đặc điểm của nợ thuế

1.1.2.1 Nợ thuế là một hành vi tâm lý phổ biến

Nhìn theo góc độ phân phối sản phẩn xã hội Thuế là một hình thứcphân phối lại thu nhập có tính chất bắt buộc mà NNT có nghĩa vụ phải nộpcho nhà nước Như vậy hành vi nộp thuế luôn luôn ảnh hưởng đến lợi íchkinh tế của người nộp thuế Do đó ở Việt Nam cũng như các nước khác trênthế giới, người nộp thuế thường có xu hướng trốn hoặc tránh thuế Khi mànhận thức xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bảnchất tốt đẹp và lợi ích của việc nộp thuế, chưa phê phán, lên án mạnh mẽ cáchành vi gian lận tiền thuế Chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế để thu thuếtheo đúng pháp luật Tình trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế còn kháphổ biến vừa làm thất thu NSNN Vừa không đảm bảo công bằng xã hội.Bằng cách này hay cách khác, người nộp thuế luôn tìm mọi biện pháp để tốithiểu hóa số thuế mà họ phải nộp Một trong các biện pháp đó là nợ thuế

Trang 16

1.1.2.2 Nợ thuế là hành vi vi phạm pháp luật về thuế

Trong các quy định của pháp luật về thuế luôn luôn đề cập đến các phạm

vi điều chỉnh như: mức nộp thuế người nộp thuế và thời gian phải nộp thuế

Như vậy hành vi nợ thuế là hành vi vi phạm luật thuế của người nộpthuế bằng cách chậm nộp hoặc không nộp số tiền thuế phải nộp vào NSNNtheo quy định của pháp luật thuế

1.1.2.3 Nợ thuế chưa hẳn là hành vi trốn thuế

Trốn thuế là hành vi cố ý vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuếbằng mọi thủ đoạn, hình thức để làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN Còn

nợ thuế mới chỉ là hành vi dây dưa, chậm nộp thuế khi quá thời hạn nộp theoquy định của pháp luật Tất nhiên trong một số trường hợp việc nợ thuế có thể

là một hành vi nằm trong chuỗi hành vi nhằm trốn thuế Chẳng hạn như một

số doanh nghiệp cố tình nợ một số thuế lớn sau đó bỏ trốn không thực hiệnnghĩa vụ nộp thuế

1.1.2.4 Nợ thuế khác với hành vi tránh thuế

Tránh thuế là hành vi lợi dụng sơ hở của Luật thuế để giảm nghĩa vụthuế Còn nợ thuế thì khác hoàn toàn về bản chất Đó là nghĩa vụ đã được luậtpháp xác định nhưng cố tình dây dưa, chậm nộp

1.1.3 Phân loại nợ thuế [15].

1.1.3.1 Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ

Căn cứ vào khả năng thu hồi nợ dựa trên những thông tin về người nợthuế theo mức nợ, tuổi nợ, tình trạng hoạt động kinh doanh của người nợ thuếthì nợ thuế được phân loại thành: nợ có khả năng thu, nợ khó thu

- Nợ có khả năng thu: Theo thống kê, khoản nợ thuộc nhóm này thườngchủ yếu là các khoản nợ mới phát sinh sau thời hạn nộp thuế được quy địnhtại các văn bản pháp quy về thuế

Do vậy, nợ có khả năng thu được hiểu là số tiền nợ thuế của người nợthuế được xác định phải nộp vào NSNN nhưng đã hết thời hạn nộp theo quy

Trang 17

định của pháp luật mà chưa nộp, loại nợ này được chia thành thành các loại:

nợ quá hạn dưới 30 ngày, quá hạn từ 31 ngày đến 60 ngày và 61 ngày đến 90ngày, nợ từ 91 đến 120 ngày, nợ thuế quá 121 ngày trở lên

- Nợ khó thu: Theo cách phân loại này, tiền nợ thuế khó thu bao gồm 2nhóm chính sau:

+ Tiền nợ thuế đang xác định đối tượng để thu bao gồm các trường hợpsau Tiền thuế nợ của NNT được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất nănglực hành vi dân sự chưa có hồ sơ đề nghị xoá nợ Tiền thuế nợ có liên quan đếntrách nhiệm hình sự Tiền thuế nợ của NNT bỏ địa chỉ kinh doanh Tiền thuế

nợ của NNT chờ giải thể Tiền thuế nợ của NNT mất khả năng thanh toán:

+ Tiền thuế nợ đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế baogồm: Tiền thuế nợ đã áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế nợ thuế và dưới

10 năm Tiền nợ thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế từ 10năm trở lên

1.1.3.2 Căn cứ vào nội dung nợ của người nộp thuế

Căn cứ vào nội dung các khoản nợ qua kê khai của người nộp thuế, quacông tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế thì nợ thuế được chia thành: nợthuế, phí thông thường; nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm tra

- Nợ thuế, phí thông thường bao gồm các khoản nợ phát sinh từ số thuế,phí phải nộp do người nộp thuế kê khai với cơ quan thuế mà không bao gồm

số thuế, phí bị truy thu bị phạt chậm nộp do cơ quan thuế thanh tra, kiểm traphát hiện

- Nợ thuế, phí truy thu phải nộp sau thanh tra, kiểm tra Đây là khoản

nợ thuế mà cơ quan thuế sau quá trình kiểm tra, thanh tra đã phát hiện thêm sốthuế phải nộp mà đơn vị bỏ sót ngoài sổ sách, không kê khai hoặc khai khôngchính xác ở tất cả các loại hồ sơ khai thuế trong năm tính thuế Ở thời điểm cơquan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra thì theo quy định số thuế này đã phảinộp vào NSNN nhưng có thể đơn vị do vô tình hoặc cố tình đã kê khai sai để

Trang 18

trốn thuế Số thuế này thường được thể hiện trên các biên bản kiểm tra, thanhtra và được các đoàn kiểm tra, thanh tra chốt lại ở thời điểm 31/12 hàng năm

để thể hiện tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN của người nộp thuế

Việc thống kê phân loại nhóm nợ này không phải là chính xác tuyệt đốibởi trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế hàng năm thìkhông phải tất cả các đối tượng nộp thuế đều được thanh tra, kiểm tra Do vậy

số nợ thuộc nhóm nợ này chỉ phản ánh được số thuế phát hiện thêm được coi

là nợ thuế của những người nộp thuế được thanh tra, kiểm tra Từ đó đánh giáđược các mức độ vi phạm pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế trong từngthời kỳ cụ thể

1.1.3.3 Căn cứ vào đối tượng nợ

Nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước tahiện nay có nhiều thành phần kinh tế tham gia góp phần đa dạng hóa nền kinh

tế thúc đẩy quá trình cạnh tranh và là động lực phát triển đất nước Vì vậy căn

cứ vào đối tượng nợ thuế thì người ta có thể chia thành các nhóm nợ khácnhau như sau:

- Nợ thuế của doanh nghiệp nhà nước trung ương

- Nợ thuế của doanh nghiệp nhà nước địa phương

- Nợ thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Nợ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Nợ thuế của hộ kinh doanh cá thể

Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá mức độ nợthuế của từng loại hình người nộp thuế Từ đó có biện pháp, chính sách để khuyếnkhích các loại hình doanh nghiệp phát triển Đồng thời nghiên cứu những bất cậpcủa nhóm nợ khác để có phương pháp quản lý hoặc xử lý phù hợp

1.1.3.4 Căn cứ vào tính chất nợ

- Nợ chờ xử lý bao gồm: Xử lý miễn giảm, xử lý gia hạn nộp thuế, xử

lý xoá nợ, xử lý bù trừ các khoản nợ NSNN với số tiền thuế được hoàn trả

Trang 19

- Nợ tiền thuế đang chờ điều chỉnh, bao gồm các trường hợp sau: NNT

đã nộp tiền nhưng nhầm tiểu mục, mã số thuế, hoặc đã nộp tiền nhưng chứng

từ luân chuyển chậm Tiền thuế không tính tiền chậm nộp do nguồn vốn ngânsách nợ nhưng chưa kịp thời hạch toán/ghi nhận/cập nhật trên ứng dụng dẫnđến hệ thống vẫn theo dõi là tiền thuế nợ

- Nợ thông thường: Là số tiền nợ thuế của người nợ thuế được xác địnhphải nộp vào NSNN nhưng đã hết hạn nộp theo quy định của pháp luật vềthuế (quá hạn từ 01 ngày đến trên 121 ngày) mà chưa nộp vào NSNN vàkhông thuộc các trường hợp thuộc nhóm nợ chờ xử lý nêu trên

- Nợ khó thu: là các khoản nợ của các đối tương như giải thể, phá sảnhoặc đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản để giải quyết

nợ theo trình tự của thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp hoặc nợ của đốitượng bỏ trốn, mất tích của đối tượng bị khởi tố là số tiền thuế nợ của đối tượngnộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự liên quan đến nghĩa

vụ nộp thuế đang thi hành án, đang chờ bản án hoặc kết luận của cơ quan phápluật thì được cán bộ phân loại vào nợ khó thu Việc theo dõi, thu nợ của các đốitượng này sẽ gặp nhiều khó khăn Người nộp thuế thường không có tiền trả nợthuế hoặc không tìm được chủ doanh nghiệp Khi đó cơ quan thuế sẽ phải phụthuộc vào kết quả xử lý của cơ quan có thẩm quyền khác Do đó sẽ không chủđộng trong việc đưa ra các biệp pháp thu nợ kịp thời Chính vì vậy việc phânloại các nhóm nợ này có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý nợ đối vớinhững trường hợp người nộp thuế rơi vào tình trạng này

1.1.4 Vai trò của công tác quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế có vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế cũngnhư có vai trò trong hoạt động kinh tế xã hội Cụ thể là:

Thứ nhất: Quản lý nợ thuế để quản lý, theo dõi tình hình thực hiện

nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, đảm bảo người nộp thuế nộp các khoản thuế

Trang 20

đầy đủ, kịp thời vào NSNN, đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinhdoanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào NSNN đúng hạn.

Thứ hai: Quản lý nợ thuế để đảm bảo quản lý tất cả các khoản thu của

Nhà nước, chống thất thoát NSNN Quản lý nợ đảm bảo các chính sách thuếđược thực hiện đúng và triệt để thông qua việc cơ quan thuế có các tác động,can thiệp kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm thờihạn nộp thuế nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế

Thứ ba: Quản lý nợ thuế để đảm bảo cơ quan thuế có biện pháp thu nợ

phù hợp, hiệu quả Mặt khác quản lý nợ là một thước đo để đánh giá hiệu quảcủa công tác quản lý thu thuế Góp phần nâng cao hiệu quả của các chức năngkhác như: thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế

1.1.5 Yêu cầu của công tác quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất: Trong quản lý thuế nói chung và quản lý nợ thuế nói riêng

thì yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất của công tác này là phải quản lý đầy đủ.không bỏ sót các khoản thu của NSNN Vì nếu quản lý không chặt chẽ, khôngbao quát hết các khoản thu sẽ gây thất thu cho NSNN Khi đó sẽ gây khó khăncho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế

Thứ hai: Phải đảm bảo quản lý chính xác các khoản nợ để cơ quan thuế

có các biện pháp quản lý phù hợp Để thực hiện yêu cầu này bên cạnh việcphân loại nợ theo các tiêu thức đã trình bày ở phần trên thì các tiêu thức phânloại phải được kết hợp với nhau một cách hợp lý Qua đó cơ quan thuế sẽđánh giá, xem xét và đưa ra các biện pháp thu nợ phù hợp với từng ngànhnghề, lĩnh vực, trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội

Thứ ba: Phải đảm bảo thu nợ kịp thời, tránh thất thu NSNN Yêu cầu

này là yêu cầu xuyên suốt của công tác quản lý nợ thuế và là mục tiêu củacông tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trong toàn ngành nói chung và của Cụcthuế thành phố Hải Phòng nói riêng

Trang 21

1.2 Những vấn đề cơ bản về cưỡng chế thuế

1.2.1 Khái niệm cưỡng chế thuế

Nếu đến thời hạn quy định được ghi trong thông báo nợ thuế hoặc trongquyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế nhưng cá nhân hoặc tổ chức viphạm về thuế không chấp hành quyết định của cơ quan thuế thì bị bắt buộcphải thực hiện nghĩa vụ thuế bằng các biện pháp cưỡng chế thuế…

Cưỡng chế thuế là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật

áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế

1.2.2 Đặc điểm cưỡng chế thuế

1.2.2.1 Cưỡng chế thuế là hành vi thi hành pháp luật về thuế

Cưỡng chế thuế là một trong các công tác quan trọng áp dụng đối vớinhững người nợ thuế không tự nguyện chấp hành quyết định của cơ quan thuếnhằm mục đích đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế vào NSNN và góp phầnthực hiện công bằng giữa những người nộp thuế

1.2.2.2 Cưỡng chế thuế là hành vi xuất hiện sau hành vi nợ thuế

Cưỡng chế thuế chỉ được thực hiện khi phát sinh các khoản nợ thuế mà

cơ quan thuế đã triển khai các biện pháp đôn đốc thu nợ mà vẫn chưa thu hồiđược số tiền nợ thuế từ những người nợ thuế Khi đó công tác cưỡng chế thuế

sẽ phát huy được vai trò thu hồi tiền nợ thuế về cho NSNN

1.2.2.3 Thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan thi hành pháp luật khác

Khi thực hiện công tác cưỡng chế thuế đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa

cơ quan thuế với các cơ quan, ban, ngành chức năng như: Kho bạc, công an,Viện kiểm sát… Việc cưỡng chế thuế có liên quan đến lợi ích của người nộpthuế Do vậy đòi hỏi những thủ tục pháp lý chặt chẽ liên quan đến chức tráchcủa nhiều cơ quan khác nhau Bởi vậy việc phối hợp chặt chẽ giữa cơ quanthuế với các cơ quan nhà nước khác là tất yếu Qua đó đảm bảo hiệu lực vàhiệu quả của cưỡng chế thuế

Trang 22

1.2.3 Vai trò của công tác cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế căn cứ vào số liệu nợ từ công tác quản lý nợ để tácđộng vào tình hình tuân thủ của đối tượng nộp thuế một cách phù hợp và tiếtkiệm chi phí tối đa Chính vì vậy cưỡng chế thuế có vai trò tích cực trong việcđảm bảo việc quản lý thuế nói chung và quản lý nợ nói riêng đạt hiệu quả vaitrò của công tác cưỡng chế thuế được thể hiện như sau:

Thứ nhất: Cưỡng chế thuế là biện pháp nhằm đảm bảo người nộp thuế

thực hiện nghiêm luật thuế, đồng thời đảm bảo thu đủ, thu đúng, thu kịp thờitiền thuế cho Nhà nước

Thứ hai: Cưỡng chế thuế đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ

thuế Bên cạnh những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế Thực hiện

kê khai nộp thuế đúng thời hạn thì không ít người nộp thuế có hiện tượng chây

ỳ, dây dưa, cố tình trốn hoặc tránh nghĩa vụ nộp thuế, nộp tiền phạt vào NSNN.Tuy cơ quan thuế đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ nhưng do nhiềunguyên nhân khác nhau như các biện pháp còn chưa thực sự phù hợp Chế tàichưa đủ mạnh nên chưa thu hồi đủ số tiền thuế còn nợ vào NSNN, gây ra tìnhtrạng cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, giữacác thành phần kinh tế Chính vì vậy việc thu nợ bằng các biện pháp cưỡng chếđóng vai trò quan trọng trong quá trình chống thất thu thuế của NSNN Đảmbảo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế góp phầnthực hiện thu đủ, thu đúng, thu kịp thời số tiền thuế nộp vào NSNN

Thứ ba: Cưỡng chế thuế góp phần nâng cao ý thức về nghĩa vụ thuế của

người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế Góp phần giảm thiểu số

nợ đọng và thực hiện công bằng về nghĩa vụ thuế giữa những người tham gianộp thuế

1.2.4 Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế thuế

Cũng như công tác quản lý nợ công tác cưỡng chế thuế chỉ đạt được hiệuquả khi xác định đúng mục tiêu và phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:

Trang 23

Thứ nhất: Cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà

nước Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế thuế phảiđảm bảo được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương

Thứ hai: Cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản

lý thuế Do đó cơ quan thuế cần cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế

và xác định trường hợp nào thực hiện biện pháp cưỡng chế nào là hợp lý

Thứ ba: Cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của

người nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế góp phần nâng cao tính hiệu quảcủa pháp luật đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đốitượng nộp thuế

1.3 Mối quan hệ giữa quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

Quản lý nợ và cưỡng chế thuế là hai phạm trù hoàn toàn khác biệt nhưngchúng có mối quan hệ mật thiết, tương trợ và bổ sung cho nhau Công tác quản lýthuế chỉ đạt hiệu quả cao khi mà công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế thực hiệnthống nhất và phù hợp bổ sung cho nhau đảm bảo thu đủ, thu đúng tiền thuế vàoNSNN Mối quan hệ này thể hiện qua một số khía cạnh sau:

Quản lý nợ là cơ sở để cơ quan thuế lựa chọn và thực hiện các biệnpháp cưỡng chế hiệu quả Thông qua các phương pháp phân loại nợ thì cơquan thuế có thể xác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ.Đồng thời trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế phù hợp với từng đốitượng nợ thuế nhằm mục đích thu đủ tiền thuế vào NSNN

Tóm lại công tác quản lý và cưỡng chế thuế có mối quan hệ tác độngqua lại với nhau, bổ sung cho nhau cùng phát triển để đạt hiệu quả cao Dovậy trên thực tế việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế cũngchính là để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác cưỡng chế thuế Gópphần nâng cao năng lực quản lý thuế nói chung

Trang 24

1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trong quá trình thực hiện thường

bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan nhất định

1.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan

Nhóm yếu tố này chủ yếu xuất phát từ phía cơ quan quản lý thuế Cụthể như sau:

Thứ nhất: Quy trình quản lý nợ hợp lý hay không hợp lý sẽ có ảnh

hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý nợ thuế vì nó ảnh hưởng trựctiếp đến thao tác nghiệp vụ của cán bộ thuế

Thứ hai: Các công cụ hỗ trợ quản lý thuế như hệ thống phần mềm hỗ

trợ về kê khai kế toán thuế, quản lý nợ thuế cũng là yếu tố quan trọng tácđộng đến công tác quản lý nợ

Thứ ba: Chính sách, pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công

tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế Chính sách, pháp luật phải đồng bộ Phùhợp với tình hình thực tế Trong trường hợp người nộp thuế không có khảnăng nộp thuế, nợ đọng kéo dài nhưng cơ quan thuế vẫn tính tiền nộp chậmlại càng làm cho số nợ đọng tăng lên Sẽ càng làm cho việc quản lý thu nợgặp nhiều khó khăn Khi đó việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ vàcưỡng chế thuế lại càng không chính xác

Thứ tư: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý và cưỡng

chế thuế Con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành bại của quản

lý Quản lý và cưỡng chế thuế cũng không nằm ngoài quy luật này

1.4.2 Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất: Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác

quản lý nợ và cưỡng chế thuế Ví dụ như khi lạm phát tăng cao Chính phủ sẽphải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt Áp dụng mức lãi suất tín dụngcao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng Từ đó chi phísản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của

Trang 25

doanh nghiệp giảm nhiều Dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốnkhông có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dùbiết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.

Thứ hai: Sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong

công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế cũng rất quan trọng Chẳng hạn như,trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, hoặc tại một số cấp

uỷ, chính quyền các địa phương nếu không vào cuộc, không quan tâm chỉ đạosát sao các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp với cơ quan thuế đểđôn đốc, cưỡng chế nợ thì cũng làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn

Thứ ba: Đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến

công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế Theo thống kê của các nhà nghiêncứu về thuế thì nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của người nộpthuế thường không cao Ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuếcũng là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nợ vàcưỡng chế thuế

1.5 Một số kinh nghiệm về quản lý nợ thuế ở các nước trên thế giới

và bài học áp dụng cho Việt Nam

1.5.1 Biện pháp thu nợ tại Hàn Quốc

Hàn Quốc tiến hành các biện pháp thu hồi nợ theo Quy trình thu nợtheo 4 bước sau:

- Bước 1: Ra thông báo và yêu cầu nộp thuế

- Bước 2: Lệnh thu thuế

- Bước 3: Bán tài sản tịch biên

- Bước 4: Trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ bán tài sản

Thông thường, với vai trò là quy trình quản lý nộp bộ trước khi banhành lệnh thu thuế, địa vị tài chính của ĐTNT nợ thuế sẽ bị xem xét để xácđịnh có tồn tại thu nhập hoặc tài sản có thể tịch biên không

Có thể tóm tắt quy trình trên như sau:

Sau 15 ngày kể từ ngày đến hạn của số thuế phải nộp, cơ quan thuế sẽgửi thông báo và yêu cầu nộp thuế tới ĐTNT trong đó có nêu rõ: nếu tới ngày

Trang 26

ghi trong thông báo mà ĐTNT không nộp đầy đủ số thuế phải nộp thì cơ quanthuế sẽ ban hành Lệnh thu thuế.

Sau khi thông báo được ban hành, Tổng cục Thuế sẽ kiểm tra thu nhập

và tài sản của ĐTNT đang nợ thuế và thực hiện thông qua Hệ thống Hoà nhậpthuế (TIS) là hệ thống thông tin chủ đạo của Tổng cục Thuế Thông qua hệthống này, Tổng cục Thuế có thể nắm được các thông tin về bất động sản, thunhập từ hoạt động kinh doanh, các khoản phải thu, phải trả

Lệnh thu thuế là việc tịch biên hợp pháp tài sản của ĐTNT để nộp chocác khoản nợ thuế Bước này cho phép Tổng cục Thuế được bán hợp pháp cáctài sản tịch biên để trả nợ thuế Đồng thời tạo áp lực cho ĐTNT nộp khoản nợthuế sớm hơn để tránh việc tài sản tịch biên bán với giá tương đối thấp

Nếu quá hạn mà số thuế vẫn không được nộp đầy đủ thậm chí cả saukhi đã có Thông báo, Tổng cục Thuế sẽ chuyển sang bước bán tài sản tịch thuthông qua việc đăng thông báo về tài sản chờ bán trên các phương tiện thôngtin đại chúng hoặc tờ rơi và đợi một thời gian nhất định trước khi bán

Sau khi bán tài sản, Tổng cục Thuế sẽ sử dụng số tiền thu được trả chocác chi phí liên quan đến việc tịch biên và bán tài sản Số còn lại sẽ được sửdụng để nộp thuế

Biện pháp thu nợ

Tuỳ theo mức độ nợ của ĐTNT, cơ quan thuế có thể áp dụng biện phápthu nợ trực tiếp hoặc gián tiếp Biện pháp thu nợ trực tiếp được áp dụng đốivới các khoản nợ thuế quá hạn bằng cách áp dụng trực tiếp các biện phápquản lý đối với bản thân ĐTNT hoặc tài sản và thu nhập của ĐTNT như tịchbiên và bán tài sản Biện pháp thu nợ gián tiếp là sử dụng các biện pháp bắtbuộc ĐTNT chây ỳ nộp thuế bằng cách điều chỉnh các hoạt động kinh tế và xãhội của ĐTNT và gây sức ép để họ trả các khoản nợ thuế như hạn chế ĐTNT

nợ thuế tiến hành hoạt động kinh doanh với cơ quan chính phủ thông qua việcthu hồi giấy phép kinh doanh, nghiên cấm xuất cảnh, từ chối cấp Giấy chứngnhận nộp thuế

1.5.2 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Về tổ chức quản lý nợ

Để tổ chức thực hiện công tác thu nợ thuế, Nhật Bản thành lập Phòngthu nợ trực thuộc Ban Quản lý và thu ngân sách tại Tổng cục Thuế với tư cách

Trang 27

là một tiểu phòng trong nội bộ Các Cục Thuế vùng cũng có các Phòng thu nợvới tư cách là tiểu phòng trong nội bộ, các Chi cục Thuế có các Nhóm thu nợ.

Hệ thống duy trì và giám sát nhằm đảm bảo sự phối hợp giữa Tổng cục Thuế,các Cục Thuế vùng và các Chi cục thuế

Phòng Thu nợ, Ban quản lý và thu ngân sách, Tổng cục Thuế thực hiệncác công việc liên quan đến việc xử lý các khoản thuế nội địa chây ỳ, lập kếhoạch và xây dựng các tài liệu như thông báo liên quan đến việc thu nợ thuếchây ỳ, hướng dẫn, giám sát hoạt động của các công tác thu nợ thuế và thựchiện các công việc liên quan, xử lý khiếu nại về hành chính, kiện cáo

Cục thuế vùng gồm: Phòng Thu nợ thuế và Phòng Điều phối thu nợ đặcbiệt Phòng Thu thuế hướng dẫn và giám sát các nhóm thu nợ thuộc Chi cụcthuế Phòng Điều phối thu nợ đặc biệt thực hiện nhiệm vụ xử lý những khoản

nợ thuế chây ỳ có quy mô lớn và khó xử lý được chuyển từ các Chi cục Thuế.Chi cục thuế thực hiện những công tác liên quan đến việc thu thuế nội địa

- Các cơ quan thuế hướng dẫn ĐTNT nộp thuế đúng hạn,

- Yêu cầu sự phối hợp của các tổ chức thư nhân có liên quan để dựphòng các quỹ phục vụ cho việc nộp thuế

- Đề nghị các cơ quan chính phủ và các tổ chức tự trị tại địa phươngyêu cầu chứng nhận về việc nộp thuế tiêu dùng khi xét tiêu chuẩn dự thầu

Thiết lập Trung tâm điện thoại về tình hình nộp thuế (Tax Payment CallCenter) Với nhiệm vụ và yêu cầu ĐTNT nộp khoản nợ thuế mà trước đây cácChi cục Thuế thực hiện thông qua thư tín hoặc gọi điện thoại nay đã đượcthực hiện bằng Hệ thống tập trung với công nghệ máy tính tiên tiến nhất

Tại Trung tâm, các thông báo sẽ được thực hiện bằng cách gọi điệnthoại đến các ĐTNT có số nợ thuế mới và nhỏ dưới một triệu yên Máy tính

sẽ tự đọng đặt cuộc gọi dựa trên cơ sở dữ liệu về ĐTNT nợ thuế thu đượcthông qua hệ thống KSK Khi ĐTNT nhấc điện thoại lên, thông tin của anh tanhư số thuế quá hạn sẽ tự động hiển thị trên màn hình máy tính trước mặttổng đài Tổng đài sẽ yêu cầu ĐTNT nộp thuế quá hạn Khi ĐTNT không thểnhấc điện thoại hoặc có ít khả năng là ĐTNT sẽ nộp thuế thậm chí sau khi đã

Trang 28

được thông báo, trường hợp này sẽ được chuyển trở về Chi cục Thuế là nơi

sẽ thực hiện việc đốc nợ bằng cách đến tận nơi xác minh Với những ĐTNT

đã được thông báo bằng điện thoại và khẳng định rằng họ sẽ nộp đầy đủ sốthuế nợ trong thời gian ngắn (thường là 3 tháng), Trung tâm sẽ kiểm tra xemĐTNT đã nộp thuế chưa và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết như gửi phiếunộp thuế và nhắc nhở trong trường hợp vẫn chưa nộp thuế

Về phương tiện được sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu nợ

- Phát triển Trung tâm điện thoại về tình hình nộp thuế

- Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin

- Phát triển Hệ thống quản lý tiên tiến

Hệ thống này được sử dụng để cập nhập các thông tin như kế hoạchhoạt động của công tác thu các khoản nợ thuế, nội dung của công tác xử lý nợthuế, biên bản về những biện pháp đã được thực hiện Ngoài ra, hệ thống sẽhoà nhập những thông tin trên với cơ sở dữ liệu lưu trữ tại Hệ thống KSK kể

cả địa chỉ gửi thư, hồ sơ thuế và số thuế nợ

1.5.3 Một số kinh nghiệm vận dụng vào công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế ở Việt Nam

Theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đang được áp dụng ở ViệtNam, với số lượng ĐTNT ngày càng tăng, số lượng cán bộ thuế ở bộ phậnquản lý nợ có hạn nên việc quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế cần được thựchiện dựa vào mức nợ thuế và mức độ chấp hành pháp luật của ĐTNT

Chức năng quản lý nợ và cưỡng chế thuế là một chức năng cơ bản vàquan trọng trong công tác quản lý thuế Kinh nghiệm công tác quản lý nợ thuế

và cưỡng chế thuế của các nước nêu trên cho thấy dù mô hình tổ chức và cáchthức hoạt động có khác nhau nhưng đều có những điểm chung như: Cơ quanthuế ở các quốc gia đều hết sức chú trọng tới công tác quản lý nợ thuế vàcưỡng chế thuế Các tiêu chí quan trọng của công tác quản lý nợ thuế vàcưỡng chế thuế là gìn giữ luật pháp, hướng tới việc xác định đúng nguyênnhân gây nợ đọng thuế, từ đó có những biện pháp nhằm quản lý nợ tốt, chốngthất thu cho ngân sách Nhà nước Công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản

lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ hiện đại, đặc biệt chú trọng tới chiến lược phát huy nhân tố con ngườitrong việc tham gia hoạt động quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế

Với những kinh nghiệm quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của cácnước, có thể vận dụng trong công tác quản lý thuế ở Việt Nam một số vấn đề:

- Đổi mới quan niệm, nhận thức về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế,mối quan hệ giữa cơ quan thuế và người nộp thuế

Trang 29

- Đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nợ thuế vàcưỡng chế thuế.

- Kiện toàn bộ máy hoạt động quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, trên

cơ sở hình thành và củng cố bộ phận quản lý nợ thuế và bộ phận cưỡng chế

nợ thuế

- Có biện pháp phân loại nợ thuế để có biện pháp xử lý phù hợp

- Đổi mới cách thức quản lý nợ thuế hiện đại, ứng dụng phương pháp

"quản lý rủi ro" trong công tác thu nợ và cưỡng chế thuế như: Phối hợp xâydựng cơ sở dữ liệu (bao gồm các thông tin trong và ngoài ngành thuế) phục

vụ cho việc phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chếthuế (xây dựng các chỉ tiêu thông tin, cơ chế thu thập thông tin, tổ chức việcthu thập và cập nhập thông tin); Xây dựng hệ thông tiêu thức đánh giá rủi rophục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế thuế theo từng mức độ áp dụng chotừng năm; áp dụng việc phân tích thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh

và báo cáo tài chính của đối tượng nộp thuế trong công tác thu nợ và cưỡngchế thuế; Xây dựng kế hoạch thu nợ trên cơ sở phân tích rủi ro và thực hiệnthu nợ theo kế hoạch đã đề ra

Kết luận chương 1

Như vậy nợ thuế là số tiền được xác định phải nộp vào Ngân sách Nhànước nhưng đã quá thời hạn nộp theo quy định của pháp luật mà ĐTNT nộpvào NSNN Nợ thuế gây thất thu cho NSNN, gây mất công bằng trong xã hội

Vì vậy yêu cầu quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế là một vấn đề thời sự vàcấp bách trong giai đoạn hiện nay Căn cứ vào đặc điểm, vai trò của công tácquản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, luận văn đã đưa ra những vấn đề cơ bảnnhất về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế Với những vấn đề về quản lý nợthuế và cưỡng chế thuế đã được đề cập Luận văn tiếp tục nghiên cứu thực tế

nợ đã diễn ra thực tế ở một địa phương

Trang 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ

TẠI CỤC THUẾ HẢI PHÒNG 2.1 Tình hình thực hiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Cục thuế thành phố Hải Phòng

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và cơ cấu tổ chức Cục thuế thành phố Hải Phòng

2.1.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội

Hải Phòng là thành phố nằm ở phía Đông Bắc Bộ Cách thủ đô Hà Nội

102 km có tổng diện tích tự nhiên là trên 152.300 ha Chiếm 0.45% diện tích

tự nhiên cả nước

Về ranh giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh phía Tây giáptỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông.Hải Phòng nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong nước và quốc tếthông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông

và đường hàng không

Hải Phòng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 07quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, DươngKinh) 08 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ,Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo) Với dân số là: 1.907.705 người Trong

đó dân cư thành thị chiếm 46.1% và dân cư nông thôn chiếm 53.9% (Số liệuđiều tra dân số năm 2011)

Cùng với tình hình kinh tế xã hội cả nước, những năm vừa qua thànhphố Hải Phòng cũng gặp phải khó khăn do khủng hoảng kinh tế Các doanhnghiệp trên địa bàn thành phố do Cục thuế trực tiếp quản lý đang hoạt độnghiện nay là 4.692 doanh nghiệp Số lượng các doanh nghiệp trong thời gianvừa qua tăng tương đối nhanh Song do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng

Trang 31

hoảng kinh tế nên dù tăng nhanh về lượng nhưng về mặt chất vẫn còn nhiềuhạn chế Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do Cục thuếthành phố Hải Phòng quản lý cũng chung tình trạng với các doanh nghiệp trêntoàn quốc: kết quả kinh doanh không cao, sản xuất gặp nhiều khó khăn do giá

cả hàng hóa dịch vụ tăng cao Trước tình hình đó Chính phủ cũng đã để ra cácbiện pháp nhằm ngăn ngừa suy giảm kinh tế, trong đó có biện pháp xóa nợcho các doanh nghiệp cổ phần hóa trước ngày 01/7/2007 đối với các khoảntiền thuế, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 còn nợkhông có khả năng thu hồi Bao gồm cả khoản tiền thuế, tiền chậm nộp phátsinh phải nộp trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 nhưng phát hiện, ấn định thusau ngày 01 tháng 7 năm 2007 Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị giatăng của tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ vàvừa Giảm 50% tiền thuê đất đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vựcthương mại dich vụ Gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế Thu nhập doanhnghiệp cho các doanh nghiệp còn nợ tiền thuế của năm 2010 trở về trước màđến ngày 10/5/2012 doanh nghiệp chưa nộp được vào NSNN đối với cácdoanh nghiệp nhỏ và vửa theo thông tư 83/2012/TT-BTC ngày 23/5/2011 của

Bộ Tài chính hướng dẫn về Hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm, gia hạnmột số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày10/5/2012 của Chính phủ về một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuấtkinh doanh, hỗ trợ thị truờng Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ và những doanh nghiệp gặp khó khăn trong quý IVnăm 2013; 70% số thuế thu nhập doanh nghiệp còn lại thực hiện gia hạn nộpthuế 9 tháng Đây là biện pháp tích cực nhằm giúp các doanh nghiệp thoát rakhỏi tình trạng khó khăn, tiếp tục quá trình sản xuất Tuy nhiên đối với cácdoanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hải Phòng trực tiếp quản lý chủ yếu làcác doanh nghiệp lớn nên không được hưởng chính sách này của Chính phủ

Do vậy trước những khó khăn về mặt kinh tế Các doanh nghiệp do Cục thuếthành phố Hải Phòng trực tiếp quản lý đã gia tăng những hành vi dây dưa,

Trang 32

chậm nộp tiền thuế nhằm sử dụng số tiền đó làm vốn kinh doanh làm cho số

nợ thuế do Cục thuế thành phố Hải Phòng quản lý tăng lên rõ rệt trong nhữngnăm gần đây Gây khó khăn cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tạiCục thuế Tuy nhiên với bộ máy tổ chức hợp lý và khả năng chuyên mônnghiệp vụ của công chức tại Cục thuế thì công tác quản lý nợ và cưỡng chếthuế đã đạt được kết quả đáng khả quan

2.1.1.2 Tổ chức bộ máy Cục thuế thành phố Hải Phòng

Cục thuế thành phố Hải Phòng có 14 phòng chức năng gồm: PhòngHành chính -Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ, Phòng Kê khai và kế toán thuế, PhòngTin học, Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế, Phòng Thuế thu nhập

cá nhân, Phòng Kiểm tra thuế số 1, Phòng Kiểm tra thuế số 2, Phòng Quản lý

nợ và cưỡng chế thuế, Phòng Thanh tra số 1, Phòng thanh tra số 2, PhòngTổng hợp nghiệp vụ dự toán, Phòng Tổ chức - cán bộ, Phòng Quản lý cáckhoản thu từ đất và Phòng Kiểm tra nội bộ

Bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý nợ thuế và giúp việc choCục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế đôn đốc thutiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý.Xác định được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế.ngay từ đầu năm 2015 Ban lãnh đạo Cục đã tăng cường bổ sung thêm 3 cán

bộ trẻ có năng lực về Phòng, nâng tổng số cán bộ, công chức lên 11 cán bộ.Công chức để thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế theo sự phâncông nhiệm vụ cụ thể của Trưởng phòng nói riêng và của Cục trưởng Cụcthuế thành phố Hải Phòng nói chung

2.1.2 Thực trạng nợ thuế trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015

2.1.2.1 Tỷ lệ nợ thuế còn khá cao

Tổng số thu ngân sách hàng năm của Cục thuế thành phố Hải Phòngđều hoàn thành vượt dự toán năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên cùng với

Trang 33

sự phát triển của nền kinh tế và tăng lên của nguồn thu NSNN thì số thuế nợđọng qua các năm còn khá cao.

Qua nghiên cứu ở Bảng 2.1 ta thấy kế hoạch thu của Tổng cục Thuếgiao cho Cục thuế thành phố Hải Phòng ngày càng cao

Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách Nhà nước giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tiền: triệu đồng

Năm

Dự toán Mức độ hoàn thành

pháp lệnh

Tỷ lệ thu so vớicùng kỳ

Pháp lệnh Thực hiện Tuyệt đối Tương đối Pháp lệnh Thực hiện

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hải Phòng)

Xét ở mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2011 dự toán pháp lệnh giao5.852.000 triệu đồng tăng 30.05% So với năm 2010 thì mức thực hiện đạt5.920.284 triệu đồng vượt kế hoạch pháp lệnh giao 68.284 triệu đồng tăng1.17% so với pháp lệnh giao và tăng 14.49% so với cùng kỳ năm trước.Tương tự mức thu thực hiện của năm 2012 là 6.302.000 triệu đồng tăng2.92% so với pháp lệnh giao Năm 2013 là 6.960.800 triệu tăng 2.82% so vớipháp lệnh giao Năm 2014 thu 7.615.000 triệu đồng tăng 190.800 triệu đồngtương đương với 3.38% tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.Năm 2015 là8.586 triệu đồng tăng 6.49% so với pháp lệnh

Trang 34

Xét ở mức độ tăng thu qua các năm ta thấy: năm 2012 số thu thực hiện tăng6.4% so với năm 2011 Tương tự năm 2013 tăng 10.5% so với năm 2012 Năm

2014 tăng 9% so với năm 2013 Năm 2015 tăng 12.8% so với năm 2014

Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tăng lên của nguồnthu NSNN thì số thuế nợ đọng qua các năm cũng tăng theo

Bảng 2.2: Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tiền: triệu đồng

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hải Phòng)

Tại Bảng 2.2 cho ta thấy: Bên cạnh số thu ngân sách liên tục tăngthì số nợ thuế của Cục thuế thành phố Hải Phòng cũng có dấu hiệu giatăng trong những năm gần đây Cụ thể năm 2011 tỷ lệ nợ đọng thuếchiếm 8.8% tổng số thu ngân sách Năm 2012 tăng nợ so với năm 2011

là 12.400 triệu đồng tương đương với 2.3% và chiếm 8.2% so với tổngthu Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 10.970 triệu đồng đương với5.9% và chiếm 7.9% so với tổng thu ngân sách Năm 2014 có dấu hiệutăng vọt so với năm 2013 là 265.971 triệu đồng tương đương tăng48.3% chiếm 10.7% so với tổng số thu Năm 2015 tổng nợ so với năm

2014 tăng 95.270 triệu đồng tương đương tăng 11.6% và chiếm 11.2%trên tổng thu

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là do chịu tác động củacuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối năm 2011 và sự suy thoái của cácdoanh nghiệp thuộc khối đóng tàu Vinashine,Vinaline dẫn đến doanhnghiệp gặp khó khăn về kinh tế, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ vay vốn ngân

Trang 35

hàng cao, giá cả hàng hóa dịch vụ leo thang gây khó khăn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh… ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Ảnh hưởng trực tiếp đến số thu vào NSNN.Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên cácdoanh nghiệp đều có xu hướng chiếm dụng tiền thuế để làm vốn kinhdoanh nên làm cho tốc độ nợ thuế tăng.

Đơn vị: Triệu đồng

1,000,000

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hải Phòng)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ nợ thuế giai đoạn 2011-2015

Qua phân tích thực trạng trên cho ta thấy: nợ đọng thuế trong nhữngnăm gần đây tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối Trong đó tốc độ tăng nợđọng thuế cao hơn so với tốc độ tăng thu thuế Đây là vấn đề không bìnhthường đặt ra trong công tác quản lý nợ thuế

Trang 36

2.1.2.2 Cơ cấu nợ thuế không đồng đều, tập chung chủ yếu vào loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp Nhà nước trung ương và doanh nghiệp Nhà nước địa phương, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Cơ cấu nợ thuế không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các khoản

nợ thuế là điều đáng được quan tâm phân tích để tìm biện pháp hạn chế số nợđọng thuế Điều này được thể hiện rõ qua các bảng và Bảng số liệu phân tích

số thu, số nợ theo khu vực sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu thu thuế theo khu vực giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tiền: triệu đồng

NĂM

Tổng thu 5.920.284 6.302.000 6.960.800 7.615.000 8.068.975 DNNNTƯ

1.426.284 1.477.540 1.604.510 1.706.540 1.788.284 DNNN ĐP

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hải Phòng)

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tiền: triệu đồngNĂM

Trang 37

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ trên số thu theo khu vực giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hải Phòng)

Bảng 2.6: Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hải Phòng)

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tỷ lệ nợ thuế trên số thu theo khu vực

giai đoạn 2011-2015

Trang 38

Các bảng và biểu đồ số liệu trên cho thấy: Nợ của khối doanh nghiệpnhà nước trung ương do Cục thuế thành phố Hải Phòng quản lý từ năm 2011đến 2013 có chiều hướng tăng lên Năm 2014 và năm 2015 giảm Cụ thể năm

2011 nợ của khối doanh nghiệp nhà nước trung ương là: 120.124 triệu đồngchiếm 2.02% trên tổng số thu và chiếm 22.8% trên tổng nơ Năm 2012 nợ củaDNNN là 125.876 triệu đồng chiếm 2% trên tổng thu chiếm 23.4% trên tổng

nợ Năm 2013 nợ của DNNN là 127.543 triệu đồng chiếm 1.83% trên tổngthu Năm 2014 nợ của DNNN là 145.521 triệu đồng chiếm 1.91% trên tổngthu Năm 2015 nợ của DNNN là 152.214 triệu đồng chiếm 1.89% trên tổngthu và chiếm 16.7% trên tổng nợ

Nợ của khối doanh nghiệp địa phương cũng có xu hướng gia tăng Nếunhư năm 2011 số nợ là: 125.347 triệu đồng chiếm 2.1% so với tổng thu vàchiếm 22.8% trên tổng nợ thì đến năm 2015 là: 187.543 triệu đồng chiếm2.32% trên tổng thu và chiếm 20.6% trên tổng nợ Như vậy số nợ từ khốidoanh nghiệp địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ của toàn Cục thuếnên Phòng quản lý nợ và cưỡng chế thuế cần theo dõi quản lý chặt chẽ số nợcủa khối doanh nghiệp địa phương sẽ giúp làm giảm tỷ lệ nợ đọng thuế ở Cụcthuế thành phố Hải Phòng

Qua các bảng số liệu ta thấy số nợ đọng của khu vực đầu tư nước ngoàicũng tăng cao Năm 2011 số tiền nợ đọng của khối đầu tư nước ngoài là125.347 triệu đồng, chiếm 1.36% trên tổng thu và chiếm 15.2% trên tổng nợ.Năm 2011 số tiền nợ đọng của khối đầu tư nước ngoài là 80.269 triệu đồng,chiếm 1.36% trên tổng thu và chiếm 15.2% trên tổng nợ Năm 2012 số tiền nợđọng của khối đầu tư nước ngoài là 82.214 triệu đồng, chiếm 1.30% trên tổngthu và chiếm 15.3% trên tổng nợ Năm 2013 số tiền nợ đọng của khối đầu tưnước ngoài là 83.264 triệu đồng, chiếm 1.20% trên tổng thu và chiếm 15.1%trên tổng nợ Năm 2014 số tiền nợ đọng của khối đầu tư nước ngoài là140.632 triệu đồng chiếm 1.85% trên tổng thu và chiếm 17.2% trên tổng nợ.Năm 2015 số tiền nợ đọng của khối đầu tư nước ngoài là 160.543 triệu đồng,

Trang 39

chiếm 1.99% trên tổng thu và chiếm 17.6% trên tổng nợ Tỷ lệ nợ thuế nàyđòi hỏi Cục thuế TP Hải Phòng phải có biện pháp đôn đốc nợ tích cực, rà soát

nợ tích cực Nếu nợ sai điều chỉnh kịp thời tránh để tình trạng nợ ảo kéo dài

Nợ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao nhất.Nếu như năm 2011 là: 31.3% trên tổng nợ thì đến năm 2015 chiếm 38.5 %.Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong giai đoạn 2011 đến 2014 bị ảnhhưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lãi suất ngân hàng cao, khókhăn về kinh tế chính nên không có tiền nộp thuế đúng hạn

Bên cạnh việc nghiên cứu số thuế nợ theo khu vực thì để tạo điều kiệncho công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế Cần xem xét số nợ thuế đó chủyếu tập trung ở loại thuế nào Từ đó giúp cho cơ quan thuế tìm hiểu đượcnguyên nhân của vấn đề nợ thuế và sẽ đưa ra được những biện pháp đôn đốc

nợ một cách hiệu quả Để làm rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu thông qua haibảng và Bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2011-2015

Đơn vị tiền: triệu đồng

NĂM

Tổng nợ 526.556 538.956 549.926 815.897 911.176Thuế TNDN 115.001 108.129 110.382 190326 196.032Thuế GTGT 92.123 97.234 99.818 191.309 207.034Thuế TNCN 71.852 81.058 83.119 89.124 85.123Thu từ đất 39.307 40.596 38.543 41.578 45.675Tiền chậm nộp 198.672 203.518 211.325 299.233 373.015

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hải Phòng)

Trang 40

Bảng 2.8: Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2011-2015

NĂM

Thuế TNDN 21.84% 20.06% 20.07% 23.33% 21.51%Thuế GTGT 17.50% 18.04% 18.15% 23.45% 22.72%Thuế TNCN 13.65% 15.04% 15.11% 10.92% 9.34%

Tiền chậm nộp 37.73% 37.76% 38.43% 36.68% 40.94%

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hải Phòng)

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo sắc thuế năm 2011

Biểu đồ 2.4 Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo sắc thuế năm 2012

Ngày đăng: 24/12/2024, 08:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w