Cát Bà đã và đang được đông đảo du khách và bạn bè trong nước và quốc tế biết đến là quần đảo có những giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học, mỹ học, cấu trúc địa chất, địa mạo và di chỉ
Trang 1- -
PHẠM NGỌC HƯNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH QUẦN ĐẢO CÁT BÀ
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Mỵ
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
HẢI PHÒNG, NĂM 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Hướng nghiên cứu của luận văn là hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất
kỳ nghiên cứu nào trước đó Các số liệu được trích dẫn nguồn rõ ràng hoặc dotác giả tự điều tra, kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn dựa trên thực
tế đảm bảo tính trung thực
Mọi sự giúp đỡ của tổ chức, cá nhân cho việc thực hiện luận văn này đãđược tác giả xin ý kiến và gửi lời cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận vănnày được chỉ rõ nguồn gốc./
Hải Phòng, ngày 10 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Ngọc Hưng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ hướng dẫn, cán bộ quản lý
và các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Hải Phòng; cảm ơn các đồng chí lãnhđạo huyện Huyện ủy, UBND huyện Cát Hải, các Ban ngành, cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp liên quan của huyện Cát Hải và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng Phòng Văn hóa thông tinThể thao và Du lịch, Phòng Tài Chính, Chi cục thống kê huyện Cát Hải, Banlãnh đạo và Cán bộ quản lý các điểm du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà, Ban quản lýkhu dự trữ sinh quyển Thế giới quần đảo Cát Bà Trung tâm Hướng dẫn và Pháttriển du lịch huyện Cát Hải, Lãnh đạo cơ quan Đài Phát thanh Cát Hải, đồngnghiệp bạn bè, gia đình, người thân Các Nhà khoa học, tác giả có các tác phẩn
có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong luận văn và đặc biệt xin trântrọng gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS Nguyễn Thị Mỵ đã tận tìnhgiúp đỡ, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này
Tác giả rất mong nhận được sự giúp đỡ, tham gia góp ý của các thầy, các
cô, các nhà khoa học và những người quan tâm đến đề tài luận văn này Tác giả
hy vọng sẽ có được thêm nhiều kiến thức và nhận được nhiều hơn nữa sự giúp
đỡ, ủng hộ của các đồng chí Lãnh đạo, các thầy, các cô, các nhà khoa học và quý
vị để tác giả tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về nội dung này
Trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 10 tháng 04 năm 2016
Tác giả luận văn
Phạm Ngọc Hưng
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……… ……….i
LỜI CẢM ƠN………ii
MỤC LỤC………iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……… iv
DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ……… v
MỞ ĐẦU……… 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH ……… 5
1.1 Cơ sở lý luận ……… 5
1.1.1.Quan niệm cơ bản về du lịch………5
1.1.2 Tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch……… ……7
1.1.3.Quản lý, khai thác tài nguyên du lịch….……… 8
1.2 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch ở n ước ngoài và trong nước ……….13
1.2.1.Kinh nghiệm quản lý khai thác tiềm năng du lịch ở nước ngoài……… 13
1.2.2 Kinh nghiệm quản lý khai thác tiềm năng du lịch ở trong nước 16
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH QUẦN ĐẢO CÁT BÀ GIAI ĐOẠN 2011 -2015… 19
2.1 Tiềm năng du lịch quần đảo Cát Bà ……….19
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên……… 19
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ………24
2.2 Tiềm năng tài nguyên du lịch Quần đảo Cát Bà……… ……….27
2.2.1 Tiềm năng tài nguyên du lịch………27
2.2.2 Tiềm năng du lịch tự nhiên………39
2.2.3 Tiềm năng du lịch nhân văn……… ……33
2.2.4 Tiềm năng khác.……….34
Trang 52.3 Thực trạng phát triển và công tác tổ chức quản lý, khai thác tiềm năng du
lịch Quần đảo Cát Bà giai đoạn 2010-2015 ……… 36
2.3.1 Thực trạng phát triển du lịch Quần đảo Cát Bà……….36
2.3.2 Công tác quản lý, khai thác bảo tồn tài nguyên du lịch Quần đảo Cát Bà… 49
2.3.3 Đánh giá về công tác quản lý, khai thác du lịch trên địa bàn Quần đảo Cát Bà……… 52
2.4 Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý, khai thác tiềm năng du lịch Quần đảo Cát Bà……… 55
2.4.1 Các yếu tố khách quan ……… 55
2.4.2 Các yếu tố chủ quan ……… 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH QUẦN ĐẢO CÁT BÀ ………64
3.1 Mục tiêu quản lý, khai thác tiềm năng du lịch Cát Bà……… 64
3.1.1 Mục tiêu phát triển………64
3.1.2 Công tác xây dựng quy hoạch để tổ chức quản lý, khai thác tiềm năng du lịch quần đảo Cát Bà………65
3.1.3 Ý tưởng quy hoạch tổng thể ……… ……… 66
3.1.4 Các ý tưởng quy hoạch thành phần ……… 66
3.1.5 Mục tiêu quản lý, khai thác tiểm năng du lịch quần đảo Cát Bà … ………67
3.2 Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý, khai thác tiềm năng du lịch Quần đảo Cát Bà giai đoạn 2015- 2020 và những năm tiếp theo ……… 69
3.2.1 Biện pháp quản lý và cơ chế chính sách …….……… 69
3.2.2 Biện pháp quảng bá, tiếp thị du lịch và liên kết phát triển………76
3.2.3 Biện pháp phát triển nguồn nhân lực…….………80
3.2.4 Biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu …….……… 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……….82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….86
Trang 6CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BVMT Bảo vệ môi trường
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
Trang 7TNDL Tài nguyên du lịch
IUCN The International Union for Conservation of Nature and
nature resources(Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên vàtài nguyên thiên nhiên)
UNESCO The Unites Nation Education, Scientific and Culturel
Organization(Tổ chức giáo dục khoa học thế giới)
TTTT Thông tin thể thao
GDP Tổng thu nhập quốc nội
UBND Ủy ban nhân dân
WTO World Tourism Organization(Tổ chức du lịch thế giới)
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
2.3 Khách du lịch đến Cát Bà giai đoạn 2011 - 2015 362.4 Cơ sở vất chất, nguồn nhân lực phục vụ du lịch giai đoạn
2.2 Phân bố các hệ sinh thái ở quần đảo Cát Bà 30
Biểu đồ
2.2 Cơ sở vật chất nguồn nhân lực phục vụ du lịch(2011-2015) 413.1 Hàm lượng dầu trong nước biển Cát Bà tháng 3/2012 57
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trước thế kỷ XIX, du lịch là hiện tượng của xã hội, đi du lịch chủ yếu
là những người giàu có Đến ngày nay, ngành du lịch phát triển mạnh trở thành ngành kinh tế lớn đã thu hút được sự chú ý của các học giả, các nhà nghiên cứu từ nhiều ngành khác nhau cũng như chính phủ, quốc gia, vùng lãnh thổ đang quan tâm đến vấn đề du lịch
Du lịch hiện nay đã thực sự là sứ giả hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc Tại nhiều nước trên thế giới du lịch đang được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn Du lịch đã tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước tăng, tạo ra khối lượng việc làm cho đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng thời thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Điều này thể hiện rõ trước xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá
và hội nhập kinh tế quốc tế
Với những lợi thế so sánh nổi bật về tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan du lịch, TP Hải Phòng luôn quan tâm phát triển du lịch theo tinh thần Nghi quyết 32 - QĐ/TW và Kết luận số 72-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành
phố XV với mục tiêu “ xây dựng Hải Phòng trở thành thành cảng phố xanh,
văn minh, hiện đại”[26] và “xây dựng đảo Cát Bà cùng với Đồ Sơn, Hạ Long trở thành một trung tâm du lịch quốc tế của cả nước”[22] Nghị quyết
số 16 -NQ/TW của Ban thường vụ Thành uỷ Hải Phòng, Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện Cát Hải lần thứ XI cũng xác định “ Xây dựng Cát Bà trở
thành một trung tâm du lịch sinh thái rừng – núi- biển- đảo của cả nước và quốc tế ”[30]
Quần đảo Cát Bà có những giá trị đặc biệt về tài nguyên du lịch sinh thái như: hệ sinh thái biển, rừng nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, hệ thống hang động núi đá vôi được đánh giá là nơi hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái tiêu biểu của Việt Nam Đồng thời, Quần đảo Cát Bà là nơi lưu giữ nhiều
Trang 10di chỉ khảo cổ học có giá trị, tiêu biểu nhất là di chỉ Cái Bèo Cát Bà đã và đang được đông đảo du khách và bạn bè trong nước và quốc tế biết đến là quần đảo có những giá trị đặc biệt về đa dạng sinh học, mỹ học, cấu trúc địa chất, địa mạo và di chỉ khảo cổ học, tạo nên hình ảnh Quần đảo Cát Bà là một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất của cả nước.[2]
Với những giá trị đặc biệt đó, tháng 12 năm 2004, Quần đảo Cát Bà đã được Tổ chức Giáo dục, khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Công viên địa chất toàn cầu Năm 2013, Quần đảo Cát Bà được công nhận là Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt[24]
Trong những năm gần đây, du lịch Cát Bà ngày càng khẳng định vị thế
là ngành kinh tế chủ đạo của huyện Cát Hải Du lịch Cát Bà đã tạo ra động lực để thúc đẩy các ngành, nghề khác, đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện Cát Hải và góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch Hải Phòng
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi và cơ hội, du lịch Cát Bà sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là khó khăn về năng lực phát triển nhất là khi điểm xuất phát của du lịch còn thấp, hạ tầng còn khó khăn và trong bối cảnh cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch ngày càng gay gắt Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là về giao thông, cung cấp điện, nước và xử lý chất thải còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
du lịch Cát Bà tương xứng với vai trò và khả năng phát triển Vấn đề phát triển hạ tầng “Xanh” phù hợp với đặc điểm, tính chất du lịch ở Cát Bà còn nhiều bất cập
Phát triển du lịch Cát Bà chưa thực sự tương xứng với tiềm năng với những giá trị sinh thái, chưa có được những sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh và hấp dẫn cao; hoạt động xúc tiến quảng bá mặc dù có nhiều nỗ lực song còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; hiệu quả của kinh doanh
du lịch còn hạn chế bởi mức chi tiêu và thời gian lưu trú trung bình của khách
Trang 11du lịch thấp; đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng còn chưa được như mong muốn; v.v Đặc biệt việc quản lý hoạt động du lịch theo những nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững còn hạn chế
Khu vực quần đảo Cát Bà đang ở trong giai đoạn phát triển cực kỳ quan trọng với nhiều cơ hội và thách thức đan xen và bất kỳ hoạt động phát triển du lịch nào ở khu vực này trong tương lai cũng cần phải được xem xét cẩn trọng
để không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái độc đáo và nhạy cảm Khu dự trữ sinh quyển thế giới của quần đảo Cần phải biện pháp quản lý, khai thác
du lịch cho quần đảo Cát Bà để đảm bảo việc bảo tồn các giá trị thiên nhiên
và khuyến khích phát triển du lịch nhằm đem lại lợi ích cho địa phương và cư dân trong vùng
Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên chọn đề tài Luận văn“Một số biện
pháp tăng cường công tác quản lý khai thác tiềm năng du lịch quần đảo Cát Bà” Trên cơ sở những nghiên cứu thực tiễn đóng góp cho sự phát triển của
quần đảo Cát Bà trở thành điểm đến du lịch “xanh” đẳng cấp quốc tế, xứng đáng với vị thế và tiềm năng, góp tích cho phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng, huyện Cát Hải giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến 2050
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch (khái niệm,
vai trò, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch)
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch Cát Bà giai đoạn 2010 - 2014; những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân Đề xuất một số biện pháp phát triển du lịch Cát Bà giai đoạn 2015 - 2020
Trang 12- Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Quần đảo Cát Bà trong phát triển kinh tế-xã hội của huyện thời gian qua;
- Định hướng quy hoạch và biện pháp pháp nhằm quản lý, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch Quần đảo Cát Bà góp phần phát triển kinh tế xã
hội của thành phố nói chung và huyện Cát Hải nói riêng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a, Đối tượng nghiên cứu: Tiềm năng du lịch Cát Bà, các cơ sở kinh
doanh du lịch tại Cát Bà, khách du lịch khi đến Cát Bà, các yếu tố, điều kiện cần thiết cho phát triển du lịch Cát Bà
b, Phạm vi nghiên cứu: Phát triển du lịch Cát Bà, nghiên cứu từ thực
tiễn thực hiện phát triển du lịch tại Cát Bà, giai đoạn 2010 - 2014
- Luận văn nghiên cứu trên phạm vi địa bàn Quần đảo Cát Bà
- Giai đoạn nghiên cứu là 5 năm từ năm 2010 đến năm 2014 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020 và định hướng đến 2050
c, Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp lý thuyết hệ thống, phương pháp thống kê, mô hình toán và phương pháp chuyên gia, phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra, phỏng vấn
d, Kết cấu của Luận văn
Gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tiềm năng du lịch
- Chương 2: Tiềm năng và thực trạng quản lý khai thác tiềm năng du lịch quần đảo Cát Bà giai đoạn 2011 - 2015
- Chương 3: Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý, khai thác tiềm năng du lịch quần đảo Cát Bà
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Quan niệm cơ bản về du lịch
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch và ngành du lịch
a, Du lịch: Du lịch (DL) là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp Trong quá trình phát triển, nội dung hoạt động của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú Khái niệm về du lịch không mới, có thể nói du lịch hình thành từ thời kỳ cổ đại, vào thế kỷ VIII trước Công nguyên - các cuộc hành hương của người Hy Lạp về đỉnh Olympus Tuy nhiên với những cách tiếp cận khác nhau hay các cách hiểu khác nhau về du lịch ở các nước khác nhau cũng như tính chất đặc thù của hoạt động du lịch mà cho tới nay trên thế giới chưa có sự thống nhất về khái niệm chung về du lịch
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch tế giới WTO (World Tourist Organization) một tổ chức của Liên Hợp Quốc "Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và
ở lại đó để thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn 1 năm" [11]
Du lịch là đi đến một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ dưỡng… trong thời gian nhàn rỗi Du lịch bao gồm mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà mục đích chính là kiếm tiền.[13]
Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.[17]
Trang 14b, Ngành du lịch: Ngành Du lịch được xem là ngành lớn nhất trên thế giới Nó bao gồm một số lượng khổng lồ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và gồm cả những tập đoàn đa quốc gia rất lớn mà điều khiển sự tăng lên tỷ lệ phần trăm của cả thị trường Nó chiếm một số lượng lớn nhân viên bao gồm
cả các nhà điều hành du lịch, các văn phòng du lịch những người mà tập trung các chuyến; các nhân viên phục vụ trên máy bay và tàu thuỷ; tài xế lái xe; nhân viên của các khách sạn lớn và những nhà nghỉ gia đình; những người thợ thủ công mỹ nghệ và tất cả những người cung cấp các dịch vụ và trang thiết bị cho du khách khác Sự phức tạp của ngành này chỉ ra những thách thức có thể đối với nhân viên và cộng đồng địa phương để học và xây dựng các mối quan
hệ với ngành du lịch
1.1.1.2 Khái niệm về khách du lịch và phân loại khách du lịch
Khách du lịch: Để có định nghĩa khách du lịch ta có thể đi từ định nghĩa khách thăm viếng như sau: Khách thăm viếng là một người đi tới một nơi khác với nơi họ thường trú, với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành nghề và lĩnh lương từ nơi đó) Định nghĩa này có thể được áp dụng cho khách quốc tế và khách trong nước
- Khách quốc tế: Khách du lịch quốc tế là "Những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của một nước đang thường trú đến một nước khác trong thời gian ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi không phải để tiến hành các hoạt động nhằm thu được thù lao ở nơi đến" Bất kỳ một người nào
đó đi ra khỏi nước người đó cư trú thường xuyên và ngoài môi trường sống thường xuyên của họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để được nhận thù lao
- Khách trong nước: Khách thăm quan du lịch trong nước là "Những người đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của mình ở trong nước với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng cùng các mục đích của chuyến đi không phải
để tiến hành các công việc nhằm thu được thù lao ở nơi đến" Bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của họ và trong phạm
Trang 15vi nước sở tại với thời gian liên tục dưới 12 tháng và mục đích của chuyến đi
là không phải đến đó để dược nhận thù lao[13]
1.1.2 Tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch
a , Khái niệm về Tài nguyên du lịch
Theo Điều 4 Luật du lịch năm 2005: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành nên khu du lịch, điểm du lịch , tuyến du lịch, đô thị du lịch.’’[17]
b , Khái niệm về tiềm năng du lịch
Theo từ điển tiếng Việt thì “tiềm năng” có nghĩa là: Khả năng, năng lực tiềm tàng, những thế mạnh còn chưa được biết đến, chưa được khai thác Còn
“tiềm tàng” lại có nghĩa là trạng thái ẩn giấu bên trong chưa bộc lộ ra, chưa phải là hiện thực (nguồn sức mạnh tiềm tàng, khai thác những khả năng tiềm tàng ) Tiềm năng là một thuật ngữ mang tính khá trừu tượng, chúng ta có thể hiểu “tiềm năng” là khả năng, năng lực ẩn giấu có thể khai thác được theo mục đích nào đó.[29]
Trong hoạt động du lịch, khái niệm về tiềm năng du lịch được nhiều giáo trình định nghĩa Trên khía cạnh có tính học thuật khái quát thì tiềm năng
du lịch là: “Những tài nguyên du lịch chưa khai thác hoặc chưa được khai thác hết, cần phải có thời gian và tiền bạc để đầu tư tôn tạo và đưa vào sử dụng” Người ta phân chia tiềm năng du lịch theo các loại hình sau: Tiềm năng ở dạng tài nguyên tự nhiên; tiềm năng ở dạng lịch sử; tiềm năng ở những công trình đương đại xuất hiện do quá trình xây dựng kinh tế và văn hoá đã và đang diễn ra Tiềm năng còn có ở phần nguồn khách du lịch như các thị trường tiềm năng chưa khai thác[13]
Phân loại tiềm năng du lịch
Cơ sở để phân loại tiềm năng du lịch: Dựa vào đặc tính và nguồn gốc của tài nguyên để phân loại
Trang 16- Tiềm năng du lịch tự nhiên (rừng, hang, động, rặng san hô, hồ nước, bãi biển, đảo, khí hậu ) Tiềm năng du lịch tự nhiên thường là các loại tài nguyên sẵn có trong tự nhiên, và thường rất khó phục hồi lại như cũ nếu như chúng bị khai thác quá giới hạn cho phép hoặc bị các tác động từ phía du khách hoặc các thành phần tham gia phục vụ du lịch làm cho biến đổi so với hình dạng ban đầu của nó
- Tiềm năng nhân văn (nhân văn phi vật thể, nhân văn vật thể ) khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoá Không phải sản phẩm văn hoá nào cũng đều là những sản phẩm du lịch nhân văn, chỉ những sản phẩm văn hoá nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn.[13]
1.1.3 Quản Lý, khai thác tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch
1.1.3.1 Quản lý, khai thác tài nguyên du lịch
Để quản lý khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch cần đánh giá hiện trạng khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo ngành và theo lãnh thổ, đưa ra một số nguyên tắc khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững
Quản lý, khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên du lịch dựa trên số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại các khu, điểm
du lịch được quản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường
Ban hành các văn bản luật từ Trung ương đến địa phương để quản lý
và khai thác tài nguyên du lịch đảm bảo tính hiệu quả Dựa trên cơ sở quy hoạch tổng thể du lịch, quy hoạch các vùng, các khu du lịch đã được phê duyệt
Trang 17Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các các Quyết định số: 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 và 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013, theo đó trong giai đoạn phát triển mới, du lịch Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh thông qua việc tập trung đầu tư phát triển các khu du lịch quốc gia, đặc biệt là các khu du lịch quốc gia ở các trọng điểm du lịch trong đó có vùng Duyên hải Đông Bắc với trọng tâm là Hạ Long - Cát Bà; chú trọng hiệu quả tăng trưởng và ưu tiên phát triển du lịch biển theo hướng bền vững Đây sẽ là định hướng quan trọng để các địa phương, đặc biệt là các địa phương vùng ven biển, trong đó có Hải Phòng nói chung và Cát Bà nói riêng phát triển du lịch trong giai đoạn mới.[25]
- Đề án phát triển du lịch biển Việt Nam đến năm 2020 đã được phê duyệt với mục tiêu phát triển bền vững với các loại hình du lịch sinh thái biển đảo, cảnh quan di sản vũng vịnh - biển đảo và du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống vùng ven biển
+ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 08/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.[24]
+ Quyết định số 742/QG-TTg ngày 26/05/2010 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến 2020 trong đó có đảo Cát Bà
+ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
+ Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.[23]
+ Quy hoạch chung phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định Cát Bà là không gian phát triển du
Trang 18lịch đặc biệt quan trọng của thành phố gắn kết với Hạ Long và Đồ Sơn để tạo thành quần thể du lịch đặc biệt của lãnh thổ cũng như định hướng lồng ghép phát triển du lịch với các ngành kinh tế - xã hội khác của địa phương.[23]
- Phân cấp quản lý và thành lập cơ quan, đơn vị quản lý, khai thác tài nguyên du lịch
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng là cơ quan quản lý chỉ đạo các cơ quan chuyên môn sau:
+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư
+ Sở Xây dựng
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải và Ban quản lý VQG Cát Bà là các cơ quan triển khai thực hiện và tham mưu cho UBND TP Hải Phòng
1.1.3.2 Quản lý, khai thác tài nguyên du lịch
Theo Điều 16 Luật du lịch năm 2005: Trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
(1) Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch
(2) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên
du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện cho khách đến tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật
(3) Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch
(4) Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc
Trang 19sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác, bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch.[17]
Ngoài ra Quản lý, khai thác tài nguyên du lịch phải dựa trên các văn bản do Nhà nước ban hành và các quy định về khai thác, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên du lịch
Từ đó thực hiện triển khai cụ thể ở địa phương
+ Nghị quyết số 17-NQ/TƯ ngày 06/05/2014 của ban Thường vụ Thành
ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TƯ của Ban Thường
vụ Thành uỷ Hải Phòng ngày 27/01/2004 về việc “Xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến năm 2020” Quyết định số 3044/QĐ-UB ngày 29/12/2005 của UBND thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cát Hải giai đoạn đến năm 2020; Quyết định số 1743 /QĐ.UB ngày 17/9/2007 của UBND Thành phố Hải Phòng và nội dung chi tiết của đề án xây dựng chương trình phát triển bền vững khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà Quyết định số 2119/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của UBND TP Hải Phòng về việc phê duyệt đề án phát triển du lịch sinh thái trong VQG Cát
Bà Văn bản số 2711/UBND-NN của UBND Thành phố Hải Phòng ngày 28/5/2009 về việc Chủ trương cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cát Bà [23]
+ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cát Hải lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015
- 2020) đã xác định du lịch - dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, thành phố trong những năm gần đây
cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch của huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng kể Huyện uỷ - UBND huyện đã tập trung cao sự lãnh đạo điều hành, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ ngành Du lịch từng bước được hoàn thiện; công tác quản lý nhà nước; công tác bảo vệ môi trường được tăng cường; chất lượng phục vụ du khách ngày càng được nâng cao; đặc biệt là công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến
du lịch có nhiều cố gắng, với nhiều hình thức phong phú.[1]
Cho đến nay có ba tài liệu quy hoạch du lịch trực tiếp liên quan đến
Trang 20thành phố Hải Phòng và khu vực quần đảo Cát Bà bao gồm:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Bộ VHTTDL, 2012)
+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Bộ VHTTDL, 2013)
+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hải Phòng đến năm 2020 (Sở VHTTDL HP, 2011)
Bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch
Nghiên cứu, đánh giá và giám sát các tác động của hoạt động du lịch đối với các nguồn tài nguyên; đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời Xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên
du lịch
1.1.3.3 Quản lý, khai thác tiềm năng du lịch
Quản lý tiềm năng du lịch dự trên cơ sở các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương
Quản lý tiềm năng du lịch đảm bảo gìn giữ giá trị tài nguyên cho muôn đời con cháu mai sau Khai thác tiềm năng du lịch hiệu quả đồng thời đảm bảo sinh kế của người dân và phát triển kinh tế của địa phương Phát triển các loại hình du lịch theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch của địa phương Gìn giữ và phát huy các giá trị cảnh quan song song với khai thác du lịch Phát triển du lịch đảm bảo kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại với văn hóa truyền thống Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức về quyền lợi trong việc sử dụng có hiệu quả các giá trị tiềm năng du lịch
Triển khai và giám sát kiểm tra việc thực hiện Các bước trong công tác quản lý khai thác tài nguyên du lịch Tăng cường quản lý về mặt nghiệp vụ mọi hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn Quản lý hành chính chuyên ngành trong phạm vi thẩm quyền đối với các hoạt động kinh
doanh du lịch
Trang 211.2 Kinh nghiệm khai thác tiềm năng du lịch ở nước ngoài và trong nước
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý khai thác tiềm du lịch ở nước ngoài
1.2.1.1 Kinh nghiệm của đảo Jeju Hàn Quốc
Đảo Jeju bình yên và dung dị như một làng quê rất đỗi thân quen dù
du khách lần đầu đặt chân đến Jeju còn nổi tiếng là thiên đường dành cho các đôi tình nhân tận hưởng cảm giác ngọt ngào trong tuần trăng mật Với tổng diện tích là 1.800 km2, dân số trên 550.000 người, đảo Jeju Hàn Quốc sau những tác động của thiên nhiên, nắng gió và địa tầng kiến trúc đã được tạo thành bởi những dòng nham thạch của núi lửa phun trào cách đây hơn 2 triệu năm và hiện hữu giữa đại dương với rất nhiều cột đá bí hiểm, linh thiêng và kỳ bí Jeju quyến rũ các du khách không chỉ bằng những cột đá với vô số hình hài mà còn bởi câu chuyện truyền thuyết về hai pho tượng
đá ông nội và bà nội Đó là hai pho tượng bằng đá đứng bên nhau, được dựng lên hầu như ở khắp mọi nơi trên đảo: tại các điểm tham quan du lịch, trên đường phố, nơi công cộng… thậm chí là trước cổng mỗi căn nhà trong các ngôi làng dân tộc ở Jeju
Tập trung phát triển giao thông, hệ thống đường sá trên đảo Jeju rộng rãi Cả bên trong lẫn bên ngoài khu dân cư, đâu đâu cũng là những con đường rộng tới 6 làn xe, mỗi bên 3 làn Chật hẹp lắm thì cũng 2 làn xe và ở những chỗ lên núi hẻo lánh thì mới là 1 làn xe mỗi bên
Các dịch vụ ăn uống được quan tâm, ở Jeju, do đất nông nghiệp không nhiều, người ta thường chỉ trồng những loại ngũ cốc như kê, lúa mì, đậu xanh, khoai tây, khoai lang… Rau xanh, tương và tảo biển được dùng làm vật liệu nấu các món ăn phụ như nước chấm, nước sốt… còn thịt thì chủ yếu là thịt heo và thịt gà Món ăn nổi tiếng của vùng này là bào ngư và quýt Ngày xưa thường là món ăn dâng lên vua chúa và hiện vẫn là món ăn nổi tiếng của vùng Khai thác triệt để những điểm du lịch, đảo Jeju có nhiều điểm đến thú
Trang 22vị, hấp dẫn như thác Cheonjiyeon, vách đá Jusangjeolli hình thành từ dung nham phun trào của núi Hallasan có hình lục giác độc đáo
Một điểm đến hấp dẫn khác là công viên Hallim – vườn bách thảo có diện tích 27.000m2 với hai hang động lớn hay lên đỉnh Seongsan Sunrise – di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO Phát triển các sản phẩm địa phương,
có dịp đến đảo Jeju, bạn có thể mua linh chi Hàn Quốc chính hiệu Linh chi trên đảo Jeju được nhà nước Hàn Quốc bảo hộ
Với các lợi thế đặc trưng để xây dựng sản phẩm du lịch riêng biệt, không trùng lặp với các nước khác trong khu vực, khai thác hết được tiềm năng phát triển du lịch Là thiên đường dành cho các đôi tình nhân tận hưởng cảm giác ngọt ngào trong tuần trăng mật Du khách có thể thể thỏa sức khám phá vẻ đẹp các sản phẩm du lịch đa dạng, đẳng cấp quốc tế với mức giá cạnh tranh Hàng năm lượng du khách đến tham quan đảo Jeju không ngừng tăng lên, mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp không khói này tại sứ sở Kim chi.[40]
* Mô hình này sẽ rất phù hợp khi áp dụng tại du lịch Cát Bà như các tour du lịch trải nghiệm cho du khách tham gia được tìm hiểu sinh hoạt, tập quán sinh sống của người dân địa phương Các tua du lịch tại các khu nuôi trồng hải sản trên các vịnh thuộc Quần đảo Cát Bà
1.2.1.2 Kinh nghiệm du lịch rừng với giáo dục môi trường tại Rừng Janbaru đao, OKINAWA, Nhật Bản
Janbaru là khu rừng cận nhiệt đới của thành phố Na Ha tỉnh OKINAWA Nhật Bản Nơi có một số động vật quý sinh sống Rừng Janbaru được biết đến như một địa điểm lý tưởng để học tập môi trường sinh thái, vì nơi đây có khu rừng nổi tiếng mang tên rừng cây lá sinh đôi
Hoạt động chính của du lịch rừng tại đây là hoạt động du lịch trải nghiệm rừng với nhiều trải nghiệm như leo núi về ban đêm, thăm quan ngắm cảnh rừng và học tập, giáo dục môi trường cho các học sinh, sinh viên các
Trang 23trường đại học của Nhật Bản Ngoài ra còn phục vụ hoạt động với các tour du lịch trải nghiệm rừng cho các khách du lịch tự do
- Các chương trình hoạt động du lịch
Du khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng tại rừng Janbaru sẽ được hướng dẫn viên du lịch ở đây giới thiệu về giá trị tài nguyên du lịch và mục đích ý nghĩa của du lịch rừng Janbaru đồng thời trung tâm du lịch tại rừng đây
sẽ tổ chức các tour du lịch để cho khách du lịch có thể trải nghiệm nơi đây như: Leo núi vào ban đêm hoặc ban ngày, chèo thuyền Cayak len nỏi trong các khu rừng ngập mặn
Các học sinh và sinh các viên được tìm hiểu, học tập trải nghiệm về tự nhiên và môi trường sinh thái Mỗi nămTrung tâm du lịch sẽ liên hệ với các trường đại học để phối hợp tổ chức các chương trình du lịch giáo dục môi trường cho các em học sinh, sinh viên của Nhật Bản.[10]
* Thành công và kinh nghiêm
- Hàng năm Trung tâm du lịch rừng Janbaru đón khoảng trên 20.000 khách du lịch
- Chủ đạo là phát triển loại hình du lịch sinh thái, các hoạt động du lịch gắn với giáo dục môi trường cho các em học sinh, sinh viên
1.2.1.3 Kinh nghiệm tại Quốc đảo Singapo
Đến với đất nước Singapo xinh đẹp - quốc đảo sư tử, chúng ta có rất nhiều địa danh cần phải tới như: Những chuyến du ngoạn vòng quanh các hòn đảo phía Nam như Kusu, St John's, Sisters và Lazarus được chào bán bởi một số các công ty lữ hành Những chương trình này bao gồm các bữa
ăn trưa, trà mặn và bữa ăn tối lãng mạn dành cho những kẻ si tình Cách thu hút du khách của Singapo mang tính chất đa phương diện như: Singapo
có rất nhiều món ăn địa phương và quốc tế khác nhau cho bạn tha hồ chọn lựa như “Roti Prata” (bánh xếp kiểu Ấn), “Nasi Padang” (cơm trộn kiểu Malay), “Chilli Crab” (cua chiên ớt) và món “cơm gà Singapo” Rất dễ tìm thấy các món này ở những quán ăn như: phố Sa-tế Lau Pa Sat dọc theo
Trang 24đường Boon Tat, phố ăn Chinatown ở đường Smith, Fishermen’s Village cạnh bờ biển ở Pasir Ris Ở Singapo, mua sắm thật sự là một hành trình thú vị Tại đây bạn có thể tìm thấy mọi thứ từ trang phục, hàng điện tử, phần mềm máy tính, đồ cổ v.v với đủ loại nhãn hiệu từ bình dân tới cao cấp tại các trung tâm mua sắm trên đường Orchard, khu Tiểu Ấn, phố Trung Hoa, phố Ả Rập[28]
1.2.2 Kinh nghiệm quản lý khai thác tiềm năng du lịch ở trong nước
1.2.2.1 Kinh nghiệm quản lý, khai thác du lịch tại Đà Nẵng
Với lợi thế du lịch phong phú và đa dạng, có núi, sông, biển, thiên nhiên tươi đẹp và hấp dẫn; có nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như: Mỹ Khê, Bắc
Mỹ An, Phạm Văn Đồng và đã được tạp chí Forber của Mỹ bầu chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, các điểm đến hấp dẫn và đặc trưng như: Bán đảo Sơn Trà, Khu Danh thắng Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, Khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ làm say đắm biết bao du khách khi đặt chân đến với thành phố Đà Nẵng tham quan và nghỉ dưỡng
Tiếp theo phải kể đến là vị trí rất gần các di sản thế giới ở miền Trung
có thể kết hợp tham quan khám phá di sản thế giới trong ngày, hệ thống cơ sở
hạ tầng khang trang đồng bộ và hiện đại với cảng biển, sân bay quốc tế lớn, là cửa ngõ thứ 3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây
Để phát triển du lịch, ngành du lịch thành phố đã đầu tư phát triển nhiều sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách với hàng loạt sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch đưa vào sử dụng đó là: Khu du lịch sinh thái bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch văn hóa tâm linh chùa Linh Ứng, Khu du lịch Bà Nà – suối Mơ với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới cùng các dịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí hiện đại Fantasy park lớn thứ 3 Đông Nam Á, khu giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores, sân golf The Dunes Hòa Hải, khu công viên giải trí thể thao biển Dana Beach Club, Khu Văn hóa du lịch Không gian xưa, Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Đồng Đình, đặc biệt là các show
Trang 25diễn phục vụ du khách định kỳ tại Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vào các tối thứ 4 và thứ 7 hàng tuần, đưa vào khai thác hàng loạt các chương trình citytour khám phá phố biển Đà Nẵng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm được chế tác tại làng đá Non Nước, các bãi tắm du lịch sạch đẹp kiểu mẫu ở Mỹ Khê và T18, an toàn cùng hệ thống phát thanh, nhạc nhẹ rất riêng của Đà Nẵng… Các sự kiện và sản phẩm độc đáo có sức thu hút du khách lớn được tổ chức hàng năm như: cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế hàng năm, lễ hội Quan Thế Âm, chương trình du lịch "Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè" thực sự là một điểm nhấn tạo ấn tượng đẹp về hình ảnh du lịch thành phố để thu hút du khách trong nước và nước ngoài đến với thành phố
Thời gian qua ngành du lịch Đà Nẵng cũng đã tập trung tổ chức các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch có hiệu quả như: tổ chức roadshow, famtrip, chương trình quảng bá du lịch, tổ chức các chương trình du lịch làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Đà Nẵng như: Thái Lan, Nhật, Trung Quốc và Singapore; TP HCM và Hà Nội; phát hành cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch, phim du lịch bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Trung Quốc, Nhật, Thái Lan nâng cấp và liên kết trang web du lịch thành phố với các trang web uy tín trong và ngoài nước; Quảng bá du lịch Đà Nẵng trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử Du lịch thành phố Đà Nẵng; xuất bản các ấn phẩm du lịch, xây dựng các quầy tra cứu thông tin du lịch; xúc tiến các đường bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng góp phần tăng lượng khách và giảm thời gian di chuyển đến Đà Nẵng
Việc Đà Nẵng đăng cai các hội nghị, hội thảo, sự kiện quốc tế có quy mô
và sức lan tỏa lớn đã tạo được tiếng vang và quảng bá hữu hiệu hình ảnh thành phố, góp phần giới thiệu đến bạn bè quốc tế hình ảnh một thành phố Đà Nẵng thanh bình, hiếu khách và năng động.[42]
1.2.2.2 Kinh nghiệm quản lý, khai thác du lịch tại Hạ Long – Quảng Ninh
Với diện tích 1553 km2 ; 1969 hòn đảo lớn nhỏ, với địa hình là đảo, núi xen
kẽ giữa các trũng biển và có những đảo đá vôi vách đứng tạo nên những vẻ đẹp
Trang 26tương phản mà vẫn kết hợp hài hòa, sinh động giữa các yếu tố đá, nước và bầu trời; Đây là một ''đặc ân'' của thiên nhiên dành cho Hạ Long mà chưa có nước nào trên thế giới có được Vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều giá trị ngoại hạng, quốc tế, mang tính toàn cầu trong đó nổi bật là hai giá trị cảnh quan, địa chất địa mạo đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (UNESCO) hai lần tôn vinh là Di sản thiên nhiên thế giới (Lần 1 vào năm 1994, Lần 2 vào năm 2000) Khu vực Di sản được UNESCO công nhận là nơi tập trung nhiều đảo đá, hang động, bãi tắm với diện tích 434km2 gồm 775 hòn đảo, trong đó 441 hòn có tên Không còn nghi ngờ gì nữa, Vịnh Hạ Long thực sự là một kỳ quan thế giới
Quảng Ninh hiện có 4 trung tâm du lịch, 800 cơ sở lưu trú, 443 tàu du lịch cùng với các dịch vụ, sản phẩm du lịch đặc trưng; đồng thời giới thiệu định hướng đầu tư phát triển du lịch Hạ Long như xây dựng thương hiệu, hạ tầng du lịch, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù và định hướng bảo tồn tài nguyên, môi trường du lịch Quảng Ninh
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Nguyễn Văn Đọc khẳng định: Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn
2030, du lịch được xác định là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội Quảng Ninh phát triển theo hướng bền vững Vịnh Hạ Long
sẽ là trung tâm để định hướng phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Quảng Ninh theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại Quảng Ninh luôn sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và các hãng lữ hành châu Âu hợp tác cùng phát triển
Với lợi thế là Di sản thiên nhiên Thế giới đã thu hút khách du lịch đến với Hạ Long, Quảng Ninh, an ninh an toàn trong vận chuyển và lưu trú trên vịnh Hạ Long được đảm bảo, gìn giữ và phát huy các giá trị của vịnh Hạ Long song song với khai thác du lịch Phát triển du lịch tại Hạ Long - Quảng Ninh
đã Kết hợp hài hòa giữa tính hiện đại, bền vững với văn hóa truyền thống; giữ gìn cảnh quan môi trường; đảm bảo các yêu cầu sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế của địa phương.[36],[38]
Trang 27CHƯƠNG 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, KHAI
THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH QUẦN ĐẢO CÁT BÀ
GIAI ĐOẠN 2010 -2015 2.1 Tiềm năng du lịch quần đảo Cát Bà
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Cát Hải là một trong hai huyện đảo của thành phố Hải Phòng được sát nhập năm 1977 trên cơ sở hai huyện là Cát Hải và Cát Bà
Huyện Cát Hải có diện tích tự nhiên khoảng trên 345km2, tổng dân số đến 2013 là 30.273 người, mật độ dân số tương đối thưa trung bình toàn huyện là 283 người/1km2, phân bố không đều gữa các xã, thị trấn
Huyện Cát Hải có 12 đơn vị hành chính bao gồm: thị trấn Cát Hải Nghĩa Lộ, Đồng Bài, Hoàng Châu, Văn Phong (Khu Đôn Lương) thị trấn Cát
Bà, Phù Long, Gia Luận, Hiền Hào, Trân Châu, Việt Hải và Xuân Đám (khu
Hà Sen)
Hình 2.1: Hiện trạng kinh tế xã hội huyện Cát Hải
Trang 28a, Địa chất - địa mạo
Căn cứ tài liệu và bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000 miền Bắc Việt Nam cho thấy tại Cát Bà cũng như khu vực Đông Bắc Việt Nam có lịch sử phát triển địa chất dài lâu, nơi đây đã từng là một bộ phận của cấu trúc uốn nếp Caledoni đánh dấu sự kết thúc chế độ địa máng biển sâu Karstzia vào cuối kỷ Silua
Các khối đá vôi khu vực này có tuổi trung bình là các bon muộn - pecmi khoảng 250 - 280 triệu năm, cấu tạo dạng khối, đôi khi phân tẩm khá mỏng, màu xám hay xám trắng nằm xen kẽ với đá vôi silic Chúng có đầy đủ những dạng của một miền Karst ngập nước biển, dưới sự tác động của nước mặt và nước ngầm đã hình thành một hệ thống các hang động ở các độ cao khác nhau từ 4m, 15m đến 25 - 30m Do chịu tác động của sóng biển đã tạo ra các ngấn sóng vỗ ở cả các chân đảo đá vôi vùng Cát Bà và các mái hiên mài mòn dạng dài và hẹp bao quanh chân, nhiều nơi gập ngấn sóng kép ở mức 3,5 đến 4m và 1,0 đến 1,5m Ở các vùng kín, sóng biển còn tạo ra tích tụ cát rất sạch, bao quanh các đảo nhỏ Gồm nhiều bãi tắm nhỏ rất lý tưởng cho dịch vụ
du lịch leo núi và tắm biển
Khu vực phía Bắc và Tây Bắc của đảo Cát Bà còn có một diện tích khá lớn tạo nên dạng địa hình đồng bằng ven biển, chúng được hình thành do quá trình phù sa sông biển Lớp trầm tích phủ lên trên tương đối dày trên 2m, dưới sâu hơn là phù sa hạt thô ở độ sâu 5 đến 10m, chủ yếu là sỏi cuội và cát Sát biển hơn nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thuỷ triều có các loại cây sú, vẹt, đước, trang, mắm, bần mọc dầy phủ kín hầu hết diện tích khu vực
Quần đảo Cát Bà nằm trong vùng quần đảo đá vôi bao gồm trên 360 hòn đảo lớn nhỏ(trong đó đảo Cát Bà là đảo lớn nhất), những hòn đảo này kéo dài tạo thành hình cánh cung và song song với cánh cung Đông Triều Quảng Ninh Các hòn đảo có độ cao phổ biến từ 100 đến 150m so mặt nước biển, Đỉnh cao nhất là đỉnh Cao Vọng cao 331m, nơi thấp nhất là Áng Tôm, thấp hơn mặt nước biển từ 10 đến 30m; Về cơ bản quần đảo Cát Bà có một số dạng địa hình sau:
Trang 29Địa hình núi đá vôi; Kiểu địa hình này do quá trình Karst chia cắt tạo thành các đỉnh, các chóp với nhiều hình dáng khác nhau, địa hình này dốc đứng, với độ cao phổ biến từ 100 đến 300m Kiểu địa hình đồi đá phiến; Địa hình này chiếm một diện tích nhỏ ở VQG Cát Bà So với địa hình núi đá vôi thì địa hình đồi đá phiến có sườn thoải, đỉnh tròn và thấp hơn núi đá vôi ở đây các loài thực vật cũng như thành phần thực vật phong phú và sinh trưởng, phát triển của so với kiểu địa hình núi đá vôi
Địa hình thung lũng giữa núi; Thung lũng giữa núi là khu vực vùng trũng với nhiều hình dạng khác nhau, kéo dài theo các vỉa đá vôi và nối với nhau qua các sống đá thấp tạo thành máng trũng dài Các thung lũng trong vùng có dạng khá bằng phẳng và được phủ bởi tàn tích của đá vôi Các loài thực vật ở đây có khả năng sinh trưởng tốt hơn so với hai vùng trên
Địa hình thung đá vôi; Dạng địa hình này chiếm một tỷ lệ không đáng
kể thường phân bố rải rác trong các vùng đá vôi, dạng địa hình này thường thiếu nước vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa Tại một số thung đá vôi
đã được khai phá để trồng cây nông nghiệp hoặc cây ăn quả
Kiểu địa hình bồi tụ ven biển; Được hình thành do quá trình bồi tụ , kiểu địa hình này thường bằng phẳng và luôn chịu ảnh hưởng của thuỷ triểu, đồng thời thường xuyên bị ngập nước
Đất Feralit nâu vàng phát triển từ các sản phẩm phong hóa đá vôi dốc
tụ hỗn hợp; Diện tích trên 1.001 ha Đất có màu nâu vàng, có phản ứng trung bình, ít chua, giàu mùn, thường bị khô hạn vào mùa khô, nơi thấp có thể bị
Trang 30úng nước tạm thời vào ngày mưa lớn Phân bố ở các thung lũng rộng có nước chảy trên mặt như Trung Trang, Đồng Cỏ(VQG), Việt Hải, Gia Luận,
Đất bồi chua mặn(đb); Diện tích trên 42 ha, loại đất này là đất hỗn hợp biển, đầm lầy ở bãi triều cao Chủ yếu ở xã Xuân Đám về phía biển, sau này được đắp đê ngăn mặn, cải tạo để cây lúa 1 đến 2 vụ
Đất mặn Sú vẹt; Diện tích trên 826 ha Đặc điểm loại đất này là Bùn lỏng, do ảnh hưởng của thuỷ triều, rất mặn Phân bố chủ yếu ở khu vực Cái Viềng xã Phù Long và rải rác ở vài nơi ở các bãi triều thấp Tại đây hình thành rừng ngập mặn khá tốt và là hệ sinh thái độc đáo của quần đảo Cát Bà
c, Khí hậu
Khí hậu khu vực quần đảo Cát Bà thuộc chế độ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự khác biệt về địa hình, mức độ ảnh hưởng của biển, lớp phủ thực bì đặc biệt là hoạt động của các khối khí đoàn và chế độ gió, độ ẩm, chế độ nhiệt, bức xạ, bão và chế độ nước dâng do bão gây ra ảnh hưởng rất lớn đến chế độ khí hậu khu vực Cát Bà Theo số liệu khí hậu tại một số trạm khí tượng thuỷ văn như: Bạch Long Vĩ, Cô tô, Hòn Gai, Phủ Liễn và Hòn Dấu thì đặc trưng về chế độ khí hậu tại quần đảo Cát Bà như sau:
Tính chất nhiệt đới, có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10 và có mùa đông lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình 1.700 đến 1.800mm/năm
Khu vực Cát Bà là đảo ven bờ nên còn chịu ảnh hưởng và sự chi phối mạnh của biển dưới tác động của chế độ gió đất, biển có tác dụng điều hòa khí hậu, tạo cho mùa đông ẩm hơn và mùa hè mát hơn so với đất liền
d, Thủy văn và ảnh hưởng của biển
Đặc điểm thủy văn: Cát Bà là quần đảo đá vôi, cho nên hầu như hệ thống sông suối trên các đảo không phát triển, các dòng chảy chỉ tạm thời xuất hiện trong cơn mưa và dừng ngay sau khi mưa Mùa mưa, nước đọng lại
ở một số vùng nhỏ, thấm dột trong những hang động Tuy không nhiều, nhưng đây lại là nguồn nước thường xuyên cung cấp nước cho động thực vật
Trang 31trên đảo Tại một số đảo nhỏ hoặc ven đảo lớn Cát Bà, nơi có nứt gãy kiến tạo chạy qua có xuất hiện "nước xuất lộ" với dung lượng từ vài lít đến vài chục lít/ngày Nguồn nước xuất lộ lớn nhất tại suối Thuồng Luồng có lưu lượng trung bình khoản 5 lít/s vào mùa mưa 7,5 lít/s và 2,5 lít/s vào mùa khô Đảo lớn Cát Bà có các túi nước ngầm, nguồn gốc thấm đọng từ nước mưa hiện đã khai thác 6 giếng khoan, trữ lượng khoảng 1.500 đến 2.000m3/ ngày, mức độ khai thác cho phép khoảng 1.000m3/ ngày
e, Hệ thống suối tại Cát Bà gồm các con suối sau
Suối Thuồng Luồng tại thôn Bến xã Trân Châu; Có lưu lượng khá tốt, chảy quanh năm cung cấp đủ nước cho sinh hoạt tại địa phương
Suối Trung Trang khu VQG; Nguồn nước nhỏ, có nhiều nước trong mùa mưa, lưu lượng về mùa khô chỉ đạt khoảng 0,11 lít/giây
Suối Treo Cơm khu Đồng Cỏ VQG; Mùa mưa nhiều nước, về mùa khô lưu lượng nước chỉ đạt khoảng 2,6 lít/giây
Ngoài các suối này còn có nguồn nước Ao Ếch là hồ nước thiên nhiên trên núi đá vôi, nằm giữa khu vực rừng nguyên sinh Diện tích khoảng trên 3,6ha, quanh năm có nước, mức nước bình quân đạt trên dưới 30cm, trữ lượng nước khoảng 10.000 m3 Một số áng cũng có nước quanh năm như áng Bèo, áng Bợ, áng Vẹm, áng Thảm,[21],[23]
Thiếu nước ngọt là khó khăn lớn nhất cho quần đảo Cát Bà ảnh hưởng đến du lịch, sinh hoạt lẫn tưới tiêu trong sản xuất Trong tương lai khi kinh tế phát triển việc khan hiếm nước ngọt càng trở nên bức xúc hơn, cần có chiến lược đầu tư cho công tác điều tra, thăm dò để tìm kiếm các mỏ nước ngầm có trữ lượng cao, để khai thác sử dụng
f, Đặc điểm hải văn
Thủy triều có tính nhật triều rất rõ ràng trong một ngày đêm có 1 lần nước lớn và 1 lần nước ròng Mỗi tháng có 2 kỳ nước cường, mỗi kỳ 11 đến
13 ngày, Biên độ giao động 2,6 đến 3,6m, xen kẽ là 2 kỳ nước kém, mỗi kỳ 3 đến 4 ngày, có biên độ 0,5 đến 1m Mỗi năm, biên độ triều lớn vào các tháng
Trang 326, 7 và 11, 12 Nhỏ vào các tháng 3, 4 và 8, 9
Dòng chảy vùng đảo Cát Bà khá phức tạp, tốc độ trung bình 8 đến 12 cm/s và có thể đến 50 cm/s ở các lạch hẹp Do chịu ảnh hưởng của dòng chảy mùa, nên có độ đục cao vào mùa hè vì dòng nước đục từ Đồ Sơn lên Vùng ven bờ Cát Hải dòng triều lên đến Gia Lộc rẽ thành 2 nhánh: chảy về bến Gót
ở bên phải và chảy về Hoàng Châu Cơ bản, điều kiện khí tượng thủy văn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và dịch vụ du lịch của quần đảo Cát Bà
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
a, Dân cư và lao động
Dân số tại khu vực đảo Cát Bà được thể hiện qua (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 : Hiện trạng dân số trên quần đảo Cát Bà
Stt Xã
Diện tích
tự nhiên (km2)
Diện tích đất liền (km2)
Dân số (người)
Mật độ (người/ km2)
Dân số (người)
Mật độ (người/ km2)
(Nguồn: UBND huyện Cát Hải)
Dân cư phân bố không đều với mật độ bình quân các xã khu vực vùng đệm VQG; 132 người/km2, mật độ này thấp hơn so với mật độ bình quân của huyện Cát Hải là 283 người/km2 Mật độ cao nhất là Thị trấn Cát Bà với 5.752 người/km2 và thấp nhất là xã Việt Hải 07 người/km2
Trong cơ cấu lao động, ngành thuỷ sản chiếm tỷ lệ cao nhất, du lịch
Trang 33còn chiếm tỷ trọng thấp
Những năm qua công tác đào tạo, dạy nghề được chú trọng nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện vẫn còn thấp hơn so với mức trung bình của toàn thành phố Hải Phòng (được tính thông qua bảng 2.2)
Bảng 2.2 : Cơ cấu ngành nghề và thu nhập trong vùng
St
t Xã
Tỷ lệ thu nhập của các ngành(%) Nông
nghiệp
Thủy sản
Lâm nghiệp
Chăn nuôi
Dịch
vụ
du lịch
Thu nhập khác
Với các mô hình vườn đồi và chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến tại khu vực đảo Cát Bà và đã mang lại hiệu quả khá cao Hướng sản xuất theo mô hình này tập trung vào các loài cây có thế mạnh như vải, nhãn, hồng cam, con
dê, lợn, bò, gia cầm có giá trị kinh tế cao, phục vụ nhu cầu tại chỗ, nhất là nhu cầu cho khách du lịch cộng đồng
- Hoạt động Lâm nghiệp: Từ năm 2000 các xã trong địa bàn vùng đệm
Trang 34VQG Cát Bà đã tiến hành giao đất lâm nghiệp cho người dân quản lý trong đó bao gồm đất rừng trồng và rừng tự nhiên Nhưng, trên thực thế vẫn còn bất cập về ranh giới, chưa rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đối với đất rừng do đó mục tiêu và hiệu quả giao đất lâm nghiệp chưa cao
Hiện nay, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trên quần đảo Cát Bà chủ yếu là khai thác dược liệu, củi và mật ong
Mật ong được khai thác chủ yếu với mục đích thương mại đã tạo ra nguồn thu nhập tương đối lớn cho người dân địa phương Mật ong khai thác
tự nhiên có giá trị kinh tế cao (giá hiện nay 1,2- 1,5 triệu đồng/1 chai 65ml) song viêc khai thác quá mức đã tác động tiêu cực và nguy hiểm đối với rừng Nguyên nhân là do việc khai thác mật ong tự nhiên cần phải dùng lửa để xua đuổi đàn ong khi lấy mật vừa tác động xấu đến cảnh quan vừa là một trong những tác nhân gây cháy rừng Nguy hiểm là khi xảy ra cháy rừng trên núi đá vôi thì việc khống chế ngọn lửa rất khó thực hiện
Bên cạnh đó, người dân có thu nhập bất hợp pháp nhỏ khác thông qua một số hộ hoạt động săn bắt các loài động vật hoang dã như dùng lưới đánh bắt chim vào mùa di cư tại xã Xuân Đám, Phù Long; săn bắt tắc kè, rắn, chim, thú xảy ra rải rác trên toàn khu vực Các hiện tượng săn bẫy động vật hoang
dã xảy ra với hình thức tinh vi đã làm giảm số lượng động vật Đặc biệt là loài Sơn Dương (Than) còn rất ít, số lượng lồng bè nuôi trồng thủy sản đã giảm nhưng chưa nhiều và còn diễn biến phức tạp, nhất là ở khu vực vịnh Lan Hạ
- Hoạt động khai thác thủy, hải sản tự nhiên: Do sản lượng khai thác tự nhiên giảm và các quy định chặt chẽ của Nhà nước Hiện tại, sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi trồng nhân tạo
Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả mà nghề nuôi thủy sản mang lại thì những tác động từ mặt trái của nghề này đã và đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển và ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch biển tại Cát Bà, đó là nguy cơ ô nhiễm môi trường và phá vỡ cảnh quan thiên nhiên
Trang 35Trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản bước đầu phát triển với nhiều cơ sở thu mua và chế biến nhưng quy mô còn nhỏ chưa mang tính sản xuất hàng hóa, nên chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn
d, Truyền thông - Văn hóa
Các xã, thị trấn trong khu vực đều đã có điểm bưu điện văn hoá xã và các điểm bưu điện này cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc và phát hành báo chí tại các địa phương
Mạng điện thoại, cáp quang đã đến tất cả các xã và các khu dân cư, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông và thông tin liên lạc của nhân dân Các dịch vụ viễn thông hiện đại như điện thoại, mạng Internet, điện thoại di động đã được đưa vào sử dụng trên địa bàn nhiều năm
Các Hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền phát triển rộng khắp và có chiều sâu hơn trước đây Công tác thông tin và hoạt động phát thanh truyền hình của địa phương đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của đất nước, thành phố và địa phương để tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức khá phong phú thông qua các đài truyền thanh các Xã, thị trấn Phương pháp tuyên truyền đã được cải tiến phù hợp về chất lượng, nội dung thông tin ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, do địa hình đồi núi, trang thiết
bị chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thanh còn yếu nên việc tuyên truyền và phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với bà con, cũng như các hoạt động trao đổi thông tin của bà con còn hạn chế [14]
2.2 Tiềm năng tài nguyên du lịch Quần đảo Cát Bà
2.2.1.Tiềm năng tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình
Tài nguyên được phân loại theo tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên, và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con
Trang 36để hình thành khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch".[18]
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch, trên thực tế, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu
Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế - chính trị - xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo dựng nên Những yếu tố này luôn luôn tồn tại và gắn liền với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội đặc thù của mỗi vùng, miền và địa phương Khi các yếu tố này được phát hiện, được khai thác phát huy và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên
du lịch chưa khai thác Trước yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, nhu cầu này ngày một lớn và đa dạng phụ thuộc vào mức sống và trình độ dân trí Ví như vào những năm 60, du lịch biển ở nước ta chủ yếu là tắm và nghỉ dưỡng biển thì ngày nay các sản phẩm du lịch biển đã đa dạng hơn bao gồm cả lặn biển, lướt ván, leo vách núi, thể thao mạo hiểm, tham quan các hệ sinh thái biển
Trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ nhằm tạo ra các phương tiện để khai thác các tiềm năng tài nguyên, nếu như trước đây du lịch thám hiểm đáy biển chỉ là ước mơ thì ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ các tàu ngầm chuyên dụng có thể đưa khách du lịch có thể tham quan khám phá những điều kỳ diệu của đại dương một cách dễ dàng Trong
Trang 37tương lai không xa với sự phát triển nhanh chóng về khoa học và công nghệ,
du khách sẽ có cơ hội đi du lịch ở những hành tinh xa xôi ngoài trái đất
Vì vậy, giống như các dạng tài nguyên khác, tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử và có xu hướng ngày càng được mở rộng Sự mở rộng của tài nguyên du lịch thường tuỳ thuộc rất nhiều vào yêu cầu phát triển du lịch, vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vào sự đầu tư, vào các sáng kiến và sở thích của con người
Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác, nhiều tài nguyên du lịch còn tồn tại dưới dạng tiềm năng do:
Chưa có nhu cầu khai thác do khả năng "cầu" còn thấp
Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh giá đầy đủ
Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác hình thành các sản phẩm du lịch
Các điều kiện để tiếp cận hoặc các phương tiện để khai thác hạn chế do
đó chưa có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác Chưa đủ khả năng đầu tư để khai thác
Hiện nay Cát Bà còn có nhiều di tích lịch sử văn hoá, lịch sử quân sự song chưa được khai thác để phục vụ du lịch như: Thành nhà Mạc( Xuân Đám), Đèn biển Long Châu…, nhiều khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đep, lễ hội, di chỉ vẫn còn tồn tại ở dạng tiềm năng du lịch do chưa các điều kiện để khai thác đưa vào sử dụng
2.2.2 Tiềm năng du lịch tự nhiên
2.2.2.1 Hệ sinh thái đa dạng
Trên quần đảo Cát Bà, VQG Cát Bà là một trong những tài nguyên du lịch giá trị, xét chung cả trên 2 phương diện tài nguyên du lịch rất phong phú,
đa dạng Tiềm năng du lịch thể hiện ở các giá trị về sinh thái, cảnh quan và đa dạng sinh học
Cát Bà là một quần đảo rất đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái (HST) khác nhau: HST rừng thường xanh trên núi đá vôi, HST rừng ngập
Trang 38nước trên núi cao, HST rừng ngập mặn vùng duyên hải, HST vùng biển với các rạn san hô gần bờ, hệ thống hang động với đặc trưng riêng biệt
Cát Bà là nơi sinh sống của hơn 3.800 loài động, thực vật khác nhau,
343 loài động vật trên cạn với 25 loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 24 loài cần được bảo vệ Tiêu biểu trong số đó là Voọc Cát Bà (Voọc đầu vàng), Sơn dương (Than), Thạch sùng mí Cát Bà, v.v Tuế Hạ Long (Tên tiếng anh là Cycas trôpphylla), Chò đãi (Tên tiếng anh là Annamocarya chinensis), Kim giao (Tên tiếng anh là Podocarpus fleuryi), Lát hoa v.v.[2]
Ngoài ra, sinh vật biển ở quần đảo Cát Bà phong phú và đa dạng vào bậc nhất của các vùng biển đảo ở phía Bắc Việt Nam, có nhiều loài quý hiếm Theo kết quả điều tra cập nhật của Viện Tài nguyên và Môi trường biển hiện
ở vùng biển quần đảo Cát Bà đã xác định 177 loài thuộc lớp san hô, 31 loài thực vật phát triển Khu hệ động vật đáy ở vùng dưới triều bao gồm 340 loài đáy mềm Thực vật phù du và tảo sống đáy có 400 loài và dưới loài, Động vật phù du có 131 loài Trong đó có 19 loài san hô và 3 loài rùa biển và 1 loài thú
đã được IUCN xếp hạng
Trang 39Hình 2.2: Phân bố các hệ sinh thái ở quần đảo Cát Bà
Động vật có 18 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới, đặc biệt Cát Bà có loài Voọc Cát Bà là loài đặc hữu của Việt Nam, duy nhất chỉ tồn tại
ở Cát Bà mà không tồn tại ở bất cứ nơi nào trên toàn thế giới và loài Thạch sùng mí Cát Bà là loài mới cho khoa học vừa được phát hiện năm 2007
Với sự phong phú về hệ sinh thái, đa dạng về loài đã tạo cho Cát Bà có một tiềm năng lớn cho việc phát triển du lịch sinh thái
2.2.2.2.Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn
Cát Bà không chỉ hấp dẫn du khách bởi sự phong phú của các hệ sinh thái, đa dạng sinh học với rất nhiều loài động thực vật quý hiếm, mà còn thu hút khách tham quan trong và ngoài nước cả về cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp
mà thiên nhiên đã ban tặng
Cảnh quan đa dạng gồm nhiều dạng cảnh quan đẹp có khả năng khai thác phát triển du lịch
2.2.2.3.Biển và bãi biển
Hệ thống các bãi biển và đảo là những tiềm năng du lịch quan trọng nhất của quần đảo Cát Bà
Bãi biển ở quần đảo Cát Bà có tới hàng trăm, trong đó có khoảng trên
30 bãi biển cóa tiềm năng khai thác du lịch Bãi biển ở Cát Bà tuy không lớn song rất đẹp, nước biển trong xanh, cát trắng mịn có thể khai thác để tắm biển hoặc xây dựng các khu nghỉ dưỡng biển Một số các bãi biển đã được khai thác phục vụ du lịch như: Cát Cò 1, Cát cò 2, Cát cò 3( Cát đá bằng), Tùng Thu, Cát Dứa, Cát Tiên, Ba Trái Đào, Vạn Bội, v.v
Vùng biển quanh đảo Cát Bà có nhiều khu vực biển, đảo có tiềm năng phát triển tổng hợp nhiều loại hình du lịch thú vị như lặn biển xem san hô và các sinh vật biển, chèo kayak, câu cá, leo vách núi, lướt ván Vịnh Lan Hạ được xem là vùng biển hội tụ đầy đủ những giá trị cho hoạt động du lịch biển rất đặc trưng và được xem là một trong những vịnh đẹp nhất ở vùng biển Đông Bắc Vịnh Lan Hạ còn chưa đựng trong mình nhiều giá trị sinh thái
Trang 40không chỉ ở cấp quốc gia mà còn có giá trị toàn cầu Như: Khu bảo tồn biển ở khu vực đảo Vạn Bội
2.2.2.4 Hệ thống đảo núi đá vôi độc đáo
Quần đảo Cát Bà, ngoài đảo chính còn có trên 360 hòn đảo nhỏ khác với nhiều hình thù riêng tạo cảnh quan độc đáo, sinh cảnh độc đáo, rất hấp dẫn, thu hút khách du lịch Các cụm đảo tiêu biểu như vịnh Lan Hạ, khu vịnh Việt Hải, khu đảo Vạn Bội, cụm đảo Long Châu Nhiều đảo có hình dạng kỳ
lạ như hòn Rùa, hòn đũa ,, bờ đảo có nhiều mũi nhô, cung lõm và nhiều bờ vách dốc đứng, chân có ngấn ăn mòn tạo cảm giác kỳ bí, hấp dẫn Nhiều đảo
có thềm san hô viền quanh và và đặc biệt trên một số đảo có hồ nước mặn, đây là một tiềm năng còn nhiều tiềm ẩn chưa được khám phá
Quần đảo Cát Bà là nơi có các cấu trúc các Tùng, Áng trong hệ thống các đảo, đây được xem là những điểm cảnh quan, sinh thái đặc sắc, tạo sức hấp dẫn rất riêng Những cấu trúc tùng, áng tiêu biểu như: áng Vẹm, áng Bèo, áng Bợ, áng Thảm… rất có giá trị cho phát triển du lịch
2.2.2.5 Khu Rừng nguyên sinh
Hiện nay Cát Bà còn bảo tồn được diện tích lớn rừng nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi, trong đó có nhiều diện tích rừng nguyên sinh nơi đây có nhiều cây cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm và nhiều loài động thực vật quý hiếm mà tiêu biểu nhất là loài Voọc Cát Bà
Ngoài các khu vực rừng nguyên sinh thương phân bố trên địa hình núi dốc, trong phạm vi VQG còn có nhiều khu rừng ở vùng núi thấp và ven thung lũng Đặc biệt trong khu vực rừng trên núi đá vôi còn có khu rừng ngập nước nội địa có tên là Ao Ếch với diện tích gần 4,0 ha Đây được xem là hệ sinh thái rất đặc biệt ở địa hình núi đá vôi tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách khi đến Cát Bà
2.2.2.6.Hệ thống hang động kỳ thú
Quần đảo Cát Bà được hình thành bởi vận động kiến tạo vỏ trái đất và
sự nâng lên hạ xuống của mực nước biển hàng triệu năm trước đây, với nhiều hang động kỳ thú Từ khu vực từ bến Bèo tới vịnh Lan Hạ có những đảo nhỏ