LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tôi đã hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu l
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
VŨ HOÀNG LINH
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.01.02
Người hướng dẫn luận văn: TS Bùi Bá Khiêm
HẢI PHÒNG – 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “ Một số biện pháp tăng cường công tác quản
lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực, được trích dẫn từ các nguồn tư liệu, báo cáo đáng tin cậy
Hải Phòng, ngày 25 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Hoàng Linh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, tôi đã hoàn thành chương
trình học tập và nghiên cứu luận văn với đề tài “Một số biện pháp tăng
cường công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng”
Tôi xin chân thành cám ơn Khoa Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cám ơn Tiến sĩ Bùi Bá Khiêm đã tạo mọi điều kiện
và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này
Tôi xin chân thành cám ơn các phòng, đội Kê khai thuế, Kiểm tra thuế , Hành chính, Nghiệp vụ tại Cục thuế cũng như Chi cục thuế đã giúp đỡ tôi tổng hợp số liệu, thống kê, tổng hợp các văn bản pháp quy để hoàn thiện đề tài
Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết còn những hạn chế không thể tránh khỏi nên chắc chắn sẽ còn thiếu sót Rất mong được sự đóng góp ý kiến
từ các thầy, cô để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn
Hải phòng, ngày 25 tháng 08 năm 2015
Tác giả
Vũ Hoàng Linh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ 4
THU NHẬP CÁ NHÂN 4
1.1.Khái quát chung về Thuế và thuế Thu nhập cá nhân 4
1.2.Vai trò, đặc điểm của thuế TNCN 6
1.2.1.Vai trò của thuế TNCN 6
1.2.2.Đặc điểm của thuế TNCN 7
1.3.Nội dung Luật thuế thu nhập cá nhân 7
1.3.1.Người nộp thuế Thu nhập cá nhân 7
1.3.2.Người nộp thuế 8
1.3.3 Thu nhập được miễn thuế TNCN 8
1.3.4 Giảm thuế TNCN 9
1.3.5.Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế với cá nhân cư trú 10
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN 13
1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế TNCN 13
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng khác 15
1.5.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN 16
1.5.1 Chỉ tiêu về khai thuế 16
1.5.2 Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra 18
1.5.3 Chỉ tiêu tuyên truyền và hỗ trợ 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ HẢI PHÒNG 23
Trang 52.1.Đặc điểm về địa bàn thành phố Hải Phòng và Cục thuế Hải Phòng 23
2.1.1.Vị trí địa lý, dặc điểm kinh tế - xã hội thành phố 23
2.1.2.Khái quát về Cục thuế Hải Phòng 24
2.1.3 Kết quả thu ngân sách các năm từ 2011 - 2014 27
2.2.Công tác tổ chức quản lý thuế TNCN tại Cục thuế 32
2.2.1.Quản lý đối tượng nộp thuế 32
2.2.2.Quản lý kê khai 34
2.2.3.Công tác thanh tra, kiểm tra thuế 38
2.2.4.Công tác tuyên truyền&hỗ trợ người nộp thuế 40
2.2.5.Một số hình thức gây thất thu thuế TNCN 42
2.3.Đánh giá chung về kết quả đạt được 44
2.3.1 Kết quả đạt được 44
2.3.2 Những hạn chế 47
2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế 51
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CỤC THUẾ 57
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 57
3.1.Tình hình kinh tế xã hội và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Thuế TNCN 57
3.1.1.Thuận lợi 57
3.1.2.Khó khăn 58
3.2.Biện pháp nâng cao công tác quản lý thuế TNCN 59
3.2.1 Định hướng chung 59
3.2.2.Biện pháp cụ thể 63
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 77
1 Kiến nghị 77
1.1 Kiến nghị với Bộ tài chính và Tổng cục thuế 77
1.2 Kiến nghị với UBND Thành phố Hải Phòng 78
1.3 Kiến nghị với các cơ quan, tổ chức khác 78
Trang 62 Kết luận 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Trang 82.2 Tỷ trọng các nguồn thu của Cục thuế Hải Phòng 30 2.3 Số thu của thuế TNCN của Cục thuế Hải Phòng và số thu thuế TNCN của toàn ngành thuế Hải Phòng 31
2.5 Kết quả cấp mã số thuế TNCN giai đoạn 2011-2014 33 2.6 Tổng hợp kết quả nộp tờ khai thuế TNCN và số lượng cán bộ đội kê khai giai đoạn 2011-2014 35 2.7 Đánh giá kết quả nộp tờ khai thuế TNCN giai đoạn 2011-2014 36
2.8 Tổng hợp kết quả thanh tra/kiểm tra thuế TNCN giai đoạn
2.9 Hiệu quả của công tác thanh tra/ kiểm tra thuế TNCN 39 2.10 Kết quả công tác tuyên truyền và hỗ trợ năm 2011 – 2014 41 2.11 Hiệu quả công tác tuyên truyền giai đoạn 2011 – 2014 41 3.1 Biểu thuế suất đất và tài sản trên đất 67
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
2.2 Các nguồn thu chính từ Thuế TNCN của Cục thuế 30
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi Việt Nam mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế thì nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân
có thêm nhiều nguồn thu nhập khác nhau như thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương tiền công, thu nhập từ bất động sản… Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì số lượng người lao động cũng như các cá nhân kinh doanh có thu nhập cao cũng tăng lên không ngừng Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của cá nhân trong xã hội đã làm cho khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội ngày càng lớn Để phù hợp với sự phát triển và hội nhập kinh tế, Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2009 đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và làm giàu chính đáng Thuế thu nhập cá nhân cũng nâng cao tỷ trọng thu nội địa, ổn định cho ngân sách nhà nước và giúp Việt Nam chủ động trong quá trình hội nhập kinh
tế
Chính sách thuế Thu nhập cá nhân được áp dụng ở Việt Nam tương đối mới mẻ với cả cơ quan thuế cũng như người nộp thuế Tuy ảnh hưởng gánh nặng thuế lên người nộp thuế không lớn nhưng với lượng người nộp thuế lớn nhất trong các sắc thuế hiện nay thì việc tìm ra giải pháp để người nộp thuế tuân thủ Luật thuế thu nhập cá nhân là vấn đề lôi cuốn nhiều sự quan tâm của các nhà quản lý và nghiên cứu
Trong quá trình triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân tại Hải Phòng đã thu được nhiều kết quả như số lượng người nộp thuế tăng nhanh, người nộp thuế tuân thủ tốt chính sách thuế, số thu từ thu nhập cá nhân ổn định Tuy nhiên, thực tế công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế TP.Hải Phòng còn nhiều khó khăn như chính sách thuế thu nhập cá nhân còn được lồng ghép nhiều chính sách xã hội, chính sách thuế thu nhập cá nhân hay thay đổi gây khó khăn cho cả người nộp thuế cũng như cơ quan chi trả thu nhập…
Trang 11Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tăng cường
công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn thành phố Hải Phòng” làm luận văn cuối khóa học thạc sĩ của mình
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế thành phố Hải Phòng từ năm 2011 đến nay, kết hợp với cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý để đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả của Cục thuế trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là sắc thuế thu nhập cá nhân
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng, đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân từ đó đề ra các biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn thành phố
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh, tổng hợp
- Phương pháp đánh giá, tổng kết và một số phương pháp khác…
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Từ tình hình thực tế công tác quản lý thu với các số liệu và các biện pháp đã triển khai tại Cục thuế thành phố Hải Phòng từ năm 2011 đến 2014,
đề tài đã hệ thống hóa những cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý liên quan đến sắc thuế thu nhập cá nhân Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc quản lý thuế với sắc thuế này tại Cục thuế Hải Phòng rút ra những ưu điểm và những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân Từ đó, luận văn đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân tại Cục thuế thành phố Hải Phòng
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương :
Trang 12Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý thuê thu nhập cá nhân Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế thành phố Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế thành phố Hải Phòng
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1 Khái quát chung về Thuế và thuế Thu nhập cá nhân
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với
sự hình thành và phát triển của Nhà nước Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, Nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chỉ tiêu có tính chất xã hội Bằng quyền lực chính trị, Nhà nước thu một bộ pần của cải xã hội để có được nguồn vật chất đó Quan hệ thu, nộp những nguồn vật chất này chính là thuế
Từ sự phân tích khái quát đó, có thể thấy, thuế là một khoản thu của ngân sách Nhà nước mang tính bắt buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp
và được pháp luật quy định đối với các tổ chức kinh tế xã hội cũng như mọi thành viên xã hội Nhà nước có ba hình thức để huy động tài chính là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền lực nhà nước bắt buộc dân phải đóng góp Trong đó, hình thức quyên góp tiền, tài sản của dân và hình thức vay của dân là những hình thức tự nguyện, không mang tính ổn định và lâu dài Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, nhà nước dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho ngân sách nhà nước Hình thức nhà nước dùng quyền lực buộc dân đóng góp để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình - chính là thuế. Như vậy, Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc mà
tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để
đáp ứng cho việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước; người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại [26, tr 10]
Bên cạnh đó, Thuế cũng là một công cụ tài chính của nhà nước nhằm quản lý điều tiết nền kinh tế vĩ mô, là một công cụ nhằm khuyến khích đầu tư, tạo môi trường đầu tư, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đã có lịch sử hàng trăm năm áp dụng trên thế giới Mới đầu, Nhà nước thường đánh thuế vào đối tượng dễ đo lường
Trang 14được như đánh thuế trên đất đai, tài sản, hàng hoá hữu hình, các hàng hoá và tàu biển, hoặc số lượng cửa sổ hoặc lò sưởi trong một toà nhà Thuế thu nhập
cá nhân được đưa ra và áp dụng lần đầu tiên tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó
là ở Vương quốc Anh vào năm 1799 và ở Phổ vào năm 1808
Ở nước ta cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nền kinh tế mở, sản xuất kinh doanh trong nước và đầu tư nước ngoài đều tăng mạnh, đời sống kinh tế xã hội có những bước chuyển biến đáng kể, nhưng kèm theo đó là sự phát sinh chênh lệch về mức sống ngày càng rõ rệt về tiền lương, tiền công giữa các đơn vị, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Trong bối cảnh đó, hệ thống chính sách thuế được cải cách lần đầu năm 1990, bên cạnh Luật thuế lợi tức áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, Quốc hội uỷ quyền cho Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 27/12/1990 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/1991, nhằm động viên sự đóng góp của những cá nhân có thu nhập cao Trong quá trình thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã có năm lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6/1994, tháng 2/1997, tháng 7/1999, tháng 5/2001 và tháng 3/2004
Các lần sửa đổi Pháp lệnh thuế TNCN đã mở rộng phạm vi thu thuế thu nhập cá nhân sang các khu vực hưởng lương khác tại các doanh nghiệp trong nước và một số cơ quan của nhà nước, cá nhân có thu nhập cao, tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế, nhưng chủ yếu các lần sửa đổi vẫn là sửa mức khởi điểm tính thuế, thuế suất, giãn cách thu nhập chịu thuế giữa các bậc thuế của biểu thuế Cho đến ngày 21/11/2007 Quốc hội ban hành Luật thuế TNCN
và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2009 thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trước đây Luật thuế TNCN đã khắc phục được rất nhiều nhược điểm của Pháp lệnh như đã quy định rõ ràng hơn
về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế được xác định rõ ràng và có nhiều đối tượng chịu thuế mới xuất hiện, thu nhập miễn thuế chính xác hơn và mở
Trang 15rộng diện miễn thuế thêm vào đó là các quy định mới về giảm trừ cũng như căn cứ tính thuế được đưa ra phù hợp hơn Nhằm đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới ngày 22/11/2012 Quốc hội đã ban hành Luật số: 26/2012/QH13 Sửa đổi bổ xung một số điều của Luật thuế TNCN chính thức
có hiệu lực vào ngày 01/07/2013 Luật số 26/2012/QH13 đã đáp ứng được những thay đổi trong nền kinh tế của nước ta, cũng như khắc phục một số điểm tại Luật thuế TNCN
Thuế TNCN là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của cá nhân các thu nhập đó có thể là tiền công, chuyển nhượng, trong một thời kỳ nhất định trong năm hoặc cả năm như vậy có thể định nghĩa
Thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của cá nhân trong kỳ tính thuế nhất định [23, tr 237].
1.2 Vai trò, đặc điểm của thuế TNCN
1.2.1 Vai trò của thuế TNCN
Thuế TNCN là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế TNCN vừa mang các vai trò chủ yếu của thuế nói chung, vừa có vai trò riêng mà các loại thuế khác không có được
* Đối với nền kinh tế - xã hội
- Tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước: Thuế TNCN được
tính với diện rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách lớn
- Góp phần thực hiện công bằng xã hội: thể hiện qua biểu thuế lũy tiến từng phần, thuế TNCN đã thực hiện được việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng trong xã hội
- Điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm:
- Góp phần phát hiện thu nhập bất hợp pháp
* Đối với hệ thống thuế
- Góp phần khắc phục nhược điểm của một số loại thuế khác
Trang 16Một số thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt) có tính lũy thoái, ảnh hưởng đến người nghèo nhiều hơn người giàu khi tiêu thụ cùng một lượng hàng hóa sẽ đều phải chịu mức thuế như nhau
- Góp phần hạn chế sự thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp
Hạn chế được trong trường hợp doanh nghiệp kê khai cao hơn thực tế những chi trả cho cá nhân làm giảm thu nhập tính thuế của doanh nghiệp thì các cá nhân được nhạn khoản trả trên sẽ nộp thêm thuế thu nhập tương ứng với phần tăng thêm đó
1.2.2 Đặc điểm của thuế TNCN
Thuế TNCN là thuế trực thu, người chịu thuế cũng là người nộp thuế và khó có thể chuyển dịch gánh nặng thuế sang cho chủ thể khác Là sắc thuế có
độ nhạy cảm cao và liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp thuế, liên quan hầu hết các cá nhân trong xã hội Đặc điểm này xuất phát từ tính chất thuế trực thu của thuế TNCN Thuế TNCN đánh thuế theo nguyên tắc có xem xét đến khả năng trả thuế hay hoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế bằng việc quy định một số khoản được khấu trừ có tính chất xã hội trước khi tính thuế, thường mang tính chất lũy tiến cao, thuế suất được thiết kế theo biểu lũy tiến từng phần nhằm đảm bảo tính công bằng giữa các cá nhân phải nộp thuế Thuế TNCN không bóp méo giá cả hàng hóa, dịch vụ bởi thuế TNCN không phải là yếu tố cấu thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụ
1.3 Nội dung Luật thuế thu nhập cá nhân
1.3.1 Người nộp thuế Thu nhập cá nhân
Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú
Cá nhân cư trú: là các cá nhân có mặt tại Việt nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam, ngày đến và ngày đi được tính là 01 ngày
Có nơi ở đăng ký thường xuyên theo quy định của pháp luật với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế Trong trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định nhưng thực tế
Trang 17có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam
Cá nhân không cư trú: là cá nhân không đáp ứng được một trong các điều kiện của quy định về cá nhân cư trú
1.3.2 Người nộp thuế
Người nộp thuế là người Việt Nam, người nước ngoài có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công Như vậy đối tượng thuộc điện nộp thuế thu nhập cá nhân là rất lớn Tuy nhiên do đặc tính của thuế TNCN là điều tết dựa trên khả năng thu nhập và yếu tố hoàn cảnh của người nộp thuế nên theo quy định hiện hành không phải tất cả các cá nhân có thu nhập đều phải nộp thuế Ngoài các cá nhân, hộ gia đình có các khoản thu nhập thuộc diện được miễn thuế, chỉ thực hiện điều tiết đối với những cá nhân, hộ gia đình có thu nhập đến mức phải kê khai, nộp thuế
1.3.3 Thu nhập được miễn thuế TNCN
* Miễn thuế cho các khoản thu nhập từ chuyển nhượng, thừa kế, quà tặng là bất động sản
Bất động sản bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai giữa một số thân nhân trong gia đình Luật thuế TNCN quy định thu nhập miễn thuế từ chuyển nhượng bất động sản
và thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng, cha mẹ để với con đẻ, cha mẹ nuôi với con nuôi, cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể, ông bà nội với cháu nội, ông bà ngoại với cháu ngoại, anh chị em ruột với nhau
* Miễn thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp cá nhân chuyển
nhượng bất động sản là nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất tại Việt Nam
Miễn thuế chỉ áp dụng cho cá nhân có quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất duy nhất bao gồm cả trường hợp có nhà hoặc công trình xây dựng gắn với thửa đất tại thời điểm chuyển nhượng và phải thuộc trường hợp chuyển
Trang 18nhượng toàn bộ căn nhà, thửa đất Miễn thuế TNCN nhà ở, đất ở duy nhất căn
cứ trên giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Cá nhân phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất tối thiểu 183 ngày tính đến thời điểm chuyển nhượng Trường hợp là nhà ở, quyền sử dụng đất ở là đồng sở hữu thì chỉ cá nhân có quyền sở hữu nhà ở, sử dụng đất ở duy nhất mới được miễn thuế Ví dụ vợ chồng cùng sở hữu căn nhà duy nhất nhưng vợ đứng tên sở hữu riêng căn nhà khác thì khi chuyển nhượng chỉ có chồng mới được miễn thuế trong trường hợp này
* Các trường hợp miễn thuế khác
Bên cạnh các trường hợp miễn thuế trên, trong luật thuế TNCN cũng quy định một số trường hợp miễn thuế khác đó là miễn thuế trong lĩnh vực sản xuất nông lâm, ngư nghiệp, miễn thuế khoản tiền cá nhân nhận được từ nước
ngoài do thân nhân là người Việt Nam gửi về, miễn thuế đối với phần thu nhập
từ lãi tiền gửi ngân hàng, tổ chức tín dụng, khoản tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thu nhập từ lãi trái phiếu chính phủ và các khoản thu nhập miễn thuế mang tính đãi ngộ, hỗ trợ và thực hiện chính sách kinh tế khác 1.3.4 Giảm thuế TNCN
Cũng như các sắc thuế khác thì NNT gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn cũng được giảm thuế TNCN Tuy nhiên khác với các quy định của các loại thuế khác Luật thuế TNCN còn quy định về việc giảm thuế với trường hợp đặc biệt đó là giảm thuế đối với NNT bị bệnh hiểm nghèo, tạo điều kiện cho NNT có khả năng trị bệnh Cách xác định số thuế miễn giảm cũng được quy định cụ thể Số thuế được giảm xác định căn cứ vào tổng số thuế thu nhập mà NNT phải nộp trong năm tính thuế bao gồm: Số thuế đã nộp hoặc đã khấu trừ với các khoản thu nhập áp dụng theo biểu thuế toàn phần bao gồm thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, từ trúng thưởng từ bản quyền thương mại, từ thừa kế , quà tặng, số thuế phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương tiền công và mức độ thiệt hại thực tế
Trang 19Số thuế giảm được xác định theo nguyên tắc là số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế được giảm bằng mức độ thiệt hại Số thuế phải nộp trong năm nhỏ hơn mức độ thiệt hai thì số thuế được giảm bằng
số thuế phải nộp
1.3.5 Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế với cá nhân cư trú
* Với thu nhập từ tiền lương tiền công và thu nhập từ kinh doanh phát sinh thường xuyên
Căn cứ tính thuế với thu nhập được quy định là thu nhập tính thuế, thuế suất Cách xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương tiền công hoặc từ sản xuất kinh doanh là thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản đóng góp bảo hiểm, hưu trí, giảm trừ gia cảnh và từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Trong đó các khoản đóng góp bảo hiểm bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm đối với một số ngành phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật và khoản đóng góp bảo hiểm hưu trí tự nguyện
Thuế suất :
Bảng 1.1: Bảng lũy tiến từng phần Bậc thuế thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính Phần thu nhập tính thuế/ tháng ( triệu động) Thuế suất (%)
Trang 20Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công từ kinh doanh của cá nhân cư trú xác định bằng tổng số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo từng bậc Số thuế phải nộp là tổng thuế TNCN tính theo từng bậc Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế từng bậc nhân với thuế suất tương ứng được tính bằng thu nhập tính thuế từng bậc nhân với thuế suất bậc tương ứng
Thu nhập chịu thuế từ TLTC được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công , tiền thù lao và các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế
Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh của cá nhân cư trú được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý theo quy định và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ đi các khoản chi phí hợp lý
Bảng 1.2: Bảng ấn định thuế
thuế ấn định (%)
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu 30
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây
(Nguồn:[23, tr 251])
Đối với cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ thu nhập chịu thuế được xác định bằng doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế trừ đi các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập trong kỳ tính thuế cộng với thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế
Trang 21* Xác định các khoản giảm trừ
Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú Theo quy định mức giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần:
- Phần giảm trừ đối với bản thân NNT là 9 triệu đồng 1 tháng hay 108 triệu đồng cho 1 năm
- Phần giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng cho một tháng kể từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng
Giảm trừ với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học cho các tổ chức hoạt động vì mục đích xã hội, được thành lập hoạt động theo quy định của Chính phủ trên nguyên tắc khoản đóng góp năm nào thì được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó
* Với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Theo quy định của Luật thuế TNCN căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản của cá nhân cư trú là thu nhập tính thuế và thuế suất
Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ đi giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan
Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng Trường hợp đồng không ghi giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng thấp hơn giá do Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng được xác định theo bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cả nhân làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản theo quy định của pháp luật
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế
Trường hợp NNT không xác định hoặc không có hồ sơ xác định giá vốn , giá mua và các chứng từ hợp pháp liên quan của hoạt động chuyển nhượng
Trang 22bất động sản làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá trị chuyển nhượng, giá bán
* Căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế với cá nhân không cư trú
Đối với cá nhân không cư trú do không thường xuyên ở Việt Nam hoặc không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nên Luật thuế TNCN quy định tính thuế theo mức thuế suất riêng và cá nhân không cứ trú không được tính giảm trừ gia cảnh
Khác với cá nhân cư trú phải kê khai thu nhập phát sinh trên toàn cầu, cá nhân không cư trú chỉ kê khai, nộp thuế đối với phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam theo từng lần phát sinh
Với thu nhập cá nhân từ kinh doanh của cá nhân không cư trú được xác định bằng doanh thu nhân với thuế suất
Thuế suất 1% áp dụng với hoạt động kinh doanh hàng hóa
Thuế suất 5% áp dụng với hoạt động kinh doanh dịch vụ
Thuế suất 2% áp dụng đối với hoạt động sản xuất, xây dựng và hoạt động kinh doanh khác
Đối với thu nhập từ tiền lương tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế từng lần phát sinh nhân với thuế suất 20%
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNCN
1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách thuế TNCN
Cũng như hầu hết các nước trên thế giới nước ta cũng quy định nghĩa
vụ đóng thuế cho Nhà nước trong hiến pháp Vì vậy, thuế là nghĩa vụ bắt buộc của mọi công dân Cũng như những sắc thuế khắc, sắc thuế TNCN được ban hành dưới tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó 3 yếu tố quan trọng nhất là: chính trị, kinh tế và xã hội
1.4.1.1 Nhân tố chính trị
Thuế TNCN được đưa ra nhằm mục đích hình thành nguồn tài chính tập trung để sử dụng cho mục đích chi tiêu công cộng Vì vậy, việc đặt ra mức thuế suất để đạt đến một tỷ lệ huy động nhất định hoàn toàn phụ thuộc
Trang 23vào đường lối các nhà nước Cùng với một mục tiêu chung là phát triển kinh
tế, trong nhìn nhận và đánh giá của mình, Nhà nước cần hỗ trợ ngành này, đối tượng này để ngành và đối tượng có thể phát triển Những nhận định và đường lối chính trị được thể hiện qua các lần sửa đổi pháp lệnh cũng nhưng các lần sửa đổi Luật thuế TNCN Luật thuế TNCN thể hiện được các quan điểm chính trị của nhà nước trên từng lĩnh vực, trong từng thời kỳ để đảm bảo việc điều hành thông suốt
Trong nền kinh tế hội nhập, yếu tố chính trị càng thể hiện sâu sắc Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các quan điểm chính trị của nhà nước không chỉ đơn thuần xuất phát từ trong bộ máy, mà còn bị áp đặt bởi các yếu
tố chính trị quốc tế Các cam kết quốc tế và các Hiệp định về thuế cũng như thuế TNCN đã áp đặt các quan điểm chính trị của các quốc gia khác trong các khối lên hệ thống chính sách thuế, buộc quốc gia tham gia phải điều chỉnh chính sách thuế của mình theo hướng ưu tiên cho những cam kết về thuế chung Với các quốc gia hội nhập, yếu tố chính trị quốc tế tác động mạnh và mang tính ưu tiên hơn các yếu tố chính trị nội địa Các chính sách thuế cũng như thuế TNCNcần sửa đổi lại cho phù hợp với các cam kết quốc tế (như các cam kết gia nhập AFTA, WTO, APEC )
1.4.1.2 Nhân tố kinh tế
Điều này, thể hiện ở chỗ thuế TNCN có lượng NNT cao nhất trong các sắc thuế Do vậy, việc ban hành các chính sách thuế TNCN phải gắn liền với các điều kiện kinh tế cụ thể của từng hoạt động Do đó, kinh tế cũng là cơ sở của thuế TNCN Trên cơ sở kinh tế, các chính sách thuế TNCN được xây dựng mới mang tính khả thi cao Việc ban hành chính sách thuế TNCN không gắn kết với điều kiện kinh tế của từng hoạt động sẽ làm cho các hoạt động kinh tế khó quản lý hơn cũng như khó phát triển và gây ra bất công trong xã hội Chính sách thuế TNCN chỉ tối ưukhi vừa huy động được nguồn tài chính dồi dào vào ngân sách nhà nước nhưng cũng vừa tạo điều kiện để cho các hoạt động kinh tế phát triển
Trang 24Những yếu tố kinh tế thường tác động đến chính sách thuế TNCN là mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, giá cả,
1.4.1.3 Nhân tố xã hội
Thuế TNCN do Nhà nước ban hành nhưng những người thực hiện chính sách thuế là các tầng lớp dân cư trong xã hội Do đó các yếu tố xã hội như tâm lý, tập quán của các giai tầng xã hội, truyền thống văn hoá đều tác động và ảnh hưởng nhất định đến nội dung của thuế TNCN cũng như lộ trình
tổ chức thực hiện Thuế TNCN ban hành dù có cơ sở kinh tế vững chắc nhưng gây ra sự xáo trộn xã hội lớn cũng sẽ không thể tồn tại được lâu dài
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng khác
1.4.2.1 Nhân tố con người
Trình độ đội ngũ cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thuế Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của công tác quản
lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức bộ máy quản lý thuế, tổ chức thực hiện chính sách tới việc kiểm tra, thanh tra thuế, xử lý vi phạm chính sách pháp luật thuế TNCN Trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của cán bộ thuế là các yếu tố tạo nên chất lượng nguồn nhân lực của ngành thuế Thiếu một trong ba yếu tố trên của cán bộ thuế sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện công tác quản lý thuế
Với một cán bộ thuế có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc được giao, có phẩm chất đạo đức tốt, luôn tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao thì họ sẽ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và đem lại chất lượng công việc cao Khi đó tất
cả các khâu trong quy trình quản lý thuế đều mang lại hiệu quả như mong muốn
1.4.2.2 Nhân tố cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất ngành thuế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thuế TNCN Với đặc trưng của thuế TNCN, số lượng thông tin phải
Trang 25theo dõi quản lý là lớn, do vậy, nếu được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và các công cụ hỗ trợ khác thì sẽ có tác động tốt đến việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN
1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN
1.5.1 Chỉ tiêu về khai thuế
1.5.1.1 Số tờ khai bình quân trên một cán bộ phận kê khai và kế toán thuế
Nhằm đánh giá mức độ, khối lượng công việc của cán bộ phận kê khai
và kế toán thuế đã thực hiện Để đánh giá được chỉ tiêu này cần căn cứ vào hai tiêu chí: Số tờ khai thuế đã nộp: Là số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu đến cơ quan thuế trong năm đánh giá
Số cán bộ phận kê khai và kế toán thuế: Là tổng số công chức viên chức, làm việc tại bộ phận kê khai và kế toán thuế tại Cục thuế
Công thức tính : / =
(1.1) Trong đó :
/ là số tờ khai thuế bình quân trên một cán bộ phận kê khai và kế toán thuế
là số tờ khai thuế đã nộp
là số cán bộ của bộ phận kê khai và kế toán thuế
1.5.1.2 Số tờ khai thuế nộp đúng hạn trên số tờ khai thuế đã nộp
Nhằm đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của NNT trong năm Hai tiêu chí để đánh giá chỉ tiêu này đó là:
Số tờ khai thuế nộp đúng hạn: Là số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu đến cơ quan thuế đúng thời hạn quy định của Luật quản lý thuế
Số tờ khai thuế đã nộp: Là số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu đến cơ quan thuế trong kỳ
Công thức tính : = 100% (1.2) Trong đó :
Trang 26là tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn
là số tờ khai thuế đã nộp đúng hạn
là số tờ khai thuế đã nộp
1.5.1.3 Số tờ khai thuế đã nộp trên số tờ khai thuế phải nộp
Nhằm đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế của NNT trong năm đánh giá Hai tiêu chí để đánh giá chỉ tiêu này đó là:
Số tờ khai thuế phải nộp: Là số tờ khai thuế NNT phải nộp đến Cục thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế
Số tờ khai thuế đã nộp: Là số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu đến Cục thuế trong kỳ tính thuế
là số tờ khai thuế phải nộp
1.5.1.4 Số tờ khai thuế đã nộp không có lỗi số học
Nhằm đánh giá mức độ tuân thủ trong kê khai thuế của NNT trong năm đánh giá Để đánh giá được chỉ tiêu này cần căn cứ vào hai tiêu chí:
Số tờ khai thuế không có lỗi số học: Là số tờ khai thuế chính thức NNT
đã nộp lần đầu đến Cục thuế trong kỳ, qua kiểm tra ban đầu Cục thuế không phát hiện có lỗi số học trên tờ khai
Số tờ khai thuế đã nộp: Là số tờ khai thuế chính thức NNT đã nộp lần đầu đến Cục thuế trong kỳ
Trong đó :
là tỷ lệ tờ khai thuế không có lỗi số học
là số tờ khai thuế không có lỗi số học
là số tờ khai thuế đã nộp
Trang 271.5.2 Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra
1.5.2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra
Nhằm đánh giá khối lượng công việc thanh tra ( kiểm tra) doanh nghiệp
mà cán bộ thanh tra thuế ( kiểm tra thuế) đã thực hiện trong năm đánh giá Để đánh giá được chỉ này cần căn cứ vào hai tiêu chí đó là:
- Số doanh nghiệp đã thanh tra (kiểm tra) trong năm: Là số doanh nghiệp đã hoàn thành thanh tra ( kiểm tra) trong năm bao gồm cả số doanh nghiệp thanh tra ( kiểm tra ) năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá và số doanh nghiệp bắt đầu thanh tra ( kiểm tra)
và hoàn thành trong năm đánh giá
- Số doanh nghiệp đang hoạt động: Là số doanh nghiệp đã được cấp MST và đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm đánh giá
Trong đó :
là tỷ lệ doanh nghiệp đã thanh tra ( kiểm tra)
là số doanh nghiệp đã thanh tra ( kiểm tra) trong năm
là số doanh nghiệp đang hoạt động
1.5.2.2 Tỷ lệ doanh nghiệp thanh tra ( kiểm tra) phát hiện có sai phạm
Nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra thuế (kiểm tra thuế) để từ đấy thấy được mức độ tuân thủ pháp luật của NNT Để đánh giá được chỉ tiêu này cần căn cứ vào hai tiêu chí đó là:
- Số doanh nghiệp thanh tra (kiểm tra) phát hiện có sai phạm: Là số doanh nghiệp đã thanh tra ( kiểm tra) trong năm đánh giá và kết quả thanh tra ( kiểm tra) doanh nghiệp có sai phạm
- Số doanh nghiệp đã thanh tra (kiểm tra) trong năm: Là số doanh nghiệp đã hoàn thành thanh tra (kiểm tra) trong năm bao gồm cả số doanh nghiệp thanh tra ( kiểm tra ) năm trước nhưng hoàn thành
Trang 28trong năm đánh giá và số doanh nghiệp bắt đầu thanh tra (kiểm tra)
và hoàn thành trong năm đánh giá
là số doanh nghiệp đã thanh tra ( kiểm tra) trong năm
1.5.2.3 Số thuế truy thu bình quân một cuộc thanh tra ( kiểm tra)
Nhằm đánh giá chất lượng cũng như hiệu quả công tác thanh tra ( kiểm tra) thuế Để đánh giá được thì cần căn cứ vào hai tiêu chí đó là
- Tổng số thuế truy thu sau thanh tra (kiểm tra): Là toàn bộ số thuế doanh nghiệp đã bị truy thu sau thanh tra (kiểm tra) của tất cả các doanh nghiệp đã thanh tra trong năm
- Số doanh nghiệp đã thanh tra (kiểm tra) trong năm: Là số doanh nghiệp đã hoàn thành thanh tra (kiểm tra) trong năm bao gồm cả số doanh nghiệp thanh tra ( kiểm tra ) năm trước nhưng hoàn thành trong năm đánh giá và số doanh nghiệp bắt đầu thanh tra ( kiểm tra)
và hoành thành trong năm đánh giá
Công thức tính : =
Trong đó :
là số thuế truy thu bình quân 1 cuộc thanh tra ( kiểm tra)
là tổng số thuế truy thu sau thanh tra ( kiểm tra)
là số doanh nghiệp đã thanh tra ( kiểm tra) trong năm: Là
số doanh nghiệp đã hoàn thành thanh tra (kiểm tra) trong năm bao gồm cả số doanh nghiệp thanh tra (kiểm tra) năm trước nhưng hoàn thành trong năm
Trang 29đánh giá và số doanh nghiệp bắt đầu thanh tra (kiểm tra) và hoành thành trong năm đánh giá
1.5.2.4 Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra
Nhằm đánh giá khối lượng công việc đã thực hiện của cán bộ phận thanh tra, kiểm tra Để đánh giá được chỉ tiêu này cần cắn cứ vào hai tiêu chí
đó là:
- Số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trong năm: Là số doanh nghiệp đã hoàn thành thanh tra, kiểm tra trong năm bao gồm cả số doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra năm trước nhưng hoành thành trong năm đánh giá và số doanh nghiệp bắt đầu thanh tra, kiểm tra
và hoàn thành trong năm đánh giá
- Số cán bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra: Là tổng số công chức, viên chức thuế làm việc tại bộ phận thanh tra, kiểm tra tại Cục thuế Công thức tính : / =
Trong đó :
/ là số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra trên số cán
bộ của bộ phận thanh tra, kiểm tra
là số doanh nghiệp đã thanh tra, kiểm tra
là số cán bộ tại bộ phận thanh tra, kiểm tra
1.5.3 Chỉ tiêu tuyên truyền và hỗ trợ
1.5.3.1 Số lượt NNT được giải đáp vướng mắc tại cơ quan Thuế trên
số cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
Chỉ tiêu này đánh giá khối lượng công việc giải đáp vướng mắc của NNT trực tiếp tại cơ quan thuế mà cán bộ của bộ phận tuyên truyền hỗ trợ dã thực hiện Để đánh giá được chỉ tiêu này cần căn cứ vào hai tiêu chí đó là:
- Số lượt NNT đã phục vụ: Là toàn bộ số lượt tổ chức, cá nhân đã được giải đáp vướng mắc trực tiếp tại Cục thuế trong năm đánh giá
Trang 30- Số cán bộ tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ: Là tổng số cán bộ, viên chức làm việc tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ của Cục thuế trong năm đánh giá
- Số cuộc điện thoại của NNT gọi đến: Là toàn bộ số cuộc điện thoại của tổ chức, cá nhân đã gọi đến cơ quan thuế đề nghị giải đáp về thuế trong năm đánh giá
- Số cán bộ tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ: Là tổng số cán bộ, viên chức làm việc tại bộ phân tuyên truyền hỗ trợ của Cục Thuế trong năm đánh giá
Trang 31- Số văn bản phải trả lời NNT: Là số văn bản thuộc thẩm quyền cơ quan thuế phải trả lời NNT
Số văn bản phải trả lời NNT
1.5.3.4 Số cuộc đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức trên số cán bộ của
Công thức tính : " =
(1.12) Trong đó :
" là số buổi đối thoại, lớp tập huấn trên số cán bộ đội tuyên truyền
" là số buổi đối thoại, lớp tập huấn đã tổ chức
!" là số cán bộ tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ
Trang 32CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ HẢI PHÒNG
2.1 Đặc điểm về địa bàn thành phố Hải Phòng và Cục thuế
Hải Phòng
2.1.1 Vị trí địa lý, dặc điểm kinh tế - xã hội thành phố
Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại
1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh,
Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An,
An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 228 phường và thị trấn (70 phường, 10 thị trấn và 148 xã) có tổng diện tích khoảng 1.519km2
Hải Phòng là thành phố cảng, đầu mối giao thông quan trọng giao lưu trong nước và quốc tế, cực tăng trưởng quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Với những tiềm năng, lợi thế so sánh, trong suốt quá trình phát triển cũng như sau hơn 25 năm đổi mới với sự cố gắng nỗ lực của địa phương, kinh tế thành phố đã thu được những thành tựu to lớn, đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Hải Phòng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng cao, bình quân 10%/năm kiên tục Đặc biệt,
từ năm 2000 đến năm 2010, kinh tế Hải Phòng đạt nhiều kết quả đáng kể Tốc
độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,3%/năm, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, hiện đại Tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng sản phẩm của thành phố giảm từ 16,56% xuống dưới 10%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37% và nhóm ngành dịch vụ chiếm 54% Đời sống nhân dân được nâng cao, GDP bình quân đầu người tăng từ 438,1USD/người lên xấp xỉ 2000USD/người vào năm 2012
Tuy tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhưng quy mô kinh tế còn nhỏ bé, vai trò kinh tế của Hải Phòng trong vùng, khu vực còn chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế cũng như mong muốn của nhân dân Chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của Hải Phòng vẫn còn nhiều bất cập,
Trang 33tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng (tăng trưởng nhờ vốn đầu tư chiếm trên 50% trong khi tăng nhờ các nhân tố tổng hợp (TFP) chỉ chiếm 27%) Nền kinh tế thành phố còn thiếu những ngành quy mô lớn, giá trị tăng cao, có khả năng tham gia chuỗi giá trị quốc tế Tăng trưởng công nghiệp, xuất khẩu chưa cao và còn thiếu tính ổn định, bền vững Cơ cấu công nghiệp bộc lộ những bất hợp lý Nhóm ngành lắp ráp, gia công, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp chiếm tỷ trọng cao và duy trì trong thời gian quá dài Công nghiệp phụ trợ chậm phát triển làm cho tỷ lệ nội địa hóa thấp, sức cạnh tranh không cao, đóng góp cho ngân sách thấp, tăng trưởng không bền vững (may mặc, giày dép, đóng tàu) Tiềm năng du lịch, đặc biệt là du lịch biển chưa được khai thác tốt Cơ cấu thành phần kinh tế cũng chưa phát triển tương xứng, chưa có nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, đóng góp nhiều cho ngân sách Cơ cấu đầu tư chưa hướng mạnh vào đầu tư theo chiều sâu, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội thiếu đồng bộ Thu nhập bình quân đầu người còn thấp và có sự chênh lệch khá lớn giữa đô thị và nông thôn…
2.1.2 Khái quát về Cục thuế Hải Phòng
Cục thuế thành phố Hải Phòng được thành lập từ ngày 01/10/1990 với chức năng thực hiện quản lý, thu thuế các tổ chức, cá nhân trên địa bàn theo
mô hình sắc thuế Từ ngày 01/7/2007, toàn ngành thuế nói chung và Cục thuế thành phố Hải Phòng nói riêng chuyển sang mô hình quản lý thuế theo chức năng
Hiện nay, Cục thuế Hải Phòng có 14 phòng chức năng: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tổng hợp nghiệp vụ dự toán, Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế, Phòng Kê khai và kế toán thuế, Phòng Kiểm tra thuế số 1, Phòng Kiểm tra thuế số 2, Phòng quản lý thuế TNCN, Phòng quản lý các khoản thu từ đất, Phòng Thanh tra thuế số 1, Phòng Thanh tra thuế số 2, Phòng Kiểm tra nội bộ, Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Phòng Hành chính Quản trị Tài vụ Ấn chỉ và Phòng Tin học Nhiệm vụ của các phòng
Trang 34được quy định tại Quyết định 728/QĐ-TCT ngày 18/06/2007 nay là Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Kể từ khi thành lập (01/7/2007), Phòng Quản lý thuế TNCN thực hiện quản lý thu thuế thu nhập của cá nhân do Cục thuế quản lý theo quy định tại Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, từ 01/01/2009 thực hiện theo Luật thuế TNCN và các văn bản hướng dẫn thi hành
Phòng Quản lý thuế TNCN tại Cục thuế Hải Phòng hiện đang có 08 công chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cụ thể là: Xây dựng nội dung chương trình kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thuế TNCN; công tác kiểm tra, giám sát kê khai hàng tháng, quý, năm; Hướng dẫn NNT thực hiện chính sách thuế, các thủ tục hành chính thuế TNCN trên địa bàn; chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chính sách thuế và công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN trong nội bộ Cục thuế; Trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp để thực hiện dự toán thu thuế TNCN đối với NNT thuộc phạm
vi được Cục thuế phân công quản lý; Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả triển khai chính sách thuế TNCN; công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN
Ngoài ra Cục thuế Hải Phòng còn có 14 Chi cục thuế trực thuộc bao gồm: 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến
An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ).Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Chi cục thuế được quy định tại Quyết định 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Trang 35Hình 2.1: Tổ chức bộ máy Cục thuế Hải Phòng
BAN LÃNH ĐẠO CỤC
PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ
PHÒNG THANH TRA THUẾ
SỐ 2
PHÒNG TIN HỌC
PHÒNG THANH THUẾ
SỐ 1
PHÒNG THU NHẬP
CÁ NHÂN
PHÒNG
KÊ KHAI
VÀ KẾ TOÁN THUẾ
PHÒNG QUẢN
LÝ NỢ
VÀ CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ
ẤN CHỈ
PHÒNG
TỔ CHỨC CÁN BỘ
PHÒNG QUẢN
LÝ CÁC KHOẢN THU
VỀ ĐẤT
PHÒNG KIỂM TRA THUẾ
SỐ 1
PHÒNG KIỂM TRA THUẾ
SỐ 2
Trang 362.1.3 Kết quả thu ngân sách các năm từ 2011 -2014
Bảng 2.1: Kết quả thu ngân sách năm 2011-2014
1 Doanh nghiệp Trung ương 1.200.000 1.238.000 103,2 1.560.000 1.207.514
77,4 1.430.000 1.611.947
112,7 1.850.000 1.556.952
84,2
2 Doanh nghiệp địa Phương 471.000 622.151 132,1 740.000 668.653
90,4 820.000 798.067
97,3 900.000 818.990
91,0
3
Doanh nghiệp Đầu tư nước
89,2 1.870.000 1.659.032
88,7 1.786.000 1.817.622
101,8
4 Khu vực NQD 1.390.000 1.388.630 99,9 1.850.000 1.599.067 86,4 2.190.000 1.818.775 83,0 1.946.000 1.903.463 97,8
5 Thuế thu nhập cá nhân 580.000 706.734 121,9 1.000.000 717.897
71,8 950.000 725.080
76,3 600.000 842.588
140,4
6 Thu tiền sử dụng đất 480.000 509.215 106,1 650.000 196.677 30,3 600.000 385.265 64,2 500.000 649.444 129,9
7 Thuế nhà đất/Đất Phi NN 45.000 52.760 117,2 60.000 67.184
112,0 55.000 65.858
119,7 61.000 68.144
111,7
8 Phí Xăng dầu /Thuế bảo vệ môi trường 400.000 504.631 126,2 590.000 328.598 55,7 430.000 273.892 63,7 310.000 256.079 61,7
Trang 379 Thu tiền cho thuê 100.000 189.181 189,2 140.000 245.240
175,2 237.000 237.892
100,4 230.000 228.380
99,3
62,1 10.000 16.975
169,8 10.000 18.184
181,8
11 Lệ phí trước bạ 500.000 594.274 118,9 820.000 364.926 44,5 500.000 387.544 77,5 415.000 484.720 116,8
12 Tổng các loại phí, lệ phí 125.000 120.507 96,4 100.000 163.479
163,5 140.000 207.802
148,4 180.000 307.448
170,8
13 Thu khác Ngân sách 72.000 75.000 104,2 82.000 93.988 114,6 120.000 339.223 282,7 190.000 514.146 270,6
196,0 20.000 31.123
155,6 22.000 26.327
119,7
(Nguồn: Cục Thuế Hải Phòng)
Trang 38Cục thuế Hải Phòng trong năm 2011 có số thu đạt đúng kế hoạch được giao trong đó tỷ trọng của số thu từ khu vực công thương nghiệp - NQD chiếm tỷ trọng cao nhất Năm 2011 Cục thuế Hải Phòng đã vượt kế hoạch được giao mặc dù khủng hoảng kinh tế đang xảy ra đặc biệt ở khu vực các
DN ngoài quốc doanh, một số DN chỉ hoạt động cầm chừng, hoặc đã đóng cửa Bước sang năm 2012 là năm khủng hoảng nghiêm trọng nhất, để tháo gỡ khó khăn cho DN nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản miễn giảm cho
DN Đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, mức kế hoạch phí trước bạ chỉ đạt 77,5% so với kế hoạch được giao Do vậy, năm 2012 là năm đầu tiên Cục thuế Hải Phòng không đạt số thu như kế hoạch đặt ra đầu năm Năm 2013 và
2014 khi nền kinh tế bắt đầu ổn định với các chính sách khuyến khích tái hoạt động cho các doanh nghiệp thì số thu từ khu vực NQD bắt đầu ổn định trở lại
và chiếm một tỷ trọng cao trong tỷ lệ thu của Cục thuế Năm 2013 phục hồi dần, gần đạt 100% kế hoạch và 2014 Cục thuế vượt mức kế hoạch tổng thu của năm
Tỷ trọng của thuế TNCN đóng góp cho nguồn thu của Cục thuế là tương đối thấp trong các năm 2011 đến 2014 lần lượt chỉ đóng góp ở các mức
là 9,64%, 10,04%, 8,47% và 8,87% (Bảng 2.2)
Từ Bảng 2.1 có thể thấy số thu từ thuế TNCN qua 2 năm 2011 và 2012 đều tương đối ổn định không tăng nhưng số thu của năm 2012 chỉ 71,28% so với kế hoạch Bước sang năm 2013 số thu của thuế TNCN bị giảm đi tương ứng như tổng số thu của toàn Cục thuế thấp hơn mức kế hoạch đề ra và thuế TNCN chỉ đạt 76,3% so với kế hoạch Bên cạnh đó tỷ trọng của thuế TNCN năm 2011, 2012, 2013, 2014 chiếm 9,7%, 10%, 8,47% và 8,8,7% so với tổng
số thu của Cục thuế Kết quả này cho thấy Cục thuế Hải Phòng đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác thu thuế TNCN và cần được cải thiện trong thời gian sớm nhất
Trang 39Bảng 2.2 Tỷ trọng các nguồn thu của Cục thuế Hải Phòng
Doanh nghiệp Trung ương 16,88% 16,89% 18,83% 16,39% Doanh nghiệp địa Phương 8,48% 9,35% 9,32% 8,62% Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài 17,41% 20,34% 19,38% 19,13% Khu vực NQD 18,93% 22,37% 21,25% 20,03% Thuế thu nhập cá nhân 9,64% 10,04% 8,47% 8,87% Thu tiền sử dụng đất 6,94% 2,75% 4,50% 6,84% Thuế nhà đất/Đất Phi NN 0,72% 0,94% 0,77% 0,72% Phí Xăng dầu /Thuế bảo vệ môi trường 6,88% 4,60% 3,20% 2,70% Thu tiền cho thuê 2,58% 3,43% 2,78% 2,40% Thu tiền bán nhà 0,52% 0,09% 0,20% 0,19%
Tổng các loại phí, lệ phí 1,64% 2,29% 2,43% 3,24% Thu khác Ngân sách 1,02% 1,31% 3,96% 5,41% Thu cố định tại xã 0,25% 0,49% 0,36% 0,28% Thu tiền Cấp quyền KTKS 0,00% 0,00% 0,00% 0,07%
(Nguồn: Cục thuế Hải Phòng)
Hình 2.2: Các nguồn thu chính từ thuế tại Cục thuế Hải Phòng
Trang 40Bảng 2.3: Số thu của thuế TNCN của Cục thuế Hải Phòng và số thu thuế
TNCN của toàn ngành thuế Hải Phòng
ĐVT (Nghìn Đồng)
Cục Thuế 519.488.553 608.125.368 617.995.429 714.742.524 Toàn Thành phố 725.818.118 764.415.090 765.428.452 875.869.247
(Nguồn Cục Thuế Hải Phòng)
Tỷ trọng của thuế TNCN tăng dần qua các năm 2011 đến năm 2014 là 71,57% đến 81,6% Mặc dù vậy, nhưng số lượng thuế TNCN thu được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Thành phố đô thị loại 1, rõ ràng Cục thuế cần có những biện pháp khắc phục cụ thể để tăng cường hơn nữa các nguồn thu từ thuế TNCN
Từ Bảng 2.4 có thể thấy nguồn thu Thuế TNCN của Cục thuế thành phố Hải Phòng chủ yếu đến từ các nguồn đó là thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân và thu nhập từ chuyển nhượng vốn, từ trúng thưởng, từ bản quyền
Bảng 2.4: Số thuế TNCN trong 4 năm 2011-2014
(ĐVT : Nghìn đồng) Nguồn thu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tiền lương tiền công 490.406.666 593.244.283 589.502.270 594.104.989 Hoạt động sản xuất kinh doanh
của cá nhân 2.040.736 2.093.519 1.887.974 1.879.727 Đầu tư vốn của cá nhân 26.687.421 10.077.474 23.351.667 24.514.694 Thuế TNCN từ chuyển
nhượng bất động sản 108.437 121.046 87.671 108.402 Thuế thu nhập từ chuyển
nhượng vốn -125.390 11.818 115.136 93.189.531