14 1.2.4 Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong công tác quản lý bồi thường giải phóng mặt bằng...16 1.2.5 Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2PHẠM QUANG THÀNH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
Người hướng dẫn khoa học:.TS Đỗ Minh Thụy
HẢI PHÒNG – 2022
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Khi thực hiện Luận văn thạc sĩ, tôi đã tâm huyết cố gắng để thực hiện cácnhiệm vụ của luận văn Bên cạnh đó, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫnrất trách nhiệm của Tiến sĩ Đỗ Minh Thụy - Giảng viên Trường Đại Học HảiPhòng, thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ để tôi hoàn thành Luận văn
Trong thời gian triển khai nghiên cứu luận văn, tôi cũng đã nhận được sựquan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, cán bộ, côngchức, viên chức Chi cục quản lý đất đai, Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc SởTài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng, Trung tâm Phát triển quỹ đấtthuộc UBND các quận, huyện Các anh, các chị đã luôn hỗ trợ, tạo điều kiện,cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên tôi để hoànthành khóa luận trong thời gian vừa công tác vừa học tập
Tôi ý thức rằng, những nghiên cứu, đề xuất của tôi trong khóa luậncòn chưa thật đầy đủ, khái quát nên rất mong thầy cô và các bạn đóng góp
ý kiến để bài khóa luận của tôi được sâu sắc hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày tháng năm 2022
Học viên
Phạm Quang Thành
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác quản lý giải phóng mặt bằng
trên địa bàn thành phố Hải Phòng” được tôi tự thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy giáo, TS Đỗ Minh Thụy, giảng viên trường Đại học Hải Phòng
Những kiến thức, đánh giá, đề xuất của tôi được trình bày tại Luận văn
có dựa trên các nghiên cứu của các công trình khoa học, các báo cáo tổng kếtcủa địa phương Tôi xin cam đoan đây là Đề tài nghiên cứu tôi đã trực tiếpthực hiện Các số liệu, kết luận trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõràng, những đề xuất khoa học của luận văn chưa từng được công bố
Hải Phòng, ngày tháng năm 2022
HỌC VIÊN
Phạm Quang Thành
Trang 5Ủy ban nhân dânHợp tác xãQuản lý dự ánXây dựng cơ bảnPhát triển quỹ đấtTổng sản phẩm quốc nộiCông nghiệp hóa - hiện đại hóaGiấy Chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
TỪ NGỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH ẢNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 6
1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm về công tác quản lý giải phóng mặt bằng 6 1.1.1 Khái niệm về công tác quản lý giải phóng mặt bằng 6
1.1.2 Vai trò của công tác quản lý giải phóng mặt bằng 8
1.1.3 Đặc điểm của công tác quản lý giải phóng mặt bằng 10
1.2 Nội dung công tác quản lý giải phóng mặt bằng 12
1.2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện luật và văn bản quy pháp pháp luật về đất đai, giải phóng mặt bằng 12
1.2.2 Xây dựng bộ máy thực thi nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.13 1.2.3 Tổ chức xây dựng, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 14
1.2.4 Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong công tác quản lý bồi thường giải phóng mặt bằng 16
1.2.5 Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 17
1.2.6 Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất 17
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giải phóng mặt bằng 19
1.3.1 Nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai 19
1.3.2 Nhóm yếu tố tài chính 19
1.3.3 Nhóm yếu tố thửa đất 20
1.3.4 Nhóm yếu tố liên quan đến người sử dụng đất 21
1.3.5 Nhóm yếu tố về tổ chức thực hiện 21
1.4 Các nguyên tắc trong công tác quản lý giải phóng mặt bằng 21
1.5 Nghiên cứu kinh nghiệm công tác quản lý giải phóng mặt bằng 22
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 27
2.1 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 27
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng 27
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng 31
2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 32
2.2 Thực trạng công tác quản lý giải phóng mặt bằng tại thành phố Hải Phòng 32
2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy công tác quản lý giải phóng mặt bằng của thành phố Hải Phòng 32
2.2.2 Thực trạng công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý giải phóng mặt bằng và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành 34
2.2.3 Thực trạng công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 37
2.2.4 Thực trạng công tác quản lý địa chính 39
2.2.5 Thực trạng công tác quản lý bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất 42
2.2.6 Thực trạng công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng Error! Bookmark not defined. 2.2.7 Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến chính sách pháp luật về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 44
2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hải Phòng 51
2.3.1 Những kết quả đạt được 51
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 53
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 58
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢI PHÓNG MẶT
Trang 8phố Hải Phòng 61
3.1.1 Đánh giá công tác quản lý giải phóng mặt bằng tại Việt Nam 61
3.1.2 Các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn 64
3.1.3 Quan điểm công tác quản lý giải phóng mặt bằng 66
3.1.4 Mục tiêu công tác quản lý giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hải phòng 67
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hải Phòng 70
3.2.1 Đổi mới công tác tuyên truyền vận động, phổ biến chính sách pháp luật; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự tham gia của hệ thống chính trị đối với công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng 70
3.2.2 Đảm bảo nguyên tắc hài hoà lợi ích của các bên có liên quan Nhà nước, chủ đầu tư và người dân bị thu hồi đất 73
3.2.3 Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chi tiết các vấn đề liên quan đến dự án (mặt bằng xây dựng, quy hoạch, chính sách, đơn giá bồi thường, thẩm quyền của các cơ quan chức năng) 73
3.2.4 Thực hiện tốt chính sách về giá, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 74
3.2.5 Hoàn chỉnh hồ sơ địa chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu 75
3.2.6 Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng 76
3.2.7 Giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng 80
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU 85
Trang 9DANH MỤC BẢNG
2.1 Thống kê tài nguyên đất thành phố Hải Phòng năm 2020 282.2 Thống kê tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính năm 2020 412.3 Tổng hợp kết quả thực hiện bố trí tái định cư 472.4 Tổng hợp kết quả hỗ trợ người dân tái định cư 502.5 Tổng hợp kết quả giải quyết KNTC, vi phạm pháp luật
Trang 10DANH MỤC HÌNH ẢNH
2.1 Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng 302.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bộ máy làm công tác bồi
3.1
Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô vinfast tại huyện Cát Hải 673.2 Đối thoại với hộ dân có đất thu hồi tại Quận Lê Chân 81
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Đất đai là một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là tài sản quantrọng của quốc gia Đất đai qua nhiều thời kỳ luôn được xem là tư liệu sảnxuất đặc biệt không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất và đời sống xã hội
của loài người Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”[5].
Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuấtnào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trìcuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay Chính vì vậy, việc khai thác và
sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất không những có ý nghĩa quyết địnhđến sự phát triển kinh tế của đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị
và phát triển xã hội
Liên quan đến sự phát triển của từng địa phương đòi hỏi phải dành quỹđất hợp lý để thực hiện các công trình, dự án đầu tư Trong đó yếu tố có tính chấtquyết định đến tiến độ đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án, công trình nào là côngtác bồi thường, giải phóng mặt bằng Có thể nói địa phương nào thực hiện tốtcông tác giải phóng mặt bằng, địa phương đó có sự phát triển, thu hút đầu tư
Bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp cần thiếtphải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất Khi xác định mục đíchquy hoạch mới, làm ảnh hưởng đến nhu cầu, mục đích sử dụng thực tế củangười dân Nhằm đền bù những thiệt hại tổn thất gây ra, trả lại tương xứngvới giá trị hoặc công lao cho người sử dụng đất
Bồi thường, giải phóng mặt bằng luôn là vấn đề được người dân quantâm và vướng mắc cho những chủ thể liên quan khi Nhà nước tiến hành thuhồi đất Nhiều người sử dụng đất thường lo lắng về việc mình có đủ điều kiệnđược bồi thường cũng như bồi thường có thực sự thỏa đáng Vì các lý do này
mà có rất nhiều trường hợp người dân khiếu nại, đến các cơ quan nhà nước đểphản ánh về vấn đề bồi thường
Có thể nói, trên thực tiễn công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
Trang 12những năm qua cho thấy, đây là nhiệm vụ khá phức tạp Bên cạnh việc ngườidân chưa nhận thức được đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của mình nên dễgây những bức xúc trong dân Một số người dân có đất bị thu hồi được bồithường nhưng không được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế.Cùng với đó, các chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng chưa đượccập nhật cụ thể, công khai, rộng rãi đến người có đất bị thu hồi nên việc việcbồi thường giải phóng mặt bằng thường xuyên xảy ra khiếu nại, khiếu kiện,bức xúc trong nhân dân Hải Phòng là thành phố cảng biển quốc tế, đô thịloại 1 cấp quốc gia, đô thị biển có tính đặc thù cao (có biển, có rừng), có ýnghĩa quan trọng đối với vùng kinh tế bắc bộ và cả nước Trong 5 – 6 năm trởlại đây nhiều công trình, dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế được triểnkhai và đi vào khai thác sử dụng như: Cảng cửa ngõ Quốc tế Lạch huyện; sânbay Quốc tế Cát Bi; Khu kinh tế Đình Vũ Cát Hải; đường ô tô cao tốc Hà Nội– Hải Phòng; đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện; Khu đô thị, công nghiệp vàdịch vụ VSIP; Khu Công nghiệp Tràng Duệ; bệnh viện Quốc tế VINMEC;khu đô thị, du lịch sinh thái đảo Vũ Yên, Khu đô thị mới bắc 2oil Cấm cùngnhiều dự án lớn khác đã đem lại lợi thế lớn cho Hải Phòng trong đà phát triểnngày càng nhanh hơn, mạnh hơn Một trong những yếu tố quyết định thànhcông của các dự án đầu tư trên là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Xác định được vị trí, tầm quan trọng của công tác giải phóng mặt bằng,thời gian qua, thành phố Hải Phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiệntốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đảo bảo tiến độ triển khai thực hiệncác dự án đầu tư, trong đó có nhiều dự án trọng điểm có yếu tố quyết định đến sựphát triển của thành phố Việc làm tốt công tác giải phóng mặt bằng góp phầntạo vị thế quan trọng của thành phố, được Trung ương đánh giá cao, tạo niềm tin
và là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước
Từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác giải phóng
mặt bằng trên địa bàn thành phố Hải Phòng” với mong muốn đề xuất
những biện pháp thiết thực hiệu quả, khả thi để nâng cao chất lượng công tácgiải phóng mặt bằng trong thời gian tới
Trang 132 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài đề ra mục tiêu là nghiên cứu, đề xuất giải pháp để hoàn thiệncông tác quản lý về giải phóng mặt bằng nhằm giúp công tác GPMB các dự
án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng được thúc đẩy nhanh tiến
độ, giảm tải các yếu tố làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng công tác quản
lý giải phóng mặt bằng Quan tâm đến việc tổ chức triển khai, thực hiện cácchính sách giải phóng mặt bằng phù hợp với điều kiện đặc thù của địa bàn
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu hệ thống các biện pháp, giải pháp nhằm
hỗ trợ cải thiện công tác quản lý bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bànHải Phòng Đề cao yếu tố hiệu quả, giảm tải chi phí đầu tư của dự án Củng
cố niềm tin, nghiêm túc chấp hành thực hiện chủ trương thu hồi đất của ngườidân có đất bị thu hồi, tạo ra quỹ đất sạch để quản lý, sử dụng, khai thác hiệuquả tài nguyên đất đai Đẩy nhanh tiến độ bồi thường GPMB các dự án có sửdụng đất trên địa bàn thành phố Nhiệm vụ nghiên cứu sẽ tập trung vào cácvấn đề cụ thể sau:
- Khái quát cơ sở lý luận, khoa hsố vấn đề lý luận về khái niệm, vai trò,
đặc điểm, nội dung của công tác quản lý giải phóng mặt bằng
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý giải phóng mặt bằngtrên địa bàn thành phố Hải phòng trong thời gian qua Chỉ ra những kết quả đạtđược, những hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của thực trạng đó cũng như tổngkết các bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý giải phóng mặt bằng
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý giảiphóng mặt bằng trên đại bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới
3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi mà đề tài đặt ra, tôi sẽ đi sâu nghiên cứu tập trungnhững vấn đề, lĩnh vực, hoạt động trong khuôn khổ công tác bồi thườngGPMB bao gồm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo chức năng nhiệm vụcủa Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT thành phố Hải Phòng
Trang 143.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian thực hiện của đề tài:
Đề tài được triển khai tại cơ quan Sở Tài Nguyên và Môi trường và ápdụng thực thi trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Về thời gian thực hiện:
Đề tài căn cứ vào lộ trình chung của công tác bồi thường GPMB củatừng dự án trên địa bàn thành phố đã đề ra, dự kiến thực hiện trong thời gian 5năm (2022-2026)
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin
Đây là phương pháp chính yếu được sử dụng trong luận văn Việc thuthập thông tin được tôi sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau Bên cạnh việctrích dẫn thông tin từ các văn bản quy phạm pháp luật của TW, thành phố HảiPhòng đến những những bài viết, đánh giá cụ thể trên các tạp chí, sách, báo,điện tử
- Phương pháp phân tích thông tin
Khi sử dụng phương pháp phân tích, các công trình nghiên cứu thường
áp dụng để tách một chỉnh thể tổng hợp thành các chi tiết, yếu tố, các thànhphần nhỏ để đưa ra các nhận xét đánh giá Phương pháp này giúp phân tích cụthể từ số liệu đến thực trạng và có thể đi từ kết quả để tìm ra nguyên nhân Vềmặt lý luận đây được coi là phương pháp điều tra để nghiên cứu
Được sử dụng trong luận văn này, phương pháp phân tích thông tin tậptrung chủ yếu trong chương 2, phần thực trạng Các số liệu liên quan đếnbảng danh mục các loại đất, các phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, sốliệu diện tích đất được đưa vào tái định cư……
- Phương pháp thống kê
Trong mỗi một khâu xử lý số liệu đều phải dử dụng phương pháp thống
kê Thống kê số liệu đi cùng với việc tập hợp số liệu nhằm phân tích, so sánh,tổng hợp
Trong luận văn này, đây là phương pháp được tôi sử dụng thường xuyên.Trên cơ sở thống kê tôi sẽ có những phân tích, đánh giá, kết luận chính xác,
Trang 15mang tính khoa học Điển hình: thống kê về số vụ việc khiếu nại tố cáo tronggiải quyết thường giải phóng mặt bằng, kiểm kê đất đai để lập các phương án bồithường…
- Phương pháp so sánh
Theo tiến trình, sau khi thống kê, tổng hợp số liệu, phân tích có nhữngnhận định đánh giá chúng ta sẽ tiến hành sử dụng phương pháp so sánh Việcnêu ra các dẫn chứng chính là cách so sánh đối chiếu để thấy được sự khác biệtgiữa 2 thời điểm tặng tính thuyết phục, tính thực tiễn cho luận văn
Phương pháp này được tôi áp dụng trong luận văn để đánh giá mức độchênh lệnh về áp dụng khung, mức bồi thường khi thu hồi đất theo quy định củapháp luật với giá đất theo thị trường Trên cơ sở so sánh tôi sẽ căn cứ để đánh giánhững hạn chế còn tồn tại của chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng
5 Đóng góp mới của luận văn
Phân tích được những thuận lợi; đặc biệt tìm ra những tồn tại hạn chế,nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằngcác dự án trên địa bàn thành phố trong thời gian qua đặc biệt là từ thực tiễnnghiên cứu một số dự án trọng điểm từ năm 2016 -2021 Từ đó, tìm ra nhữngbiện pháp hoàn thiện, đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chocác dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới Đây chính là mộttrong những yếu tố then chốt đóng góp cho sự phát triển về kinh tế, xã hội củathành phố trong thời gian tới cũng như sự ổn định, tin tưởng của người dân đốivới chủ trương chính sách của nhà nước nói chung và với chính quyền thành phốHải Phòng nói riêng
6 Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, kiến nghị Phần chính của luậnvăn được tổng hợp thành 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về công tác giải phóng mặt bằng.
Chương 2 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Chương 3 Hoàn thiện công tác quản lý giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Trang 16CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1 Khái niệm, vai trò và đặc điểm về công tác quản lý giải phóng mặt bằng
1.1.1 Khái niệm về công tác quản lý giải phóng mặt bằng
1.1.1.1 Giải phóng mặt bằng:
Giải phóng mặt bằng được hiểu là một quá trình hoặc một trình tự cáccông việc có liên quan đến việc di chuyển các tài sản trên đất như nhà cửa,cây cối, hoa màu….trên diện tích đất được nhà nước công bố sẽ tiến hành thuhồi hay còn gọi là phần đất nằm trong quy hoạch Việc thực hiện quy trìnhtrên là nhằm mục đích phát triển các công trình cải tạo, chỉnh trang đô thị, tiếnhành thực hiện quy hoạch mới, các công trình, dự án mới phục vụ cộng đồnggóp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân hướng tới mục tiêuphát triển kinh tế xã hội [11]
1.1.1.2 Bồi thường giải phóng mặt bằng:
Bồi thường GPMB chính là hoạt động thực hiện các nghĩa vụ hỗ trợ,chi trả, bù đắp những tổn thất của người có đất bị thu hồi [11]
Những chính sách bồi thường này bao gồm:
- Đất đai và tài sản gắn liền với đất;
- Kinh phí để người mất đất tháo dỡ, di chuyển nhà cửa, vật kiến trúc,công trình hạ tầng kỹ thuật, cây cối hoa màu;
- Các chi phí hỗ trợ người dân có thể ổn định đời sống, định hướngchuyển đổi nghề nghiệp, thay đổi phương thức sinh kế cho người sử dụng đấtđai khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.1.3 Bản chất của giải phóng mặt bằng:
Khi thực hiện một dự án mới hay nói cách khác là khi thực hiện côngtác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính quyền Nhà Nước sẽ phải tiến hànhthu hồi đất của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khi không có quỹ đất sạch Dự án
Trang 17có sử dụng đất, thu hồi đất của dân tùy theo quy hoạch, kế hoạch của địaphương đó Tại các khu đô thị dân cư đông đúc, các khu công nghiệp hay vịtrí khu đất có địa hình đẹp, thuận lợi cho sinh kế thì giải phóng mặt bằng vôcùng khó khăn Về cơ chế chính sách, giá bồi thường chênh lệch nhiều giữaquy định của nhà nước với thị trường; Chỗ ở mới tái định cư không có điềukiện cơ sở vật chất bằng chỗ ở cũ; Chuyển đổi nghề phù hợp với năng lực,nhu cầu nguyện vọng của người dân hầu như không đáp ứng được Nguồn thunhập có thể giảm sút kéo theo chất lượng cuộc sống của người dân có đất bịthu hồi bị ảnh hưởng nghiêm trọng Cùng với đó, phong tục tập quán, điềukiện sản xuất thay đổi ảnh hưởng rất lớn đến tâm tư của người dân Đây chính
là các yếu tố tạo nên tính phức tạp, nhạy cảm của công tác bồi thường, giảiphóng mặt bằng
Nói như vậy cũng không phải tất cả các dự án cần tiền hành giải phóngmặt bằng thì quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng Đối với các dự án mà sửdụng đất thu hồi của người dân để thực hiện các dự án đầu tư cho cơ sở hạtầng, giao thông đô thị… như dự án đường Hồ Sen – Cầu Rào 2; siêu thị AOEmall…với việc chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị khu vực
dự án thực hiện sẽ có tác dụng kích thích làm cho giá đất đai ở các khu vựcxung quanh tăng lên khá cao Điều này vô hình chung đã giúp một bộ phânngười dân có đất ở khu vực xung quanh khu đất bị thu hồi được hưởng lợi Việctính toán và thu lại khoản chênh lệch này là khó khả thi và chưa có biện pháp
Khi tiến hành bồi thường, nhà nước áp dụng các hình thức là bồithường bằng tiền mặt trên cơ sở giá đất và diện tích bị thu hồi, các thiệt hại về
di dời nhà cửa, hoa màu, vật nuôi Ngoài ra còn có các chính sách hỗ trợ khácnhư bố trí đất tái định cư, hỗ trợ học nghề chuyển đồi nghề… Đối với một số
dự án thương mại cần thu hồi đất, Nhà nước quy định mức bồi thường chongười dân có đất bị thôi hồi là theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người dân.Chính sách này đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho người dân
Có thể nói, kinh phí thực hiện cho công tác bồi thường giải phóng mặt
Trang 18bằng những năm vừa qua là vô cùng lớn Cùng với thời gian, giá trị đất đai,bất động sản có xu hướng tăng cao trong khi hầu hết các dự án khi triển khaiđều có nhu cầu sử dụng đất Diện tích thu hồi ngày càng tăng cao từ vài héctahoặc hàng trăm hécta Để công tác GPMB diễn ra đúng pháp luật thì nhất địnhphải có chính sách hỗ trợ phù hợp, sát với quyền lợi của các bên liên quan.Nhất là phải lường được tính phức tạp, nhạy cảm của công tác giải phóng mặtbằng để lựa chọn những dự án hiệu quả, chủ đầu tư có tiềm lực.
1.1.1.4 Quản lý giải phóng mặt bằng:
Công tác quản lý giải phóng mặt bằng là những hoạt động có tổ chứccủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thực hiện việc giải phóng mặtbằng theo quy định của pháp luật Hoạt động quản lý giải phóng mặt bằng baogồm việc ban hành cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vàviệc tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác giảiphóng mặt bằng các cấp
1.1.2 Vai trò của công tác quản lý giải phóng mặt bằng
Giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng trong quá trình triển khai thựchiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng… Làm tốt công tác
GPMB có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo lập môi
trường thông thoáng cho đầu tư phát triển Cùng với đó, đảm bảo tối đa quyềnlợi hợp pháp chính đáng cho người dân Hài hòa lợi ích các bên là nguyên tắcquan trọng để công tác giải phóng mặt bằng được đúng tiến độ, hiệu quả Hạnchế thấp nhất những bức xúc, khiếu nại, không đồng thuận trong nhân dân
Đối với mỗi địa phương, phát triển kinh tế, đồng bộ cơ sở hạ tầng là đòihỏi cấp thiết, không thể chậm chễ Nó vừa là xu thế vừa là nhu cầu từ thựctiễn Dù là dự án kinh doanh sản xuất, cải thiện hạ tầng hay triển khai các dự
án an sinh xã hội, dịch vụ cộng đồng thì việc đầu tiên phải làm là tìm vị trí đểthực hiện Việc thu hồi đất, lập quy hoạch hay chuyển đổi mục đích sử dụngđất tại các khu dân cư, khu kinh tế…là khâu bắt buộc trong bài toán phát triểnkinh tế, xã hội GPMB sẽ đáp ứng mọi nhu cầu tiền đề cho việc hiện thực hóa
Trang 19các dự án phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển đất nước.
Giải phóng mặt bằng là nhân tố thúc đẩy quá trình đổi mới
GPMB trước hết là nhằm tạo ra quỹ đất sạch đáp ứng cho việc xây dựngcác công trình phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chấtlượng đời sống người dân Có nhiều yếu tố, một trong những lý do đó là quátrình đô thị hoá, sự dịch chuyển và phát triển dân số ngày một gia tăng dẫn đếnphá vỡ quy hoạch đất đai, kiến trúc…Phát sinh các nhu cầu về hạ tầng, giaothông, bệnh viện, trường học, địa điểm vui chơi giải trí, nhà máy, xí nghiệp,công xưởng nên giải phóng mặt bằng là khâu không thể bỏ qua khi muốn dànhquỹ đất để thực hiện các đề án, dự án, chương trình cấp thiết phục vụ cộng đồng
Thực hiện công tác quản lý giải phóng mặt bằng sẽ thúc đẩy việc thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướngthiết thực phù hợp, với thực tiễn.
Nhà nước sử dụng công cụ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để thựchiện nhiệm vụ quản lý đất đai trên phạm vi toàn quốc Quy hoạch, kế hoạchnhằm đảm bảo cho việc sử dụng đất mang tính kế hoạch, lâu dài và có cáinhìn tổng thể cũng như đảm bảo đất đai được sử dụng một cách hợp lý, tiếtkiệm và hiệu quả…
Trong thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tính đến các dự
án sử dụng quỹ đất hay nói cách khác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phảiđược lập trên cơ sở danh mục hoặc dự kiến danh mục các dự án được triểnkhai, sẽ được triển khai trên địa bàn mà có sử dụng đất Giải phóng mặt bằngngay từ đầu phải nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Điều này sẽ làmgiảm tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, nhỏ lẻ, manh mún, mang lại tínhđồng bộ hiện đại cho quy hoạch Nhà nước có căn cứ thực tiễn để tiến hành
bố trí, sắp xếp lại quy mô cũng như cơ cấu sử dụng đất trong cả nước đểnguồn lực đất đai phát huy được hiệu quả cao nhất
Có thể nói, mối quan hệ tác động hai chiều giữa GPMB với Quy hoạch,
Kế hoạch sử dụng đất sẽ góp phần thúc đẩy tính hiệu quả việc quản lý và sử
Trang 20dụng đất đai GPMB là cơ sở của quy hoạch, kế hoạch Và quy hoạch, kếhoạch lại là căn cứ để thực hiện công tác quản lý bồi thường giải phóng mặtbằng được công khai minh bạch [18].
1.1.3 Đặc điểm của công tác quản lý giải phóng mặt bằng
Từ bản chất của GPMB chúng ta có thể thấy, GPMB là một quá trình
vô cùng đa dạng và phức tạp Đối với mỗi dự án khác nhau, ở địa bàn khácnhau nó sẽ có những thay đổi để phù hợp Mặc dù chính sách về bồi thường
và giải phóng mặt bằng là chung trên phạm vi toàn quốc nhưng nó liên quanđến các đối tượng khác nhau, với những tác động môi trường khác nhau nêncách thức thể hiện sẽ khác nhau ở mỗi dự án
- Tính đa dạng: Địa bàn triển khai dự án không có tính đồng nhất, vị tríkhu đất không thể có các yếu tố trùng khớp nhau 100% Đặc điểm dân cư, thổnhững, điều kiện phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống, trình độ dântrí, thu nhập…luôn có tỷ lệ phần trăm khác biệt Độ khó sẽ tăng khi thực hiện
dự án bồi thường giải phóng mặt bằng ở khu đô thị với mật độ dân cư cao, giátrị đất có nhiều tiềm năng, thu nhập mức sống của người dân đạt mức khá,việc di chuyển hay tái định cư sẽ không đạt được mức độ ngang bằng với chấtlượng cuộc sống ở nơi ở cũ nên việc di dời, thuyết phục, vận động sẽ khókhăn Hậu giải phóng mặt bằng thì việc thích nghi với sự thay đổi của những
hộ dân này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Chuyển đổi nghề phù hợp, cácloại hình hỗ trợ đảm bảo đời sống tinh thần đi theo, các dịch vụ công đồngbộ… Còn đối với khu vực nông thôn, ngoại thành, dân cư ít tập trung bằng đôthị, chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc tham gia lao động tại cáckhu công nghiệp, chế xuất thì mức bồi thường, chính sách bồi thường khôngcao dễ thỏa thuận với người dân Nhưng việc đảm bảo cuộc sống ổn định táiđịnh cư lại là vấn đề nan giải Khi người dân chủ yếu làm nông nghiệp, đờisống phụ thuộc chính vào nông nghiệp thì khi bị thu hồi đất, mất tư liệu sảnxuất thì việc đảm bảo cuộc sống sẽ như thế nào Đây là câu hỏi khó đặt ra đốivới các nhà quy hoạch và chính quyền đại phương
Trang 21- Tính phức tạp: Như phân tích ở trên, đất đai là loại tài sản có giá trị.Người dân định cư sinh sống, làm ăn, là tư liệu sản xuất chính của họ Đất đaiđược xác định là nhân tố cốt lõi trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọingười dân Người dân ở nông thôn sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi trênmảnh đất của mình, đối với họ mảnh đất không chỉ là tư liệu sản xuất, là vốnliếng để đảm bảo cuộc sống mà còn là mảnh đất hương hỏa của ông cha để lại.Với tâm lý đó, họ giữ đất và luôn có tâm lý phản ứng khi bị thu hồi Mặc dù
có chính sách bồi thường phù hợp nhưng tâm lý muốn ổn định, giữ tính kếthừa, truyền từ đời này sang đời khác nên vận động sự hợp tác để thực hiệnbồi thường giải phóng mặt bằng là vô cùng khó khăn Dân trí và trình độ sảnxuất ở khu vực nông thôn còn thấp nên việc chuyển đổi nghề phù hợp cũngkhiến chính quyền đại phương phải lưu tâm Đối với các gia đình có thế hệtrẻ việc này cần thời gian để thích nghi, nhưng với những hộ gia đình có xuhướng tuổi tác cao, trung niên, đã quen với phương thức sản cuất nông nghiệpthì chuyển đổi nghề là việc bất khả thi Hệ lụy của vấn đề này đã được phântích ở các nghiên cứu khác nhưng nếu không có cách làm mang tính bền vững,phù hợp thì ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định của xã hội, tiềm ẩnnhiều nguy cơ
Việc bồi thường giải phóng mặt bằng đối với đất ở lại càng phức tạphơn bởi những lý do sau:
+ Là loại đất có giá trị kinh tế lớn, mọi sinh hoạt của con người đềuthực hiện ở đây, có tính gắn bó lâu dài với người dân Có các công trình phụtrợ trên đất, và là nơi chứa đựng các giá trị tinh thần của người dân nên khiphải di chuyển sẽ gặp phải trở ngại về tâm lý
+ Khó xác định nguồn gốc sử dụng đất do thời gian kéo dài mà hệthống sổ sách lưu trữ không được bảo quản, cập nhật, cơ chế chính sáchthường xuyên sửa đổi bổ sung, không đồng bộ Công tác quản lý chưa chặtchẽ nên tình trạng lấn chiếm đất đai xây nhà trái phép vẫn phát sinh;
+ Bố trí quỹ đất để xây dựng khu tái định cư chưa đáp ứng mong đợi;
Trang 22Chất lượng công trình, hạ tầng, tiện ích dịch vụ phục vụ cuộc sống mới tạikhu tái định cư chưa đảm bảo theo nguyện vọng của người dân;
+ Tại đô thị hay ven đô, một bộ phận người dân có thu nhập chínhbằng buôn bán nhỏ lẻ, sống bám vào các trục đường giao thông nay triển khaicác dự án mà phải di chuyển đến nơi ở mới thì việc bắt đầu sinh kế khôngđược tốt như nơi ở cũ cần nhiều thời gian để tạo lập lại nên họ không muốnbàn giao mặt bằng và di dời;
+ Do chính sách pháp luật chưa phù hợp
Có thể thấy, các phân tích trên với điểm nhìn xuất phát từ phía ngườidân và các điều kiện khách quan tác động đã chứng minh công tác quản lýgiải phóng mặt bằng luôn mang tính đa dạng và phức tạp
1.2 Nội dung công tác quản lý giải phóng mặt bằng
1.2.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện luật và văn bản quy pháp pháp luật về đất đai, giải phóng mặt bằng
Nội dung này bao gồm việc xây dựng và ban hành văn bản triển khaithực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất, bồi thường, hỗtrợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng và tổ chức thực hiện các văn bản đó.Đồng thời, thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc các cơ quan quản lýcấp dưới ban hành trái hoặc có thêm các quy định khác so với các văn bản củacấp trên
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 được ban hành, thực hiện Chỉ thị số01/CT-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việctriển khai thi hành Luật Đất đai năm 2013, chỉ đạo của Bộ Tài nguyên vàMôi trường và các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đã ban hành quyđịnh cụ thể đối với các nội dung theo phân cấp để hướng dẫn thực hiệnLuật đất đai tại địa phương
Chính phủ thường xuyên chỉ đạo yêu cầu các địa phương quan tâmthực hiện các chính sách luật pháp, văn bản có liên quan Trong quá trình thực
Trang 23hiện cơ chế, chính sách thì chủ động đối chiếu rà soát các quy định về phâncấp thực hiện, các quy định yêu cầu cần phải cụ thể hóa phù hợp với địaphương để hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Đến nay đã có 63/63 tỉnhtrên cả nước ban hành quy định cụ thể về 41 nội dung theo phân cấp của LuậtĐất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành luật với trên 141 văn bản được Ủyban nhân dân các tỉnh/thành phố ban hành Các văn bản tập trung vào các lĩnhvực nóng nhận được nhiều sự quan tâm của nhân dân như về khung giá đấtquy định chi tiết giá các loại đất chia theo từng khu vực trên địa bàn, chínhsách và các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, quy định về hạn mức
sử dụng đất của từng quận/huyện trong tình/thành, mức diện tích tối thiểuđược cơ quan quản lý nhà nước cho phép làm thủ tục tách thửa Thực tiễn đãkhẳng định, thực hiện cho địa phương được phân cấp, phân quyền trong thựcthi nhiệm vụ đã rút ngắn khoảng cách giữa luật và thực thi luật trong cuộcsống Luật và các chính sách Luật về đất đai có tính mở, linh hoạt trong ápdụng để phù hợp với thực tiễn góp phần đưa công tác quản lý đất đai vào nềnếp, làm giảm các khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai
1.2.2 Xây dựng bộ máy thực thi nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng
Để thực thi nhiệm vụ về công tác quản lý đất đai nói chung và công tácgiải phóng mặt bằng nói riêng thì cần có một cơ quan chuyên trách để thựchiện các nhiệm vụ mang tính chuyên nghiệp và hiệu lực, hiệu quả Hiện nay,
bộ máy thực hiện công việc này được thành lập trên cơ sở của quy định phápluật và được tổ chức ở 4 cấp từ Trung ương đến cơ sở Quy định tại Điều 4Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định01/2017/NĐ-CP), cơ quan quan quản lý đất đai ở địa phương là nhiệm vụ của
Sở Tài nguyên và Môi trường (cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương) và Phòng Tài nguyên và Môi trường (cơ quan quản lý đấtđai ở quận, huyện, thị xã) Đây là các cơ quan tham mưu giúp việc của UBNDthành phố trong lĩnh vực đất đai
Trang 24Tại Khoản 1 Điều 68 Luật Đất đai năm 2013, Điểm a Khoản 2, Khoản
4, Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định: Tổ chứcphát triển quỹ đất (hay còn gọi là trung tâm phát triển quỹ đất) là có chứcnăng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồithường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụngđất và thực hiện các dịch vụ khác [21]
Theo quy định hiện hành thì nếu đã có trung tâm phát triển quỹ đất cấptỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợpnhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có [21] Tuy nhiên,nếu thực hiện theo quy định sẽ khó trong việc thực thi nhiệm vụ bồi thường,giải phóng mặt bằng Vì trung tâm sẽ tách rời bộ máy chính quyền địa phươngtrong khi nhiệm vụ cần thiết phải có sự chỉ đạo vào cuộc của cả bộ máy chínhtrị của địa phương Do đó, hiện nay tại một số tỉnh, thành Trung tâm pháttriển quỹ đất cấp huyện lại thuộc UBND cùng cấp
1.2.3 Tổ chức xây dựng, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Để quản lý đất đai hiệu quả, có tính chiến lược lâu dài, dự báo đượcnhu cầu sử dụng đất trong 5 năm, 10 năm thì xây dựng, quản lý quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu Để xây dựng được quy hoạch sử dụngđất giai đoạn 5 năm, 10 năm các tỉnh/thành phố phải căn cứ trên mục tiêu pháttriển, định hướng của dịa phương mình, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh [18], [21]; quy hoạch phát triển các ngànhtrong đó có tính đến các yếu tố tác động khách quan từ các điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội và nhu cầu của thị trường cũng như việc áp dụng các tiến bộkhoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất Đặc biệt là đánhgiá hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất; giới hạn trong định mức sửdụng đất Tiến hành rà soát lại kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳtrước để đánh giá mức độ thực hiện theo quy hoạch đã đề ra, mức độ điều
Trang 25chỉnh quy hoạch… Sau khi UBND lập được quy hoạch kế hoạch phải trình đểHĐND cấp tỉnh/thành thẩm định phê duyệt danh mực sau đó trình Bộ Tàinguyên và Môi trường phê duyệt.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm các nội dung cụ thể sau:
- Để lập quy hoạch, kế hoạch cần phân tích thuận lợi khó khăn về điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các yếu tổ có ảnh hưởng, tác động đến công tácquản lý lập quy hoạch, kế hoạch
- Dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ cóảnh hưởng đến công tác này Chỉ ra các tiềm năng đất đai của thành phố/tỉnh,đánh giá so sánh mức độ hiệu quả của hiện trạng sử dụng đất đã tương xứngvới tiềm năng đất đai hiện có
- Phân tích kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch tronggiai đoạn trước, chỉ ra các tồn tại còn hạn chế, nguyên nhân của hạn chế (việcphân bổ các loại đất, việc thu hồi đất, việc triển khai các danh mục công trình,
dự án kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất, kế hoạch đưa đất chưa sử dụngvào sử dụng….)
- Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn tiếp theo nêu
rõ mục tiêu chỉ tiêu, phương hướng và biện pháp thực hiện
- Xây dựng các phương án đánh giá hoặc dự báo kết quả những tác độngmôi cũng như những đóng góp về phương diện kinh tế, xã hội khi triển khai việc
sử dụng đất theo phương án mới, theo quy định phân bổ quỹ đất mới
- Thẩm định, quyết định phương án sử dụng đất, lựa chọn các giải pháp
tổ chức phù hợp
Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đối với thànhphố Hải Phòng - thành phố trực thuộc trung ương, sau khi quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất được trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt được chínhthức phê duyệt thì trong thời hạn không quá 30 ngày thành phố sẽ phải công
bố quy hoạch kế hoạch sử dụng đất một cách công khai minh bạch tại trụ sởUBND và trên các phương tiện thông tin báo chí truyền thông, các cổng thông
Trang 26tin điện tử chính thống của Ủy ban nhân dân thành phố Kết thúc từng năm,
Ủy ban nhân dân cấp thành phố báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kếtquả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đất [18], [21]
1.2.4 Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong công tác quản lý bồi thường giải phóng mặt bằng
Thực hiện đề án “Tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đấtđai giai đoạn đến năm 2020” tại Quyết định số 1675/QĐ -TTg ngày29/8/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh, cấphuyện phải tổ chức thực hiện thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa
phương mình theo từng chuyên đề Trong công tác quản lý giải phóng mặt
bằng sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực: việc lập phương án bồithường, trình tự thủ tục thu hồi đất, việc thực hiện chính sách bồi thường,công tác lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất củacác địa phương, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn và tổ chức làmnhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng… theo Chỉ thị 1474/CT-TTg.Kiểm tra đột xuất các vấn đề bức xúc, nổi cộm, theo kiến nghị phản ảnh củangười dân
Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại,
tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm tráipháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền phải tiếp nhận giải quyết khiếu nại, tố cáo Người bị thiệt hại có quyềnđược bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định củapháp luật…”[12] Quyền của người sử dụng đất khi bị nhà nước thu hồi đượcNhà nước bảo hộ bằng các chính sách cụ thể Nếu thấy có các dấu hiệu viphạm quyền lợi của mình, người dân có quyền được khiếu nại tố cáo tới các
cơ quan chức năng
Cá nhân/tổ chức khi khiếu nại, tố cáo về việc bị xâm phạm quyền trongquá trình nhà nước/chủ đầu tư tổ chức bồi thường giải phóng mặt bằng đất đai
Trang 27là nguyện vọng chính đáng Là quyền lợi hợp pháp không thể bác bỏ Các cơquan chức năng có thẩm quyền xem xét về nội dung tố cáo.
Khiếu nại, tố cáo về đất đai diễn biến phức tạp, gay gắt, kéo dài, tậptrung vào lĩnh vực bồi thường giải phóng mặt bằng trong đó, chủ yếu là khiếunại về giá đất bồi thường Nếu giải quyết khiếu nại, tố cáo không thỏa đángkhông dứt điểm sẽ gây tâm lý bức xúc trong nhân dân, gây xói mòn lòng tinvới tổ chức, chính quyền địa phương
1.2.5 Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Để thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần xây dựng chươngtrình, nội dung cụ thể của từng cấp, từng ngành, từng tổ chức xã hội có chứcnăng vận động: Làm rõ nội dung của sở hữu toàn dân về đất đai; nhiệm vụcủa cơ quan/tổ chức thực hiện công tác quản lý giải phóng mặt bằng, quytrình giải phóng mặt bằng, quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định
cư khi thu hồi đất, phương án bồi thường của chủ đầu tư đối với từng dự án cụthể… Nắm được quy định nhà nước về quy chế dân chủ tại cơ sở, thực hiệnquyền lợi và trách nhiệm theo quy định “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểmtra”, tham gia hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội thực hiện năng giám sát đạidiện trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và giảiphóng mặt bằng nói riêng
Song song với tuyên truyền giáo dục pháp luật, cần thực hiện biện phápnêu gương Với tinh thần xung phong, làm mẫu cán bộ, Đảng viên, Đoàn viên,hội viên nòng cốt cần mạnh dạn đi đầu trong thực hiện các chính sách bồithường giải phóng mặt bằng Hiệu ứng làm gương sẽ lan tỏa và thuyết phụccộng đồng làm theo Cùng với đó, tích cực, kiên trì giải thích, thuyết phục chongười dân hiểu chính sách để họ tự giác chấp hành
1.2.6 Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất
Trước khi thu hồi đất của người sử dụng đất thì trong phạm vi quyềnlợi của mình thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có
Trang 28trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủyban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dântrong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồithường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinhhoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi trong thời hạn mà pháp luật quyđịnh [18],[23].
Người dân bị thu hồi sẽ được tổ chức lấy ý kiến Các ý kiến trên sẽđược tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổng hợp lại cụthể, chi tiết trong đó có phân ra các ý kiến nhất trí, không nhất trí, các kiếnnghị, đề xuất của nhân dân Trên cơ sở bản tổng hợp ý kiến sẽ báo cáo, phốihợp với chính quyền đại phương tổ chức đối thoại, tháo gỡ, tiếp thu các ý kiến
để lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư trình cơ quan chức năng phêduyệt theo quy định [23]
Một trong những quy định cứng của việc thu hồi đất đó là cơ quan, tổchức làm nhiệm vụ thu hồi đất phải phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địaphương để thông tin, niêm yết công khai các phương án hỗ trợ bồi thường,giải phóng mặt bằng Thông thường, các quyết định về quy hoạch có liênquan được dán công khai tại trụ sở UBND xã/phường tại địa bàn có đất bị thuhồi; đối với các quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì được gửi đếntừng người có đất thu hồi Các quyết định này phải đầy đủ thông tin về mứcbồi thường, hỗ trợ, có bố trí nhà hoặc đất tái định cư không, thời gian, địađiểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; dự kiến thời gian bố trí nhà hoặc đất táiđịnh cư; thời gian mà các hộ gia đình có đất bị thu hồi phải bàn giao mặtbằng cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng…
Trong trường hợp đến thời hạn đã quy định mà người có đất thu hồikhông bàn giao đất thì chính quyền địa phương cơ sở có biện pháp tổ chứcvận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện Nếu thuyết phục vậnđộng mà người dân có đất bị thu vẫn không chấp hành thì báo cáo UBND cấp
Trang 29huyện để ban hành các quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiệnviệc cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Đối với các khu vực đất đã được giải phóng mặt bằng theo quy địnhcủa pháp luật thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cótrách nhiệm quản lý khu đất đó Nếu xảy ra vi phạm trong quá trình quản lýthì trách nhiệm sẽ thuộc về tổ chức đó
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý giải phóng mặt bằng
1.3.1 Nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai
Đối với công tác quản lý bồi thường giải phóng mặt bằng thì yếu tố chínhsách, pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp Từ các khâu quy hoạch, kế hoạch SDĐ;bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ;giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai đều thực thi trên cơ sở các quy định củapháp luật Tuy nhiên, việc bồi thường giải phóng mặt bằng thường diễn ra trongthời gian dài, có nhiều di biến động phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xãhội nên việc áp dụng chính sách phát luật cũng đòi hỏi phải mang tính cập nhật, kịpthời Điều này đặt ra yêu cầu đối với công tác ban hành các văn bản quy phạm phápluật của Nhà nước là vừa có tính kế thừa, bền vững ổn định, lại phải đảm bảo tínhphù hợp với thực tiễn, song hành với sự phát triển trong thực tế Để thực hiện tốtchức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đếnlĩnh vực này phải ổn định và phù hợp với tình hình thực tế
Tuy nhiên trong những năm vừa qua mặc dù có nhiều lần sửa đổi bổ sungLuật đất đai nhưng do chưa có sự thống nhất về chính sách, pháp luật đất đai quacác thời kỳ mà công tác bồi thường, GPMB đã gặp khá nhiều khó khăn Vướng về
cơ chế chính sách là yếu tố khó tháo gỡ nhất trong bồi thường giải phóng mặt bằng
1.3.2 Nhóm yếu tố tài chính
Đây là nhóm yếu tố tài chính mang tính quyết định đến tiến độ của dự
án Nếu tiến độ của dự án thực hiện đúng thời hạn cam kết được coi là thànhcông khởi đầu của dự án Cơ chế chính sách được thông qua, nhưng lại cầnkinh phí để triển khai phương án Ngân sách tài chính của dự án sẽ đảm bảo
Trang 30thực hiện tốt các khâu của bồi thường, tái định cư Vì vậy lưu ý khi lựa chọnchủ đầu tư dự án cần lưu tâm đến tiềm lực tài chính của nhà đầu tư Rất nhiều dự
án treo, chậm tiến độ vì không có kinh phí để thực hiện phương án bồi thường
Khi bồi thường giải phóng mặt bằng, cả 2 phía là người có đất thu hồi
và chủ đầu tư đều quan tâm đến giá đất Giá đất luôn có xu hướng tăng quacác năm và nếu nền kinh tế có nhiều khởi sắc thì giá đất sẽ cao Nhu cầu vềđất đối với người dân và cả chủ đầu tư đều trong tình trạng cung không đủ cầunên việc bồi thường, hỗ trợ người dân sẽ mất nhiều chi phí hơn Nhưng khi thịtrường đóng băng, giá đất giảm, việc thực hiện bồi thường giải phóng mặtbằng dễ dàng hơn nhưng nhiều nhà đầu tư lại không dám triển khai vì lo ngại
dự án không có tính khả thi trong thời điểm nền kinh tế đi xuống Đây là mộtnghịch lý để thấy rằng yếu tố tài chính đóng vai trò như thế nào trong việcđiều hành nhu cầu thị trường cũng như trong khâu bồi thường GPMB
1.3.3 Nhóm yếu tố thửa đất
Yếu tố thửa đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng chính là nói đến
vị trí của thửa đất (mặt đường/ngõ; khu vực đô thị hay nông thôn ), khả năngsinh lợi của thửa đất (có tiềm năng kinh doanh, nằm sát cá khu quy hoạch ),diện tích, hình dạng, mục đích SDĐ và pháp lý (diện tích to/nhỏ, đất ở hay đấtnông/lâm ngiệp đã được cấp GCNQSDĐ chưa ) Mặc dù đất đai có tính đặctrưng cơ bản là cố định về vị trí, nhưng lại có tính riêng biệt đặc thù riêng Haimảnh đất liền kề nhưng diện tích cũng khác nhau, hình dạng cũng có thể khácnhau, khả năng sinh lời cũng không thể như nhau dẫn đến giá cả của chúngkhông đồng nhất Nhất là nếu khác nhau về Quyền sử dụng đất thì mức bồithường sẽ chênh lệch nhiều giữa các thửa đất Từ đó mong muốn của mỗi hộgia đình khi được bồi thường sẽ có quan điểm không thống nhất Khi xâydựng phương án bồi thường đặc biệt phải lưu ý đến yếu tố khác biệt của thửađất để đảm bảo tính công bằng mà phù hợp với từng hộ dân Tuy nhiên nhiềukhi, việc xác định khả năng sinh lời của mảnh đất còn chưa cụ thể, chưa cócăn cứ chính xác, nhất là các thửa đất liền kề cùng khu
Trang 311.3.4 Nhóm yếu tố liên quan đến người sử dụng đất
Người sử dụng đất là nhóm đối tượng trung tâm trong bồi thường giảiphóng mặt bằng Người sử dụng đất liên quan đến vị trí thửa đất Tại các đôthị, vùng có nền kinh tế phát triển người sử dụng đất có nhận thức, chất lượngcuộc sống, dân trí cũng như các yếu tố nghề nghiệp khác với nhóm người sửdụng đất tại ngoại ô, nông thôn Chúng ta đã biết rằng, con người luôn chịutác động ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội.Nhóm người sử dụng đất cũng như vậy Thu hồi đất, khiến nhóm đối tượngngười có đất bị thu hồi phải đối mặt với nhiều vấn đề: di chuyển sang chỗ ởmới, có thể không giữ được phương thức sản xuất cũ, chuyển đổi sinh kế, thunhập giảm, chất lượng cuộc sống, các vấn đề về tâm linh, tín ngưỡng, tôngiáo khiến họ không muốn thay đổi, đặc biệt là những hộ buôn bán, kinhdoanh Chỉ có nâng cao hiểu biết của người dân về luật pháp chính sách bồithường giải phóng mặt bằng mới hạn chế được tình trạng khiếu nại, tố cáotrong quá trình thực hiện bồi thường, GPMB
1.3.5 Nhóm yếu tố về tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện bồi thường GPMB là trách nhiệm của các cơ quanchức năng, chủ đầu tư, chính quyền địa phương nơi có đất bị thu hồi Việc tổchức thực hiện được tiến hành theo các bước/quy trình đã được quy địnhtrong Luật Yêu cầu nhất quán trong tổ chức thực hiện là công bằng, côngkhai và đúng pháp luật Các khiếu nại tố cáo thường xuất hiện trong quy trình
tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng Nhân tố then chốt trong tổchức thực hiện chính là đội ngũ cán bộ công chức Trong thực thi công vụ liênquan đến vấn đề nhạy cảm phức tạp càng cần Nghiêm cấm các hành vi nhũngnhiễu, làm khó của cán bộ công chức cùng với đó là nâng cao đạo đức công
vụ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Làm được điều này sẽ gópphần làm giảm khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
1.4 Các nguyên tắc trong công tác quản lý giải phóng mặt bằng
Khi tiến hành giải phóng mặt bằng bất cứ dự án nào cũng phải thựchiện theo các nguyên tắc:
Trang 32- Phương án bồi thường bằng việc giao đất tại một khu vực khác cócùng mục đích sử dụng với khu đất đã bị thu hồi được áp dụng khi người bịthu hồi đất đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Trongtrường hợp không bố trí được đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiềntheo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp ttỉnh/thànhphố quyết định tại thời điểm ký quyết định thu hồi đất.
- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinhdoanh mà có thiệt hại thì tính toán thiệt hại để bồi thường trực tiếp
- Quá trình thu hồi đất phải diễn ra dân chủ, khách quan, công bằng,công khai, kịp thời và đúng quy định [23]
1.5 Nghiên cứu kinh nghiệm công tác quản lý giải phóng mặt bằng
1.5.1 Công tác quản lý giải phóng mặt bằng trên Thế giới
1.5.1.1 Trung Quốc:
Khác với Việt Nam, tại Trung Quốc khi tính phương án bồi thườngkhông căn cứ trên cơ sở giá trị của khu đất theo bảng giá đất hay giá thịtrường mà tính theo mục đích sử dụng ban đầu của khu đất bị thu hồi hay giátrị sinh lời từ khu đất đó mang lại Nếu là khu đất có mục đích sản xuất nôngnghiệp, thì ước tính giá trị sản xuất trung bình hàng năm trị giá bao nhiêu sau
đó sẽ tính gấp từ 4 -6 lần Tương tự như vậy đối với các khu đất kinh doanhhay sản xuất các phương thức khác đều căn cứ theo cách tính trên Họ có yếu
tố linh hoạt là trong trường hợp mức hỗ trợ không đảm bảo cuộc sống sẽ cóphương án tăng thêm nhưng không vượt quá khung quy định Đối với đất ở cócác công trình phụ trợ thì sẽ tính tổng giá trị và đền bù tương đương
1.5.1.2 Hàn Quốc:
Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng ở đâu có nét tương đồngvới chính sách của Việt Nam trong giai đoạn gần đây Việc bồi thường sẽ dochủ đầu tư dự án thực hiện và có nhiều hình thức phương án như bằng tiền,bằng đất, bằng nhà ở xã hội Tuy nhiên việc xác định giá bồi thường do 02 cơ
Trang 33quan tư nhân độc lập xác định Đây là yếu tố minh bạch hơn tại Việt Nam khi
cơ quan xác định giá đất vẫn thuộc hệ thống cơ quan nhà nước
Giá đất được xác định tại thời điểm đath được thỏa thuận với người dân.Còn đối với trường hợp thu hồi đất bằng hình thức cưỡng chế thì giá đất chính
là thời điểm quyết định cưỡng chế có hiệu lực
1.5.1.3 Singapore:
Phương án bồi thường tại đất nước này có xu hướng giống với ViệtNam khi mức bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất căn cứ vào giá trị thực tếcủa bất động sản có tính đến các chi phí tháo dỡ, di chuyển Việc chi trả chialàm 2 đợt, đợt 1 là 20% và sau khi các hộ trả lại mặt bằng, di chuyển đến nơi
ở khác sẽ được thanh toán phần còn lại Chính phủ có hỗ trợ thêm các chi phímua nguyên vật liệu xây dựng nhà ở mới Và đặc biệt, trong trường hợpngười bị thu hồi đất không thống nhất với mức chi trả bồi thường mà Nhànước định ra, họ có quyền được thuê một tổ chức tư nhân có chức năng thẩmđịnh giá để xác định lại Các chi phí liên quan đến thẩm định giá lại sẽ do Nhànước chi trả Đây là một điểm ưu việt mang lại tính công bằng cho người dân
1.5.2 Công tác quản lý giải phóng mặt bằng tại Việt Nam
Vấn đề đền bù và GPMB ở Việt Nam đã được đặt ra từ rất sớm.Ngày14/4/1959 đã có Nghị định 151/TTg ban hành "Quy định thể lệ tạm thời
về trưngdụng ruộng đất", tiếp theo là Thông tư số 1792/TTg ngày 11/1/1970của Thủ tướngChính phủ quy định một số điểm tạm thời về "bồi thường nhàcửa, đất đai cây cốilưu niên, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xâydựng kinh tế mở rộng củathành phố" Sau khi có Luật Đất đai (1988) và bướcvào thời kỳ đổi mới, vấn đề này ngày càng được chú trọng xử lý đồng bộ phùhợp với tình hình mới bắt đầu từ Quyết định 186/HĐBT ngày 31/5/1990 "Vềđền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng mụcđích khác" cùng với hàng loạt các văn bản pháp quy mới về những vấn đề cóliên quan (giá đất, quyền của người sử dụng đất, quảnlý quy hoạch đô thị ) đãhình thành một hệ thống chính sách và tổ chức cho công tác đền bù, GPMB.Hiện nay chúng ta đang tổ chức thực hiện bồi thường, GPMB theo Luật Đất
Trang 34đai năm 2013, Nghị định47/2004/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.
Nghiên cứu kỹ nội dung các văn bản pháp quy trên đây thấy rõ đượcmột điều các chính sách bồi thường, GPMB đang dần được hoàn thiện hơn,điều chỉnh theo hướng phù hợp với thực tiễn Mặc dù vậy, công tác giảiphóng mặt bằng vẫn còn một số hạn chế còn tồn tại chưa khắc phục được:
- Công tác bồi thường GPMB đều triển khai chậm so với dự kiến kếhoạch đã đề ra Ảnh hướng đến tiến độ triển khai của toàn bộ dự án gây thiệthại cho chủ đầu tư cũng như đời sống của các hộ bị thu hồi đất
- GPMB không hiệu quả, không dứt điểm, không đảm bảo mặt bằng
“sạch” để triển khai dự án ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư kinh doanh của cácchủ đầu tư, chất lượng công trình bị ngắt quãng có khi bỏ dở nhiều năm đãgây ra sự lãng phí lớn cũng như chất lượng của công trình
- Nhiều nơi mặc dù việc bồi thường, GPMB được thực hiện bằng các biệnpháp hành chính đã dẫn đến khiếu kiện của nhân dân kéo dài không thể giảiquyết được, trong khiếu kiện đó cái chính là người dân không thoả mãn với việcđền bù của các chủ dự án hoặc trong việc định giá thiếu công bằng
Để góp phần tìm hiểu, làm rõ hơn thực trạng công tác quản lý giải phóng mặt bằng tại Việt Nam, tác giả xin nêu tình hình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tại tỉnh Sơn La.
Trong giai đoạn 2014-2018, toàn tỉnh Sơn La đã thực hiện 344 dự ánbồi thường, GPMB với tổng diện tích đất cần thu hồi là trên 2.413ha Đã thựchiện bồi thường, GPMB trên 1.639 ha đất, hoàn thành được 297 dự án Diệntích đất chưa bồi thường, GPMB trên 644 ha; khoảng 130 ha đất chưa sử dụng
và đất được Nhà nước giao để quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 82Luật Đất đai 2013 Tổng dự toán bồi thường, hỗ trợ GPMB là trên 2.889 tỷđồng; đã thực hiện 1.676 tỷ đồng, gồm: Bồi thường về đất trên 415 tỷ đồng,bồi thường tài sản trên đất trên 436 tỷ đồng, hỗ trợ ổn định đời sống và ổnđịnh sản xuất 15,8 tỷ đồng; hỗ trợ chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm429,8 tỷ đồng…Tổng số hộ phải bố trí tái định cư là 1.555 hộ thuộc 63 dự án;
đã bố trí tái định cư 575 hộ Có 559 hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại 11
dự án có nhu cầu bố trí đất ở; đã bố trí tái định cư cho 21 hộ
Trang 35Trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch và tổchức 25 hội nghị về Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành tại cáchuyện, thành phố với hơn 2.000 cán bộ, người dân tham dự Đã ban hànhQuyết định 1650/QĐ-UBND ngày 5/7/2016, về trình tự, thủ tục thu hồi đất,bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gồm 16 bước, tạođiều kiện thuận lợi cho UBND các huyện trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện bồithường, GPMB Ban hành 8 quyết định cụ thể hóa các quy định của Luật Đấtđai 2013 về một số nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất… Các Sở, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 64 vănbản về áp dụng các chính sách hỗ trợ đặc thù theo từng dự án…Bên cạnh đó,UBND tỉnh đã tiếp nhận, chỉ đạo giải quyết 209 nội dung vướng mắc khi thựchiện các cơ chế, chính sách trong GPMB, đảm bảo kịp thời giải quyết khókhăn, vướng mắc của các huyện, thành phố, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự
án Các cơ quan chức năng của tỉnh và của huyện đã tiếp nhận, xử lý kịp thời
51 đơn kiến nghị, khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai, GPMB
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thu hồi, GPMB trên địabàn tỉnh Sơn La còn một số tồn tại, hạn chế Do thời gian thực hiện theo quytrình từ khi có chủ trương quy hoạch, dự án đầu tư đến khi thu hồi, GPMBbàn giao đất để thực hiện dự án theo quy định kéo dài, trong khi năng lực, tổchức bộ máy, nguồn nhân lực quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, dẫn đếnphát sinh các trường hợp tài sản tạo lập trái phép, không đúng mục đích; viphạm quy định về đất đai, trật tự xây dựng; mua bán, chuyển nhượng quyền
sử dụng đất không đúng quy hoạch, kế hoạch… gây khó khăn, phức tạp chocông tác bồi thường, GPMB
Đáng lưu ý, tiến độ GPMB một số dự án còn chậm, kéo dài trên 191ngày Cá biệt, có một số dự án có tiến độ GPMB trên 1.000 ngày, như Dự ánthủy điện Trung Sơn, xã Tân Xuân, Xuân Nha, huyện Vân Hồ (1.227 ngày);đường giao thông Chiềng Khoa – Mường Men, xã Chiềng Khoa, Mường Men,Vân Hồ (1.147 ngày); Dự án đường giao thông tỉnh lộ 110 (Nà Bó) – Quốc lộ
37 Cò Nòi, huyện Mai Sơn (đợt 7: 1.007 ngày)…Cộng thêm, do công tácquản lý đất đai, trật tự xây dựng ở cơ sở còn yếu kém, chưa kiên quyết, để
Trang 36đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, UBND tỉnh vẫn phải xử lý hỗ trợ khác bằngtiền với tài sản tạo lập không đúng mục đích trên diện tích đất thu hồi, trên đấtkhông đủ điều kiện bồi thường Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đào tạo,chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm chưa đạt được; đa số các hộ gia đình, cánhân được thanh toán tiền hỗ trợ đều chi tiêu sang mục đích khác, nên đờisống sau khi bị thu hồi đất của người dân gặp nhiều khó khăn Các huyện,thành phố vẫn chưa chủ động xây dựng được các khu tái định cư của các dự
án, chủ yếu thực hiện việc tái định cư phân tán tại các điểm quy hoạch khudân cư trên địa bàn nơi có đất thu hồi [33]
Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý GPMB
Từ kết quả công tác quản lý giải phóng mặt bằng trên thế giới và tại ViệtNam trong thời gian qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
- Ưu tiên công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho ngườidân về chính sách phát luật bồi thường, giải phóng mặt bằng
- Mỗi một dự án triển khai cần tính đến yếu tố riêng biệt của nhómngười có đất bị thu hồi để có phương pháp tiếp cận, xây dựng phương án bồithường, hỗ trợ phù hợp đáp ứng được nguyện vọng của người dân
- Đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan Sử dụng các hìnhthức vận động thuyết phục, đối thoại để giải đáp, tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc tại các dự án
- Tổ chức thực hiện quản lý công tác giải phóng mặt bằng đúng phápluật, nhanh gọn, công khai, minh bạch Kiên quyết loại bỏ những cán bộ, tổchức có hành vi lợi dụng chức vụ để làm sai gây bức xúc trong nhân dân
- Xây dựng được các chính sách, phương án bồi thường phù hợp trên
cơ sở lắng nghe ý kiến của người dân Kêu gọi sự tham gia của người dântrong tuyên truyền vận động các hộ dân khác cùng thực hiện, chấp hành cácquyết định thu hồi đất Cũng như tham gia giám sát các quy trình thực hiệnviệc hỗ trợ, bồi thường, tái định cư
Trang 37CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1 Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm ở Vùng Đông Bắc Đồng bằngsông Hồng, có tọa độ địa lý từ 20030’39” – 21001’15” vĩ độ Bắc và
106023’39”- 107008’39” kinh tuyến Đông Với diện tích tự nhiên là 1507,57km², Hải Phòng được đánh giá là nhỏ ở khu vực phía Bắc Đất ở chiếm 8,61%;đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp chiếm 33,6%, còn lại là đất lâmnghiệp và chuyên dụng
Hải Phòng là địa phương có nhiều tiềm năng về vị trí đại lý, là nơi giaothương giữa các tỉnh khu vực phía Bắc với nhiều loại hình giao thông gồm:đường biển, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không.Với yếu tố Cảng Biển Hải Phòng là cửa ngõ ra biển vận chuyển hàng hóaquốc tế Các điểm cực của thành phố Hải Phòng là:
Cực Bắc là xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên
Cực Tây là xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo
Cực Nam là xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo
Cực Đông là phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn
Hải Phòng có khí hậu điển hình của khu vực Bắc bộ với 2 mùa rõ rệt, mùa hèthường có nhiệt độ cao, nóng ẩm và mưa nhiều trong khi mùa đông lạnh ít mưa
Hệ thống sông ngòi khá đa dạng với 6 sông chính và nhiều các nhánhlớn nhỏ tạo thành mạng lưới sông ngòi dày đặc Đủ khả năng cung cấp nguồnnước cho hệ thống sản xuất của thành phố cũng như phục vụ đời sống nhândân Nổi bật là các con sông: Bạch Đằng, sông Cấm, sông Lạch Tray, sôngVăn Úc, sông Thái Bình, sông Luộc [25]
Trang 38Bảng 2.1: Thống kê tài nguyên đất thành phố Hải Phòng năm 2020
Trang 392.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 4.855,4
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 195,9
2.2.4 Đất xây dựng công trình sựnghiệp DSN 1.586,3
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 17.569,5
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng)
Trang 40Hải Phòng có 08 quận, huyện tiếp giáp với biển, chiều dài đường bờbiển là 125 km, thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác thủy sản, phát triểncảng biển, du lịch biển Với điều kiện tự nhiên đặc thù, Hải Phòng có lợi thếlớn với khu vực Lạch Huyện - Cát Hải – đây là vùng nước sâu hiếm có đểxây dựng cảng biển Hải Phòng cũng nằm trong khu vực ngư trường lớn làBạch Long Vĩ, Long Châu và Cát Bà - Long Châu - Ba Lạch.
Hiện nay, Hải Phòng có 15 đơn vị hành chính cấp huyện gồm HồngBàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh, AnDương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, ThuỷNguyên, Vĩnh Bảo, với 217 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn
(Nguồn: Website Hai Phong Map)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng
Hải Phòng có trên 2 triệu dân người; mật độ dân số đạt mức độ trungbình so với khu vực phía Bắc với 1.315 người/km2 Dân số khu vực thành thị
là 932.547 người, chiếm 45,9%; nam chiếm 49,45% và nữ chiếm 50,55% dân
số Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2011-2021 là 0,94%/năm