1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Tại Các Hợp Tác Xã Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Tác giả Phạm Sỹ Hiệp
Người hướng dẫn GS. TS. Vương Toàn Thuyên
Trường học Trường Đại học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG PHẠM SỸ HIỆP BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG L

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

PHẠM SỸ HIỆP

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÃ SỐ: 60.34.01.02

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Vương Toàn Thuyên

HẢI PHÒNG 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực tại các Hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng” là công trình

nghiên cứu học hỏi của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Vương Toàn Thuyên - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Phòng Các nội dung lý thuyết được tổng hợp trong đề tài có nguồn gốc xuất

xứ rõ ràng Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài nghiên cứu này là có thực

và được chỉ rõ nguồn gốc Đề tài không chứa bất kỳ sao chép không hợp lệ hay vi phạm quy chế đào tạo nào Nếu sai với nội dung cam đoan trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hải Phòng, tháng 7 năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Sỹ Hiệp

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, khuyến khích và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

- GS.TS Vương Toàn Thuyên, người hướng dẫn khoa học và giúp đỡ chuyên môn cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn này

- Giảng viên Trường Đại học Hải Phòng đã tham gia Đào tạo lớp cao học Quản trị kinh doanh

- Các cấp lãnh đạo cơ quan Liên minh HTX và DN thành phố, Liên minh HTX Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các HTX, cùng các thầy cô giáo, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình trong những năm tháng học tập, nghiên cứu

Dù đã dầy công nghiên cứu nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để luận văn này được hoàn thiện và có giá trị khoa học thực tiễn hơn

Tác giả xin chân thành cảm ơn

Hải Phòng, tháng 7 năm 2015

Tác giả luận văn

Phạm Sỹ Hiệp

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC BẢNG .iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v

MỞ ĐẦU 01

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ HỢP TÁC XÃ 04

1.1 Nguồn nhân lực 04

1.1.1 Nhân lực và nguồn nhân lực 04

1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực 04

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực 05

1.1.4 Vai trò của nguồn nhân lực 06

1.1.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 06

1.2 Đặc điểm người lao động và hợp tác xã trong nền kinh tế - xã hội 09

1.2.1 Hợp tác xã 09

1.2.2 Đặc điểm lao động trong HTX 13

1.2.3 Vai trò của hợp tác xã trong phát triển KT – XH 14

1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển Hợp tác xã 16

1.3.1 Giới thiệu đôi nét về HTX của một số nước trên thế giới 16

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển HTX một số nước trên thế giới 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 22

2.1 Đặc điểm của HTX và nguồn nhân lực cúa HTX trên địa bàn thành phố 22

2.1.1 Số lượng HTX 22

Trang 5

2.1.2 Cơ cấu tổ chức HTX, liên hiệp HTX 27

2.1.3 Nguồn nhân lực HTX trên địa bàn thành phố Hải Phòng 28

2.2 Đánh giá thực trạng của HTX trên địa bàn thành phố 33

2.2.1 Cơ sở vật chất của HTX 33

2.2.2 Vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 33

2.2.3 Các hoạt động dịch vụ sản xuất kinh doanh 33

2.2.4 Truyền thống văn hóa 45

2.2.5 Tài nguyên đất 46

2.2.6 Hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường 47

2.3 Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực HTX trên địa bàn thành phố 47

2.3.1 Trình độ văn hóa, chuyên môn đáp ứng với công việc 47

2.3.2 Sức khỏe 52

2.3.3 Trạng thái tinh thần, môi trường làm việc 53

2.4 Những thành công và hạn chế 53

2.4.1 Những thành công 53

2.4.2 Hạn chế 55

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 58

3.1 Phương hướng phát triển chất lượng nguồn nhân lực cho các Hợp tác xã 58

3.1.1 Phát triển HTX là tất yếu khách quan 58

3.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế tập thể của Đảng, Nhà nước 59

3.1.3 Phương hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố Hải Phòng 2016 – 2020 61

3.2 Một số biện pháp cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Hợp tác xã 62

3.2.1 Cơ cấu tổ chức lại Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2012 62

3.2.2 Nhận thức về nguồn nhân lực 65

3.2.3 Rà soát và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực 66

Trang 6

3.2.4 Thực tiễn đào tạo và chuẩn hóa quy trình đào tạo .67

3.2.5 Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức .70

3.2.6 Tuyên truyền phổ biến Luật HTX 2012 và mô hình HTX của một số quốc gia trên thế giới .77

KẾT LUẬN .80

TÀI LIỆU THAM KHẢO .83

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA .87

Trang 7

2015

72

Bảng 3.2 Dự kiến kế hoạch đào tạo dài hạn năm 2016 73 Bảng 3.3 Dự kiến kế hoạch bồi dưỡng năm 2017 73 Bảng 3.4 Dự kiến kế hoạch đào tạo năm 2018 74 Bảng 3.5 Dự kiến kế hoạch bồi dưỡng năm 2018-2020 74

Trang 8

DANH MỤC BIỂU

Số hiệu

Biểu 2.1 Cơ cấu ngành nghề của các HTX NĂM 2010 23 Biểu 2.2 Cơ cấu ngành nghề của các HTX NĂM 2011 23 Biểu 2.3 Cơ cấu ngành nghề của các HTX NĂM 2012 24 Biểu 2.4 Cơ cấu ngành nghề của các HTX NĂM 2013 24 Biểu 2.5 Cơ cấu ngành nghề của các HTX NĂM 2014 25

Biểu 2.7 Tuổi bình quân của cán bộ quản lý HTX 28

Biểu 2.8 Doanh thu của một số Hợp tác xã nông nghiệp 31 Biểu 2.9 Doanh thu của một số Hợp tác xã phi nông nghiệp 39 Biểu 3.1 Quy trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức 68

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Liên minh HTX và DN Liên minh Hợp tác xã và Doanh nghiệp

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội Trong công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tại Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã nêu quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” và “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Đất nước” Đại hội Đảng lần thứ

X (2006) đã chỉ rõ, để thực hiện thắng lợi công cuộc đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Chuyển hướng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo chiều rộng sang chiều sâu, coi trọng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

- Thực hiện đường lối của Đảng chính sách của Nhà nước, Thành ủy, Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các Sở, Ban ngành đơn vị, địa phương trong thành phố tổ chức triển khai giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa thành phố Hải Phòng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

bổ khuyết một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đến năm 2020 Tại Kết luận số 13-KL/TU ngày 25/3/2014 của Ban thường vụ thành ủy về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 56-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, tổng kết đánh giá:

"Kinh tế tập thể Hải Phòng vẫn trong tình trạng yếu kém, thể hiện tỷ trọng đóng góp vào GDP thành phố giảm dần: từ 3,97 % năm 2002 xuống 1.61 % năm 2012 Mục tiêu trong những năm tới, nhanh chóng đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu tốc độ tăng trưởng ngày càng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng lớn hơn trong GDP thành phố"

Trang 11

- Tuy đóng góp của các HTX vào nền kinh tế thành phố trong những năm qua khiêm tốn so với các thành phần kinh tế khác, nhưng lại là hình thức hợp tác sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mang tính cộng đồng, tập hợp đoàn viên, hội viên, các đoàn thể, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình tại các địa phương; có tác dụng tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo, hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường; thu hút các thành phần kinh tế khác liên kết, hợp tác để cùng phát triển; đảm bảo an sinh tạo việc làm cho người lao động, ổn định xã hội tại cơ sở

- Kinh tế tập thể Hải Phòng mà nòng cốt là các HTX trong 10 năm qua đang chiều hướng đi xuống Có nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố chất lượng nguồn nhân lực HTX đang là nguyên nhân chính dẫn đến các HTX đã

và đang không thể hòa nhập được với môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của nền KTTT

Từ nguyên nhân trên, em nhận thấy cần phải nâng cao chất lượng cán

bộ quản lý HTX, sử dụng tốt những hỗ trợ từ chính sách nhà nước, giúp các HTX SXKD hiệu quả, hòa nhập được với nền kinh tế trong nước, bước đầu làm quen với thị trường nước ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội

Đó chính là lý do Em lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực tại các Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện hiện nay để có thể phát

triển kinh tế tập thể

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

- Giúp các HTX nông nghiệp phát triển sản xuất nhanh chóng hòa nhập với nền kinh tế thị trường

Trang 12

- Đề xuất những biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các HTX nông nghiệp dịch vụ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ quản lý HTX nông nghiệp dịch vụ

- Phạm vi nghiên cứu: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các HTX nông nghiệp dịch vụ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

4 Phương pháp nghiên cứu luận văn

Luận văn sử dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu, như thống kê, phân tích và tổng hợp, so sánh, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp toán học, phương pháp hệ thống và tiếp cận tối ưu để làm rõ vấn đề

5 Đóng góp mới của luận văn

Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phân tích, đánh giá thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực HTX nông nghiệp dịch vụ trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2014

Đề xuất một số biện pháp cơ bản nâng cao chất lượng nguồn nhân lực HTX nông nghiệp dịch vụ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn chia thành 3 chương

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ Hợp tác xã

Chương 2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của các HTX trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Trang 13

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC

PHỤC VỤ HỢP TÁC XÃ 1.1 Nguồn nhân lực

1.1.1 Nhân lực và nguồn nhân lực

- Nhân lực: bao gồm thể lực và trí lực của mỗi người Thể lực là tình trạng sức khoẻ của con người, trí lực là nguồn tiềm tàng to lớn của con người,

đó là tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách v.v

- Nguồn nhân lực: Là số người có khả năng làm việc, cống hiến cho xã hội Tuy vậy loại trừ một số trường hợp lao động đặc biệt, Luật pháp của mỗi quốc gia quy định cụ thể độ tuổi làm việc của người lao động

- Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH” [17, tr.269]

- Theo giáo trình "nguồn nhân lực" của nhà xuất bản lao động xã hội:

"nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và

có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội" [36, tr.5]

- Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: "Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển KT – XH trong một cộng đồng [38, tr.3]

1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực

Trong nền KT-XH của một đất nước, thì chất lượng nguồn nhân lực được coi là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống của người dân trong một xã hội

Trang 14

Chất lượng nguồn nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo thực hiện thắng lợi mực tiêu cho tổ chức đó

Theo bài viết của TS Vũ Thị Mai thì “chất lượng nguồn nhân lực là mức độ đáp ứng về khả năng làm việc của người lao động với yêu cầu công việc của tổ chức và đảm bảo cho tổ chức thực hiện thắng lợi mực tiêu cũng như thỏa mãn cao nhất nhu cầu của ngươi lao động” Hay chất lượng nguồn nhân lực có thể được hiểu là:” trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn nhân lực” [27 tr 368]

Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh và TS Trần Xuân Cầu (2003) trong

Giáo trình Kinh tế lao động, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB LĐ

XH-Hà Nội: Trong điền kiên kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu

rộng thì chất lượng nguồn nhân lực được coi là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống của con người trong một xã hội nhất định

1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực [36,tr

215-234]

- Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe: Là trạng thái thoải mái về tinh

thần, tiêu chuẩn đo lường về tình trạng sức khỏe thông qua các bộ phận trong

và ngoài cơ thể con người Thể hiện:

+ Tiêu chuẩn đo lường về chiều cao, cân nặng;

+ Tiêu chuẩn đo lường về trạng thái thần kinh, mắt và tai, mũi, họng…; + Có bệnh, khả năng nhiễm bệnh, sức đề kháng v v

- Chỉ tiêu trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là sự hiểu biết của con

người đối với kiến thức phổ thông, tự nhiên, xã hội Trình độ văn hóa của nguồn nhân lực thể hiện:

Trang 15

+ Tỷ lệ số người biết chữ trên số người có khả năng tham gia làm việc trong xã hội;

+ Số lượng và tỷ tệ người qua các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, cao đẳng, đại hoc, trên đại học…;

+ Phẩm chất của con người

- Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn: Thể hiện sự hiểu biết, khả

năng thực hành về một chuyên môn, nghề nghiệp nào đó thông qua quá trình làm việc:

+ Cơ cấu lao động được đào tạo;

+ Số lượng lao động được đào tạo và chưa qua đào tạo;

+ Cấp đào tạo; Công nhân kỹ thuật và cán bộ chuyên môn khác

1.1.4 Vai trò của nguồn nhân lực

- Xét khía cạnh trong một tổ chức thì nguồn nhân lực chính là nguồn tri thức, chỉ có con người mới có thể sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu

- Xét tổng quan trong nền KT-XH, nguồn nhân lực là nguồn gốc của sự sáng tạo của con người kết hợp với tài nguyên thiên nhiên để tạo ra những sản phẩm phục vụ con người, đóng góp cho tổng sản phẩm quốc nội tăng nhanh, thúc đẩy KHKT phát triển

- KT-XH không ngừng tiến lên do nguồn lực của con người là vô tận Nếu biết khai thác nguồn lực này đúng cách, sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người

1.1.5 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực [36, tr 180]

1.1.5.1 Chính trị, KT-XH

Chất lượng nguồn nhân lực bị chi phối khi biến đổi KT-XH

- Chính trị, pháp luật, các chính sách xã hội là những nhân tố quan trọng nhất tác động lớn đến phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Trang 16

Hệ thống chính sách xã hội là cơ sở để nguồn nhân lực có thể phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển KT-XH

- Nếu nền KT-XH tăng trưởng, trước hết đời sống của người dân sẽ được nâng cao Thể hiện người dân sẽ được sử dụng chất lượng dinh dưỡng, được hưởng các dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe tốt hơn để tái tạo sức lao động, hiểu biết sâu rộng có kiến thức góp phần vào sự phát triển chung của con người

- Khi nền KT-XH phát triển sẽ là điểm đến của các Nhà đầu tư, vì vậy rất dễ nhận thấy đầu tư trong nước sẽ tăng, và từ đó tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định nền KT-XH cho mỗi quốc gia

- Khi nền KT-XH phát triển cũng là động lực thúc đảy nguồn nhân lực phải có chất lượng để đáp ứng, theo kịp Để nền KT-XH phát triển ổn định bền vững, thì nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn phải được Nhà nước quan tâm đúng mức

1.1.5.2 Sức khỏe

Sức khỏe của con người ảnh hưởng trực tiếp đến công việc hằng ngày của họ Nhà nước cần có chính sách quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt sẽ tạo được cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng và ngược lại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển trí não, khả năng phát huy những tiềm năng của con người

Sức khỏe về mặt tinh thần người lao động được tăng lên nhờ môi

trường làm việc thuận lợi, an toàn, lạc quan tạo hưng phấn muốn cống hiến

1.1.5.3 Giáo dục và đào tạo

- Giáo dục và đào tạo ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Hệ thống Giáo dục tạo cho nguồn nhân lực có tư duy hệ thống, phẩm chất đạo đức tốt Định hướng của Nhà nước về Hệ thống đào tạo

Trang 17

sẽ cân bằng được cơ cấu nguồn nhân lực như: người quản lý, kỹ thuật, thợ chuyên ngành phù hợp với từng giai đoạn phát triển KT-XH

- Các nhà nghiên cứu cho rằng, một nền giáo dục đồng bộ, toàn diện sẽ tạo ra những nhà khoa học, những lao động tri thức, thợ chuyên ngành có kỹ năng nghề nghiệp, năng động và sáng tạo

- Với thế hệ trẻ, giáo dục và đào tạo còn là quá trình hình thành, phát triển thế giới quan, tình cảm, đạo đức, văn hóa dân tộc Hoàn thiện nhân cách

là nền tảng, là cơ sở tạo ra nguyên liệu cho đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai Đối với xã hội, giáo dục và đào tạo là quá trình tích tụ kiến thức để chuẩn bị cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội Vì vậy đầu tư cho giáo dục đào tạo được xem như là sự chuẩn bị cho sự phát triển lâu dài phục

vụ cho nền KT-XH

1.1.5.4 Khoa học - Công nghệ

Ngày nay, sự tiến bộ của KH & CN thế giới đang phát triển tác động mạnh mẽ lên các nước đang phát triển Để tiếp thu KHKT công nghệ mới, nguồn nhân lực đòi hỏi phải được nâng cao chất lượng để tiếp nhận

Những tiến bộ KH & CN có thể làm thay đổi cơ cấu lao động trong một

số ngành ở mỗi quốc gia, người lao động cần phải được đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng sử dụng công nghệ mới, số lượng lao động trí óc tăng dần, lao động chân tay ngày càng có khuynh hướng giảm xuống;

Tiến bộ KH & CN tạo nên sự cạnh tranh gay gắt về năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm Nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều nghề cũ mất đi, phương thức đào tạo cho người lao động theo xu hướng cần gì học nấy, vì vậy người lao động phải học tập suốt đời, không ngừng nâng cao trình

độ để đáp ứng với thay đổi của KH & CN

1.1.5.5 Văn hóa dân tộc

Văn hóa của một đất nước là giá trị truyền thống lịch sử dân tộc đã ăn sâu vào tiềm thức người dân ở mọi thế hệ như: Hiếu với cha mẹ, trọng với thầy, tình nghĩa vợ chồng, lòng yêu nước, tinh dũng cảm, tinh hiếu học, lối

Trang 18

sống, lòng nhân ái, tính cộng đồng sẵn sàng tương trợ người khác trong hoạn nạn

Hiểu được văn hóa dân tộc, phong tục tập quán địa phương, có chương trình đào tạo phù hợp sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tốt hơn

1.1.5.6 Hội nhập kinh tế

HNKT , hàng hóa của các nước được giao lưu rộng rãi, sự canh tranh giữa chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả hàng hóa càng trở lên gay gắt Để tồn tại, các doanh nghiệp tổ chức kinh tế trong nội địa buộc phải đổi mới phương thức và công nghệ sản xuất để theo kịp những sản phẩm sản xuất nhập khẩu Người lao động cần đào tạo để có kiến thức cao hơn sử dụng công nghệ mới, chất lượng nguồn lực được nâng cao

HNKT tạo điều kiện cho các quốc gia, địa phương kết hợp sức mạnh dân tộc, phát huy nội lực và mọi tiềm năng sáng tạo, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển sản xuất

Tác động của HNKT buộc các quốc gia điều chỉnh, lựa chọn chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, chiến lươc phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có đội ngũ trí thức, những người lao động có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý tốt, chiến thắng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt trong nền KTTT hiện nay

1.2 Đặc điểm người lao động và hợp tác xã trong nền kinh tế - xã hội

1.2.1 Hợp tác xã [21, tr 8]

1.2.1.1 Khái niệm HTX

Tại Điều 3, Luật HTX 2012 khái niệm HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX

Trang 19

Khi HTX, liên hiệp HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX; doanh nghiệp của HTX, liên hiệp HTX hoạt động theo Luật doanh nghiệp

Như vậy: HTX là tổ chức kinh tế do nhiều người lao động có cùng mục

đích kinh tế, tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập theo quy định của pháp luật, giúp nhau thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để có thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống, góp phần phát triển KT-XH

- Thành viên HTX có quyền tham gia, quản lý, kiểm tra, giám sát HTX

và có quyền ngang nhau trong biểu quyết và được chia lãi sau khi làm xong nghĩa vụ với Nhà nước

- Các HTX có thể liên kết với nhau, cùng nhau phát triển và hoạt động theo hình thức đối nhân

- Vốn tự có: Thành viên của HTX tự nguyện góp vốn bằng tiền hoặc tài sản quy đổi tương đương bằng tiền

Trang 20

- Các nguồn vốn khác: Vốn vay Ngân hàng và vốn khác được huy động theo quy định của Pháp luật

1.2.1.4 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX HTX tự nguyện gia nhập, ra khỏi liên hiệp HTX

Liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi HTX thành viên

Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX, liên hiệp HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ

HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật

HTX, liên hiệp HTX có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ Thu nhập của HTX, liên hiệp HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm

HTX, liên hiệp HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, liên hiệp HTX và thông tin về bản chất, lợi ích của HTX, liên hiệp HTX

HTX, liên hiệp HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, HTX thành viên và HTX với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế

1.2.1.5 Các loại hình HTX

* HTX phi nông nghiệp

- Hoạt động theo mô hình doanh nghiệp HTX, doanh nghiệp tư nhân, những HTX này sự hợp tác hỗ trợ giữa các thành viên không cao Tuy vậy

Trang 21

tình hình sản xuất kinh doanh tại các HTX này doanh thu còn có khả năng bù đắp được chi phí

- Mô hình như các HTX thủy sản, chăn nuôi, vận tải, xây dựng, cung cấp vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ v v

* HTX nông nghiệp dịch vụ

Cán bộ quản lý HTX chủ yếu điều hành các dịch vụ nông nghiệp như tưới tiêu, bảo vệ, diệt chuột, tu sửa mương máng, dịch vụ nội đồng v v và cung cấp con giống, cây trồng, thuốc trừ sâu, phân bón

1.2.1.6 Mô hình tổ chức HTX [21 tr 19, 37]

Tại Điều 29, Luật HTX 2012 về Cơ cấu tổ chức HTX như sau:

- Cơ cấu tổ chức HTX, liên hiệp HTX gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

Điều 30 Đại hội thành viên

- Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của HTX, liên hiệp HTX Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu (sau đây gọi chung là đại hội thành viên) Đại hội thành viên có quyền và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 32 của Luật này

- HTX, liên hiệp HTX có 100 thành viên, HTX thành viên trở lên có thể tổ chức đại hội đại biểu thành viên

- Tiêu chuẩn đại biểu và trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do điều lệ quy định

- Số lượng đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do điều lệ quy định nhưng phải bảo đảm:

+ Không được ít hơn 30% tổng số thành viên, HTX thành viên đối với HTX, liên hiệp HTX có từ trên 100 đến 300 thành viên, HTX thành viên;

Trang 22

+ Không được ít hơn 20% tổng số thành viên, HTX thành viên đối với HTX, liên hiệp HTX có từ trên 300 đến 1000 thành viên, HTX thành viên;

+ Không được ít hơn 200 đại biểu đối với HTX, liên hiệp HTX có trên

1000 thành viên, HTX thành viên

- Đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên phải thể hiện được ý kiến, nguyện vọng và có trách nhiệm thông tin về kết quả đại hội cho tất cả thành viên, HTX thành viên mà mình đại diện

1.2.2 Đặc điểm lao động trong HTX

1.2.2.1 Đặc điểm lao động trong HTX phi nông nghiệp

- Các thành viên tự nguyện góp vốn, thành viên có thể không lao động trong HTX

- HTX hợp đồng với người lao động qua hình thức tuyển dụng, ký hợp đồng nên chất lượng cán bộ quản lý HTX, người lao động trực tiếp cơ bản đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc

- Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX, Ban kiểm soát do Đại hội thành viên lựa chọn bầu có khả năng, trình độ chuyên môn Tuy vậy những HTX này hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, sự ổn định không cao, số lượng thành viên trong 1 HTX rất ít

1.2.2.2 Đặc điểm lao động trong HTX Nông nghiệp dịch vụ

- Thành viên trong HTX chủ yếu là những người nông dân, chỉ biết làm ruộng, trồng trọt và chăn nuôi

- Cán bộ quản lý HTX được Đại hội thành viên bầu từ những người nông dân hoặc cán bộ trẻ có uy tín, có trình độ khả năng chuyên môn cao hơn Tuy vậy, phần lớn những cán bộ này tham gia điều hành HTX không có mục tiêu gắn bó lâu dài, mà sau khi được bồi dưỡng đào tạo lại chuyển công tác làm việc tại chính quyền xã, hoặc cao hơn là làm việc tại cơ quan của huyện

- Phần lớn cán bộ quản lý HTX có thời gian làm việc gắn bó lâu dài với HTX có độ tuổi cao, có những đồng chí Giám đốc HTX đã trên 70 tuổi

Trang 23

- Chính vì vậy HTX luôn thiếu cán bộ quản lý trẻ có chất lượng, tâm huyết để phục vụ lâu dài giúp HTX hòa nhập và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay

1.2.3 Vai trò của hợp tác xã trong phát triển KT - XH

1.2.3.1 Với Việt Nam

Hiện nay kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX không phải là khu vực chính để tạo ra nhiều lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế, nhưng có vai trò vị trí quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, tạo sự ổn định về chính trị - xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT-XH

HTX có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân,

cá thể, đáp ứng nhu cầu phong phú của đời sống cộng đồng theo các nguyên tắc nhất định Trong những năm qua kinh tế tập thể không ngừng được củng

cố và phát triển, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân

- Báo cáo tổng kết của Liên minh HTX Việt Nam cuối tháng 9/2014 về phát triển HTX đánh giá như sau:

"Hơn 60 năm xây dựng, tuy có những lúc thăng trầm, song kinh tế tập

thể luôn được quan tâm củng cố và phát triển với nòng cốt là các HTX hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống từ kinh tế đến văn hóa- xã hội Hết năm

2012, cả nước có khoảng 19.717 HTX, tăng 217 HTX so với năm 2011 (có

692 HTX thành lập mới và giải thể 475 HTX hoạt động không hiệu quả), thu hút gần 13 triệu thành viên và xã viên"

- Trong đánh giá tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa IX, Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục khẳng định:

Trang 24

" Nhiều HTX được củng cố, đổi mới về tổ chức và hoạt động, đã xuất

hiện trong đó một số điển hình tiên tiến, hỗ trợ tốt hơn kinh tế hộ xã viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động Liên kết với các HTX với nhau và với các tổ chức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển Các tổ chức kinh tế tập thể đã từng bước khẳng định là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị địa phương là cơ sở và sự phát triển KT-XH"

Để phát huy vai trò, truyền thống của khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX, động viên các tầng lớp xã hội trong việc xây dựng và phát triển HTX, góp phần phát triển KT-XH của đất nước, ngày 27/7/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 1268/QĐ-TTg lấy ngày 11 tháng 4 hàng

năm là “Ngày Hợp tác xã Việt Nam” Ngày HTX Việt Nam là dịp để thúc đẩy

mạnh mẽ công tác tuyên truyền, tôn vinh các HTX nhằm tăng cường nhận thức trong xã hội về vai trò, vị thế, hình ảnh và những đóng góp của HTX trong phát triển KT-XH

1.2.3.2 Trên thế giới

- Trên thế giới đã trải nghiệm việc xây dựng và phát triển HTX gần 200 năm qua Mô hình tổ chức và quản lý hoạt động của HTX đã đem lại hiệu quả thiết thực hơn cho thành viên, xã viên nhất là những người lao động yếu thế thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động SXKD… Sự tồn tại và phát huy tác dụng rõ nét của HTX đã khẳng định sức sống mãnh liệt của mô hình này, đồng thời thể hiện sự phù hợp về quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của

lực lượng sản xuất xã hội [nguồn: Liên minh HTX Việt Nam]

- Thực tiễn đã chứng minh, các HTX tại nhiều nước trên thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ hòa cùng với các thành phần kinh tế khác đóng góp

to lớn vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, góp phần

vào sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu [nguồn: Liên minh HTX Việt Nam]

Trang 25

1.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển Hợp tác xã [8 tr 2-3]; [24 tr 14-21]; [28 tr 368]

1.3.1 Giới thiệu đôi nét về HTX của một số nước trên thế giới

1.3.1.1 HTX ở Vương quốc Anh

- HTX ở Vương quốc Anh ra đời vào thời kỳ sớm nhất trên thế giới từ những năm 1760 – 1761 Một số mô hình hợp tác được thành lập như Hiệp hội giúp đỡ nhau, làng hợp tác…

- Năm 1844 bắt nguồn từ thị trấn dệt Lancashire của Rochdale Vương quốc Anh, nơi mà điều kiện cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn và người tiêu dùng không được bảo vệ thỏa đáng bởi tư thương độc quyền việc cung cấp lương thực, thực phẩm Điều này đã dẫn đến 28 người công nhân đã đưa ra sáng kiến thành lập HTX mang tên Hiệp hội của những người tiên phong Rochdale (Rochdale Pioneers) để tự cung cấp lương thực, thực phẩm, các loại hàng hóa khác nhau và cung cấp các cơ sở giáo dục và xã hội cho những người lao động bình thường tất cả 28 người này đã cùng nhau góp được số vốn ban đầu là 28 bảng Anh và mở một cửa hàng ở ToadLane để bán lương thực, thực phẩm với giá cả vừa phải Đây là HTX đầu tiên và cũng là cửa hàng đầu tiên trong số các cửa hàng ở Anh Sau đó phong trào này lan rộng, đến cuối thế kỷ 19 tại Vương quốc Anh có khoảng 1.400 HTX ra đời

- Trong thế kỷ 20, mặc dù cò nhiều nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến phong trào HTX ở Vương quốc Anh như: cuộc chiến tranh thế giới, suy thoái kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường, nhưng phong trào HTX bán lẻ vẫn được phát triển mạnh Bước sang thế kỷ 21, HTX ở Vương quốc Anh được tổ chức lại theo hướng sáp nhập thành HTX lớn hơn để có sức cạnh tranh Hiện nay, Vương quốc Anh có 5.450 HTX với 12,8 triệu xã viên

1.3.1.2 HTX ở Ấn Độ

- HTX ở Ấn Độ có thể nói là mạnh nhất và lâu đời nhất trong các nước đang phát triển Tổ chức HTX của Ấn Độ được thành lập vào những năm

Trang 26

1889, từ đó đến nay phong trào HTX Ấn Độ đã có bề dầy hơn 100 năm hoạt động và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Ấn Độ

- Năm 2009, Ấn Độ có khoảng 583.000 HTX với hơn 240,2 triệu xã viên Trong nông thôn có tới 67% hộ gia đình là xã viên của các HTX… Hằng năm đóng góp vào GDP khoảng 30% và tổ chức triển khai có hiệu quả các

chương trình KT-XH lớn của đất nước như: “Cuộc cách mạng Xanh”, “Giảm

nghèo đói”, “ Tạo việc làm và phát triển nông nghiệp nông thôn” do Chính

- Liên đoàn HTX Thái Lan (viết tắt là CLT) được thành lập theo luật HTX năm 1968 CLT là tổ chức HTX cấp quốc gia cao nhất thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các HTX và

xã viên theo luật định vì mục tiêu phát triển phong trào HTX ở Thái Lan

1.3.1.4 HTX ở Trung Quốc

- Tương tự như ở Việt Nam, HTX ở Trung Quốc cũng mới được phát triển mạnh từ khi Trung Quốc giành được độc lập vào năm 1949 đến nay, phong trào HTX ở Trung Quốc cũng đã trải qua nhiều thay đổi Các HTX ở Trung Quốc phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và thương mại Các HTX nông thôn là các tổ chức kinh tế hợp tác mà nông dân

là lực lượng chính

Trang 27

- Qua nhiều năm phát triển, HTX thương mại (Trung Quốc gọi là HTX cung tiêu) đã hình thành được mạng lưới dịch vụ trên toàn quốc, liên kết với hầu hết tất cả các khu vực nông thôn và thành phố, thúc đẩy sức mạnh kinh tế

và đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn, cuộc sống và sản xuất của người nông dân Trung quốc Hiện nay có khoảng 180 triệu hộ nông dân là xã viên HTX nông nghiệp, chiếm khoảng 70-80% tổng số hộ nông dân trên toàn quốc Các HTX cung tiêu Trung Quốc đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác thân thiện với các HTX và các tổ chức kinh doanh khác ở nhiều nước trên thế giới

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển HTX một số nước trên thế giới

1.3.2.1 Kinh nghiệm phát triển HTX của Nhật Bản

- Ở Nhật Bản, các HTX nông nghiệp được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc HTX nông nghiệp; Liên đoàn HTX nông nghiệp tỉnh; HTX nông nghiệp cơ sở Các HTX nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng

và đa chức năng Từ năm 1961 trở về đây mô hình hoạt động chủ yếu của HTX nông nghiệp Nhật Bản là đa chức năng, chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân

- Thông qua các cố vấn của mình, các HTX nông nghiệp giúp nông dân lựa chọn phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất, thống nhất nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật trong sản xuất Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho HTX nông nghiệp cơ sở

- Mục tiêu của HTX là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất, mặc dù các HTX nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng các HTX không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho HTX và HTX lấy hoa hồng Thông

Trang 28

thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của HTX Để nâng cao khả năng cạnh tranh, HTX đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch sản phẩm với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và

ưu tiên bán cho HTX Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, tại chợ địa phương, liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện

- HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng với giá thống nhất và hợp lý Các HTX đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau Thông thường các HTX nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp HTX tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toàn quốc Đôi khi liên hiệp HTX nông nghiệp tỉnh hoặc HTX nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất Vai trò HTX nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà

là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá

- HTX nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho HTX để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp) HTX nông nghiệp được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâm ngân hàng HTX nông nghiệp để giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp

- HTX nông nghiệp sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân Các loại phương tiện thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơn nước, máy phân loại, đóng gói nông sản

- Các HTX nông nghiệp còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa

Trang 29

phương Ngoài ra, các HTX nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm

vụ giáo dục xã viên tinh thần hợp tác thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp HTX nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương

Như vậy, một nước công nghiệp hoá như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó HTX nông nghiệp, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng

mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân

1.3.2.2 Kinh nghiệm phát triển HTX của Bang Quebec - Canađa

- Quebec có diện tích gần 1,5 triệu km², tức là gần gấp 3 lần nước Pháp hay 7 lần xứ Anh, bang lớn nhất của Canada, là một quốc gia trong Canada Hiện có khoảng 8 triệu người đang sinh sống tại Québec (tỉnh bang thứ nhì trong Canada về dân số, sau Ontorio), trong đó 80% tập trung ở các trung tâm

đô thị nằm dọc theo sông Saint-Laurent Ngôn ngữ chính là tiếng Pháp

- Ở Quebec hiện có 3.300 HTX và công ty bảo hiểm tương hỗ (trong tổng số 10.000 HTX và công ty bảo hiểm tương hỗ của Canada); 8,8 triệu xã viên (so với 8 triệu dân, tức một xã viên tham gia nhiều HTX và so với tổng

số 10 triệu xã viên HTX của Canada); thu hút trên 80% nông dân tham gia HTX; tạo việc làm cho 92 ngàn lao động (trong tổng số 165 ngàn việc làm do HTX của Canada tạo ra); có tổng tài sản 173 tỷ CAD ( tương đương USD) (trong tổng số 265 tỷ CAD HTX toàn quốc); có doanh số 25,6 tỷ CAD (năm 2010) Trong khi trên thế giới có khoảng 750.000 HTX với 800 triệu xã viên, cùng với công ty bảo hiểm tương hỗ đã tạo việc làm cho trên 100 triệu người, tức là tạo việc làm nhiều hơn 20% so với các doanh nghiệp đa quốc gia

- Do áp dụng nguyên tắc mở đối với việc kết nạp xã viên, hàng năm hoặc sau một số năm, HTX có thể định giá lại mức vốn tham gia làm xã viên

Trang 30

HTX Đối với việc chia lãi theo mức độ sử dụng sử dụng dịch vụ của HTX, HTX có thể phân chia trực tiếp vào giá sản phẩm, dịch vụ giao dịch với xã viên Thặng dư hàng năm sau khi trừ tối thiểu 20% trích lập quỹ dự trữ, phần còn lại phân phối cho xã viên theo cách thức sau: chia 25% ngay cho xã viên, phần còn lại vẫn thuộc sở hữu của xã viên nhưng để lại trong HTX để cùng đầu tư và sẽ rút ra 10 năm sau Nghĩa là, hàng năm xã viên được chia 25% thặng dư mình được chia của năm đó và phần thặng dư của mình để lại trong HTX cách đó 10 năm HTX cũng có quyền để lại 100% thặng dư tại HTX mà không chia cho thành viên Đây là hình thức huy động vốn đầu tư phát triển của HTX từ chính nội lực từ các xã viên của mình, làm lợi trở lại cho chính xã viên Theo Luật, quỹ dự trữ là không chia, nhằm mục đích tái đầu tư cho HTX, mở rộng dịch vụ cho thành viên, thu hút thành viên mới Thành viên ra khỏi HTX thì không được chia từ quỹ dự trữ

- Quebec có truyền thống phát triển HTX lâu dài và áp dụng rất chặt chẽ các nguyên tắc HTX, ví dụ nếu xã viên không sử dụng dịch vụ của HTX

mà không có lý do thì phải ra khỏi HTX, nhất là đối với HTX của người sản xuất Tuy nhiên, quy định về tư cách thành viên có lỏng lẻo hơn đối với HTX của người tiêu dùng khi số lượng xã viên lớn và lợi ích của xã viên đã được phân phối cùng với giá dịch vụ, sản phẩm của HTX cung ứng cho xã viên, nhưng thặng dư (lãi) hàng năm của HTX lại không chia cho xã viên mà để lại trong HTX để tích lũy phát triển Về nguyên tắc Luật không cấm HTX cung ứng dịch cho thị trường không phải thành viên, tuy nhiên HTX tập trung phục

vụ thị trường thành viên cũng là nhiệm vụ rất lớn Mặt khác, ở Quebec phần lớn HTX có số lượng xã viên đã rất lớn, gần như thu hút toàn bộ, ví dụ nông dân và đối tượng khác tham gia HTX, đồng thời các HTX liên kết vào các liên đoàn HTX- tức HTX của các HTX, nên có quy mô thị trường rất lớn Liên đoàn HTX được phép cung ứng dịch vụ cho không phải thành viên, nhưng phải thành lập công ty trực thuộc và lượng dịch vụ cung ứng cho thị trường không phải thành viên không được quá 50% để giữ bản chất HTX

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1 Đặc điểm của HTX và nguồn nhân lực cúa HTX trên địa bàn thành phố

2.1.1 Số lượng HTX

Theo số liệu khảo sát trong 5 năm qua của Liên minh HTX và DN thành phố, hiện nay trên địa bàn thành phố có dao động từ 328 đến 340 HTX, liên hiệp HTX và Quỹ tín dụng hoạt động sản xuất được phân theo các ngành nghề như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu ngành nghề của các HTX

TT Ngành nghề Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

[SL]: Số lượng HTX theo ngành; [TT]: Tỷ trọng Ví dụ tỷ trọng nghề Dịch vụ nông nghiệp năm 2010 tính như sau:

TT= SL/∑HTX trong năm; TTDVNN2010 = 168 x100% = 49,41%

340

Trang 32

- Số lượng HTX giảm dần, đặc biệt từ năm 2010 trở lại đây Đặc biệt là

số lượng HTX nông nghiệp giảm đáng kể từ 168 xuống còn 161 HTX, các HTX phi nông nghiệp cũng biến động tăng giảm qua từng năm

HTX NN HTX Thuy san Diem nghiep

CN, TTCN

TM dich vu

GT Van tai Xay dung HTX dien Quy TDND HTX khac

(Nguồn: Liên minh HTX và DN thành phố)

Biểu 2.1: Cơ cấu ngành nghề của các HTX năm 2010

HTX NN HTX Thuy san Diem nghiep

CN, TTCN

TM dich vu

GT Van tai Xay dung HTX dien Quy TDND HTX khac

(Nguồn: Liên minh HTX và DN thành phố)

Biểu 2.2: Cơ cấu ngành nghề của các HTX năm 2011

Trang 33

- Số lượng HTX kinh doanh điện cũng giảm trong những năm gần đây

do UBND thành phố quyết định HTX phải bàn giao cho Công ty điện lực do quản lý yếu kém Sau đây là Biểu cơ cấu ngành nghề HTX năm 201 4

HTX NN HTX Thuy san Diem nghiep

CN, TTCN

TM dich vu

GT Van tai Xay dung HTX dien Quy TDND HTX khac

(Nguồn: Liên minh HTX và DN thành phố)

Biểu 2.3: Cơ cấu ngành nghề của các HTX năm 2012

HTX NN HTX Thuy san Diem nghiep

CN, TTCN

TM dich vu

GT Van tai Xay dung HTX dien Quy TDND HTX khac

(Nguồn: Liên minh HTX và DN thành phố)

Biểu 2.4: Cơ cấu ngành nghề của các HTX năm 2013

Trang 34

HTX NN HTX Thuy san Diem nghiep

CN, TTCN

TM dich vu

GT Van tai Xay dung HTX dien Quy TDND HTX khac

(Nguồn: Liên minh HTX và DN thành phố)

Biểu 2.5: Cơ cấu ngành nghề của các HTX năm 2014

Bảng 2.2: Tốc độ phát triển

TT Ngành nghề Số lượng hợp tác xã Tốc độ phát triển liên hoàn ( t )

Tốc độ phát triển định gốc ( T )

Tốc độ phát triển bình quân ( t )

Trang 35

* Chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn

- Dịch vụ nông nghiệp : t2010/2011 = yi/y(i-1) = 166/168 = 0,988

Chỉ tiêu tốc độ phát triển liên hoàn: chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển

của các HTX giữa 2 thời gian liền nhau

- Số liệu trên cho thấy các HTX nông nghiệp, dịch vụ điện đang có xu hướng giảm theo từng năm do hoạt động sản xuất không hiệu quả Mặt khác các HTX dịch vụ điện giảm nhiều ảnh hưởng từ Quyết định của UBND thành phố giao cho công ty điện lực Hải Phòng khai thác quản lý

- Các HTX khác dao động lúc tăng lúc giảm,

Chỉ tiêu tốc độ phát triển định gốc: Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển

của các HTX trong thời gian 5 năm Qua số liệu tính toán, các HTX Thương mại dịch vụ, Giao thông vận tải, Quỹ TDND và số HTX ngành nghề khác có

xu hướng phát triển

Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân: Qua các số liệu, trong 5 năm từ

2010 - 2014; các HTX Thương mại dịch vụ tăng thêm 4,1%, Giao thông vận tải tăng 1,7% và các HTX hoạt động tại các ngành nghề khác tăng 1,9%, các

n-1

Trang 36

HTX còn lại giữ ở mức ổn định và có chiều hướng giảm xuống do hoạt động sản xuất không phát triển

Thuy san Nong nghiep

(Nguồn: Liên minh HTX và DN thành phố)

Biểu 2.6: Tốc độ phát triển liên hoàn của các HTX giai đoạn 2010-2014

2.1.2 Cơ cấu tổ chức HTX, liên hiệp HTX

Có tới 95% các HTX, liên hiệp HTX vẫn hoạt động theo Luật HTX năm

2003 với mô hình Ban quản trị có cơ cấu tổ chức như sau:

- Đại hội xã viên;

- Ban quản trị HTX;

- Ban kiểm soát (hoặc Kiểm soát viên);

- Bộ máy điều hành: Chủ nhiệm HTX; Phó Chủ nhiệm HTX; Kế toán (hoặc Kế toán trưởng)

Số ít HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX 2012 với cơ cấu tổ chức gồm:

- Đại hội thành viên;

Trang 38

người có hoạt động kinh tế khu vực nông thôn 594.015 người (76,13%) Mật

độ dân số bình quân 1.223 người/km2, khu vực nông thôn 858 người/km2

- Như thông kê trên, nguồn nhân lực của thành phố tập trung tại khu vực nông thôn Thực tế cho thấy lực lượng lao động nông thôn ngoài phục vụ Nông nghiệp còn cung cấp cho ngành Công nghiệp, cho các công ty liên doanh da giầy, công ty may v v là khá lớn

2.1.3.2 Trình độ văn hóa, chuyên môn và độ tuổi của cán bộ quản lý hợp tác xã

* Trình độ văn hóa, chuyên môn của cán bộ quản lý hợp tác xã

Số lượng cán bộ quản lý hợp tác xã 5 năm gần đây dao động từ 1421 –

1436 cán bộ Số liệu thống kê trong năm 2014 như sau

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

Sau Đại học

Trang 39

6 Cán bộ chuyên môn

(Nguồn: Liên minh HTX và DN thành phố)

Như vậy qua biểu tổng hợp trên: Số cán bộ có trình độ sơ cấp trở lên

2 Trung cấp

Khuyến nông và phát triển nông thôn 112 Nghiệp vụ chuyên ngành nông nghiệp và phát

3 Cao đẳng

4

Đại học

5 Sau đại học

(Nguồn: Liên minh HTX và DN thành phố)

Trang 40

* Độ tuổi của cán bộ quản lý hợp tác xã

- Qua số liệu khảo sát số lượng cán bộ quản lý HTX không biến động nhiều, độ tuổi được thống kê qua các năm như sau:

Bảng 2.4: Tuổi bình quân của cán bộ quản lý HTX

TT Độ tuổi

Tuổi bình quân (bq)

Số lượng (sl)

Tệ (%)

Tuổi

Bq năm

Số lượng Tỷ lệ (%)

Tuổi B/q năm

Số lượng Tỷ lệ (%)

Tuổi B/q năm

Số lượng Tỷ lệ (%)

Tuổi B/q năm

Số lượng Tỷ lệ (%)

Tuổi B/q năm

Nam 2010

Nam 2011

Nam 2012

Nam 2013

Nam 2014

Tuoi bình quân

(Nguồn: Liên minh HTX và DN thành phố)

Biểu 2.8: Biểu tuổi bình quân của cán bộ quản lý HTX

Ngày đăng: 24/12/2024, 08:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w