1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo sản phẩm dự Án học phần thương mại Điện tử căn bản thực trạng quá trình kinh doanh trên 2 sàn thương mại Điện tử shopee và lazada

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 3,16 MB

Nội dung

Ngoài việc trình bày kết qua kinh doanh trong thời gian qua, nhóm chúng em sẽ đề cập đến các yếu tố quan trọng như các quy trình giao nhận, hành vi/quyết đinh mua của khách hàng, các côn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÁO CÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN HỌC PHẦN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CĂN BẢN

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm báo cáo sản phẩm dự án học phần, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè và giảng viên để hoàn thành bài báo cáo học phần: Thương mại điện tử căn bản Nhóm chúng em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến giảng viên Ngô Thị Hồng Nhung - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để nhóm em hoàn thành đề tài của mình

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song có thể còn

có những mặt hạn chế, thiếu sót Do về mặt kiến thức và thời gian còn hạn chế, đề tài còn nhiều khiếm khuyết Chúng em kính mong Quý thầy cô đóng góp ý kiến, giúp đỡ

để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

DANH MỤC HÌNH

trang

3 Hình 3: Các ấn phẩm thiết kế cho sản phẩm của shop 13

4 Hình 4: Giao diện ngành hàng của shop khi hiển thị trên Shopee 14

5 Hình 5: Banner chương trình khuyến mãi của Shop kho hiển thị

6 Hình 6: Trang chủ của Shop Đồ ăn vặt nhà làm trên Shopee 15

7 Hình 7: Trang chủ của Shop CÓ GIÒN KHÔNG trên trang chủ

8 Hình 8: Trang chủ của Shop Dum Dum Đồ ăn Vặt trên Lazada 17

9 Hình 9: Trang chủ của Shop Yum - Tiệm ăn vặt trên Shopee 17

10 Hình 10: Trang chủ của Page Yum - Tiệm ăn vát trên Facebook 18

11 Hình 11: Bài đăng của các thành viên trên Facebook để quảng

12 Hình 12: Bài đăng vào hội nhóm để tăng tương tác cho Shop 19

13 Hình 13: Giao diện giỏ hàng của Shop trên Tik Tok 19

14 Hình 14: Buổi Live đầu tiên trên Shopee của Shop 20

15 Hình 15: Tổng quan hiệu suất sau buổi Live trên Shopee 20

16 Hình 16: Các mã giảm giá của Shop đã tạo ra 22

17 Hình 17: Sử dụng công cụ chương trình của Shop để giảm giá

18 Hình 18: Các buổi Flash sale mà shop đã chạy 24

19 Hình 19: Số liệu thống kê tất cả các quảng cáo mà Shop đã thực

20 Hình 20: Số liệu thống kê quảng cáo tìm kiếm 25

21 Hình 21: Số liệu thống kế quảng cáo khám phá 26

22 Hình 22: Các phần thưởng đẩy sản phẩm mà Shop đã nhận 27

23 Hình 23: Tổng quan về hoạt động của Shop 28

24 Hình 24: Thứ hạng top 3 sản phẩm theo doanh số 29

27 Hình 27: Thời gian chuẩn bị hàng của Shop 30

29 Hình 29: Các chỉ số về chăm sóc khách hàng và mức độ hài

Trang 4

31 Hình 31: Đoạn Chat giữa khách hàng và Shop Yum - Tiệm ăn

32 Hình 32: Tổng quan giao diện tính năng doanh thu trên web 33

33 Hình 33: Đơn hàng thất lạc đã được Shopee hoàn tiền 34

34 Hình 34: Giao diện các đơn hàng được Shopee thanh toán vào

35 Hình 35: Tình trạng vận hành của Shop trên Lazada 36

36 Hình 36: Đánh giá tình trạng các đơn hàng của Shop 36

37 Hình 37: Các tỷ lệ trạng thái khác của Shop 37

38 Hình 38: Các chương trình khuyến mãi Shop đã tạo trên Lazada 37

39 Hình 39: Mã hộ trợ phí vận chuyển ship của Shop 38

40 Hình 40: Danh mục nghành hàng của Lazada 44

41 Hình 41: Ví dụ về đơn hàng đổi trả trên Lazada 44

42 Hình 42: Hình ảnh nhân viên giao của đơn vị vận chuyển Lex 44

43 Hình 43: Một số các đánh giá về chất lượng sản phẩm trên

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 1: Bảng đánh giá Shop theo mô hình SWOT 34,35

2 Bảng 2: Bảng so sánh điểm khác nhau giữa hai sàn thương

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 2

1.1 Giới thiệu chung về sàn thương mại điện tử shopee 2

1.1.1 Thông tin chung về sàn thương mại điện tử Shopee 2

1.1.2 Quy trình giao dịch dành cho người mua 3

1.1.3 Quy trình giao dịch dành cho người bán 3

1.1.4 Quy trình thanh toán trên Shopee 4

1.1.5 Quy trình giao nhận vận chuyển trên Shopee 5

1.2 Giới thiệu chung về sàn thương mại điện tử Lazada 6

1.2.1 Thông tin chung về sàn thương mại điện tử Lazada 6

1.2.2 Quy trình dành cho người mua 7

1.2.3 Quy trình dành cho người bán 7

1.2.4 Quy trình thanh toán trên Lazada 8

1.2.4.1 Trên Lazada có 7 hình thức thanh toán giữa người bán với người mua 8

1.2.4.2 Quy trình Lazada thanh toán cho người bán 8

1.2.5 Quy trình giao nhận vận chuyển trên Lazada 8

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH KINH DOANH TRÊN 2 SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE VÀ LAZADA 10

2.2 Mô hình hành vi mua và đối tượng khách hàng 10

2.2.1 Mô hình hành vi mua 10

2.2.1.1 Nhận thức nhu cầu 10

2.2.1.2 Tìm kiếm thông tin 10

2.2.1.3 Đánh giá các phương án mua (so sánh và lựa chọn) 10

2.2.1.4 Quyết định mua 10

2.2.1.5 Hành vi sau mua 10

2.2.2 Đối tượng khách hàng 11

2.3 Chiến lược bán hàng 11

2.3.1 Sử dụng công cụ Marketing trên Shopee 11

2.3.2 Sử dụng công cụ Marketing trong Lazada 11

2.3.3 Tạo độ nhận diện thương hiệu 12

2.3.4 Tìm hiểu, nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh 14

2.3.4.1 Đối với sàn Shopee 14

Trang 7

2.3.4.2 Đối với sàn Lazada 16

2.4 Thực trạng quá trình kinh doanh 17

2.4.1 Giới thiệu shop 17

2.4.2 Chiến lược marketing chung cho cả 2 sàn thương mại điện tử 17

2.4.2.1 Chiến lược marketing mix: Promotion 17

2.4.2.2 Chiến lược marketing mix: People 21

2.4.3 Quá trình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử shopee 21

2.4.3.1 Sử dụng công cụ Marketing của shopee 21

2.4.3.1.1 Tạo các mã giảm giá của shop 21

2.4.3.1.2 Sử dụng công cụ chương trình của shop 22

2.4.3.1.3 Chạy chương trình Flash sale của shop 23

2.4.3.1.4 Sử dụng công cụ quảng cáo Shopee 24

2.4.3.2 Quản lý vận chuyển 27

2.4.3.3 Hiệu quả hoạt động của shop 27

2.4.3.3.1 Phân tích bán hàng 27

2.4.3.3.2 Hiệu quả hoạt động 29

2.4.3.4 Chăm sóc khách hàng qua trợ lý chat 32

2.4.3.5 Quản lý tài chính 33

2.4.3.6 Đánh giá SWOT và bài học rút ra 34

2.4.3.6.1 Đánh giá SWOT 34

2.4.3.6.2 Bài học rút ra 35

2.4.4 Quá trình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Lazada 36

2.4.4.1 Tình trạng vận hành 36

2.4.4.2 Sử dụng công cụ khuyến mãi 37

CHƯƠNG III: SO SÁNH HAI SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE VÀ LAZADA 39

3.3 Điểm giống nhau giữa hai sàn điện tử Shopee và Lazada 39

3.4 Điểm khác nhau giữa 2 sàn thương mại điện tử Shoppe và Lazada 40

3.5 Ưu và nhược điểm của Shopee 42

3.5.1 Ưu điểm 42

3.5.2 Nhược điểm 43

3.6 Ưu và nhược điểm của sàn thương mại điện tử Lazada 44

3.6.1 Điểm mạnh của Lazada 44

Trang 8

3.6.2 Điểm yếu của Lazada 45

CHƯƠNG IV: CÁC ĐỀ XUẤT ĐÁNH GIÁ DÀNH CHO 2 SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 46

4.4 Đề xuất cho sàn Shopee 46

4.5 Đề xuất cho sàn Lazada 46

KẾT LUẬN 48

Trang 9

Hai nền tảng này cũng thúc đẩy sự cạnh tranh trong ngành thương mại điện tử và thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để thu hút khách hàng Với sự phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng đáng kể đến thị trường kinh doanh, việc nắm bắt và hiểu rõ về tình hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng

Trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ tổng hợp và báo cáo về tình hình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee và Lazada trong thời gian học học phần thương mại điện tử Ngoài việc trình bày kết qua kinh doanh trong thời gian qua, nhóm chúng em sẽ đề cập đến các yếu tố quan trọng như các quy trình giao nhận, hành vi/quyết đinh mua của khách hàng, các công cụ/chiến lược Marketing và so sánh đánh giá sàn thương mại điện tử Shopee với sàn thương mại điện tử Lazada

Hy vọng rằng bài báo cáo này sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn rõ, toàn diện hơn về cách vận hành cũng như việc kinh doanh trên 2 sàn thương mại điện tử Shopee

và Lazada Bằng cách nắm bắt thông tin và hiểu rõ về sự phát triển của 2 sàn thương mại điện tử nêu trên, chúng ta có thể nhận thức được tiềm năng của nền tảng này và tận dụng những cơ hội kinh doanh có thể đem lại

Trang 10

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Giới thiệu chung về sàn thương mại điện tử shopee

1.1.1 Thông tin chung về sàn thương mại điện tử Shopee

Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở chính đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA( trước đây là Garena), ra đời vào năm 2009 bởi Forrest

Li Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt và phát triển tại các quốc gia: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia; Việt Nam, và Philippines

Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán

Thông tin về Shopee Việt Nam

Giám đốc điều hành (CEO) của trang thương mại điện tử Shopee Việt Nam tên đầy đủ là Pine Kyaw Anh là người Singapore, hiện sinh sống và làm việc tại Việt Nam

Shopee Việt Nam độc quyền cung cấp chính sách mua sắm online an toàn với tên gọi “Shopee Đảm Bảo”, chỉ thanh toán cho người bán khi người mua đã nhận được hàng thành công

Vào năm 2017, Shopee Việt Nam cho ra mắt Shopee Mall, cổng bán hàng với cam kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam Shopee cũng chính là trang thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến qua ứng dụng của điện thoại di động Hiện nay, Shopee được đánh giá là sàn thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất Đông Nam Á Tại Việt Nam, Shopee nhanh chóng chiếm được vị thế nhờ áp dụng các chính sách ưu đãi

vô cùng hấp dẫn

Trụ sở của Shopee tại Việt Nam: Tầng 28, Tòa nhà trung tâm Lotte Hà Nội, 54 Liễu Giai, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội

Tổng đài hỗ trợ: 19001221 – Email: cskh@hotro.shopee.vn

Thành lập từ đầu năm 2015 cho đến tháng 7/2016, ứng dụng đã ghi nhận hơn 1,8 triệu lượt tải và hơn 3 triệu sản phẩm đăng bán tại thị trường này

Đến nay, sàn thương mại điện tử Shopee đã cho ra đời cả bản Shopee App để người dùng có thể dễ dàng mua hàng chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh được

Trang 11

kết nối internet Như vậy người dùng có thể truy cập mọi lúc mọi nơi vô cùng tiện nghi, nhanh chóng, hơn nữa lại được tối ưu về hình ảnh, giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng

1.1.2 Quy trình giao dịch dành cho người mua

Các bước người mua cần thực hiện khi có nhu cầu mua hàng trên Shopee:

- Đăng ký/ Đăng nhập tài khoản Shopee

- Tìm kiếm, tham khảo thông tin sản phẩm, dịch vụ, khuyến mại

- Tham khảo thông tin giá và chính sách hỗ trợ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ

mà người mua đang có nhu cầu

- Người mua có thể liên hệ với chủ gian hàng qua thông tin liên hệ trên gian hàng

để hỏi thêm thông tin sản phẩm, dịch vụ

- Người mua đưa ra quyết định đặt hàng trực tuyến bằng cách click vào “Đặt hàng”

- Đơn hàng của người mua sẽ được chuyển thông tin đến người bán Tùy vào yêu cầu của người mua mà Shopee có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hóa và thanh toán đảm bảo hoặc hai bên tự giao dịch với nhau

1.1.3 Quy trình giao dịch dành cho người bán

- Đăng ký tài khoản Shopee;

- Shopee xác nhận và kích hoạt tài khoản;

- Sau khi đăng nhập, Người Bán tiến hành đăng tải thông tin bán hàng:

+ Chuẩn bị tin bài bằng chữ và hình ảnh;

+ Các tin bài cần đăng phải được chia thành 02 phần thông tin sản phẩm và hình ảnh sản phẩm

Trang 12

+ Các nội dung bằng chữ bị giới hạn 3.000 ký tự cho phần mô tả sản phẩm, không có quy định về định dạng chữ do Shopee sẽ tự động điều chỉnh phông chữ cho đồng nhất

+ Các nội dung bằng hình ảnh được định dạng theo dạng ảnh jpg, bmp, hoặc png

Số lượng ảnh tối đa cho 01 lần đăng tin là 09 ảnh

- Đưa nội dung lên Sàn giao dịch TMĐT Shopee

- Shopee kiểm duyệt thông tin sản phẩm, dịch vụ của Người Bán khi đưa lên Sàn giao dịch TMĐT Shopee

1.1.4 Quy trình thanh toán trên Shopee

- Trên Shopee có 3 hình thức thanh toán giữa người bán với người mua

+ Thanh toán bằng thẻ tín dụng/ ghi nợ

+ Thanh toán bằng Internet Banking/ ATM nội địa

+ Thanh toán bằng ví Shopee Pay

- Quy trình Shopee thanh toán cho người bán

Bước 1: Đơn hàng được xác nhận hoàn tất

Tiền hàng của các đơn hàng thành công sẽ được ghi nhận giá trị vào Số dư TK Shopee của tài khoản Người bán theo:

+ Người bán thuộc Shopee Mall: Sau 07 ngày kể từ khi đơn hàng được giao thành công Hoặc ngay lập tức sau khi Người mua bấm "Đã nhận được hàng" trên ứng dụng Shopee và không có yêu cầu khiếu nại/ hủy/ đổi/ trả

+ Người bán không thuộc Shopee Mall: Sau 03 ngày kể từ khi đơn hàng được

giao thành công đến khách Hoặc ngay lập tức sau khi Người mua bấm "Đã nhận được hàng" trên ứng dụng Shopee và không có yêu cầu khiếu nại/ hủy/ đổi/ trả

Bước 2: Tiền vào Số dư TK Shopee

Theo quy định của Shopee người mua sẽ có thời hạn từ 3 đến 7 ngày để kiểm tra hàng hóa & yêu cầu đổi trả hoặc hoàn tiền nếu không ưng ý về sản phẩm Trong trường hợp hoàn tiền, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản của người mua

Bước 3: Rút tiền về tài khoản ngân hàng

Yêu cầu thanh toán dự kiến được xử lý trong vòng 24h (trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ)

Có hai cách Yêu cầu thanh toán ghi nhận từ Ví Shopee: Yêu cầu thanh toán tự động và Yêu cầu thanh toán thủ công

Trang 13

Yêu cầu thanh toán tự động

Bạn có thể kích hoạt 1 trong 2 lựa chọn:

+ 2 lần/ tháng: vào thứ ba của [tuần đầu tiên] và [tuần thứ 3] hàng tháng

+ 1 lần/ tháng: vào ngày 15 hàng tháng

Nếu chọn rút tiền tự động thì hàng tuần/hàng tháng shopee sẽ tự động chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của bạn vào mỗi thứ ba, phí mỗi lần rút tiền tự động là 11,000VNĐ

Yêu cầu thanh toán thủ công

Chọn Ví Shopee rồi chọn Rút Tiền, sau đó chọn tài khoản ngân hàng là xong Mức rút tiền tối đa trong 1 ngày là 300,000,000 VNĐ Mỗi tuần người bán hàng trên shopee sẽ được miễn phí 1 lệnh rút tiền thủ công đầu tiên Từ lệnh rút tiền thủ công thứ 2 trở đi trong tuần, Shopee sẽ tính phí là 11.000 VND/giao dịch

1.1.5 Quy trình giao nhận vận chuyển trên Shopee

Bước 1 Xác nhận đơn hàng

Hiện nay, để tiến hành xác nhận đơn hàng, bạn cần tiến hành theo 2 cách sau:

Cách 1 Xác nhận đơn hàng trên Kênh người bán

Truy cập Kênh người bán → chọn mục Quản lý vận chuyển → chọn Chờ lấy hàng để kiểm tra các đơn hàng Tại mục chờ lấy hàng, người bán có thể kiểm tra tất cả các đơn đang chờ xác nhận, đơn chờ lấy, đơn đã bị hủy, trả hàng, hoàn tiền hay đơn đã hoàn thành…

Cách 2 Xác nhận đơn hàng trên ứng dụng Shopee

Truy cập ứng dụng Shopee → chọn Tôi → Shop của tôi → Chờ lấy hàng

Lưu ý: Trong trường hợp đơn hàng cần chuẩn bị sản phẩm vì trong kho hết hàng, người bán có thể đợi đến khi quá trình chuẩn bị hoàn tất rồi nhấn Chuẩn bị hàng Tuy nhiên, thời gian chuẩn bị được giới hạn nhất định Nếu quá thời gian, đơn hàng có thể

tự động bị hủy bởi Shopee

Bước 2 Chuẩn bị đóng gói sản phẩm

Chú ý, vì quá trình vận chuyển phải trung chuyển qua nhiều kho khác nhau, nên

để tránh ảnh hưởng chất lượng sản phẩm, người bán nên đóng gói sản phẩm một cách cẩn thận Điều này cũng sẽ giúp giảm bớt thời gian và uy tín khi phải xử lý các đơn hàng hoàn trả

Bước 3 In phiếu gửi hàng dán lên đơn hàng

Trang 14

Hướng dẫn in phiếu giao hàng:

- Bước 1: Nhấn chuẩn bị hàng

- Bước 2: Chọn gửi hàng tại bưu cục hoặc đơn vị vận chuyển tới lấy hàng rồi nhấn In phiếu giao

- Bước 3: Chọn biểu tượng máy in, chọn máy in và in phiếu giao hàng

Một số lưu ý khi in phiếu giao hàng:

- Nên in rõ ràng mọi thông tin trên phiếu nhằm tránh tình trạng nhầm lẫn

- Để tránh trường hợp có vấn đề xảy ra với đơn hàng, bạn nên in 2 bản phiếu giao hàng và giữ lại 1 phiếu làm chứng từ đã giao hàng và xuất đơn đi

- Dán phiếu giao hàng lên đơn hàng cần đảm bảo hiển thị rõ phần mã vận đơn

- Nên in thêm phiếu xuất hàng hoặc phiếu đóng gói trong trường hợp không hiển thị tên sản phẩm mua (ví dụ như các sản phẩm hỗ trợ tình dục, sản phẩm vệ sinh phụ nữ…)

Bước 4 Bàn giao đơn hàng cho đơn vị vận chuyển

Trên Shopee hiện có 2 hình thức bàn giao hàng cho đơn vị vận chuyển mà người bán có thể lựa chọn: Tự mang hàng gửi tại bưu cục hoặc chờ nhân viên giao hàng tới tận nhà để lấy hàng

Lưu ý, để tránh thời gian chuẩn bị hàng bị kéo dài quá lâu, có thể khiến cho đơn hàng bị hủy, người bán cần:

- Chuẩn bị đơn hàng và bàn giao đơn hàng cho đơn vị vận chuyển trong vòng 2 ngày kể từ ngày xác nhận nếu lựa chọn hình thức nhà vận chuyển đến lấy hàng

- Chuẩn bị đơn hàng và bàn giao đơn hàng cho đơn vị vận chuyển trong vòng 1 ngày kể từ ngày xác nhận nếu lựa chọn hình thức tự gửi hàng tại bưu cục của đơn vị vận chuyển

1.2 Giới thiệu chung về sàn thương mại điện tử Lazada

1.2.1 Thông tin chung về sàn thương mại điện tử Lazada

Lazada là trang bán hàng trực tuyến của Rocket

Internet GmbH, là vườn ươm doanh nghiệp được thành

lập năm 2007 tại Berlin bởi anh em nhà Samwer

Aexander, Mac, Oliver Mô hình kinh doanh của công

ty là xác định các ý tưởng Internet thành công và nhân

rộng chúng chủ yếu ở các thị trường mới nổi Cụ thể là

chương trình được thiết kế và hỗ trợ cho sự phát triển

Trang 15

thành công của các công ty mới thành lập thông qua một loạt các chương trình và dịch

vụ hỗ trợ kinh doanh do ban quản lý vườn ươm phát triển và sắp xếp cũng như được cung cấp cả trong lồng ấp và thông qua mạng lưới liên lạc Lazada là một trong 20.000 trang web hàng đầu trên thế giới Sự phát triển và lớn mạnh của Lazada là minh chứng cho tiềm năng to lớn của khu vực Đông Nam Á Đó là lý do Rocket Internet biến Lazada thành ứng dụng/website mua sắm trực tuyến, nơi cung cấp các sản phẩm có thương hiệu, từ nhu cầu điện tử tiêu dùng đến thiết bị thể thao Chỉ mất một năm ra mắt, Lazada vinh dự được chọn là Trung tâm mua sắm trực tuyến tốt nhất năm 2013 tại lẽ trao giải Quả cầu vàng thường niên uy tín

Lazada.vn là thành viên của Tập đoàn Lazada Group - Trung tâm mua sắm trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á, hiện có văn phòng tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam

1.2.2 Quy trình dành cho người mua

Để mua hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada người mua cần thực hiện các bước sau:

B1: Tìm kiếm sản phẩm trên app Lazada hoặc tại website Lazada.vn

B2: Người mua chọn sản phẩm mà mình muốn mua

B3: Kiểm tra thông tin sản phẩm

B4: Xác nhận giỏ hàng

B5: Nhập địa chỉ email hoặc đăng nhập tài khoản

B6: Nhập thông tin địa chỉ giao nhận hàng

B7: Lựa chọn phương thức thanh toán và tiến hành đặt hàng

1.2.3 Quy trình dành cho người bán

Quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử Lazada gồm các bước sau:

B1: Đăng ký tài khoản bán hàng trên Lazada

B2: Đăng sản phẩm lên Lazada

B3: Đóng gói hàng hóa khi nhận được đơn xác nhận mua hàng

B4: Giao hàng

B5: Nhận đánh giá từ khách hàng

B6: Nhận thanh toán từ Lazada

B7: Quản lý tồn kho khi bán hàng trên Lazada

Trang 16

1.2.4 Quy trình thanh toán trên Lazada

1.2.4.1 Trên Lazada có 7 hình thức thanh toán giữa người bán với người mua

- Thanh toán qua ví eM

- Thanh toán qua thẻ tín dụng/ thẻ ghi nợ

- Thanh toán qua ví ZaloPay

- Thanh toán qua ví MoMo

- Thanh toán qua ví Viettel Money

- Thanh toán qua thẻ ATM nội địa/ Internet Banking

- Thanh toán khi nhận hàng (COD)

1.2.4.2 Quy trình Lazada thanh toán cho người bán

Sau khi đã liên kết tài khoản ngân hàng rút tiền từ Lazada Seller Center thành công, nếu có phát sinh doanh thu hàng tuần trên 50.000 đồng thì hệ thống sẽ chuyển tiền tự động vào tài khoản ngân hàng mà mọi người đã liên kết Hiện tại Lazada Seller Center chỉ hỗ trợ hình thức rút tiền tự động và không hỗ trợ hình thức rút tiền thủ công

1.2.5 Quy trình giao nhận vận chuyển trên Lazada

Bước 1: Tiếp nhận đơn hàng mới

Người bán hàng Lazada cần chuyển trạng thái “sẵn sàng giao” trong vòng 24 giờ đồng hồ kể từ khi tiếp nhận đơn hàng mới

Người bán hàng cũng cần biết rõ hình thức thanh toán, mã giảm giá và thông tin khách hàng để liên hệ khi giao hàng:

- Đối với những hình thức thanh toán trả trước như NAPAS_ONLINE hoặc MIXEDCARD thì tem vận chuyển sẽ thể hiện số tiền thanh toán là 0 đồng

- Cash on delivery (COD): Khách hàng chọn hình thức thanh toán khi nhận hàng

Bước 2: Đóng gói đơn hàng

Nhà bán hàng cần xem và nắm rõ chi tiết quy định và cách thức đóng gói cho từng sản phẩm/ngành hàng để đảm bảo tránh vỡ và hư hỏng trong quá trình vận chuyển

Khi đóng gói bạn cần chú ý:

- Kích thước sản phẩm thực tế phải chiếm ít nhất 80% kích thước trong túi/hộp Khoảng trống còn lại, nhà bán hàng nên chèn thêm giấy, xốp nổ để tránh hư hại trong quá trình vận chuyển

Trang 17

- Kích thước sản phẩm sau đóng gói cần cập nhật đúng với kích thước trên hệ thống Lazada Seller Center

- Những sản phẩm giá trị cao trên 5 triệu như hàng điện tử thì nên có thêm tem niêm phong từ nhà bán hàng

Bước 3: Bàn giao đơn hàng cho hãng vận chuyển

Lazada đang áp dụng 2 hình thức giao hàng cho đơn vị vận chuyển:

- DO – Gửi hàng: Người bán hàng đem kiện hàng đến gửi tại kho LEX/DOP (Các điểm gửi hàng)

- DS – Lấy hàng: Đơn vị vận chuyển đến kho của người bán để lấy kiện hàng Bạn cần kiểm tra email khi có đơn hàng:

Bước 4: Nhận thanh toán

- Lazada sẽ thanh toán vào thứ 6 hàng tuần, nhà bán hàng có thể nhận tiền vào thứ 2 hoặc thứ 3 tùy ngân hàng

- Những đơn hàng đã giao thành công sẽ nằm trong tab “đã giao hàng” trên Seller Center Bạn sẽ cần kiểm tra điều kiện để nhận thanh toán

- Sử dụng biểu mẫu liên hệ với bộ phận tài chính về các vấn đề thanh toán

Bước 5: Đổi trả hàng

- Đối với đơn hàng đổi trả hàng từ khách hàng

+ Nhà bán hàng nên đồng kiểm với đơn vị vận chuyển và yêu cầu nhân viên vận chuyển ký biên bản đồng kiểm khi sản phẩm có vấn đề (nếu hàng đổi trả từ khách hàng)

+ Nếu đơn vị vận chuyển không cho đồng kiểm, nhà bán hàng cần liên hệ ngay PSC (đội ngũ chăm sóc khách hàng)

- Đối với hàng trả về vì lý do giao hàng không thành công, nhà bán hàng chỉ có thể kiểm tra tình trạng bên ngoài và tem niêm phong

Trang 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH KINH DOANH TRÊN 2 SÀN

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SHOPEE VÀ LAZADA

2.2 Mô hình hành vi mua và đối tượng khách hàng

2.2.1 Mô hình hành vi mua

2.2.1.1 Nhận thức nhu cầu

Theo khảo sát, các quán ăn vặt đã trở thành một địa điểm quen thuộc đối với giới trẻ Việt Nam Có hơn 60% những người tham gia khảo sát đến các quán ăn vặt hoặc mua đồ ăn vặt trong vòng 3 tháng gần đây Trong đó, 90% thường ăn quà vặt ít nhất 1 lần/tuần và nữ giới có mức độ ăn vặt thường xuyên hơn nam giới Có đến 76% các bạn trẻ thường cảm thấy thèm ăn quà vặt nhất vào thời điểm xế chiều và buổi tối

Hơn 50% nam và nữ đều lựa chọn đồ ăn vặt vì lý do vừa ngon vừa rẻ

2.2.1.2 Tìm kiếm thông tin

Xác định sản phẩm đồ ăn vặt muốn mua rồi dựa vào những kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân và tham khảo thêm ý kiến của bạn bè, những người xung quanh cũng như các trang mạng xã hội ( shopee, lazada…)

2.2.1.3 Đánh giá các phương án mua (so sánh và lựa chọn)

Sau khi thu thập thông tin cần thiết, người tiêu dùng sẽ diễn ra quá trình so sánh

và lựa chọn trước tiên về chất lượng sản phẩm ( vì đồ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người ), tiếp đến là giá cả, thái độ phục vụ và chương trình khuyến mãi giữa các gian hàng với nhau

2.2.1.4 Quyết định mua

Khi tìm được sản phẩm ưng ý, người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết định về nơi mua,

số lượng sản phẩm muốn mua Thêm vào giỏ hàng và có thể tiến hành thanh toán ngay lập tức

2.2.1.5 Hành vi sau mua

Sau khi nhận hàng, người tiêu dùng sẽ sử dụng sản phẩm và đưa ra những đánh giá chân thật về chúng Xem chất lượng sản phẩm có ngon, xứng đáng với giá tiền không, bao bì có đúng hình ảnh quảng cáo không cũng như thời gian chuẩn bị, giao hàng

Nếu hài lòng, họ sẽ cân nhắc việc mua lại trong tương lai và có thể giới thiệu thêm cho mọi người xung quanh biết đến sản phẩm

Nếu không hài lòng, rất có thể họ sẽ để lại đánh giá thấp, uy tín của shop có thể

bị giảm nếu xử lý không thỏa đáng đặc biệt là khi kinh doanh ngành hàng về đồ ăn

Trang 19

2.2.2 Đối tượng khách hàng

- Độ tuổi: mọi độ tuổi, phần lớn 15-30 tuổi

- Đối tượng: Học sinh, sinh viên, Người đi làm

- Khu vực: Phạm vi cả nước

- Thói quen: Thường xuyên sử dụng: tìm kiếm sản phẩm và mua sắm trên Shopee, Lazada, thường xuyên sử dụng và mua sắm đồ ăn vặt Ưa thích trải nghiệm những món ăn vặt có màu sắc và mùi vị hấp dẫn, hương vị thơm ngon, giá cả vừa phải tầm trung: trung bình 50.000đ/sản phẩm

2.3 Chiến lược bán hàng

2.3.1 Sử dụng công cụ Marketing trên Shopee

- Mã giảm giá của tôi:

- Mua kèm deal sốc: Đây là công cụ cho phép Shop tặng hoặc giảm giá sản phẩm phụ khi khách hàng mua kèm sản phẩm chính

- Combo khuyến mãi

- Flash Sale: Là công cụ cho phép bạn tự tạo chương trình giảm giá trong khung giờ ngắn và hiển thị chúng trên trang chủ Shop và trang quảng cáo của Shopee

- Ưu đãi Follower

- Chương trình khuyến mãi cùng shopee

2.3.2 Sử dụng công cụ Marketing trong Lazada

Các công cụ Marketing trong sàn thương mại điện tử Lazada khá tương đồng với sàn thương mại điện tử Shopee Cả 2 sàn đều hướng về mục đích chung là tạo độ tin cậy, yêu thích mua sắm và kích thích lên mức cao nhất mong muốn mua hàng của khách hàng

Trang 20

2.3.3 Tạo độ nhận diện thương hiệu

Thương hiệu tạo ra uy tín và doanh thu bền vững, xây dựng thương hiệu chính là xây dựng những hình ảnh tốt đẹp nhất, giá trị riêng và độc đáo nhất khiến người tiêu dùng luôn quan tâm, lan tỏa và nhớ đến về các sản phẩm của shop

Cách xây dựng thương hiệu trên shopee:

- Đặt tên: Tên thương hiệu vô cùng quan trọng, mỗi thương hiệu sẽ có tên gọi riêng để không bị lẫn lộn Cách đặt tên thương hiệu trên Shopee hiệu quả nên ngầm nêu lên nổi bật được sản phẩm shop sẽ bán, khi nhìn tên shop có thể biết ngay bán sản phẩm gì Tên thương hiệu không nên quá dài hay khó phát âm khiến người đọc khó nhớ và gọi tên

“ Yum - Tiệm ăn vặt” : Tên được shop lựa chọn vô cùng nổi bật, ngắn gọn, không bị trùng lặp với các shop lớn trên shopee, gây ấn tượng và rất dễ nhớ đối với người mua hàng

- Tạo logo và giá trị cốt lõi cho thương hiệu:

Logo cũng chính là một cách để bạn xây dựng

thương hiệu của chính mình Bộ nhận diện thương

hiệu của bạn cần có sự đồng bộ nhất quán từ hình

ảnh, giá trị cốt lõi, màu sắc chủ đạo, bản sắc thương

hiệu để phục vụ cho các chiến dịch marketing trong

tương lai Ngoài ra, nó cũng chính là những điểm

ghi dấu ấn của bạn tới khách hàng giúp họ dễ dàng

nhận diện thương hiệu của bạn Logo là điều mà

shop cần xây dựng chỉn chu, mang tính khác biệt và

thực tiễn

Hình 2: Logo shop Yum - Tiệm ăn vặt

Logo được shop lựa chọn là chữ Yum Snacks cùng chiếc mũ đầu bếp - đó là cách

1 lần nữa nhấn mạnh lại thương hiệu của shop đồng thời có hình ảnh khơi dậy và in sâu vào tiềm thức của người mua rằng shop bán đồ ăn vặt, chủ yếu là các loại snack

- Tạo phong cách riêng cho gian hàng: Cần tạo dựng được sự khác biệt về phong cách cho gian hàng của thương hiệu Tự sáng tạo trong từng hình ảnh sản phẩm để tránh bị ăn cắp hình ảnh và đồng thời cũng tạo sự tương tác với khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu

Các hình ảnh về sản phẩm hoàn toàn do shop tự chụp và thiết kế theo phong cách riêng, không đi sao chép hay mượn ảnh sản phẩm có sẵn của shop khác

Trang 21

Hình 3: Các ấn phẩm thiết kế cho sản phẩm của shop

- Tiêu đề sản phẩm: Tiêu đề sản phẩm dễ nhớ với tên sản phẩm, đặc tính và khối lượng sản phẩm

Shop đã nghiên cứu và lựa chọn ra các từ khóa phổ biến mà người mua thường tìm kiếm để tăng tỷ lệ xuất hiện khi người mua có nhu cầu tìm đến sản phẩm

- Mô tả sản phẩm: Cập nhật đầy đủ thông tin khách quan và chính xác nhất về: Xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng, bảo hành, đổi trả… Đây là những thông tin vô cùng quan trọng giúp tăng trải nghiệm mua hàng, kích thích cảm hứng mua sắm của khách hàng

- Danh mục sản phẩm: Hãy chia ít nhất 3 danh mục sản phẩm cho gian hàng của bạn để gian hàng có bố cục khoa học, đồng thời khiến khách hàng dễ dàng tìm kiếm và nhận diện sản phẩm mình đang cần

Shop cũng đã tạo 3 danh mục sản phẩm cho gian hàng cho Yum – Tiệm ăn vặt:

Trang 22

Hình 4: Giao diện ngành hàng của shop khi hiển thị trên Shopee

- Đầu tư chạy quảng cáo đến khách hàng có nhu

cầu, đề xuất những sản phẩm hữu ích và có liên

quan đến nhu cầu khách hàng trên các nền tảng

mạng xã hội

Shop cũng đã bỏ ra chi phí là 120k để chạy

quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo khám phá để có

thể tiếp cận với khách hàng một cách nhanh hơn

- Khiến khách hàng Quyết định mua hàng bằng

cách đưa vào những điều khoản về dịch vụ Chăm

sóc khách hàng:

+ Chính sách bảo hành và đổi trả

+ Chính sách hoàn tiền nếu sản phẩm nếu sản

phẩm có lỗi

+ Đảm bảo lợi ích mua hàng cho khách

+ Thái độ tư vấn khách hàng Chương trình tri

ân khách hàng

- Tạo các chương trình giảm giá, các voucher

giảm giá cho khách hàng cũ, voucher cho khách

hàng mới…

Hình 5: Banner chương trình khuyến

mãi của Shop kho hiển thị trên Shopee

2.3.4 Tìm hiểu, nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh

2.3.4.1 Đối với sàn Shopee

Đồ ăn vặt nhà làm – Đây là một Shop có lượt bán khá lớn và lượt đánh giá cao

trên sàn Shopee kinh doanh các mặt hàng về đồ ăn vặt tương đồng với Yum – Tiệm ăn

vặt

- Ưu điểm:

+ Shop có 15,2k Follow

Trang 23

+ Kinh doanh đồ ăn vặt với 270 sản phẩm,

trong đó có các loại thịt khô, snack, bim bim,

cơm cháy và 1 số sản phẩm đầu phễu như các

loại gói hút ẩm

+ Shop có thế mạnh về các loại thịt khô với

lượt bán ra rất cao, tiêu biểu là khô heo cháy tỏi

với 12,3k lượt bán, khô gà lá chanh 2,2k lượt bán

mà 1 số các loại thịt khô khác với hơn 1k lượt

hồi Chat cao vs 92%

Hình 6: Trang chủ của Shop đồ

ăn vặt nhà làm trên Shopee

- Nhược điểm:

+ Vẫn còn tồn tại những đánh giá tiêu cực

với các lý do về chất lượng sản phẩm không

đảm bảo, đóng gói chưa cẩn thận, giao hàng

nhầm hoặc thiếu… (468 lượt đánh giá 4 sao, 87

lượt đánh giá 3 sao, 26 lượt đánh giá 1 sao)

CÓ GIÒN KHÔNG – Đây là một shop có

cùng học phần với Yum – Tiệm ăn vặt, có thời

gian hoạt động bằng nhau

- Ưu điểm:

+ Số lượng sản phẩm đa dạng, mẫu mã

đẹp, kinh doanh đồ ăn vặt, chủ yếu là các loại

bánh và snack

+ Có 175 lượt follow

+ Có lượt tương tác cao: Trong phiên live

trên Shopee live đầu tiên, Có giòn không đã đạt

1,6k lượt xem cùng lúc và 15,8k lượt yêu thích

Hình 7: Trang chủ của Shop CÓ GIÒN KHÔNG trên trang chủ của Shopee

Trang 24

+ Đánh giá shop đạt 5.0/5.0, đều có các đánh giá phản hồi tích cực

+ Số lượng sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp

+ Màu sắc chủ đạo của các banner hài hòa, chủ đạo là tông cam trông rất sôi động và tươi mới

+ Nội dung mô tả sản phẩm thể hiện đầy đủ về xuất xứ, ngày sản xuất và hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản

+ Shop thường xuyên tạo các mini game trên trang page fb, các video content trên tik tok để thu hút khách hàng

- Nhược điểm:

+ Shop chưa có các video quay cận cảnh để mô tả sản phẩm

+ Giá thành sản phẩm cao hơn so với các shop khác

+Thiết kế shop còn khá đơn giản, chưa bắt mắt người xem

+ Nội dung mô tả sản phẩm chưa thể hiện được các thành phần chính có trong sản phẩm

+ Tỷ lệ phản hồi chat chưa cao với 63%

2.3.4.2 Đối với sàn Lazada

+ Shop được thiết kế 1 cách bắt mắt, tươi mới, tạo cảm hứng mua hàng

+ Shop có những voucher khuyến mãi và các combo giảm giá để thu hút khách hàng

- Nhược điểm:

+ Phần mô tả sản phẩm shop ngoài mô tả được xuất xứ, thương hiệu và mã sản phẩm thì shop không có mô tả khác về NSX hay HSD, cũng như là thành phần tạo nên sản phẩm

+ Vẫn còn tồn tại những đánh giá tiêu cực như chất lượng sản phẩm không tốt, shop gửi thiếu hàng, đóng gói không chắc chắn…

Trang 25

Hình 8: Trang chủ của Shop Dum Dum Đồ ăn Vặt trên Lazada

2.4 Thực trạng quá trình kinh doanh

2.4.1 Giới thiệu shop

- Tên shop: Yum – Tiệm ăn vặt

- Ngành hàng: Đồ ăn vặt (Thịt sấy khô, Snacks)

- Tổng sản phẩm của shop: 6 sản phẩm

- Số người theo dõi shop: 141 người

- Số lượt đánh giá shop: 132 đánh giá

- Sản phẩm bán chạy: Snack cua, Quẩy đùi gà,

Khô gà lá chanh

Hình 9: Trang chủ của Shop Yum - Tiệm ăn vặt trên Shopee

2.4.2 Chiến lược marketing chung cho cả 2 sàn thương mại điện tử

2.4.2.1 Chiến lược marketing mix: Promotion

Là các hoạt động nhằm phát triển thị trường phân phối, thúc đẩy bán lẻ, tiêu dùng với mục đích ngắn hạn và tạo hiệu quả trực tiếp, ví dụ như phát hàng mẫu, tiếp thị trực

Trang 26

tiếp, tổ chức sự kiện, khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho hệ thống đại lý

và bán lẻ

Cách ứng dụng các yếu tố của chiến lược Promotion vào sản phẩm của nhóm:

- Tiếp cận online

+ Lập page trên Facebook với cái tên gần gũi: Tiệm ăn vặt nhà “Yum”

Shop đã tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội Facebook để có thể quảng bá sản phẩm một cách tốt hơn, dễ dàng hơn và tối ưu nhất

Hình 10: Trang chủ của Page Yum - Tiệm ăn vát trên Facebook

Shop cũng thường xuyên đăng thông tin để báo cho khách hàng về tình hình hoạt động của shop

+ Các thành viên nhóm cũng tích cực quảng bá shop trên trang cá nhân

Hình 11: Bài đăng của các thành viên trên Facebook để quảng bá sản phẩm

Trang 27

+ Share bài viết quảng bá vào các trang, hội nhóm trên mạng xã hội về đồ ăn vặt nhằm tiếp cận với một lượng lớn mọi người có nhu cầu mua bán đồ ăn vặt Shop

đã đăng bài vào trong hội nhóm Giới thiệu – Review – Tiếp thị Sản Phẩm – Mã Giảm giá để tăng tương tác

Hình 12: Bài đăng vào hội nhóm để tăng tương tác cho Shop

+ Nhóm cũng thực hiện mở Tiktok Shop trên tiktok để có thể tăng độ tương tác

và tiếp cận với người tiêu dùng

Hình 13: Giao diện giỏ hàng của Shop trên Tik Tok

+ Tham gia hoạt động Shopee Live để quảng bá thêm về sản phẩm và tăng tương tác

Trang 28

Hình 14: Buổi Live đầu tiên trên Shopee của Shop

Sau buổi Live Shop đã thu về 102 lượt xem, 1,9k lượt yêu thích, 73 người xem, 7 lượt click vào sản phẩm và nhiều những bình luận tương tác của người xem Live

Hình 15: Tổng quan hiệu suất sau buổi Live trên Shopee

+ Tạo ra những khuyến mãi hấp dẫn dành cho người mua: Mua nhiều giảm giá, Voucher dành cho khách hàng mới, Voucher dành cho khách hàng mua lại, Flash

Sale…

+ Tham gia các công cụ chạy quảng cáo và Marketing trên Shoppe

+ Ngoài ra còn hoạt động mạnh mẽ trong việc nhắn tin quảng cáo sản phẩm với bạn bè, người thân, giảng viên và các cộng đồng bán hàng trên shopee

- Tiếp cận offline

Trang 29

+ Quảng cáo sản phẩm đi kèm mẫu thử tại lớp học phần và rất nhiều lớp học phần khác, nơi làm việc…

+ Truyền miệng về các dòng sản phẩm của shop mọi lúc mọi nơi có đi kèm hình ảnh

+ Kêu gọi sự hỗ trợ sử dụng sản phẩm

2.4.2.2 Chiến lược marketing mix: People

- Đào tạo nhân viên:

+ Đảm bảo nhân viên của shop có kiến thức đầy đủ về sản phẩm đồ ăn vặt, bao gồm: thành phần, nơi sản xuất, các loại và cách sử dụng

+ Đào tạo nhân viên về kỹ năng giao tiếp và dịch vụ khách hàng để họ có thể tương tác một cách chuyên nghiệp và thân thiện với khách hàng

+ Nâng cao nhận thức của nhân viên về các yếu tố như an toàn thực phẩm, vệ sinh và chất lượng sản phẩm để đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn

- Tạo trải nghiệm tốt cho khách hàng:

+ Khuyến khích nhân viên tạo ra một môi trường thoải mái và thân thiện, nơi khách hàng cảm thấy hoan nghênh và thoải mái

+ Hướng dẫn nhân viên cung cấp dịch vụ nhanh chóng và chất lượng cao, đồng thời đảm bảo tính cá nhân hóa trong việc tương tác với khách hàng

+ Khuyến khích nhân viên lắng nghe và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu, ý kiến và phản hồi của khách hàng

- Xây dựng mối quan hệ khách hàng:

+ Khám phá và hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua việc tương tác và ghi nhận thông tin

+ Tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết để khuyến khích sự trung thành và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng

+ Hỗ trợ và giải quyết các vấn đề, thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả để tạo lòng tin và tăng cường tương tác

2.4.3 Quá trình kinh doanh trên sàn thương mại điện tử shopee

2.4.3.1 Sử dụng công cụ Marketing của shopee

2.4.3.1.1 Tạo các mã giảm giá của shop

Lợi ích của tạo mã giảm giá của shop:

Trang 30

- Mã giảm giá không chỉ kích thích Người mua mua hàng mà còn thúc đẩy việc đặt nhiều sản phẩm hơn để đạt đủ điều kiện áp dụng Mã giảm giá

- Tăng số lượng khách hàng mới đến cửa hàng: Người dùng thường có xu hướng lựa chọn sản phẩm có mã giảm giá sản phẩm hơn là các sản phẩm được giảm giá trực tiếp

- Tăng số đơn hàng mỗi tháng: Lượt xem sản phẩm tăng lên đồng nghĩa số sản phẩm được bán ra cũng tăng lên

- Tăng lượt theo dõi shop: Khách hàng sẽ quan tâm theo dõi nhiều hơn các cửa hàng thường xuyên có mã giảm giá, khách hàng cũ sẽ quay lại mua hàng Shop đã tạo

mã giảm giá 1k và 2k cho đơn từ 20k và 40k

Các mã voucher mà shop đã tạo như:

- Giảm 1k đơn tối thiểu từ 20k cho Follower

- Giảm 2k đơn tối thiểu từ 40k cho Follower

- Giảm 3k cho đơn tối thiểu từ 50k

- Shop còn tạo thêm 1 vài voucher giảm 20% giá trị đơn hàng tối thiểu từ 50k cho khách hàng mua lại

Hình 16: Các

mã giảm giá của Shop đã tạo ra

2.4.3.1.2 Sử dụng công cụ chương trình của shop

Lợi ích của việc tạo chương trình của shop là giúp người bán dễ dàng thu hút người mua, từ đó còn giúp:

- Tăng lượt truy cập shop: Mức độ hiển thị cao hơn trên trang chủ Shopee sẽ giúp tăng lượt truy cập shop

- Tăng doanh thu của shop: Lượt truy cập sản phẩm và Shop tăng giúp tăng doanh thu cho shop

Ngày đăng: 23/12/2024, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w