Đối với khách hàng...9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THƯƠNG HIỆU MẠNH CỦA CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM...10 1... Do đó, việc xây dựng và duy trì một thư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KINH TẾ
TIỂU LUẬN CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THƯƠNG HIỆU MẠNH CỦA CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM (VIETNAM AIRLINES)
Giảng viên: Nguyễn Thị Nga NHÓM 2: DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1 Khái niệm về thương hiệu mạnh và các yếu tố cấu thành 4
1.1 Khái niệm về thương hiệu 4
1.2 Khái niệm thương hiệu mạnh 4
1.2.1 Khái niệm thương hiệu mạnh 4
1.2.2 Nhận diện thương hiệu (Brand Identity) 5
1.2.3 Giá trị thương hiệu (Brand Equity) 5
1.3 Khái niệm về các yếu tố cấu thành thương hiệu mạnh 5
1.3.1 Khái niệm về thương hiệu doanh nghiệp 5
1.3.2 Khái niệm về thương hiệu sản phẩm 5
1.3.3 Khác biệt và định vị thương hiệu 6
2 Lý thuyết về xây dựng và phát triển thương hiệu 6
3 Khái niệm ngành hàng không 7
4 Tầm quan trọng của thương hiệu mạnh trong ngành hàng không (đối với doanh nghiệp, đối với khách hàng) 8
4.1 Đối với doanh nghiệp 8
4.2 Đối với khách hàng 9
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THƯƠNG HIỆU MẠNH CỦA CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 10
1 Khái quát chung về công ty 10
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 10
1.2 Cơ cấu tổ chức công ty 13
Trang 31.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 13
2 Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 15
2.1 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 15
2.2 Xác định dịch vụ công ty 16
2.3 Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu 18
2.4 Công tác tuyên truyền, quảng bá của công ty 20
3 Các Yếu Cố Cấu Thành Thương Hiệu Mạnh 22
3.1 Thương Hiệu Doanh Nghiệp Mạnh 22
3.2 Thương hiệu sản phẩm 37
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 50
1 Tóm tắt và đánh giá các yếu tố cấu thành TH mạnh của Vietnam Airlines 50
2 Những hạn chế và đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu mạnh 52
2.1 Những hạn chế lớn còn tồn tại trong doanh nghiệp Vietnam Airlines 52
2.2 Đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế 54
2.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ 57
2.4 Đề xuất các chiến lược để tăng tính TH mạnh của Vietnam Airlines 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ngành hàng không đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc kết nối các quốc gia, các vùng lãnh thổ và thúc đẩy thương mại, du lịch góp phần vào tăng trưởng kinh tế quốc gia Đặc biệt, Ngành hàng không Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh chóng, với lượng hành khách trong nước và quốc tế ngày càng tăng Điều này tạo ra nhiều cơ hội nghiêncứu về sự phát triển và tiềm năng của ngành Hiện nay, ngành hàng không còn phải đốimặt với nhiều thách thức như biến động kinh tế và yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ, khiến việc nghiên cứu thương hiệu trong bối cảnh này trở nên đặc biệt thú vị và có ý nghĩa
Một thương hiệu mạnh không chỉ mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành hàng không mà còn góp phần xây dựng hình ảnh quốc gia Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia có lịch sử phát triển lâu dài, được xây dựng và củng cố qua nhiều năm, đại diện cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế Thương hiệu của công ty đã mang lại nhiều bài học quý giá trong việc xây dựng thương hiệu Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành thương hiệu mạnh của hãng
là cần thiết để góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong ngành này Ngành hàng không Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng hàng không nội địa và quốc tế Bên cạnh các đối thủ nội địa như Bamboo Airways, VietJet Air,… Vietnam Airlines còn phải đối mặt với các hãng hàng không quốc tế lớn Do
đó, việc xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh sẽ giúp Vietnam Airlines thu hút khách hàng, giữ vững thị phần và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.Việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành thương hiệu mạnh của Vietnam Airlines có thể giúp đưa ra các giải pháp chiến lược để nâng cao giá trị thương hiệu, qua đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Trong thời đại công nghệ số, vai trò của thương hiệu không chỉ dừng lại ở chất lượng dịch vụ mà còn mở rộng ra các khía cạnh khác như trải nghiệm khách hàng, sự đổi mới và nhận diện thương hiệu trên các nền tảng kỹ thuật số Việc nghiên cứu các yếu tố này trong xây dựng thương hiệu mạnh sẽ giúp Vietnam Airlines thích ứng với xu hướng mới và phát triển bền vững
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích các yếu tố cấu thành thương hiệu mạnh của Công ty Hàng không Việt Nam nhằm tìm hiểu và phân tích để tạo ra những giá trị thực tiễn cho Vietnam Airlines và ngành hàng không Việt Nam
- Phân tích thực trạng thương hiệu Vietnam Airlines
- Xác định các yếu tố chính cấu thành thương hiệu mạnh của doanh nghiệp
- Đề xuất các giải pháp phát triển thương hiệu mạnh
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài "Các yếu tố cấu thành thương hiệu mạnh của Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines)" bao gồm:
- Thương hiệu của Vietnam Airlines
- Các yếu tố cấu thành thương hiệu mạnh
Những đối tượng nghiên cứu này sẽ giúp làm sáng tỏ toàn diện các khía cạnh liên quan đến việc xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh cho Vietnam Airlines
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thương hiệu Vietnam Airlines: Đối tượng chính của nghiên cứu là thương hiệu Vietnam Airlines, bao gồm cách thức hãng xây dựng, phát triển và duy trì vị thế thương hiệu trong ngành hàng không
Các yếu tố cấu thành thương hiệu mạnh: Tập trung vào việc xác định và phân tích các yếu tố chính tạo nên một thương hiệu mạnh cho Vietnam Airlines, bao gồm thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm: chất lượng cảm nhận, hình ảnh liên tưởng, nhận biết thương hiệu, thị phần, quản trị nội bộ, giá trị thương hiệu sản phẩm,
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm về thương hiệu mạnh và các yếu tố cấu thành
1.1 Khái niệm về thương hiệu.
Theo tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO): Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ, kiểu thiết kế hay tập hợp của tất cả các yếu tố trên nhằm xác định,phân biệt hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu khác của đối thủ cạnh tranh
Tại Việt Nam, thuật ngữ thương hiệu chứa đựng hàm nghĩa rất rộng và không thống nhất Nhưng thông thường, người ta vẫn nghĩ thương hiệu là nhãn hiệu hàng hóanổi tiếng hay có tên tuổi trên thị trường
1.2 Khái niệm thương hiệu mạnh
1.2.1 Khái niệm thương hiệu mạnh.
Thương hiệu mạnh là thương hiệu thành công trong sự chi phối nhận thức của người tiêu dùng thông qua mức độ nhận biết cao, khách hàng nhận thức giá trị và có sựliên tưởng rõ ràng trong tâm thức, đặc biệt có mức độ trung thành cao với thương hiệu.Những lợi ích của thương hiệu mạnh gồm: Lợi nhuận nhiều hơn; mức độ trung thành
Trang 6của khách hàng cao hơn; hiệu quả hơn trong việc giới thiệu sản phẩm và đàm phán vớikhách hàng; có sự hợp tác tốt và sự tin tưởng cao từ các đại lý; nhiều cơ hội trong việc phát triển thương hiệu mới, nhiều cơ hội trong việc cho thuê, nhượng quyền; tạo được lòng tự hào đối với cán bộ, nhân viên của công ty, tạo lợi thế trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân tài; tạo niềm tin ở các cổ đông, các nhà đầu tư, kêu gọi vốn đầu tư được
dễ dàng hơn,…
1.2.2 Nhận diện thương hiệu (Brand Identity)
Nhận diện thương hiệu là hình ảnh, liên tưởng đặc trưng hiện lên trong tâm trí khách hàng khi nhắc đến thương hiệu của bạn Bộ nhận diện thương hiệu diễn đạt bản sắc công ty thông qua các yếu tố phổ biến như: tên gọi, logo, tagline/ slogan, màu sắc, họa tiết đặc trưng, phông chữ, …
Mọi thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu được thiết kế đồng bộ và nhất quán
có thể đem lại được hiệu quả tác động cao, thúc đẩy khả năng nhận biết và từ đó nảy sinh cảm xúc, hành vi
1.2.3 Giá trị thương hiệu (Brand Equity)
Giá trị thương hiệu chính là tài sản vô hình của 1 doanh nghiệp và đây được xem như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của thương hiệu đó Giá trị thương hiệu chính là những lợi ích, trải nghiệm mà thương hiệu đó tạo ra để đáp ứng các nhu cầu, mong muốn và giải quyết mọi vấn đề của khách hàng đang gặp phải để cải thiện cuộc sống được tốt đẹp hơn Đây còn được xem như thước đo, khẳng định sự khác biệt, vị trí của thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường
1.3 Khái niệm về các yếu tố cấu thành thương hiệu mạnh
1.3.1 Khái niệm về thương hiệu doanh nghiệp
Thương hiệu doanh nghiệp là một thuật ngữ rất toàn diện bao gồm tất cả các hoạt động tiếp thị của một công ty chuyên nghiệp và sự liên kết của họ với nhau Nói một cách tinh vi hơn, chúng ta có thể nói rằng thương hiệu doanh nghiệp là một triết lýhay giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, được đặt thành một chủ đề
Tất cả các công ty thành công đều sử dụng logo, khẩu hiệu hoặc biểu tượng đại diện cho sản phẩm hoặc dịch vụ của họ Những điều này có thể ở dạng lời hứa, truyền thống và bản sắc
Các yếu tố cấu thành thương hiệu doanh nghiệp: Vị trí thị trường (danh tiếng thịphần), văn hóa công ty, quản trị nội bộ, danh tiếng cá nhân, giá trị thương hiệu sản phẩm, giá trị cổ phiếu và năng lực nội tại
1.3.2 Khái niệm về thương hiệu sản phẩm
Thương hiệu sản phẩm là một khái niệm đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh doanh Nó thường được hiểu là tập hợp các yếu tố như tên gọi, biểu trưng, hình ảnh, giá trị, và cam kết về chất lượng được gắn liền với một sản phẩm hoặc
Trang 7dịch vụ cụ thể Thương hiệu sản phẩm không chỉ đơn thuần là danh tiếng hay nhãn hiệu mà còn là cách mà một sản phẩm hoặc dịch vụ được hiểu biết và đánh giá bởi khách hàng Điều này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn, lòng trung thành, và hành vi mua hàng của khách hàng.
Các yếu tố cấu thành thương hiệu sản phẩm: Nhận biết thương hiệu, hình ảnh liên tưởng, chất lượng cảm nhận, trung thành thương hiệu, mức giá cao, thị phần và sản phẩm dịch vụ mở rộng
1.3.3 Khác biệt và định vị thương hiệu
a Sự khác biệt thương hiệu (Brand Differentiation)
Sự khác biệt thương hiệu là quá trình xác định và thể hiện sự khác biệt độc đáo của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành Điều này bao gồm việc tạo ra các yếu tố đặc trưng, giá trị và trải nghiệm khác biệt để thu hút khách hàng
và tạo dựng một vị thế độc đáo trên thị trường Brand differentiation là khái niệm chỉ quá trình tạo ra sự khác biệt và đặc trưng riêng biệt cho một thương hiệu so với các đốithủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực Nó đề cập đến việc xác định, phát triển và quảng
bá những đặc điểm riêng của thương hiệu mà làm nổi bật nó khỏi các đối thủ khác
b Định vị thương hiệu (Brand Positioning)
Theo như định nghĩa của P.Kotler thì “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng” Cũng định nghĩa đó, theo Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng,
dễ đi vào nhận thức của khách hàng Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình” Nói tóm lại, giống như con người cần một vị thế trong xã hội để được tôn trọng và khẳng định bản thân thì thương hiệu cũng cần được định vị để khẳng định sản phẩm của thương hiệu cũng như khẳng định sức ảnh hưởng của công ty với thương hiệu
Định vị thương hiệu đặt ra mục tiêu là tạo cho thương hiệu hình ảnh riêng so với các thương hiệu khác Dù ở hình thức nào, thương hiệu cũng phải có nét riêng táchbiệt, giúp khách hàng phân biệt với những sản phẩm cùng loại
Việc định vị thương hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu
2 Lý thuyết về xây dựng và phát triển thương hiệu
Theo Lê Xuân Tùng (2005), quy trình xây dựng và phát triển một thương hiệu bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng chiến lược tổng thể: nhằm xác định mục tiêu dài hạn, vạch
ra hướng đi và cách thức để thực hiện được mục tiêu đó.Trong chiến lược tổng thể,
Trang 8doanh nghiệp phải xác định được tầm nhìn, sứ mạng, định vị thương hiệu, lựa chọn môhình và xây dựng mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn.
Bước 2: Xác định các yếu tố thương hiệu: Các yếu tố doanh nghiệp cần xác
định bao gồm: Các yếu tố nhận biết thương hiệu; lợi ích và niềm tin thương hiệu; tính cách thương hiệu; tính chất thương hiệu
Bước 3: Bảo vệ thương hiệu: Trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay,
đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết cách vừa xây dựng, vừa bảo vệ thương hiệu.Đăng
ký Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các tổ chức quốc tế là cách bảo vệ thương hiệu mộtcách hiệu quả.Việc đăng ký sẽ xác lập quyền sở hữu để doanh nghiệp thâm nhập và phát triển thị trường mục tiêu Đồng thời, là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp chống lại các hành vi xâm phạm quyền sở hữu thương hiệu Sau khi đăng ký bảo hộ, doanh nghiệp phải thường xuyên rà soát thị trường, thu thập thông tin liên quan đến thương hiệu, nhằm ngăn ngừa việc vi phạm thương hiệu Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tạo ra các rào cản để bảo vệ thương hiệu như: Tiếp tục nâng cao vị thế thương hiệu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các sản phẩm của mình,…
Bước 4: Xây dựng các chiến lược truyền thông: Đây là chiến lược đưa
thương hiệu đến với người tiêu dùng Các công cụ thường được sử dụng như: Website,quảng cáo (truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, trang vàng, tờ rơi, thư trực tiếp, bảng hiệu quảng cáo ngoài trời, internet,…), quan hệ công chúng (PR), sự kiện và tài trợ, hoạt động xã hội cộng đồng, hội chợ triển lãm,…
Bước 5: Đo lường và hiệu chỉnh: Đo lường là hoạt động cần thiết để đánh giá
tình hình hiện tại của thương hiệu Từ kết quả đó, doanh nghiệp sẽ so sánh với các mục tiêu và có sự điều chỉnh kịp thời Tuy nhiên, việc xác định các tiêu chí đo lường rất phức tạp và việc thực hiện đo lường cũng không hề đơn giản
* Đánh giá thị trường – Phân tích môi trường kinh doanh Phân tích môi
trường bên trong, gồm các yếu tố nội tại mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được như: Tài chính, nhân sự, kỹ thuật công nghệ, nghiên cứu phát triển, tiếp thị, phân phối,…Phân tích những điểm này nhằm biết được những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp; Phân tích môi trường bên ngoài, bao gồm môi trường vĩ mô, phân tích ngành
và cạnh tranh Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như: Môi trường kinh tế, môi trườngcông nghệ, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường chính trị - pháp luật,…Và môi trường ngành và cạnh tranh ngành gồm: Các đặc tính kinh tế nổi bật của ngành, đối thủcạnh tranh trong ngành, các sản phẩm/dịch vụ thay thế,…Phân tích những điểm này nhằm biết được những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp
3 Khái niệm ngành hàng không.
Trang 9Hàng không là thuật ngữ nói đến việc sử dụng máy bay, máy móc, khí cụ do con người chế tạo ra có thể bay được Ngành hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải sử dụng những kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại và những trang thiết bị tiên tiến nhất.Ngành hàng không bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo trì máy bay cũng như các dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng máy bay Đây là lĩnh vực sử dụng kỹ thuật công nghệ cao và thiết bị tiên tiến
để đảm bảo an toàn, an ninh và hiệu quả trong quá trình vận hành
Ngành hàng không tại Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành dịch
vụ chủ chốt, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của quốc gia Với tần suất chuyến bay ngày càng tăng tại các sân bay lớn, khoảng 2 tỷ lượt hành khách mỗi năm, doanh thu khoảng 200 tỷ USD hàng năm Đây chính là những con số ấn tượng, là
“minh chứng sống” cho tiềm năng phát triển của ngành hàng không Việt Nam.Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ này, Việt Nam đang trong quá trình mở rộng và cải thiện hệ thống đường hàng không nhằm tăng cường khả năng kết nối với các quốc gia khác Đồng thời còn mở ra cơ hội việc làm đa dạng
4 Tầm quan trọng của thương hiệu mạnh trong ngành hàng không (đối với doanh nghiệp, đối với khách hàng)
4.1 Đối với doanh nghiệp
a Tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững
Thương hiệu mạnh là tài sản vô hình quan trọng, giúp doanh nghiệp hàng không duy trì vị thế trên thị trường Trong ngành hàng không, sự cạnh tranh giữa các hãng rất khốc liệt Một thương hiệu nổi tiếng và uy tín không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua những biến động của thị trường mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững Khách hàng có xu hướng chọn hãng hàng không mà họ đã biết đến và tin tưởng, ngay
cả khi có sự thay đổi về giá cả hay dịch vụ từ các đối thủ khác
b Tăng giá trị thương mại và tài chính
Thương hiệu mạnh không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn nâng cao giá trị thương mại của doanh nghiệp Hãng hàng không có thương hiệu tốt thường có khả năng đặt giá cao hơn cho dịch vụ của mình mà vẫn giữ được khách hàng Ngoài ra, thương hiệu mạnh còn tạo ra lợi thế trong việc huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư,
vì nó phản ánh sự ổn định và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp
c Gia tăng khả năng mở rộng thị trường
Một thương hiệu hàng không mạnh mẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập
và mở rộng vào các thị trường mới Sự công nhận toàn cầu và độ tin cậy cao của thương hiệu là yếu tố then chốt trong việc thu hút khách hàng tại những thị trường quốc tế Ví dụ, một hãng hàng không có thương hiệu mạnh như Singapore Airlines dễ
Trang 10dàng mở rộng các tuyến bay quốc tế và hợp tác với các đối tác trên toàn cầu nhờ vào
sự tín nhiệm mà thương hiệu đã gây dựng
d Đảm bảo sự trung thành của khách hàng
Một thương hiệu mạnh giúp giữ chân khách hàng, tạo ra một lượng khách hàng trung thành ổn định Trong ngành hàng không, sự trung thành của khách hàng là rất quan trọng, đặc biệt là khi các chương trình tích lũy dặm bay và ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết ngày càng phát triển Hãng hàng không có thương hiệu mạnh thường thành công hơn trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng, giúp giảm chi phí tìm kiếm khách hàng mới và tối ưu hóa lợi nhuận
4.2 Đối với khách hàng
a Tạo sự an tâm và tin tưởng
Đối với khách hàng, thương hiệu mạnh trong ngành hàng không tạo ra sự tin tưởng và an tâm khi lựa chọn dịch vụ Do tính chất của ngành hàng không – liên quan trực tiếp đến an toàn và chất lượng – khách hàng thường chọn những hãng hàng không
mà họ cảm thấy tin cậy Một thương hiệu có danh tiếng về an toàn, dịch vụ khách hàng
và đúng giờ sẽ dễ dàng được ưu tiên, ngay cả khi giá vé có thể cao hơn một chút so vớicác đối thủ cạnh tranh
b Đảm bảo chất lượng dịch vụ
Khách hàng tin rằng các hãng hàng không có thương hiệu mạnh sẽ cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn, từ sự thoải mái trên máy bay đến dịch vụ khách hàng Thương hiệu mạnh giúp đảm bảo rằng họ sẽ nhận được một trải nghiệm đồng nhất và chất lượng cao mỗi khi bay, dù là chuyến bay ngắn hay dài Điều này mang lại sự hài lòng và giảm thiểu rủi ro không mong muốn trong chuyến bay
c Tạo cảm giác đẳng cấp và uy tín cho khách hàng
Việc lựa chọn một hãng hàng không nổi tiếng cũng mang lại cho khách hàng cảm giác đẳng cấp và uy tín Điều này đặc biệt quan trọng đối với khách hàng doanh nhân hoặc những người thường xuyên di chuyển quốc tế Họ muốn liên kết bản thân với những thương hiệu hàng không có danh tiếng tốt để phản ánh sự chuyên nghiệp và tầm ảnh hưởng của mình
d Tích lũy lợi ích dài hạn từ các chương trình khách hàng thân thiết
Các hãng hàng không có thương hiệu mạnh thường triển khai các chương trình khách hàng thân thiết hấp dẫn, như tích điểm bay, nhận ưu đãi đặc biệt hoặc thậm chí được nâng hạng vé Điều này tạo ra động lực để khách hàng tiếp tục lựa chọn hãng hàng không quen thuộc thay vì thử nghiệm những dịch vụ mới Những lợi ích này không chỉ mang lại giá trị thực tế mà còn tạo ra sự gắn kết dài lâu giữa hãng hàng không và khách hàng
Trang 11=> Trong ngành hàng không, thương hiệu mạnh đóng vai trò then chốt không
chỉ đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp, mà còn đối với trải nghiệm
và sự hài lòng của khách hàng Việc xây dựng và duy trì một thương hiệu mạnh là nhiệm vụ sống còn của bất kỳ hãng hàng không nào muốn thành công và phát triển bền vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH THƯƠNG HIỆU MẠNH CỦA CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
1 Khái quát chung về công ty
1.1 Quá trình hình thành và phát triển
a Thời kỳ đầu tiên
Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm
1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956
Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy
mô lớn của Nhà nước Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàngkhông, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt
b Những cột mốc đáng nhớ
- 1993: Thành lập Hãng hàng không quốc gia Việt Nam
- 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành
- 2002: Giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng gắn với các cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng bay và nâng cấp đội bay
- 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu chương trình hiện đại hóa đội bay
- 2006: Trở thành thành viên chính thức của IATA
- 2010: Chính thức là thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không Skyteam
Trang 12- 2014: Chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
- 04/2015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/4/2015
- 07/2015: Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới
- 07/2016: Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax
- 07/2016: Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC (Nhật Bản)
- 01/2017: Cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường
- 12/2017: Chào đón hành khách thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt 1,5 triệu hội viên Bông Sen Vàng
- 07/2018: Nhận chứng chỉ Skytrax lần 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4sao (2016,2017,2018)
- 11/2018: Chính thức đón tàu A321 NEO đầu tiên; chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- 05/2019: Niêm yết cổ phiếu và giao dịch trên sàn HOSE
- 08/2019: Nhận máy bay Boeing B787-10 Dreamliner đầu tiên - máy bay thân rộng lớn nhất thế giới của Boeing
- 07/2020: Nhận chứng chỉ 5 sao cao nhất về an toàn phòng chống dịch
Covid-19 của Skytrax
- 11/2021: Khai trương đường bay thẳng thường lệ Việt Nam - Hoa Kỳ
- 11/2022: Hội đồng Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ VIII
đã trao giải Nhì cho tác phẩm phim hướng dẫn an toàn bay “ m vang đồng điệu” và giải Khuyến khích MV “Nhanh lên nhé” của Vietnam Airlines trong hạng mục video clip
- 12/2022: Ra mắt thẻ hội viên Million Miler với các cải tiến về dịch vụ dành riêng cho khách hàng triệu dặm
* Hướng tới tương lai: Là một hãng hàng không quốc tế năng động, hiện đại
và mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam, trong suốt hơn 20 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số, Vietnam Airlines đã và đang dẫn đầu thị trường hàng không Việt Nam - một trong những thị trường nội địa có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới Là hãng hàng không hiện đại với thương hiệu được biết
Trang 13đến rộng rãi nhờ bản sắc văn hóa riêng biệt, Vietnam Airlines đang hướng tới trở thành hãng hàng không quốc tế chất lượng 5 sao dẫn đầu khu vực châu Á
- Tầm nhìn - Sứ mệnh:
Giữ vững vị thế của Tổng công ty: là doanh nghiệp hàng không số 1 tại Việt Nam Tập đoàn hàng không - VNA Group (Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco) giữ
thị phần số 1 tại nội địa Việt Nam
Vietnam Airlines là Hãng hàng không Quốc gia: lực lượng vận tải chủ lực tại Việt
Nam hãng hàng không hàng đầu châu Á được khách hàng tin yêu lựa chọn
Cung cấp dịch vụ hàng không: chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạng của
khách hàng
Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện: chuyên nghiệp, hiệu quả, nhiều cơ hội
phát triển cho người lao động
Kinh doanh có hiệu quả: đảm bảo lợi ích bền vững cho cổ đông
- Giá trị cốt lõi:
An toàn là số 1: Nền tảng cho mọi hoạt động
Khách hàng là trung tâm: Chúng tôi thấu hiểu sự phát triển của tổ chức đi cùng với
sự tin yêu của khách hàng
Người lao động là tài sản quý giá nhất: Mọi chính sách đãi ngộ được xây dựng trên
cơ sở công bằng và lợi ích xứng đáng để duy trì gắn kết và tạo sức mạnh đoàn kết trong tổ chức
Không ngừng sáng tạo: Lấy sáng tạo là phương châm đổi mới, chúng tôi luôn đổi
mới không ngừng trên mọi lĩnh vực với tư duy đột phá để đạt được thành công lớn
Tập đoàn hàng không có trách nhiệm: Chúng tôi tin rằng sự phát triển bền vững của
cộng đồng và xã hội là nhân tố đầu tiên cần thiết để đưa ra quyết định trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Trang 141.2 Cơ cấu tổ chức công ty
a Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Vietnam Airlines, baogồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản
b Ban Kiểm soát
Ban Kiểm soát là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt các cổ đông để kiểm soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Vietnam Airlines, thực trạng tài chính của Vietnam Airlines và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện nhiệm vụ được giao
c Hội đồng Quản trị (HĐQT)
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Vietnam Airlines, có toàn quyền nhân danh Vietnam Airlines để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Vietnam Airlines không thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông
Bộ máy giúp việc chung cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc: là các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, văn phòng, các ban chuyên môn, nghiệp vụ và các cơ quan tương đương của Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Vietnam Airlines bao gồm: Trụ sở chính đặt tại Hà Nội với 16 ban chuyên môn; 33 chi nhánh, văn phòng đại diện nước ngoài;
14 đơn vị trực thuộc trong nước Ngoài ra, Vietnam Airlines góp vốn đầu tư vào các Công ty con và Công ty liên kết
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh năm.
Năm 2023 tiếp tục là một năm đầy khó khăn cho Vietnam Airlines khi thị trường quốc tế chưa hoàn toàn hồi phục Tuy nhiên, hãng đã ghi nhận một số tín hiệu tích cực trong hoạt động kinh doanh so với cùng kỳ
Trang 15Điểm sáng đầu tiên là tổng doanh thu, thu nhập hợp nhất của VNA trong năm
2023 ở mức 93.265 tỷ đồng, tăng 29,9% so với năm 2022 Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 91.540 tỷ đồng, tăng 30,0% so với cùng kỳ, chiếm khoảng 98,2% tổng doanh thu
Doanh thu hoạt động tài chính thấp hơn 5,5% so với năm 2022, giảm còn 926 tỷđồng Nội dung thu nhập khác năm 2023 tăng 128,6% so với năm 2022 chủ yếu do phát sinh khoản thu nhập bất thường do bên cho thuê máy bay xóa nợ cho hãng HK Pacific Airlines, ngoài ra do các khoản thu nhập khác cũng tăng so với năm trước.Mặc dù doanh thu tăng trưởng, Vietnam Airlines vẫn lỗ trước thuế hợp nhất 5.363 tỷ đồng và lỗ sau thuế hợp nhất 5.632 tỷ đồng Tuy nhiên, mức lỗ này đã giảm
so với năm 2022 gần 50%, cho thấy nỗ lực của hãng trong việc kiểm soát chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động
Tổng tài sản của Vietnam Airlines giảm 4.237 tỷ đồng so với cùng kỳ năm
2022, xuống mức 49.932 tỷ đồng Nguyên nhân chủ yếu là do tài sản dài hạn giảm 5.316 tỷ đồng, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tăng 1.078 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu cũnggiảm 4.799 tỷ đồng, xuống mức âm 8.378 tỷ đồng
Trong đó khoản mục tài sản cố định giảm 6.070 tỷ đồng so với cùng kỳ năm
2022 chủ yếu do khấu hao (5.555 tỷ đồng) và hoạt động bán và thuê lại 01 động cơ dự phòng A321 Neo (giảm 531 tỷ đồng); số tài sản cố định tăng chủ yếu là các trang thiết
407 tỷ đồng
Tuy vậy, Vietnam Airlines vẫn thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình tài chính Hãng đã hoàn thành bán và thuê lại 01 động cơ dự phòng A321 Neo, đồng thời hoàn thành thủ tục đấu giá 03 máy bay A321CEO cũ
Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 1.242 tỷ đồng
do hoạt động kinh doanh dần phục hồi Nợ phải trả nhà cung cấp đang giãn hoãn thanhtoán cũng giảm 1.579 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022
Trang 16Trong bối cảnh hiện nay, dự báo hoạt động kinh doanh vận tải hàng không nói chung sẽ cần thêm thời gian để phục hồi hoàn toàn về mức trước dịch COVID-19 Đếnthời điểm hiện tại, VNA đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa và hầu như toàn bộmạng bay quốc tế (chỉ trừ Nga, Myanmar), đồng thời khai thác thêm một số đường baymới.
Số lượng chuyến bay khai thác năm 2023 của công ty mẹ tăng 4.6% lên 129.757 chuyến Trong đó, số chuyến bay trong nước là 90.833 chuyến, chiếm 86.6% Chuyến bay quốc tế tăng 200.9%, lên 37.962 chuyến so với cùng kỳ Tổng cộng, VNA
đã phục vụ 21 triệu lượt khách trong năm vừa qua, tăng 15.3% so với cùng kỳ Năm 2024, Vietnam Airlines dự kiến tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ
để cải thiện kết quả kinh doanh, đảm bảo thanh khoản và hoạt động liên tục Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của hãng vẫn sẽ phụ thuộc vào diễn biến của dịch COVID-
19 và các yếu tố vĩ mô khác
Mặc dù vẫn lỗ hơn 5.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines đã có những nỗ lực đáng ghi nhận để vượt qua khó khăn và cải thiện tình hình tài chính trong năm 2023 Với những giải pháp đồng bộ được triển khai, hy vọng rằng hãng sẽ có thể duy trì đà phục hồi và đạt được kết quả tích cực hơn trong năm 2024
2 Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty
2.1 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Theo báo cáo tài chính nửa đầu năm 2024, Vietnam Airlines đạt doanh thu hợp nhất hơn 53.126 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023 Lợi nhuận hợp nhất trước thuế hơn 5.674 tỷ đồng; trong đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là gần 1.143 tỷ đồng và lợi nhuận khác là hơn 4.531 tỷ đồng
Về kết quả khai thác, hãng vận chuyển gần 11,5 triệu lượt hành khách và 143.000 tấn hàng hóa bưu kiện, tăng lần lượt 10% và 42,1% so với cùng kỳ 2023.Đây là kết quả tương đối khả quan trong bối cảnh Hãng hàng không Quốc gia đang phải đối mặt với khó khăn từ giá nhiên liệu cao, biến động tỷ giá bất lợi, tình trạng thiếu hụt máy bay do nhà sản xuất Pratt & Whitney triệu hồi động cơ máy bay trên toàn cầu
Dù vậy, Vietnam Airlines đã tận dụng tốt đà tăng trưởng của thị trường quốc tế
để nhanh chóng phục hồi và phát triển Tổng thị trường quốc tế 6 tháng đầu năm đạt gần 20 triệu lượt khách, tăng 42% so cùng kỳ năm 2023, phục hồi gần bằng mức trướcdịch COVID-19 Nắm bắt thời cơ, Vietnam Airlines đã mở thêm các đường bay mới đến Manila (Philippines), Thành Đô (Trung Quốc) và nâng cấp máy bay thân rộng trêncác đường bay đến Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore… Đối với thị trường nội địa,
Trang 17Vietnam Airlines gia tăng các chuyến bay đêm và triển khai ưu đãi liên kết hàng không - du lịch giúp kích thích mạnh mẽ nhu cầu du lịch trong nước.
Một yếu tố quan trọng khác giúp doanh thu Vietnam Airlines tăng trưởng là việc hãng đã đẩy mạnh thu hút khách doanh thu cao thông qua nâng cấp chất lượng dịch vụ và tăng cường chuyển đổi số Cụ thể, Vietnam Airlines tiếp tục chiến lược nâng tầm dịch vụ với các cải tiến từ mặt đất đến trên không, như nâng cấp chất lượng dịch vụ phòng chờ Thương gia, triển khai phương thức đưa khách ra cửa tàu bay mới, đổi mới thực đơn trên không, áp dụng hệ thống giải trí không dây Airfi trên toàn bộ đội máy bay Airbus A321, đa dạng hóa các chương trình giải trí…
Trong lĩnh vực tái cơ cấu, Vietnam Airlines thành công khi đạt thỏa thuận xóa
nợ 4.665 tỷ đồng đối với Pacific Airlines, góp phần đáng kể vào lợi nhuận hợp nhất của Tổng công ty Bên cạnh đó, công tác đàm phán gián hoãn thanh toán, cắt giảm chi phí và sử dụng linh hoạt hạn mức tín dụng được thực hiện quyết liệt đã giúp giảm áp lực dòng tiền
Không chỉ đảm bảo hiệu quả kinh doanh, Vietnam Airlines tiếp tục phát huy vaitrò của Hãng hàng không Quốc gia kết nối Việt Nam với thế giới và giữa các vùng miền trên cả nước, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hãng đặc biệt chú trọng trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững thông qua nhiều hoạt động chăm sóc cộng đồng, hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn và lan tỏa giá trị nhân văn
Bên cạnh đó, bằng việc đưa hình ảnh Việt Nam ra thế giới thông qua các hoạt động quảng bá và xúc tiến hàng không - du lịch, Vietnam Airlines đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước, con người Việt Nam trên trường quốc tế
Để vượt qua khó khăn và hoàn thành các mục tiêu, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục nâng cấp chất lượng dịch vụ, tập trung triển khai hiệu quả công tác điều hành, chuẩn bịtốt nguồn lực trong tương lai và giữ vững an toàn trong khai thác Đồng thời, hãng tập trung quản trị, kiểm soát chi phí trong tất cả các lĩnh vực, cũng như có các phương án xây dựng và kiểm soát kế hoạch dòng tiền
2.2 Xác định dịch vụ công ty
Vietnam Airlines (VNA) là một hãng hàng không tại Việt Nam chuyên cung cấp đa dạng các chuyến bay từ trong nước đến quốc tế Vietnam Airlines cam kết mang đến trải nghiệm bay an toàn, thoải mái và tiện nghi cho hành khách, từ dịch vụ vận chuyển hành khách, hành lý, đến dịch vụ giải trí, suất ăn, và các tiện ích khác trên máy bay Cụ thể như sau
* Dịch vụ vận chuyển hành khách ( dịch vụ chính của VNA)
Trang 18- Chuyến bay nội địa và quốc tế: VNA khai thác nhiều chuyến bay nội địa kết nối các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, và quốc tế với các điểm đến tại Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, và Úc.
* Dịch vụ đi kèm
- Dịch vụ hành lý
+ Quy định hành lý ký gửi: Tùy vào hạng vé, hành khách sẽ được hưởng các mức hành lý ký gửi miễn cước khác nhau, với hạng phổ thông thường là 20-23kg, hạng thương gia lên tới 32kg
+ Hành lý xách tay: Tùy thuộc vào hạng vé, hành khách được phép mang hành
lý xách tay từ 7-12kg
+ Dịch vụ hành lý đặc biệt: VNA cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành lý đặc biệt như xe đạp, dụng cụ thể thao, nhạc cụ, vật nuôi
- Dịch vụ suất ăn và giải trí trên chuyến bay
+ Suất ăn trên chuyến bay: VNA cung cấp đa dạng các món ăn Á - Âu trên các chuyến bay, với thực đơn khác nhau tùy theo hành trình và hạng vé Đặc biệt, hành khách có thể đặt trước các bữa ăn đặc biệt như ăn chay, ăn kiêng, suất ăn cho trẻ em + Giải trí trên máy bay: VNA cung cấp hệ thống giải trí hiện đại với các phim ảnh, âm nhạc, trò chơi video và tạp chí điện tử trên các chuyến bay đường dài Hành khách hạng thương gia có thêm các tiện ích như màn hình riêng với nhiều lựa chọn giải trí hơn
- Dịch vụ phòng chờ sân bay
+ Phòng chờ hạng thương gia (Lotus Lounge): Được thiết kế sang trọng với cáctiện ích như ẩm thực, đồ uống, Wi-Fi miễn phí, không gian làm việc và nghỉ ngơi thoảimái, dành riêng cho khách hàng hạng thương gia và hội viên Bông Sen Vàng cao cấp.+ Ưu tiên làm thủ tục: Hành khách hạng thương gia và hạng cao cấp có thể làm thủ tục và lên máy bay nhanh chóng thông qua lối ưu tiên
- Dịch vụ khách hàng đặc biệt
Trang 19+ Dịch vụ cho người khuyết tật và người già: Vietnam Airlines cung cấp hỗ trợ đặc biệt cho người khuyết tật, người già, và người có yêu cầu hỗ trợ di chuyển.+ Dịch vụ trẻ em đi một mình: Hành khách dưới 12 tuổi có thể sử dụng dịch vụ này và sẽ được đội ngũ tiếp viên hỗ trợ suốt chuyến bay.
+ Dịch vụ vận chuyển thú cưng: VNA cho phép vận chuyển vật nuôi dưới dạng hành lý ký gửi, tuân thủ các quy định của hãng và quốc tế
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa (Vietnam Airlines Cargo)
+ Vận tải hàng hóa: VNA cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa với mạng lướirộng lớn trong nước và quốc tế, đảm bảo thời gian giao nhận nhanh chóng và an toàn.+ Dịch vụ logistics: Vietnam Airlines cũng hợp tác với nhiều đối tác để cung cấp các giải pháp logistics toàn diện
2.3 Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu
a Phân đoạn thị trường
Vietnam Airlines thực hiện phân đoạn thị trường tổng thể theo những tiêu chí rõràng đi sâu vào từng phân khúc khách hàng, nhu cầu dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng cụ thể như sau:
* Phân khúc theo thu nhập: Vietnam Airlines có chiến lược phân chia thị
trường dựa trên mức thu nhập và yêu cầu về trải nghiệm của khách hàng:
- Khách hàng phổ thông (Hạng Phổ thông - Economy Class): Đây là nhóm khách hàng lớn nhất, thường là người có mức thu nhập trung bình Họ chọn dịch vụ vận chuyển cơ bản với giá vé hợp lý Khách hàng trong phân khúc này thường quan tâm đến chi phí hơn là trải nghiệm dịch vụ cao cấp Đặc biệt là khách du lịch nội địa, người đi làm xa, và các nhóm gia đình
- Khách hàng trung lưu (Hạng Phổ thông đặc biệt - Premium Economy): Nhữnghành khách này có mức thu nhập cao hơn và thường di chuyển với nhu cầu thoải mái hơn Phân khúc này chủ yếu là những người thường xuyên di chuyển giữa các thành phố lớn hoặc đi công tác quốc tế ngắn hạn Họ có yêu cầu cao hơn về không gian ghế ngồi và dịch vụ trong chuyến bay nhưng vẫn cân nhắc chi phí
- Khách hàng cao cấp (Hạng Thương gia - Business Class): Đây là nhóm khách hàng có thu nhập cao hoặc các doanh nhân, chính khách Họ yêu cầu các dịch vụ cao cấp như không gian rộng rãi, ghế ngồi có thể ngả thành giường, suất ăn thượng hạng
và dịch vụ cá nhân hóa Đây là phân khúc tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho hãng hàng không, mặc dù số lượng khách không lớn như hạng Phổ thông
* Phân khúc theo độ tuổi
- Giá vé cho người già, khách hàng là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, khi mua vé trên các đường bay nội địa do Vietnam Airlines khai thác sẽ được giảm 15% từ mức giá trần hạng phổ thông do Nhà nước quy định
Trang 20- Giá vé dành cho trẻ em:
+ Đối với trẻ em dưới 2 tuổi: Giá vé sẽ được tính bằng 10% giá vé của người lớn khi tham gia chuyến bay
+ Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 12 tuổi: Áp dụng mức giá bằng 90% mức giá áp dụng cho người lớn khi hành trình bay trong nội địa Việt Nam và 75% đối với hành trình quốc tế
* Phân khúc theo mục đích di chuyển
- Khách hàng đi công tác (Business Travelers): Đối với khách hàng đi công tác,
Vietnam Airlines cung cấp các dịch vụ ưu tiên như làm thủ tục nhanh, hành lý ưu tiên,
và các tiện ích giúp tiết kiệm thời gian Đây là phân khúc quan trọng vì những hành khách này thường xuyên sử dụng dịch vụ và sẵn sàng chi trả cho các tiện ích cao cấp, đặc biệt là hạng Thương gia hoặc Phổ thông đặc biệt
- Khách du lịch (Leisure Travelers): Nhóm này thường chọn hạng Phổ thông và
là những người quan tâm đến giá vé Khách du lịch bao gồm cả du lịch nội địa và quốc
tế Đối với khách quốc tế, Vietnam Airlines tập trung cung cấp trải nghiệm tiện lợi, an toàn, với dịch vụ phù hợp cho các chuyến bay dài, bao gồm các dịch vụ giải trí trên chuyến bay và suất ăn đặc biệt
* Phân khúc theo khu vực địa lý
- Thị trường nội địa: Đây là một trong những thị trường lớn nhất của Vietnam Airlines, với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng hàng không giá rẻ như VietJet Air Đối với thị trường này, Vietnam Airlines cung cấp nhiều lựa chọn chuyến bay giữa cácthành phố lớn và các điểm đến du lịch, nhằm phục vụ nhu cầu di chuyển của cả khách
du lịch và người dân địa phương
- Thị trường quốc tế: Vietnam Airlines mở rộng thị trường ra quốc tế, đặc biệt tại các nước Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Đông Nam Á), Châu Âu (Pháp, Anh, Đức), và Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) Các tuyến bay quốc tế này hướng tới khách hàng cao cấp hơn, bao gồm cả người Việt kiều và du khách quốc tế Đặc biệt, các chuyến bay đường dài được thiết kế với dịch vụ cao cấp để phục vụ hành khách hạng Thương gia và hạng Phổ thông đặc biệt
* Phân khúc theo mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ
- Khách hàng thân thiết (Lotusmiles): Chương trình khách hàng thân thiết Bông
Sen Vàng của Vietnam Airlines giúp hãng duy trì mối quan hệ với những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ Những hành khách này thường được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt như tích lũy dặm bay, nâng hạng ghế, và sử dụng các dịch vụ VIP tại sân bay Phân khúc này bao gồm cả những người đi công tác và những khách hàng cao cấp
Trang 21- Khách hàng thông thường: họ sẽ không được hưởng các lợi ích, tiện như như khách hàng thân thiết
* Phân khúc theo loại dịch vụ
- Vận chuyển hành khách: Đây là phân khúc chính của Vietnam Airlines, chiếmphần lớn doanh thu của hãng Hãng cung cấp dịch vụ bay cho các phân khúc khách hàng từ phổ thông đến cao cấp
- Vận chuyển hàng hóa (Cargo): Ngoài vận chuyển hành khách, Vietnam Airlines còn khai thác dịch vụ vận chuyển hàng hóa Đây là dịch vụ quan trọng đối vớicác doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng phát triển
b Xác định thị trường mục tiêu
Thị trường mà VNA nhắm đến là cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế
* Đối với Thị trường nội địa: Vietnam Airlines tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu
trong thị trường nội địa Với sự tăng trưởng kinh tế và nhu cầu du lịch trong nước, hãng tập trung vào:
- Các đường bay trọng điểm kết nối giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, và Nha Trang
- Tăng tần suất bay trên các tuyến du lịch trọng điểm để đáp ứng nhu cầu du lịch tăng trưởng từ 6% đến 8% mỗi năm
- Phát triển hạ tầng dịch vụ tại các sân bay lớn, ví dụ như dự án đầu tư vào Cảnghàng không quốc tế Long Thành, nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn và nâng cao trải nghiệm khách hàng
* Đối với Thị trường quốc tế: Vietnam Airlines tiếp tục mở rộng mạng bay
quốc tế, đặc biệt hướng tới các thị trường có tiềm năng lớn như:
- Châu Âu (đường bay mới đến Tây Âu)
- Đông Nam Á và Bắc Á (bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc)
- Châu Úc với các tuyến bay đến Melbourne và Perth
- Bắc Mỹ: Các chuyến bay đến Mỹ và Canada là trọng điểm phục vụ khách hàng là doanh nhân và cộng đồng người Việt
2.4 Công tác tuyên truyền, quảng bá của công ty
Vietnam Airlines đã thực hiện rất thành công trong việc tuyên truyền và quảng
bá công ty Trong những năm qua nhờ việc bắt kịp xu hướng truyền thông, chủ động trong công tác đưa tin VNA luôn chiếm phần lớn thị phần báo chí và mạng xã hội Trung bình mỗi DN có gần 58 nghìn tin bài trên báo chí, 225 nghìn bài đăng mạng xã hội, 2 triệu bình luận và hơn 13 triệu lượt thích tương đương 50,0% thị phần Tỷ trọng tin tích cực, trung lập báo chí và mạng xã hội đạt lần lượt là 28,3% và 71,3% Tỷ trọngthông tin tiêu cực báo chí và mạng xã hội duy trì ở mức thấp 0,2% Truyền thông nội
Trang 22bộ trung bình mỗi năm xuất bản hơn 2.000 tin bài, thu hút 1,2 triệu lượt xem Đặc biệt phát triển thêm được kênh truyền thông tương tác Spirit Channel ngay trong dịch.100% chương trình quảng cáo chiến thuật triển khai kịp thời, đúng tiến độ, hỗ trợ tích cực cho các chương trình bán của TCT; Các chiến dịch QC đạt hiệu quả vượt trội về KPI QC trên kênh digital… Quản trị thương hiệu đã duy trì hình ảnh thương hiệu tại tất cả các điểm chạm với khách hàng và cán bộ nhân viên; Nhận diện thương hiệu được ứng dụng, phát triển theo hướng trẻ trung, hiện đại, hợp xu thế Bên cạnh
đó, Ban Truyền thông cũng đã tổ chức hàng trăm sự kiện lớn nhỏ
Trong những thập kỷ qua, rất nhiều thông điệp đã được Vietnam Airlines triển khai cho các chiến dịch quảng cáo của mình: từ những slogan rất dài như “Đưa văn hóa lên bầu trời” (Bringing culture to the skies), “Đưa văn hóa Việt ra thế giới” (Bringing Vietnamese culture to the world) hay “Cùng non sông cất cánh” đến slogan hiện vẫn đang được hãng gắn bó xuyên suốt cả chục năm nay “Sải cánh vươn cao” Mỗi thông điệp là một khát khao của Vietnam Airlines trong việc chinh phục những
“tầng mây” mới trên bầu trời
Và gần đây nhất là Vietnam Airlines công bố chiến dịch quảng cáo chiến lược mới giai đoạn 2024 – 2025 “ Vạn dặm nâng niu” Nhằm củng cố triết lý “Lấy khách hàng làm trung tâm”, chiến dịch “Vạn dặm nâng niu” được triển khai dưới sự tư vấn của T&A Ogilvy - đối tác truyền thông toàn cầu của Vietnam Airlines Vietnam Airlines không chỉ thể hiện cam kết trong việc mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất
mà còn chú trọng tới sự tận tụy, nhiệt tình dành cho mỗi hành khách, mỗi chuyến bay Chiến dịch “Vạn dặm nâng niu” chính thức được công bố, triển khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng từ 27/5/2024, cũng chính là ngày kỉ niệm 29 năm thành lập Thông qua chiến dịch, Vietnam Airline muốn thể hiện rằng mỗi chuyến bay không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là những trải nghiệm thú vị, những kỷ niệm đáng nhớ của hành khách Chiến dịch sẽ được truyền tải đến khách hàng thông qua bộ 5 KV hình ảnh và 1 TVC, lấy cảm hứng từ những câu chuyện trải nghiệm thực
tế của khách hàng trên những chặng bay của VNA: Nâng niu từng dặm bay, Nâng niu trọn giấc nồng, Hệ thống giải trí đa dạng, Trải nghiệm chuyển đổi số và kết nối, Truyền cảm hứng với cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội
Ngoài ra còn có Một chiến dịch truyền thông sáng tạo hay khởi đầu của chươngtrình âm nhạc mới hiện đại – 5AM Sự kiện với cái tên đơn giản, đúng tinh thần là
“5AM” được phối hợp tổ chức bởi Vietnam Airlines và SpaceSpeakers Group, cùng Vietcetera Tại đây, 1 nghìn người tham gia đã được trải nghiệm nhiều hoạt động của buổi sáng như chạy bộ, Yoga, trước khi hòa mình vào bữa tiệc âm nhạc đặc sắc.Chiến dịch được xây dựng xung quanh mục tiêu khích lệ người trẻ dậy sớm và hình thành thói quen tham gia các hoạt động phát triển thể chất, tinh thần nhẹ nhàng
Trang 23trước khi bắt đầu ngày làm việc mới Chính nhờ sự “độc nhất” của ý tưởng mà sự kiện
đã đạt được hiệu quả truyền thông từ những bước đầu tiên, khi khơi gợi được sự tò mò của cộng đồng, đặc biệt là nhóm người trẻ tuổi, những fan hâm mộ của các nghệ sĩ gópmặt tại 5AM Vietnam Airlines đã tiên phong đột phá, khi là đơn vị đầu tiên hiện thực hóa ý tưởng tổ chức sự kiện âm nhạc lúc 5 giờ sáng Trong suốt thời gian diễn ra, chiến dịch đã duy trì được sức ảnh hưởng liên tục
Trở thành nhà đồng hành tổ chức sự kiện, Vietnam Airlines tiếp tục thực hiện mục tiêu trở nên “Năng động hơn – Linh hoạt hơn – Đa dạng hơn – Cởi mở hơn” Từ cái bắt tay với Space Speaker Group 3 năm về trước và sự thành công của ca khúc hợptác đầu tiên là “Nhanh lên nhé”, Vietnam Airlines đã khẳng định quyết tâm trẻ hóa thương hiệu, và 5AM chính là đích đến tiếp theo của hành trình này Bằng việc thấu hiểu thị hiếu của người trẻ, sự hợp tác của Vietnam Airlines cùng các ngôi sao nhạc rap đã tạo nên một bước tiến mới trong việc đến gần hơn với tệp khách hàng Millennials và gen Z Sự hợp tác lần này đạt được thành công, giúp Vietnam Airlines
mở rộng thị phần với người trẻ Và đạt được thu hút khá lớn đối với giới trẻ về sự tiếp cận đến sự kiện 5AM cũng như sự nhận biết đến thương hiệu rộng lớn hơn
3 Các Yếu Cố Cấu Thành Thương Hiệu Mạnh
3.1 Thương Hiệu Doanh Nghiệp Mạnh
Vietnam Airlines, với tư cách là hãng hàng không quốc gia Việt Nam, đã xây dựng và duy trì vị thế là một trong những thương hiệu mạnh nhất tại Việt Nam Để chứng minh điều này, chúng ta sẽ phân tích thương hiệu qua 6 yếu tố chính: vị trí thị trường, văn hóa công ty, quản trị nội bộ, danh tiếng cá nhân, giá trị thương hiệu sản phẩm và năng lực nội tại
a Vị trí thị trường (Danh tiếng Thị phần) của Vietnam Airlines
Tại thị trường trong nước, Vietnam Airlines là một trong những hãng hàng không hàng đầu, chiếm tỷ lệ lớn trong số các chuyến bay nội địa Vietnam Airlines không ngừng mở rộng mạng lưới đường bay với 35 điểm đến trải rộng khắp châu Á, châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ Họ cũng đã ký kết nhiều thoả thuận hợp tác với các hãng hàng không quốc tế nhằm củng cố vị thế của mình trên toàn cầu
Hãng hàng không Vietnam Airlines đứng thứ 44 trong danh sách 100 hãng hàngkhông tốt nhất thế giới năm 2023 do Skytrax bình chọn
Vietnam Airlines vinh dự được tổ chức AirlineRatings.com xếp hạng là 1 trong
25 hãng hàng không hàng đầu thế giới năm 2024.Trong top 25 hãng bay, Vietnam Airlines đứng ở vị trí thứ 11, tiệm cận danh sách top 10 gồm Qatar Airways, Korean Air, Cathay Pacific Airways, Air New Zealand, Emirates, Air France/KLM, All Nippon Airways, Etihad Airways, Qantas, Virgin Australia/Atlantic
Trang 24Những tiêu chí xếp hạng chính của AirlineRatings bao gồm: mức độ an toàn, sản phẩm dịch vụ, độ tuổi máy bay, lợi nhuận, đánh giá của hành khách từ nhiều nguồn, tính đổi mới sáng tạo và đơn đặt hàng máy bay kế tiếp.
Vietnam Airlines vượt qua nhiều đối thủ để được ghi nhận trong top 25 một phần rất lớn nhờ nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ của hãng trong thời gian vừa qua Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng hàng hàng không đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt danh hiệu “Hãng hàng không quốc tế 5 sao” theo APEX
Hãng hàng không quốc gia khẳng định chất lượng dịch vụ vượt trội thông qua các ưu thế về đội máy bay; chỉ số đúng giờ; dịch vụ mặt đất, trên không; bản sắc văn hóa Việt Nam và yếu tố con người
b Văn hóa công ty của Vietnam Airlines
Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố then chốt tạo nên thành công
và duy trì vị thế dẫn đầu của bất kỳ công ty nào, đặc biệt là trong ngành hàng không, nơi yếu tố con người và dịch vụ luôn đặt lên hàng đầu Vietnam Airlines (VNA) khôngchỉ nổi bật với các thành tựu về thị phần và chất lượng dịch vụ mà còn được biết đến với nền văn hóa công ty đặc trưng, phản ánh những giá trị quốc gia, sự chuyên nghiệp
và trách nhiệm xã hội
Bản sắc văn hóa doanh nghiệp còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu Khi khách hàng cảm nhận được sự khác biệt và độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp, họ sẽ có xu hướng gắn bó và trung thành với thương hiệu đó hơn Đồng thời, một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ cũng giúp thu hút và giữ chân những nhân tài, bởi họ cảm thấy được tôn trọng và có cơ hội phát triển bản thân trong môi trường làm việc tích cực
Là Hãng hàng không mang trên mình sứ mệnh quốc gia, là “cánh chim đầu đàn” của ngành hàng không Việt, Văn hoá của Vietnam Airlines được xây dựng và bồiđắp qua nhiều thế hệ trong suốt 30 năm hình thành và phát triển Theo đó, văn hóa doanh nghiệp của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam xây dựng theo mô hình 1-5-5
* Gồm 1 trung tâm là “lấy khách hàng làm trung tâm”.
* 5 trụ cột là
1 – Văn hóa an toàn – SAFETY;
Vietnam Airlines luôn coi an toàn là yếu tố trọng yếu, là một trong những giá trịcốt lõi của doanh nghiệp Từ nhiệm vụ hỗ trợ, hậu cần đến giám sát, tổ bay đều có camkết cung cấp dịch vụ an toàn thông qua các hoạt động:
- Phòng ngừa rủi ro và khắc phục hậu quả một cách an toàn
- Thuê chuyên gia quốc tế đánh giá mức độ an toàn cho từng chặng bay
- Điều tra, xử lý thông tin và báo cáo an toàn
Trang 25Đặc biệt, doanh nghiệp cũng chia sẻ tri thức nội bộ trong toàn hệ thống để đảm bảo các phương châm về sự an toàn được thấm nhuần và thực thi như một thói quen Ở
đó, mọi thành viên của Vietnam Airlines đều ý thức được nhiệm vụ quan trọng của mình trong việc bảo vệ sự an toàn cho khách hàng, hệ thống vận hành, hệ thống quản trị và mọi khía cạnh khác của doanh nghiệp
2 – Văn hóa chính trực – INTEGRITY;
Ở Vietnam Airlines, tất cả mọi người đều phải có tiếng nói Không ai được phép ngần ngại chỉ ra sai sót của đối phương mà phải đưa ra những góp ý mang tính xây dựng với tất cả sự chân thành, trung thực và minh bạch Việc phê bình sai sót của nhau không phải vì mục đích kỷ luật mà là để nhìn nhận lại hành vi của mình để biết tránh phạm phải sai lầm Từ đó, mọi người có thể hạn chế tối đa các sự cố ảnh hưởng đến an toàn bay, an toàn vận hành và an toàn quản trị
3 – Văn hóa nâng tầm dịch vụ – UPLIFTING SERVICES;
Với trọng tâm duy nhất là khách hàng, Vietnam Airlines cực kỳ chú trọng vào
chất lượng dịch vụ của mình Doanh nghiệp đã triển khai phương châm “4 Xin – 4
Luôn” trong mọi hoạt động của doanh nghiệp Trong đó:
- “4 Xin” có nghĩa: Xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi và xin phép
- “4 Luôn” có nghĩa: Luôn tươi cười, luôn giúp đỡ, luôn thấu hiểu và luôn tử tế Thực hiện các nguyên tắc này, nhân sự của hãng có thể trau dồi, nâng cao tinh thần trách nhiệm và phong cách ứng xử chuyên nghiệp đối với khách hàng, mở rộng ra
là cả đồng nghiệp và cộng đồng Điều này góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng văn hóa doanh nghiệp văn minh và vững mạnh của Vietnam Airlines
4 – Văn hóa số – DIGITAL
Công cuộc chuyển đổi số toàn diện của Vietnam Airlines được áp dụng trong mọi quy trình quản lý và vận hành doanh nghiệp, bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động Văn hóa số của Vietnam Airlines được định hình chính thức qua tuyên bố và biểu tượng “Bông sen số” với 7 yếu tố:
- An toàn là số 1: Chuyển đổi số để hướng tới sự an toàn cho khách hàng, cộng
đồng và doanh nghiệp
- Quyết định dựa trên các dữ liệu: Luôn dùng con số để phân tích và đánh giá
vấn đề, từ đó đưa ra các quyết định mang tính khách quan, lý trí
- Lấy khách hàng làm trung tâm: Chuyển đổi số trong quản lý và vận hành để
gia tăng trải nghiệm cho khách hàng
- Linh hoạt thích ứng: Tận dụng công nghệ số để đổi mới tư duy, gia tăng sự
linh hoạt trong phản ứng, dễ dàng thích ứng với thị trường đang không ngừng xoay chuyển
Trang 26- Đổi mới sáng tạo không ngừng: Sử dụng công cụ và công nghệ số để thúc
đẩy tư duy sáng tạo, đổi mới của nhân viên, từ đó tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn
- Tư duy số: Truyền đạt tư duy số trong cách xử lý vấn đề để đạt được hiệu quả
dễ đo lường
- Mở rộng hợp tác: Mở rộng quan hệ với các đối tác để cùng nhau tạo thành
“quần thể số” phát triển không ngừng
Thông qua lộ trình chuyển đổi số, Vietnam Airlines mong muốn tạo nên đội ngũ nhân lực chất lượng cao, linh hoạt, có tư duy sáng tạo bùng nổ để đem lại giá trị
ấn tượng đối với doanh nghiệp, khách hàng và cộng đồng Đồng thời, Vietnam Airlines đang tạo ra “bầu khí quyển số” trong thương hiệu để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh trước rất nhiều đối thủ nặng ký khác
Đến nay, sau hơn 1 năm thực thi trụ cột văn hóa số, nền văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines đã được định hình và lan tỏa bởi mỗi nhân sự trong cung cách làm việc, giao tiếp, lối tư duy và ứng xử Như vậy chuyển đổi số tại Vietnam Airlines không những là chuyển đổi về công nghệ mà còn bao gồm cả sự thay đổi về con người, tư duy Hành trình dài này cần có sự bền bỉ, kiên trì và cam kết cố gắng của tất
cả nguồn nhân lực, từ đội ngũ lãnh đạo cho đến các cán bộ nhân viên
5 – Văn hóa học tập – LEARNING
Văn hóa học tập tại Vietnam Airlines được ban lãnh đạo và các nhà quản lý đặcbiệt quan tâm và thúc đẩy mỗi nhân sự thực hiện Điều này được thể hiện qua một số hoạt động cụ thể như:
- Khuyến khích những ý tưởng mới: Ban lãnh đạo đặc biệt khuyến khích
nhân viên đưa ra những sáng kiến mới trong công việc để đạt được hiệu suất cao hơn
và tạo ra những giá trị độc đáo hơn
- Tiếp nhận sự thay đổi: Toàn bộ cán bộ nhân viên của Vietnam Airlines
không chùn bước trước sự thay đổi của thời cuộc mà phải sẵn sàng đón nhận thử thách, tìm ra cơ hội để thích ứng và phát triển
- Học tập thường xuyên: Để đáp ứng những thay đổi của kỷ nguyên kỹ thuật
số, tất cả mọi cán bộ của Vietnam Airlines phải học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng liên tục thông qua các chương trình đào tạo nội bộ của hãng và cả tự học
- Thích ứng nhanh chóng với thị trường: Trước những thay đổi không ngừng
của thị trường và công nghệ, Vietnam Airlines cần học cách thích ứng nhanh để duy trì
Trang 27xây dựng một văn hóa công ty phản ánh lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết và sự chuyên nghiệp Mỗi nhân viên của VNA, từ phi công, tiếp viên đến nhân viên mặt đất, đều được đào tạo kỹ lưỡng không chỉ về kỹ năng chuyên môn mà còn về thái độ làm việc và phong cách phục vụ, mang đậm dấu ấn của sự thân thiện, mến khách – một phần không thể thiếu của văn hóa Việt Nam.
Để hiện thực hóa điều này, Vietnam Airlines đã đầu tư mạnh mẽ vào công tác đào tạo Theo số liệu năm 2023, hãng đã chi khoảng 200 tỷ đồng cho các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng cho phi công, tiếp viên và nhân viên phục vụ mặt đất Đối với các phi công và kỹ sư, hãng không ngừng nâng cấp các chương trình đào tạo quốc
tế và áp dụng các tiêu chuẩn an toàn hàng không cao nhất Đặc biệt, VNA hợp tác với các đối tác quốc tế hàng đầu như Airbus và Boeing trong việc huấn luyện phi công điều khiển các dòng máy bay hiện đại như Boeing 787 Dreamliner và Airbus A350 Sựđầu tư này giúp VNA không chỉ đảm bảo an toàn bay tuyệt đối mà còn củng cố danh tiếng là hãng hàng không chuyên nghiệp và đáng tin cậy
Văn hóa công ty của Vietnam Airlines còn thể hiện rõ qua việc hãng luôn đặt khách hàng lên hàng đầu Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự khác biệt
về chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng giúp hãng chiếm ưu thế Các khảo sát thường niên do Vietnam Airlines thực hiện cho thấy 90% khách hàng cảm thấy hài lòng với chất lượng phục vụ của đội ngũ tiếp viên và nhân viên mặt đất Điều này không chỉ đến từ sự chuyên nghiệp trong quy trình phục vụ mà còn từ phong cách ứng
xử thân thiện, chu đáo, phản ánh rõ nét văn hóa phục vụ của người Việt
Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, Vietnam Airlines còn chú trọng đến yếu tố bền vững và trách nhiệm với môi trường Trong bối cảnh ngành hàng không toàn cầu đang chịu nhiều áp lực về việc giảm thiểu khí thải carbon, Vietnam Airlines đã triển khai các chiến lược rõ ràng nhằm giảm tác động của hoạt động hàng không đến môi trường
Một trong những biện pháp đáng chú ý là việc sử dụng các dòng máy bay thân thiện với môi trường như Airbus A350 và Boeing 787, giúp giảm 20-25% lượng tiêu thụ nhiên liệu so với các máy bay đời cũ Ngoài ra, hãng cũng cam kết tham gia vào các sáng kiến toàn cầu nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon Vào năm 2022, VNA
đã thực hiện các bước đi cụ thể như tối ưu hóa lịch trình bay, áp dụng các kỹ thuật tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu sử dụng tài nguyên không cần thiết trên mỗi chuyến bay,góp phần cắt giảm tổng lượng khí thải khoảng 15.000 tấn CO2 mỗi năm
Hơn nữa, Vietnam Airlines cũng phát triển các chương trình "xanh" nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng và khách hàng Hãng đã giới thiệu các chính sách như giảm sử dụng nhựa trên các chuyến bay và khuyến khích hành khách tham gia các hoạt động thân thiện với môi trường Điều này không chỉ
Trang 28nâng cao hình ảnh của Vietnam Airlines như một hãng hàng không có trách nhiệm xã hội, mà còn phản ánh sự tiên phong của hãng trong việc bảo vệ hành tinh.
Không chỉ chú trọng đến yếu tố môi trường, Vietnam Airlines còn tích cực tham gia vào các hoạt động trách nhiệm xã hội nhằm hỗ trợ cộng đồng Vào năm 2023,hãng đã thực hiện hơn 500 chuyến bay miễn phí cho các nhân viên y tế và bệnh nhân
có hoàn cảnh khó khăn Hơn nữa, VNA cũng tham gia vào nhiều hoạt động từ thiện, đóng góp vào các quỹ cứu trợ thiên tai và các chương trình giáo dục tại các vùng sâu vùng xa
Sự cam kết với trách nhiệm xã hội của Vietnam Airlines không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các dịch vụ vận tải mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, và bảo vệ trẻ em Hãng đã hợp tác với nhiều tổ chức phi chính phủ để thực hiện các dự án cộng đồng nhằm cải thiện đời sống và tạo ra sự thay đổi tích cực cho xãhội
Văn hóa doanh nghiệp của Vietnam Airlines là một hệ thống giá trị được xây dựng trên nền tảng các giá trị quốc gia, sự chuyên nghiệp và cam kết mạnh mẽ với trách nhiệm xã hội và môi trường Bằng việc đầu tư vào con người, phát triển các chương trình bền vững và duy trì chất lượng dịch vụ cao, Vietnam Airlines đã và đang khẳng định vị thế không chỉ là hãng hàng không hàng đầu Việt Nam, mà còn là một doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường Văn hóa doanh nghiệp nàykhông chỉ góp phần nâng cao uy tín của hãng trên thị trường quốc tế mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của ngành hàng không và xã hội Việt Nam
c Quản trị nội bộ mạnh mẽ của Vietnam Airlines
Trong một môi trường kinh doanh đầy biến động, đặc biệt là ngành hàng không chịu ảnh hưởng lớn từ nhiều yếu tố toàn cầu như dịch bệnh, giá nhiên liệu và cạnh tranh quốc tế, việc xây dựng một hệ thống quản trị nội bộ mạnh mẽ là yếu tố sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) – với vai trò là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam – đã không ngừng hoàn thiện cơchế quản trị doanh nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về minh bạch, trách nhiệm
và hiệu quả Điều này không chỉ giúp hãng duy trì tính ổn định trong hoạt động mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài
Một trong những yếu tố cốt lõi trong quản trị nội bộ của Vietnam Airlines chính
là tính minh bạch và trách nhiệm Trong những năm gần đây, hãng đã nỗ lực xây dựngmột hệ thống quản trị hiện đại theo các tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo rằng mọi quyết định quản trị đều được thực hiện trên cơ sở minh bạch và công bằng Cụ thể, các báo cáo tài chính hàng năm của Vietnam Airlines đều được kiểm toán bởi các tổ chức kiểmtoán quốc tế độc lập, giúp đảm bảo tính chính xác và minh bạch của các số liệu tài chính
Trang 29Trong năm 2022, VNA đã công bố doanh thu đạt 71.900 tỷ đồng (~3 tỷ USD), tăng 153% so với năm 2021 sau giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, hãng vẫn ghi nhận mức lỗ sau thuế 2.568 tỷ đồng do chi phí vận hành và tác động kéo dài của dịch bệnh Mặc dù con số này có thể gây lo ngại, việc công bố rõ ràng và minh bạch các thông tin tài chính đã giúp hãng duy trì được sựtin tưởng từ các cổ đông và nhà đầu tư, minh chứng là cổ phiếu của hãng vẫn giữ được
sự ổn định trên sàn giao dịch chứng khoán trong suốt năm 2023
Việc áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tiên tiến cũng giúp VietnamAirlines duy trì sự cân bằng trong cơ cấu tài chính Hội đồng quản trị (HĐQT) và ban giám đốc của hãng bao gồm các cá nhân có kiến thức sâu rộng về ngành hàng không
và tài chính, đảm bảo rằng các quyết định quản trị đều dựa trên các phân tích chuyên môn và dự đoán chính xác về xu hướng thị trường
Sự lãnh đạo của một công ty, đặc biệt là trong ngành hàng không, có vai trò then chốt trong việc định hình chiến lược phát triển và quản lý rủi ro Hội đồng quản trị và ban giám đốc của Vietnam Airlines đều là những chuyên gia có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực hàng không và quản trị doanh nghiệp Cụ thể, trong HĐQT của VNA, nhiều thành viên đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, từng đảm nhận các vị trí lãnh đạo tại các tập đoàn hàng không lớn trên thế giới
Ví dụ, Tổng Giám đốc hiện tại của VNA là một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không và đã giữ các vai trò quản lý cấp cao tại các công tyhàng không quốc tế Việc có một đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm giúp VNA không chỉ đưa ra các quyết định chiến lược khôn ngoan mà còn ứng phó hiệu quả với những biến động của thị trường toàn cầu Trong giai đoạn 2020-2022, khi ngành hàng không đối mặt với cuộc khủng hoảng chưa từng có do đại dịch, Vietnam Airlines đã kịp thời triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí, tái cơ cấu và tăng cường hiệu quả hoạt động.Điều này không chỉ giúp hãng vượt qua giai đoạn khó khăn mà còn đặt nền móng cho
sự hồi phục và tăng trưởng bền vững
HĐQT của Vietnam Airlines cũng áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro hiệnđại, phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô, tình hình biến động giá dầu và xu hướng tiêu dùng để đưa ra các dự báo chính xác Ví dụ, trong năm 2023, trước những lo ngại về biến động giá nhiên liệu, hãng đã quyết định ký kết các hợp đồng cung cấp nhiên liệu dài hạn với mức giá ổn định, giúp giảm thiểu rủi ro về chi phí vận hành
Công khai tài chính và báo cáo rõ ràng là một phần quan trọng trong hệ thống quản trị của Vietnam Airlines Hãng đã tuân thủ đầy đủ các quy định về công bố thôngtin tài chính, không chỉ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý mà còn cung cấp thông tin minh bạch cho cổ đông và nhà đầu tư Theo báo cáo tài chính năm 2022, tổng tài sản của Vietnam Airlines ước tính đạt 63.000 tỷ đồng, với vốn điều lệ là
Trang 3022.144 tỷ đồng Các thông tin này được công bố rộng rãi và cập nhật thường xuyên, cho phép các bên liên quan đánh giá đúng giá trị và tiềm năng của công ty.
Một ví dụ minh chứng cho sự minh bạch trong quản trị là vào năm 2023, VNA
đã công bố kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nhằm tái cấu trúc nợ
và đảm bảo nguồn vốn cho các dự án mở rộng mạng lưới bay quốc tế Việc công bố các kế hoạch tài chính và chiến lược rõ ràng không chỉ giúp tăng cường lòng tin từ phía cổ đông mà còn thu hút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh hãng đang mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế
Trong một ngành công nghiệp luôn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố bên ngoài, quản trị rủi ro là một trong những ưu tiên hàng đầu của Vietnam Airlines Hãng đã xâydựng các cơ chế quản trị rủi ro theo hướng dự báo và phòng ngừa, nhằm đảm bảo tính
ổn định trong hoạt động kinh doanh
Vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngànhhàng không toàn cầu, Vietnam Airlines đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp ứng phó linh hoạt Hãng tái cơ cấu các khoản vay, cắt giảm chi phí không cần thiết, và tận dụng các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ để duy trì hoạt động Nhờ đó, VNA đã tránh được tình trạng sụp đổ tài chính và hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng liên tục đầu tư vào công nghệ để nâng cao hiệu quả quản trị Hãng đã triển khai hệ thống quản lý tài chính và rủi ro tiên tiến, giúptheo dõi và đánh giá chính xác các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Sự kết hợp giữa quản lý rủi ro và đầu tư công nghệ đã tạo điều kiện cho VNA hoạt động linh hoạt, thích nghi tốt với biến động thị trường
Vietnam Airlines đã xây dựng một hệ thống quản trị nội bộ mạnh mẽ dựa trên các nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ, và sự cam kết về công khai tài chính, hãng đã khẳng định được vị thế là một doanh nghiệp hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Nam Á Nhờ vào hệ thống quản trị này, Vietnam Airlines có thể duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong một môi trường kinh doanh đầy biến động, thu hút sự tin tưởng của cổ đông và nhà đầu tư, đồng thời chuẩn bị tốt cho các thách thức và cơ hội trong tương lai
d Danh tiếng cá nhân của Vietnam Airlines
Vietnam Airlines đã được tổ chức Skytrax xếp hạng 4 sao liên tục trong nhiều năm, phản ánh chất lượng dịch vụ tốt và trải nghiệm hành khách cao cấp Đây là hãng hàng không đúng giờ nhất Việt Nam, theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 Hãng đạt chỉ số chuyến bay cất cánh đúng giờ (OTP) là 84,1%, đứng đầu các hãng hàng không tại Việt Nam và cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của ngành (75,7%)
Trang 31Nhận được các giải thưởng trong những năm gần đây như:
* Vào năm 2022, Vietnam Airlines liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng ở cả trong nước và quốc tế như Hãng hàng không hàng đầu thế giới về bản sắc văn hóa”,
“Hãng hàng không hàng đầu châu Á” về hạng ghế Phổ thông”, “Thương hiệu hàng không hàng đầu châu Á”, của World Travel Awards 2022; Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2022 do Bộ Công Thương và Hội đồng Thương hiệu quốc gia vinh danh…
* Tháng 05/2023, Vietnam Airlines vào top 20 hãng bay tốt nhất thế giới theo công bố của AirlineRatings, ngoài việc đứng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, Vietnam Airlines còn là "Thương hiệu Hàng không giá trị nhất Việt Nam”
và vào “Top 5 doanh nghiệp tăng trưởng sức mạnh thương hiệu toàn ngành”
* Ngày 31/7/2024, tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao chứng nhận Nhãn hiệu nổi tiếng – Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam năm 2024 VietnamAirlines được vinh danh trong Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng nhất, giải thưởng một lần nữa khẳng định vị thế của hãng hàng không quốc tế 4 sao, nắm giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển chung của ngành vận tải hàng không Việt Nam
Được vinh danh tại các giải thưởng và xếp hạng uy tín, Vietnamairline đã khẳng định được vị thế của Hãng hàng không quốc tế 4 sao Dịch vụ khách hàng của Vietnam Airlines được đánh giá cao với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, văn hóa đậm chất Việt Nam và sự chuyên nghiệp và tận tâm trong quá trình chăm sóc khách hàng Hãng đang tiếp tục nâng cao danh tiếng toàn cầu, đồng thời cam kết phát triển bền vững với các sáng kiến về môi trường và hiệu quả năng lượng.danh tiên
e Giá trị thương hiệu sản phẩm Vietnam Airlines
* Giá trị thương hiệu sản phẩm
Vietnam Airlines luôn tự định vị mình là một hãng Hàng không Quốc gia đại diện cho Việt Nam, với dịch vụ chuyên nghiệp và cao cấp Từ những ngày đầu Vietnam Airlines đã phục vụ khách hàng với những dịch vụ chuyên nghiệp nhất, cao cấp nhất Không chỉ mang đến dịch vụ vận chuyển mà còn quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới Giá trị thương hiệu được thể hiện qua:
* Giá trị chất lượng sản phẩm/dịch vụ
Vietnam Airlines tập trung vào các thuộc tính nổi bật như hãng hàng không quốc gia, có đội bay hiện đại với các dòng máy bay như Boeing 787 và Airbus A350 Hãng được nhận diện qua biểu tượng hoa sen và phong cách phục vụ đậm chất Việt Nam, mang lại cảm giác thân thiện, chuyên nghiệp Thuộc tính về an toàn và tiện nghi trong hành trình bay tạo sự yên tâm cho hành khách
* Nhận diện thương hiệu:
Trang 32Khi nhắc đến Vietnam Airlines, người tiêu dùng đều nghĩ ngay đến hãng Hàng không Quốc gia với nội thất máy bay đầy đủ, tiện nghi và được các tiếp viên hướng dẫn tận tình, chăm sóc chu đáo Vietnam Airlines định vị mình như một hãng hàng không có uy tín với dịch vụ đúng giờ, chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
Trang phục với tà áo dài màu xanh dương, biểu tượng hoa sen và những hình ảnh thiên nhiên đất nước Việt Nam lồng ghép trên các chuyến bay Sử dụng màu xanh đậm (xanh dương) và vàng làm màu sắc chủ đạo Màu xanh biểu tượng cho bầu trời,
sự yên bình và niềm tin, trong khi màu vàng của logo hoa sen thể hiện sự sang trọng
và truyền thống
* Giá trị cảm xúc:
Vietnam Airlines không chỉ đơn thuần là một hãng hàng không mà còn là biểu tượng của đất nước Việc hãng giữ gìn bản sắc dân tộc qua hình ảnh, dịch vụ và phong cách phục vụ đã tạo nên sự gắn kết cảm xúc mạnh mẽ với người dân Việt Nam
* Giá trị theo lợi ích:
- Hãng nhắm đến việc mang lại lợi ích rõ ràng cho khách hàng về trải nghiệm bay cao cấp, với tiêu chuẩn dịch vụ 4 sao do Skytrax đánh giá Điều này mang đến sự thoải mái, dịch vụ tốt và hành trình an toàn cho hành khách trên cả chuyến bay nội địa
và quốc tế
- Lợi ích về mạng lưới bay rộng lớn cũng là một phần quan trọng trong chiến lược định vị, giúp hành khách dễ dàng kết nối với nhiều điểm đến toàn cầu thông qua liên minh SkyTeam
Tại diễn đàn “Brand Finance – Mibrand Vietnam Forum 2023” và lễ công bố Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 15/8, VietnamAirlines được trao chứng nhận ở hai hạng mục gồm “Thương hiệu hàng không giá trị nhất Việt Nam” và “Top 5 doanh nghiệp tăng trưởng sức mạnh toàn ngành”
Bất chấp những khó khăn như giá nhiên liệu tăng, tỷ giá biến động, Vietnam Airlines vẫn đạt mức tăng trưởng giá trị thương hiệu 6% lên 376,47 triệu USD và cải thiện xếp hạng sức mạnh thương hiệu từ mức AA- lên AA+ Năm 2020 , Vietnam Airlines có giá trị thương hiệu cao thứ 26 của Việt Nam Thành công của Vietnam Airlines có được là nhờ chiến lược hiện đại hóa đội bay, triết lý lấy khách hàng làm trọng tâm và khả năng vượt qua các thách thức kinh tế Vietnam Airlines đã không ngừng đầu tư nâng cấp đội tàu bay với các loại máy bay hiện đại, hiệu quả như Boeing787-9, Boeing 787-10 và Airbus A350-900 Những chiếc máy bay tối tân này không chỉ nâng cao trải nghiệm tổng thể của hành khách mà còn nâng cao hiệu quả khai thác,đóng góp vào giá trị thương hiệu của hãng hàng không này “Điểm số ấn tượng 10/10 trong các thuộc tính nghiên cứu "Chất lượng" và "Đổi mới" càng làm nổi bật sự cống hiến và nỗ lực phát triển của hãng hàng không Vietnam Airlines
Trang 33Hãng VNA không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng không đơn giản là phục
vụ việc di chuyển đi lại mà còn có sự kết hợp với các dịch vụ đa dạng từ phổ thông đến hạng thương gia, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với ngân sách và nhu cầu của họ Việc cung cấp đội bay hiện đại với các dòng máy bay tiên tiến như Airbus A350 và Boeing 787 không chỉ mang lại sự tiện nghi, mà còn giúp các chuyến bay trở nên an toàn và thoải mái hơn Thêm vào đó, VNA cung cấp các dịch vụ như suất ăn tiêu chuẩn quốc tế, giải trí trên chuyến bay và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, điều này giúp khách hàng có những trải
Ngoài ra để gia tăng khả năng đáp ứng kỳ vọng và giải quyết vấn đề của khách hàng: VNA không chỉ đơn thuần cung cấp các chuyến bay, mà còn giúp giải quyết những vấn đề liên quan đến sự thuận tiện và linh hoạt khi di chuyển Các dịch vụ như chương trình khách hàng thân thiết Lotusmiles, chính sách hành lý linh hoạt, dịch vụ nâng hạng ghế và hỗ trợ đặc biệt cho các chuyến bay quốc tế giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và gia tăng giá trị cho mỗi lần bay Điều này thỏa mãn kỳ vọng của những khách hàng thường xuyên bay hoặc có yêu cầu cao về dịch vụ
Khẳng định sự khác biệt và vị thế so với đối thủ: VNA nổi bật hơn so với nhiều hãng hàng không khác thông qua việc là thành viên của liên minh SkyTeam, cho phép khách hàng kết nối với hơn 1.000 điểm đến toàn cầu Điều này không chỉ khẳng định
vị thế quốc tế của VNA mà còn mang lại cho khách hàng những quyền lợi như việc tích điểm chung và sử dụng phòng chờ VIP trên toàn thế giới, một điểm khác biệt rõ rệt so với các đối thủ khác trong khu vực
Ngoài ra, VNA còn được đánh giá cao về tính bền vững khi đầu tư vào đội tàu bay tiết kiệm nhiên liệu, giúp giảm lượng khí thải carbon và đáp ứng nhu cầu của khách hàng có ý thức về môi trường
VNA Không chỉ đại diện quốc gia, văn hóa Việt Nam khi sải cánh ra thế giới, hình ảnh Vietnam Airlines còn gắn liền với vai trò phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, với các hoạt động hợp tác kích cầu du lịch, kinh tế, tổ chức quyên góp dặm bay ủng hộ công tác thiện nguyện hay vận chuyển y bác sĩ, trang bị y tế miễn cước trong giai đoạn đại dịch vừa qua
f Năng lực nội tại của Vietnam Airlines
* Mạng lưới đường bay của VNA:
Vietnam Airlines có căn cứ hoạt động chính tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sân bay quốc tế Nội Bài Vietnam Airlines có mạng lưới đường bay đến 49 sân bay trên 26 quốc gia và vùng lãnh thổ Ngoài ra, Vietnam Airlines còn có thỏa thuận liên danh với 23 hãng hàng không, điều này giúp cho mạng lưới đường bay của Vietnam Airlines phủ khắp châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Úc và Bắc Mỹ