BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTIỂU LUẬN GIỮA HỌC PHẦN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI T
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN GIỮA HỌC PHẦN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Thuộc nhóm ngành nghiên cứu: Khoa học xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN GIỮA HỌC PHẦN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Thuộc nhóm ngành nghiên cứu: Khoa học xã hội
SV thực hiện: Trần Đức Tài 48.01.616.136 Nam/Nữ: Nam
Trang 5TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu có vị trí gần gũi với Thành phố Hồ Chí Minh
và lại có nhiều tài liệu, tư liệu tham khảo, công trình nghiên cứu, do đó công tác sưu tằm tài liệu và nghiên cứu lí thuyết để xây dựng cơ sở lí luận vô cùng thuận lợi
3 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ các vấn đề về địa lý địa phương tỉnh Bà Rịa Vũng Tàunhư vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường củatỉnh
Thứ hai, nhằm biên soạn một tài liệu vừa khoa học vừa thực tiễn hỗ trợviệc
giảng dạy Lịch sử và địa lý địa phương tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có thể sử dụng trong tương lai (nếu có điều kiện)
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Chúng tôi nghiên cứu các tư liệu, tài liệu lí thuyết như các giáo trình, sáchchuyên khảo, sách tham khảo, tạp chí khoa học chuyên ngành Địa lí, các trang web và các tài liệu tham khảo bổ sung về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nhằm xây dựng
cơ sở lí luận cho đề tài
Trang 64.2 Phương pháp nghiên cứu và phân tích số liệu
Chúng tôi nghiên cứu, phân tích, đối sánh các số liệu thống kê về cácthông số địa lí như nhiệt độ trung bình, lượng mưa… tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàunhằm xây dựng hệ thống số liệu minh hoạ, bảng biểu và biểu đồ trực quan đểminh hoạ cho đề tài
2
Trang 7CHƯƠNG I VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
1.1 Vị trí địa lí
1.1.1 Vị trí tọa độ địa lý tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tọa độ địa lý của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở 107°00’01’’ đến107°34’18’’ kinh độ Đông và 10°19’08’’ đến 10°48’39’’ vĩ độ Bắc
- Cực Bắc ở vĩ độ 10°49'B
- Cực Nam ở vĩ độ 10°19'B
- Cực Đông ở kinh độ 107°00°Đ
- Cực Tây ở kinh độ 107°34'Đ
1.1.2 Các địa phương tiếp giáp (giáp ranh)
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ, vị trí tiếp giáp của tỉnh,thành phố sau:
- Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía Tây tiếp giáp với thành phố Hồ Chí Minh
- Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bình Thuận
- Phía Nam giáp Biển Đông.
1.1.3 Đặc điểm về vị trí địa lý
Bà Rịa – Vũng Tàu là cửa ngõ của các tỉnh miền Đông Nam Bộ hướng raBiển Đông, có ý nghĩa chiến lược về đường hàng hải quốc tế, có hệ thống cảngbiển là đầu mối tiếp cận với các nước Đông Nam Á, cùng các quốc lộ 51, 55, 56kết nối thuận lợi với các khu vực khác,là nơi trung chuyển đi các nơi trong nước
và quốc tế, phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với nước ngoài.
1.2 Phạm vi lãnh thổ
1.2.1 Tổng diện tích của Bà Rịa- Vũng Tàu
Hiện tại, tỉnh này có tổng diện tích khoảng 1.980,80 km xếp thứ 50 trên toàn2quốc.Trong đó:
- Thành phố Bà Rịa: diện tích 91,5km2
- Thành phố Vũng Tàu: diện tích 141,1km2
- Thị xã Phú Mỹ: diện tích 333,84km2
Trang 8- Huyện Côn Đảo: diện tích 76km2
- Huyện Đất Đỏ: diện tích 189,6km2
- Huyện Long Điền: diện tích 77km2
- Huyện Xuyên Mộc: diện tích 640,9km2
1.2.2 Cấu trúc tổ chức hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp quận huyện,bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 5 huyện Trong đó, huyện Xuyên Mộc có diệntích lớn nhất và thành phố Vũng Tàu có dân số đông nhất
Hình 1 Dân số, diện tích, mật độ dân số, số đơn vị hành chính và năm thành lậpcác đơn vị phân cấp quản lí hành chính tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
(Nguồnảnh:tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có bao nhiêu huyện xã thành phố, truy xuất ngày 13/10/2024 tại https://bankervn.com/cac-huyen-ba-ria-vung-tau/ )
4
Trang 9Hình 2 Bản đồ các huyện, xã, thành phố tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
(Nguồnảnh:tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có bao nhiêu huyện xã thành phố, truy xuất ngày 13/10/2024 tại https://bankervn.com/cac-huyen-ba-ria-vung-tau/ )
1.2.3 Sự thay đổi địa giới và đơn vị hành chính
HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VII họp kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề) đã thông qua nghị quyết điều chỉnh đồ án quy hoạch tỉnh thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sáp nhập huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ trong giai đoạn 2023-2025
Cụ thể, 2 huyện này được sáp nhập trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích tựnhiên và quy mô dân số thành một đơn vị
Đến năm 2030, dự kiến thành phố Bà Rịa sẽ tiếp nhận một phần diện tích
và dân số của thị xã Phú Mỹ để bảo đảm đủ tiêu chuẩn cả về diện tích tự nhiên
và quy mô dân số nhưng thị xã này vẫn được bảo đảm đạt tiêu chuẩn về diệntích tự nhiên và quy mô dân số của một thành phố trực thuộc tỉnh
Ngoài ra, đối với cấp xã, tỉnh sẽ sắp xếp 9 đơn vị hành chính cấp xã thành
4 đơn vị Cụ thể: Tại thành phố Bà Rịa, sáp nhập phường Phước Hiệp vàphường Phước Trung Tại huyện Đất Đỏ, sáp nhập xã Lộc An và xã Phước Hội,
Trang 10xã Long Mỹ và thị trấn Phước Hải Huyện Long Điền sáp nhập 3 xã An Nhứt,
An Ngãi và Tam Phước
Huyện Đất Đỏ điều chỉnh địa giới hành chính giữa 2 xã Phước Long Thọ
và Long Tân Huyện Xuyên Mộc cũng điều chỉnh địa giới của xã Hòa Hội vàHòa Hưng để bảo đảm cả 4 đơn vị hành chính đều đạt đủ tiêu chuẩn cả về diệntích tự nhiên và quy mô dân số
1.3 Ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ có vai trò rất quan trọng trong việc xácđịnh đặc điểm, sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như ảnh hưởng đến văn hóa
và môi trường của một địa phương
1.3.1 Thuận lợi
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, mang lại nhiềuthuận lợi cho sự phát triển kinh tế và du lịch Trước hết, tỉnh này nằm ven biểnĐông, sở hữu nhiều bãi biển đẹp và thơ mộng, như bãi Sau, bãi Trước, và nhiềuđảo lớn nhỏ, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước Theo Sở Dulịch tỉnh BR-VT, tổng lượt khách du lịch đến tham quan, vui chơi giải trí, tắmbiển và nghỉ dưỡng tại tỉnh trong tháng 8 năm 2024 ước khoảng hơn 1,65 triệulượt khách, đạt 10,67% kế hoạch năm, tăng 26,92% so tháng cùng kỳ
Vị trí gần TP.Hồ Chí Minh, chỉ cách khoảng 120km, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc kết nối giao thương và vận chuyển hàng hóa Hệ thống giao thôngcũng rất phát triển với nhiều tuyến đường lớn, cảng biển quốc tế như Cảng CáiMép – Thị Vải, góp phần thu hút đầu tư và tăng cường xuất nhập khẩu Vào năm
2019, Cảng Cái Mép đã khai thác thành công 10 tuyến dịch vụ đến khu vực Bắc
Mỹ, châu Âu và một số liên minh hãng tàu lớn nhất thế giới Theo báo cáo thống
kê năm 2022, sản lượng hàng hóa cung cấp tại cảng Cái Mép - Thị Vải đã lên tớihơn 106 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng khoảng 15%/năm
Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu còn là trung tâm của ngành công nghiệp dầukhí với nhiều cơ sở chế biến và dịch vụ hỗ trợ, tạo ra nguồn việc làm và thunhập ổn định cho người dân Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầukhí đã thúc đẩy nền kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng mạnh mẽ: GDPtrong giai đoạn 1992-2005, kể cả dầu khí, tăng bình quân 14,7%/năm; GDP bình
6
Trang 11quân đầu người năm 2005, kể cả dầu khí, đạt khoảng 7.050 USD, gấp 7,2 lần sovới năm 1992 (khi mới thành lập tỉnh).
Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm của cả nước trong các lĩnh vựcnăng lượng (6 tỉ kWh/năm), sản xuất phân bón (800.000 tấn urê/năm), luyện cánthép (2 triệu tấn/năm)
Những yếu tố này không chỉ thúc đẩy kinh tế địa phương mà còn nângcao đời sống người dân, khẳng định vị trí chiến lược của tỉnh trong khu vực phíaNam
1.3.2 Khó khăn
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mặc dù nổi bật với vị trí ven biển và là cửa ngõ
ra biển Đông, vẫn phải đối mặt với một số khó khăn do vị trí địa lý của mình BàRịa - Vũng Tàu nằm gần khu vực kinh tế lớn của TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên,việc giao thông từ các khu vực lân cận đến tỉnh này thường xuyên gặp tắcnghẽn, nhất là vào các dịp lễ tết Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc lưuthông hàng hóa mà còn làm giảm sức hút của tỉnh đối với du khách và nhà đầu
tư Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có nhiều đồi núi và địa hình phức tạp, khiến choviệc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nội bộ, gặp nhiều khó khăn
Trang 12CHƯƠNG II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Địa hình
2.1.1.1 Đặc điểm chung địa hình tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núibán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển
Trong đó bán đảo Vũng Tàu là một bán đảo dài và hẹp với diện tích 82,86km2 và có độ cao trung bình tầm 3 – 4m so với mặt nước biển Đối với hải đảobao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn Vùng đồi núi bán trung du thuộcphía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, phần lớn nằm tại thị xã Phú Mỹ và các huyệnXuyên Mộc, Châu Đức Vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm có mộtphần đất tại thị xã Phú Mỹ và các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Bà Rịa Thunglũng đồng bằng ven biển có những đồng lúa nước và xen lẫn những vạt đồi thấp
và rừng thưa với những bãi cát ven biển
Hình 3 Châu Đức - đồi núi bán trung du
8
Trang 13Hình 4 Vũng Tàu – bán đảo
Hình 5 Côn Đảo – hải đảo
Hình 6 Xuyên Mộc - vùng thung lũng đồng bằng ven biển
Trang 14(Nguồnảnh: Atlat tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (n.d.) Địahình Truy xuất ngày03/10/2024 từ https://atlas.baria-vungtau.gov.vn/ThongTinChiTiet.aspx?keymap=K2_1)
Hình 7 Bản đồ địa hình theo độ cao tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
(Nguồn:SởKếHoạch-ĐầuTư,TỉnhBàRịa-VũngTàu.)
2.1.1.2 Các dạng địa hình chính
Bà Rịa – Vũng Tàu có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho bốtrí sử dụng đất, có 3 dạng địa hình chính như sau:
2.1.1.2.1 Dạng địa hình đồi núi thấp
Địa hình đồi núi thấp, bao gồm các núi rải rác, với độ cao thay đổi từ 200– 700m, trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh Mây Tào cao 704m ở ranh giới phíaĐông giáp tỉnh Bình Thuận Ở phía Tây có 03 cụm núi trung bình là núi ChâuViên cao 327m, núi Ngang 214m, núi Hòn Thung 210m, núi Dinh 491m, núiTóc Tiên 428m, núi Nghệ 203m, núi Ngựa 183m, núi Lớn 245m Các núi này
10
Trang 15đều có độ dốc rất cao, cấu tạo bởi đá macma axit hạt thô, thảm thực vật cạn kiệt
và tầng đất mỏng
2.1.1.2.2 Dạng địa hình đồi lượn sóng
Địa hình đồi lượn sóng có độ cao từ 20-150m, bao gồm những đồi đấtbazan, tạo những dòng chảy chạy theo hướng Bắc xuống Tây Nam Trái ngượcvới những núi thấp, địa hình này bằng, thoải, độ dốc chỉ khoảng 1-8 độ Loại địahình này chiếm diện tích lớn nhất so với các dạng địa hình khác, bao trùm gầnhết khối đất bazan, một ít là phù sa cổ và các cồn cát
2.1.1.2.3 Dạng địa hình đồng bằng
Địa hình đồng bằng có thể chia đồng bằng thành 2 dạng sau:
Thứ nhất, bậc thềm sông có độ cao từ 5-10m, có nơi cao 2-5m dọc theocác con sông và tạo thành từng dải hẹp có độ rộng thay đổi từ 4-5m đến 10-15m.Đất ở đây thường có chất lượng khá tốt, vì vậy hầu hết đã được khai thác và đưavào sử dụng
Thứ hai, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển và đầm mặn: là địahình thấp nhất toàn tỉnh, với cao trình từ 0,3m-2m Thường xuyên ngập triều,mang lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ Địa hình này cấutạo từ những vật liệu không thuần thục, bở rời, có nhiều sét và vật liệu hữu cơ
2.1.2 Khí hậu
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chiahai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có giómùa Tây Nam mang hơi ẩm gây mưa nhiều Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,97°C, tháng thấp nhất khoảng 26,4°C,tháng cao nhất khoảng 29,5°C
Trang 16Biểu đồ 1 Nhiệt độ không khí trung bình của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2017
Trang 17Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão Thời tiết mát mẻ phù hợp chophát triển du lịch và trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê,tiêu, điều,
2.1.3 Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi ở Bà Rịa - Vũng Tàu không lớn như những tỉnh kháctrong khu vực Có 3 con sông lớn nổi bật của tỉnh là sông Thị Vải, sông Dinh vàsông Ray Sông ở đây ngắn, nhỏ, thường có cửa sông rộng và sâu, triều cườngmạnh Vì vậy, rất thích hợp để để xây dựng các cảng nước nước sâu
Hình 8 Sông Thị Vải(Nguồn ảnh: N.G (2023) Cận cảnh dự án cầu Phước An nối Đồng Nai và BàRịa - Vũng Tàu Người lao động Truy xuất ngày 13/10/2024 từhttps://nld.com.vn/can-canh-du-an-cau-phuoc-an-noi-dong-nai-va-ba-ria-vung-tau-196231207144208136.htm)
Trang 18Ngoài ra, Bà Rịa - Vũng Tàu còn có khá nhiều hồ Các hồ tập trung chủyếu ở hai huyện Châu Đức và Xuyên Mộc Một số hồ có diện tích và lượngnước lớn như hồ Đá Đen, hồ Suối Rao, hồ Châu Pha,
Hình 9 Suối Rao(Nguồn ảnh: Đất nền Châu Đức (2023) Truy xuất ngày 13/10/2024 từhttps://www.datnenchauduc.vn/dat-nen-suoi-rao-chau-duc-tiem-nang-cho-nhung-du-an-nghi-duong/)
2.2 Tài nguyên thiên nhiên:
2.2.1 Tài nguyên biển
BR-VT có đường bờ biển dài với nhiều cảnh quan tươi đẹp và ít có thiêntai, rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển Ngoài ra, BR-VT còn có mạng lướisông ngòi chằng chịt chảy ra biển tạo hệ thống rừng ngập mặn có giá trị sinh họccao với nhiều loài động thực vật phong phú và đa dạng Vùng biển của BR-VTrộng gần 100.000 km2 được đánh giá là ngư trường có trữ lượng cá lớn vớinhiều loài cá có giá trị kinh tế cao, đặc biệt, vùng biển BR-VT có trữ lượng dầu
mỏ cao nhất cả nước Nhiều năm qua, BR-VT luôn đi đầu trong cả nước về quản
lý tài nguyên, môi trường biển, hải đảo BR-VT là địa phương điển hình trongviệc xây dựng và phát triển kinh tế biển trong số 28 tỉnh, thành phố ven biển củaViệt Nam
14
Trang 19Theo Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường (KH-CN&MT), đốivới Việt Nam, biển, hải đảo được xác định có vị trí địa lý kinh tế và chính trị hếtsức quan trọng Việt Nam cũng là một trong 10 nước trên thế giới có chỉ số caonhất về đường bờ biển với chiều dài 3.260km; có vùng lãnh hải, vùng đặc quyềnkinh tế, thềm lục địa trải rộng hơn 1 triệu km2 và hơn 3.000 quần đảo… Đây làmột lợi thế để Việt Nam thực hiện chiến lược vươn ra biển, khai thác và làm chủđại dương Trong đó, BR-VT là một trong những địa phương ven biển, có nềnkinh tế biển mạnh, phong phú về ngành nghề: Khai thác dầu khí; khai thác, chếbiến hải sản; du lịch biển - đảo; công nghiệp ven biển Ủy ban KH-CN&MT kỳvọng, BR-VT sẽ có nhiều giải pháp phát triển bền vững tài nguyên biển và hảiđảo Với hơn 300 km chiều dài bờ biển, trong đó có khoảng 156 km là các bãitắm cát thoai thoải, nước biển trong xanh đã thuận lợi phát triển du lịch, hìnhthành các resort cao cấp kết hợp với loại hình du lịch thể thao biển.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, BR-VT đang quy hoạch cảng biển trởthành cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế kết hợp trung chuyển containerquốc tế (loại 1A) gồm các khu chức năng như: Khu Cái Mép, Sao Mai - BếnĐình là khu bến phục vụ hàng tổng hợp, container xuất nhập khẩu trên tuyếnbiển xa; khu Phú Mỹ, Mỹ Xuân trên sông Thị Vải là khu bến cảng tổng hợpcontainer có một số bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho các cơ sở côngnghiệp - dịch vụ quy mô lớn nằm ven sông; Long Sơn là khu bến chuyên dùngcủa liên hợp hóa lọc dầu với bến phao nhập dầu thô cho tàu trọng tải lớn; sôngDinh là khu bến cảng chuyên dùng phục vụ khai thác dầu khí, đóng, sửa giànkhoan biển; Bến Đầm (Côn Đảo) là bến cảng tổng hợp, đầu mối giao lưu hànghóa, hành khách với đất liền; bến tàu khách du lịch tại khu vực Sao Mai - BếnĐình tiếp nhận được tàu chở khách du lịch quốc tế
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 52 dự án cảng biển, đã đưa vào khai thác 26
dự án cảng biển, công suất khoảng 76,5 triệu tấn/năm Tổng khối lượng hàngthông qua hệ thống cảng biển của tỉnh 6 tháng đầu năm 2014 ước 27,9 triệu tấn,trong đó hàng container 10,91 triệu tấn, hàng lỏng 6,98 triệu tấn, hàng thô 10,03triệu tấn, hàng quá cảnh 8,89 triệu tấn Về hạ tầng giao thông đường bộ, đến nay