1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài luận án “tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên Địa bàn tỉnh hà nam trong Điều kiện cách mạng công nghiệp 4 0

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0
Tác giả Trần Quỳnh Hương
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân, TS Ngô Thị Thu Hương
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 919,36 KB

Nội dung

Hơn nữa thực tế hiện nay, qua quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy TCCTKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế về tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức thu nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Vân

2 TS Ngô Thị Thu Hương

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính

Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Tài chính

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

DNNVV ở nước ta đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nguồn thu của ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động Tuy nhiên, các DNNVV vẫn còn phát triển tự phát, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, trình độ quản lý và năng lực tài chính yếu, thị trường nhỏ và khả năng cạnh tranh thấp, chất lượng công tác kế toán trong quản lý vận hành hoạt động kinh doanh của DNNVV còn nhiều hạn chế, [58] Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, vấn đề tổ chức công tác kế toán là nhiệm vụ trọng yếu của các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững Kế toán là công cụ quan trọng trong

hệ thống công cụ quản lý của doanh nghiệp cần phải được đổi mới một cách toàn diện nhằm cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ quá trình điều hành hoạt động cho nhà quản lý

Trong những năm qua khung pháp lý về kế toán cho các DNNVV luôn được hoàn thiện, đã tạo hành lang pháp lý tương đối thống nhất, thuận lợi cho công tác quản lý Nhà nước về tài chính cũng như TCCTKT trong các DNNVV Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0, các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 được ứng dụng vào công tác kế toán ngày càng nhiều, thì các quy định pháp lý về

kế toán hiện chưa theo kịp thực tế để có thể phù hợp với quá trình số hóa và chuyển đổi số trong kế toán Các đơn vị phản ánh vướng mắc trong việc thực hiện ký chứng từ, luân chuyển xử lý chứng từ, lưu trữ tài liệu kế toán,

Hơn nữa thực tế hiện nay, qua quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy TCCTKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế về tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức thu nhận thông tin; tổ chức xử lý và hệ thống hóa thông tin; tổ chức phân tích và cung cấp thông tin; và tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Xuất phát từ những lý do trên, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0” làm luận án tiến sĩ, với mong muốn kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện lý luận và có ý nghĩa thực tiễn nâng cao vai trò của công tác kế toán tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã công bố

Thứ nhất, các công trình khoa học liên quan đến TCCTKT tại các DNNVV trong điều kiện CMCN 4.0 bao gồm nghiên cứu của các tác giả: Ngô Thị Thu Hồng, Bùi Phương Thanh, Nguyễn Văn Dũng, Trương Văn Tú, Nguyễn Đăng Huy,

Trang 4

Vũ Bá Anh, Lê Việt Hà, Đàm Bích Hà, Nguyễn Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Phương Tuyến

Thứ hai, Các công trình khoa học liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT trong điều kiện CMCN 4.0 bao gồm:

Các công trình nghiên cứu của Việt Nam: Nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên, Vũ Thị Thanh Bình, Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo

Các công trình nghiên cứu nước ngoài: Nghiên cứu của Ismail và King, Ivana và Ana,

Meiryani và Susanto, Mona và Anik, Xu và cộng sự, Choi và Mueller, Zang, Rapina, Stoderstrom và Sun

2.2 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu

Một là, về nội dung nghiên cứu theo 3 nội dung chủ yếu là TCCTKT trong điều kiện ứng dụng CNTT, hệ thống thông tin kế toán, các nhân tố ảnh hưởng đến HTTTKT trong điều kiện ứng dụng CNTT Hai là, đối tượng nghiên cứu của các công trình nghiên cứu rất đa dạng như mô hình công ty mẹ - công ty con, công ty cổ phần, DNNVV Ba là, phạm vi nghiên cứu, các công trình đã nghiên cứu về các lĩnh vực sản xuất, thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu, xây dựng, khai thác, vận tải, Về không gian nghiên cứu đã đề cập trong phạm vi các nước trên thế giới, cả nước, khu vực, địa phương, ngành và DN Bốn là, phương pháp thu thập số liệu bao gồm cả khảo sát trực tiếp, thu thập số liệu từ các báo cáo của các cơ quan,

tổ chức, DN và các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước, phương pháp xử lý số liệu kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng

Nhìn chung, các công trình trên mới tập trung phân tích về TCCTKT của các

DN trong các lĩnh vực, ngành nghề SXKD, ở các phạm vi, địa bàn khác nhau Một

số đề tài đã nghiên cứu về TCCTKT trong bối cảnh ứng dụng CNTT, tuy nhiên cũng chỉ mới dừng lại ở việc ứng dụng trong môi trường CNTT đơn giản Hiện vẫn còn rất ít các đề tài nghiên cứu về TCCTKT trong điều kiện CMCN 4.0 Đây là một hạn chế để tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu phát triển trong luận án của mình

Các nghiên cứu về TCCTKT trong DN luôn gắn liền với bối cảnh, không gian và thời gian nghiên cứu Do đó, kết quả của các nghiên cứu trước đây có thể không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại Với mỗi thời kỳ khác nhau, sự phát triển của kinh tế xã hội cũng khác nhau nên các đề tài nghiên cứu chỉ có thể đạt được những kết quả tương ứng với thời gian nghiên cứu Khi có sự thay đổi về thời gian cũng như trình độ phát triển của kinh tế xã hội thì cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu các vấn đề còn hạn chế trước đây

Trang 5

Mặt khác, các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT trong điều kiện cuộc CMCN 4.0 trong các DN SXKD cũng chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu Các nghiên cứu phần lớn tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoặc tính phù hợp của HTTTKT hoặc sự thành công của HTTTK nói chung, chứ cũng chưa có nghiên cứu nào về các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT trong các DN trong điều kiện CMCN 4.0 Hơn nữa, chưa có nghiên cứu trường hợp cụ thể đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Nhằm khắc phục khoảng trống này, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0”

3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu:

- Mục tiêu tổng quát: Thực hiện nghiên cứu nhằm hoàn thiện TCCTKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện CMCN 4.0

- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: (1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về TCCTKT trong các

DN, (2) Phân tích thực trạng TCCTKT trong điều kiện CMCN 4.0 tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam, (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện CMCN 4.0, (4) Đề xuất kiến nghị giải pháp hoàn thiện TCCTKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian tới

Câu hỏi nghiên cứu:

Một là, Thành tựu CMCN 4.0 ảnh hưởng như thế nào đến TCCTKT?

Hai là, Lý luận về TCCTKT trong điều kiện CMCN 4.0 như thế nào?

Ba là, Thực trạng TCCTKT trong điều kiện CMCN 4.0 tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện nay như thế nào?

Bốn là, Các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện CMCN 4.0?

Năm là, Cần phải làm gì để hoàn thiện TCCTKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian tới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về TCCTKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam (dưới góc độ KTTC)

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: TCCTKT tại các DNNVV trong điều kiện CMCN 4.0 theo hướng tiếp cận nội dung TCCTKT theo quy trình kế toán bao gồm tổ chức bộ máy

kế toán; tổ chức thu nhận thông tin kế toán; tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin

kế toán; tổ chức cung cấp thông tin kế toán và tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Trang 6

- Về không gian: Luận án nghiên cứu về các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam Luận án không nghiên cứu các doanh nghiệp siêu nhỏ và các doanh nghiệp trong khu vực Nhà nước, hay doanh nghiệp FDI, hay các doanh nghiệp thuê dịch vụ

kế toán

- Thời gian: Dữ liệu thứ cấp được sử dụng từ năm 2019 - 2023 Dữ liệu sơ cấp được khảo sát tại năm 2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được thực hiện bởi hai phương pháp là phương pháp tổng hợp, phân tích lý thuyết và phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên bộ số liệu thu thập được từ quá trình khảo sát thông qua phiếu khảo sát được gửi đến các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam với mục đích đánh giá về thực trạng TCCTKT trong các DN này và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT trong các DNNVV trên địa bàn tỉnh

Hà Nam trong điều kiện CMCN 4.0

Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nguồn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn do các nghiên cứu, khảo sát; các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, các dữ liệu do cơ quan thống kê thực hiện thu thập

Nguồn dữ liệu sơ cấp: Nguồn dữ liệu sơ cấp là dữ liệu tác giả tự thu thập, khảo sát, và phỏng vấn sâu Dữ liệu sơ cấp sử dụng trong luận án bao gồm các số liệu khảo sát

về thực trạng tổ chức công tác kế toán và khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện CMCN 4.0

Tổng thể nghiên cứu là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam không phân biệt lĩnh vực hoạt động và loại hình DN Về phương pháp chọn mẫu khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Tác giả đã phát ra 630 phiếu, kết quả bị hao hụt do đối tượng không trả lời Bảng hỏi nên chỉ thu về 225 phiếu Sau khi loại trừ các phiếu không hợp lệ do thiếu thông tin, hoặc không thuộc đối tượng nghiên cứu, số phiếu thu về đủ điều kiện để tiến hành phân tích là 208 phiếu

Về việc xử lý và trình bày kết quả khảo sát: Sau khi tiến hành điều tra khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu , kết quả khảo sát được tác giả xử lý, tổng hợp, phân tích bằng phương pháp thống kê Ngoài ra sau khi có các phản hồi từ cuộc khảo sát, việc kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu sẽ được thực hiện thông qua

dữ liệu thu thập được và kết hợp với sử dụng phần mềm SPSS 20

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

+ Luận án đã khái quát hóa lý luận chung về TCCTKT trong DN; phân tích các đặc điểm hoạt động của các DNNVV; và chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng chi phối đến TCCTKT trong các DN trong điều kiện CMCN 4.0

Trang 7

 Về mặt thực tiễn:

+ Luận án đã nghiên cứu các đặc điểm của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT trong các DN này trong điều kiện CMCN 4.0;

+ Luận án đã khảo sát, phân tích nội dung TCCTKT theo quy trình kế toán Kết quả đánh giá chỉ ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này

+ Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, luận án đề xuất những phương hướng, các giải pháp thiết thực để hoàn thiện TCCTKT tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Hà Nam

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp

trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0

1.1 Cuộc CMCN 4.0 và sự ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp

1.1.1 Cách mạng công nghiệp 4.0

Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0:

Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hoá sản xuất Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất Bây giờ, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học

Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, CMCN 4.0 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, internet kết nối vạn vật và internet của các dịch vụ

Trang 8

Đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0:

- Cuộc CMCN 4.0 là sự kết hợp giữa hệ thống thực và hệ thống ảo, dựa trên nền tảng công nghệ số, xử lý dữ liệu lớn

- Việc ứng dụng các thiết bị thông minh, CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi toàn bộ quy trình quản lý, sản xuất

- CMCN4.0 dựa trên nền tảng thành tựu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, hóa học, khoa học xã hội và nhân văn, các lĩnh vực khoa học công nghệ

- CMCN4.0 làm thay đổi khái niệm về đổi mới công nghệ

Một số công nghệ nền tảng của CMCN 4.0:

- Điện toán đám mây (Cloud computing):

- Công nghệ chuỗi khối (Blockchain):

- Internet vạn vật (Internet of Things):

- Dữ liệu lớn (Big data):

Ngoài ra còn một số công nghệ nền tảng khác nữa như: trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence), thực tế ảo VR (Virtual Reality), thực tế ảo tăng cường AR (Augmented Reality), công nghệ nano,

1.1.2 Khái quát về DNNVV

Các quốc gia trên thế giới sử dụng hai nhóm tiêu thức phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng, để định nghĩa DNNVV Tiêu chí định tính, dựa trên đặc trưng cơ bản của các DNNVV như chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản

lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp; còn tiêu chí định lượng, thường gồm các chỉ tiêu về số lao động bình quân, tổng giá trị tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận Mặc dù vậy, tiêu thức xác định DNNVV không giống nhau ở các quốc gia khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn của DNNVV được quy định trong Nghị định 80/2021/NĐ- CP ngày 26/08/2021 của Chính phủ DNNVV có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia:

Thứ nhất, về mặt kinh tế:

- DNNVV chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu DN của nền kinh tế và có xu thế gia tăng ngày càng mạnh mẽ

- DNNVV giữ vai trò then chốt trong sự duy trì và thúc đẩy phát triển kinh tế

- DNNVV khai thác và phát huy được lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Giúp cho nền kinh tế thị trường năng động hơn

Thứ hai, về mặt xã hội: DNNVV tạo việc làm, góp phần giải quyết thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị xã hội

1.1.3 Khái niệm, vai trò, và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán

Trang 9

1.1.3.1 Khái niệm tổ chức công tác kế toán trong DN

của các nhà khoa học trường Đại học Kinh tế quốc dân, Quan điểm của tác giả Ngô Thị Thu Hồng, Quan điểm của các nhà khoa học trường Học viện Tài chính, Quan điểm của tác giả Nguyễn Phước Bảo Ân và cộng sự, Quan điểm của tác giả Vương Thị Bạch Tuyết,

Theo tác giả khái niệm về TCCTKT là: "Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức, sắp xếp nhân sự theo từng phần hành kế toán, sử dụng các phương pháp kế toán phù hợp với việc thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp nằm đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ công tác quản lý trong doanh nghiệp"

1.1.3.2 Vai trò của tổ chức công tác kế toán trong DN

- Đảm bảo việc cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính của DN một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ, giúp các bên liên quan có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời

- Đảm bảo các tài sản và nguồn vốn của công ty được ghi chép, theo dõi, phản ánh

và giám sát chặt chẽ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty

- Giúp cho kế toán thực hiện tốt yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của mình trong hệ thống các công cụ quản lý

- Giúp cho DN có được bộ máy kế toán gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán

1.1.3.3 Các nguyên tắc TCCTKT trong DN

Thứ nhất, TCCTKT trong các DN cần tuân thủ khung pháp lý về kế toán

Thứ hai, TCCTKT cần phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của

DN và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kế tại DN

Thứ ba, TCCTKT cần đảm bảo nguyên tắc hiệu quả và có tính khả thi

Thứ tư, TCCTKT cần đảm bảo nguyên tắc thống nhất

1.1.4 Ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đối với TCCTKT trong DN

CMCN 4.0 đã thay đổi phương thức quản lý, quản trị, điều hành của doanh nghiệp, trong đó có công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của đơn vị

Đối với lĩnh vực kế toán, CMCN 4.0 mở ra cơ hội tiếp cận những phần mềm

kế toán trực tuyến dựa trên công nghệ điện toán đám mây với rất nhiều tiện ích, chi phí phù hợp Việc áp dụng trí tuệ nhân tạo trong kế toán giúp xử lý số lượng dữ liệu đạt hiệu quả tốt nhất, và giúp việc phân tích và sử dụng các dữ liệu kế toán ở mức cao và nhanh hơn Dưới ảnh hưởng từ công nghệ mới của CMCN 4.0, quá trình tự động hóa các bước thực hiện các quy trình kế toán, kiểm toán ngày càng phát triển Đồng thời, việc xây dựng được những trung tâm dữ liệu lớn giúp cho khoa học

Trang 10

phân tích và quản lý dữ liệu trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ngày càng có nhiều thuận lợi Bên cạnh đó, tự động hóa giúp cho việc loại trừ sự nhầm lẫn và tối thiểu các lỗi kế toán, kiểm toán

CMCN 4.0 cũng mang lại những rủi ro, thách thức nhất định cho công tác kế toán trong DN:

Thứ nhất, thách thức về việc tiếp cận công nghệ mới

Thứ hai, vướng mắc trong áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế

Thứ ba, các kỹ năng mềm của kế toán viên còn yếu

Thứ tư, thách thức về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng

Thứ năm, thách thức về khuôn khổ pháp lý cho các vấn đề công nghệ mới 1.2 Nội dung TCCTKT trong DN

1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

 Lựa chọn và xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán

Các DN có thể chọn một trong các mô hình tổ chức bộ máy kế toán sau: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung, Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán,

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp (vừa tập trung, vừa phân tán)

 Mô hình TCCTKT tài chính và kế toán quản trị

Mô hình tách biệt giữa KTTC và KTQT, Mô hình kết hợp giữa KTTC và KTQT, Mô hình hỗn hợp

 Tổ chức nhân sự kế toán:

- Xác định tiêu chuẩn nhân sự kế toán

- Phân tích công việc kế toán trong DN

- Xây dựng bản mô tả công việc kế toán

- Xác định quy mô nhân sự trong bộ máy kế toán

- Phân công nhân sự kế toán ở mỗi vị trí công việc trong bộ máy kế toán

Phần tiếp theo luận án phân tích trong điều kiện CMCN 4.0, tác động của chuyển đổi số đến tổ chức bộ máy kế toán như thế nào

1.2.2 Tổ chức thu nhận thông tin kế toán

Thứ nhất, Xây dựng hệ thống danh mục chứng từ

Thứ hai, Thiết kế mẫu biểu chứng từ

Thứ ba, Tổ chức quá trình lập, tiếp nhận, xử lý và luân chuyển chứng từ

Thứ tư, Tổ chức kiểm tra chứng từ:

Thứ năm, Tổ chức bảo quản, lữu trữ và hủy bỏ chứng từ kế toán

Trong từng phần tác giả đều phân tích làm rõ ảnh hưởng của CMCN 4.0 đến quá trình tổ chức thu nhận thông tin kế toán

1.2.3 Tổ chức hệ thống hóa, xử lý thông tin kế toán

 Tổ chức lựa chọn, áp dụng các chính sách kế toán

Trang 11

 Tổ chức vận dụng phương pháp tính giá:

Luận án làm rõ một số nội dung trong tổ chức vận dụng phương pháp tính giá và đặc điểm của phương pháp này trong điều kiện ứng dụng CNTT

 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Thứ nhất, Thiết lập tài khoản cần sử dụng

Thứ hai, phê duyệt hệ thống TKKT

Thứ ba, tổ chức ghi chép các giao dịch phát sinh vào tài khoản

 Tổ chức vận dụng hình thức kế toán và hệ thống sổ kế toán

Hình thức tổ chức sổ kế toán là biểu hiện của việc tổ chức hệ thống sổ kế toán

để thực hiện các công việc kế toán trong một đơn vị hạch toán bao gồm số lượng, kết cấu, mẫu sổ, nội dung các mẫu sổ, trình tự phương pháp ghi sổ và mối quan hệ giữa chứng từ và sổ sách, giữa sổ sách với sổ sách, giữa sổ sách và báo cáo kế toán

Sổ kế toán bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết

1.2.4 Tổ chức cung cấp thông tin kế toán

Tổ chức lập và công khai báo cáo tài chính

Hệ thống BCTC năm áp dụng cho các DNNVV gồm, báo cáo bắt buộc (BC tình hình TC, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bản thuyết minh BCTC) BCTC gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản Báo cáo không bắt buộc là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Ngoài ra, DN có thể lập thêm các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của DN

BCTC là phương thức quan trọng để chuyển tải TTKT của DN đến các đối tượng sử dụng để ra quyết định kinh tế Do vậy các BCTC sau khi được lập phải tổ chức công khai thông tin báo cáo cho các đối tượng sử dụng bên trong và bên ngoài

DN theo các hình thức phù hợp

Tổ chức phân tích thông tin kế toán

- Tổ chức lập kế hoạch phân tích

- Tổ chức thực hiện công tác phân tích

- Tổ chức báo cáo kết quả phân tích

1.2.5 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Nội dung tổ chức kiểm tra kế toán

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, các nguyên tắc và phương pháp thực hiện trong tất cả các khâu TCCTKT như về chứng từ kế toán, tài khoản

kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán ;

- Kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm theo quyền hạn của kế toán trưởng trong chỉ đạo,

tổ chức, phân công, điều hành các hoạt động của bộ máy kế toán; kết quả, hiệu quả làm việc của bộ máy kế toán; mối quan hệ và sự phối hợp giữa bộ phận kế toán với các

bộ phận khác khi thực hiện công việc

Trang 12

Về thời điểm kiểm tra kế toán: có thể thực hiện kiểm tra thường kỳ hoặc kiểm tra bất thường:

Công tác kiểm tra kế toán trong DN có thể gồm các nội dung sau:

- Lập kế hoạch kiểm tra

- Tiến hành kiểm tra

- Kết luận kiểm tra

Trong điều kiện ứng dụng CNTT thì cách thức, phương pháp kiểm tra kế toán cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán tại các DN trong điều kiện CMCN 4.0

1.3.1 Các lý thuyết nền tảng

- Lý thuyết dựa trên nguồn lực (RBV)

- Lý thuyết Công nghệ - Tổ chức – Môi trường (TOE)

- Lý thuyết thể chế (Institutional theory)

- Lý thuyết ngẫu nhiên

1.3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TCCTKT tại các DN trong điều kiện CMCN 4.0 bao gồm 7 nhân tố sau: (1) Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao; (2) Kiến thức của người quản lý; (3) Cơ sở hạ tầng CNTT; (4) Quy mô của doanh nghiệp; (5) Môi trường pháp lý; (6) Kiểm soát nội bộ; (7) Đội ngũ làm công tác kế toán

Các biến trong mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao tác động cùng chiều lên TCCTKT trong điều kiện CMCN 4.0

Giả thuyết H2: Kiến thức của nhà quản lý tác động cùng chiều lên TCCTKT trong điều kiện CMCN 4.0

Giả thuyết H3: Hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán trong điều kiện CMCN 4.0

Giả thuyết H4: Quy mô DN tác động cùng chiều (+) đến tổ chức công tác kế toán trong điều kiện CMCN 4.0

Giả thuyết H5: Hệ thống pháp lý tác động cùng chiều (+) đến Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện CMCN 4.0

Giả thuyết H6: Kiểm soát nội bộ tác động cùng chiều (+) đến Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện CNCN 4.0

Giả thuyết H7: Nguồn nhân lực kế toán tác động cùng chiều (+) đến Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện CMCN 4.0

Trang 13

1.4 Kinh nghiệm ứng dụng một số thành tựu của CMCN 4.0 trong lĩnh vực

kế toán ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- Hàn Quốc: Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc ứng dụng một số công nghệ điện toán đám mây, công nghệ AI, công nghệ Big Data, công nghệ Blockchain vào lĩnh vực kế toán

- Kinh nghiệm về áp dụng hệ thống hóa đơn điện tử quốc gia (KSeF) và quy trình số hóa dữ liệu của Ba Lan

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

Một là, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển lĩnh vực kế toán trong cả ngắn hạn và dài

Hai là, Chính phủ, các cơ quan chuyên môn có liên quan tiếp tục truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về Chuyển đổi số

Ba là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng những thay đổi trong lĩnh vực kế toán

Bốn là, đặc biệt chú trọng đến an ninh thông tin và bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp Năm là, bản thân doanh nghiệp cần tự tìm tòi, nghiên cứu, đặt ra yêu cầu về Chuyển đổi số của mình

Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0

2.1 Khái quát về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam

2.1.1 Tổng quan về các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Hà Nam nằm ở phía Tây - Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ Tỉnh Hà Nam cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km, và là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển KT-XH của tỉnh, cho việc giao lưu kinh tế, và văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc bộ Từ 2010 đến nay, kinh tế - xã hội của Hà Nam đã có những phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng

Các DN trên địa bàn tỉnh đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Tại thời điểm cuối tháng 12 năm 2022, Hà Nam có tổng số 1251 DNNVV 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV Hà Nam

- Về lĩnh vực HĐKD: Các DNNVV trên địa bàn tỉnh hoạt động trong ngành SXCN và XD chiếm 80.3%; thương mại và dịch vụ chiếm 18.8%; nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm 0.9%

Ngày đăng: 20/10/2024, 15:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN