Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chủ lực cấp tỉnh trong điều kiện hội nhập .... Phân tích ma trận SWOT về điều kiện tự nhiên, ki
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG VĂN TOÀN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH KIÊN GIANG
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Trang 2HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG VĂN TOÀN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH KIÊN GIANG
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 9 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG
TS ĐỖ MINH NHỰT
HÀ NỘI, 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Dương Văn Toàn
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: T NG QU N C C C NG TR N NG I N CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 09
1.1 Các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án 09 1.2 Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận
án và khoảng trống cần nghiên cứu 29
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 32
2.1 Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chủ lực trong điều kiện hội nhập 32 2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chủ lực cấp tỉnh trong điều kiện hội nhập 40 2.3 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản chủ lực trong điều kiện hội nhập và bài học rút ra cho tỉnh Kiên Giang 65
Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈN KI N GI NG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP GIAI ĐOẠN 2011 - 2018 75
3.1 Phân tích ma trận SWOT về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chủ lực trong điều kiện hội nhập ở tỉnh Kiên Giang 75 3.2 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản chủ lực tỉnh Kiên Giang 80 3.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chủ lực tỉnh Kiên Giang 112
Chương 4: P ƯƠNG ƯỚNG VÀ GIẢI P P NÂNG C O NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH KIÊN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN 2030 124
4.1 Phương hướng cơ bản năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chủ lực tỉnh Kiên Giang trong điều kiện hội nhập 124 4.2 Giải pháp nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chủ lực tỉnh Kiên Giang trong điều kiện hội nhập 134
KẾT LUẬN 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ C NG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC 171
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN : Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á) AFTA : Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
BĐKH : Biến đổi khí hậu
CMCN 4.0 : Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
CPTPP : Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương DTTN : Diện tích tự nhiên
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
EU : Liên minh châu Âu
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA : Hiệp định Thương mại tự do
GDP : Tổng sản phẩm trong nước
HNSCL : Hàng nông sản chủ lực
KHCN : Khoa học công nghệ
NLCT : Năng lực cạnh tranh
OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới
ODA : Viện trợ phát triển chính thức
NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
TGLX : Tứ giác Long Xuyên
UBND : Ủy ban nhân dân
USAID : Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Trang Bảng 3.1: So sánh chất lượng gạo của Việt Nam với các đối thủ cạnh
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Trang Biểu đồ 3.1: Cơ cấu mặt hàng gạo xuất khẩu của Kiên Giang
Biểu đồ 3.2: Số lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Kiên Giang
Biểu đồ 3.3: Tổng hợp cơ cấu ngành nông nghiệp Kiên Giang
Biểu đồ 3.4: Bình quân giá trị thu được trên 1 ha của Kiên Giang
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, nhiều khu vực mậu dịch tự do được thành lập, nhiều hiệp định mậu dịch song phương,
đa phương được ký kết với những cam kết ngày càng cao đặc biệt là phải giảm và tiến tới bãi bỏ các hàng rào thuế quan, ranh giới giữa thị trường trong
và ngoài nước dần được xóa bỏ Nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) của hàng nông sản chủ lực (HNSCL) là yêu cầu sống còn của ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Hội nhập đã mở ra nhiều thuận lợi: thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, thu hút được nhiều vốn đầu tư, nguồn viện trợ của các nước và các định chế tài chính quốc tế, tiếp nhận công nghệ sản xuất và kinh nghiệm quản lý thúc đẩy kinh tế phát triển Bên cạnh
đó, nông nghiệp Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức lớn, sức ép cạnh tranh ngày càng quyết liệt không chỉ trên thị trường thế giới mà cả trên thị trường nội địa
Là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nhiều lợi thế cho phát triển sản xuất nông nghiệp, Kiên Giang luôn coi nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IX, X của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang về phát triển nông nghiệp, nâng cao NLCT của HNSCL của Tỉnh, Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản: Báo cáo số 33-BC/TU, ngày 24/05/2011 [96]; số 52-BC/TU, ngày 26/08/2011 [97]; số 127-BC/TU, ngày 21/06/2012 [98]; số 143-BC/TU, ngày 27/07/2012 [99]; số 203-BC/TU, ngày 18/04/2013 [103]; số 234-BC/TU, ngày 27/08/2013 [104]; số 386-BC/TU, ngày 24/06/2015 [106]; Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 27/02/2013 [101]; Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 08/03/2013 [102]
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh đã ban hành các văn bản: Kế hoạch số 28/KH-UBND, ngày 25/03/2013
Trang 92
[126]; số 88/KH-UBND, ngày 02/08/2016 [131]; số 95/KH-UBND, ngày 16/08/2016 [132]; số 114/KH-UBND, ngày 10/10/2016 [133]; số 80/KH-UBND, ngày 06/06/2017 [135]; Chương trình hành động số 112/Tr-80/KH-UBND, ngày 24/03/2011 [125]; Quyết định số 1105/QĐ-UBND, ngày 23/05/2014 [127]; số 1919/QĐ-UBND, ngày 7/9/2015 [129]; số 405/QĐ-UBND, ngày 24/02/2016 [130]
Kết quả là, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2011-2018 bình quân đạt trên 6% Nông nghiệp chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm, thu nhập và đời sống của 56,4% lực lượng lao động, 72% dân số trong tỉnh Sản lượng lương thực hàng năm đạt trên 4 triệu tấn, khai thác trên 460.000 tấn thủy hải sản [4] Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, NLCT của HNSCL tỉnh Kiên Giang đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn
đó là: việc mở cửa thị trường khiến hàng nông sản từ các nước nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thương hiệu, công tác xúc tiến thương mại và truyền thông của họ rất tốt; sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo bộ ở nhiều nước; chiến tranh thương mại leo thang; những yêu cầu ngày càng cao của thị trường đối với hàng nông sản không chỉ là năng suất, chất lượng mà còn về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ, sự thân thiện với môi trường, Những khó khăn nội tại cũng dần bộc lộ, đó là: Cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp chưa cao; Suy kiệt tài nguyên đất, nước và môi trường sản xuất lúa ngày càng nhiều; Năng suất và chất lượng nông sản chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu của thị trường trong điều kiện hội nhập; Chưa chú trọng xây dựng thương hiệu cho HNSCL; Chủ thể sản xuất chính, chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong nông nghiệp là hộ nông dân chưa được
Trang 103
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước mặn xâm thực diễn ra trên diện rộng gây ra nhiều tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH Theo kịch bản được các chuyên gia dự báo vào năm 2100, khu vực ĐBSCL sẽ là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất, tình trạng nước biển dâng có thể nhấn chìm khoảng 90% diện tích tự nhiên khu vực này [25, tr.7] Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và năng suất, chất lượng HNSCL, tình trạng này đang đặt ra những yêu cầu mới trong việc tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp của các tỉnh trong khu vực
Việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) vào trong sản xuất HNSCL đòi hỏi chủ thể sản xuất cần
có những nhận thức mới, cách làm mới Vì vậy, vấn đề NLCT của HNSCL là vấn đề có ý ngĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X (2015 - 2020) yêu cầu: “thực hiện tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với xây dựng nông thôn mới Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế (lúa gạo, tôm, cá ), gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ Hình thành vùng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn, triển khai nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên Phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Phát triển mạnh công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông, thủy sản” [95, tr.109-110]
Nông nghiệp là ngành kinh tế chiến lược của tỉnh Kiên Giang trong đó lúa gạo và tôm là hai mặt hàng chủ lực, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP, liên quan đến sinh kế của phần lớn dân cư Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội, nâng cao đời sống nhân
Trang 114
dân, giải quyết những khó khăn, thách thức nêu trên, cần có những nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết đánh giá thực trạng NLCT của HNSCL, tìm giải pháp nâng cao NLCT của HNSCL của tỉnh trong điều kiện hội nhập Để góp phần giải quyết vấn đề
này, nghiên cứu sinh lựa chọn: “Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản chủ
lực tỉnh Kiên Giang trong điều kiện hội nhập” làm đề tài luận án tiến sĩ
chuyên ngành Kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải lý luận và thực tiễn về NLCT của HNSCL trong điều kiện hội nhập; luận án phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao NLCT của HNSCL của tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau đây:
Một là, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về NLCT của HNSCL
trong điều kiện hội nhập dưới góc độ kinh tế chính trị
Hai là, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NLCT của HNSCL trong điều
kiện hội nhập Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của HNSCL
trong điều kiện hội nhập
Ba là, phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của HNSCL tỉnh Kiên
Giang giai đoạn 2011 - 2018, những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao NLCT của
HNSCL tỉnh Kiên Giang trong điều kiện hội nhập đến năm 2025 tầm nhìn đến
Trang 125
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những yếu tố cấu thành NLCT của HNSCL của địa phương cấp tỉnh trong điều kiện hội nhập tiếp cận theo góc độ giá trị sử dụng; giá trị, giá cả; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Kiên Giang có nhiều thuận lợi trong phát triển hàng nông sản Các sản phẩm tương đối đa dạng gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu NLCT của 2 mặt hàng nông sản chủ lực tỉnh Kiên Giang
là lúa gạo và tôm bao gồm: Đặc điểm và quan niệm về NLCT của HNSCL; nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng NLCT của HNSCL trong điều kiện hội nhập; thực trạng và giải pháp nâng cao NLCT của HNSCL tỉnh Kiên Giang trong điều kiện hội nhập
Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu, khảo sát các vấn đề liên quan đến NLCT của HNSCL của tỉnh Kiên Giang trong điều kiện hội nhập giai đoạn
2011 – 2018, đề xuất giải pháp đến 2025 tầm nhìn đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước để xem xét, đánh giá NLCT của HNSCL trong điều kiện hội nhập Đồng thời luận án cũng vận dụng những lý thuyết kinh tế học hiện đại liên quan tới đề tài nghiên cứu như chuỗi giá trị, liên kết kinh tế, vai trò của cơ quan nhà nước, kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chung:
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
Trang 136
chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu, làm rõ đối tượng là NLCT của HNSCL của địa phương cấp tỉnh trong điều kiện hội nhập
Các phương pháp cụ thể:
Luận án sử dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế chính trị gồm phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ thống, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp thu thập tài liệu thông qua các kênh thông tin chính thức của địa phương, phương pháp phân tích chỉ số và so sánh, nhằm đánh giá kết quả, hạn chế của năng lực cạnh tranh HNSCL tỉnh Kiên Giang trong điều kiện hội nhập
Chương 1, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic, phương pháp hệ thống, Trong đó: phương pháp hệ thống và logic được áp dụng để sắp xếp các công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài luận
án theo từng nội dung luận án tiếp cận đảm bảo tính logic và khoa học Phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp trừu tượng hóa khoa học được áp dụng để phân tích làm rõ các kết quả mà các công trình nghiên cứu trước đây đã đạt được, đồng thời chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung
Chương 2, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích chỉ số và so sánh Trong đó:
Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp logic, phương pháp phân tích