Với những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Tác động của du lịch công cộng đến môitrường biển Nha Trang” để tìm ra thực trạng và đưa ra những biện pháp cải thiện, giúp cho du lịch bền vững t
Trang 1KHOA: KINH DOANH VÀ LUẬT
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG
Trang 2HK1 NĂM HỌC 2023-2024 PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN MÔN: DU LỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG
- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font,
số trang, mục lục, bảng biểu, danh mục tài
liệu tham khảo …).
- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích
dẫn tài liệu tham khảo.
-Trình bày đẹp, văn phong sáng, không tối
nghĩa.
1,0
0,5 0,5
2
Nội dung
Lời mở đầu: Trình bày tóm tắt nội dung và
Chương 1: Tổng quan đề tài (Cơ sở lý
Chương 2: Chuyên sâu, phân tích đề tài 2,5
Chương 3: Kết luận và giải pháp đề tài 2,0
Điểm chữ: ……… (Làm tròn đến 1 số thập phân)
Trang 3Giảng viên (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4MỤC LỤC
PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN 2
MỤC LỤC 3
LỜI CẢM ƠN 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH BIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 7
1.1 Du lịch biển 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Lịch sử phát triển 7
1.1.3 Đặc điểm 8
1.1.4 Xu thế, triển vọng 8
1.2 Môi trường 9
1.2.1 Khái niệm 9
1.2.2 Môi trường du lịch tự nhiên 9
1.3 Tác động của du lịch biển tới môi trường tự nhiên 10
1.3.1 Các tác động tích cực 11
1.3.2 Các tác động tiêu cực 11
1.3.3 Tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch biển 15
1.3.3.1 Các hoạt động phát triển du lịch thiếu quy hoạch 15
1.3.3.2 Mâu thuẫn trong phát triển nghề biển truyền thống 16
1.3.3.3 Tác động đến các hệ sinh thái 16
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG BIỂN NHA TRANG VÀ DU LỊCH CÔNG CỘNG 17
2.1 Khái quát về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 17
2.1.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên 17
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 18
2.1.3 Các tiềm năng của thành phố Nha Trang 19
2.2 Du lịch công cộng 20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DU LỊCH HIỆN NAY TẠI NHA TRANG VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BIỂN 21
Trang 53.1 Thực trạng du lịch hiện nay tại Nha Trang 21
3.1.1 Thống kê số liệu và tình hình du khách đến Nha Trang từ năm 2023 đến nay 21
3.1.2 Một số hạn chế ảnh hưởng đến phát triển du lịch Nha Trang 23
3.2 Tác động đến môi trường biển 24
3.2.1 Các yếu tố môi trường bị tác động 26
3.2.1.1 Môi trường đất 26
3.2.1.2 Môi trường nước biển ven bờ 26
3.2.1.3 Môi trường nước ngầm 27
3.2.1.5 Đa dạng sinh học 29
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI NHA TRANG 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn – SIU đã đưa môn “Du lịch và môi trường” vào chương trình đào tạo Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – TS Thầy Trần Thanh Tuấn đã hỗ trợ, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học, em đã tích lũy thêm cho cho bản thân nhiều kiến thức
bổ ích “Du lịch và môi trường” là môn học thú vị, gần gũi và có tính thực tế cao, đối với
em, tiếp nhận những kiến thức như thế rất có lợi cho quá trình học tập sắp tới cũng như là công việc sau này.
Vì thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được góp ý từ Thầy để tài liệu được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 2 tháng 4 năm 2024
Hà Trần Nhật Ánh
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa,Việt Nam Đây là một trong các đô thịloại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biểnĐông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó
Dân số thành phố Nha Trang dao động trong khoảng 370.000 người, cộng thêmkhoảng 5.000 cư dân sinh sống trên các đảo; ngoài ra mỗi năm, vịnh Nha Trang đónkhoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch Dân số và du lịch phát triển, kéo theo lượng rác khổng
lồ tấn công vịnh Nha Trang
Theo thống kê của Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày cókhoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổxuống biển khoảng 1 tấn rác nữa Hiện có khoảng 380 lồng với gần 9.000 bè nuôi tômhùm trên vịnh Nha Trang, thải ra không biết cơ man thức ăn thừa, bên cạnh đó là chất thải
từ vô số nhà vệ sinh không có hầm chứa trên mặt nước
Vùng lõi Hòn Mun là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên mùa du lịch caođiểm, mỗi ngày có khoảng 40 tàu thuyền du lịch cùng với 500-600 khách qua lại, lặn ngắmsan hô và tắm biển Để thực hiện việc mở rộng 1ha mặt đất, chủ đầu tư đã đổ xuống mặtbiển hàng vạn m3 đất đá, xây bờ kè, cầu cảng Vì vậy, khoảng hơn 20ha rừng ngập mặn,
cỏ biển, san hô xung quanh đảo Hòn Tre đã và đang bị các nhà đầu tư chôn vùi khôngthương tiếc
Với những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Tác động của du lịch công cộng đến môitrường biển Nha Trang” để tìm ra thực trạng và đưa ra những biện pháp cải thiện, giúp cho
du lịch bền vững tại Nha Trang ngày càng phát triển hơn
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH BIỂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
CỦA DU LỊCH TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1.1 Du lịch biển
1.1.1 Khái niệm
Du lịch biển là một dạng hoạt động của dân cư vào những thời điểm có điều kiệnthời tiết thuận lợi, ở các vùng biển, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe
Du lịch biển cũng bao gồm hoạt động du lịch trên bãi biển hoặc tại các đảo ngoài biển, do
đó còn có thể gọi là du lịch biển - đảo
1.1.2 Lịch sử phát triển
Du lịch biển là loại hình du lịch ra đời sớm và là một trong hai trào lưu du lịch nổibật ở thế kỷ XVIII, dẫn đến sự phát triển ồ ạt giai đoạn sau đó Ngay trong thời kỳ cổ đại,
đã có những ghi chép liên quan đến hoạt động du lịch các bãi biển miền Tây nước Ý của
cư dân Roma, mà tiêu biểu là vịnh Naples Nhưng DL biển phát triển mạnh mẽ nhất sauthời kỳ Cách mạng Công nghiệp, đặc biệt trong thế kỷ XIX
Một số nhà nghiên cứu cho rằng du lịch biển thu hút khách du lịch trước hết vì mụcđích phục hồi sức khỏe và những bãi biển đẹp là địa điểm nghỉ dưỡng hấp dẫn không chỉvới tầng lớp trung lưu và dân thường mà cả giới thượng lưu Với sự phát triển của cáchmạng Công nghiệp, những rào cản đối với du lịch giảm bớt, người dân có điều kiện thamgia các chuyến đi nhiều hơn thì du lịch biển trở thành một lựa chọn lý tưởng cho nhu cầugiải trí, thư giãn, với những nghiên cứu về du lịch 4S trong địa lý du lịch Du lịch ồ ạt pháttriển mà điểm đến đầu tiên là du lịch ở các bãi biển Vì vậy, một số người đánh đồng dulịch biển với những chuyến nghỉ hè dài ngày “Du lịch biển là một dạng hoạt động của dulịch dài ngày thường được tổ chức vào mùa hè” Ngày nay, hoạt động du lịch biển đã vàđang được đa dạng hóa, phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách du lịch Từ dulịch nghỉ dưỡng, tắm biển, nghiên cứu, tiềm hiểu tài nguyên biển cho đến những loại hìnhthể thao biển như kayking, canoing, scuba driving…
Trang 91.1.3 Đặc điểm
Do tài nguyên du lịch biển phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên đặc biệt là yếu tốkhí hậu nên nhìn chung du lịch biển có tính mùa vụ rõ nét hơn hẳn so với các loại hình dulịch khác Du lịch biển thường diễn ra mạnh mẽ nhất vào những tháng hè vì vậy du lịchbiển đặc trưng bởi tính thời vụ rõ nét (tập trung vào một khoảng thời gian nhất định và lặp
đi lặp lại hàng năm), cường độ lớn Nhìn chung, du lịch biển thường tồn tại với nhiều hìnhthức kết hợp
Mặt khác, phần lớn dân cư và thành phố của thế giới đều nằm ở khu vực ven biển,tốc độ phát triển kinh tế ở các vùng này nói chung đều mạnh hơn so với các nơi khác Trênthực tế, tất cả các dự án phát triển kinh tế, kể cả các dự án phát triển du lịch tại vùng venbiển đều tác động sâu sắc đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên Do đó cần quy hoạch kỹlưỡng để hạn chế hoặc loại trừ những tác động tiêu cực
1.1.4 Xu thế, triển vọng
Cho đến nay, du lịch biển vẫn là một trong những điểm du lịch thu hút lượng kháchđông nhất trên quy mô toàn thế giới (trên 70%) và cũng là một trong những loại hình đemlại tỷ lệ doanh thu cao nhất trong toàn ngành
Du lịch biển là thế mạnh phát triển của nhiều quốc gia có biển, trong đó có ViệtNam Theo Boris Fabres, cố vấn cao cấp của Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triểnCộng đồng, Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam thì có 80% dukhách chọn biển làm nơi nghỉ ngơi, hơn 70% điểm đến trong nước là biển, kế hoạch củaViệt Nam là tới năm 2020 khu vực biển sẽ đóng góp 50% GDP quốc gia Từ đó có thểthấy được rằng lợi ích của du lịch biển là rất lớn
Việc nâng cao hiệu quả khai thác các sản phẩm du lịch biển đã tận dụng được tiềmnăng tài nguyên biển phục vụ đời sống cộng đồng địa phương Du lịch biển mang lại giátrị kinh tế lớn với việc thu hút lượng khách du lịch quốc tế đáng kể, đem lại nguồn thu chongành du lịch các tỉnh ven biển Phát triển du lịch biển còn đồng nghĩa với việc tạo đượcnhiều cơ hội việc làm, thu nhập ổn định và nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư venbiển
Trang 10Đối với các doanh nghiệp, đó còn là cơ hội kinh doanh du lịch thu lợi nhuận, bêncạnh đó là việc đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn cho các dự án phát triển cơ sở
hạ tầng, phục vụ cho hoạt động du lịch tiến xa hơn nữa
Không chỉ có vậy, một phần nguồn thu từ du lịch biển có thể được đầu tư để nângcấp cho các sản phẩm du lịch, góp phần vào việc tôn tạo những giá trị văn hóa, các làngnghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ và các hoạt động nghệ thuật khác tại các dải khônggian ven biển
Hơn thế nữa, giá trị kinh tế do du lịch biển mang lại sẽ góp phần khuyến khích dân
cư địa phương giữ gìn, sáng tạo những hoạt động văn hóa và sản phẩm du lịch mang bảnsắc riêng cho địa phương mình nhằm đem lại lợi ích cho tỉnh mình cũng như cho ngànhkinh doanh dịch vụ của cả nước
1.2.2 Môi trường du lịch tự nhiên
Môi trường du lịch tự nhiên là một bộ phận cấu thành nên môi trường tự nhiên nóichung, bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên sống (hữu cơ) và không sống (vô cơ),trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và những đối tượng tựnhiên đã bị con người tác động, cải tạo ở mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được mộtphần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển Môi trường du lịch tự nhiên baogồm các yếu tố thiên nhiên như đất, nước, không khí
Trang 11Đối với môi trường du lịch tự nhiên, các thành phần chủ yếu cần được xem xét baogồm:
Môi trường địa chất: là các tai biến địa chất có ảnh hưởng tới hoạt động du lịch như
các quá trình sụt lún, trượt lở, động đất, mức độ phóng xạ của khoáng chất
Môi trường nước: liên quan đến khả năng cấp nước và chất lượng nước (nước ngọt,
nước biển, nước khoáng ) phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí và tắm biển,nghỉ dưỡng và chữa bệnh của du khách
Môi trường không khí: bao gồm mức độ ô nhiễm không khí, mức độ thuận lợi và thích
hợp của thời tiết và khí hậu đối với việc tổ chức hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng phụchồi sức khỏe của du khách
Môi trường sinh học: liên quan đến tính đa dạng sinh học, cảnh quan rừng tạo ra sự hấp
dẫn trong hoạt động du lịch
1.3 Tác động của du lịch biển tới môi trường tự nhiên
Tác động môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát triển dulịch gây ra cho môi trường Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái tự nhiên có thể làtác động tích cực hoặc tiêu cực
Với tỷ lệ khoảng 71% bề mặt trái đất được bao phủ bởi biển và các đại dương, mộtkhi ảnh hưởng đến môi trường biển sẽ tác động rất lớn không chỉ đối với phạm vi quốc gia
mà còn mang tầm quốc tế Trong Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển có nêu rằng
“Biển và đại dương là di sản chung của nhân loại” Do đó, buộc mỗi quốc gia phải có mộtcách nhìn nhận nghiêm túc trong hoạt động khai thác du lịch biển và bảo vệ môi trườngbiển
Việc khai thác trực tiếp tài nguyên biển trong thời gian dài để phục vụ du lịch đã đedọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển, môi trường tự nhiên bị thoái hóa, ảnh hưởng tiêucực đến sự sống của các loài sinh vật biển, đặc biệt ở các rạn san hô và các khu bảo tồnbiển
Trang 12Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi hiện đại và quy hoạch thiết kế khôngđúng sẽ làm mất đi giá trị văn hóa truyền thống của làng chài, làm mất đi tính thẩm mỹcủa các công trình kiến trúc và bản sắc của cộng đồng ven biển.
Môi trường nước cũng bị đe dọa khi khai thác quá mức phục vụ cho nhu cầu sinhhoạt Nhất là vào mùa cao điểm, lượng nước thải từ các hoạt động du lịch là rất lớn, tácđộng đến chất lượng nước của các mạch nước ngầm
1.3.1 Các tác động tích cực
Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn
các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo tồn và Vườn Quốc gia
Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc
làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng
ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnhquan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc
Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá
trị các cảnh quan
Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường sá, hệ
thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông quahoạt động du lịch
Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi
và học tập với du khách
1.3.2 Các tác động tiêu cực
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp tiêu thụ nước
nhiều, đặc biệt là các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trườngđất, nước Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67kg chấtrắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ ngày Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử
lý nước thải không tương xứng với khả năng đồng hóa ô nhiễm của môi trường nước tạichỗ, các vấn đề nảy sinh trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn Trong mọi trường hợpcần nhận thấy rằng khách du lịch, đặc biệt là khách từ các nước phát triển thường sử dụng
Trang 13nhiều nước và những tài nguyên khác, đồng thời lượng chất thải tính theo đầu ngườithường lớn hơn đối với dân cư địa phương.
Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của của khách dulịch tăng nhanh (trung bình tối thiểu khoảng 100 - 150 lít/ ngày đối với khách du lịch nộiđịa, 200 – 250 lít/ ngày đối với khách quốc tế so với 80 lít/ ngày đố với nhu cầu sinh hoạtcủa người dân bản địa.) Điều này sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồnnước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng ngập mặn cao khi
áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép
Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì
nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển) làmlan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặclàm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản
Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch Đây là nguyên
nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinhxung đột xã hội
Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch
có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt
là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại vàcác công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông Bên cạnh đó hiện tượng xe du lịch tậptrung chuyên chở khách đến các trung tâm đo thị du lịch gây nên tình trạng ách tắc giaothông và làm tăng đáng kể lượng khí thải vào môi trường Ngoài ra lượng khí CFCs thải
ra từ các thiết bị điều hòa nhiệt độ của hệ thống khách sạn cũng có tác động không nhỏđến môi trường không khí
Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí.
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể gây
phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật hoang dại
Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn nhà hàng
có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa
Trang 14học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện,cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan Phát triển
du lịch hỗn độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường
tệ hại nhất
Làm nhiễu loạn hệ sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể
tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài độngthực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng ).Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìmmồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậutàu thuyền
Các hệ sinh thái và môi trường biển, đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức épcủa phát triển du lịch Tài nguyên thiên nhiên như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngậpmặn, nghề cá và cá nghề sinh sống khác trên đảo có thể biến đổi theo chiều hướng xấu đi
do phát triển du lịch không hợp lý Nhiều cảnh quan đặc sắc, hệ sinh thái nhạy cảm đặcbiệt ở vùng ven biển và hải đảo bị thay đổi hoặc suy giảm cùng với việc phát triển khu dulịch mới
* Tác động đến môi trường nước:
Việc giải phóng mặt bằng và san đất để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, có thể làm thay đổi lưu lượng và chất lượng nguồnnước
Quá trình xây dựng với các vật liệu phế thải, nước thải và lượng xăng dầu nhất địnhtrong quá trình vận hành từ các thiết bị xây dựng không được xử lý có thể sẽ gây ô nhiễmnguồn nước
Du khách trong hành trình du lịch xả thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm trực tiếp hoặc giántiếp khi tầng đất mặt bị rửa trôi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước
* Tác động đến môi trường không khí:
Trang 15Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dulịch hoặc do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí phục vụ du khách hoặc từ quátrình đốt các nguyên liệu năng lượng rắn (như củi,than ) để đáp ứng nhu cầu về nănglượng của các cơ sở dịch vụ du lịch.
Trạng thái ồn ào do hoạt động của máy móc xây dựng các công trình dịch vụ du lịch,tăng số lượng xe cộ và các phương tiện vui chơi giải trí, do các hoạt động của du khách tậptrung đông tại các điểm dịch vụ du lịch
* Tác động đến môi trường đất:
Việc thay đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng khách sạn và các công trình dịch vụ
du lịch sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và cơ cấu sử dụng đất
Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất mặt và làm suy thoáimôi trường đất
Việc xây dựng các công trình du lịch hiện đại và kết cấu hạ tầng thường làm chocảnh quan và các di tích xuống cấp về mặt thẩm mỹ kiểu cách và kiến trúc truyền thống.Lượng du khách quá đông đến thăm các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử cũng có tácđộng xấu đến môi trường đất tại đây do các hiện tượng giẫm đạp, sạt lở
* Tác động đến môi trường sinh học:
Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ lệtheo sự gia tăng lượng khách du lịch và không được xử lý đúng quy cách sẽ gây ảnhhưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái dưới nước
Trong các khu bảo tồn tự nhiên, rác thải không được thu gom kịp thời gây khó khăncho công tác bảo tồn vì ngoài việc gây ô nhiễm đến các thành phần môi trường khác, cácchất phế thải sẽ thu hút các loài động vật như linh cẩu, kền kền, cò, khỉ đầu chó… Thêmnữa, rác thải là nguy cơ làm lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nhiều loàiđộng vật được bảo tồn, của nhân viên khu bảo tồn và cả du khách
Trang 16Các hoạt động du lịch tại các khu vực có mặt nước (như đi thuyền máy tham quan,đua mô tô nước…) đều có khả năng huỷ hoại các loài thủy sinh
Việc phát triển hoạt động du lịch săn bắn nếu không được quản lý chặt chẽ cũng cóthể là nguyên nhân làm giảm đi nhiều loại sinh vật đang bị đe dọa diệt vong
Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt là trong các khu bảotồn có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật donhiều loài rất nhạy cảm với các biến động môi trường khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào,
ô nhiễm môi trường thành phần , vì vậy các loài động vật sẽ thay đổi tập tính trong quátrình sinh trưởng, và nhiều loài động vật nhỏ có nguy cơ bị đè, giẫm
Những hoạt động của khách du lịch như giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặtcây lấy củi đốt lửa trại, leo núi ồ ạt làm cho nhiều thực vật bị mất dần
1.3.3 Tác động môi trường của các dự án phát triển du lịch biển
Trong các tất cả các loại dự án phát triển du lịch, xét về mặt tác động đến môitrường thì dự án quan trọng nhất là dự án có tác động thay đổi đáng kể những đặc điểm tựnhiên của khu vực ven biển, vì những khu vực này là nơi có những hệ sinh thái đặc biệtnhạy cảm
Mặt khác phần lớn số dân và thành phố cũng như hải cảng nằm ở khu vực ven biển,tốc độ phát triển kinh tế ở những vùng này nói chung đều mạnh hơn nhiều so với nhữngnơi khác Trên thực tế, tất cả các dự án phát triển kinh tế, kể cả các dự án phát triển du lịchtại vùng duyên hải đều tác động sâu sắc đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó cần phảiquy hoạch thật kỹ lưỡng để hạn chế tới mức tối thiểu hoặc loại trừ những hậu quả đem lại
1.3.3.1 Các hoạt động phát triển du lịch thiếu quy hoạch
Các dự án phát triển thiếu quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường ven biển.Các hoạt động phát triển này thường không tính đến các nhân tố môi trường Hậu quả cóthể xảy ra là hiện tượng xói mòn làm mất đi mặt trước của bãi biển hoặc phải xây nhữngkết cấu công trình ven biển thiếu thẩm mỹ để bảo vệ và không đủ khả năng cạnh tranh với