CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG DU LỊCH HIỆN NAY TẠI NHA TRANG VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BIỂN
3.1. Thực trạng du lịch hiện nay tại Nha Trang
3.1.1. Thống kê số liệu và tình hình du khách đến Nha Trang từ năm 2023 đến nay Những năm gần đây, ngành Du lịch Nha Trang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố biển tăng nhanh. Không chỉ vậy, du lịch Nha Trang ngày càng đi vào chiều sâu, hướng đến sự phát triển bền vững. Trong 5 năm trở lại đây, thành phố Nha Trang đã phát triển rất nhanh, ngày càng mang dáng dấp của một đô thị du lịch hiện đại. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư; sản phẩm du lịch Nha Trang ngày càng đa dạng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phục vụ du lịch ngày càng được đẩy mạnh. Theo thống kê của Sở Du lịch, đến thời điểm này, Nha Trang có gần 800 cơ sở lưu trú với hơn 36.000 phòng, trong đó có hơn 100 cơ sở lưu trú chất lượng 3 - 5 sao, đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách kể cả mùa cao điểm. Những năm qua, lượng khách du lịch đến Nha Trang tăng rất nhanh. Năm 2016, Nha Trang chỉ đón 4,2 triệu lượt khách du lịch thì đến cuối năm 2019 đã đón 6,5 triệu lượt khách (tăng 55%), trong đó có gần 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 181,9% so với năm 2016 (hơn 1 triệu lượt khách). Năm 2019, doanh thu du lịch trên địa bàn Nha Trang được 24.258,7 tỷ đồng, tăng 211,2% so với năm 2016 (7.794 tỷ đồng).
Năm 2023, toàn tỉnh Khánh Hòa ước đón 7 triệu lượt khách lưu trú, tăng 170,5% so với năm 2022, trong đó có khoảng 2,1 triệu lượt khách quốc tế, tăng 7,1 lần. Doanh thu du lịch toàn tỉnh ước đạt gần 31.800 tỉ đồng, tăng 127,5% so với năm 2022.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa, lượng khách du lịch năm 2023 tương đương năm 2019 (7 triệu lượt khách) nhưng doanh thu du lịch cao hơn khoảng 15%. Có được thành quả đó là nhờ tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện, thực hiện nhiều giải pháp để kích cầu, thu hút khách du lịch; nổi bật là các hoạt động du lịch hưởng ứng kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển tỉnh, Festival Biển, chương trình liên kết phát triển du lịch qua điện ảnh tại Khánh Hòa. Các doanh nghiệp đã đầu tư, ra mắt các sản phẩm du lịch mới như Vega City khai trương Nhà hát Đó, tổ chức các sự kiện thể thao hấp
dẫn Vinpearl Nha Trang phối hợp với đối tác tổ chức giải golf Vinpearl DIC Legends Vietnam 2023, báo VnExpress tổ chức giải VnExpress Marathon Marvelous Nha Trang 2023,…
Nguồn hình: Internet
Bên cạnh đó, ngành Du lịch đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá trong và ngoài nước để đa dạng hóa nguồn khách, thu hút khách đến Nha Trang - Khánh Hòa. Năm 2023, ngành Du lịch tỉnh đã phối hợp với ngành hàng không xúc tiến, kết nối mở thêm các đường bay quốc tế, tham gia các hội chợ du lịch; tổ chức đón các đoàn báo chí, lữ hành trong nước, quốc tế đến khảo sát du lịch Khánh Hòa, tổ chức chương trình liên kết, giới thiệu du lịch Khánh Hòa tại Đắk Lắk, Ninh Thuận, Phú Yên, Cần Thơ... Đặc biệt, ngành đã có nhiều hoạt động xúc tiến để hướng đến thu hút khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động du lịch vẫn còn có những khó khăn.
Các chuyến bay từ Nga đến Cam Ranh chưa thể khôi phục đã làm lượng khách Nga đến Khánh Hòa khá ít. Thị trường khách Trung Quốc dần khôi phục nhưng tần suất các chuyến bay quốc tế thường lệ và các chuyến bay charter còn thấp, việc phối hợp triển khai tổ chức
24
các hoạt động xúc tiến quảng bá, kết nối doanh nghiệp hướng tới thị trường quốc tế hiệu quả chưa cao…
Năm 2024, ngành Du lịch tỉnh đặt mục tiêu đón 9 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế, 6 triệu lượt khách nội địa.
3.1.2. Một số hạn chế ảnh hưởng đến phát triển du lịch Nha Trang
Đi kèm với sự phát triển đó là một số thực trạng và hạn chế đang dần bộc lộ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của ngành du lịch thành phố Nha Trang
Những vấn đề thường xuyên được nhắc đến là sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu, vừa yếu, vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy,… Nha Trang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch nhưng việc khai thác phát triển các sản phẩm du lịch vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn chưa có cảng biển du lịch chuyên dùng đạt tiêu chuẩn quốc tế nên chưa thu hút được khách du lịch tàu biển đến tham quan, cơ sở hạ tầng giao thông nội thị và đi một số địa phương trong tỉnh cũng như kết nối đến các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên trên bờ còn thiếu đồng bộ và chất lượng thấp.
Chất lượng một số sản phẩm du lịch khai thác dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên chưa cao và còn đơn điệu, thậm chí sản phẩm du lịch chủ đạo là biển đảo trong 10 năm qua cũng không có chuyển biến nhiều về chất lượng và loại hình. Dịch vụ du lịch bổ sung còn rời rạc và thiếu sự quy hoạch, còn thiếu những trung tâm vui chơi giải trí vào ban đêm, thiếu các trung tâm mua sắm mang tầm cỡ quốc tế, thiếu các điểm sự kiện văn hóa ban đêm.
Sản phẩm du lịch văn hóa hầu như không được chú ý khai thác chỉ dừng lại ở chương trình tham quan thành phố Nha Trang với các điểm đến khiêm tốn là Tháp Bà Ponagar, chùa Long Sơn, Nhà thờ Núi, làng gốm Lư Cấm, làng chiếu Ngọc Hiệp, nhà cổ
ông Hải, lễ hội Tháp Bà. Nhiều điểm tài nguyên văn hóa có giá trị đặc sắc chưa được đánh giá tiềm năng.
Vấn đề sức chứa của điểm du lịch chưa được quan tâm đúng mức, thường xuất hiện tình trạng quá tải ở một số điểm du lịch chính trong các sản phẩm du lịch: Tháp Bà Ponagar, Danh thắng Hòn Chồng - Hòn Đỏ, các đảo trong vịnh Nha Trang, đảo Bình Ba, đảo Điệp Sơn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng sản phẩm du lịch.
Công tác xúc tiến quảng bá du lịch: thường chỉ tham gia khi được mời đến các hội chợ du lịch, còn lại đa phần do các doanh nghiệp tự thực hiện nên hiệu quả chưa cao, nhỏ về quy mô và khó tiếp cận đến các thị trường quốc tế.
Tình hình an ninh trật tự, an toàn cho du khách tuy có những chuyển biến tích cực nhưng đôi khi vẫn còn xảy ra tình trạng bán hàng rong, ăn xin, “cò mồi” đeo bám, chèo kéo, cướp giật tài sản khách du lịch. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý khách du lịch.