Cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một trong những tiêu chí được ưu tiên hàng đầu không chỉ cho các nhà đầu tư, những người lãnh đạo doanh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai
Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác, không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc
Hải Phòng, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tác giả
Lê Đức Thịnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Hải Phòng và Ban Lãnh đạo Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 đã tận tình giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn
Đặc biệt là thầy PGS.TS Nguyễn Thái Sơn, người trực tiếp hướng dẫn
và chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn này
Do thời gian nghiên cứu có hạn và hơn nữa vấn đề nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn trong doanh nghiệp là tương đối rộng nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế cả về lý luận và thực tế Vì vậy, rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn./
Hải Phòng, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Tác giả
Lê Đức Thịnh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 5
1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 6
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh 7
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 7
1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 7
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 9
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội 15
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 16
1.3.1 Nhân tố khách quan 16
1.3.2 Nhân tố chủ quan 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 201 GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 21
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 21
2.1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 21
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Bạch Đằng 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Công ty 23
Trang 62.1.4 Đặc điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201
24
2.1.5 Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 Error! Bookmark not defined 2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 giai đoạn 2013 - 2017 26
2.2.1 Chỉ tiêu doanh thu 27
2.2.2 Chỉ tiêu chi phí 29
2.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận 31
2.3 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 33
2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp 33
2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội 53
2.4 Đánh giá về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 55
2.4.1 Thành công 55
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 57
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 201 59
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới 59
3.1.1 Mục tiêu 59
3.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty đến năm 2020 60
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 61
3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sử dụng vốn một cách chủ động linh hoạt hơn 61
3.2.3 Quản lý chặt chẽ chi phí SXKD 63
3.2.3 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để hạn chế việc chiếm dụng vốn 64
Trang 73.2.4 Giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao
động 66
3.2.5 Tăng cường công tác thị trường, đầu tư và quản lý doanh nghiệp 66
3.2.6 Tăng cường công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Phụ lục 01……….74
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trang 92.2 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013- 2017 27
2.7 Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2013- 2017 39 2.8 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 41 2.9 Bảng phân tích tài sản ngắn hạn của Công ty 43
2.10 Bảng tính toán hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
2.11 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty giai đoạn
2.13 Cơ cấu lao động trong công ty năm 2017 48
2.15 Tổng hợp hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai
2.16 Các khoản nộp Ngân sách nhà nước của Công ty giai
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một trong những tiêu chí được
ưu tiên hàng đầu không chỉ cho các nhà đầu tư, những người lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm mà còn cả các cơ quan ban, ngành của Chính phủ Mục tiêu cao nhất ở các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận càng cao càng tốt, bên cạnh mục tiêu kinh tế đó còn có các mục tiêu xã hội như: Tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, công tác
xã hội khác… góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Để thực hiện được các mục tiêu đó, doanh nghiệp phải sản xuất, kinh doanh có hiệu quả
Trong quá trình nghiên cứu về Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng
201, là một trong số những doanh nghiệp nước ta có bề dày lịch sử Hơn 30 năm qua, Công ty đã xây dựng hàng trăm công trình, công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng, được các chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát và khách hàng đánh giá cao về chất lượng, tiến độ,
kỹ mỹ thuật và an toàn lao động Tuy nhiên trong thời kỳ kinh tế hội nhập đòi hỏi Công ty luôn phải vươn mình cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Xuất phát từ yêu cầu cấp bách này cùng với những kiến thức được trang bị khi học tại trường và sự chỉ bảo trực tiếp của thầy giáo hướng dẫn với mong muốn đề ra những biện pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính vì vậy mà tác giả đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201” làm luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta trong những năm gần đây đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phân tích những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra phương hướng và biện pháp để naag cao hiệu quả kinh doanh và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 12- Nguyễn Trung Kiên: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà xuất bản Hàng hải”, Luận án thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Hàng Hải
- Phạm Ngọc Thúy: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty vận tải và giao nhận Hàng Hải toàn cầu” Luận văn thạc sỹ kinh
tế, Đại học Hàng Hải, năm 2015 Luận văn nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp logistics
- Nguyễn Duy Long: “Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 thành phố Hải Phòng” Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý – Viện Đại học Mở Hà Nội năm 2013
Luận văn đề cập đến các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích thực trạng các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong xu hướng phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO
Với đề tài luận văn này, mong muốn đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 giai đoạn
2013 - 2017 Trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201trong giai đoạn 2013- 2017
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tiễn tại doanh nghiệp Thu nhập thông tin tư liệu sản xuất, tìm hiểu thực tế, thu thập số liệu cụ thể tại Công ty
Dùng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và phương pháp điểu tra thực tế để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu, từ đó đưa ra biện pháp bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài dự kiến sẽ có những đóng góp cơ bản sau:
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp kinh doanh lấy mục tiêu lợi nhuận làm cơ bản
Xây dựng những chỉ tiêu từ đó phân tích thực trạng về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201
Đề xuất một số Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 nói riêng và các công ty xây dựng trong nước nói chung
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 3 chương như sau:
Trang 14Chương 1 : Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201giai đoạn 2013 - 2017
Chương 3 : Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201
Trang 15CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Khái niệm về kinh doanh: kinh doanh là một hoạt động được thực hiện
có hệ thống và độc lập với danh nghĩa và trách nhiệm riêng nhằm mục đích sinh lợi và theo các điều kiện do Pháp luật quy định
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề mà các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm hàng đầu
"Hiệu quả sản xuất kinh doanh" là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu vê từ hoạt động kinh doanh với chi phí bỏ ra Nếu kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thu về càng nhiều mà chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bỏ ra ít thì đánh giá doanh nghiệp đã đạt được hiệu quả kinh doanh tốt
Có rất nhiều định nghĩa về hiệu quả kinh doanh, chung quy lại thực chất hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện năng lực khai tác tối ưu các nguồn lực đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như vốn, lao động công nghệ để nhằm đưa doanh nghiệp nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường hàng hóa
Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng phúc lợi xã hội, giúp giải quyết công ăn việc làm cho người lao động để giảm tệ nạn xã hôi, nâng cao thu nhập và mức sống cho người lao động
Trang 161.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là phản ánh các kết quả về mặt lượng mà doanh nghiệp đã đạt được trong khi sử dụng các nguồn lực đầu vào sản xuất (vốn và lao động), đồng thời phản ánh chất lượng mà doanh nghiệp sử dụng nguồn đầu vào này một cách tối ưu nhất để nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp phải chú trọng và phát huy tối đa năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất, tiết kiệm mọi chi phí
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt được kết quả tối đa với chi phí nhất định, hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực
và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội Chi phí cơ hội, là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua, hay là giá trị của
sự hi sinh công việc kinh doanh khác, để thực hiện hoạt động kinh doanh này Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận
kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thực sự Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả
Để hiểu rõ hơn ta cùng xem xét hai khía cạnh là kết quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh
Kết quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp sau những chu
kỳ kinh doanh được biểu hiện bằng những định lượng cụ thể như doanh thu trong kỳ, lợi nhuận trong kỳ thu được, thị phần của doanh nghiệp có được
Nó phản ánh toàn bộ kết quả kinh doanh khi doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất Đồng thời khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, khẳng định mức độ phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
Trang 17Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở nội dung doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh hay chưa? so sánh giữa chi phí bỏ
ra và kết quả đạt được Về mặt định lượng thể hiện ở các chỉ tiêu mà doanh nghiệp tính toán được như các tỷ suất sinh lợi trên một đồng vốn, trên một đồng chi phí bỏ ra, khả năng thanh toán, vòng quay vốn, năng suất lao động, sức sinh lời của lao động Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu này có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc điểm sau
Do một chủ thể thực hiện gọi là chủ thể kinh doanh, chủ thể kinh doanh
ở đây có thể là các cá nhân, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh phải gắn với thị trường và xoay quanh sự vận động của thị trường, phải tạo ra được sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh cho dù các sản phẩm đó là hữu hình hay vô hình Các chủ thể kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau đó là mối quan hệ với các bạn hàng, nhà cung ứng, đối tác, đối thủ cạnh tranh và với Nhà nước Các mối quan hệ này giúp cho chủ thể kinh doanh có thể duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
Hoạt động sản xuất kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn bởi vì không có vốn thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không thể diễn ra Chủ thể kinh doanh sử dụng vốn để mua nguyên vật liệu, máy móc dây chuyền công nghệ, nhân công
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 18cung ứng dịch vụ trên thị trường, tiền thu từ phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước Các hàng hóa, dịch vụ đem tặng, cho, biếu hoặc tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được hoạch toán để xác định doanh thu Thời điểm để xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán không phụ thuộc đã thu tiền hàng hay chưa
1.2.1.2 Chi phí
Chi phí là các khoản chi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho các hoạt động khác… mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
* Chi phí ngắn hạn (C):
- Chi phí cố định (FC): Là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi Chi phí này gồm: tiền thuê đất trụ sở, nhà xưởng, kho bãi; chi phí giữ gìn, bảo dưỡng máy móc thiết bị; tiền lương của bộ máy quản lý,
- Chi phí biến đổi (VC): Là những chi phí tăng giảm cùng với mức tăng giảm của sản lượng như: tiền mua nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương công nhân, Các chi phí biến đổi của DN bao gồm các chi phí sau:
+ Chi phí mua nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương của công nhân và các chi phí khác trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một năm Chi phí dịch
vụ mua ngoài phục vụ sản xuất kinh doanh của DN
+ Các khoản chi phí lãi tiền vay: Là gồm lãi vay phải trả trong kỳ của các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của DN
+ Các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ tài chính Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn Chi phí thuế thu nhập của DN
Trang 19dùng có giá trị lớn; Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định phát sinh một lần quá lớn; Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn; Chi phí cho giai đoạn triển khai không
đủ ghi nhận là tài sản cố định vô hình; Chi phí thuê tài sản cố định,
1.2.1.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả ròng của một tập hợp các chính sách và quyết định của doanh nghiệp Lợi nhuận là bộ phận của tích lũy tiền do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại Lợi nhuận là một chỉ tiêu biểu hiện kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh về mặt số lượng và chất lượng của hoạt động kinh doanh Lợi nhuận bao gồm có lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu bán hàng thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí hoạt động - thuế TNDN
Trong đó :
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận HĐTC = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh được tính bằng phần chênh lệch của tổng doanh thu và thu nhập với chi phí hoạt động kinh doanh
1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.2.1 Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần:
Tỷ suất giá vốn hàng bán trên
Giá vốn hàng bán
(1.1) Doanh thu thuần
Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần:
Tỷ suất chi phí quản lý trên
Chi phí quản lý
(1.2) Doanh thu thuần
1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Các chỉ số sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong
Trang 20một kỳ nhất định Hơn thế các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai
Sức sinh lời của tài sản :
∑ CTrong đó: Tổng ∑C: Tổng tài sản
Hệ số này mang ý nghĩa: Trong kỳ trung bình một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Hệ số ngày càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và có hiệu quả
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu :
1.2.2.3 Các hệ số về khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Công thức tính:
ktq =
NPT
TTS
(1.5) Trong đó:
ktq: Khả năng thanh toán tổng quát
knh: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
TSNH: Tài sản ngắn hạn
Trang 21k: Khả năng thanh toán nhanh
M: Tiền và các khoản tương đương tiền
NNH: Nợ ngắn hạn
Thông thường, nếu tỷ số k lớn hơn 1 thì tình hình thanh toán của công ty khả quan và ngược lại nếu tỷ số k nhỏ hơn 1 thì công ty gặp khó khăn trong thanh toán
1.2.2.4 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn
Tổng doanh thu thuần
(1.8) Tổng vốn trong kỳ
Hiệu quả sử dụng vốn: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thu được bao nhiêu đồng doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn càng cao thể hiện kết quả kinh tế càng lớn
Sức sản xuất của vốn
kinh doanh =
Tổng doanh thu thuần
(1.9) Vốn bình quân
Sức sản xuất của vốn kinh doanh: chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn
bỏ ra vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Sức sản xuất của vốn kinh doanh càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại
Sức sinh lời của vốn
kinh doanh =
Lợi nhuận sau thuế
(1.10) Vốn bình quân
1.2.2.5 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau [7,tr8]:
Trang 22HVCĐ = TR
(1.11)
∑VCĐ Trong đó: HVCĐ: Hiệu suất sử dụng vốn cố định
TR: Doanh thu
∑VCĐ: Tổng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty trong hoạt động SXKD tạo ra doanh thu càng tốt [7, tr8]
- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
hVCĐ = TPst
(1.12)
VCĐ Trong đó: hVCĐ : Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định
TPst: Lợi nhuận sau thuế
VCĐ: Vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ được sử dụng trong kỳ có thể tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Chỉ tiêu này cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCĐ rất tốt và ngược lại [7,tr8]
- Tỷ suất hao phí tài sản cố định
hTSCĐ = C1
(1.13)
TRthuần (TP)Trong đó: hTSCĐ: Tỷ suất hao phí tài sản cố định
C1 : Nguyên giá bình quân TSCĐ
TRthuần: Doanh thu thuần
TP: Lợi nhuận thuần
Qua chỉ tiêu này ta thấy để có một đồng doanh thu thuần (hay lợi nhuận),
có bao nhiêu đồng nguyên giá bình quân TSCĐ [7, tr8]
- Sức sản xuất của vốn
E = TRthuần
(1.14)
C1
Trang 23Trong đó: E: Sức sản xuất của vốn cố định
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng nguyên giá bình quân TSCĐ của công ty đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần [7, tr9]
- Sức sinh lời của vốn
(1.15)
KD
VTrong đó: e: Sức sinh lời của vốn
VKD : Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn kinh doanh bình quân của công ty đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
1.2.2.6 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
HVLĐ = TP
(1.16)
LD
VTrong đó: HVLĐ: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Số vòng luân chuyển vốn lưu động
nVLĐ = TR
(1.17)
LD
VTrong đó: nVLĐ: Số vòng luân chuyển vốn lưu động
Trang 24Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu
số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại Chỉ tiêu này còn được gọi là “Hệ số luân chuyển” [8, tr15]
- Số ngày của một vòng quay vốn lưu động
(1.18) nVLĐ
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng Thời gian của một vòng (kỳ) luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn
- Hệ số đảm nhiệm của VLĐ [7, tr10]
NVLĐ = VLD
(1.19) TP
Trong đó: NVLĐ: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết tạo ra 1 đồng lợi nhuận cần bao nhiêu đồng VLĐ
Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao [7, tr11]
- Vòng quay các khoản phải thu
(1.20) m
Trong đó Npt: Vòng quay khoản phải thu
m : Khoản phải thu bình quân
Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh,
đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu
- Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = 360
(1.21) Npt
Chỉ tiêu này cho biết thời gian cần thiết cho khoản phải thu quay được một vòng luân chuyển
Trang 251.2.2.7 Hiệu quả sử dụng lao động
- Sức sản xuất của lao động: Trong 01 năm, một người lao động của CTCP tạo ra được bao nhiêu đồng tổng doanh thu cho CTCP
LTrong đó: HLĐ: Sức sản xuất của lao động
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
Nộp ngân sách Nhà nước: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước” [15, tr170]
Ngân sách nhà nước có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước Cần hiểu rằng, vai trò của ngân sách Nhà nước luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách Nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội
Các khoản nộp ngân sách Nhà nước là các khoản thuế, phí và các khoản nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ bao gồm: Thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, tiền thuê đất, lệ phí chước bạ, các khoản phí theo quy định của pháp luật về kinh doanh khác
Ngoài ra còn tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động
Trang 261.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tố khách quan
Nhân khẩu
Những biến đổi của môi trường nhân khẩu thường là khởi nguồn của các xu hướng biến đổi trong lối sống, nhu cầu, ước muốn về cơ cấu chủng loại hàng hóa, nguồn cung ứng lao động Đó là áp lực buộc doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược kinh doanh, đặc biệt khi doanh nghiệp định hướng phát triển ra toàn cầu, mở rộng thị trường từ quốc gia này sang quốc gia khác Tốc độ đô thị hoá và trào lưu muốn trở thành cư dân đô thị đang trở thành cơ hội kinh doanh cho nhiều ngành cũng là khó khăn cho nhiều ngành điển hình là sản xuất kinh doanh nông nghiệp
Nghiên cứu nhân khẩu trên khu vực thị trường thực chất là nghiên cứu con người trên địa bàn đó thông qua các tiêu chuẩn cụ thể về con người như giới tính, nghề nghiệp, thu nhập luôn là những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và ước muốn của khách hàng, do đó nó được xem là chiến lược khỏi đầu
để soạn thảo các chiến lược kinh doanh Bên cạnh đó nhân khẩu cũng là biến
số có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thu hút nguồn lao động đạt yêu cầu của doanh nghiệp
Kinh tế
Kiến thức về nhân khẩu chưa đủ để doanh nghiệp dự bán chính xác tiềm năng và cơ cấu của một thị trường cụ thể Việc nghiên cứu và phân tích môi trường kinh tế cho biết sức mua của một cộng đồng cả về tổng lượng sản phẩm và cơ cấu của từng loại sản phẩm
Những dự báo về tình hình kinh tế, xu hướng biến đổi trong môi trường kinh tế luôn là cơ sở để hoạch định kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và cả dài hạn Những dự báo này liên quan trực tiếp đến quyết định gia tăng đầu tư hay cắt giảm kinh doanh
Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh
Trang 27của mình Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả SXKD của mình Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp
Môi trường pháp lý
Mỗi khu vực thị trường luôn chịu sự quản lý và chi phối của hệ thống cơ quan luật pháp, hành pháp và tư pháp Sự quản lý và chi phối này thể hiện sự điều tiết của Chính phủ và chính quyền địa phương tới hoạt động của cacs doanh nghiệp Sự quản lý này là cần thiết để đảm bảo xã hội phát triển có định hướng, nhưng cũng không ít có những bất cập phát sinh từ sự quản lý mang tính can thiệp này
Môi trường chính trị luật pháp ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ thống luật và các văn bản dưới luật, sự điều hành
và thực thi pháp luật của cơ quan Nhà nước và những tổ chức có khả năng gây sức ép tới hoạt động của các tổ chức cá nhân trong xã hội Hệ thống này cho phép doanh nghiệp biết những gì mình được phép làm và những gì không được phép làm Thông qua đó giúp doanh nghiệp nhận biết được mình có được sự ủng hộ của chính quyền địa phương hay không
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng - kỹ thuật
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước… đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của công ty Các công ty kinh doanh ở những nơi có cơ
sở hạ tầng thuận lợi thì có điều kiện thuận lợi để nâng cau hiệu quả kinh doanh Ngược lại các Công ty có cơ sở hạ tầng thấp kém về địa điểm, mặt bằng sản xuất, giao thông thì sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trình độ văn hóa
Mỗi nền văn hóa luôn chứa đựng những nhánh văn hóa riêng biệt tạo nên
Trang 28nhũng giá trị van hóa đa dạng của một nền văn hóa Thực tế các giá trị văn hóa được hình thành qua một quá trình rất dài và chịu sự ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau do đó đển có thể khai thắc được ảnh hưởng của văn hóa và biến nó thành cơ hội kinh doanh các doanh nghiệp cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa tới hành vi con người
Suy cho cùng hiệu quả kinh doanh là yếu tố con người, đó là con người
có tri thức cao; con người là lãnh đạo, con người trực tiếp sản xuất có văn hóa tri thức cao là nguồn lực cơ bản cho hiệu quả kinh doanh [13]
Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật:
Công nghệ kỹ thuật đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quyết định kinh doanh cũng như sự tồn tại của bất kỳ tổ chức doanh nghiệp nào Cuộc sống của con người ngày càng phụ thuộc nhiều vào công nghệ kỹ thuật Sự xuất hiện của các sản phẩm mới, phát minh sáng chế, phương pháp sản xuất
và quản lý tiên tiến, khả năng cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất kinh doanh đã và đang được xem là yếu tố cơ bản của môi trường công nghệ Công nghệ đã đem đến cuộc sống con người rất nhiều điều mới mẻ và kỳ diệu
Trang 29Có thể nói việc ứng dụng công nghệ mang đến cho doanh nghiệp tiềm năng để tận dụng những cơ hội kinh doanh đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn như tăng năng suất, giảm chi phí, giới thiệu các sản phẩm mới nhanh hơn, thông tin nhanh hơn, tiếp cận các thị trường ở xa với chi phí thấp
Nhân tố quản trị doanh nghiệp:
Hoạt động quản trị của doanh nghiệp đó là những quyết định, những kế hoạch, những chiến lược kinh doanh được các nhà quản trị triển khai Nếu như hoạt động quản trị tốt với những sách lược và phương hướng đúng đắn sẽ dẫn dắt doanh nghiệp ngày một phát triển và ngược lại Hoạt động quản trị của doanh nghiệp bao gồm các khâu như quản trị sản xuất, quản trị marketing, quản trị đầu tư, quản trị chiến lược, quản trị nhân lực
Doanh ngiệp cần có công tác quản trị tốt để điều hành doanh nghiệp một cách nhanh nhậy, sắc bén, đạt kết quả tốt trong kinh doanh
Các lực lượng bên ngoài công ty
Các nhà cung ứng, tổ chức trung gian và công chúng
Hoạt động kinh donh của doanh nghiệp còn gắn với những đối tác khác, không chỉ là khách hàng hoặc các đối thủ, họ là các tổ chức trung gian
và giúp doanh nghiệp tận dụng được những điểm mạnh của mình đồng thời khai thác lợi nhuận thông qua việc cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất ra hàng hoá hay dịch vụ cung cấp cho thị trường, bất kỳ công ty nào cũng cần được cung cấp các yếu tố đầu vào như: nguyên liệu, vật liệu, phụ tùng, máy móc thiết bị, hàng hoá… Ngoài ra công ty đó còn phải thuê lao động, thuê đất, vay tiền,…
Cần nhận thức được mối quan hệ giữa chất lượng và sự hợp tác với các nhà cung cấp tới sự thành công của doanh nghiệp Chất lượng các yếu tố đầu vào, tiến độ giao hàng, giá cả các yếu tố đầu vào, những trục trặc trong quan
hệ giữa nhà sản xuất với người cung ứng Các tác động này có thể là thuận lợi hay bất lợi cho công ty, có thể làm thay đổi các quyết định kinh doanh, từ
đó thay đổi kết quả Do đó việc thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung
Trang 30cấp là việc làm cần thiết
Đối thủ cạnh tranh
Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng luôn phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh - những người luôn tìm mọi cách giành giật khách hàng của doanh nghiệp Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp cần phải nứm được những thông tin chính xác về đối thủ cạnh tranh Qua đó có đượccác chiến lược tấn công, phòng thủ hoặc hợp tác có hiệu quả Những thông tin thu thập được về đối thủ cạnh tranh phải trả lời được các câu hỏi như : Doanh nghiệp đang đối ặt với các đối thủ nào? nguồn lực của họ như thế nào? vị trí của họ ra sao
Như vậy một trong những vấn đề đóng vai trò quyết định các chiến lược kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp là nhận dạng các đối thủ cạnh tranh hiện hữu cũng như các đối thủ giấu mặt
Khách hàng
Khách hàng là trung tâm chú ý mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn duy nhất cung cấp lợi nhuận cho doanh nghiệp Họ chính là những cá nhân, tổ chức muốn và sẵn sàng chi tiền mua những gì mà doanh nghiệp dự định bán Tập hợp khách hàng tạo thành thị trường Để tồn tại và tăng trưởng doanh chỉ không chỉ cần quan tâm tới việc tìm kiếm khách hàng
mà quan trọng hơn chính là giữ chân khách hàng hiện có Thu hút thêm khách hàng mới cùng với giữ chân khách hàng hiện có là trọng tâm của mọi chiến lược tăng trưởng
Mỗi loại khách hàng - thị trường đều có hành vi mua sắm khác nhau,
do đó sự tác động của các khách hàng - thị trường mang tới các quyết định phát triển của công ty không giống nhau Công ty cần nghiên cứu kỹ từng khách hàng trong thị trường cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược phù hợp, qua đó đáp ứng họ một cách tốt nhất [13], [15]
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG 201
GIAI ĐOẠN 2013 - 2017 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201
2.1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201
Công ty Cổ phần Xây dựng 201 (Nay là Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 - BACHDANG 201) “Tiền thân là Công ty Xây dựng 201 được thành lập từ năm 1976 trực thuộc Công ty Xây dựng số 16- Bộ Xây dựng” Trong quá trình xây dựng và phát triển đã được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xây dựng 201 theo Quyết định số 2268/QĐ-BXD ngày 09/12/2005 của Bộ Xây dựng có trụ sở tại 85 đường vòng Cầu Niệm - Lê Chân - Hải Phòng là Công ty con thuộc Công ty Xây dựng Bạch Đằng
Công ty có chức năng thi công xây lắp các công trình :
- Xây dựng công trình kỹ tthuật dân dụng khác Chi tiết : Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp,
cơ sở hạ tầng khu đô thị
- Xây dựng công trình công ích Chi tiết : công trình thuỷ lợi, công trình viễn thông
- Buôn bán kim loại và quặng kim loại
- Kho bãi và lưu giữ hàng hoá
(Nguồn từ website của Công ty : bachdang201.vn)
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng Bạch Đằng
Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh ngiệp Công ty cổ phần với mã số doanh nghiệp 0200158890 ngày 27/10/2012 của Phòng đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng
Trang 32Với đội ngũ cán bộ, Kỹ sư trình độ cao giàu kinh nghiệm, lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề và nhiều phương tiện, thiết bị thi công hiện đại, Công ty có đủ khả năng thi công xây dựng các loại công trình
Hơn 30 năm qua, Công ty đã xây dựng hàng trăm công trình, công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng, được các chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát và khách hàng đánh giá cao về chất lượng, tiến độ, kỹ mỹ thuật và an toàn lao động Tiêu biểu là một số công trình như:
* Các Nhà máy xi măng :
Hoàng Thạch (Dây chuyền I+II+III), Chinfong, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Sao Mai, Tam Điệp, Sông Gianh, Thăng Long, Hòa Phát thuộc các tỉnh Kiên Giang, Quảng Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng, Quảng Ninh,
* Các hệ thống bồn chứa dầu có dung tích từ 2.000m3 - 5.000m3 thuộc: Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Khu xăng dầu PETEC - Liên Chiểu - Đà Nẵng, khu bồn chứa dầu PETEC An Hải - Hải Phòng, khu bồn chứa ADCO Singapore Hải Phòng,
* Nhà máy Lọc dầu Dung Quất :
Các móng bồn dầu thô và tinh, hệ thống trụ đỡ ống dầu, hệ thống trạm bơm tăng áp, hệ thống các trạm điện trung tâm và thứ cấp, khu trung tâm thí nghiệm
* Dự án Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 - Hà Tĩnh :
Thi công phần xây dựng các hạng mục khu vực Kho than, Nhà điều kiển sân phân phối điện, Xưởng bảo dưỡng, Máy biến thế và tường chống cháy Nhìn chung các dự án của Công ty đều là những dự án lớn, được đánh giá cao trong sự phát triển kinh tế xã hội
Trang 332.1.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động - Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201)
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201
Mô hình quản trị
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết ĐHĐCĐ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty
Hội đồng Quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị giám sát, chỉ đạo Giám đốc Công ty và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty Quyền và nghĩa vụ của HĐQT
Trang 34do Luật pháp và Điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định
Ban kiểm soát (BKS): Ban kiểm soát được Đại hội đồng cổ đông bầu
ra để thực hiện nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
Cơ cấu bộ máy quản lý
Tổng giám đốc Công ty: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh; Giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Phó tổng giám đốc: Các Phó Giám đốc Công ty giúp việc cho Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền
Các phòng ban chức năng: Do Tổng giám đốc Công ty ký quyết định thành lập trên cơ sở tờ trình được HĐQT phê duyệt, các phòng chịu trách nhiệm thực hiện và tham mưu cho Giám đốc điều hành các công việc thuộc phạm vi chức năng của phòng đồng thời phối hợp với các đơn vị trực thuộc thực hiện mục tiêu và chiến lược của Công ty Bao gồm các phòng: Phòng tổ chức, phòng vật tư, phòng tài chính- kế toán, phòng kinh tế- khoa học- kỹ thuật, văn phòng
Kiện toàn bộ máy tổ chức các phòng, ban, BĐH để phù hợp và đáp ứng được nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành các dự án trọng điểm và đã mang lại hiệu quả:
Hiện nay tổng số lao động trong Công ty là 942 người trong đó có 367 lao động gián tiếp và 575 lao động trực tiếp
2.1.4 Đặc điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201
Công ty có tổng số năm kinh nghiệm trong thi công xây dựng và hoạt động xây dựng chuyên ngành là 38 năm
Trang 35Bảng 2.1: Đặc điểm kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch
Đằng 201
SỐ NĂM KINH NGHIỆM
1 - Xây dựng công trình kỹ tthuật dân dụng khác Chi tiết : Xây dựng công trình dân dụng, công trình
công nghiệp, cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng khu đô thị 38 năm
2 - Xây dựng công trình công ích Chi tiết : công trình thuỷ lợi, công trình viễn thông 26 năm
7 - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê Chi
tiết : cho thuê bến bãi; đầu tư kinh doanh phát triển nhà; cho thuê nhà, văn phòng, kho bãi 26 năm
11 - Lắp đặt hệ thống điện Chi tiết: lắp đặt hệ thống điện dân dụng và công nghiệp; lắp đặt đường
12 - Sửa chữa máy móc, thiết bị Chi tiết : sửa chữa máy móc thiết bị cơ khí 26 năm
13 - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết : Bán buôn máy móc, thiết bị và
14 - Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao Chi tiết : sản xuất bê tông thương
15 - Hoạt động tư vấn quản lý Chi tiết : lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình Tư vấn lập hồ
16 - Sản xuất các cấu kiện kim loại Chi tiết : sản xuất kết cấu thép, khung nhà thép 26 năm
18
- Bán buôn vật liệu , thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng Chi tiết : bán buôn tre, nứa, gỗ cây và
gỗ chế biến, xi măng, gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi, kính xây dựng, sơ, vecni, gạch ốp lát và thiết bị vệ
sinh, đồ ngũ kim; Bán buôn bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông, ống nhựa, phụ kiện nhựa các loại,
bồn nước, van, vòi nước, cửa nhựa, ván nhựa
26 năm
19 - Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí 26 năm
22 - Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác Chi tiết : cho thuê máy móc, thiết bị
23 - Kiểm tra và phân tích kỹ thuật Chi tiết : kiểm định, đánh giá sự phù hợp về chất lượng công
Trang 362.1.5 Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201
Qua bảng cân đối kế toán của Công ty (phụ lục 01) ta thấy tình hình tài chính của Công ty tăng lên rõ rệt từ năm 2013 – 2017 trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản là tài sản ngắn hạn Trong tài sản ngắn hạn của Công ty, chiếm tỷ trọng nhiều nhất là các khoản phải thu Điều này cho thấy Công ty còn bị chiếm đọng vốn do nợ đọng nhiều Đây là điểm là Công ty cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tới Tuy nhiên Tình hình tài chính của Công ty trong những năm gần đây được củng cố
và ổn định, lành mạnh, hiệu quả SXKD được đảm bảo, tập trung đầu tư cho các dự án mới, dự án trọng điểm, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu tiền lương, vật tư
và thuê máy móc thiết bị phục vụ thi công thể hiện ở tiền mặt tăng lên, và trong 5 năm gần đây Công ty không phát sinh khoản mục nợ dài hạn người bán và không phát sinh khoản vay và nợ ngắn hạn trong năm 2016 và 2017
Công tác tìm kiếm việc làm luôn là nhiệm vụ cấp bách đặt lên hàng đầu
để đảm bảo đủ việc làm cho Công ty Tích cực trong công tác nắm bám, chào giá, đồng thời tìm kiếm khai thác các dự án mới bằng nhiều hình thức, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thi công để giữ vững uy tín, thương hiệu nhằm khai thác tiếp công việc ngay tại dự án
2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng Bạch Đằng 201 giai đoạn 2013 - 2017
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2013- 2017 có nhiều biến động Trong đó các chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD tăng đều qua các năm, lợi nhuân sau thuế có chiều hướng giảm Mặc dù trải qua các giai đoạn khó khăn
do khủng hoảng kinh tế toàn cầu (2012 – 2013) và biến động của thị trường bất động sản kèm theo sự bất ổn định của kinh tế trong nước (2011 – 2013) Tuy nhiên sang đến năm 2017, Công ty luôn tích cực đổi mới và hội nhập nên đẩy doanh thu và lợi nhuận tăng lên Cụ thể về các chỉ tiêu báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh bảng 2.2 dưới đây đã chỉ rõ
Trang 37Bảng 2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013- 2017
68.926 67,4 143.241 200
-Lợi nhuận bán hàng và cung
(Nguồn: Phòng TCKT - Công ty xây dựng Bạch Đằng 201)
Trang 382.2.1 Chỉ tiêu doanh thu
Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty giai đoạn 2013- 2017, cho thấy doanh thu thuần qua các năm biến động có năng tăng và có năm giảm cụ thể như sau:
Doanh thu năm 2014 giảm 128.680 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng giảm đi 46%, năm 2015 tăng lên 68.291 triệu đồng, tăng 45% so với năm
2014 Tuy nhiên sang đến năm 2016 lại giảm đi 65.975 triệu đồng Cho đến năm 2017 tăng mạnh lên tới 143.019 triệu đổng, tăng 93% so với năm 2017
Có được kết quả đó là do sự nỗ lực, đoàn kết của toàn thể CBCNV Công ty và
sự quan tâm chỉ đạo sát sao của HĐQT Công ty và Ban lãnh đạo Công ty nên
đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu SXKD mà Đại hội đồng cổ đông nhiệm kỳ (2012-2017) đã đề ra, đạt mức tăng trưởng bình quân là 11,4% Tình hình tài chính của Công ty được củng cố và ổn định, lành mạnh, hiệu quả SXKD được đảm bảo, tập trung đầu tư cho các dự án mới, dự án trọng điểm, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu tiền lương, vật tư và thuê máy móc thiết bị phục vụ thi công Công tác tìm kiếm việc làm luôn là nhiệm vụ cấp bách đặt lên hàng đầu để đảm bảo đủ việc làm cho Công ty Tích cực trong công tác nắm bám, chào giá, đồng thời tìm kiếm khai thác các dự án mới bằng nhiều hình thức, đồng thời tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thi công để giữ vững uy tín, thương hiệu nhằm khai thác tiếp công việc ngay tại dự án Nền kinh tế giai đoạn 2011- 2015 gặp rất nhiều khó khăn trong nền kinh tế đổi mới và hội nhập, tuy nhiên với kết quả về doanh thu như trên lại cho thấy công ty đã chủ động trong quyết định Tăng cường đầu tư, đối mới thiết bị máy móc, chăm lo tới yếu tố con người, thị trường và nhiều lĩnh vực thiết yếu khác Đến nay, Công ty đã tập trung chỉ đạo sát sao, kịp thời giải quyết các tồn tại, vướng mắc, tháo gỡ khó khăn cho từng dự án, đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn lao động tại các dự án, đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư và Công ty , cụ thể:
Hoàn thành các dự án lớn, trọng điểm: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng – Hà Tĩnh, Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương, Dự án Đường 5 cao tốc kéo
Trang 39dài, Dự án đường cao tốc Hà nội - Lào Cai … Ngoài ra còn có các dự án thuộc khu vực TKV, Quân đội, Đại học Hàng Hải và một số dự án khác
Với các dự án còn thời hạn hợp đồng, đều đảm bảo tiến độ chất lượng
và yêu cầu của Chủ đầu tư, đặc biệt một số dự án được Chủ đầu tư, Tổng thầu, Công ty đánh giá cao: Dự án mở rộng đường Đình Vũ – Hải Phòng, Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình, Dự án Thoát nước A2, Tòa nhà 268 Trần Nguyên Hãn, khu vực Hoàng Thạch, TKV – Quảng Ninh, Nhà máy Tuyển đồng Tả Phời – Lào Cai, Quân đội…
Bên cạnh đó, số tiền thu được từ hoạt động tài chính có chiều hướng giảm rõ rệt trong giai đoạn 2013 - 2017, mức giảm doanh thu hoạt động tài chính là do khó khăn chung của nền kinh tế về lĩnh vực tài chính ngân hàng,
do đó công ty phải thu hẹp lĩnh vực kinh doanh tài chính của mình nên doanh thu từ hoạt động này bị giảm theo
Các khoản thu nhập khác năm 2013 là 152 triệu đồng, năm 2014 tăng lên 1.015 triệu đồng, như vậy năm 2014 so với năm 2013 tăng 863 triệu đồng, năm 2015 các khoản thu nhập khác tại giảm đi còn 309 triệu, năm 2016 là trên 260 triệu cho đến năm 2017 tiếp tục giảm 164 triệu đồng, như vậy so với các khoản doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính thì các khoản thu nhập khác có chiều hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2013 – 2017.
Năm 2013, tổng doanh thu của toàn công ty khoảng trên 298 tỷ đồng, năm 2014 là trên 152 tỷ đồng, năm 2015 là trên 219 tỷ đồng, năm 2016 là trên
153 tỷ đồng, năm 2017 con số này tăng lên trên 296 tỷ đồng Tổng doanh thu biến động tăng giảm không theo chiều hướng, năm 2014 và 2016 doanh thu giảm rõ rệt Sang đến năm 2017 doanh thu mới tăng lên nhưng vẫn nhỏ hơn so với doanh thu năm 2013 Nguyên nhân chính là trong thời gian qua, việc đấu thầu cạnh tranh đã khiến giá trúng thầu liên tục giảm.Hơn nữa, giá trị nhiều gói thầu mà Công ty tham gia không cao, nhất là với những gói thầu mà Công
ty không được tham gia với tư cách là tổng thầu
Trang 40Bảng 2.3 Doanh thu giai đoạn 2013- 2017
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Tổng doanh thu
Tổng doanh thu
Biểu đồ 2.1 Tổng doanh thu giai đoạn 2011- 2015