b Phân tích các chỉ tiêu hiệuquả - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn: + Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Số vòng quay vốn kinh doanh, mức đảm nhiệm vốn kinh doanh, hiệ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC0VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ0HẢI PHÒNG
LẠI VĂN TRÁC
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY NGUYÊN
HẢI PHÒNG - 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC0VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ0HẢI PHÒNG
LẠI VĂN TRÁC
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 8.34.01.01 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Tuyết Mai
Hải Phòng - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn “Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tác giả, dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai Các số liệu và kết quả có được trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn
Lại Văn Trác
Trang 4Xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Sau đại học đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn
Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu và tư vấn trong quá trình thực hiện luận văn
Em kính chúc Quý Thầy Cô nhà trường cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc
Hải Phòng, ngày tháng năm 2020
Tácgiả luận văn
Lại Văn Trác
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh 4
1.1.1 Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh doanh 4
1.1.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9
1.2.1 Hiệu quả sử dụng tài sản 9
1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn 12
1.2.3 Hiệu quả sử dụng chi phí 17
1.2.4 Hiệu quả sử dụng lao động 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 20
1.3.1 Nhân tố khách quan 20
1.3.2 Nhân tố chủ quan 23
1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 26
1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh 26
1.4.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 27
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY NGUYÊN 29
2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên 29
Trang 62.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty 30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 33
2.2 Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 - 2019 42
2.2.1 Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty 42
2.2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty 49
2.3 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên 69
2.3.1 Những kết quả đã đạt được 69
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 70
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY NGUYÊN 73
3.1 Mục tiêu phát triển và phương hướng kinh doanh thời gian tới 73
3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty 73
3.1.2 Chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 73
3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên 74
3.2.1 Các biện pháp cần thiết để gia tăng kết quả đầu ra 75
3.2.2 Sử dụng hợp lý các yếu tố, nhân tố đầu vào 77
3.2.3 Một số biện pháp khác 83
3.3 Một số kiến nghị 84
3.3.1 Đối với UB nhân dân Thành phố 85
3.3.2 Đối với các Sở ngành của thành phố và Chính quyền cấp huyện 85
3.3.3 Đối với Tập thể Lãnh đạo Công ty 85
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV Cán bộ công nhân viên
GTGT Giá trị gia tăng
HĐKD Hoạt động kinh doanh
LNST Lợi nhuận sau thuế
LNTT Lợi nhuận trước thuế
NSNN Ngân sách nhà nước
QLDN Quản lý doanh nghiệp
ROA Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản
ROE Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Công ty TNHH
MTV khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên 39
2.2 Phân tích ngang kết quả hoạt động kinh doanh của
2.3 Phântích dọc kết quả hoạtđộng kinh doanh của Công
2.4 Hiệuquả sử dụng Vốn kinhdoanh của Công ty 50 2.5 Hiệuquả sử dụng Vốn cốđịnh của Công ty 53 2.6 Hiệuquả sử dụng Vốn lưuđộng của Công ty 57 2.7 Hiệuquả sử dụng tài sản ngắnhạn của Công ty 59 2.8 Hiệuquả sử dụng tài sản dàihạn của Công ty 61 2.9 Hiệuquả sử dụng chiphí của Công ty 64 2.10 Hiệuquả sử dụng laođộng của Công ty 67
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
2.1
Doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của Công
ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên
42
2.2
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên
52
2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty TNHH
MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên 55
2.4
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưuđộng của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên
58
2.5 Hiệuquả sử dụng tàisản của Công ty TNHH MTV
Khai thác côngtrình thủy lợi ThủyNguyên 62
2.6
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyêncác năm 2015 - 2019
66
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có rất nhiều mối quan tâm, trong đó mối quan tâm hàng đầu là hiệu quả kinh doanh, muốn đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp
Kếtquả của phân tích hiệu quả kinh doanh là cơ sở để đưa ra các quyết định quảntrị ngắn hạn và dài hạn của quản trị Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong sản xuất kinh doanh
Thực hiện Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về phê duyệt phương án cơ cấu lại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên đến năm 2020, trong những năm gần đây, Ban Lãnh đạo cùng toàn thể công nhân viên, người lao động của Công ty đã nỗ lực triển khai
tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu, nhằm mục tiêu nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của công ty Việc thực hiện đã có được những kết quả khả quan như: Công ty đã từng bước nâng cao được doanh thu, đảm bảo việc làm
và thu nhập ổn định cho người lao động, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp, lợi nhuận kinh doanh, nộp ngân sách năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh của Công ty chưa thực sự đem lại hiệu quả cao, doanh thu hàng năm không ổn định, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất tăng cao… Làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh; xây dựng công ty phát triển ổn định theo hướng đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu, bảo toàn và phát triển nguồn vốn có hiệu quả, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, tăng thu cho ngân sách, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, là vấn đề đang được Lãnh đạo công ty quan tâm
Trang 11Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài luận văn cao học: “Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên”, mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, với mong muốn góp thêm những quan điểm lý luận xác đáng cùng với Lãnh đạo công ty bàn cách tháo gỡ, khắc phục những tồn tại, hạn chế để nâng cao hiệu quả kinh doanh, xây dựng công ty ngày càng phát triển
- Đề xuất các biện pháp cơ bản, chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kếtquả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai thác côngtrình thủy lợi Thủy Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiêncứu được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Khai thác côngtrình thủy lợi Thủy Nguyên
+ Về thời gian: Giaiđoạn 2015 - 2019
4 Phươngpháp nghiên cứu
Phươngpháp nghiên cứu lý thuyết kếthợp với thực tế tại Công ty
Thu thập thông tin dữ liệu sản xuất kinh doanh, tìm hiểu thực tế, thu thập
số liệu cụ thể tại Công ty
Trang 12Dùng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quátrình nghiên cứu, từ đó đưa ra các biện pháp cơ bản, chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quả kinhdoanh của Công ty TNHH MTV Khai thác côngtrình thủy lợi Thủy Nguyên
Trang 13CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về hiệu quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm, bản chất của hiệu quả kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm
Để phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất người ta
sử dụng một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh phản ánh sự vận dụng khéo léo của các nhà quản trị doanh nghiệp giữa lý luận và thực tế, thể hiện trình độ khai thác tối đa các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp Vậy hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất [9] 1.1.1.2 Tính chất của hiệu quả kinhdoanh
Mọi nhà kinh doanh đều mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất không chỉ ở kinh tế mà còn cả xã hội và bảo vệ môi trường Trong nền kinh tế thị trường khi mà các doanh nghiệp muốn phát triển đều phải cạnh tranh khốc liệt thì hiệu quả kinh doanh càng đóng vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết Với mỗi doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh chủ yếu xét trên phương diện kinh
tế có quan hệ với hiệu quả xã hội và môi trường
Thực chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của một tổ chức kinh tế được xét trong một kỳ nhất định, tùy theo yêu cầu của các nhà quản trị kinh doanh Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh là cơ sở khoa học để đánh giá trình độ tổ chức, quản lý của các nhà quản lý doanh nghiệp đạt được mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với mức chi phí thấp nhất, đồng thời là căn cứ đưa ra quyết định trong tương lai
Để tính toán hiệu quả kinhdoanh gồm có các chỉ tiêu thể hiện như sau:
Trang 14Sự sosánh giữa kết quả đầu ra so với các yếutố đầu vào được tính theo công thức:
Công thức 1:
Hiệu quả kinh doanh Kết quả đầu ra
Yếu tố đầu vàoHoặc sự so sánh giữa các yếu tố đầu vào với kếtquả đầu ra
Công thức 2:
Hiệu quả kinh doanh Yếu tố đầu vào
Kết quả đầu raCôngthức (1) và công thức (2) có ý nghĩa đối lập nhau Khi kết quả ở công thức (1) càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng tốt trong khi công thức (2) hoàn toàn ngược lại
Doanh nghiệp sử dụng công thức (1) để tính toán trong một kỳ kinh doanh cứ 1 đồng chí phí đầu vào (nguồn vốn, nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ, nhân công, khấu hao trang thiết bị…) thì tạo ra bao nhiêu đồng kết quả đầu ra như doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng hàng hóa
Trong khi, công thức (2) lại cho thấy 1 đồng kết quả đầu ra thì cần bao nhiêu đồng chi phí đầu vào Chỉ tiêu này càng thấp sẽ phản ánh hiệu quả kinh doanh càng cao [9]
1.1.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.2.1 Phương pháp so sánh
* Phương pháp so sánh tuyệt đối
So sánh tuyệt đối giữa chỉ tiêu (nhân tố) ở kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu (nhân tố) tương ứng ở kỳ gốc chính là kết quả xác định biến động của một nhân tố hoặc chỉ tiêu phân tích Kết quả so sánh phản ánh xu hướng và quy
mô biến động của chỉ tiêu (nhân tố) đó giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc
(1.1)
(1.2)
Trang 15* Phương pháp so sánh tương đối
Phương pháp thể hiện chiều hướng và tốc độ biến động của các chỉ tiêu phân tích hoặc nhân tố và được thực hiện bằng cách so sánh tương đối giữa chỉ tiêu (nhân tố) ở kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu (nhân tố) ở kỳ gốc Kết quả của phương pháp có thể được biểu hiện bằng số tương đối động thái hoặc số tương đối điều chỉnh, cũng có thể biểu hiện bằng tốc độ tăng Số tương đối động thái
sẽ thường được biểu hiện
1.1.2.2 Phương pháp chi tiết
* Phương pháp chi tiết theo các nhân tố cấu thành
Nội dung của phương pháp: Phương pháp được áp dụng để phân tích
về một chỉ tiêu kinh tế bất kỳ của doanh nghiệp, thông qua việc biểu hiện chỉ tiêu ấy bằng một phương trình kinh tế có mối quan hệ phức tạp của nhiều nhân tố khác hẳn nhau, sau đó trên các nhân tố khác nhau ấy sẽ tiến hành phân tích chi tiết
* Phương phápchi tiết theo thời gian
- Nội dung phương pháp: trong một khoảng thời gian chỉ tiêu phân tích được chia thành các bộ phận nhỏ hơn là tháng, quý, thực hiện phương pháp này nhằm mục đích thông qua đó để thấy được khả năng trong mỗi thời kỳ cụ thể trong đó cần chú trọng đến nguyên nhân và sự tác động có tính quy luật khách quan ở mỗi giai đoạn
- Mục đích của phương pháp:
+ Đánh giá năng lực và việc tận dụng các năng lực theo thời gian, được sát, chính xác và qua đó tìm được các giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh
+ Đánhgiá việc hoàn thành chỉtiêu về tính vững chắc, ổn định
+ Phát hiện những nhân tố, nguyên nhân có tính quy luật theo thời gian đưa ra được những cách áp dụng phương pháp cụ thể cho mỗi giai đoạn để phát huy tiềm năng, phù hợp và thích nghi hơn với các quy luật khách quan, tập trung mọi nguồn lực cho giai đoạn có tính chất mùa vụ
Trang 16* Phương pháp chi tiết theo không gian
- Nội dung phương pháp: Phương pháp này thường được ứng dụng rộng rãi trong phân tích kinh doanh, bằng cách chia chỉ tiêu phân tích thành các bộ phận nhỏ hơn theo không gian như các bộ phận, các phân xưởng, đội, tổ sản xuất kinh doanh
- Mục đích của phương pháp:
+ Đánh giá đánh giá kết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ Kết quả và biến động của chỉ tiêu cho thấy chức năng, sự ảnh hưởng của từng bộ phận không gian
+ Phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh Phân tích tính phù hợp và đánh giá hiệu quả của các phương pháp tổ chức quản lý doanh nghiệp đối với từng bộ phận Qua đó có những giải pháp, biện pháp nhằm cải thiện, nâng cao không ngừng chất lượng
và hiệu quả các phương pháp quản lý
+ Tìm kiếm, đánh giá các tập thể và cá nhân có tính điển hình và tiên tiến, học tập, đúc rút những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh để có những phương án nhân rộng, phát triển [11]
1.1.3 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3.1 Mục đích phân tích
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là nhằm đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, khai thác khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Để phát hiện và sử dụng các tiềm lực trong hoạt động kinh doanh cần dựa trên cơ cở vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp theo một trình tự hợp lý Qua đó cũng có kết luận để đưa ra các quyết định kinh doanh chính
Trang 17xác và là căn cứ cho những giải pháp cần thiết trong việc ngăn chặn các rủi ro trong kinh doanh
1.1.3.2 Nội dung phân tích
a) Phân tích Báo cáo kết quả kinhdoanh
+ Phân tích ngang Báo cáo kết quả kinh doanh:
Phân tích ngang Báo cáo cáo kết quả kinh doanh cho chúng ta thấy doanh thu trong kì là bao nhiêu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là cao hay thấp Nếu các chỉ tiêu trên tăng lên chứng tỏ trong kì doanh nghiệp đang làm ăn tốt và trên đà phát triển, tăng trưởng và ngược lại + Phân tích dọc Báo cáo kết quả kinh doanh:
Phân tích dọc Báo cáo kết quả kinh doanh cho chúng ta thấy các khoản mục chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi quản lý doanh nghiệp, chi phí khác, thuế… Nếu các khoản mục này tăng lên thì có thể đánh giá doanh nghiệp quản lý các khoản chi phí chưa tốt, hoặc công ty đang đầu tư quá mức cho các chi phí bán hàng, khuyến mại nhằm tăng doanh
số bán hàng và nâng cao thương hiệu của công ty
b) Phân tích các chỉ tiêu hiệuquả
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
+ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh: Số vòng quay vốn kinh doanh, mức đảm nhiệm vốn kinh doanh, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh…
+ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, suất tiêu hao vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hệ số hao mòn tài sản cố định, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cố định…
+ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Số vòng quay lưu động vốn, thời gian một vòng quay vốn lưu động, số vòng quay hàng tồn
Trang 18kho, số vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động…
- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:
+ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn…
+ Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn: Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn, mức đảm nhiệm tài sản dài hạn, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn…
- Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí: Hiệu suất sử dụng chi phí giá vốn,
tỷ suất lợi nhuận trên chi phí giá vốn, hiệu suất sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí quản lý doanh nghiệp…
- Phân tích hiệu quả sử dụng lao động: Hiệu suất sử dụng lao động, tỷ suất lợi nhuận trên lao động, hiệu suất sử dụng chi phi tiền lương, tỷ suất lợi nhuận trên chi phi tiền lương…
1.2 Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Hiệu quả sử dụng tài sản
1.2.1.1 Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
a) Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Tỷ suất sinh lời của Tài sản dài hạn Lợi nhuận sau thuế
Tài sản bình quân ( 100 Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng giá trị TSDH bình quân sử dụng trong
kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp
là tốt
b) Sức sản xuất của tài sản dài hạn
Sức sản xuất của tài sản dài hạn Doanh thu /DT thuần0 bán hàng
Giá trị TSDH bình quân
(1.3)
(1.4)
Trang 19Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng giá trị TSDH sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉtiêu này càng lớn chứngtỏ hiệuquả sửdụng TSDH càngcao
c) Suất hao phí của TSDH so với doanh thu
Suất hao phí của TSDH so với DT Giá trị TSDH bình quân trong kỳ
Doanh thu /DT thuần0 trong kỳKết quả của chỉ tiêu này cho thấy tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSDH, do vậy, doanh nghiệp tìm cách đưa chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, đó là căn cứ để đầu tư TSDH cho phù hợp Chỉ tiêu này còn là căn cứ để tính toán nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp khi kì vọng mức doanh thu
d) Suất hao phí của TSDH so với lợi nhuận
Suất hao phí của TSDH so với LN Giá trị TSDH bình quân
Lợi nhuận sau thuế TNDNMột đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì cần bao nhiêu đồng giá trị TSDH là ý nghĩa của chỉ tiêu này, cũng như chỉ tiêu suấthao phí của TSDH so với doanhthu, các doanh nghiệp mong muốn chỉ tiêu nàycàng thấp Khi mong muốnmức lợi nhuận nào đó chỉ tiêu nàychính là cơ sở để xácđịnh nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp
đ) Tỷ suất sinh lời của TSCĐ
Tỷ suất sinh lời của TSCĐ Lợi nhuận sau thuế
Giá trị còn lại TSCĐ bình quân ( 100
Cứ 100 đồng giá trị TSCĐ sử dụng trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là nội dung của chỉ tiêu này Để hấp dẫn các nhà đầu tư, kết quả của chi tiêu này càng cao càng tốt, điều đó chứng
tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp là tốt
e) Sức sản xuất của tài sản cố định
Sức sản xuất của tài sản cố định Doanh thu /DT thuần0 trong kỳ
Trang 20Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp xác định được 1 đồng giá trị tài sản
cố định đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu, doanh thu thuần Khi chỉ tiêu này càng cao thì TSCĐ chứng tỏ hoạt động tốt, phản ánh sức sản xuất của TSCĐ
f) Suất hao phí của tài sản cốđịnh
Suất hao phí của tài sản cố định Giá trị TSCĐ bình quân
Doanh thu /DT thuần0 bán hàngDoanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này để thấy được trong kỳ muốncó 1 đồng doanhthu, doanh thu thuần thì cầnbao nhiêu đồnggiá trị TSCĐ Từ đó ra quyết định đầutư TSCĐ hợp lý đểđạt đượcdoanh thu như kì vọng
1.2.1.2 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
a) Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn
Tỷ suất sinh lời của TSNH Lợi nhuận sau thuế
Tài sản ngắn hạn bình quân ( 100 Trong một kỳ phân tích, doanh nghiệp đầu tư 100 đồng TSNH thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế là ý nghĩa của chỉ tiêu này Do đó, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH là tốt, là cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
b) Số vòng quay của tài sản ngắnhạn:
Số vòng quay của tài sản ngắn hạn Tổng doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn bình quânChỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các TSNH quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH tốt Hoặc cho biết 1 đồng giá trị TSNH đầu tư trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của TSNH trong kỳ, chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy TSNH vận động nhanh, đó là yếu tố góp phần nâng cao lợi nhuận
(1.9)
(1.10)
(1.11)
Trang 21c) Suất hao phí của TSNH so với doanh thu
(1.12)
Suất hao phí của TSNH so với DT Giá trị TSNH bình quân trong kỳ
Doanh thu /DT thuần trong kỳ0Các doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu này khi muốn biết có 1 đồng doanh thu, doanh thu thuần trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng giá trị tài sản ngắn hạn,
từ đó căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư các TSNH cho phù hợp Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH càng cao
d) Suất hao phí của tàisản ngắn hạnso với lợi nhuậnsau thuế
Suất hao phí của TSNH so với LN Tài sản ngắn hạn bình quân
Lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này cho biết để có 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì cần bao nhiêu đồng TSNH bình quân, chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng các TSNH càng cao Để xây dựng dự toán về nhu cầu TSNH các doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu làm căn cứ khi muốn đạt mức lợi nhuận như mục tiêu đề ra 1.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
a) Số vòng quay vốn kinh doanh
Số vòng quay vốn kinh doanh Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quânChỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh, trong một
kỳ kinh doanh vốn kinh doanh bình quân quay được bao nhiêu vòng
b) Mức đảm nhiệm vốn kinh doanh
Mức đảm nhiệm vốn
kinh doanh Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ
Doanh thu thuầnChỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu được tạo ra thì phải sử dụng đến bao nhiêu đồng vốn kinh doanh
(1.13)
(1.14)
(1.15)
Trang 22c) Hiệu suất sử dụng tổng vốn kinh doanh
Hiệu suất sử dụng
tổng vốn kinh doanh Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳChỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Doanh nghiệp có chỉ tiêu này cànglớn càng cho thấy hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh càng cao và ngược lại
d) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất LNTT trên
vốn kinh doanh Lợi nhuận trước thuế
Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ ( 100 Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Tỷ suất này thể hiện sức sinh lời của vốn kinh doanh trong sản xuất kinh doanh khi chưa trừ đi thuế TNDN
đ) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh
Tỷ suất LNST trên
vốn kinh doanh Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh sử dụng bình quân trong kỳ ( 100 Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn kinh doanh mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế; thể hiện sức sinh lời của vốn kinh doanh trong SXKD sau khi đã trừ đi thuế TNDN
1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trang 23Doanh nghiệp căn cứ vào chỉ tiêu này để biết trongkỳ vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng Doanh nghiệp nào có sốvòng quay tăng sẽ có hiệu quả
c) Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay của hàng tồn kho Chi phí giá vốn
Hàng tồn kho bình quân trong kỳCác doanh nghiệp, nhà đầu tư sử dụng chỉ tiêu này khi muốn biết trong
kỳ hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng
d) Vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay của
các khoản phải thu Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ, các khoản phải thu quay được bao
nhiêu vòng
đ) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng VLĐ Doanh thu thuần
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ ( 100 Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn lưu động có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cao với doanh nghiệp có chỉ tiêu này lớn
(1.21)
(1.22)
(1.23)
Trang 24e) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn lưu động
Tỷ suất LNST trên VLĐ Lợi nhuận sau thuế
VLĐ sử dụng bình quân trong kỳ ( 100 Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn lưu động mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp nào có chỉ tiêu này cànglớn thì cho thấy hiệu quả sử dụng vốnlưu động càng tốt và ngượclại
1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
a) Hiệu suất sử dụng vốn cố định
(1.25)
Hiệu suất sử dụng VCĐ Doanh thu thuần
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ( 100 Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng vốn cố định có thể đảm bảo tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Hiệu suất sử dụng vốn cố định cao đối với những doanh nghiệp nào có chỉ tiêu này càng lớn
b) Suất tiêu hao vốn cố định
c) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn cố định
Tỷ suất LNST trên VCĐ Lợi nhuận sau thuế
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ ( 100 Một trăm đồng vốn cố định mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế là ý nghĩa của chỉ tiêu này Các
(1.24)
(1.27)
Trang 25doanh nghiệp luôn mong muốn chỉ tiêu này càng cao vì nó sẽ phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định càng tốt và ngược lại
d) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
(1.28)
Hiệu suất sử dụng TSCĐ Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ ( 100 Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng nguyên giá TSCĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hiệuquả sử dụng TSCĐ cao nếu doanh nghiệp có chỉ tiêu này càng lớn
đ) Hệ số hao mòn tài sản cố định
Hệ số hao mòn TSCĐ Khấu hao luỹ kế TSCĐ bình quân
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ ( 100 Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng nguyên giá TSCĐ sử dụng trong kỳ đã hao mòn đi bao nhiêu đồng Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ TSCĐ được sử dụng càng cũ và ngược lại
e) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên TSCĐ
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất LNST trên TSCĐ Lợi nhuận sau thuế
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ ( 100 Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp biết được 100 đồng vốn cố định mang vào sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế Với doanh nghiệp có chỉ tiêu này càngcao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố địnhcàng tốt và ngượclại [9]
1.2.2.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
a) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
(1.29)
(1.30)
(1.31)
Trang 26Doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này biết được cứ 1 đồngvốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Kết quả cho thấy xu hướng tích cực nếu chỉ tiêu này của doanh nghiệp càng cao
b) Số vòng quay của vốn chủ sở hữu
Số vòng quay của vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quânDoanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này tính toán được trong kỳ, vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vòng Sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh thể hiện nếu chỉ tiêu này càng cao, qua đó hiệu quả của hoạt động kinh doanh được nâng cao và gia tăng lợi nhuận
c) Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần
Suất hao phí của vốn chủ sở hữu
so với doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân
Doanh thu thuầnDoanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này tính toán được 1 đồng doanh thu
thuần của doanh nghiệp thì mất bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao nếu chỉ tiêu này càng thấp, đó là cơ sở để các doanh nghiệp huy động vốnvào hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận d) Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế
Suất hao phí của vốn chủ sở hữu
so với lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận sau thuếDoanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này biết được 1 đồng lợi nhuận sau thuếthì mất bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu Các nhà đầu tư sẽ bị hấp dẫn nếu chỉtiêu này càng thấp bởi nó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao 1.2.3 Hiệu quả sử dụng chi phí
1.2.3.1 Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán
(1.32)
(1.33)
(1.34)
(1.35)
Trang 27Tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng
Giá vốn hàng bán ( 100 Doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này biết được nếu trong kỳ đầu tư 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuậngộp Mức lợinhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn nếu chỉ tiêu này càng cao, thông qua đó doanh nghiệp biết được các mặt hàng kinh doanh có lợi nhuận cao nhất, để đẩymạnh khối lượng tiêu thụ
1.2.3.2 Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng
Tỷ suất sinh lời của của
chi phí bán hàng Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Chi phí bán hàng ( 100 Doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này biết được trong kỳ đầu tư 100 đồngchi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu chỉ tiêu nàycàng cao thì doanh nghiệp sẽ có mức lợi nhuận trong chiphí bán hàng càng lớn, đã thành công trong việc tiết kiệm được chi phí bán hàng
1.2.3.3 Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp
(1.37)
Tỷ suất sinh lời của chi phí QLDN Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Chi phí QLDN ( 100 Doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này biết được trong kỳ đầu tư 100 đồng chiphí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Nếu chỉ tiêu nàycàng cao thì doanh nghiệp sẽ có mức lợi nhuận trong chiphí quảnlý doanh nghiệp càng lớn, đã thành công trong việc tiết kiệm chi phí quản lý 1.2.3.4 Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí
(1.38)
Tỷ suất sinh lời của tổng chi phí Lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng chi phí ( 100
(1.36)
Trang 28Doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu này khi muốn biết bỏ ra 100 đồng chi phíthì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế Nếu chỉ tiêu này
càng cao thì doanh nghiệp sẽ có mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã không lãng phí các khoản chi phí chi ra trong kỳ
1.2.4 Hiệu quả sử dụng lao động
1.2.4.1 Hiệu suất sử dụng lao động
Hiệu suất sử dụng lao động Doanh thu thuần
Số lao động bình quân trong kỳ ( 100 Doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu này khi muốn biết mỗi một người lao động làm việc trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng lao động càng cao nếu chỉ tiêu này càng lớn
1.2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên lao động
Tỷ suất LNST trên lao động Lợi nhuận sau thuế
Số lao động bình quân trong kỳ ( 100 Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của lao động; cho biết mỗi một người lao động làm việc trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế 1.2.4.3 Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương
Hiệu suất sử dụng
chi phí tiền lương Doanh thu thuần
Chi phí tiền lương bình quân trong kỳ ( 100 Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương càngcao
1.2.4.4 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tiền lương
Tỷ suất lợi LNST trên
chi phí tiền lương Lợi nhuận sau thuế
Chi phí tiền lương bình quân trong kỳ ( 100
(1.39)
(1.40)
(1.41)
(1.42)
Trang 29Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của chi phí tiền lương Nó cho biết 100 đồng chi phí tiền lương trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của chi phí tiền lương càng cao [9]
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Có hai nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đó là: nhântố khách quan và nhân tố chủ quan Các doanh nghiệp cần tìm ra phương
pháp tác động lên các yếu tố một cách thông minh, có hiệu quả, làm cho doanh
nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn, phát huy tốt hơn các nhân tố tíchcực và nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Thị trường
Nhân tố thị trường ở đây bao gồm: thị trường đầu vào và thị trường đầu
ra của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh thì phải chịu sự tác động và tuân theo các quy luật của thị trường,
sẽ bị đào thải nếu hoạt động ngược lại các quy luật tất yếu đó
Thông qua các yếu tố sau thị trường đã tác động, ảnh hưởng đến kinh
doanh của doanh nghiệp:
Cầu về hàng hoá: nó là lượng hàng hoá tối đa mà doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại một thời điểm tại một mức giá nhất định Doanh nghiệp luôn tìm mọi cách kích cầu thị trường về hàng hoá của mình tăng bởi khi đó lượng tiêu
thụ tăng lên, giá trị được thực hiện nhiều hơn, quy mô sản xuất mở rộng và lợi nhuận theo đó ngày càng tăng Do vậy các doanh nghiệp luôn quan tâm vấn đề cầu thị trường.Công việc đầu tiên trước khi ra quyết định thực hiện một hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể nào đó là nghiên cứu, đánh giá cầu thị trường
và khả năng đưa sản phẩm và mức tiêu thụ sản phẩm Xem xét cầu thị trườngđầy đủ sẽ là nhân tố góp phần thành công của doanh nghiệp
Cung về hàng hoá: yếu tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp trênhai phương diện sau:
Trang 30- Đầu tiên, cung về hàng hóa thông qua hệ thống các yếu tố đầu vào màdoanh nghiệp cần để ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.Tìnhtrạng cạnh tranh trong việc thu mua yếu tố đầuvào sẽ xảy ra nếu thị trường không đủ khả năng đáp ứng đủ cho nhu cầu của doanh nghiệp.
- Tiếp theo, cung về hàng hóa thông qua hệ thống việc tiêu thụ mà ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, khi có quá nhiều nhà sản xuất kinh doanh các mặt hàng giống nhau hay thay thế nhau thì tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, mức tiêu thụ bị san sẻ sẽ
giảm đi với một doanh nghiệp.Nếu không đẩy mạnh khả năng cạnh tranh sản
phẩm khôngtiêu thụ được thì sản xuất sẽ ngừng trệ
Giá cả: Trên cơ sở quan hệ cung cầu, giá cả trong cơ chế thị trường luôn
có những thay đổi phức tạp.Do vậy doanh nghiệp cần phải dự liệu được sự biến động của thị trường, để xác định mức giá mua vào bán ra cho phù hợp Cạnh tranh: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động lớn từ tình hình cạnh tranh trên thị trường Cạnh tranh càng quyết liệt
bao nhiêu thì doanh nghiệp càng phải cố gắng và vất vả để tồn tại và phát triển bấy nhiêu.Bên cạnh đó, vì để cạnh tranh nên có thể khiến giá đầu ra của sản phẩm, hàng hóa giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1.2 Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân
Trong việc nângcao hiệuquả kinhdoanh đâylà nhân tố quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú ý Vì nó ảnh hưởng một cáchgián tiếp lên quá trình sảnxuất kinhdoanh cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Yếu tố này quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm của doanh nghiệp Từ đó, các doanh nghiệp cần chú trọng nghiên cứu về sức mua của khách hàng cũng như thói quen tiêu dùng ở mức giá cả hợp lý và phù hợp.1.3.1.3 Uy tín và mối quan hệ của doanh nghiệp trên thị trường
Đâylà giá trị vôhình của doanh nghiệp, nó tác động đến sự thành bại
Trang 31trong nâng cao hiệu quả kinh doanh, sự tác động đó là philượng hoá mà chúng
takhông thể tính toán hay đo đạc bằng các phương pháp định lượng.Uy tín, quanhệ của doanhnghiệp sẽ mang đến các cơ hội mở rộng kinh doanh,mở rộng thị trường khách hàng và trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ được quyền chọn những gì có lợi cho mình.Mặt khác uy tín và mối quan hệ sẽ chophép doanh
nghiệp cóưu thế trong việc tiêu thụ, vay vốn hay mua chịu hàng hoá
1.3.1.4 Kỹ thuật công nghệ
Ngày nay, thời đại công nghệ bùng nổ và phát triển thì yếu tố kỹ thuật
côngnghệ đóng vai trò quan trọng trong việc làm cơ sở cho yếu tố kinh tế, cho
ra đời của sản phẩm mới.Sự phát triển và hiện đại kỹthuật và công nghệ đã
làm thay đổi khả năng sản xuất hàng hoá và quy trình sản xuất, tác động mạnh
mẽ đếnchất lượng và giá bán sản phẩm của doanh nghiệp, tạo lên khả năng cạnh tranh của cácdoanh nghiệp trên thị trường
Sự biến đổi như vũ bão của yếu tố khoa học kỹ thuật đòi hỏi doanh
nghiệpcần tiếp cận nhanh chóng và hiểu rõ để có thể phân tích yếu tố khoa
học kỹ thuật qua đó nắm bắt được sự tiến bộ của công nghệ để ứngdụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1.5 Chính trị và pháp luật
Dưới sự quản lý của Nhà nước thì mọi hoạt động kinhdoanh phảichấp hành theo các quy định của pháp luật.Luật pháp ngăn chặn những hành vi trục lợi bất chính như trốn thuế, buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng nhái đã bảovệ lợi ích chính đáng của các bên kinh doanh, tạo nên sự cạnh tranh công bằng
Sựcan thiệp, điều tiết thông quachính sách phápluật của Nhà nước đến các hoạt động kinhdoanh là thể hiện của yếu tố chính trị
Muốn đạt được thành công trong kinh doanh các doanh nghiệp phải phân tích, dự đoán về chính trị và luật pháp cùng xu hướng vận động của nó,như:
- Sự ổn địnhvề chính trị và đường lối ngoại giao;
- Hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, hoàn thiện và hiệu lực thi hành;
- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ;
Trang 32- Sự phát triển và quyết định bảo vệ người tiêu dùng
1.3.1 Điều kiện tự nhiên
Môi trường tự nhiên gồm các nhân tố:
- Nhân tố thời tiết khí hậu: nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quy trình, tiến độ kinh doanh của hầu hết cácdoanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi Với những điều kiện thời tiết,khí hậu nhất định thì các doanh nghiệp phải có chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện đó.Hoạtđộng kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu điều kiện thời tiết khí hậu bất
ổn từ đó tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh
- Nhân tố tài nguyên thiên nhiên: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực khai thác tài nguyên thiên nhiên chịu ảnh hưởng nhiều từ nhân tố này.Việc khai thác tài nguyên cần tìm kiếm khu vực có nhiều tài nguyên với trữ
lượng lớn và có chất lượng tốt.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất cũng chịu tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh khi nằm trong khu vực
mà có nhucầu đến tài nguyên, nguyên vật liệu.
- Nhân tố vị trí địa lý: nhân tố này vừa ảnh hưởng đến lợi thế của doanhnghiệp vừa ảnh hưởng đến các mặt khác của doanh nghiệp như: Giao dịch, vậnchuyển, sản xuất Trong hoạt động kinh doanh cácmặt nàychính là các yêu
tố hình thành lên các chi phí nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 1.3.2 Nhân tố chủ quan
Một số nhân tố chủquan chínhảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là:
1.3.2.1 Nhân tố quản trị doanh nghiệp và lực lượng lao động
Con người chính là tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh, là nòng cốt cho sự phát triển Để doanh nghiệp thực hiện kinh doanh có hiệu quả cần có một đội ngũ công nhân viên giỏi có trình độ và tay nghề Với khả năng sáng tạo trong việc kết hợp với hệ thống tư liệu sản xuất con người đã hình thành lên quá trình sản xuất Để tạo lên hiệu quả kinh doanh cần hoàn thiện của nhân
Trang 33tố con người qua đó sẽ dần dần hoàn thiện quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Doanh nghiệp nào cũng có một bộmáy tổchức, quảnlý Người lao độngkhi thực hiện một công việc nào đó sẽ chịu sự tác động, điều hành trực tiếp củacác cấp lãnh đạo Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của doanhnghiệp chính là sự hiệu quả của bộ máy tổ chức, quản lý
Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả cần một cơ cấu tổ chức hợp
lý vì nó sẽ tạo ra một cơ cấu sản xuất phù hợp Thông qua cơ chế ra quyết định
cơ cấu tổ chức hợp lý góp phần xác định chiến lược kinh doanh và ảnh hưởng
đến việc thực hiện mục tiêu và chiến lược đó
Nguồn nhân lực chỉ có thể phát triển với một cơ cấu tổ chức phù hợp Đặt người lao động đúng vị trí phù hợp với khả năng của họ sẽ là nâng cao hiệu
quả công việc và phát huy nhân tố con người Ngoài ra, nó còn thúc đẩy cho các cá nhân phát triển hơn nữa trình độ năng lực của mình
1.3.2.2 Vốn kinh doanh
Mọi hoạt động kinh doanh muốn bắt đầu đều cần vốn kinh doanh Tiền của toàn bộ tài sản dùng trong kinh doanh thể hiện vốn kinh doanh của doanh
nghiệp, gồm:
- Tài sản cố định hữu hình bao gồm: Vật kiến trúc, máy móc trang thiết
bị, phương tiện vận tải,
- Tài sản cố định vô hình: Quyền sử dụng đất, bằng sáng chế phát minh, bản quyền sở hữu công nghiệp, giá trị thương hiệu của doanhnghiệp trên thịtrường,
- Tiền mặt, tiền ngân hàng gồm tiền Việt Nam đồng và các loại ngoại tệ vàng bạc, đá quý
Để tạo ra lợi nhuận nhà kinh doanh cần có vốn và thông qua nó để đạt
được mục tiêu của mình Việc tối đa hoá lợi nhuận hay tối thiếu hoá chi phí
Trang 34cho mộtmục tiêu nhất định nào đó chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh.Khi
muốn có hiệu quả không thể bỏ qua khái niệm chi phí trong kinh doanh
1.3.2.3 Nghệ thuật kinh doanh và xử lý thông tin
Kinh doanh từ lâu đã được coi là một nghệ thuật trong việc sửdụng một cách có hiệu quả các phương án, các thời cơ, các tiềm lực và các kinh nghiệm được góp nhặt trong quá trình kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được đảm bảo luôn tồn tại và phát triển khi có nghệ thuật kinh doanh.Việc sử dụng các sức mạnh của bản thân doanhnghiệp cũngnhư của người khác, tạo thời cơ và nắm bắt được thời cơ để:chi phí ít lợi nhuận cao, không bộc lộ điểm yếu của doanh nghiệp, giữ bí mật kinh doanh trong ý
đồ, trong giá cả, trong phương hướng thị trường, trong công nghệ kỹ thuật và tận dụng được những điểm mạnh, điểm yếu của người khác làm lợi thế thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp mà không lôi kéo các đối thủ mới vào cuộc Hiện nay, do nhu cầu nắm bắt được thông tin nhanh hơn, sớm hơn và chính xác hơn các đối thủ khác rất quan trọng Vì vậy hệ thống thông tin nội
bộ cần được tổ chức khoa học để đáp ứng nhu cầu thông tin kinh doanh và chi phí cho quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ thôngtin được giảm bớt Hệ thống thông tin nối mạng nội bộ trongnước và quốc tế là sự phát triển phù hợp của
hệ thống thông tin nội bộ
1.3.2.4 Đòn bẩy kinh tế trong doanh nghiệp
Để tạo động lực cho người lao động có tinh thần trách nhiệm cố gắng và
nỗ lực hơn trong công việc, các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp quy tráchnhiệm vật chất, có hình thức khen thưởng và xử phạt công khai, minh bạch Điều này giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh bởi nó cho phép doanh nghiệp sử dụng một cách tối ưu tiềm năng lao động, tạo cơ hội cho mọi người lao động, mọi bộ phận sản xuất kinh doanh phát huy sở trường và chủ động sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh
Trang 351.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.4.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.4.1.1 Hiệuquả hoạt động sảnxuất kinh doanh là côngcụ quản lý kinhdoanh
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu chung là tạo ra lợi nhuận thông qua việc kết hợp giữa lao động của con người với các tư liệu sản xuất để tạo ra kết quả theo mong muốn của doanh nghiệp Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, quản trị doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp khác nhau Hiệuquả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thựchiện chứcnăng
1.4.1.2 Sản xuất kinh doanh có hiệu quả là điều kiện sống còn đối với mọi doanh nghiệp
Sản xuất ra cái gì? như thế nào? cho ai? sẽ không thành vấn đề bàn bạc nếu nguồntài nguyên khônghạn chế Vì nguồn tài nguyên như đất đai, khoáng sản, là hữu hạn có dấu hiệu ngày càng khan hiếm, cạn kiệt đi, nên chúng ta chỉ có thể sản xuất ra một lượng hàng hoá nhất định, trong khi đó dân số trên thế giới ngày càng tăng khiến cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
Nâng cao khả năng sử dụngcác nguồn lực có giới hạn trong sản xuất cũng chính là nâng cao hiệu quả kinh doanh.Khi mà nguồn lực sản xuất trong tình trạng thiếu hụt, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì bài toán nângcao hiệuquả kinhdoanh là không thể không đặt ra cho bất kỳ hoạt động sản xuất
kinh doanh nào
Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? được đặt ra dựa trên cơ sở giá cả thị trường, quan hệ cung cầu, hợp tác và cạnhtranh Mụctiêu quan trọng nhất, mangtính chất sống còn của sản xuất kinh doanh chính là mục tiêu lợi nhuận vì các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định kinh doanh của mình, không có lãi thì sẽ dẫn đến phá sản
Trang 36Ngoài ra, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì các doanhnghiệp phải cạnh tranh Muốn cạnh tranh được đòi hỏi cácdoanh nghiệp
phải có được lợi nhuận và tìm cách tối đa hóa lợi nhuận Do vậy, điều kiện
sống còn để doanh nghiệp là phải có hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn nữa Đây luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu và đầu tư nghiên cứu của doanh nghiệp
1.4.1.3 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường
Hiện nay, trong vũ đài kinh tế thị trường, cơ chế của nó đã đặt các nhà sản xuất kinh doanh trong sự cạnh tranh dữ dội với nhau Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn Trong khi các nguồnnhân lực sản xuất xã hội ngày càng không đủ, con người phát triển ngày càng nảy sinh nhiều các nhu cầu khác nhau Do vậy, yêu cầu đặt ra đòi hỏi doanhnghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như
thế nào? Sản xuất cho ai? Vì thị trường sẽ đào thải những hàng hóa, dịch vụ không phùhợp Đây chính là quy luật khan hiếm
1.4.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.4.2.1 Biện pháp gia tăng kết quả đầu ra
- Cần phải nhận diện cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường, nắm bắt được thời cơ kinh doanh là điều
kiện tất yếu giúp doanh nghiệp có những bước phát triển mạnh mẽ Việc nhận diệncơ hội kinh doanh một cách chính xác giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế trong kinh doanh có những bước phát triển không ngừng về quy mô, lợi nhuận theo đó được tăng lên đáng kể Nhưng chỉ cần sơ suất đánh giá không
chính xác cơ hội kinh doanh sẽ làm cho nhiều nhà kinh doanh phải trả giá như hàng hóa không bán được, trong khi chi phí bảo quản, quản lý, trả nợ lãi vẫn phải thanh toán
- Tăng doanh thu
Trang 37- Áp dụng tiến bộ công nghệ và khoa học làm rút ngắn vòng đời của sản phẩm và dịch vụ
- Mở rộng thị trường
1.4.2.2 Biện pháp sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào
- Áp dụng các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực:
+ Tổ chức và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
+ Tận dụng và phát huy tối đa sở vật chất, trang thiết bị của doanh
nghiệp
- Tiết kiệm chi phí:
+ Tiết kiệm chi phí vật chất
+ Tiết kiệm chi tiêu bằng tiền
+ Tiết kiệm trong sử dụng các dịch vụ như: điện, nước, điện thoại và dịch
vụ viễn thông…
Trang 38CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY NGUYÊN 2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THỦY NGUYÊN.
- Tên Công ty viết tắt bằng tiếng Việt: CÔNG TY THỦY LỢI THỦY NGUYÊN.
- Tên Công ty bằng tiếng Anh: THUY NGUYEN EXPLOITING IRRGATION ONE MEMBER LIMITED COMPANY.
- Tên Công ty viết tắt bằng tiếng Anh: THUY NGUYEN CO.LTD
- Địa chỉ Công ty: thôn Trịnh Xá, xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng
- Điện thoại: 0225.3874412 Fax: 0225.3874412
- Email: thuyloithuynguyen@gmail.com
- Vốn điều lệ: 190.000.000.000 đ (Một trăm chín mươi tỷ đồng)
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên tiền thân là sự hợp nhất giữa Xí nghiệp xây dựng Thủy lợi Thủy Nguyên và Xí nghiệp Thủy nông Thủy Nguyên với tên gọi Xí nghiệp Thủy lợi Thủy Nguyên theo Quyết định số 355/QĐ-TCCQ ngày 21/3/1989 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Trải qua hơn 30 năm phát triển kể từ khi được hợp nhất,
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành các Quyết định về việc quản lý, sắp xếp lại tổ chức, mô hình doanh nghiệp đối với Công ty, cụ thể như sau:
Trang 39- Năm 1993 đổi tên từ Xí nghiệp Thủy lợi Thủy Nguyên thành Xí nghiệp Quản lý khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên theo Quyết định số 747/QĐ-TCCQ ngày 24/3/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước
- Năm 1998 đổi tên Doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp Quản lý khai thác công trình Thủy lợi Thủy Nguyên thành Công ty khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên theo Quyết định số 136 QĐ/UBND/ĐMDN ngày 21/01/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
- Năm 1999 chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh thành doanh nghiệp hoạt động công ích theo Quyết định số 226/QĐ/NB ngày 01/02/1999 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
- Năm 2009 chuyển thành Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên theo Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 17/7/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng
- Ngày 29 tháng 9 năm 2009 Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 1937/QĐ-UBND về việc xếp hạng II cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Thủy Nguyên
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của công ty 2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm trong việc cungcấp, điều hòa các nguồn nước để phục
vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, phục vụ trong việc sản xuất như sản xuất công nghiệp và các ngành kinh tế; sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; khai thác, bảo vệ công trình phòng chống thiên tai
- Nỗ lực bảo toàn và phát triển vốn; tìm kiếm lợi nhuận hợp pháp; tạo việclàm, thu nhập cho người lao động; góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã
hội của địa phương thông qua việc tăng thu ngân sách Nhà nước
- Khảo sát, thiết kế, sửa chữa, xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ được thành phố giao
Trang 40- Là chủ đầu tư các Dự án đầu tư khi được thành phố giao
- Điều hòa phân phối nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh
- Bảo đảm trong việc kiểm tra, phát hiện, xử lý và sửa chữa kịp thời các
sựcố đối với các công trình thủy lợi nhất là sau mùa mưa lũ Chịu trách nhiệm duytu bảo dưỡng, vận hành đảm bảo an toàn công trình
- Bảo đảm an toàn cho chất lượng nước, đồng thời phòng, chống suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước, phòng, chống lũ lụt, xâm nhập mặn và các tác hại
do nước gây ra
- Quan trắc, thu thập số liệu theo quyđịnh Nghiêncứu tổng hợp và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khaithác, bảo vệ công trình thủy lợi
- Các nhiệmvụ khác theo quy định của pháp luật
Hoạt động xâydựng chuyên dụng khác:
Chi tiết: nạo vét sông ngòi, đắp đê làm kè; sửa chữa cáccông
trình kỹ thuật công nghiệp, giao thông, thủy lợi, tiêu thoát nước
4390
7 Gia công cơ khí;xử lý và tráng phủ kim loại:
Chi tiết: Gia công các sản phẩm cơ khí 2592
9 Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn 3311
10 Lắp đặt máy móc thiết bị và thiết bị công nghiệp:
Chi tiết: Lắp đặt máy móc, thiết bị 3320
11 Thoát nước và xử lý nước thải: