TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG NGUYỄN THỊ NGA BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GIAO NHẬN VẬN TẢI SAO THÁI BÌNH DƯƠNG - CHI NHÁNH HẢI PH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ NGA
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GIAO NHẬN VẬN TẢI SAO THÁI BÌNH DƯƠNG - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HẢI PHÒNG – 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ NGA
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN GIAO NHẬN VẬN TẢI SAO THÁI BÌNH DƯƠNG - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ:8340101
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Vương Toàn Thuyên
HẢI PHÒNG – 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch
vụ logistics của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương – Chi nhánh Hải Phòng ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực
và chính xác không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố trước đây Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hải Phòng, tháng 05 năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Nga
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn GS.TS Vương Toàn Thuyên, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cám ơn các Thầy, Cô của khóa Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Hải Phòng đã giảng dạy, trang bị và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt khoá học
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương – Chi nhánh Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu để hoàn thành luận văn này
Do kiến thức còn hạn chế và những yếu tố khách quan nên luận văn không thể tránh được những sai sót Rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy cô
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hải Phòng, tháng 5 năm 2022 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Nga
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5.1 Đối tượng nghiên cứu: 3
5.2 Phạm vi nghiên cứu: 4
6 Kết cấu của luận văn: 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS 5
1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Khái Niệm về logistics 5
1.1.2 Khái niệm dịch vụ logistics 6
1.1.3 Khái niệm kinh doanh dịch vụ logistics 8
1.1.4 Hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics 11
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics 15
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ logistics 15
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics 16 1.3 Các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics 18
1.3.1 Yếu tố khách quan 18
1.3.2 Yếu tố chủ quan 20
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTIC TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI SAO THÁI BÌNH DƯƠNG - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 21
Trang 62.1 Đặc điểm hoạt động dịch vụ logistics của Công ty TNHH Giao Nhận Vận
Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng 21
2.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển 21
2.1.2 Nhiệm vụ hoạt động dịch vụ của công ty 25
2.1.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị 26
2.1.4 Lực lượng lao động 27
2.1.6 Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2017-2021 33
2.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng 34
2.2.1 Đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng 34
2.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng 43
2.3 Những thành công và hạn chế tại Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng 54
2.3.1 Thành công 54
2.3.2 Hạn chế 55
2.3.3 Nguyên nhân của sự hạn chế 57
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI SAO THÁI BÌNH DƯƠNG - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 59
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng 59
3.1.1 Mục tiêu phát triển trong thời gian tới của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng 59
3.1.2 Phương hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng 60
Trang 73.2 Một số biện pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi
Nhánh Hải Phòng 61
3.2.1 Biện pháp tăng doanh thu và sản lượng 61
3.2.2 Biện pháp giảm chi phí 66
3.2.3 Biện pháp về tiết kiệm sử dụng vốn 68
3.2.4 Một số biện pháp khác 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1 Kết luận 76
2 Kiến nghị 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
biệt
ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Management
Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics
CSCMP Council of Supply Chain
Management Professionals
Hiệp hội các chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng
Logistics hàng tiêu dùng nhanh
Trang 9GVC Global Value Chain Chuỗi giá trị toàn cầu
IATA International Air Transport
Hội đồng quản trị logistics Mỹ
NVOCC Non Vessel Owning Common
Carriers
Người vận chuyển không có tàu
Việt Nam
WPA Worldwide Partner Alliance Hiệp hội về vận tải và Logistics
PASL Pacific star logistics company
limited
Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương
Trang 10TIẾNG VIỆT
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng
2.4 Tổng hợp các chỉ tiêu doanh thu trong 5 năm (2017– 2021) 35 2.5 Tổng hợp các chỉ tiêu chi phí trong 5 năm (2017– 2021) 37 2.6 Tổng hợp các chỉ tiêu lợi nhuận trong 5 năm (2017– 2021) 40 2.7 Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận theo doanh thu và chi phí
tại PASL Hải Phòng giai đoạn 2017– 2021
44
2.8 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định tại
PASL Hải phòng giai đoạn 2017– 2021
46
2.9 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại
PASL Hải Phòng giai đoạn 2017– 2021
47
2.10 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
PASL Hải Phòng giai đoạn 2017– 2021
49
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, thương mại quốc tế không ngừng phát triển nhờ xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế giữa các quốc gia ngày càng sâu và rộng, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung Trong đó đặc biệt phải kể đến dịch vụ hậu cần (logistics) là một lĩnh vực then chốt, đóng một vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế Hoạt động logistics là cầu nối thương mại toàn cầu Hàng hóa được liên thông là nhờ vào chuỗi các hoạt động liên hoàn sau: kho vận, giao nhận vận tải, lên kế hoạch, sắp xếp nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, và luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Nhờ vào sự kết hợp nhịp nhàng trong hoạt động logistics mà các doanh nghiệp giảm chi phí luân chuyển và lưu kho Chuỗi logistics thực hiện tốt sẽ giúp giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, đưa sản phẩm, dịch vụ đến đúng nơi cần đến, vào thời điểm thích hợp với chi phí được giảm thiểu tối đa trong khi vẫn thỏa mãn được các yêu cầu của xã hội, của người tiêu dùng Nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành công lớn nhờ có chiến lược và hoạt động logistics đúng đắn Nhưng cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại vì có những quyết định sai lầm trong hoạt động logistics, như: chọn sai địa điểm,
dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả… Vì vậy nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Logistics; giảm chi phí logistics một cách hợp lý tạo nguồn vốn phát triển các dịch vụ tương lai, tôi
đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng” với hy vọng góp phần đánh giá đúng thực trạng và xu hướng phát triển của ngành logistics, tìm ra những nguyên nhân phát sinh, làm tăng chi phí và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói riêng và của ngành logistics nói chung Từ đó đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics của công ty đề ra
Trang 142 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics Trong những năm gần đây, Việt Nam tập trung đầu
tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, cùng hệ thống kho bãi, trung tâm thương mại…liên tục được mở rộng Kèm theo đó là sự phát triển của dịch vụ đi kèm, thủ tục xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hóa để cải thiện chất lượng của dịch vụ Chiến lược Logistics
để tìm ra con đường phù hợp là điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm Để giảm được chi phí và thời gian cho hoạt động dịch vụ logistics thì doanh nghiệp cần có một chiến lược phù hợp Quá trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng thông qua quy trình logistics như sau: đóng gói, ký
kẻ mã hiệu, bảo quản hàng hóa, vận chuyển và làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu Để tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động logistics, chúng ta cần phải hiểu rõ thực trạng của ngành logistics Việt Nam hiện nay Việt nam có nhiều lợi thế sở hữu nhiều cảng biển khi đầu tư xây dựng quy mô lớn, có khả năng nhận tàu trọng lượng lớn lên tới 100 nghìn tấn Ngoài ra Việt Nam có 70 đường bay quốc tế, rất thích hợp phát triển hoạt động logistics Thương mại điện tử và công nghiệp tự động hóa là hai ngành thúc đẩy sự phát triển của logistics trong những năm gần đây Bên cạnh đó, hải quan cũng đã
có nhiều chính sách mới, cải cách thủ tục hành chính, áp dụng hệ thống công nghệ thông tin vào quá trình xuất nhập khẩu Nhờ đó thời gian thông quan hàng hóa rút ngắn đáng kể, hỗ trợ tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp Tuy nhiên vẫn còn một số những thiếu sót còn tồn tại như: đầu tư cơ sở hạ tầng Việt Nam chưa đồng bộ, tập trung chủ yếu vào đường bộ hơn các phương thức vận tải khác Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, khả năng kết nối mạng lưới toàn cầu kém Thiếu các khu kho vận có vị trí chiến lược Chưa đồng bộ hệ thống cảng, sân bay, cơ sở sản xuất Ngành logistics Việt Nam đóng góp váo GDP còn thấp chỉ khoảng 4 - 5% trong năm 2020 Các doanh
Trang 15nghiệp Việt Nam đang phải sử dụng dịch vụ logistics với chi phí cao làm giảm sức cạnh tranh và hạn chế sự tăng trưởng kinh tế Trước tình đó, Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động ngành logistics Việt Nam nên chuyển dịch sang khu vực tư nhân và không nên phụ thuộc quá nhiều vào việc đầu tư công Ngày nay công nghệ thông tin đang được áp dụng nhiều hơn vào quá trình hoạt động kinh doanh, cần marketing thương hiệu, có chiến lược kinh doanh phù hợp Nếu biết áp dụng đúng và khéo léo những phương pháp trên sẽ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngành logistics nói chung và công ty nói riêng
3 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, phân tích, đánh giá hệ thống các giải pháp để đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ Logistics và thực trạng phát triển tại Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương
- Chi Nhánh Hải Phòng giai đoạn 2017-2021 từ đó đề xuất một số biện pháp phù hợp và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty
4 Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận và giải quyết vấn đề, luận văn đã áp dụng các phương pháp như:
a Phương pháp duy vật biện chứng
b Phương pháp chi tiết
c Phương pháp thống kê phân tích
d Phương pháp tổng hợp, so sánh, biểu đồ để minh họa
e Phương pháp lấy ý kiến các cán bộ công nhân viên công ty
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động dịch vụ logistics của Công
ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng
từ năm 2017 đến năm 2021, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp giảm chi phí dịch
Trang 16vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ Logistics của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng
từ năm 2017 đến năm 2021 và làm thế nào để kiểm soát được hoạt động dịch
vụ Logistics một cách hợp lý nhất
Về nội dung: do giới hạn về thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu vào việc giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh dịch vụ Logistics hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021
6 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung
Trang 17CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ
LOGISTICS 1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái Niệm về logistics
Sau cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai sản xuất vật chất của
xã hội đã đạt năng suất cao do áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt
là ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, song muốn tối ưu hoá quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của DN trên thị trường chỉ có cách cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý phân phối vật chất, có như vậy mới giảm được thấp nhất thiệt hại do tồn kho, ứ đọng nguyên vật liệu, thành phẩm trong quá trình sản xuất và lưu thông Logistics là tên gọi ngắn gọn của hệ thống phân phối vật chất này Vậy logistics là gì? logistics được đưa ra lần đầu tiên với tư cách là một thuật ngữ bởi nhà quân sự người Thuỵ Sĩ Baron Antonie Henry Trong tác phẩm “Tổng kết lịch sử quân sự” (năm 1838), lần đầu tiên ông sử dụng thuật ngữ logistics với ý nghĩa là nghệ thuật điều chuyển quân đội, thực hiện các hoạt động thu thập, bảo quản và vận chuyển NVL, nhân sự và phương tiện Theo hội đồng quản trị logistics Mỹ (LAC,1988): “Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thoả mãn những yêu cầu của khách hàng”[19, tr.4]
Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ Logistics (CLM, 1991): “Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hoá, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng”[19, tr.16]
Theo tài liệu Logistics and Supply Chain Management (Ma Shou,
Trang 18Trường Đại học hàng hải thế giới) thì: “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”[21, tr.5]
Tóm lại, logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng dịch chuyển của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ
1.1.2 Khái niệm dịch vụ logistics
Luật Thương Mại Việt Nam đã đưa ra khái niệm “Dịch vụ logistics” như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao” (Điều 233 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 Việt Nam năm 2005 và Luật 03/VBHN-VPQH 2021) [16],[17],[18]
Cũng theo như định nghĩa được Hội đồng các chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng (CSCMP) đưa ra vào năm 2019 thì: “Dịch vụ logistics là một
bộ phận của chu trình chuỗi cung ứng, bao gồm các quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả việc dự trữ và lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin hai chiều giữa điểm khởi đầu và điểm tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng”[22, tr.6]
Dịch vụ logistics không chỉ là các khâu của chuỗi cung ứng từ nhập nguyên, nhiên vật liệu đầu vào qua các khâu của quá trình sản xuất, sản xuất
ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng, mà còn bao gồm quá trình hoạch định kế hoạch, thực hiện và kiểm soát nhằm đạt được hiệu quả cao Vậy nên dịch vụ logistics gắn liền và
là một bộ phận của chuỗi cung ứng (Supply Chain)
Trang 19(Nguồn: Lamber, Strategic logistics management, [21.tr.3])Hình 1.1: Các thành phần và hoạt động cơ bản của Quản trị logistics Hình 1.1 cho thấy logistics là chuỗi các hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và kết hợp nhịp nhàng Chuỗi các hoạt động nay nhằm đảm bảo các yếu tố tạo nên sản phẩm thông qua các hoạt động nhập nguyên liệu đầu vào và đưa sản phẩm cuối cùng tới tay người tiêu dùng Cùng với việc vạch ra chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp thì các yếu tố như nhân lực, vốn, nguyên nhiên liệu, chất lượng dịch
vụ, thông tin, công nghệ chính là nguồn tài nguyên đầu vào Để phát triển chiến lược kinh doanh thì mua, dự trữ, tồn kho, bảo quản, vận chuyển đến thông tin, bao bì, đóng gói…những chuỗi hoạt động này cũng cần được chú
ý Cần kết hợp nhịp nhàng, xử lý nhanh nhẹn chuỗi các hành động này sẽ tạo
ra sự thỏa mãn của khách hàng, mang lại những hiệu quả cao trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trên đây là những cách diễn đạt khác nhau về khái niệm dịch vụ logistics, có thể rút ra nhận thức chung nhất như sau: Dịch vụ logistics là
Trang 20chuỗi các hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng Mục đích là giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với một thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời
1.1.3 Khái niệm kinh doanh dịch vụ logistics
Kinh doanh dịch vụ logistics có thể đảm nhiệm một, một phần hoặc toàn bộ các công đoạn từ nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký
mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá trong chuỗi logistics Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics có thể xây dựng các chuỗi hoạt động logistics dựa trên cơ sở thiết lập nguồn lực, công nghệ của mình với các thương nhân khác một cách có hệ thống
Logistics tồn tại để cung cấp dịch vụ cho DN hoặc khách hàng của DN thông qua việc tập trung các yếu tố khác nhau
* Mua sắm nguyên vật liệu
Mua sắm nguyên vật liệu đầu vào của quá trình logistics là một hoạt động tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến khách hàng nhưng lại có vai trò quyết định đối với toàn bộ hoạt động logistics Quy trình của khâu mua sắm nguyên vật liệu bao gồm: tìm kiếm các nhà cung cấp khác nhau ( đa dạng để
có nhiều sự lựa chọn), lên kế hoạch và đặt mua nguyên vật liệu, lựa chọn phương tiện phù hợp để vận chuyển, tiến hành nhập kho, chuẩn bị nơi lưu giữ hàng hóa, thiết lập điều kiện để bảo quản quản hàng và cuối cũng là chuyển tới người dùng Cần phải quản lý hệ thống thông tin có liên quan tới hàng hóa, lên kế hoạch và kiểm kê số hàng đang tồn kho, tận dụng các các loại hàng tồn kho
Hoạt động này bao gồm mua sắm hàng hoá và hoạt động thu mua (Procurement) Thu mua là sự phát triển mở rộng chức năng mua hàng bao gồm: mua sắm, vận chuyển, dự trữ và tất cả các hoạt động có liên quan đến
Trang 21việc nhập vật tư đầu vào Bước phát triển cao hơn của hoạt động thu mua là Quản trị cung ứng (Supply Management) Hoạt động này khi được mở rộng
và sâu chuỗi giữa nhiều tổ chức thì sẽ hình thành khái niệm Chuỗi cung ứng (Supply chain) - là quy trình phối hợp, tổ chức và kiểm soát sự chu chuyển của NVL, thành phẩm và các thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên qua các khâu trung gian đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu
* Dịch vụ khách hàng
Thị trường ngày càng mở rộng sự cạnh tranh về giá cả và dịch vụ Do
đó vai trò của dịch vụ khách hàng ngày càng quan trọng Mục đích của hoạt động này là tạo ra quá trình mua bán, trao đổi được thông suốt và làm gia tăng giá trị của sản phẩm Các công việc liên quan đến dịch vụ khách hàng gồm: tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường, xây dựng mục tiêu và kế hoạch dịch
vụ khách hàng; giới thiệu và cung cấp dịch vụ khách hàng, chăm sóc, tạo uy tín với khách hàng; lắp đặt và sửa chữa và bảo hành các dịch vụ khác
* Quản lý hoạt động dự trữ
Quản lý hoạt động dự trữ là một bộ phận của hoạt động logistics nhằm quản lý việc dự trữ NVL, bán thành phẩm và hàng hoá trong sản xuất và lưu thông Mục đích của hoạt động quản lý vật tư, NVL là đảm bảo cho sản xuất
và lưu thông được diễn ra liên tục, hiệu quả, cân đối cung cầu Quản lý kho hàng trong hoạt động logistics bao gồm: thiết lập mạng lưới kho và chọn vị trí kho hàng về số lượng và quy mô; thiết kế lắp đặt các thiết bị kho hàng; tổ chức việc sản xuất nhập, lưu kho và bảo quản hàng hoá; thực hiện các công việc thống kê hàng hoá Dự trữ dữ liệu giúp cho chuỗi các hoạt động được liền mạch
Dự trữ
Nguyênvật
liệu
Dự trữ bánthành phẩm
Dự trữ sảnphẩm trong khâu sản xuất
Dự trữ sảnphẩm trong khâu lưu thông
Trang 22Hình 1.2: Các loại dự trữ chủ yếu theo vị trí trong hệ thống logistics
DN cần phải biết lên kế hoạch dự trữ cho phù hợp với từng thời điểm nhằm tránh tình trạng tồn đọng vốn Quản trị dự trữ trong logistics đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng về chi phí dự trữ logistics và kiến thức bao quát về tổng chi phí để có thể đưa ra được những quyết định về thiết kế
hệ thống logistics, các dịch vụ khách hàng, số lượng và vị trí kênh phân phối, mức dự trữ, hình thức dự trữ và cách thức vận tải
* Dịch vụ vận tải
Quản lý dịch vụ vận tải là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phối hàng hoá đúng thời điểm, an toàn, đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng Quản lý vận tải trong logistics bao gồm: chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê ngoài); chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện vận tải; kiểm soát quá trình vận chuyển, giao nhận và xếp dỡ hàng hoá; xử lý trong trường hợp phát sinh Người kinh doanh dịch vụ logistics (người kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa không có tàu (NVOCC), hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức) là người được ủy thác của chủ hàng và phải giải quyết vấn đề liên quan đến mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá trong toàn bộ quá trình vận chuyển Chi phí vận tải; Tốc độ vận chuyển; Tính linh hoạt là những vấn đề được quan tâm khi lựa chọn phương thức vận tải
*Hoạt động kho bãi của DN
Thông qua hoạt động kho bãi có thể biết được năng lực lưu trữ, duy trì nguồn cung, chi phí lưu trữ và quản lý hàng hóa của doanh nhiệp Đây cũng là hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng logistics Hoạt động này bao gồm: xác định quy mô, diện tích, địa điểm; bố trí mặt bằng, sắp xếp trong kho; thiết lập cơ cấu kho bãi; lựa chọn địa điểm
*Liên kết hệ thống sản xuất và vận hành
Liên kết hệ thống sản xuất và vận hành là một hoạt động giúp cho chuỗi cung ứng kết hợp linh hoạt, ăn khớp Đây là hoạt đông không thể thiếu
Trang 23trong việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ISO Hệ thống ISO là một quy tắc chuẩn trong quản lý và tạo nên sự khớp nối chặt chẽ giữa vận hành hệ thống, hoạt động sản xuất và quản lý Theo đó, việc phân bổ nguồn lực và thời gian
sẽ được tối ưu hóa giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao năng lực giám sát và tối ưu chuỗi cung ứng
*Đóng gói
Hoạt động đóng gói hàng hóa là hoạt động đảm bảo lợi ích thiết thực cho người nhân, người gửi, và người vận chuyển hàng; để bảo vệ hay đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển Mặt hàng khác nhau thì sẽ có chi phí đóng hàng khác nhau và thường sẽ dao động từ 5-30% trị giá hàng hóa.Vì vậy, đóng gói hàng hóa cũng phải hướng tới tính đồng nhất để thuận tiện cho phân phối và đảm bảo phù hợp với từng loại hình kinh doanh, vận tải, thị trường tiêu thụ Hoạt động này bao gồm: thiết kế đóng gói phù hợp; xây dựng kế hoạch, quy trình đóng gói
*Quản lý hệ thống thông tin
Công tác quản lý hệ thống thông tin giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin để hỗ trợ các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng Quyết định phù hợp hay không bị ảnh hưởng lớn bởi hoạt động quản lý thông tin Đặc biệt khi thương mại điện tử phát triển mạnh, việc quản lý thông tin trở thành một hoạt động sống còn trong chuỗi cung ứng Để có quyết định phù hợp nhất cho các hoạt động trong chuỗi cung ứng, thì cần có những thông tin nhanh và chính xác của hệ thống quản lý thông tin Hoạt động này bao gồm: thu thập, lưu trữ
và xử lý thông tin; phân tích số liệu; xây dựng các quy trình kiểm soát (ví dụ như việc kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS)
1.1.4 Hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp mà thông qua chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các nguồn vật lực, tài chính DN
Có nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau:
Quan điểm thứ nhất: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động
Trang 24kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”, đây là quan điểm nhà kinh tế học người Anh - Adam Smith Quan điểm này cho rằng chi phí và việc mở rộng
sử dụng các nguồn sản xuất có hiệu quả sẽ làm tăng doanh thu và việc tăng doanh thu chính là phản ánh kết quả kinh doanh
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tính bằng hiệu số giữa kết quả kinh doanh đạt được và tất cả những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hiệu số càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao
Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần trăm tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, thông qua các
tỷ lệ có thể biết được hiểu quả sản xuất kinh doanh
Quan điểm thứ tư: “Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể”[12, tr.15]
Hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh năng lực, trình độ sử dụng, khai thác và quản lý các nguồn lực một cách có hiệu quả Thông qua hiệu quả hoạt động kinh doanh có thể nhìn thấy sự phát triển của doanh nghiệp đó Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong từng thời kỳ nhất định và phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà DN đã xác định
TR(Tổng Doanh Thu)
TC( Tổng Chi Phí) Trong đó: - H là Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN
- TR là kết quả thu về từ HĐKD
- TC là tổng chi phí
Trang 25Ý nghĩa: cứ một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Qua định nghĩa về hiệu quả kinh doanh được trình bày trên, dịch vụ logistics
cũng là một loại hình dịch vụ trong hệ thống các dịch vụ do đó trước hết
chúng cũng mang những đặc điểm chung của một sản phẩm dịch vụ thông
thường, bên cạnh đó cũng mang những đặc điểm riêng của ngành Hiệu quả
kinh doanh dịch vụ logistics là khái niệm dùng để chỉ trình độ sử dụng và khai
thác các yêu tố đầu vào như con người, vật chất trong việc cung cấp các dịch
vụ logistics, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Một hệ thống logistics đạt tiêu chuẩn chất lượng khi có khả năng thoả
mãn nhu cầu của khách hàng Hay hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics là tập hợp các khả năng của cả hệ thống có thể làm thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng về thời gian giao nhận, chất lượng bến bãi, độ an toàn của
hàng hóa được vận chuyển, thái độ phục vụ, giá cả…
Hình 1.3: Một số yếu tố cơ bản của dịch vụ logistics tác động đến hiệu
quả HĐKD của DN
- Chất lượng dịch vụ: Là những gì khách hàng cảm nhận được và đo
bằng sự thoả mãn nhu cầu vì vậy mà dù vì bất kì lí do nào nếu dịch vụ không
được khách hàng chấp nhận có nghĩa là chất lượng dịch vụ logistics đó còn
Dịch vụ logistics (Logistics service)
Chất lượng(Quality)
Giao nhận(Delivery
Giá dịch vụ(Cost)Linh hoạt
(Flexibility)
Trang 26yếu kém
Cảm nhận hay nhận thức mang tính chủ quan của khách hàng chính là thước
đo của chất lượng dịch vụ, hay nói cách khác sự hài lòng của khách hàng nói lên sự đảm bảo của chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ có tốt thì mới có được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng
- Giao nhận của dịch vụ logistics: Giao nhận hàng hóa là hoạt động sử dụng các nguồn lực để vận chuyển hay dịch chuyển nguyên vật liệu trong suốt quá trình sản xuất hàng hóa, và sau đó chuyển các thành phẩm tới tận tay người tiêu dùng Đây là khâu quan trọng và xuyên suốt quá trình của chuỗi hoạt động logistics Với sự ủy thác của chủ hàng, người làm dịch vụ giao nhận hay người vận chuyển thì người làm dịch vụ giao nhận có trách nhiệm nhận hàng từ người gửi, vận chuyển , làm các thủ tục, giấy tờ liên quan đến lô hàng, và bảo quản, lưu kho bãi
- Yếu tố linh hoạt của dịch vụ logistics: Yếu tố linh hoạt là yếu tố quan trọng làm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng Để giải quyết những tình huống đột xuất trong hoạt động dịch vụ logistics cần đến yếu tố linh hoạt, nhanh nhạy để có thể đáp ứng các yêu cầu khách hàng đề ra Chính vì thế yếu
tố linh hoạt là khả năng làm thỏa mãn những yêu cầu bất thường của khách hàng trong quá trình hoạt động logistics
- Giá dịch vụ logistics: Tổng cộng toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp sản xuất trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ logistics của các nhà cũng cấp dịch vụ Chi phí dịch vụ logistics có thể đo lường theo công thức sau:
Ký hiệu: C là chi phí logistics; CT là chi phí vận tải; CI là chi phí tồn kho; CS là chi phí lưu kho; COI là chi phí xử lý đơn hàng; CO là chi phí đặt hàng
Doanh nghiệp cần tổ chức hợp lý, khoa học và tối ưu hóa các hoạt động khi triển khai thực hiện dịch vụ logistics sẽ hỗ trợ cho các nhà cung cấp dịch
vụ logistics giảm được giá bán và đồng nghĩa với các doanh nghiệp sản xuất
Trang 27giảm thiểu các chi phí phát sinh khi mua và sử dụng dịch vụ mua ngoài này Tiết kiệm được tối đa chi phí sẽ thu hút được một lượng khách hàng lớn cho nhà cung cấp dịch vụ
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh dịch vụ logistics
1.2.1.1 Chỉ tiêu doanh thu dịch vụ logistics
Chỉ tiêu Doanh thu: Doanh thu(DT) là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản thuế, giảm giá hàng bán, hàng
bị trả lại Doanh thu thuần (DTT) là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần = DT bán hàng và CCDV- các khoản giảm trừ (1.3) Trong đó:
- Doanh thu gồm: DT bán hàng, DT hoạt động tài chính, DT khác
- Các khoản giảm trừ gồm: các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại, thuế các loại
1.2.1.2 Chỉ tiêu chi phí dịch vụ logistics
Chỉ tiêu chi phí: Chi phí dịch vụ logistics là tất cả các chi phí liên quan đến việc vận chuyển hay dịch chuyển hàng hóa từ khi chuyển nguyên vật liệu cho đến khi giao hàng cho khách hàng cũng với tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển này Chi phí càng thấp thì càng thu hút được nhiều khách hàng Yếu tố này cũng là yếu tố quan trọng với sản xuất và lưu thông hàng hóa Toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hình thành, phát triển và tồn tại chính là chi phí của doanh nghiệp Tổng chi phí được xác định theo công thức sau:
Tổng chi phí =
Chi phí vận tải + chi phí lưu kho, bãi + chi phí giải quyết đơn hàng và cung cấp thông tin + chi phí sản xuất + chi phí dự trữ
(1.4) 1.2.1.3 Chỉ tiêu lợi nhuận dịch vụ logistics
Chỉ tiêu lợi nhuận: Đây được coi là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, cho
Trang 28biết tổng lợi nhuận sau thuế của DN sau một kỳ kinh doanh
P = TR - (Z +TA + TT) (1.5)
Trong đó: - P: Lợi nhuận của DN trong một kỳ kinh doanh
- TR: Doanh thu tiêu thụ trong một kỳ kinh doanh
- Z: Giá thành sản phẩm trong một kỳ kinh doanh
- TA: Các loại thuế phải nộp sau một kỳ kinh doanh
- TT: Các tổn thất sau mỗi kỳ kinh doanh
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ logistics
1.2.2.1 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ suất này cho biết lợi
nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu được xác định bằng tỷ lệ
của lợi nhuận trên doanh thu thuần trong kỳ kinh doanh của DN
Lợi nhuận sau thuế
Ý nghĩa: trung bình với mỗi đồng doanh thu thuần mà DN kiếm được
trong kỳ kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
1.2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí: được xác định bằng tỷ lệ của lợi nhuận trên tổng chi phí trong kỳ kinh doanh của DN
Lợi nhuận sau thuế
Tổng chi phí trong kỳ
Ý nghĩa: cứ một đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
1.2.2.3 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn cố định
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn cố định: được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận
sau thuế trên vốn cố định bình quân trong kỳ kinh doanh của DN
Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định (TSCĐ) Đây là tài
Trang 29sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố
định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kì
Ý nghĩa: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định (Return on Fixed Capital)
là một trong những chỉ tiêu tài chính để phân tích khả năng sinh lời của doanh
nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định
doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử
dụng vốn cố định tại doanh nghiệp
1.2.2.4 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động
Tỷ suất lợi nhuận theo vốn lưu động: Vốn lưu động (TSLĐ) là những
tài sản thuộc quyền sở hữu của DN nhưng có giá trị nhỏ (theo quy định hiện nay là <10 triệu đồng) hoặc thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển vốn
nhỏ hơn một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Tỷ suất này được xác định
bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn lưu động bình quân trong kỳ
của DN và chỉ tiêu này cho biết để có một đồng lợi nhuận DN phải bỏ vào sản
xuất kinh doanh bao nhiêu đồng vốn lưu động
Lợi nhuận sau thuế
Tổng VLĐ bình quân
Ý nghĩa: Tỷ suất lớn hơn 0 thì DN kinh doanh có lãi Tỷ suất càng cao
thể hiện DN kinh doanh càng có hiệu quả
1.2.2.5 Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh là tổng số lượng tiền mà doanh nghiệp đầu tư cho hoạt
Trang 30động sản xuất, kinh doanh, còn được hiểu cách khác đó là số tiền ứng ra trước
về toàn bộ tài sản vô hình và hữu hình Vì là nguồn vốn phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và kinh doanh nên vốn kinh doanh được coi là yếu tố quyết định trong hoạt động của doanh nghiệp
Dựa theo đặc điểm chu chuyển giá trị của vốn người ta có thể chia vốn kinh doanh của doanh nghiệp làm hai loại: Vốn lưu động (Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục) và vốn cố định (Số vốn doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản ) cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp
Số vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ bao hàm vốn cố định và vốn lưu động, được tính theo phương pháp bình quân số học
Vốn kinh doanh bình quân = (vốn lưu động trong kỳ + vốn cố định trong kỳ)/2
Tổng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VKD =
Tổng VKD bình quân
(1.10)
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng
1.3 Các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
1.3.1 Yếu tố khách quan
* Môi trường pháp luật
Phạm vi hoạt động xuất nhập khẩu và logistics bằng đường biển liên quan đến nhiều quốc gia khác nhau Chính vì vậy môi trường pháp luật ở đây được coi là môi trường pháp luật của các quốc gia mà hàng hóa di chuyển qua, nơi gửi đi và nơi được gửi đến (pháp luật quốc tế)
Những quốc gia khi có thay đổi về sự ban hành, phê duyệt một quyết
Trang 31định, nghị định hay là một thông tư thông qua công ước quốc tế đều có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động logistics Khi hoạt động dịch vụ logistics ở đâu thì phải tìm hiểu về pháp luật ở quốc gia đó
*Môi trường chính trị, xã hội
Môi trường chính trị, xã hội có mối liên quan đặc biệt tới ngành dịch vụ logistics, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giao nhận hàng hóa Một quốc gia nếu có điều kiện thuận lợi về chính trị, xã hội sẽ là yếu tố quan trọng để các quốc gia khác và các thương nhân nước ngoài có thể hợp tác và giao dịch thuận lợi với quốc gia đó
* Môi trường công nghệ
Công nghệ đang được thực hiện và áp dụng trong ngành vận tải biển, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải quốc tế và giảm tối đa các chi phí khai thác Việc áp dụng công nghệ, các phần mềm vào khai báo và quản lý cũng góp phần không nhỏ vào việc giảm chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics
* Thời tiết
Những tác động của thời tiết sẽ gây ảnh hưởng đến việc giao, nhận và quá trình chuyên chở hàng hóa Tốc độ làm hàng, thời gian nhận hàng hoá, bị ảnh hưởng không nhỏ, gây ra thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp Thời tiết cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, chính vì thế những mâu thuẫn và tranh chấp phát sinh từ nguyên nhân này
* Đặc điểm của hàng hóa
Mỗi loại hàng hóa có những đặc thù, tính chất và đặc điểm riêng biệt khác nhau Tùy thuộc vào loại hàng hóa nhận vận chuyển mà sẽ có những quy định, giao ước khác nhau trong việc đóng gói, xếp dỡ và việc chằng buộc cũng như phương tiện chuyên chở phù hợp với mặt hàng đó Mỗi loại mặt hàng khi nhận chuyên chở sẽ có những thỏa thuận riêng để đảm bảo về mặt chất lượng, hình dạng, kích thước của hàng hóa Các chứng từ thể hiện đúng phẩm chất, chất lượng của hàng hóa cũng là yếu tố quan trọng để đảm đảm bảo giảm tranh chấp trong quá trình vận chuyển
Trang 321.3.2 Yếu tố chủ quan
* Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,… Để tham gia hoạt động logistics đường biển, nhất là trong điều kiện container hoá như hiện nay các công ty logistics phải có những trang thiết bị và máy móc hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng Ngày nay công nghệ thông tin đã giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý dữ liệu của khách hàng và năm bắt được nhu cầu của khách hàng Điều này giúp cho doanh nghiệp duy trì được mối qua hệ lâu dài với khách hàng
* Lượng vốn đầu tư
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc không đầy đủ sẽ gây trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá Vì vậy, để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, người giao nhận cần đầu tư một lượng vốn rất lớn Nhưng để nguồn tài chính dồi dào thì thường là vấn đề chung của các doanh nghiệp Cho nên với nguồn tài chính hạn hẹp người giao nhận sẽ phải tính toán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả bên cạnh việc đi thuê hoặc liên kết với các DN khác để kết hợp máy móc và trang thiết
bị chuyên dụng
* Trình độ người lao động
Trình độ của người lao động ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới nghiệp
vụ giao nhận hàng hóa và tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ Qúa trình vận chuyển hàng hóa bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như thời tiết, các điều luật hay những đặc trưng riêng biệt của từng loại hàng, thì sự am hiểu
và kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp xử lý thông tin trong quá trình ngắn nhất để đảm bảo được chất lượng của hàng Sự nhanh nhạy trong việc
xử lý các sự cố cũng là cách để lấy niềm tin, sự tin cậy của khách hàng
Trang 33CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTIC TẠI CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN VẬN TẢI SAO THÁI
BÌNH DƯƠNG - CHI NHÁNH HẢI PHÒNG 2.1 Đặc điểm kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng
2.1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng thành lập vào năm 2008, Với 2 chi nhánh và văn phòng đại diện ở
Hồ Chí Minh và Hải Phòng, trụ sở chính của công ty là ở thành phố Hồ Chí Minh (37 đường D4, Phường Tân Hưng, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh), công ty Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng hiện nay đang là Công ty dẫn đầu về số lượng gom hàng với gần một triệu mét khối (CBM) tương ứng với hơn 40 nghìn TEUs hàng năm tại Việt Nam
về mặt hàng may mặc, điện tử, máy móc công ty Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng hiện đang đảm nhận việc làm đại diện, cung cấp chuỗi cung ứng đầu cuối cho hàng trăm khách hàng với những thương hiệu tên tuổi hàng đầu trên thế giới như SAMSUNG VIETNAM, LG, CANON…
- Tên DN: Công ty Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng
- Tên nước ngoài: PACIFIC STAR LOGISTICS COMPANY LIMITED
- Tên DN viết tắt: PASL CO., LTD
- Mã số thuế: 0304411918-001
- Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 1, Lầu 5, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng, Việt Nam Hiện nay, địa bàn kinh doanh của Công ty trải rộng khắp các khu vực ở Việt nam và các nước Đông Nam Á, trong đó PASL Việt Nam trải dài trên các tỉnh thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác
Trang 34Văn phòng đại diện hiện có:
+ Pacific Star logictics company limited – Chi nhánh Hồ Chí Minh Địa chỉ: 37 đường D4 , Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 84 86 290 5666 Fax: 84 86 290 5666
Email: info@pasl.com.vn
Website: www.pasl.com.vn
+ Pacific Star logictics company limited – Văn phòng Hải Phòng
- Địa chỉ: Phòng 1, Lầu 5, Tòa nhà Thành Đạt, Số 3 Lê Thánh Tông, Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam
Tel: (84-31) 3652345 Fax: (84-31) 3652678
Email: info.hph@pasl.com.vn
+ Pacific Star logictics company limited – Văn phòng Qui Nhơn
- Địa chỉ: 124 NguyenThai Hoc Str, Qui nhon City, Binh dinh Prv., VietNam
Tel: (84-56) 3520726 Fax: (84-56) 3520727
Email: info.uih@pasl.com.vn ; tuanpasl@pasl.com.vn
+ Pacific Star logictics company limited – Văn phòng Hà Nội
- Địa chỉ: 302 Khâm Thiên Str., Đống Đa Dist., Ha noi City, VietNam Tel: (84-4) 3572 0424 Fax: (84-4) 3572 0424
Email: info.han@pasl.com.vn
Trụ sở chính và văn phòng đại diện nước ngoài:
+ Pacific Star logictics company limited - Văn phòng đại diện Singapore
Địa chỉ: 2 Yishun Industrial Street 1, #05-12 Northpoint Bizhub, Singapore 768159
Tel: 65)-63163348 (DID) Fax: (65)-63163359
Email: nicholson@paslasia.com
+ Pacific Star logictics company limited - Văn phòng đại diện Shenzhen
Trang 35Địa chỉ: Luohu Dist Jiabin Rd Nanyang Building Blk B #15-04 Shenzhen 518001 , Guangdong, China
Tel: (86)-13923793349
Email: nicholson@paslasia.com
+ Pacific Star logictics company limited - Văn phòng đại diện tại Beijing Địa chỉ: Room 501, Unit 6, Tian Yun Ge, Tianzhu Garden No 38, Fu Qian Yi Jie Beijing Capital Airport P R China 101312
Email: info@paslasia.com
+ Pacific Star logictics company limited - Văn phòng đại diện tại Foshan Địa chỉ: Room C1, 3rd Floor, NO B83 Jianshe Road, Shunde District, Lecong Town, Foshan City, 528318, Guangdong Province, China
Trang 36Road,Yubei District, Chongqing,401121,China
Trang 372.1.2 Nhiệm vụ và hoạt động dịch vụ của công ty
Là Công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực logistics và vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, các ngành nghề kinh doanh của công ty như sau:
• Các dịch vụ về vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
• Đại lý tàu biển, đại lý cước và quản lý vỏ container cho các hãng tàu
• Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận nước ngoài
• Kinh doanh các dịch vụ về gom hàng lẻ xuất khẩu
• Kinh doanh kho bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu
• Kinh doanh vận tải hàng hóa công cộng
• Xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu
• Dịch vụ giao nhận, vận chuyển xuất nhập khẩu hàng và các dịch vụ thủ tục khai báo hải quan, thông quan hàng hóa
Trang 38• Dịch vụ gom hàng và chia lẻ
• Đại lý cho người mua hàng
• Khai thuế hải quan
• Vận chuyển kết hợp đường biển hàng không
• Khai thuế hải quan
• Môi giới bảo hiểm hàng hóa
• Dịch vụ chia lẻ hàng nhập khẩu
* Cho thuê kho bãi
• Hệ thống kho CFS: 3.000 m2
• Kho lạnh: 1500 m2 sức chứa khoảng 1.800 tấn
• Hệ thống kho: Kho ngoài trời: 10.000 m2; Kho trong nhà: 6.000 m2
• Thiết bị bổ trợ Đầu kéo: 20 Moóc kéo: 6 x 20’ và 14 x 40’ Xe tải: 3 x 2.5 tấn và 1 x 0.5 tấn Xe nâng: 6 x 7 tấn và 3 x 10 tấn
* Dịch vụ đại lý tàu biển
• Dịch vụ đại lý hàng hải
• Dịch vụ quản lý, thuê tàu và môi giới hàng hải
* Dịch vụ giá trị gia tăng
• Dịch vụ hậu cần cho quá trình xử lý hàng hóa, kho
• Tư vấn về tất cả các dịch vụ xuất nhập khẩu, khai báo hải quan, thông quan, phương thức chuyển hàng nhanh nhất với hiệu quả cao và chi phí tiết kiệm nhất
2.1.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Công ty Giao Nhận Vận Tải Sao Thái Bình Dương - Chi Nhánh Hải Phòng được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:
Trang 390304411918-001 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp thay đổi lần thứ 01 ngày 12 tháng 11 năm 2008 với vốn điều lệ là 2.900.000.000 (Hai tỷ chín trăm triệu đồng) Theo BCTC đến năm
2021 tổng tài sản của công ty đạt 365 tỷ VND Trong đó Tài sản ngắn hạn là
117 tỷ Tài sản dài hạn là 247 tỷ Vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên 220 tỷ mặc dù nền kinh tế trong nước và thế giới đang thời kỳ suy thoái do diễn biến căng thẳng của dịch bệnh covid-19 Tuy nhiên theo tình hình chung thì hoạt động của công ty khá khả quan
Bảng 2.1: Số lượng các loại Xe, kho của PASL Việt Nam
Để phục vụ được ngày càng nhiều khách hàng, PASL đã cung cấp thêm dịch
vụ vận tải “từ kho đến kho” (CFS to Door) hoặc “từ cảng đến cảng” (CY/CY) bằng chính đội xe gồm 20 xe đầu kéo container và 04 xe tải loại nhỏ Với dịch
vụ này khách hàng có thể yên tâm về thời gian giao hàng, lưu kho, bốc xếp hàng hoá, tiết kiệm được chi phí cho công ty và khách hàng
2.1.4 Lực lượng lao động
Đặc điểm lực lượng lao động: Nhân viên của công ty tính đến cuối năm
2021 tổng cộng ở các văn phòng là 305 nhân viên, trong đó có 9 người đang trong thời gian thử việc Số còn lại đã được kí hợp đồng từ 1 năm trở lên Số
Trang 40người trong bộ phận quản lý gồm 32 người, có cả nam và nữ Bộ phận này gồm những người có trình độ cao, chủ yếu là đại học, và có 5 người trên đại học Họ là những người sáng lập đồng thời cống hiến cho công ty ngay khi công ty thành lập và có bề dày kinh nghiệm trong quản lý và làm việc Những người đứng đầu các bộ phận được chia đều cho cả nam và nữ, những người có kinh nghiệm và làm việc có hiệu quả luôn được ban lãnh đạo công ty cân nhắc cho giữ các vị trí cao để phát huy được các khả năng của họ Nhìn chung cơ cấu lao động tại công ty có đầy đủ các trình độ trong đó chủ yếu là lao động
có trình độ và tay nghề cao chiếm hơn 80 % (năm 2021), lao động phổ thông chiếm một tỷ lệ nhỏ chưa đến 20% Số lao động phổ thông chủ yếu làm việc tại những bộ phận kho, lái xe và hiện trường giao nhận của công ty Xét về trình độ lao động thì có thể đánh giá công ty có một lực lượng lao động tri thức tương đối hùng hậu ở các trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng trong đó chiếm ưu thế vẫn là lao động có trình độ đại học và cao đẳng chiếm 76.39% Do yêu cầu về tính chất công việc phải có kiến thức nhất định về nghiệp vụ chuyên môn nên công ty cần tuyển lao động có trình độ đại học, cao đẳng giúp cho việc xử lý và kết nối linh hoạt các hoạt động một cách dễ dàng hơn.Việc phân bổ và sử dụng lao động theo giới tính có số lượng phù hợp với tính chất công việc Cụ thể đánh giá giai đoạn từ năm 2017 tỷ lệ lao động nữ tăng từ 16,67 % tăng lên 50,16 % năm 2021 Trong khi đó tỷ lệ lao động nam giảm từ 83,33 % xuống còn 49,84 % năm 2021 do đặc thù công việc cần nhiều lao động nữ hơn cho phát triển mảng dịch vụ chăm sóc khách hàng và phát triển kinh doanh