Đề tài được thực hiện với mục đích tìm hiểu đời sống của nhóm hộ nghèo ven biển thông qua cuộc điều tra chọn mẫu trên 60 hộ nghèo ven biển.. Thông qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp, tôi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM TP HO CHÍ MINH
KHOA KINH TE
HIEN TRANG DOI SONG VA KHA NANG PHAT TRIEN
CUA NHÓM HO NGHEO VEN BIEN THI TRAN PHAN Ri
CUA, HUYỆN TUY PHONG, TINH BÌNH THUAN
LUẬN VAN CỬ NHÂNNGÀNH PHAT TRIEN NÔNG THÔN & KHUYEN NONG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
TRAN BAC DAN NGUYEN THỊ TAM DUYÊN
KHOA: 28
Thanh phố Hồ Chi Minh
Tháng 7/2006
Trang 2MINISTRY OF TRAINING AND EDUCATION NONG LAM UNIVERSITY — HO CHI MINH CITY
FACULTY OF ECONOMICS
ĐẠI HỌC NONG LAM TP HCM.
THU VIEN |
SITUATION OF LIVELIHOOD AND ABILITY OF
DEVELOPMENT OF THE COASTAL POOR
HOUSEHOLDS AT PHAN RI CUA TOWN, TUY PHONG
DISTRICT, BINH THUAN PROVINCE
THE GRADUATION THESIS AGRICUTURAL DEVELOPMENT AND EXTENSION
ADVISOR: AUTHOR: NGUYEN THI TAM DUYEN
TRAN DAC DAN THE 28TM COURSE
Ho Chi Minh City July 2006
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Kinh tế, trường
Đai Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Hiện Trạng
Đời Sống Và Khả Năng Phát Triển Của Nhóm Hộ Nghèo Ven Biến Thị Trấn
Phan Ri Cứa, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận” do Nguyễn thị Tâm
Duyên, sinh viên khóa 28, Ngành Phát Triển Nông Thôn & Khuyến Nông đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày
Trân Dac Dan
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên ngày tháng năm 2006)
Chủ tịch hội đồng chấm thi Thư ký hội đòng chấm thi
(Ký tên, ngày tháng năm 2006) (Ký tên, ngày tháng năm 2006)
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, con xin gởi lời cảm ơn đến Ba Má, những người đã có công sinh
thành và nuôi dưỡng con nên người Những lời động viên, nhắc nhở của Ba Má, của chị và hai em là nguồn cỗ vũ lớn cho con trong suốt quá trình thực hiện dé tài
tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Đắc Dân đã tận tình hướng dẫn và giúp
tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm
Tp.HCM, quý thầy cô khoa Kinh tế đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị làm việc tại Ủy Ban Nhân
Dân thi trấn Phan Ri Cửa đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực tập tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tập thể lớp Phát triển nông thôn 28, các bạn đã
động viên tỉnh thần và đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập tạitrường và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Sinh viên
Nguyễn thị Tâm Duyên
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ TÂM DUYÊN, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh Tháng 07 năm 2006 Hiên trạng đời sống và khả năng phát
triển của nhóm hô nghèo ven biển thị trấn Phan Ri Cửa huyén Tuy Phong tỉnh
Binh Thuan.
Đề tài được thực hiện với mục đích tìm hiểu đời sống của nhóm hộ nghèo
ven biển thông qua cuộc điều tra chọn mẫu trên 60 hộ nghèo ven biển Thông qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp, tôi tiến hành nghiên cứu hiện trạng đời sống của
những hộ nghèo, đồng thời đánh giá năm loại vốn tài sản của họ: vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính, vốn vật chất và vốn tài nguyên để biết rằng liệu là họ
có khả năng để vươn lên thoát nghèo hay không Và tôi nhận thấy rằng mặc đù chương trình XDGN đã được đánh giá là có hiệu quả tốt nhưng vẫn còn nhiều vấn đề xảy ra với người nghèo, chẳng hạn như: đông con, thiếu vốn, trình độ học vấn thấp, thu nhập thấp và không ốn định Từ đó, tôi đã đưa ra một số giải pháp
và kiến nghị nhằm góp phần làm cho công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương
có hiệu quả hơn.
Trang 6NGUYEN THI TAM DUYEN, Faculty of Economics, Nong Lam
University - Ho Chi Minh City July 2006 Situation of livelihood and ability ofdevelopment of the coastal poor households at Phan Ri Cua town, Tuy Phong
district, Binh Thuan province.
The thesis was implemented in order to find out about livelihood of thecoastal poor households through sampling survey on 60 poor households.Through the primary data and secondary data, I executed to analyse the situation
of livelihood of them and assess five kinds of capital of them: human capital,
social capital, finance capital, physical capital and natural capital so as to know ifthey have any abilities to escape from poverty And I recognize that although the
poor reduction programme has been evaluated to have good effect, there are stillmany problems which happen to the poor such as: a lot of children, lacking ofstock, low education level, low and unstable income Thence I give out somesolutions and petitions so that they can play a part in making poor reduction
programme at local more effective.
Trang 7CHƯƠNG 1 DAT VAN DE
1.1 Sự cần thiết của dé tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Pham vi nghiên cứu
1.4 Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.2 Một số chỉ tiêu ding để đánh giá mức sống của dân cư
2.1.3 Các loại vốn tài sản
2.2 Phương pháp nghiên cứu
CHƯƠNG 3 TONG QUAN
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý 3.1.2 Địa hình — Dia mạo
3.1.3 Khí hậu — Thời tiết3.1.4 Thủy văn — Thủy triều3.1.5 Các nguồn tài nguyên
3.1.6 Thực trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Dân số, lao động và thu nhập
Trang 1X
eB QP hk CD WwW WwW
3 NO ee = -=>+' © coc OU NAN TODD DDH MM
vi
Trang 83.3 Thực trạng phát triển kinh tế
3.3.1 Tăng trưởng kinh tế
3.3.2 Chuyên dịch cơ cầu kinh tế
3.3.3 Nông nghiệp
3.3.4 Tiêu thủ công nghiệp - Thương nghiệp
3.4 Những thuận lợi và khó khăn của địa phương
3.4.1 Thuận lợi 3.4.2 Khó khăn 3.5 Phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn 2006 — 2010
3.5.1 Về kinh tế3.5.2 Về văn hóa - Xã hội
CHƯƠNG 4 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện sống của các hộ nghèo
4.1.1 Nhà ở
4.1.2 Tiện nghỉ sinh hoạt
4.1.3 Tài sản sản xuất4.1.4 Thu nhập
4.2 Hiệu quả của chương trình XDGN tại địa phương
4.2.1 Mục tiêu và công tác chi đạo XDGN
21
22 24 25.
25 25 26
#ỹ 27
27
27
28
28 29 31 31 31 31 31 33 35 35
35 37 41 43 44 43
Vii
Trang 94.2.2 Thực hiện các chương trình XDGN 44
4.2.3 Kết qua thực hiện công tác XDGN 47
4.2.4 Mục tiêu và giả pháp XDGN năm 2006 49
4.3 Các yếu tế tác động đến khả năng chuyển đổi nghề nghiệp $1
4.3.1 Nguồn nhân lực 514.3.2 Trình độ học van 51
4.3.3 Mức độ gắn bó với nghề nghiệp 52
4.3.4 Các mối quan hệ xã hội 53
4.3.5 Nhận thức của các hộ làm nghề biển 544.4 Một số giải pháp cơ bản góp phần vào công tác XĐGN 55
4.4.1 Phát triển hệ thống giao thông phục vụ XDGN 3ã4.4.2 Cung cấp tín đụng ưu đãi cho người nghèo 55
4.4.3 Hỗ trợ người nghèo trong khám chữa bệnh 55
- 4.4.4 Tao môi trường giáo dục cho người nghèo 55
4.4.5 Chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ cho người nghèo 56
l CHƯƠNG 5 KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 575.2 Kién nghi 57
Tai liệu tham khảo 59 Phu luc
viii
Trang 10DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Ban Chi Dao
Ké Hoach Héa Gia DinhKhoa Học Kỹ Thuật
Tổ Dân PhóTrung Học Cơ SởTrung Học Phê Thông
Ủy Ban Nhân Dân Thị TranXóa Đói Giảm Nghèo
ix
Trang 11DANH MỤC CAC BANG
Trang
Bang 1 Hiện Trang Khu Phế, TDP trên Địa Bàn TT Phan Ri Cửa Năm 2005 20
Bảng 2 Dân Số - Lao Động theo Khu Phố 20Bảng 3 Dân Số - Lao Động theo Ngành Nghề — 21Bảng 4 Hiện Trạng Hệ Thống Giao Thông trên Địa Bàn TT Phan Rí Cửa 22
Bảng 5 Hiện Trạng Cơ Sở Giáo Dục trên Dia Ban TT Phan Ri Cửa 23
Bang 6 Hiện Trạng Hệ Thống Điện Thắp Sáng trên Dia Ban TT Phan Rí Cửa 25
Bảng 7 Tình Hình Khai Thác Thủy Sản trong 2 Năm 2004 — 2005 28
Bảng 8 Tình Hình Tàu Thuyền trong 2 Năm 2004 — 2005 29Bảng 9 Các Loại Hình Nhà Ở của Nhóm Hộ Nghèo 35Bảng 10 Nguồn Gốc Nhà Ở của Nhóm Hộ Nghèo 36
Bang 11 Hiện Trang Sử Dung Khu Phụ của Nhóm Hộ Nghèo 36
Bảng 12 Tình Hình Sử Dụng Điện của Nhóm Hộ Nghèo 38Bảng 13 Mục Đích Sử Dụng Các Nguồn Nước của Các Hộ Gia Dinh 39
Bảng 14 Hiện Trạng Sử Dụng Các Nguồn Nước của Nhóm Hộ Nghèo 40Bảng 15 Tình Hình Sử Dụng Các Đồ Dùng Lâu Bền 4lBảng 16 Tài Sản Sản Xuất của Các Hộ Lam Nghé Biển 42
Bảng 17 Tình Hình Sử Dụng Vốn Vay của Nhóm Hộ Nghèo 44
Bang 18 Nguồn Nhân Lực của Nhóm Hộ Nghèo 51
Bảng 19 Trình Độ Học Vấn của Nhóm Hộ Nghèo 52
Bảng 20 Mức Độ Gắn Bó Với Nghề Biển của Ngư Hộ : 53
Bảng 21 Sự Tham Gia Vào Cac Mối Quan Hệ của Nhóm Hộ Nghèo 53
Bảng 22 Mức Độ Nhận Thức của Ngư Dân về Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản 54
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Tỷ Lệ Ngành Nghề của TT Phan Rí Cửa
Hình 2 Tình Hình Sử Dụng Giếng Nước của Nhóm Hộ Nghèo
Hình 3 Trình Độ Văn Hóa của Nhóm Hộ Nghèo
Trang 21 40 52
Trang 13DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2 Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
xii
Trang 14CHƯƠNG 1
DAT VAN DE
1.1 Sự cần thiết cúa dé tài
Thế kỉ 21 là thế ki của kinh tế biển Các quốc gia biển trên thé giới đang
xúc tiến xây dựng chiến lược, sau đó là kế hoạch hành động kinh tế biển, vùng biển và hải đảo Việt Nam nằm ở rìa biển Đông, một biển lớn có tằm quan
trọng thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải) và là một bộ phận quan trọng
của châu Á-Thái Bình Dương Với diện tích vùng biển gấp 3 lần diện tích đất liền, biển và các tỉnh có biển của Việt Nam là mặt tiền để thông ra Thái Bình Dương, hội nhập với 10 đường hàng hải thông thương với thị trường thế giới.
Với bờ biển đài bao lấy lãnh thổ ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, khôngmột nơi nào trên đất nước ta cách xa biển hơn 500km Vì vậy, các tỉnh ven
biển có ảnh hưởng đến các tỉnh khác của đất nước Hầu hết các đô thị lớn của đất nước, các vùng kinh tế trọng điểm và kết cấu hạ tầng khá tốt đều tập trung
ở vùng ven biển Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường không, đường bộ, đường sắt đọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là tuyến đường Xuyên Á) cho phép vùng ven biển nước ta trở thành
vùng trung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu lớn nhất tới các vùng khác của Tổ
quốc; đồng thời còn là địa bàn rất thuận lợi trong việc tiếp nhận nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến và kinh nghiệmquản lí hiện đại của nước ngoài.
Các tỉnh ven biển đã và dang là động lực thúc đấy sự phát triển kinh tế của các vùng khác trong cả nước Bình Thuận cũng là một tỉnh nằm trong số
đó Ngành ngư nghiệp phát triển mạnh nhất và đã tạo nên nhiều ngành công
nghệ liên hệ như đóng ghe, làm phân xác mắm, làm nước mắm Thị xã Phan
Thiết rất nổi tiếng về nghề làm nước mắm nhờ sông biển có nhiều loại cá ngon như cá cơm, cá nục và cá thu Số lượng nước mắm Phan Thiết phân phối khắp miền Nam Mực khô Long Hương, cám tôm Phan Rí ai cung nghe tiếng.
Trang 15Phan Rí Cửa là một trong hai thị trấn của huyện Tuy Phong, được hìnhthành từ thời Pháp thuộc Tuy không phải là nơi đặt trụ sớ chính của Ủy ban
huyện nhưng Phan Rí Cửa lại có lợi thế phát triển hơn so với thị trấn còn lại Lợi thế của Phan Rí Cửa là một thị trấn ven biển với ngành kinh tế mũi nhọn là đánh bắt hải sản nên dân cư ở đây từ bao đời đã sống gắn bó với biển chủ yếu làm nghề đánh cá gần và xa bờ Bên cạnh đó còn có nhiều ngành nghề khác
như thương mai, dich vụ, tiểu thủ công nghiệp góp phần làm đa dạng cơ cấungành nghề của địa phương
Ngày nay, trong xu thế đi lên của cả nước, Phan Rí Cửa cũng đã bắt đầu
có những bước phát triển góp phần vào bộ mặt phát triển chung của cả huyện.
Tuy nhiên, để ngày càng phát triển xa hơn thì vấn đề hiện nay là cần giải quyếtnhững bắt cập trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây Đó
là sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo còn khá lớn, hiện nay số hộ nghèo của thị trấn vẫn còn rất cao (967 hộ/6808 hộ) chiếm 14,2%, trong đó
chưa tính đến những hộ đã vượt nghèo và có nguy cơ tái nghèo.Trong bất kỳ
một nước nào cũng đều có sự chênh lệch về mức sống, điều kiện sống của những người này so với người khác Vì vậy, cần phải quan tâm đến những người sống trong những điều kiện xấu nhất Có những người họ không có đủ
lương thực để ăn, không có đủ quần áo để mặc, không được bảo trợ về y tế vàđiều kiện vệ sinh, thiếu thốn tiện nghi sinh hoạt, bản thân họ và con em hokhông có cơ hội để học hành, họ không có đủ kiến thức và điều kiện để suynghĩ về biện pháp cải thiện điều kiện sống của mình, đó là những người đói
nghèo trong xã hội Vấn đề đặt ra là làm sao để giảm số hộ nghèo trong tương
lai, giúp họ vươn lên vượt nghèo, đồng nghĩa với việc làm sao để công tác xoá
đói giảm nghèo có hiệu quả phù hợp với chủ trương hiện nay của Dang và Nha
nước Bởi vì nâng cao đời sống của toàn dân luôn là nhiệm vụ hang đầu của
Đảng và Nhà nước Việt Nam Trong đó xóa đói giảm nghèo luôn đã và đang là
mục tiêu then chốt của các chính sách phát triển Thấy được tầm quan trọng
của vA dé trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Hiện trạng đời sống và khả năng phát triển của nhóm hộ nghèo ven biến thị tran Phan Ri Cửa, huyện
Trang 16Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận” với mong muốn đề tài sẽ góp phần vào việc giải quyết các khó khăn, nâng cao đời sống của nhóm hộ nghèo tại địa phương.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện sống của nhóm hộ nghèo
- Đánh giá hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo.
- Tìm hiểu khả năng chuyến đổi nghề nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp cụ thé (khả thi) góp phan nâng cao đời sống
của người nghèo.
1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng và không gian: nhóm hộ nghèo ven biển trên địa bàn thị
tran Phan Ri Cửa
- Thời gian nghiên cứu: thu thập các tài liệu có lien quan tai địa phương
trong 2 năm trở lại đây.
- Thời gian khảo sát thực tế: từ ngày 22/03/2006 đến 29/04/2006.
1.4 Cấu trúc luận văn
- Chương 1: Dat vấn đề Giới thiệu về bối cảnh chung của cả nước hiện nay, từ
đó đề cập đến tình hình trong tỉnh và tại địa phương Thông qua đó đưa ra lí do
chọn đề tài và các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Trình bày các khái
niệm về mức sống dân cư, nghèo đói và các tiêu chí đánh giá, đo lường
- Chương 3: Tổng quan Giới thiệu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực
trạng phát triển, phương hướng nhiệm vụ trong tương lai và những thuận lợi và
khó khăn của địa phương.
- Chương 4: Kết qua nghiên cứu và thảo luận Lam rõ các mục tiêu nghiên cứu
đã nêu ra trong chương 1
- Chương 5: Kết luận và kiến nghị Thông qua kết quá nghiên cứu và thảo luận,
nêu lên nhận xét chung về tình hình của địa phương đồng thời đưa ra những
kiến nghị góp phần vào công tác quản lý tại địa phương
Trang 17Mức sống vật chất của dân cư là một khía cạnh rất quan trọng
trong cuộc sống xã hội Nó là gốc rễ, có tính quyết định đến các mặt
khác của hoạt động xã hội Mức sống vật chất của dan cư cũng phản ánh
sự phát triển của xã hội Chính vì vậy, việc phản ánh đầy đủ thực trạng,
sự biến đổi mức sống vật chất của dân cư trên phạm vi toàn xã hội nói
chung, của từng vùng, từng dân tộc, từng nhóm xã hội nói riêng là vô
cùng cần thiết
Vùng ven biển.
Vùng ven biển gồm các huyện, xã tiếp giáp bờ biển Vùng venbiển ngoài canh tác nông nghiệp còn có các hoạt động về đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản; là vùng có khả năng về phát triển giao thông đường
thủy và nhiều tiềm năng kinh tế Đây là vùng có điều kiện thoát nước và
vệ sinh môi trường tương đối thuận lợi (do mật độ cư trú không cao như
vùng nội đồng), nhưng khó khăn về cấp nước sinh hoạt do nước ngầm
bị nhiễm mặn, nước mặt nhiều nơi bị nhiễm phèn
Nghéo va đói.
Nhu cầu đời sống của con người được biểu hiện ở hai khía cạnh:
- Nhu cầu vật chất: đó là lương thực, quần áo, nhà cửa, đồ
ding, phương tiện đi lại và các thứ khác cần cho cuộc sống
- Nhu cầu phi vật chất: có thể nói một cách khái quát đó là
nhu cầu về cuộc sống tỉnh thần và hệ thống giá trị của con ngườinhư: văn hoá, giáo dục, tôn giáo, chính trị, xã hội, tâm lý, quyền
tự do công dân
Trang 18Hiện nay đang tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau về đói
nghèo Tuy nhiên, các nhà khoa học Việt Nam thống nhất với
nhau một số khái niệm được đưa ra trong “Chương trình mụctiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000” như sau:
- Nghéo: là tình trạng một bộ phận dan cư chỉ có điều kiệnthoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và cómức sống thấp hơn mức trung bình của cộng đồng xét trên mọi
phương điện.
: Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không
có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc
sống
- Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không
có khả năng thỏa mãn nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và nhu cầusinh hoạt hàng ngày gồm văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp
- Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sốngdưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật
chất để duy trì cuộc sống Đó là những hộ dân cư hàng năm thiếu
ăn, đứt bữa từ một đến hai tháng, thường vay mượn của cộngđồng và thiếu khả năng chỉ trả cộng đồng
Khi tính toán chuẩn nghèo quốc tế, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra
“chuẩn nghèo đưới” là 1USD/người/ngày đối với các nước thu nhập
thấp (tính theo mức giá năm 1993) “Chuẩn nghèo trên” được tính bằng
cách nhân đôi mức thu nhập chuẩn nghèo dưới ở mức 2USD/người/ngày đối với những nước có thu nhập trung bình lớp dưới
Còn đối với các nước thu nhập cao thì chuẩn nghèo được xác định là 14USD/người/ngày Như vậy, chuẩn nghèo mang tính đặc thù của mỗi
nước, phản ánh mức độ đói nghèo trong hoàn cảnh nước đó.
Tình trạng nghèo khổ không chỉ tồn tại ở các nước đang pháttriển, mà nó còn tương đối phổ biến ở các nước phát triển Các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một đất nước có thu nhập bình quân đầu
Trang 19người cao như Mỹ cũng là nước có tỉ lệ người sống đưới mức nghèo
khổ cao nhất trong các nước phát triển: 16,5% Thụy Điển có mức thu
nhập bình quân đầu người đứng thứ 13 trong các nước phát triển nhưng
có tỷ lệ nghèo khổ thấp nhất: 6,8% Những số liệu đưới đây cũng cho
thấy, ở các nước phát triển, 20% dân số nghèo nhất có mức thu nhập
bằng 1/7 so với 20% dân số giàu nhất, con số này ở Mỹ là 1/9 Hiện
trạng này chỉ ra rằng, sự nghèo khổ trong một xã hội không chỉ là hậu
quả của mức thu nhập thấp mà còn là hệ quả của sự phân phối thu nhập
bất công bằng trong chính xã hội đó Chính vì sự khác nhau về quanđiểm cách tính chuẩn nghèo như trên, nên số liệu vé tình trạng đói
nghèo ở Việt Nam rất khác nhau, thậm chí có sự chênh lệch lớn
Ngân hàng thế giới đưa ra ngưỡng nghèo của Việt Nam là mứcchỉ tiêu cần thiết cho hộ gia đình để mua lương thực dé cung cấp nănglượng tối thiểu là 2100 calo/ngày và chiếm 70% nhu cầu chỉ tiêu , cònlại là 30% chi cho nhu cầu khác ngoài lương thực, thực phẩm, ăn mặc,
học tập, đi lại, văn hóa Do đó, những gia đình không đảm bảo mức
này là gia đình nghèo khô
Theo công văn số 59/LD-TBXH của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội ngày 05-01-1996, nghèo đói ở nước ta được chia thành 3 mức
sau đây:
‡ Loại nghèo đói tuyệt đối, là người không có khả năng
thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống, với mức thu nhập
giới hạn là 15kg gao/thang, hay 45.000d/thang ở nông thôn,
53.000đ/tháng ở thành thị.
+ Loại thiếu đói, có thu nhập dưới 12kg gạo/tháng
Vào ngày 8 tháng 6 năm 2005, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm
đã công bố chuẩn nghèo mới Theo đó thì những hộ gia đình ở nông
thôn có thu nhập dưới 200 ngàn đồng/tháng/người được xem là hộ
nghèo Ở thành thị thì những hộ gia đình nào có thu nhậpdưới 260 ngànđồng/tháng/người được xem là hộ nghèo Đồng thời, Phó Thủ Tướng
Trang 20cũng đã chỉ ra năm thách thức chính mà Việt Nam đang phải đối mặt
trong công tác xóa đói giảm nghèo:
- Thứ nhất, về nhận thức thì một phần các hộ nghèo trôngchờ nhiều vào những hỗ trợ từ phía Nhà nước Cũng vì đó mà
các địa phương vẫn còn chạy theo thành tích và nắm danh sách
các hộ nghèo thấp hơn thực tế Kết qua là, một phần các hộ
nghèo không thể tiếp cận được với các chính sách của Chính
phủ, dan tới hiểu sai lệch về các chính sách
- Thứ hai là, chương trình XDGN chưa đến được với từng
tiêu cực lên hiệu quả của chương trình XĐGN.
a Và thách thức cuối cùng chính là việc thực hiện các
chương trình thì khác nhau từ địa phương này tới địa phương
khác, từ thành thị đến nông thôn do khả năng hạn chế của đội
ngũ cán bộ tham gia vào công tác XDGN.
2.1.2 Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá mức sống của dân cư
Thu nhập của dân cư.
- Tổng mức thu nhập: là toàn bộ các khoản thu bằng tiền của dân
cư và giá trị các khoản thu bằng hiện vật do kết quả lao động của chính
họ mang lại; cộng với các khoản thu nhập nhận được ngoài thù lao lao
động (không do kết quả lao động) trong một khoảng thời gian nhất định
Cần phân biệt hai loại thu nhập:
+ Thu nhập cuối cùng (danh nghĩa) là phần thu nhập còn lạisau khi đã thanh toán với hệ thống tài chính tín dụng (như nộp
Trang 21thuế, mua công trái, tín phiếu, đoàn thể phí, các đóng góp
khác ).
+ Thu nhập thực tế là thu nhập cuối cùng có tính đến sự thay
đôi của giá cả.
Thu nhập cuối cùngThu nhập thực tế =
Chỉ số giá trong kì
- Mức thu nhập trung bình:
Tổng thu nhập của dân cư
Thu nhập bình quân đầu người =
Dân số trung bình
Mức thu nhập bình quân đầu người phan ánh mức thu nhập đại biểu
chung nhất của từng vùng, từng địa phương, từng nước; được tính theo thunhập cuối cùng và thu nhập thực tế
“ Cơ cấu thu nhập: là tỷ trọng từng nguồn thu trong tổng thu nhậpdan cư, là chỉ tiêu quan trọng phan ánh khả năng đảm bảo đời sống.Thông qua cơ cấu thu nhập sẽ biết được người dân đã chuyển đổi cách
làm ăn như thế nào
Có nhiều quan điểm xác định mức sống tối thiểu Theo quan điểm của
nhiều nước trên thế giới thì tổng số tiền cần thiết tối thiết tối thiểu được chia
làm hai phan:
+ Chia cho lương thực, thực phẩm (60%)
5É Chia cho các thứ khác (40%) Tài sản của dân cư.
Tài sản của dan cư là số của cải vật chất và tài chính của các hộgia đình có vào thời điểm nhất định, bao gồm:
+ Nhà (nhà ở và nhà xưởng)+ Đồ dùng lâu bền (đồ dùng hay máy móc thiết bi)
# Tiền tiết kiệm và quỹ tiền mặt
Trang 22Chỉ tiêu về nhà ở
- Số lượng căn hộ:
+ Chia theo qui mô căn hộ (số phòng, điện tích ở)
+ Chia theo chất lượng nhà 6 (cấp 1, 2, 3, 4)
+ Chia theo mức bảo đảm tiện nghỉ
- Số căn hộ bình quân 1 hộ gia đình:
Tông sô căn hộ
Số căn hộ bình quân/hộ =
Tổng số hộ gia đình
6 Diện tích nhà ở bình quân đầu người
Chỉ tiên về đồ dùng lâu bền
Mục đích của chỉ tiêu này là để tính mức trang bị bình quân về
đồ dùng lâu bền cho một hộ: ô tô bình quân/hộ, tivi bình quân/hộ, tủ
lạnh bình quân/hộ, xe máy bình quân/hộ
Chỉ tiêu về tài chính
- Số tiền gửi tiết kiệm bình quân hộ
- Quỹ tiền mặt khác bình quân hộ
Tiêu dùng của dân cư.
Tiêu dùng của dan cư là tất cả các khoản chi tiêu bằng tiền hay
hiện vật được tính thành tiền cho tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời
sống của các hộ gia đình Có thể chia thành 2 bộ phận lớn:
- Tiêu dùng cho sản xuất: mua sắm các phương tiện sảnxuất hay đầu tư cho sản xuất nhằm thu lãi cho gia đình
: Tiêu dùng cho đời sống vật chất hằng ngày: ăn, mặc, ở, đi
lại, học hành, khám chữa bệnh.
Thông qua tiêu dùng có thể xác định được thu nhập một cách
gián tiếp:
Thu nhập = Tiêu dùng + Thay đổi tài sản
Qua cơ cấu tiêu dùng có thể đánh giá được sự thay đối mức sống
của dân cư.
Trang 23Mức tiêu dùng (tháng hoặc năm).
- Tổng mức tiêu dùng của dân cư: là tổng số tiền và hiện vật tính
ra tiền của đân cư trong một khoáng thời gian nhất định Tổng mức tiêudùng được tính cho toàn xã hội và từng tầng lớp đân cư Chỉ tiêu nàydùng để so sánh với tổng mức thu nhập
- Mức tiêu ding bình quân đầu người: là số tiền trung bình tiêudùng cho một người dân trong một khoảng thời gian nhất định
Tông mức tiêu dùng
Mức tiêu dùng bình quân đầu người =
Dân số trung bình
- Số lượng tiêu ding bình quân đầu người/tháng: là số lượng một
mặt hàng nào đó được tiêu dùng tính bình quân cho một người trong
một khoảng thời gian nhất định (trong 1 tháng hay 1 năm) Chỉ tiêu nàyđược tính với một số mặt hàng thiết yếu như:
+ Thịt các loại bình quân đầu người/tháng
+ Cá, tôm các loại bình quân đầu người/tháng+ Gạo các loại bình quân đầu người/tháng+ Đường các loại bình quân đầu người/tháng+ Vai các loại bình quân đầu người/tháng+ Điện các loại bình quân đầu người/thángQua các chỉ tiêu này ta đánh giá được nhu cầu tiêu đùng từng loạimặt hàng và khả năng đáp ứng từng nhu cầu dé từ đó có kế hoạch sanxuất và quản lý cho tốt
- Cơ cấu tiêu ding: là tỉ trọng của từng loại tiêu ding trong tốngmức tiêu dùng, thể hiện mức sống của đân cư Cần tính theo các loại sau
đây:
+ Tổng mức tiêu dùng chia ra: tiêu đùng cho sản xuất và
tiêu dùng cho đời sống hằng ngày
Trong tiêu đùng đời sống hằng ngày chia ra:
+ Chi cho ăn uống
10
Trang 24+ Chi cho may mặc
+ Chi cho di lại + Chi cho chữa bệnh + Chỉ cho học hành + Chi cho dụng cụ gia đình + Chỉ cho ở
+ Chỉ cho giỗ tết, cưới xin, ma chay
+ Chi khác
Chi cho ăn uống phân ra : chi cho lương thực và
chỉ cho thực phẩm
2.1.3 Các loại vốn tài sản
Nguồn con người
Nói đến nguồn lực con người thì người ta thường nghĩ ngay đếnnguồn lao động hay nguồn nhân lực Và lịch sử loài người đã chứng
minh vai trò quyết định của lao động đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội Ngày nay, khoa học, công nghệ phát triển cao, chỉ phối mọi lĩnhvực kinh tế - xã hội, nhưng cũng không thé thay thế được vai trò của
nguồn lực lao động Hơn nữa, nguồn lực lao động còn là nhân tố sángtạo ra công nghệ, thiết bị và sử đụng chúng vào quá trình phát triển kinh
Ở mọi quốc gia đều có sự phân biệt về nguồn lao động và nguồnnhân lực nhằm có những chính sách và biện pháp hữu hiệu để huy động
có hiệu quả nguồn nhân lực và nguồn lao động
- Nguồn nhân lực của một quốc gia là bộ phận dân số trong
độ tuổi qui định có khả năng tham gia lao động Như vậy, sốlượng nguồn nhân lực phụ thuộc khả năng tham gia lao động củatừng cá nhân, vừa phụ thuộc qui định “độ tuổi lao động” củatừng quốc gia
- Nguồn lao động bao gồm tất cả những người trong độ
tuổi lao động đang tham gia làm việc hay đang tích cực tìm kiếm
11
Trang 25việc làm Trong xã hội luôn luôn tồn tại một bộ phận dân cư
trong độ tuổi lao động nhưng đang đi học, làm công việc nội trợ,
không tích cực tìm kiếm việc làm Việc phân biệt nguồn lao động và nguồn nhân lực liên quan đến việc xác định số người
thất nghiệp và ty lệ thất nghiệp
Vốn xã hội
Khi nói về vốn liếng, người ta thường nghĩ ngay đến những giá trị vật chất cụ thể mà người sở hữu có thể nhìn thấy, lưu trữ hay cân,
đong, đo, đếm được Những giá trị phi vật thể đặc biệt là những giá trị
tỉnh thần tạo nên bán sắc đặc thù của một quốc gia, một xã hội, một
dòng họ hay một con người được coi như những “bam tính trời sinh”, bịchìm khuất sau biên cương và hảo lũy truyền đời của lịch sử và văn
hóa.
Ngân hàng thế giới xác định rằng: “bằng chứng ngày một nhiều
chỉ rõ rằng sự liên kết xã hội là rất thiết yếu cho các xã hội trong việc
làm giàu mạnh kinh tế và cho việc phát triển tiến lên không ngừng”
Trong khi vốn vật chất (physical capital) nói đến các vật thê hiện
hữu và vốn nhân sinh (human capital) nói đến tài sản cá nhân thì vốn xã
hội nói đến liên hệ nối kết giữa những con người Day là mạng lưới xãhội với những tiêu chuẩn giao dịch qua lại trong sự tin tưởng lẫn nhau
và đồng thời đó cũng là đạo lý cư xử giữa người và người trong xã hội
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới thì vốn xã hội là những gi liên
quan đến các cơ sở, các mối quan hệ giữa các giá trị truyền thống Tat
cả cùng hợp sức tạo nên chất lượng và số lượng của thành phẩm làmnên bởi sự tương giao hợp tác trong xã hội Vốn xã hội không phải chỉđơn thuần là sự tổng hợp những khối lượng vật chất của xã hội mà là
chất keo làm dính chặt những khối lượng tài sản xã hội này lại với nhau
Nói một cách cụ thể hơn về vốn xã hội, Cohen và Prusak (2001)
định nghĩa: “Vến xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác xây dựng giữa
những con người với nhau: sự tin tưởng, sự hiểu biết lẫn nhau và sự
12
Trang 26chia sẻ những giá trị đạo đức, phương cách nối kết những thành viên
trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau làm cho việc phối hợp
hành động có khả năng thực hiện được”.
Như vậy, vốn xã hội chính là con người Trong khi con người lạichính là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội hiện hữu và phát triển trong một hoàn cảnh kinh tế, một bối cảnh lịch sử, một truyền thống vănhóa cụ thể nào đó
Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải vật chất nguyên
khai, được hình thành và tồn tại trong tự nhiên Nói cách khác, tài
nguyên thiên nhiên là tất cả những gì thuộc về thiên nhiên mà con người
có thể sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, đa dạng và có nhiều loại
khác nhau.
Loại thứ nhất: tài nguyên hữu hạn Đây là các loại tài nguyên có
trữ lượng nhất định, không được cung cấp liên tục và sử đụng nhiều sẽ
hết Loại này được phân thành hai nhóm:
aS Một là, các tài nguyên có thé tái tạo được như nước, thổ
nhưỡng, động vat, thực vat
+ — Hai là, các tài nguyên không thé tái tạo được Các tàinguyên này khi sử dụng sẽ mất đi hoặc biến đổi tinh chất hóa, lý
và trở thành một vật phẩm khác, dạng khác, ví dụ: dầu mỏ, than
đá, các loại khoáng sản kim loại, phi kim loại
Loại thứ hai: tài nguyên vô hạn Tài nguyên vô hạn bao gồm:
không khí, sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, nhiệt năng trong
lòng đất, cảnh quan thiên nhiên
Vốn vật chất
Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và tài sản của nông
hộ cần thiết để hỗ trợ sinh kế của người dân
13
Trang 27Cơ sở hạ tầng cơ bản bao gồm những nhân tố của môi trường vật
lý giúp con người thõa mãn được những nhu cầu cơ bản và làm việc cónăng suất hơn
Tài sản của các hộ là những công cụ, trang thiết bị được sử dụngtrong sản xuất
Sau đây là các thành phần của cơ sở hạ tầng thường cần thiết chosinh kế bền vững
¢ Phương tiện đi lại
dụng ở đây không hoàn toàn chính xác về mặt kinh tế học mà trong đó,
nó bao gồm các dòng vốn có thể mang lại lợi ích cho sản xuất và tiêu
dùng.
Có hai nguồn gốc chính của nguồn lực tài chính :
= Vốn sẵn có : Các khoản tiết kiệm là một hình thức thường
thấy cho nguồn lực tài Chúng có thể được tổ chức dưới
nhiều dạng như : tiền mặt, tài khoản ngân hàng, cỗ phần,
trang sức Các nguồn lực tài chính có thể có được thông
qua các tổ chức cung cấp tín dụng
- Những nguồn thu đều đặn : Ngoài thu nhập ra, tiền trợ
cấp hoặc là những tiền gởi trong ngân hàng chính là hình
thức phổ biến nhất của nguồn thu đều đặn Để có một sự đóng góp vào nguồn lực tài chính thì những đồng tiền trên
phải đáng tin cậy.
14
Trang 282.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích — tổng hợp: Từ các tài liệu thứ cấp, phân tích
tổng hợp thành các số liệu phù hợp với mục dich của dé tài
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Số liệu sơ cấp được thu thậpthông qua cuộc điều tra phỏng vấn 60 hộ nghèo ven biển được chọn ngẫu nhiên
từ danh sách hộ nghèo Sau đó dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu.
15
Trang 29CHƯƠNG 3 TỎNG QUAN
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý
Phan Rí Cửa là một trong hai thị trấn của huyện Tuy Phong, tỉnh BìnhThuận, có toạ độ là 108952?30” Kinh độ Đông và 11937?30” Vĩ độ Bắc, vớidiện tích tự nhiên là 274,49 ha và đân số toàn thị trấn tính đến ngày 31 tháng
03 năm 2005 là 36.462 người, chia làm 17 khu phố Phan Rí Cửa nằm về phíaTây Nam của huyện Tuy Phong,Đông-Bắc giáp xã Hoà Minh, Tây giáp xã Hoà
Phú và xã Phan Rí Thành, Nam giáp Biển Đông, và cách thành phố Phan Thiết
75 km về phía Đông Bắc Là một thị trấn ven biển nên Phan Rí Cửa có vị trí
quan trọng về kinh tế và an ninh quốc phòng
3.1.2 Địa hình - địa mạo
Phan Ri Ctra có hai mặt giáp biển và do cấu tạo địa chất nên địa hìnhcủa thị trấn nhìn chung tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 2 — 3m so
với mực nước biến
3.1.3 Khí hậu - Thời tiết
Thị trấn Phan Rí Cửa là một vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới gió mùa
được chia làm hai mùa tương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 6 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau Nhưng
thực tế mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng, đó là các tháng §, 9 và 10 Vì vậy,
ở đây mùa khô thường kéo dài.
Tóm lại, yếu tố khí hậu của thị trấn có đặc trưng như sau:
- Nhiệt độ: trung bình ca năm là 26,9°C, trung bình tháng cao nhất
Trang 30- Lượng mưa: trung bình hằng năm khoảng 709,8 mm nhưng phân
bố không đều trong năm
- Gió bão: có hai mùa gió chính
e Gió mùa Tây nam từ tháng 5 đến tháng 9
e Gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau
3.1.4 Thuỷ văn - thủy triều
- Nước ngầm: chủ yếu tồn tại trong lớp 1, nguồn cung cấp chủ yếu là
nước mưa; nước trong suốt, không màu, không mùi vi, sử dụng sinh hoạt tốt,
mực nước đưới đất thường gặp ở độ sâu 3,5-3,7m
- Nước mặt: nguồn nước mặt của thị trấn rất khan hiếm nhất là trong
mùa khô mặc dù có hạ lưu sông luỹ chảy qua, nhưng là đoạn gần cửa biển nên
bị nước mặn xâm nhập, không có khả năng sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt
Thị trấn có con sông Lũy chảy qua Lưu vực của con sông này là 1.910km? và chiều đài đoạn chảy qua thị trấn khoảng 2 km với lưu lượng nước trung
bình là 10,43 m”⁄s Khi triều cường kết hợp với gió thường gây sat lở cho một
số khu vực ven biển của thị tran
3.1.5 Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Trên co sở bán đồ thổ nhưỡng ty lệ 1/25.000 do phòng Tài
nguyên & Môi trường huyện Tuy Phong lập năm năm 2001, kết hợp với
việc chuyên đổi tên đất sang hệ thống FAO-UNESCO, tài nguyên đấtcủa thị trấn Phan Rí Cửa được phân chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm đất cat: |
$ Đất cát trắng vàng (Dystri — Luvic Arenosols): diện tíchkhoáng 232,01 ha, chiếm 84,52 % diện tích tự nhiên Hiệntrạng sử dụng là đất phi nông nghiệp và có một số ít đangtrồng hoa màu theo mùa ( khoảng 40 ha )
: Nhóm đất mặn:
DẠI HỌC NÔNG LAM TP HOM Ì _——Ì
THU VIÊN |
17
Trang 31¢ Đất mặn ít và trung bình (Umbri — Salic Fluvisol FLs.mo):diện tích 10,22 ha, chiếm 3.72% điện tích tự nhiên, hiện nay
đang được sử dụng để nuôi trồng thủy sản
Đất sông suối, núi đá:
® Diện tích 32,26 ha, chiếm 11,75 % diện tích tự nhiên của thị
Tài nguyên nước.
- Nguồn nước mặt tự nhiên ở Phan Rí Cửa là sông Lũy và sông
Đồng nhưng cả hai con sông này đều bị nhiễm mặn
- Nước trong các tang chứa nước không màu, không mùi, vị nhạt,
pH = 8-9 và đều đạt tiêu chuẩn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt vớitrữ lượng khá lớn.
Tài nguyên rừng.
Phan Rí Cửa không có rừng Nhưng dọc theo khu vực ven biển
có cây đừa, cây phi lao được người dân trồng nhiều nên tạo thành từng
ô khép kín có tác dụng chắn gió rất tốt
Tài nguyên biển
“ Do địa hình hai mặt giáp biển nên khai thác tài nguyên biển là
thế mạnh của thị trấn cùng với bến cảng là nơi tập trung tàu thuyền trong tính cũng như từ các tỉnh khác vào mùa đánh bắt hải sản.
- Tài nguyên sinh vật biển phong phú, da dang với sản lượng khai
thác hàng năm khoảng 12.500 tấn hải sản có giá trị kinh tế cao như: cá
mú, cá thu, mực, tôm mũ ni
- Thi trấn còn có khả năng khoanh nuôi hải sản tự nhiên.
Tài nguyên khoáng sản.
Các tài liệu điều tra thăm dò cho thấy địa bàn thị trấn Phan RíCửa chưa phát hiện được loại khoáng sản nào.
Tài nguyên nhân văn.
" Dân số tính đến 31 tháng 03 năm 2005 là 36462 người, với
19.997 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động trẻ chiếm 2/3.
18
Trang 32+ Lao động có trình độ cao tập trung phần lớn trong các cơ
quan nhà nước
~ Lao động nông nghiệp (thuỷ sản) có trình độ cao chiếm tỷ
lệ thấp (khoảng 3% lao động nông-lâm-thủy sản)
- Cu dân Phan Ri Cửa được tự do tín ngưỡng theo pháp luật của
nhà nước, các tôn giáp chính có nhiều tín đồ là Phật giáo, Công giáo,
Tin lành, Cao Đài và Hồi giáo Trong đó Phật giáo và Công giáo là chủyếu, chiếm 10,15 % dân số
- Do dân cư ở đây sống bằng nghề biển nên có nét văn hoá đặc
trưng được truyền từ đời này sang đời khác là hàng năm vào ngày rằm _
tháng 10 nhân dân trong thị trấn tổ chức lễ Tế Thu cầu cho người đibiển gặp may mắn, an lành
3.1.6 Thực trạng cảnh quan môi trường và các hệ sinh thái
Vấn đề môi trường và công tác bảo vệ môi trường đã được thị tran décập và quan tâm trong những năm qua Việc thu gom rác hàng ngày được thực
hiện đều đặn Thị trấn cũng tổ chức cho nhân dân tổng vệ sinh trên địa bản vàocác dịp lễ tết, thường xuyên tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến thức ăn,
các hộ gia đình chăn nuôi, giết mỗ gia súc, buộc cam kết làm hầm rút theo qui định, hợp vệ sinh, hạn chế nước thải dé ra đường Tuy nhiên còn một SỐ CƠ
sở sản xuất nước đá và chế biến hải sản chưa có biện pháp xử li chất thải thích
hợp đã làm cho môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm Các khu dân cư trong thịtrấn chưa có hệ thống thoát nước thải, rác thải và khu vệ sinh hợp lí đã làm chomôi trường bị ảnh hưởng phan nào
19
Trang 33Bang 1 Hiện Trạng Khu Phố, Tố Dân Phố Trên Địa Bàn TT Phan Ri Cứa
Nguồn tin: Địa Chính Thi Trân
3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2.1 Dân số, lao động và thu nhập
Phân bố dân cư
Bảng 2 Dân Số - Lao Động theo Khu Phố
Nhân Trong đó Lao Trong d6
khẩu Nữ Nam động Nữ NamStt Khu phé Số hộ
Toan thi tran 7.137 36.462 18.418 18.044 19.997 10.130 9.867
Nguôn tin: UBND TT Phan Ri Cửa
20
Trang 34Dân số và lao động theo ngành nghề.
Bảng 3 Dân Số - Lao Động theo Ngành Nghề
Stt Ngành nghé Sô hộ Nhânkhẩu Laođộng Tỷ lệ
1 Néng-Lam-Thuy sản 2.766 15.207 8.122 40,06
2 Công nghiệp xây dựng 1.287 6.804 3.804 19,02
3 Thương mại/dịch vụ 2.809 13.890 7.972 39,87
4 Khác 275 561 99 0,50
Toan thi tran 7.139 36.462 19.997 100
Nguồn tin: UBND TT Phan Rí Cửa
Tỷ lệ ngành nghề của thi tran PRC
Theo số liệu điều tra của phòng thống kê huyện Tuy Phong, tính
đến tháng 05/2005 thì trên địa ban thị trấn còn 789 hộ nghèo (11,05 %),
số hộ giàu là 12 %, còn lại là hộ trung bình khá Thu nhập bình quân
đầu người 6 triệu đồng/năm
3.2.2 Cơ sở hạ tầng
Giao thông.
21
Trang 35Bang 4 Hiện Trạng Hệ Thống Giao Thông trên Địa Bàn TT Phan Ri Cửa
Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Chiêu _ Ket
đàikm) réng(km) câu
Thống Nhật Quốc Lộ 1A Phạm Ngũ Lão 1,5 15 Nhựa
Quang Trung Trần Hưng Dao Khu Dân Cư Minh Tân 18 10 Nhựa Trần Hưng Đạo Quốc Lộ 1A Ra biển 2,08 9 Nhựa
Đề Thám Nguyễn Văn Trỗi Ra biển 0,8 § Nhựa Phạm Ngũ Lão Bach Dang Quang Trung 0,97 8 Nhựa
Bach Dang Tran Hung Dao Ra bién 1,1 10 Nhựa
Ba Triéu Lé Lai Trần Hưng Dao 0,37 § Nhựa Hai Bà Trưng Lê Lai Đề Thám 0/21 § Nhựa
Nguyễn Thái Học Nguyễn Văn Trỗi Phạm Ngũ Lão 0,25 10 Cấp
phối Hàm Nghi Nguyễn Trường Tộ Rabiển 0,3 7,5 Nhựa Nguyễn Trường Tộ Bạch Dang Đề Thám 0,6 7,5 Dat
Nguôn tin: Kết quả điều tra
Hiện nay các tuyến đường giao thông của thị trấn nói liền các xã
khác đã được trải sỏi đỏ và trải nhựa từng đoạn (tuyến Phan Rí Cửa
-Hoà Minh, Phan Rí Cửa - Chí Công) Giao thông nội bộ thị trấn hình
thành các đường ngang, dọc phần lớn đã được trải nhựa, đảm bảo việc
đi lại và vận chuyển hàng hoá được dé dang Các tuyến giao thông nội
bộ ngày càng được củng cố và mở rộng (nhựa hoá 13.483/17.783 m
đường nội thị, trải sỏi đỏ 600 m).
Hệ thống giao thông đường thuỷ: Phan Rí Cửa có 1,9 km bờ
sông với cảng cá 400cv là một trong ba cảng quan trọng của tỉnh nhà, làtiền đề để phát triển kinh tế biển và giao thông vận tải hàng hoá đường
biển
Thủy lợi.
Không phát triển hệ thống thủy lợi do tập trung vào ngành thủysản, đồng thời nông nghiệp phụ thuộc vào nước mưa là chính
3.2.3 Giáo dục-đào tạo
Phan Ri Cửa hiện có 11 trường học với số lượng khoảng trên 8000 họcsinh đến trường, trong đó gồm có 01 trường THPT, 01 trường THCS, 01
22
Trang 36trường bán công cấp II-III, 06 trường tiểu học, 01 trường mẫu giáo và 01 nhà
trẻ.
Về cơ sở vật chất phòng học, khu thí nghiệm tương đối hoàn chỉnh, một
số trường có các phòng học xây đựng đã lâu cần được sửa chữa, thay thế ước
tính 17 phòng.
Bảng 5 Hiện Trạng Cơ Sở Giáo Dục trên Địa Bàn TT Phan Rí Cửa
Tên Trường Diện Tich(m’?) $6 Phòng Số Học Sinh Số Giáo Viên
Nguồn tin: Phòng Giáo Dục Tuy Phong
Năm học 2004 - 2005 công tác giáo đục ở địa phương có nhiều chuyểnbiến tốt Đầu năm học, thông qua cuộc vận động toàn dân đưa trẻ em đến
trường, kết quả là tuyến sinh vào lớp 1 là 495/493 em, đạt 104% chi tiêu huyệngiao, trong đó số em đủ 6 tuổi vào lớp 1 là 470/473 em, đạt 99,3% Học sinh
vào THCS có 700/736 em, đạt 95,1%.
Theo thống kê kết thúc năm học 2004-2005, ngành GD-ĐT thị trấn đã
có một sô kêt quả như sau:
- Mau giáo mam non: tổng số có 37 giáo viên, 660 em, so với dau
năm học giảm 5 em.
- Bậc tiểu học: tổng số có 162 giáo viên, 3.688 học sinh, so với
đầu năm học giảm 29 học sinh do chuyển trường và bỏ học
23
Trang 37- Bậc THCS: tổng số có 77 giáo viên, 2.123 học sinh, so với đầu
năm học giảm 79 học sinh do chuyên trường và bỏ học Số học sinh tốt
nghiệp đạt 95,04 % (402 em).
3.2.4 ¥ tế
Phan Rí Cửa có một phòng khám đa khoa với qui mô 30 giường, 03 nhà
hộ sinh với số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh bình quân 300 lượtngười/tháng Lực lượng nhân viên phụ trách gồm:
~ Bac si: 08 người
2 Điều dưỡng, y sĩ: 07 người
: Hộ sinh: 12 người
- Can bộ nhân viên khác: 05 người
Nhìn chung, trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất chưa được đầy đủ nên
chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa
phương, trong khi đó thì hầu hết các hộ nghèo đều đã được cấp thé bao hiểm y
tế
Năm 2004 tiêm chủng phòng 6 bệnh trẻ em được chú ý quan tâm Tổng
số trẻ em được tiêm trong năm là 574/539 cháu, đạt 106,49% chỉ tiêu huyệngiao Tổ chức uống vitamin A cho 1.378/1348 trẻ đạt 102% Tiêm ngừa uốn
ván cho phụ nữ có thai là 513/539 người đạt tỷ lệ 95 % Tiêm ngừa uốn váncho phụ nữ tuổi từ 15-35 là 732/566 người đạt tỷ lệ 129,3 % Các hoạt động
khác và các bệnh xã hội tiếp tục được kiểm tra và được cấp thuốc theo đúng
qui định Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong năm là 14,29 % (140/980 cháu).
Công tác vệ sinh phòng dịch và vệ sinh môi trường tiếp tục duy trì kếtqua tốt Phối hợp với các ngành y tế, thị tran đã tổ chức tập huấn cho 37 cơ sởkinh doanh ăn uống ký cam kết về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Trongnăm 2004 đã xảy ra dịch sốt xuất huyết, trên toàn thị trấn có 179 ca mắc bệnh
đã được phát hiện và điều trị kịp thời nhưng vẫn cố một ca tử vong Tổ chức
mittinh mở chiến dịch diệt lăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết, phun thuốc
cho 6.506/6.915 hộ Thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình Ngoài ra
24
Trang 38còn tổ chức khám phụ khoa cho 140 trương hợp và khám thai cho 207 bà mẹ.
Tỷ lệ giảm sinh trong năm là 0,1 %.
tối thứ bay hàng tuần tại dia phương
3.2.6 Thể thao
Sáu tháng đầu năm 2005 tổ chức đại hội thể dục thể thao với các bộ
môn: Việt dã, chạy bộ, vật tay, kéo co thu hút trên 200 vận động viên tham
gia Tổ chức được 3 trận đá bóng giao hữu , duy trì lớp võ Teakwondo với gần
200 võ sinh.
3.2.7 Năng lượng điện
Bảng 6 Hiện Trạng Hệ Thống Điện Thắp Sáng trên Địa Bàn Thị Trấn
Tên trạm Điểm đâu trụ số Điểm cuối trụ số Chiêu dai(km)
Trạm 1A 39 H 0,522
Trạm 1B HAI L9 0,276
Trạm 2 39 47 0,308 Trạm 3 48 53 0,147 Tram 4 59 64 0,219 Tram 5 64 67 0,144
Trang 39Hiện nay Phan Rí Cửa sử dụng điện lưới quốc gia với đường day 110
KV, có công suất 16 MVA phục vụ sản xuất và sinh hoạt với tổng chiều dài đường day là 14,3 km Hệ thống trụ điện đọc đường phế trong những năm gần
đây đã được tu sửa ngoài ra, thị trân còn nâng cấp một số trục đường chính và
các con đường trong khu dân cư mới quy hoạch, còn lại các hệ thống cũ gồmnhiều loại trụ bê tông cốt thép, trụ gỗ với độ cao thấp khác nhau, dây dẫn điệnđến các hộ gia đình mắc chồng chéo làm mat mỹ quan và không đảm bảo độ an
toàn.
Từ chỉ nhánh điện Phan Rí Cửa được phân bố đến các trụ tải trung tâm
trong khu dân cư gồm có:
04 trạm 3 pha công suất 880 KVA
08 trạm 1 pha công suất 425 KVA
Hệ thống tải điện đường dây 15 KV: 6,3km
Hệ thống tải điện đường dây 0,4 KV: 8km3.2.8 Hệ thống cấp, thoát nước
Cấp nước
Hiện nay thị tran Phan Ri Cửa đã hình thành các tuyến cấp nước chính Ø150 chạy dọc tuyến đường Thống Nhất, đường trần hưng đạo và
tuyến cấp nước G100 dọc đường bach đằng và đường quang trung từ
các tuyến chính nêu trên tiếp đó được giảm xuống các tuyến 260, S90
đến các khu dân cư gân cảng và các khu dân cư mới với sô chiêu dài các
tuyến như sau:
26
Trang 40Với hệ thống cấp nước hiện nay, ngoài nguồn nước máy, vẫn cònnhiều hộ dân sử dụng nước giếng Về công suất, nhà máy nước tạm thời
chỉ đủ cung cấp cho số dân hiện nay dung trong sinh hoạt, khi mở rộng
các khu dan cư mới và khu công nghiệp, cân tính toán bổ sung nguồn
nước cấp Riêng hệ thống thoái nước, khi hoàn thành đưa vào sử dụng
tất cả các mương ké trên sẽ xử lý được lượng nước thải sinh hoạt trong
các hộ gia đình về lâu đài, giảm đi sự ô nhiễm nguồn nước ngầm
3.2.9 Bưu chính viễn thông
Số máy điện thoại cố định tính đến tháng 03/ 2005 là 2.456 máy, không
kế điện thoại di động cũng như máy bộ đàm trên các tàu đánh cá
3.2.10 Quốc phòng — An ninh
Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị được giữ vững, trật tự
an toàn xã hội được đảm bảo Tích cực ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các tình
huống xảy ra Quản lý 1.099 lượt Việt kiều về thăm thân nhân Lực lượng công
an đã phối hợp và thực hiện các chương trình liên tịch với các ngành, đoàn thể,
đấu tranh làm rõ 818/831 trường hợp vi phạm hành chính về trật tự xã hội, bắt
42 đối tượng theo lệnh truy nã Công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
được chú trọng củng cé thường xuyên về biên chế, đến nay đạt 1,71 % trên
tổng số dan Công tác kiểm tra thực lực quân dự bị động viên luôn được quan
tâm, bảo đảm sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có lệnh điều động của cấp trên Xây
đựng và hoàn chỉnh các phương ánvà kế hoạc Az giữa 3 lực lượng, kịp thời giải
quyết các tình huéng xảy ra và để chủ động sẵn sàng chiến đấu.
3.3 Thực trạng phát triển kinh tế
3.3.1 Tăng trướng kinh tế
Thực hiện đường lối, chủ trương của Dang,chinh sách pháp luật của
Nhà nước từ năm 2000 đến nay kinh tế của thị trấn đã dan đi vào thé én định
và có tăng trưởng chính sách phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước Điều này đã tạo động lực và niềm tin để nhân dan vên tâm đầu tư sản
xuât.
27