Trong việc cung cấp nước sinh hoạt không thể thiếu những trạm bơm,hệ thống xử lý nước lọc, khử trùng… những đường ống, những van khóa nước, và thiết bị đo lường áp suất, lưu lượng v.v… V
Trang 1BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN THÍ NGHIỆM CƠ LƯU CHẤT
ĐỀ TÀI: BƠM CỨU HỎA
Nhóm sinh viên thực hiện:
1
Trang 2BƠM CỨU HỎA
MỞ ĐẦU:
Có thể nói rằng: “Nền văn minh của nhân loại không thể phát triển được nếu thiếu sự có mặt của các thiết bị thủy lực-khí nén ”
Nếu chúng ta chưa biết nhiều về truyền động thủy lực-khí nén nói riêng và ngành thủy lực nói chung Chắc hẳn sẽ không thể hình dung được sự hiện diện của việc nghiên cứu ứng dụng bộ môn chuyên ngành thủy lực-khí nén trong đời sống của con người Càng tìm tòi, càng nghiên cứu nhiều về thủy lực-khí nén chúng ta càng thấy những ứng dụng to lớn đối với đời sống của con người
Khi nền công nghiệp của con người phát triển,ngành nghiên cứu ứng dụng thủy lực-khí nén ở bất kỳ nơi đâu cúng rất phát triển.Ví dụ như dùng sức nước để phát điện ,dùng tua-bin khí để phát điện ,chế tạo thiết bị bay
Trong việc cung cấp nước sinh hoạt không thể thiếu những trạm bơm,hệ thống
xử lý nước (lọc, khử trùng…) những đường ống, những van khóa nước, và thiết bị
đo lường áp suất, lưu lượng v.v…
Và có những ứng dụng vô cùng thiết thực: như là việc phát minh động cơ hơi nước để chạy tàu hỏa, tàu thủy việc sử dụng các xy-lanh trong các động cơ, không thể thiếu các động cơ đốt trong, các xy-lanh công tác, các đường ống dẫn xăng dầu, van phân phối, các cơ cấu truyền động thủy lực; trong thủy- nhiệt điện không thể thiếu các tuabin
Ứng dụng của của thủy lực khí nén được áp dụng rất phổ biến và đa dạng trong các lĩnh vực:
- Phương tiện giao thông
- Thiết bị, dụng cụ gia đình
- Kiến trúc xây dựng
- Thiết bị công nghiệp
Cụ thể đề tài này ta sẽ tìm hiểu về một thiết bị bơm không thể thiếu trong đời sống của chúng ta, góp phần đảm bảo an toàn đó là “Máy bơm cứu hỏa”
2
Trang 31 Khái niệm:
1.1.Khái niệm về máy lưu chất:
- Máy lưu chất là thiết bị máy dùng để biến đổi năng lượng dòng lưu chất thành năng lượng cơ khí hoặc ngược lại
- Các hiện tượng xảy ra trong máy lưu chất:
Hiện tượng lắng đọng: Hiện tượng kết tinh trong chất lỏng hoặc đọng giọt trong chất khí
Hiện tượng nổi bọt: Hiện tượng bay hơi của chất lỏng (sôi cục bộ)
- Đặc tính của máy lưu chất:
Cột áp: Áp suất làm việc của máy lưu chất tính theo áp suất của một cột chất lỏng có chiều cao xác định lên một đơn vị diện tích
Lưu lượng: Lượg lưu chất đi qua máy trong một đơn vị thòi gian
Công suất: Công của máy lưu chất ứng với một cột áp và một lưu lượng nhất định
Hiệu suất: Tỉ lệ giữa công suất cung cấp và công suất sinh ra của máy lưu chất
3
Trang 41.2.Phân loại máy lưu chất:
- Theo chiều biến đổi năng lượng:
+ Máy – thiết bị lưu chất
+ Động cơ lưu chất
- Theo nguyên lý hoạt động:
+ Máy lưu chất tĩnh học ( thể tích)
+ Máy lưu chất động học (động lượng)
- Theo mục đích sử dụng:
+ Máy lưu chất lưu lượng
+ Máy lưu chất áp suất
- Theo dạng lưu chất:
+ Máy lưu chất chất lỏng
+ Máy lưu chất chất khí
2 Tổng quan về máy bơm chữa cháy:
Trong các nhóm thiết bị chữa cháy thì nhóm thiết bị chữa cháy bằng nước luôn chiếm tỷ trọng ưu thế
Trong hệ thống chữa cháy nước thì cụm máy bơm là trái tim của hệ thống phòng cháy, chữa cháy, nếu trái tim ngừng hoạt động thì hệ thống đó coi như ngừng hoạt động hoàn toàn
Tất cả các máy bơm phòng cháy chữa cháy trước khi sản xuất đều phải được kiểm tra, rà soát chặt chẽ về các thông số kỹ thuật, kiểm định chất lượng về điều kiện an toàn PCCC của cơ quan chức năng
Hai loại bơm chữa cháy phổ biến sử dụng động cơ điện hoặc động cơ diesel ở Việt Nam:
4
Trang 5 Bơm chữa cháy liền trục: Là dạng bơm ly tâm liền trục hoặc sử dụng khớp nối ngắn, thường được sử dụng trong hệ thống bơm cứu hỏa vừa và nhỏ, tòa nhà – khách sạn nhỏ, biệt thự và máy xí nghiệp nhỏ
Bơm chữa cháy rời trục: Là dòng bơm có công suất lớn dạng trục rời có đầu bơm và động cơ được ráp với nhau qua trục bơm để tạo thành một sản phẩm bơm chữa cháy hoàn chỉnh lắp ở các hệ thống phòng cháy chữa cháy, với công suất lớn nhỏ để có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng
Hiện nay, bơm rời trục được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất vì có thể đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng với nhiều cấu tạo khác nhau
5
Trang 63 Cấu tạo:
1.Bơm chính: máy bơm điện
2.Bơm dự phòng:Máy bơm điện, máy bơm diesel,máy bơm động cơ xăng
6
Trang 73.Máy bơm bù áp
4.Tủ điều khiển máy bơm chính
5.Tủ điều khiển máy bơm sự phòng
6.Tủ điều khiển máy bơm bù áp
7.Hệ thống van nối đầu vào
8.Hệ thống van nối đầu ra
9.Dàn khung đỡ hệ thống bơm
10.Bồn dầu
11.Bồn nước mồi
12.Bồn điều áp
Cấu tạo các chi tiết chính:
Bơm động cơ điện
Bơm động cơ dầu/xăng (bơm diesel)
7
Trang 8-Bơm chính và bơm dự phòng (sử dụng khi bơm chính không thể hoạt động): được cấu tạo chính từ bơm ly tâm
Bơm ly tâm trục ngang
+Cách hoạt động của bơm ly tâm:
Bơm ly tâm là thiết bị thủy lực mà khi làm việc thì lưu chất di qua máy theo phương hướng kính (phương bán kính của bánh công tác)
Buồng công tác có dạng hộp hình vỏ ốc dùng để góp lưu chất và chuyển đến ngỏ ra Bánh công tác là bộ phận quay của máy có dạng đĩa tròn, trên có nhiều cánh Cánh công tác có thể thẳng hoặc công, cánh cong là tốt hơn Cánh công tác thường
có kích thước nhỏ dần từ trong ra ngoài để thuận tiện đẩy lưu chất ra
-Bơm bù áp: là một máy bơm bổ sung để duy trì áp suất hệ thống là một máy bơm
bổ sung để duy trì áp suất hệ thống
8
Trang 9+Bơm bù áp chính là bơm ly tâm trục đứng.
Bơm ly tâm trục đứng
+Cần phân biệt rõ bơm bù áp và bơm tăng áp:
Tăng áp: làm tăng áp suất hệ thống khi chất lỏng đã chảy trong hệ thống đường ống, tăng áp suất mà máy bơm chính không thể đạt được để chất lỏng có thể đi vào
hệ thống với áp suất cao
Bù áp: sẽ tăng áp cho hệ thống PCCC nếu áp suất của hệ thống giảm xuống dưới một giá trị nhất định Thông thường điểm làm việc của nó là 1% lưu lượng của máy bơm chính và 10 psi trên áp suất của máy bơm chính
Cấu tạo các chi tiết còn lại:
-Tủ điều khiển tích hợp: điều khiển được cả 3 máy bơm
9
Trang 10-Bồn chứa dầu diesel phục vụ bơm phụ:
-Bồn nước mồi:
-Hệ thống đấu nối giữa các cụm chi tiết: nối với nhau bởi các khớp nối vòng đàn hồi cùng hệ các bulong, vòng đàn hồi →giảm chấn trong quá trình bơm nước
10
Trang 11-Bồn điều áp: cùng với máy bơm tạo ra áp suất mới để bù lại áp suất trong đường ống bị giảm xuống→Đảm bảo máy bơm hoạt động tốt nhất
4 Nguyên lý hoạt động:
11
Trang 12-Bố trí cơ bảng hệ thống chữa cháy:
Sơ đồ trạm bơm
12
Trang 13Sơ đồ hệ thống báo cháy.
-Nguyên lý báo cháy:
+Các đầu báo cháy→thông tin đến các hệ thống báo cháy (chuông) →thông tin chuyển đến trung tâm nhận và xử lý
-Nguyên lý chữa cháy:
+Khi máy bơm được kích hoạt →bánh xe công tác trong bơm sẽ quay →tác đô |ng của lực ly tâm → chất lỏng →văng từ trong ra ngoài→ các máng dẫn và đi vào ống
xã với áp suất cao hơn (cung cấp năng lượng cho dòng chảy dưới dạng động năng)→(Đẩy nước)
+Ngay lúc đó ở lối vào của bánh xe công tác do nước ở đây đã bị đẩy ra ngoài tạo nên mô |t vùng chân không, với áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của bơm cho nên chất lỏng sẽ liên tục bị đẩy vào bơm theo ống hút →(hút nước) +Các dòng chảy của bơm sẽ liên tục với nhau do sự tác đô |ng của 2 quá trình đẩy
và hút này
+Khi xảy ra cháy →mất điện→bơm chính(bơm điện) ngừng hoạt động→Bơm dầu/xăng (bơm diesel) hoạt động thay→quá trình diễn ra tương tự
13
Trang 14+Trong quá trình hoạt động đường ống dài→áp suất giảm trong ống→bơm bù áp hoạt động liên tục →giữ áp suất trong ống cố định→hệ thống chữa cháy hoạt động tốt nhất
5 Ứng dụng:
-Hệ thống PCCC là một tập hợp các thiết bị công nghệ, quy trình và không thể thiếu trong đời sống
-Bảo vệ tính mạng và tài sản: Mục đích chính của hệ thống là bảo vệ tính mạng và
tài sản của con người Nó giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và thương tật do cháy
nổ, đồng thời giảm thiểu thiệt hại về tài sản gây ra bởi đám cháy
-Phòng ngừa cháy: Hệ thống PCCC được thiết kế để ngăn chặn sự lan rộng của
đám cháy Và kiểm soát tình hình cháy trong khi đám cháy mới bắt đầu Nó giúp ngăn chặn sự thiệt hại và bảo vệ tính mạng con người
-Dập tắt đám cháy: Chúng cung cấp các phương tiện và thiết bị Nhằm dập tắt đám
cháy một cách hiệu quả và nhanh chóng Bình chữa cháy, hệ thống sprinkler, hệ thống cứu hỏa tự động là những phần quan trọng trong việc dập tắt đám cháy và ngăn chặn sự lan rộng của nó
-Đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định: Chúng được thiết kế và vận hành dựa trên
các quy định, tiêu chuẩn, quy trình an toàn Nó đảm bảo rằng tòa nhà, khu vực hoặc các công trình xây dựng tuân thủ các quy định an toàn Và chuẩn bị tốt cho việc phòng cháy và cứu hộ
-Tạo sự yên tâm và tin tưởng: Hệ thống lại sự yên tâm và tin tưởng cho cư dân,
nhân viên và khách hàng khi sống, làm việc hoặc đi qua các khu vực được bảo vệ
Sự hiện diện và hoạt động đúng đắn của hệ thống tạo ra một môi trường an toàn và tin cậy Đảm bảo rằng mọi người có thể phản ứng nhanh chóng và có các phương tiện để đối phó với tình huống cháy nổ
-Đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn: Cần phải tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn
và hướng dẫn của các cơ quan chính phủ, tổ chức có liên quan Sự tuân thủ này đảm bảo rằng hệ thống được thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng đúng cách, đáp ứng các yêu cầu về an toàn và hiệu suất
-Giảm thiểu thiệt hại và mất mát: Giúp giảm thiểu thiệt hại và mất mát do cháy nổ.
Bằng cách kiểm soát, dập tắt và ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy Nó giảm thiểu tổn thất về tài sản và giữ an toàn cho mọi người trong khu vực
14
Trang 156 Tài liệu tham khảo:
[1] Hoàng Bá Chư (2003), Thủy Khí Động Lực Ứng Dụng, NSX Khoa Học và Kỹ Thuật
[2] Catalogue sản phẩm bơm chữa cháy: basicfires.com
[3] Giáo trình cơ lưu chất, Trường ĐHBK TP.HCM
[4] Nguyên lý hoạt động hệ thống bơm chữa cháy:
https://www.congnghiepdainam.com.vn/nguyen-ly-hoat-dong-cua-he-thong-may-bom-phong-chay-chua-chay
[5] Các loại bơm cứu hỏa:
https://maybomcuuhoa.com.vn/cam-nang-bom-cuu-hoa/nhung-loai-may-bom-cuu-hoa-thong-dung/
[6] Đặc điểm bơm PCCC:
https://hangphu.vn/xem-chi-tiet/dac-diem-cua-may-bom-pccc-cuu-hoa-237
15