1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn hóa Ẩm thực văn hóa Ẩm thực trong du lịch tại vùng tây nam bộ

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Ẩm Thực Trong Du Lịch Tại Vùng Tây Nam Bộ
Tác giả Phạm Thị Cẩm Hồng, Nguyễn Hồng Cúc, Thái Bảo Châu, Nguyễn Hàng Phương Nghi, Nguyễn Ngân Hà
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Vân
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 4,26 MB

Nội dung

Vì vậy, nói đến ẩm thực miền Nam đề cập đến những đặc điểm văn hóa của vùng, được hình thành bởi các yếu tố như địa lý, lịch sử, điều kiện sống.... Đặc điểm giao thoa văn hóa còn thể hiệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

-

 -VĂN HÓA ẨM THỰC VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG DU LỊCH TẠI VÙNG

TÂY NAM BỘ GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: TH.S NGUYỄN THỊ VÂN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN NHÓM 10:

PHẠM THỊ CẨM HỒNG – MSSV: 231A070038

NGÀNH: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

VĂN HÓA ẨM THỰC

VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG DU LỊCH TẠI

VÙNG TÂY NAM BỘ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2024

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

ĐIỂM KẾT LUẬN CHỮ KÝ XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ CHẤM

THI SAU KHI CHẤM Cán bộ chấm thi thứ 1:

Cán bộ chấm thi thứ 2:

(Ghi bằng số) (Ghi bằng chữ)

Chuyên ngành: Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Bài tiểu luận học phần Văn hóa ẩm thực

Họ và tên sinh viên nhóm 10:

1 Phạm Thị Cẩm Hồng - MSSV: 231A070038

2 Nguyễn Hồng Cúc – MSSV: 231A070006

3 Thái Bảo Châu – MSSV: 231A070232

4 Nguyễn Hàng Phương Nghi – MSSV: 231A080085

5 Nguyễn Ngân Hà – MSSV: 231A080401

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2024

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 5

.

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Lí do chọn đề tài 1

Phạm vi nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC 3

1 Các khái niệm liên quan đến ẩm thực, văn hóa ẩm thực 3

1.1 Khái niệm ẩm thực 3

1.2 Khái niệm văn hóa ẩm thực 3

2 Vai trò, ý nghĩa của ẩm thực 4

2.1 Vai trò của ẩm thực 4

2.2 Ý nghĩa của ẩm thực 4

2.3 Mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch 5

2.4 Các khái niệm có liên quan khác 6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VĂN HOÁ ẨM THỰC TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÙNG TÂY NAM BỘ 7

2.1 Đặc điểm địa lý và lịch sử của địa điểm nghiên cứu vùng Tây Nam Bộ 7 2.2 Những món ăn và thực phẩm đặt trưng ở vùng Tây Nam Bộ 11

2.3 Phong tục và tập quán ăn uống đặt biệt của vùng Tây Nam Bộ 15

2.4 Giao tiếp và kiêng kỵ trong ẩm thực 17

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HOÁ ẨM THỰC TRONG DU LỊCH TẠI VÙNG TÂY NAM BỘ 20

3.1 Sự phát triển của ngành du lịch trong khu vực Tây Nam Bộ 20

3.2 Các sản phẩm du lịch liên quan đến văn hóa ẩm thực tại Tây Nam Bộ ……….22

3.3 Tiềm năng và thách thức của việc nâng cao giá trị văn hóa ẩm thực của miền Tây 25

3.3.1 Tiềm năng: 25

Trang 7

CHƯƠNG 4: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NĂNG CAO GIÁ TRỊ CỦA VĂN HOÁ ẨM THỰC TRONG DU LỊCH TẠI VÙNG TÂY NAM BỘ 28 KẾT LUẬN 30 Tài liệu tham khảo 31

THANG ĐIỂM

điểm

Điểm chấm

Ghi chú

1 Hình thức trình bày

- Trình bày đúng quy định hướng dẫn

(phông chữ, số trang, mục lục, bảng biểu

…)

- Không có lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi

trích dẫn tài liệu tham khảo Văn phong

trong sáng không tối nghĩa

0,5đ - max

0,5đ –max

trừ 1 đ

4 Báo cáo trích dẫn nguồn đầy đủ, đảm bảo

đạo đức trong học thuật

Trừ 1 đ/lỗi

max

Trang 8

MỞ ĐẦU

- Lí do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, văn hóa ẩm thực truyền thống đang dần biến mất Việc nghiên cứu đề tài này là một cách để nhận biết và bảo tồn các giá trị văn hóa, giúp thế hệ tương lai hiểu biết và trân trọng di sản dân tộc Tùy theo những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có những quan điểm khác chúng nhau về văn hóa Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ẩm thực là một phần của văn hóa Ăn uống luôn là nhu cầu cấp thiết và quan trọng của nhân loại, từ thời nguyên thủy cho đến ngày nay Qua quá trình lịch sử lâu dài, ẩm thực ngày nay

là tấm gương phản ánh đời sống xã hội, đại diện cho một tầng lớp, cộng đồng hay xã hội nhất định Đề tài ẩm thực giúp các nhà nghiên cứu mở ra sự phát triển kiến thức và tiếp xúc với nền văn hóa của các vùng miền khác, từ đó phát triển các kỹ năng nghiên cứu, phân tích và sáng tạo để thể hiện văn hóa thông qua việcchế biến món ăn

Văn hóa và ẩm thực luôn có mối quan hệ mật thiết Mỗi đặc sản ẩm thực luôn thểhiện văn hóa, phong tục, quan niệm, tín ngưỡng của người dân địa phương Vì vậy, nói đến ẩm thực miền Nam đề cập đến những đặc điểm văn hóa của vùng, được hình thành bởi các yếu tố như địa lý, lịch sử, điều kiện sống Nhiều món

ăn chứa đựng những câu chuyện thú vị liên quan đến lịch sử hình thành, giá trị của các nguyên liệu và ý nghĩa truyền tải qua vị ngọt ngào hay đậm đà, mặn mòi tạo nên hương vị dễ chịu của món ăn

Chuyên gia nghiên cứu về văn hóa ẩm thực miền Nam Bộ cho rằng ẩm thực miền Nam vẫn thể hiện rõ nét bản sắc văn hóa độc đáo của sông, kênh, vườn Miền Tây Nam Bộ không chỉ gợi nhớ về một vùng đất xanh mà còn đánh thức trong lòng du khách những món ngon chỉ có ở miền Tây Nam Bộ Miền Nam nóichung và miền Tây Nam Bộ nói riêng được hưởng lợi quanh năm nhờ khí hậu thuận lợi, cây cối tươi tốt và sông nước cuồn cuộn.Trong điều kiện đó, ẩm thực miền Tây Nam Bộ ở đây rất phong phú và đa dạng Mỗi đặc sản ẩm thực luôn phản ánh văn hóa, phong tục tập quán và thậm chí cả những quan niệm, tín ngưỡng trong đời sống của người dân địa phương Như người xưa thường nói,

Trang 9

ẩm thực đã chứng kiến lịch sử, chúng ta có thể hình dung quá trình phát triển của một vùng lãnh thổ, hay rộng hơn là của một quốc gia So với các vùng khác, Tây Nam Bộ được coi là vùng đất mới, là khu dân cư chính của người Việt, người Hoa và người Chăm và người Khmer, trong đó cộng đồng người Việt là chủ thể chính Tuy sống cùng nhau trong thời gian ngắn nhưng đó cũng là điều kiện quantrọng để giao lưu, tiếp biến văn hóa; việc giao lưu, trau dồi văn hóa ẩm thực đượcthể hiện rõ nét và là điểm đáng được quan tâm Ngày nay, khi các hoạt động du lịch ngày càng gia tăng thì Tây Nam Bộ cũng dần được thừa nhận và đóng vai tròquan trọng hơn trong việc thúc đẩy phát triển du lịch quốc gia để tái thiết thành một vùng du lịch Tiềm năng du lịch của vùng cũng đang được nghiên cứu để ứng dụng thiết kế các sản phẩm du lịch đặc sắc nhằm thu hút du khách Hầu như tất cả khách du lịch đến miền Tây, ngoài việc tham quan, họ còn được thưởng thức những hương vị, món ngon nổi tiếng của miền Tây Ẩm thực vùng này rất phong phú và đa dạng, thể hiện sự sáng tạo và tài năng của người dân trong việc

sử dụng nguyên liệu tự nhiên Các món ăn miền Tây Nam Bộ thường sử dụng nhiều loại thực phẩm tự nhiên, giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe

Nghiên cứu ẩm thực còn giúp giới thiệu lối sống lành mạnh và truyền thống ẩm thực hài hòa với thiên nhiên Đặc điểm giao thoa văn hóa còn thể hiện rõ trong văn hóa ẩm thực của người dân vùng Tây Nam Bộ Ẩm thực là một trong những yếu tố thu hút du khách trong và ngoài nước Nghiên cứu, quảng bá văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ giúp khai thác tiềm năng du lịch của vùng, góp phần pháttriển kinh tế địa phương Nhìn chung, việc lựa chọn đề tài văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ có nhiều ý nghĩa, cả về mặt nghiên cứu văn hóa, phát triển kinh tế, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống Đó là lý do nhóm 10 quyết định cùng nhau chọn văn hóa ẩm thực miền Tây Nam Bộ làm đề tài nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu không gian: Bài tiểu luận nghiên cứu bao quát toàn diện đặc trưng địa lý, sinh thái và văn hóa vùng Tây Nam Bộ, làm nổi bật lên những nét văn hóa ẩm thực độc đáo vùng Tây Nam Bộ

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC

1 Các khái niệm liên quan đến ẩm thực, văn hóa ẩm thực

1.1 Khái niệm ẩm thực

Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống” Ăn và uống là nhu cầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến, nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử, nên có những thức ăn đồ uống khác nhau, những quan niệm về ăn uống khác nhau Từ đó dần dần hình thành những tập quán, phong tục về ăn uống khác nhau

1.2 Khái niệm văn hóa ẩm thực

Hình 1.1 Một số món ăn thường có ở gia đình Việt

Trang 11

“ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” , “ Ăn no mặc ấm”, “ Ăn ngon mặc đẹp” Ở các nước trên thế giới, việc ăn uống cũng có những nét riêng biệt thể hiện văn hóa riêng của, từng khu vực.

2 Vai trò, ý nghĩa của ẩm thực

2.1 Vai trò của ẩm thực

Trong đời sống con người, ẩm thực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe, giúp duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật Ngoài ra, ẩm thực còn là một phương tiện để giải trí, tạo niềm vui,hạnh phúc cho con người nhất là trong các dịp lễ tết

Hình 1.2 Nét văn hóa ẩm thực ngày Tết giữa các vùng miền tại Việt Nam

( Nguồn: gaophuongnam.vn)

Ẩm thực có vai trò trong việc duy trì nhu cầu sự sống và sự phát triển tinh thần Nhu cầu ăn uống của con người là một trong những nhu cầu hết sức tự nhiên Đây được xem là bản năng vốn có của con người Người xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để nhắc nhở một đứa trẻ chào đời, bước đầu tiên là

“học ăn”

Ẩm thực còn có vai trò trong du lich, du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là thưởng thức những món ăn, đồ uống ngon, độc đáo, mà còn là cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắnvới từng món ăn, đồ uống nơi đó

2.2 Ý nghĩa của ẩm thực

Hiển nhiên, để duy trì sự sống ăn uống là việc quan trọng nhất, nó quan trọng đến mức mà “ Trời” cũng không xâm phạm được thể hiện qua câu tục ngữ

Trang 12

“ Trời đánh tránh bữa ăn” Ăn uống gắn liền với cuộc sống, trong quá trình lịch

sử và phát triển của kinh tế xã hội, ăn uống hình thành triết lý nguyên tắc quy ước Do đó quan niệm ăn uống khác nhau gần được hình thành những tập quán phong tục ăn uống cũng khác nhau

Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lúc đó giải quyết nhu cầu ăn, con người hoàn toàn dựa vào những cái sẵn có trong thiên nhiên nhặt, háu lượm được Đó là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống” Tuy nhiên, đó là một bước tất yếu mà nhân loại phải thực hiện để đạt được “thực phẩm tốt hơn, hợp vệ sinh hơn, được trồng trọt nhiều hơn” sau khi phát hiện ra lửa và giữ lửa cháy Từ đây một tập quán ăn uống mới đã dần dần hình thành cáctác dụng rất to lớn để đời sống của con người Cùng với sự gia tăng dân số mở rộng khu vực cư trú và những bước tiến bộ trong hoạt động kinh tế, từ giai đoạn

ăn sẵn của thiên nhiên tiến đến giai đoạn trồng trọt thuần dưỡng chăn nuôi, việc

ăn uống của con người đã chịu nhiều sự chi phối của hoàn cảnh môi trường sinh thái, phương thức kiếm sống

Ẩm thực còn có ý nghĩa qua hai điểm nổi bật là “ tính nhân loại” và “tính dân tộc” bất cứ đồ ăn thức uống nào cũng đáp ứng nhu cầu sinh tồn cho con người, aicũng có thể thưởng thức, đó là tính nhân loại Ẩm thực còn có ý nghĩa quan trọngtrong phong cách ăn uống của mỗi quốc gia, dân tộc Có thể nói đây là những tiềm năng thu hút, hấp dẫn thực khách các vùng miền khác nhau trên cả nước, đặc biệt là thực khách du khách quốc tế

2.3 Mối quan hệ giữa ẩm thực và du lịch

Ẩm thực và du lịch có một mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời Quả thu thực, đối với nhiều du khách, trải nghiệm ẩm thực là một phần không thể thiếu trong chuyến đi, giúp họ khám phá và hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử cũng như con người của vùng đất mà họ đến thăm

Khám phá văn hoá qua ẩm thực: Mỗi vùng đất, mỗi quốc gia đều có những món ăn đặc trưng, phản ánh lối sống, những giá trị văn hóa, lịch sử của người dân nơi đây Chẳng hạn, sushi ở Nhật Bản hay pho ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là thức ăn mà còn là biểu tượng văn hóa, kết nối du khách với truyền thống và phong tục địa phương

Trang 13

Ẩm thực nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng nhờ vào nền ẩm thực độc đáo

Du khách lựa chọn đi du lịch chủ yếu để nếm thử những món ăn nổi tiếng từ đó tạo ra những tuyến du lịch ẩm thực, như du lịch đường phố, du lịch nông sản, haytour ẩm thực đặc sản

Tạo dựng kinh tế: Du lịch ẩm thực không chỉ giúp du khách mở rộng hiểu biết mà còn có tác động đáng kể đến nền kinh tế địa phương, thông qua việc thúc đẩy các ngành công nghiệp nhà hàng, chế biến thực phẩm, vận tải và các dịch vụ

hỗ trợ khác

2.4 Các khái niệm có liên quan khác

Du lịch ẩm thực (Food Tourism): Là loại hình du lịch chủ yếu tập trung vào trải nghiệm ẩm thực, nơi du khách tham gia vào các tour, lớp học nấu ăn, hoặc thưởng thức các món ăn đặc trưng của địa phương

Ẩm thực địa phương (Local Cuisine): Là những món ăn truyền thống của một khu vực, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng đó Những món ăn này có thể bao gồm nguyên liệu, phương pháp chế biến và cách thưởng thức đặc biệt, không giống với bất kỳ nơi nào khác

Du lịch văn hóa (Cultural Tourism): Là loại hình du lịch mà du khách tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, và nghệ thuật của một địa phương, trong đó ẩm thực là một phần quan trọng không thể thiếu

Trang 14

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VĂN HOÁ ẨM THỰC TẠI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU VÙNG TÂY NAM BỘ 2.1 Đặc điểm địa lý và lịch sử của địa điểm nghiên cứu vùng

Hình 2.1 Hệ thống kênh rạch chằng chịt bao gồm các sông lớn nhỏ.

( Nguồn: tuoitre.vn) Đặc điểm địa lý

Vùng Tây Nam Bộ nằm ở phía Nam của Việt Nam, được bao quanh bởi Biển Đông ở phía Đông, Campuchia ở phía Tây, và các tỉnh Đông Nam Bộ ở phía Bắc Đây là một đồng bằng lớn, được hình thành chủ yếu từ phù sa của các con sông lớn như sông Cửu Long, sông Tiền, sông Hậu và các nhánh sông nhỏ Đặc điểm này đã tạo nên một hệ sinh thái phong phú, bao gồm các vùng đất ngậpnước, rừng ngập mặn, đồng lúa bạt ngàn và những con kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản, trồng trọt và giao thương

Trang 15

Khí hậu của khu vực là nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa kéo dài từ tháng 5đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 Điều này tạo ra sự phong phú

về nguyên liệu nông sản và thủy sản, từ lúa, rau quả đến cá, tôm, ốc, cua… Đây

là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nền ẩm thực của Tây Nam Bộ

Đặc điểm lịch sử

Về mặt lịch sử, Tây Nam Bộ là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tộcngười khác nhau Trước khi người Việt di cư vào, vùng này là đất của vương quốc Khmer, và sự ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ qua Phật giáo, Hindu giáo

đã để lại dấu ấn sâu đậm trong đời sống và phong tục của người dân địa phương Cùng với sự di cư của người Việt vào thế kỷ 17 và sự pha trộn với các cộng đồngdân tộc như người Chăm, người Hoa và người Khmer, vùng Tây Nam Bộ đã hìnhthành một nền văn hóa đa dạng, nơi ẩm thực là một phần không thể thiếu

Trong thời kỳ thuộc Pháp (thế kỷ 19), khu vực Tây Nam Bộ đã trở thành một trung tâm sản xuất nông sản, đặc biệt là gạo, và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trongthời kỳ chiến tranh, khi nhiều sản phẩm từ nông nghiệp và thủy sản trở thành nguồn cung cấp lương thực quan trọng cho cuộc kháng chiến Sau năm 1975, vùng đất này cũng đã trải qua nhiều bước phát triển về kinh tế, với nông nghiệp

và thủy sản vẫn là nền tảng chủ yếu

Hình 2.2 Chợ Cá Hà Tiên sôi động từ 4 giờ sáng và kéo dài chỉ trong vài

tiếng đồng hồ

( Nguồn: afamily.vn)

Trang 16

Hình 2.3 Những cánh đồng lúa bạt ngàn ở Trà Vinh vào tháng 3

( Nguồn: facebook.com)

Với đặc điểm đa dạng về dân tộc và lịch sử, nền ẩm thực Tây Nam Bộ có

sự hòa quyện giữa các yếu tố của ẩm thực Việt, Khmer, Chăm và Hoa, tạo nên một bản sắc độc đáo Những nguyên liệu địa phương, phong cách chế biến và cácmón ăn truyền thống đã trở thành biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực nơi đây

Sự ảnh hưởng của địa lý và lịch sử đến ẩm thực Tây Nam Bộ

Nguyên liệu địa phương: Do vị trí địa lý và hệ sinh thái phong phú, Tây

Nam Bộ cung cấp một nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông sản và thủy sản,như lúa gạo, rau củ, cá, tôm, cua, ốc, và các loại trái cây nhiệt đới như xoài, sầu riêng, nhãn, dừa… Điều này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các món ăn đặc trưng với nguyên liệu tươi ngon và dễ dàng tìm thấy trong

tự nhiên

Sự đa dạng văn hóa: Sự giao thoa giữa các cộng đồng dân tộc đã tạo ra

một nền ẩm thực phong phú Người Khmer mang đến những món ăn sử dụng gia vị mạnh mẽ và đặc trưng như mắm, thảo mộc tươi, tạo ra các món ăn có hương vị đậm đà, cay nồng Người Chăm, với ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, có những món ăn sử dụng gia vị như nghệ, thì là, và gia vị nướng Còn người Hoa cũng góp phần vào việc hình thành những món ăn với cách chế biến tinh tế và kết hợp giữa nguyên liệu tươi sống và gia vị

Trang 17

Hình 2.4 Bánh gừng là một món ăn rất đặc trưng của người Khmer.

( Nguồn: danviet.vn)

Hình 2.5 Simlo là một món canh tiêu biểu trong văn hóa ẩm thực của người

Khmer

( Nguồn: dth.travel)

Ảnh hưởng của lịch sử: Trong suốt các thời kỳ lịch sử, những sự kiện

như chiến tranh và di cư đã tạo nên những thay đổi trong thói quen ẩm thực của người dân nơi đây Thực phẩm không chỉ phục vụ cho nhu cầu

ăn uống mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng

Trang 18

và năng lượng cho các hoạt động chiến đấu Các món ăn từ thực phẩm dễ kiếm như cá, tôm, rau củ đã trở thành những món ăn phổ biến, dễ làm và phù hợp với điều kiện sống của người dân.

Kết Luận:

Với đặc điểm địa lý thuận lợi và bề dày lịch sử văn hóa, Tây Nam Bộ đã hình thành một nền ẩm thực đặc sắc, mang đậm bản sắc dân tộc nhưng cũng đầy tính giao thoa Các yếu tố về thiên nhiên, khí hậu và sự đa dạng dân tộc đã góp phần tạo nên một phong cách ẩm thực độc đáo, phong phú về nguyên liệu và cách chế biến Những món ăn của vùng này không chỉ phản ánh sự sáng tạo của người dân mà còn là minh chứng cho sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và văn hóa

2.2 Những món ăn và thực phẩm đặt trưng ở vùng Tây Nam

Bộ

Hình 2.6 Khu du lịch Gáo Giồn-Cần Thơ

( Nguồn: vietnamnet.vn)

Miền Tây Nam Bộ không chỉ gợi cho chúng ta nhớ về một vùng đất xanh

mà còn lay động trái tim du khách về những món ăn ngon tuyệt đỉnh Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng mưa thuận gió hòa quanh năm, tạo điều kiện cho cây cối sinh sôi nảy nở, sông ngòi tràn đầy phù sa Chính những điều kiện

Trang 19

thuận lợi đó đã làm nên một nền ẩm thực miền Tây Nam Bộ vô cùng phong phú

và đa dạng

Với sự ưu ái từ thiên nhiên, hệ thống sông ngòi dày đặt và vô vàn những cù lao xanh, nền ẩm thực của miền Tây Nam Bộ mang đậm dấu hiệu không thể nhầmlẫn được. Ở đây, con người phụ thuộc vào thiên nhiên và tận dụng nguồn thực ph

ẩm theo mùa như gạo, hải sản, thịt và rau để chuẩn bị bữa ăn cho gia đình. Có thể nói “ăn mùa nào” là nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây

Hình 2.7 Đồng Tháp Mười

( Nguồn: baotintuc.vn)

Hình 2.8 Lẩu mắm

(Nguồn: nhahangcantho.com)

Trang 20

Lẩu mắm là món ăn đặt trưng khi nhắc đến ẩm thực Tây Nam Bộ, được xem như nét văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây, lúc đầu món lẩu mắm chỉ đơn giản là phương pháp bảo quản cá của người dân, lâu dài thì món ăn này gắn liền và không thể thiếu trong mọi bữa ăn của người dân nơi đây Dần dần món lẩu mắm ra đời từ sự kết hợp giữa mắm với những nguyên liệu dân dã có sẳn như

bông súng, bông điên điển, rau nhút,bông so đũa, bông lục bình,… và mắm, tiêu biểu có các loại mắm cá sặc, mắm cá linh,… làm nên hương vị khó quên, để lại

ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân địa phương cũng như thực khách

Hình 2.9 Cá lóc nướng trui

( Nguồn: foody.vn)

Món cá lóc nướng trui gắn liền với công cuộc khẩn hoang ở vùng đất Nam

Bộ, cho đến ngày nay món ăn dân dã này đã trở thành nét ẩm thực đặt trưng gắn liền với người dân nơi đây, món ăn đơn giản, cách làm cũng đơn giản nhưng hương vị thì vô cùng tuyệt vời, thịt cá thì tươi và chắc thịt ăn kèm với các loại nước chấm, cũng có thể cuốn bánh tráng kèm rau sống càng làm tăng hương vị, thoang thoảng mùi rơm cháy tạo nên hương vị đặt biệt của món ăn

Hình 2.10.Cá linh kho tộ

Ngày đăng: 19/12/2024, 14:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w