1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khai thác văn hóa Ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại tỉnh thừa thiên huế huế

59 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Huế
Tác giả Trần Sĩ Quý
Người hướng dẫn THS. Trần Thị Nguyệt Tú
Trường học Trường Đại học Tài chính – Marketing
Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Thể loại Báo cáo thực hành nghề nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 134,93 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (10)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HÓA ẨM THỰC (12)
    • 1.1 Du lịch và các loại hình du lịch (12)
      • 1.1.1 Khái niệm du lịch (12)
      • 1.1.2. Các loại hình du lịch (12)
        • 1.1.2.1 Phân loại tổng quát (12)
        • 1.1.2.2 Phân loại cụ thể các loại hình du lịch (12)
    • 1.2 Văn hóa ẩm thực (13)
      • 1.2.1 Khái niệm về văn hóa ẩm thực (13)
      • 1.2.2 Phân loại văn hóa ẩm thực (14)
      • 1.2.3 Một số đặc điểm của văn hóa ẩm thực (15)
        • 1.2.3.1 Tính cộng đồng (15)
        • 1.2.3.2. Tính hài hòa (15)
        • 1.2.3.3 Tính tận dụng (16)
        • 1.2.3.4 Tính thích ứng (16)
      • 1.2.4 Vai trò của văn hóa ẩm thực trong thu hút khách du lịch (16)
    • 1.3 Văn hóa ẩm thực phục vụ cho du lịch (19)
      • 1.3.1 Sơ lược về văn hóa ẩm thực trong du lịch (19)
      • 1.3.2 Những tiêu chuẩn của văn hóa ẩm thực phục vụ cho du lịch (19)
      • 1.3.3 Vai trò của văn hóa ẩm thực trong việc phục vụ cho du lịch (20)
      • 1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch ẩm thực (22)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC TẠI TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ (24)
    • 2.1 Giới thiệu sơ lược về du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế (24)
      • 2.1.1 Lịch sử, vị trí địa lý (24)
      • 2.1.2 Tài nguyên du lịch (24)
      • 2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch (27)
        • 2.1.3.1. Hạ tầng giao thông (28)
        • 2.1.3.2. Hạ tầng công nghệ thông tin (28)
        • 2.1.3.3 Giao thông vận tải (28)
        • 2.1.3.4 Cơ sở lưu trú (29)
      • 2.1.4 Số lượt khách và doanh thu du lịch (29)
    • 2.2 Khái quát ẩm thực Thừa Thiên – Huế (30)
      • 2.2.1 Khái quát ẩm thực Thừa Thiên – Huế (30)
      • 2.2.2 Vai trò của ẩm thực Thừa Thiên – Huế (30)
    • 2.3. Đặc điểm ẩm thực Thừa Thiên – Huế và sự phong phú thể hiện trong ẩm thực21 (31)
      • 2.3.1 Ẩm thực chay xứ Huế (32)
      • 2.3.2 Ẩm thực dân dã xứ Huế (33)
      • 2.3.3 Ẩm thực cung đình Huế (35)
      • 2.3.4 Nguyên liệu chuẩn bị và gia vị trong món ăn (37)
        • 2.3.4.1 Nguyên liệu trong món ăn (37)
        • 2.3.4.2 Gia vị trong món ăn (38)
      • 2.3.5 Cách chế biến và thưởng thức món ăn (39)
        • 2.3.5.1 Cách chế biến (39)
        • 2.3.5.2 Thưởng thức món ăn (40)
      • 2.3.6 Nghệ thuật trình bày món ăn (41)
        • 2.3.6.1 Sắc màu của ẩm thực Huế (41)
        • 2.3.6.2 Cách thức trang trí bày biện món ăn (42)
      • 2.3.7 Bữa ăn của người Huế (43)
    • 2.4 Thực trạng phát triển ẩm thực phục vụ cho du lịch tại tỉnh Thừa Thiên – Huế 28 (44)
      • 2.4.1 Thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực cho hoạt động du lịch Huế hiện nay (44)
      • 2.4.2 Thực trạng về nguồn nhân lực (46)
      • 2.4.3 Thực trạng về hoạt động quảng bá (47)
      • 2.4.4 Thực trạng về các sản phẩm của ẩm thực Huế (48)
      • 2.4.5 Thực trạng về tình hình hoạt động của ẩm thực Huế trong du lịch tại địa phương (48)
    • 2.5 Những ưu điểm và hạn chế (49)
      • 2.5.1 Ưu điểm (49)
      • 2.5.2 Hạn chế (50)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC PHỤC VỤ (52)
    • 3.1 Một số giải pháp phát triển ẩm thực phục vụ cho du lịch tại tỉnh Thừa Thiên – Huế (52)
      • 3.1.1 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng ẩm thực (52)
      • 3.1.2 Giải pháp về xây dựng các tuyến điểm du lịch gắn liền với ẩm thực Thừa Thiên Huế (53)
      • 3.1.3 Giải pháp về khai thác dịch vụ ẩm thực và đa dạng hóa dịch vụ du lịch gắn với ẩm thực (54)
      • 3.1.4 Giải pháp về quảng bá và marketing (55)
    • 3.2 Đề xuất phương án phát triển ẩm thực Thừa Thiên – Huế (55)
    • 3.3 Kiến nghị phát triển ẩm thực Thừa Thiên – Huế gắn với du lịch (56)
      • 3.3.1 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế (56)
      • 3.3.2 Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (56)

Nội dung

Những linh hồn sống có xu hướng lang thang trong âm phủ, và món ăntuy đơn giản nhưng cách đối xử ở các cửa ô cổ Hà Nội cũng cầu kỳ không kém 1.2.3.4 Tính thích ứng Do khí hậu nóng ẩm đặc

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm ra các giải pháp nhằm củng cố, góp ý để xây dựng hoạt động kinh tế du lịch ẩm thực ở Huế thông qua việc khai thác, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, tạo ra các điểm đến về ẩm thực để níu chân du khách Hướng đến các sản phẩm du lịch kết hợp với ẩm thực như: dịch vụ giải trí ( các hoạt động nghệ thuật, nhà hát, âm nhạc, chương trình giải trí, lễ hội, các sự kiện văn hóa…) và du lịch (tham quan, trải nghiệm các điểm du lịch, di tích văn hóa, các công trình kiến trúc, thưởng ngoạn, phố đi bộ, đường đi bộ) Định hướng phát triển mô hình phát triển du lịch ẩm thực nhằm tạo ra sự đa dạng, hấp dẫn thu hút du khách đến trải nghiệm và lưu trú dài hơn Ngoài những giải pháp mà tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang thực hiện, để có thể khai thác hiệu quả hơn về du lịch ẩm thực, ngành du lịch cùng các đơn vị liên quan cần chủ động nghiên cứu kỹ các giải pháp dựa trên các đặc trưng văn hóa ẩm thức Huế, bởi đây là một yếu tố “ gây thương nhớ” vô cùng tiềm năng mà Huế có thể mang đến cho khách du lịch.

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp lôgic và phương pháp lịch sử Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp cùng với phương pháp điền dã và phương pháp thực tế.

Bài tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận, mục tài liệu tham khảo, phần nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch và văn hóa ẩm thực

Chương 2: Thực trạng khai thác ẩm thực tại tỉnh Thừa Thiên Huế -Huế

Chương 3: Đề xuất giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ cho du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Huế

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ VĂN HÓA ẨM THỰC

Du lịch và các loại hình du lịch

Thuật ngữ “du lịch” có rất nhiều định nghĩa, quan niệm xoay quanh các yếu tố như thời gian, không gian và mục địch chuyến du lịch của mỗi cá nhân.

Dưới đây là hai định nghĩa được xem là phổ biến và hoàn chỉnh nhất: Theo Luật Du lịch Việt Nam – 2017, đã định nghĩa về du lịch như sau “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 1 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với các mục đích hợp pháp khác” Còn theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), định nghĩa “Du lịch được xem như một hiện tượng văn hóa, xã hội và kinh tế đòi hỏi sự di chuyển của con người đến những quốc gia hay những địa điểm khác nhau, nằm ngoài khu vực sinh sống thường ngày của họ vì mục tiêu cá nhân hoặc mục tiêu công việc, nghề nghiệp Những người này được gọi là khách viếng thăm (có thể là khách du lịch hoặc khách thăm quan, người cư trú hoặc không cư trú) và du lịch liên quan đến những hoạt động của họ, một số trong đó đòi hỏi có chi tiêu du lịch”.

Từ hai định nghĩa trên, ta có thể nói những trải nghiệm/hoạt động được xem là Du lịch phải bao gồm đầy đủ các điều kiện như sau: thời gian du lịch không quá 1 năm liên tục, phải di chuyển tới một điểm đến ngoài nơi mình sinh sống,làm việc, và thỏa mãn, đáp ứng các động cơ du lịch của người đi du lịch như trải nghiệm, phiêu lưu, khám phá thiên nhiên, văn hóa,con người tại điểm đến, hay nghỉ dưỡng, hồi phụcsức khỏe, giải trí,… các yếu tố trên cấu thành nên hoạt động Du lịch.

1.1.2 Các loại hình du lịch

Du lịch gồm các loại hình đa dạng, và tùy thuộc vào từng góc độ nghiên cứu, cách thức phân loại thì sẽ có những loại hình du lịch khác nhau

Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp tích cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa của một nước, một vùng thông qua những di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán còn hiện diện

1.1.2.2 Phân loại cụ thể các loại hình du lịch

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế, du lịch nội địa

Căn cứ nhu cầu đi du lịch của du khách: Du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ ngơi và giải trí,du lịch thể thao, du lịch công vụ, du lịch tôn giáo, du lịch khám phávaf du lịch quá cảnh.

Căn cứ vào phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp và mô tô, du lịch tàu hỏa,du lịch tàu biển,du lịch ô tô, du lịch hàng không.

Căn cứ theo phương tiện lưu trú: Du lịch ở khách sạn, du lịch ở Motel, du lịch ở nhà trọ và du lịch ở camping

Căn cứ vào thời gian du lịch: Du lịch dài ngày và du lịch ngắn ngày.

Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch biển, du lịch núi, du lịch đô thị và du lịch đồng quê.

Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch: Du lịch theo đoàn và du lịch cá nhân.

Căn cứ vào thành phần của du khách: Du khách thượng lưu và du khách bình dân.

Căn cứ vào hình thức ký kết hợp đồng : Du lịch trọng gói và du lịch mua từng phần dịch vụ của tour du lịch.

Văn hóa ẩm thực

1.2.1 Khái niệm về văn hóa ẩm thực

Theo “Từ điển Việt Nam thông dụng “ thì ẩm thực chính là ăn uống – là hoạt động để cung cấp năng lượng cho con người sống và hoạt động.Chính vì vậy, nói đến văn hóa ẩm thực là nói đến việc ăn uống và các món ăn uống cùng với nguồn gốc, lịch sử của nó. Ăn là hoạt động cơ bản nhất của con người, gắn liền với con người từ buối sơ khai.Nên vào thời điểm ấy, ăn uống chỉ là hoạt động sinh học, một phản ứng tự nhiên không điều kiện của con người.Con người khi đó chỉ ăn theo bản năng, giống như tất cả các loài động vật khác, ăn để duy trì sự sống và bảo tồn giống nòi.Thời kì này, ăn uống chưa có được chọn lọc, họ ăn tất cả những gì kiếm được, và đặc biệt là ăn sống, uống sống

Cùng với sự tiến bộ của xã hội, nghệ thuật ẩm thực cũng phát triển theo hướng đa dạng và phong phú hơn Trước đây, món ăn chủ yếu chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu no bụng. Tuy nhiên, hiện nay, con người không chỉ quan tâm đến việc ăn để no mà còn chú trọng đến tính thẩm mỹ của món ăn Họ thưởng thức món ăn bằng mắt, bằng mũi và tất cả các giác quan Vì vậy, các món ăn và đồ uống ngày càng được trình bày một cách tinh tế và cầu kỳ hơn Nấu ăn và thưởng thức món ăn đã trở thành một nghệ thuật, trong đó ẩm thực không chỉ là biểu hiện của văn hóa vật chất mà còn chứa đựng văn hóa tinh thần.

Theo nghĩa rộng, "văn hóa ẩm thực" là một phần của văn hóa tổng thể, bao gồm các đặc điểm về vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm Nó khắc họa những nét đặc trưng của một cộng đồng, tạo nên bản sắc riêng cho gia đình, làng xóm, vùng miền và quốc gia Văn hóa ẩm thực ảnh hưởng đến cách ứng xử và giao tiếp của cộng đồng, tạo nên đặc thù riêng của mỗi cộng đồng Trên phương diện văn hóa tinh thần, văn hóa ẩm thực bao gồm cách ứng xử trong ăn uống, nghệ thuật chế biến thức ăn và các ý nghĩa tâm linh biểu tượng trong món ăn Qua việc ăn uống, ta có thể hiểu rõ hơn về cách con người đối đãi với nhau.

Theo nghĩa hẹp, "văn hóa ẩm thực" bao gồm các tập quán và khẩu vị, những ứng xử trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ và phương thức chế biến, bày biện món ăn. Hiểu và sử dụng các món ăn sao cho có lợi nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ, luôn là mục tiêu hướng tới của mỗi con người.

1.2.2 Phân loại văn hóa ẩm thực

Nền văn hóa ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, có thể được phân loại theo nhiều loại khác nhau.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam được chia thành ba vùng chính, từng nơi sẽ có những đặc trưng riêng về hương vị cũng như cách chế biến

Miền Bắc: Nổi bật với hương vị thanh đạm, ít cay nồng, không quá ngọt cũng không quá béo Trong đó có thể kể đến như phở, bún chả, bún thang, chả cá Lã Vọng.

Miền Trung: Đặc trưng của miền Trung chính là hương vị đậm đà, cay nồng, và sử dụng nhiều gia vị Các món ăn nổi tiếng gồm bún bò Huế, bánh xèo,mì Quảng, cơm hến cùng với vô vàng các món ăn đặc sắc khác.

Miền Nam: Nhắc đến miền Nam phải nhắc ngay đến vị ngọt bởi do ảnh hưởng của việc sử dụng nhiều đường và nước cốt dừa Ẩm thực miền Nam đa dạng với các món lẩu mắm, cá kho tộ, bánh tráng, gỏi cuốn.

Theo loại hình ẩm thực Ẩm thực cung đình: Đó là các món ăn dành cho vua, quý tộc thời xưa, được chế biến cầu kỳ, tinh tế, với sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu cao cấp và cách trang trí tinh xảo chẳng hạn như: nem công, chả phượng, cơm vua. Ẩm thực chay:Các món ăn chỉ sử dụng nguyên liệu từ thực vật, thường xuất hiện trong các ngày lễ, tết hay đối với người theo đạo Phật Ví dụ:các món ăn được từ đậu phụ, bún chay, cơm chay, bánh xèo chay. Ẩm thực dân gian: đơn giản nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng thì chính là các món ăn dân dã thường ngày Ví dụ: cơm tấm, phở, bún riêu, bánh cuốn.

Theo phong cách chế biến

Món nước: Các mòn ăn đi kèm với nước dùng như:nui, hủ tiếu,

Món khô: Các món không có nước dùng như bánh mì,xôi,

Món gỏi:Các món gỏi (salad) thường dùng nguyên liệu tươi sống, trộn cùng các loại rau củ và nước mắm chua ngọt nổi bật là:gỏi cuốn, gỏi tôm thịt, gỏi ngó sen.

Theo đặc điểm địa lý và môi trường sống Ẩm thực biển:Các món ăn chế biến từ hải sản, phổ biến ở các vùng ven biển như;hải sản nướng, lẩu hải sản, gỏi cá, các món ốc luộc ăn kèm nước chấm. Ẩm thực đồng bằng:Các món ăn sử dụng nguyên liệu từ ruộng đồng, sông nước như cá lóc nướng, rau luộc, gà xé khoai. Ẩm thực miền núi:Đặc trưng với các món ăn từ động vật rừng, các loại rau rừng, thảo mộc Ví dụ: thịt gác bếp, lợn cắp nách, xôi ngũ sắc,miến dong.

Văn hóa ẩm thực Việt Nam không chỉ là sự kết hợp của các nguyên liệu, phương pháp chế biến mà còn phản ánh sâu sắc văn hóa, tập quán và lối sống của người dân ở từng vùng miền.

1.2.3 Một số đặc điểm của văn hóa ẩm thực

1.2.3.1 Tính cộng đồng Ẩm thực Việt Nam mang đậm nét văn hóa truyền thống, thường được phục vụ trên những chiếc chiếu và mâm cơm tròn, nơi mọi người cùng nhau chia sẻ bữa ăn từ một nồi chung Không giống như ẩm thực Âu Mỹ, không có sự chia nhỏ hay sắp xếp cố định, mỗi bữa ăn Việt Nam đều mang tính cộng đồng cao Khi có thêm khách, chỉ cần thêm bát, đũa, và mọi người đều sẵn sàng nhường nhau để chia sẻ thức ăn Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, sự tôn trọng thứ tự trên dưới rất quan trọng Người nhỏ chờ người lớn, nhưng đồng thời người lớn cũng có thể nhường người nhỏ Con cái thường mời ông bà, cha mẹ dùng trước, nhưng thường thì ông bà, cha mẹ lại chủ động lấy thức ăn cho con cháu Câu "Ăn coi nồi, ngồi coi hướng" thể hiện tinh thần cộng đồng và tôn trọng lẫn nhau "Ăn coi nồi" nghĩa là xem xét nồi cơm có đủ cho mọi người hay không, nhằm đảm bảo không ai phải thiếu phần và thức ăn được phân chia đều "Ngồi coi hướng" nhắc nhở về tầm quan trọng của việc tuân theo quy luật cộng đồng, kính trên nhường dưới, chủ nhường khách, khách nhường chủ Điều này được thể hiện qua cách sử dụng bát đũa, nồi và mâm chung, tạo nên một không gian ấm cúng và gắn kết.

Người Việt Nam phân biệt thức ăn theo 5 mức âm dương tương ứng với ngũ hành: Hàn (lạnh, âm nhiều, thuộc Thủy), Nhiệt (nóng, dương nhiều, thuộc Hỏa), Ôn (ấm, dương ít, thuộc Mộc), Lương (mát, âm ít, thuộc Kim), và Bình (trung tính, thuộc Thổ). Truyền thống ẩm thực Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt quy luật âm dương bù trừ và chuyển hóa trong chế biến món ăn Điều này được thể hiện qua những món ăn dân gian đơn giản nhưng sâu sắc về nguyên lý âm dương, chẳng hạn như canh chua (Âm) ăn với cá kho tộ (Dương), cá trê (Âm) nướng (Dương) và nước mắm gừng (Dương), hay trứng vịt lộn (Âm) ăn kèm rau răm và muối tiêu (Dương) để tránh khó tiêu

Người Việt cũng biết làm giảm tính Âm của thực phẩm bằng cách thêm các gia vị có tính Dương, như nước dừa (Âm) được thêm muối (Dương) để tránh gây hại, hoặc dưa hấu (Âm) được chấm muối Gia vị không chỉ kích thích vị giác, tạo mùi thơm mà còn giúp bảo quản thực phẩm và điều hòa âm dương, hàn nhiệt Gừng (Nhiệt, dương) thường được dùng với thực phẩm có tính hàn (âm) như bí đao, rau cải, cá, thịt vịt Ớt(Nhiệt, dương) được dùng với hải sản (âm) để giảm mùi tanh Âm dương tuy tưởng như tương khắc nhưng khi biết cách sử dụng lại trở nên tương sinh, hỗ trợ lẫn nhau Ví dụ, khi đun chè đậu xanh hay đậu đen (Âm), thêm chút muối (Dương) sẽ làm ngọt chè hơn Các đầu bếp Việt Nam khéo léo kết hợp nguyên liệu để cân bằng âm dương, tạo ra những món ăn thơm ngon, dễ tiêu hóa và hấp dẫn.

Lương thực chủ yếu của người Việt Nam là lúa gạo, nhưng khi mất mùa, số lượng thóc nhiều, lúa kém chất lượng, người Việt Nam cố gắng trồng các loại cây trồng khác để hỗ trợ Ngô, khoai, sắn không phải là cây trồng truyền thống của người Việt Nam, chúng có nguồn gốc tận Nam và Trung Mỹ, nhưng chúng được chấp nhận và sử dụng dễ dàng trong cuộc sống của người dân Việt Nam Cơm gạo thiếu thì sẵn sàng ăn độn ngô, độn khoai, độn sắn Để dễ dàng chế biến món ăn, người Việt Nam luôn tạo cho mình thói quen ăn uống độc đáo không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác: nghiền ngô để làm bánh hoặc bánh gạo và làm nước sốt ngô Cầu kỳ và độc đáo nhất có lẽ là món xôi dùng để đãi các quan chức thành phố vào bữa tối Người Việt Nam đã làm ra nhiều loại bánh độc đáo từ củ sắn Nhiều loại bánh nổi tiếng ở cố đô Huế được làm bằng bột sắn Bột sắn dây là một loại bột mì tinh chế phức hợp nguyên chất từ miền Trung Việt Nam Bánh đa, xôi, cháo loãng là những thứ cần thiết cho ngày rằm tháng bảy “Xá tội vong nhân” Những linh hồn sống có xu hướng lang thang trong âm phủ, và món ăn tuy đơn giản nhưng cách đối xử ở các cửa ô cổ Hà Nội cũng cầu kỳ không kém

Văn hóa ẩm thực phục vụ cho du lịch

1.3.1 Sơ lược về văn hóa ẩm thực trong du lịch Ẩm thực trong du lịch không chỉ đơn giản là việc thưởng thức các món ăn đặc trưng của địa phương mà còn là một cánh cửa mở ra với văn hóa và con người của đất nước mình đến thăm Việc trải nghiệm và học hỏi về cách chế biến các món ăn, thăm các chợ địa phương hay tham gia vào các lớp học nấu ăn địa phương đem đến cho du khách những trải nghiệm sâu sắc và gần gũi hơn với cộng đồng địa phương. Đặc biệt, ẩm thực còn là một công cụ quan trọng để quảng bá văn hóa và du lịch địa phương ra thế giới Những hình ảnh và câu chuyện về các món ăn đặc sản được chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội giúp thu hút sự quan tâm của nhiều du khách, từ đó đưa đến một lượng lớn khách du lịch đến tham quan và khám phá.

1.3.2 Những tiêu chuẩn của văn hóa ẩm thực phục vụ cho du lịch

Những tiêu chuẩn ẩm thực phục vụ du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và trải nghiệm tốt nhất cho du khách Đây là một số tiêu chuẩn quan trọng trong ẩm thực du lịch:

Chất lượng và An toàn thực phẩm: Các món ăn phải đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, từ quy trình chế biến đến bảo quản và phục vụ Điều này bao gồm sử dụng nguyên liệu tươi, không bị nhiễm độc và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Đa dạng và đặc trưng văn hóa: Đa dạng và đặc trưng văn hóa trong ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong việc mang đến trải nghiệm độc đáo cho du khách khi du lịch. Mỗi món ăn không chỉ đơn thuần là một bữa ăn mà còn là một phần của di sản văn hóa đặc biệt của địa phương.

Môi trường và không gian trong việc phục vụ ẩm thực đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm của du khách Để đảm bảo một trải nghiệm tốt nhất, không gian nơi phục vụ cần được thiết kế và bố trí sao cho thoải mái và sạch sẽ, phù hợp với bản sắc văn hóa địa phương.

Tính bền vững và cộng đồng: Việc hướng đến phát triển bền vững và hỗ trợ cộng đồng là một phần quan trọng của tiêu chuẩn ẩm thực trong du lịch hiện đại Bằng cách thực hiện các tiêu chuẩn này, các doanh nghiệp không chỉ tăng cường khả năng cạnh tranh mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của địa phương và bảo vệ môi trườngGiá cả hợp lý Giá cả của các món ăn và dịch vụ phải được thiết lập hợp lý và minh bạch, phù hợp với chất lượng và trải nghiệm mà du khách nhận được.

Các tiêu chuẩn này cùng nhau đảm bảo rằng du khách có được một trải nghiệm ẩm thực tốt nhất an toàn và đáng nhớ khi đi du lịch khám phá văn hóa của các địa phương trên thế giới.

1.3.3Vai trò của văn hóa ẩm thực trong việc phục vụ cho du lịch

Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch Việt Nam đã từng bước khẳng định vị thế quan trọng trong nền kinh tế đất nước Điều này rõ ràng khi so sánh con số lượng khách du lịch quốc tế vào năm 1990 chỉ đạt khoảng 250,000 lượt, so với con số

18 triệu lượt vào năm 2019 Đồng thời, lượng khách nội địa cũng tăng mạnh, đạt 85 triệu lượt vào cùng thời điểm Sự gia tăng này không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các địa phương trong việc cải thiện hạ tầng du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút và duy trì lượng khách du lịch đáng kể.

Trong quá trình phát triển, ngành du lịch Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều thử thách như suy thoái kinh tế toàn cầu, chiến tranh và dịch bệnh Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn không ngừng mở rộng thị trường, đồng thời hệ thống dịch vụ ẩm thực cũng ngày càng phát triển, cung cấp các món ăn và đồ uống đa dạng cho du khách.

Tổng cục Du lịch xác định rằng ẩm thực đóng vai trò quan trọng, không chỉ góp phần tạo nên chất lượng và thương hiệu du lịch để thu hút khách du lịch mà còn giúp tăng doanh thu và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Học giả Maslow đã chỉ ra rằng nhu cầu về ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản nhất của con người Chỉ khi được đáp ứng đầy đủ nhu cầu này, con người mới quan tâm đến những nhu cầu cao hơn như nhu cầu tình yêu, nhu cầu tự thể hiện, hay nhu cầu tự thực hiện Trong ngành du lịch, dịch vụ ẩm thực không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh lý mà còn là yếu tố quan trọng để tạo sự hấp dẫn và định hướng điểm đến du lịch. Điều này cũng giúp thúc đẩy sự phát triển của du lịch địa phương, kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng mức chi tiêu trung bình, góp phần vào phát triển kinh tế địa phương.Việc phát triển dịch vụ ẩm thực không chỉ là một xu hướng mà còn là một chiến lược quan trọng để thúc đẩy du lịch Việt Nam tiến xa hơn trên thị trường quốc tế Đối với ngành du lịch, dịch vụ ăn uống không chỉ là một yếu tố cấu thành mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công và hấp dẫn của một điểm đến du lịch Đôi khi, dịch vụ ăn uống thậm chí là động lực chính để du khách lựa chọn đích đến của họ.Tại các trung tâm du lịch, vai trò của dịch vụ ẩm thực ngày càng được coi trọng Những địa điểm nào có dịch vụ ăn uống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương và chất lượng cao, thường tạo được ấn tượng sâu sắc đối với du khách Điều này giúp xây dựng niềm tin và thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực của du khách, đồng thời thu hút thêm lượng khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu bình quân của du khách Điều này lại dẫn đến tăng doanh thu du lịch và góp phần vào nguồn thu cho địa phương.Ngoài ra, dịch vụ ăn uống còn có khả năng thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân địa phương, nâng cao đời sống kinh tế và thay đổi văn hóa tiêu dùng Sự phát triển của nền kinh tế và các điều kiện thuận lợi đã làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ ăn uống, từ đó dịch vụ này ngày càng trở nên tinh tế hơn.

Ngoài các nhà hàng, Việt Nam cũng nổi tiếng với ẩm thực đường phố đa dạng và hấp dẫn, được giới thiệu rộng rãi trên các nền tảng ẩm thực và các kênh thông tin quốc tế. Các chương trình ẩm thực đặc trưng như liên hoan ẩm thực, lễ hội trái cây, lễ hội trà, cà phê, rượu vang được tổ chức hằng năm thu hút sự quan tâm của du khách và giới truyền thông quốc tế.Năm 2018, Việt Nam đã được vinh danh với 23 khu ẩm thực đường phố đặc sắc nhất thế giới, gồm các món như phở, bánh mỳ, cơm sườn, bánh tôm, bánh xèo Đặc biệt, vào năm 2016, món bánh xèo của Việt Nam đã được yêu thích và lọt vào top những món ăn được yêu thích tại Đại hội ẩm thực đường phố thế giới.Sự giao thoa văn hóa và sự thuận tiện trong giao thông vận chuyển đã giúp các địa danh du lịch ở Việt Nam trở thành điểm hội tụ ẩm thực của nhiều vùng miền trong nước và quốc tế Điều này không chỉ khai thác tinh hoa văn hóa địa phương mà còn tạo ra nhiều sáng tạo mới trong lĩnh vực ẩm thực, từ đó thúc đẩy du lịch và nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới Trong quá trình hội nhập quốc tế, ẩm thực Việt Nam đã tiếp nhận và phát triển nhiều yếu tố đa dạng từ các nền văn hóa ẩm thực trên thế giới Các nhà hàng châu Âu như Ý, Pháp và các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đã mở rộng hoạt động tại các thành phố lớn như

TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và các khu du lịch, với sự tham gia của đầu bếp và quản lý người nước ngoài Sự xuất hiện của các tập đoàn quản lý hàng đầu thế giới và các thương hiệu như Pizza, KFC, Lotteria, Jollibee cũng đã đóng góp không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng và đa dạng của dịch vụ ẩm thực tại Việt Nam, phục vụ nhu cầu của du khách trong và ngoài nước với nhiều lựa chọn khác nhau.

Khách hàng có thể tận hưởng sự phong phú của các món ăn từ khắp nơi trên thế giới tại cùng một địa điểm ở Việt Nam, từ sushi Nhật Bản, thịt bò Kobe của Nhật Bản, cá hồi Na Uy, trứng cá Nga, rượu vang Pháp, nho Ý, táo Mỹ, đến những món ăn đặc trưng của Việt Nam như phở, nem, gỏi cuốn, tôm hùm, trà xanh và rất nhiều món ăn dân dã như bánh đúc, tào phớ, bún, nước vối miền Bắc, bánh lọc, chè miền Trung, gỏi, mắm, lẩu, sinh tố miền Nam Đặc biệt, các đầu bếp danh tiếng như Didier Courlou đã kết hợp các nguyên liệu và phương pháp nấu nướng của Pháp và Việt Nam để sáng tạo ra nhiều món ăn mới như kem ớt, bánh trưng nhân tôm, gỏi đu đủ ô liu, được thực khách đánh giá cao.Ngoài ra, các nhà hàng cũng đã xây dựng các thực đơn riêng cho những khách hàng có chế độ ăn đặc biệt như ăn chay, đạo Hồi, đạo Hindu, và mở rộng dịch vụ với các bếp bánh Âu để phục vụ khách hàng châu Âu và châu Mỹ Điều này thể hiện sự phát triển và sự thích nghi linh hoạt của ngành ẩm thực Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển quốc tế Ẩm thực đã trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động quảng bá du lịch của Việt Nam Tổng cục Du lịch đã thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền và quảng bá về ẩm thực Việt Nam tại các thị trường quốc tế như Nhật Bản, Pháp, Úc, Đông Nam Á và Đài Loan Những nỗ lực này không chỉ giới thiệu về các món ăn đặc trưng và phong cách ẩm thực của Việt Nam mà còn thúc đẩy nhu cầu du lịch thông qua trải nghiệm văn hóa ẩm thực.

Văn hóa ẩm thực không chỉ là một yếu tố hỗ trợ mà đã trở thành mục đích chính của nhiều chuyến du lịch Việc tổ chức các tour du lịch ẩm thực giúp du khách có cơ hội trải nghiệm và khám phá những hương vị truyền thống đặc sắc tại các điểm đến du lịch, từ đó tăng thêm sự hấp dẫn và độc đáo cho trải nghiệm du lịch của họ. Để có được hiệu quả văn hóa ẩm thực trong hoạt động quảng bá du lịch, cần có sự cải tiến và điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu và đáp ứng hiệu quả hơn trong hoạt động xúc tiến du lịch Điều này có thể bao gồm việc tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm như làm đồ thủ công mỹ nghệ, diễn xướng các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, hay tham gia chế biến và thưởng thức các món ăn truyền thống dân tộc. Đây là các hoạt động không chỉ giới thiệu món ăn mà còn giúp du khách hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa địa phương.

THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC TẠI TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ

Giới thiệu sơ lược về du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế

2.1.1 Lịch sử, vị trí địa lý

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở Duyên hải Miền Trung, có trung tâm là Thành phố Huế. Nơi đây cách Hà Nội 660 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.080 km về phía Nam Thừa Thiên Huế gồm các đơn vị hành chính như Thành phố Huế, Thị xã Hương Trà, Thị xã Hương Thủy, cùng với các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông và A Lưới Đông thời giáp tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc, thành phố Đà Nẵng ở phía Nam, Lào ở phía Tây, và Biển Đông ở phía Đông với bờ biển dài khoảng 120 km Với vị trí địa lý nằm giữa Việt Nam, Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế để phát triển du lịch và hợp tác chia sẻ tài nguyên du lịch với các tỉnh lân cận.

Hiện chưa có nguồn thông tin chính thức xác định thời điểm xuất hiện địa danh "Huế" là từ bao giờ, tuy nhiên theo một số tài liệu ghi chép, sau khi vua Thành Thái ra dụ lập thị xã Huế và được Toàn quyền Đông Dương chuẩn y đạo dụ này vào ngày 30-8-1899 thì đến ngày 12-12-1929, thị xã Huế được nâng lên thành thành phố Huế với địa giới hành chính chỉ gồm 9 phường nằm ngoài Kinh thành, từ phường đệ nhất đến phường đệ cửu, và đến năm 1934 được sắp xếp lại thành 11 phường Song, sau Cách mạng Tháng Tám, thị xã Huế đã mở rộng hơn bao gồm cả khu vực nội và ngoại thành, trở thành tỉnh lỵ của Thừa Thiên Năm 1956, dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, Huế được cải cách hành chính và trở thành thành phố (sau đó là thị xã) ngang cấp với tỉnh Thừa Thiên, nhưng tỉnh lỵ Thừa Thiên vẫn đặt tại Huế Mãi đến năm 1989, Thừa Thiên tách ra khỏi tỉnh Bình Trị Thiên và Huế chính thức trở thành thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên Huế với hơn 18 phường 5 xã và hiện nay là 24 phường, 3 xã

Dù là Thủ phủ, Đô thành, Kinh đô, Thị xã hay Thành phố, Huế vẫn luôn giữ vai trò là trung tâm quan trọng của đất nước Việt Nam trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến du lịch Ngày nay, Huế còn được gọi với nhiều tên khác nhau như thành phố Anh hùng, thành phố có hai Di sản Thế giới, thành phố Trung tâm văn hóa du lịch, thành phố Festival và là một trong những đô thị cấp quốc gia Ngoài ra, Huế còn là cái nôi của văn hóa ẩm thực miền Trung Với bề dày lịch sử đã từng ba lần là kinh đô cả nước, những nét đẹp ẩm thực của ba miền đều hội tụ và thể hiện rõ trong ẩm thực xứ Huế.

Thừa Thiên Huế là một trong số ít địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao nhất cả về tự nhiên lẫn văn hóa.

2.1.2.1Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch biển: Cảnh Dương; Thuận An; Lăng Cô; bãi Cả; bãi Chuối (Lăng

Cô); Đông Dương, Hàm Rồng (huyện Phú Lộc); Quảng Ngạn (Quảng Điền); PhongHải - Điền Lộc (Phong Điền), Vinh Thanh – Tư Hiền, Ngũ Điền, đảo Sơn Chà…

Các danh lam thắng cảnh: đèo Hải Vân; núi Ngự Bình; Đồi Vọng Cảnh; đồi Thiên An và hồ Thuỷ Tiên; núi Ngọc Trản; núi Thiên Thai…

Các nguồn nước khoáng tự nhiên: nguồn Thanh Tân; nguồn Hương Bình; nguồn A Roàng; nguồn Pahy; Mỹ An; nguồn Thanh Phước và nguồn Tân Mỹ.

Các điểm du lịch sinh thái như: Vườn Quốc gia Bạch Mã; thác Phướn; thác Mơ; thác

Trượt; thác Kazan, Khu bảo tồn tự nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước tràm chim Bắc Biên (Quảng Điền), các điểm du lịch sinh thái khu vực Nam Đông,…

Các điểm du lịch sông nước, đầm phá, sinh thái hồ như: Sông Hương; Phá Tam

Giang; Hồ Truồi; đầm Lập An; đầm Cầu Hai; đầm Thủy Tú,

Những địa danh này không chỉ mang lại cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch sinh thái như thuyền kayak, ngắm cảnh, câu cá, và khám phá đời sống sinh vật dưới nước.

2.1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Thừa Thiên Huế, kinh đô của triều đại cuối cùng của Việt Nam, là vùng đất có rất nhiều di tích lịch sử và văn hóa tiêu biểu Nổi bật nhất là quần thể di tích cố đô Huế với hệ thống lăng tẩm, cung điện, các công trình kiến trúc tôn giáo và dân dụng. Những công trình này thể hiện sự kế thừa, phát huy, đan xen giữa nghệ thuật Champa, Việt, Trung Hoa và phương Tây, tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với du khách Quần thể di tích này đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Ngoài ra, Huế còn có nhiều di sản phi vật thể quan trọng như Nhã nhạc – âm nhạc cung đình Huế, và các di sản tư liệu thế giới như Mộc bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, và Châu bản Triều Nguyễn Bên cạnh quần thể di tích cố đô Huế, Thừa Thiên Huế còn có 34 di tích đã được nhà nước xếp hạng, bao gồm khu di tích kiến trúc triều Nguyễn, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu địa đạo huyện Phú Lộc, khu vực A Lưới với đường mòn Hồ Chí Minh, nhà vườn Huế và làng cổ Phước Tích, Chùa Thiên Mụ, Dòng chúa Cứu Thế, và Nhà thờ Phủ Cam với kiến trúc giao hòa giữa kiến trúc Việt Nam và La Mã Những di tích và danh thắng này không chỉ phản ánh bề dày lịch sử và văn hóa của Thừa Thiên Huế mà còn là những điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Như nhiều miền quê khác trên dải đất Việt Nam, Thừa Thiên Huế có vô số lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng của cuộc sống Tuy nhiên, lễ hội ở đây mang những nét đặc trưng riêng của vùng ven biển Nổi bật trong số đó là lễ hội Cầu Ngư, tương tự như lễ hội cầu mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp, và lễ hội Điện Hòn Chén, tế lễ thánh mẫu Ponaga, diễn ra vào dịp thanh minh trong các ngày 2 tháng 3 và từ ngày 1 đến 15 tháng 7 âm lịch Các lễ hộiPhật giáo như lễ hội Phật Đản (15/4), Vu Lan (15/7), và lễ cúng đất vào mùa Xuân(tháng 2 âm lịch) và mùa Thu (tháng 8 âm lịch) để tưởng nhớ người Chiêm Thành cũng được tổ chức long trọng Ngoài ra, các hoạt động truyền thống như vật làng Sình và đua ghe trên sông Hương thu hút đông đảo người tham gia Đặc biệt, Huế còn nổi tiếng với các lễ hội cung đình như lễ tế Đàn Nam Giao, lễ đại triều, và lễ đăng quang, tạo nên một bức tranh lễ hội phong phú và đa dạng, thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và du khách gần xa.

Khi đến với Huế, vùng đất của di sản và văn hóa, du khách không thể bỏ qua một loại hình âm nhạc độc đáo, thấm đẫm tinh hoa văn hóa nơi đây Nhã nhạc, với âm hưởng rộn ràng, sâu lắng, uyển chuyển, và đầy trang trọng, là một biểu tượng âm nhạc thanh cao và tao nhã của vùng đất cố đô Loại hình âm nhạc này từng được tổ chức trong các dịp lễ trọng đại của triều đình phong kiến, đặc biệt là dưới triều Nguyễn (1802- 1945).Phát triển rực rỡ trong suốt thời kỳ nhà Nguyễn, Nhã nhạc không chỉ là âm nhạc cung đình mà còn mang tính thiêng liêng, thường xuất hiện trong các nghi lễ cúng tế thần linh và tổ tiên Nhã nhạc đã trở thành một phần không thể thiếu của triều đại này, là một minh chứng cho sự phong phú và đa dạng về đề tài, thể loại và số lượng của nghệ thuật âm nhạc thời kỳ đó.Ngày nay, Nhã nhạc Huế vẫn giữ vững vị trí của mình trong lòng du khách khi đến tham quan cố đô Nghe Nhã nhạc trong không gian trầm mặc của Đại Nội Huế, giữa ánh sáng mờ ảo và những giai điệu cổ xưa, người nghe như được sống lại những thời khắc của quá khứ, thả hồn vào những suy tưởng về triều đại nhà Nguyễn – triều đại đã kế thừa và phát triển rực rỡ truyền thống âm nhạc cung đình của các triều đại trước đó.

Bên cạnh đó, Ca nhạc Huế mang đến một sự thể hiện đa dạng và phong phú qua nhiều thể loại Người ta có thể cảm nhận được vẻ uy nghi, trang trọng của nhạc cung đình với các loại hình như giao nhạc, yến nhạc, tế nhạc, cùng với những giai điệu ca Huế và ca Huế trên sông Hương Đồng thời, nét bình dị và sâu lắng của dân gian cũng được thể hiện qua các làn điệu dân ca Dân ca Huế mang những đặc trưng riêng biệt, trữ tình, ngọt ngào, dịu dàng và lắng đọng, tươi vui mà vẫn giữ được sự thanh tao, u buồn nhưng không bi lụy Tiêu biểu là các điệu hò như hò mái đẩy, mái nhì, hò nện, hò giã gạo, giã vôi, giã điệp, cùng với các điệu lý như lý Con Sáo, lý Hoài Xuân, lý Hoài Nam, lý Tình Tang, mỗi khi nghe thoáng qua đã gợi nhớ ngay đến vùng đất Huế. Ẩm thực Huế

Huế, vùng đất thơ mộng không chỉ nổi tiếng với sông Hương, núi Ngự, hay những lăng tẩm và đền đài cổ kính, mà còn được biết đến với nền ẩm thực độc đáo, thể hiện sự tinh tế và khéo léo của con người nơi đây Khi nhắc đến ẩm thực Huế, nhiều du khách không khỏi mong muốn được thưởng thức các món ăn nơi này nhiều lần, bởi mỗi món ăn đều mang đậm màu sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất cố đô.Ẩm thực Huế nổi bật với hương vị rõ ràng và đậm đà Đối với người Huế, món ăn không chỉ đơn thuần là nhu cầu sinh học mà còn là một triết lý sống, chứa đựng đầy đủ các vị mặn, ngọt, béo, bùi, chua, chát, đắng, cay, nhưng mỗi vị đều rõ nét và hài hòa Có thể nói, người Huế tiếp cận ẩm thực không chỉ bằng vị giác mà còn bằng cả khứu giác, thị giác và thậm chí là thính giác, biến mỗi bữa ăn thành một trải nghiệm thưởng thức tinh tế và đầy đủ mọi giác quan. Ẩm thực Huế là một di sản văn hóa quý giá, kết tinh từ sự sáng tạo qua nhiều thế hệ, với hơn 1.700 món ăn phong phú, trải dài từ cung đình đến dân gian Sự giao thoa của nhiều vùng miền đã tạo nên một nền ẩm thực đặc sắc, mang đậm bản sắc của xứ Huế, đồng thời lan tỏa nét đẹp văn hóa của các miền khác Khi đến Huế, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức ba loại hình ẩm thực đặc trưng: ẩm thực cung đình, ẩm thực dân gian và ẩm thực chay.

Huế từng là trung tâm của Đàng Trong thời chúa Nguyễn và sau đó là kinh đô phồn hoa của triều Nguyễn trong gần một thế kỷ rưỡi Nơi đây không chỉ quy tụ triều đình mà còn là điểm hội tụ của tầng lớp quý tộc, thượng lưu, và trí thức Sự hiện diện của các tao nhân mặc khách đã đòi hỏi nghệ thuật ẩm thực Huế phải tinh tế, phong phú và cầu kỳ, đặc biệt là những món ăn cung đình được chế biến dành riêng cho chốn vương phủ.Mặc dù không còn giữ vị trí là trung tâm kinh tế-chính trị của đất nước, Huế vẫn duy trì những giá trị văn hóa truyền thống của một triều đại vàng son Ẩm thực Huế góp phần quan trọng vào việc hình thành nét văn hóa và phong cách sống của con người nơi đây Huế là vùng đất khai phá muộn, với dân cư chủ yếu là người tứ xứ theo chúa Nguyễn vào lập nghiệp, tạo nên sự phong phú và đa dạng cho ẩm thực địa phương Món ăn Huế vừa có sự sang trọng của cung đình, vừa mang nét mộc mạc của dân gian, nhưng nhờ bàn tay khéo léo và cách nêm nấu tinh tế, chúng đều trở thành những món ăn đầy thi vị.

Triều Nguyễn đã quy định rõ ràng về ẩm thực trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, với các loại tiệc cung đình được phân chia theo thứ bậc: từ mâm tiệc với 50 món đến những bữa tiệc lớn với 1080 bát đĩa quý Dù ngày nay không còn phục vụ các món

“Ngự thiện” như nem công, chả phượng, hay gan nai, người nội trợ Huế vẫn có thể nấu tới 300 món ăn độc đáo từ các đặc sản bốn mùa của địa phương, vừa dân dã lại vừa sang trọng, giữ trọn tinh hoa ẩm thực của vùng đất cố đô.

Làng nghề và các sản phẩm thủ công truyền thống

Làng nghề và sản phẩm truyền thống là một trong những điểm mạnh của người dân Thừa Thiên Huế, với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đa dạng và phong phú, phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn xưa kia và những người yêu thích Huế ngày nay Những địa điểm này cũng thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm nét văn hóa đặc trưng của cố đô Hiện nay, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng đang được bảo tồn và phát triển tại Thừa Thiên Huế, bao gồm Làng Đúc Đồng ở Phường Đúc, Làng hoa giấy Thanh Tiên ở Phú Mậu, Làng tre nứa Bao La ở Quảng Điền, Làng gốm Phước Tích ở Phong Điền, Làng trầm hương ở Thủy Xuân, Làng sơn son Tiên Nộm ở Phú Cát, nghề kim hoàn ở Kế Môn, nghề dệt tơ ở Phú Cam, nghề chạm khắc gỗ ở Mỹ Xuyên, cùng nghề làm nón lá, thêu và dệt áo dài Những làng nghề này không chỉ giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống mà còn tạo ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Huế và thu hút sự quan tâm của du khách.

2.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch

Khái quát ẩm thực Thừa Thiên – Huế

2.2.1 Khái quát ẩm thực Thừa Thiên – Huế Ẩm thực Huế là một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, phản ánh sự phong phú và đa dạng của các phong cách, nguyên lý chế biến, trang trí món ăn, cũng như các thói quen ăn uống của người dân Huế Qua thời gian, ẩm thực Huế đã tiếp nhận và chắt lọc ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau, từ những ảnh hưởng của triều đại phong kiến đến các đặc điểm riêng biệt của vùng đất Cố đô Điều này đã tạo nên một bản sắc độc đáo, khiến ẩm thực Huế không chỉ là biểu hiện của sự tinh tế trong ẩm thực Việt Nam mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa Huế nói riêng và Việt Nam nói chung Với những món ăn đặc trưng như bún bò Huế, cơm hến, bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, và các món ăn cung đình tinh tế, ẩm thực Huế không chỉ thu hút du khách bởi hương vị độc đáo mà còn bởi câu chuyện lịch sử và văn hóa phong phú ẩn chứa trong từng món ăn.

2.2.2 Vai trò của ẩm thực Thừa Thiên – Huế Ẩm thực Huế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, không chỉ là một yếu tố văn hóa đặc sắc mà còn là một cách tiếp cận để khám phá bản sắc lịch sử và địa lý của vùng đất cố đô Huế nổi tiếng với nền ẩm thực cung đình độc đáo, mang đậm phong cách tinh tế, tỉ mỉ, thể hiện qua từng món ăn, từ cách chế biến cho đến cách bày trí Những món ăn Huế không chỉ đơn thuần là ẩm thực, mà còn là nghệ thuật, phản ánh sự cầu kỳ trong từng chi tiết, từ việc lựa chọn nguyên liệu thượng hạng cho đến cách hài hòa giữa các yếu tố âm dương, ngũ hành trong chế biến.

Du lịch ẩm thực Huế không chỉ dừng lại ở việc thưởng thức các món ăn ngon tại nhà hàng, mà còn là một hành trình khám phá văn hóa thông qua các trải nghiệm độc đáo.

Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như tự tay chế biến các món ăn truyền thống hay tham quan và tìm hiểu các làng nghề nổi tiếng tại địa phương Điều này không chỉ giúp du khách cảm nhận sâu sắc hơn về văn hóa Huế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất này.

Việc phát triển du lịch ẩm thực tại Huế còn mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho cộng đồng địa phương Những nhà hàng, quán ăn, làng nghề không chỉ giới thiệu văn hóa ẩm thực Huế mà còn tạo ra cơ hội tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm đặc trưng của địa phương, từ đó nâng cao giá trị và lợi ích kinh tế cho người dân Đồng thời, du lịch ẩm thực còn là một công cụ mạnh mẽ trong việc xây dựng thương hiệu du lịch Huế, đưa hình ảnh Huế đến gần hơn với du khách quốc tế, thu hút họ quay lại khám phá nhiều lần.

Tóm lại, ẩm thực Huế không chỉ là một phần của du lịch, mà còn là một phần không thể thiếu trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Để phát triển bền vững, việc quảng bá ẩm thực Huế cần được thực hiện một cách đồng bộ và sáng tạo,gắn liền với các chiến lược phát triển du lịch tổng thể, qua đó nâng tầm thương hiệu du lịch Huế trên bản đồ du lịch quốc tế.

Đặc điểm ẩm thực Thừa Thiên – Huế và sự phong phú thể hiện trong ẩm thực21

Huế nằm ở miền Trung Việt Nam là vùng đất nổi tiếng với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa độc đáo Là kinh đô của triều Nguyễn, Huế không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa dân tộc mà còn nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực tinh tế Ẩm thực Huế mang trong mình sự kết hợp hài hòa giữa sự giản dị, mộc mạc của những món ăn dân dã và nét tinh xảo, cầu kỳ của ẩm thực cung đình xưa Sự pha trộn này đã tạo nên những món ăn đặc trưng, thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc và đạt đến mức độ nghệ thuật trong cách chế biến và thưởng thức.

2.3.1 Ẩm thực chay xứ Huế

Cố đô Huế không chỉ nổi tiếng với những lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, và di tích lịch sử mà còn gây ấn tượng với phong cách ẩm thực cung đình thanh tao và truyền thống ăn chay độc đáo Khi đến Huế, du khách sẽ nhận thấy một đặc điểm thú vị của vùng đất này, đó là thói quen ăn chay đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.

Nói về ẩm thực Huế, không thể không nhắc đến sự phong phú và đa dạng của các món chay Huế được biết đến như một thành phố có truyền thống ăn chay lâu đời, với vô số món chay tinh tế, bắt mắt Thói quen này đã tồn tại từ rất lâu và được cả tầng lớp bình dân lẫn quý tộc ủng hộ Thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725), việc ăn chay trở nên phổ biến trong hoàng tộc, với các hoàng thân thường xuyên ăn chay và xây dựng chùa để làm công đức Đặc biệt, tại đàn Nam Giao - Huế, có một khu nhà mang tên

“Trai cung”, nơi vua ăn chay trước khi thực hiện các nghi lễ tế trời Những đầu bếp tại Trai cung là những người tài ba, có khả năng chế biến những món chay tinh xảo, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực.

Hiện nay, Huế là thành phố có số lượng chùa chiền lớn nhất nước với hơn 400 ngôi chùa và 230 niệm Phật đường Mỗi làng ở Huế đều có một ngôi chùa riêng, được gọi là "chùa làng", minh chứng cho tầm quan trọng của Phật giáo và thói quen ăn chay trong đời sống người dân xứ Huế.

Người ta thường nói rằng, dù núi non ở Huế không cao và sông nước không sâu, nhưng lòng người Huế luôn yên bình, tĩnh lặng vì họ biết cách tu dưỡng tâm hồn qua việc ăn chay Thói quen ăn chay đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc của Huế, ngay cả những người không theo đạo Phật hay không thường xuyên đi chùa cũng giữ thói quen này Hầu hết phụ nữ Huế đều có khả năng chế biến các món chay, từ những món đơn giản đến những món chay giả mặn tinh tế Mâm cỗ chay thanh đạm không chỉ thể hiện sự khéo léo trong ẩm thực, mà còn là cách để người Huế bày tỏ sự chân thành và hiếu khách với bạn bè, người thân Đặc biệt, vào những dịp Tết cổ truyền, mâm cỗ chay từng là một phần không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, dù hiện nay truyền thống này đã phần nào phai nhạt, nhưng trong mâm cỗ Tết vẫn thường có vài món chay để giữ gìn nét đẹp văn hóa xưa. Đi dọc những con phố ở Huế, đặc biệt là vào ngày rằm hay mùng một, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp các quán ăn chay mọc lên khắp nơi Các ngôi chùa ở Huế cũng không quên mời khách thập phương thưởng thức cỗ chay thanh tịnh vào những ngày này Thậm chí, ngay cả trong ngày thường, việc tìm kiếm một món chay ở Huế cũng vô cùng dễ dàng, bởi ở bất cứ khu chợ hay quán ăn nào, đều có những món chay được bày bán, từ rau, củ, quả đến đậu phụ, mì căn Đặc biệt, Huế còn nổi tiếng với các món chay giả mặn, như thịt luộc, gà bóp, bánh chưng, bánh tét, bún, phở, tất cả đều được chế biến tinh tế, mang đậm dấu ấn ẩm thực xứ Huế.

Huế không chỉ nổi tiếng với ẩm thực cung đình mà còn với các "phố chay" độc đáo như chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu – nơi chỉ bán món chay vào ngày mùng 1 và ngày rằm Nếu du khách thích trải nghiệm buffet chay, khu vực phía tây Huế là lựa chọn lý tưởng, với những phố chùa như Phan Bội Châu, Điện Biên Phủ, Thuỷ Xuân, nơi có các quán chay đa dạng và giá cả phải chăng, chỉ khoảng 20.000 – 30.000 đồng một món Bên bờ nam sông Hương, du khách cũng dễ dàng tìm thấy các quán chay với những tên gọi thanh nhã như Bồ Đề, Tịnh Tâm, An Lạc Ngoài ra, còn có các quán chay sang trọng phục vụ du khách nước ngoài với nguyên liệu và gia vị nhập từ Đài Loan, Hong Kong, Singapore Thực đơn chay ở Huế rất phong phú, từ những món đơn giản như xì dầu, muối mè, đến các món canh, món xào, bún, phở được chế biến cầu kỳ Nấu món chay ở Huế là cả một nghệ thuật, không chỉ vì sự kết hợp giữa hương vị mà còn ở sự bày biện đẹp mắt, mang đến trải nghiệm ẩm thực thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn. Để chuẩn bị một mâm cỗ chay hoàn hảo, đầu bếp tại Huế phải dành nhiều thời gian và công sức hơn so với việc nấu cỗ mặn Những nguyên liệu giản đơn như tàu hủ, khoai lang, chuối xanh, và mít non được biến hóa tài tình thành các món chay có hình thức và hương vị phong phú, hấp dẫn không kém gì món mặn Món gà từ gốc sả nhồi tàu hủ non, chả quế từ đậu khuôn phết phẩm màu, hay sườn rán từ khoai lang bọc đậu xanh, tất cả đều được chế biến tỉ mỉ đến mức khó phân biệt với món ăn từ thịt cá Thưởng thức ẩm thực chay tại Huế không chỉ là một cách khám phá văn hóa mà còn mang lại trải nghiệm ẩm thực độc đáo, nhẹ nhàng, giúp cơ thể khỏe khoắn và tinh thần thanh tịnh giữa thời đại mà cao lương mỹ vị đã trở nên phổ biến.

2.3.2 Ẩm thực dân dã xứ Huế

Huế, vùng đất cố đô và miền Trung đầy nắng gió, không chỉ nổi tiếng với di sản văn hóa mà còn gây ấn tượng bởi ẩm thực độc đáo Do vị trí địa lý khắc nghiệt, người dân nơi đây đã phát triển một nền ẩm thực tinh tế, với những món ăn thể hiện sự khéo léo và cầu kỳ trong cách chế biến, nhưng lại sử dụng nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm từ thiên nhiên Chính sự sáng tạo này đã mang lại cho ẩm thực Huế hương vị đặc trưng, hấp dẫn, khó cưỡng, phản ánh rõ nét tinh thần bền bỉ và sự tài hoa của người dân xứ Huế trong việc thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Ẩm thực dân dã xứ Huế không chỉ là một phần của đời sống thường nhật mà còn là một di sản văn hóa giàu truyền thống Những món ăn này mang đậm dấu ấn của vùng đất miền Trung khắc nghiệt, thể hiện sự khéo léo, tài hoa và tinh tế của người Huế trong việc tận dụng nguyên liệu tươi ngon và sạch, tạo nên những món ăn đặc sắc và tinh tế Các món ăn thường được chế biến từ các sản phẩm địa phương như rau xanh, thịt, cá và các loại gia vị tự nhiên Sự tinh tế trong việc chọn lựa và xử lý nguyên liệu không chỉ đảm bảo chất lượng và độ tươi mới của món ăn mà còn giúp giữ được hương vị nguyên bản Đặc điểm này thể hiện sự chú trọng đến từng chi tiết trong quá trình chế biến, từ việc lựa chọn nguyên liệu cho đến cách chế biến, tạo nên một phong cách ẩm thực độc đáo và đầy đặn của xứ Huế.

Một số món bánh dân dã nổi tiếng Huế không chỉ nổi bật về hương vị mà còn ở sự tinh tế trong cách chế biến Bánh nậm là một trong những món bánh nổi tiếng, với vỏ bánh mỏng, nhân tôm thịt được bọc trong lá chuối, mang đến vị ngọt thanh của tôm và độ dai vừa phải của bột gạo, thường được thưởng thức với nước mắm chua ngọt Bánh bèo, một loại bánh nhỏ và mềm, được trình bày trên những chiếc đĩa nhỏ, có nhân từ tôm, thịt heo và hành phi, ăn kèm với nước mắm chua ngọt và đậu phộng rang, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa các hương vị Bánh cuốn Huế được làm từ bột gạo, cuốn với nhân thịt heo băm nhỏ và mộc nhĩ, thường được ăn kèm với nước mắm chua ngọt, dưa góp và rau sống, mang đến một trải nghiệm ẩm thực phong phú Bánh đúc, món ăn được chế biến từ bột gạo với các lựa chọn nhân như đậu xanh hoặc thịt băm, thường được pha màu từ lá dứa hoặc lá ngót để tăng thêm sự hấp dẫn về mặt hình thức.Các món này thường được chế biến tỉ mỉ, cầu kỳ với sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần và gia vị, tạo nên hương vị thanh đạm mà sâu sắc, mang lại cảm giác ấm áp và gần gũi. Đặc biệt, cơm hến là món ăn đặc trưng của Huế, kết hợp giữa vị ngọt của hến, vị cay nồng của ớt, vị chát của khế và vị thanh mát của rau sống thêm vào đó là một bát canh hến thanh mát đi kèm Khi thưởng thức, thực khách không nên trộn lẫn bát canh với cơm lại với nhau bởi làm như vậy sẽ làm mất đi dư vị đậm đà trong hến xào đã được tẩm ướp đồng thời làm cho món cơm hến bị tanh hơn Bởi vậy, bạn chỉ nên trộn đều nguyên liệu có trong bát cơm, sau đó ăn kèm với canh là chuẩn vị nhất Món này thể hiện sự sáng tạo của người dân Huế khi biết tận dụng nguồn nguyên liệu từ dòng sông Hương để làm nên món ăn bình dân nhưng lại mang đậm nét văn hóa ẩm thực của vùng đất cố đô.

Bên cạnh đó, Huế còn được mệnh danh là xứ sở của chè với hàng loạt món chè đa dạng và độc đáo Ẩm thực chè Huế bao gồm hơn 50 loại, từ những món chè truyền thống như chè hạt sen, chè nhãn bọc hạt sen đến các món chè biến tấu với nguyên liệu phong phú như chè đậu ngự, chè đậu xanh, chè khoai tía và chè bột bình tinh Chè hạt sen nổi tiếng với hương vị thanh tao, sử dụng hạt sen tươi được chế biến tỉ mỉ và nấu với đường sạch hoặc đường phèn Chè nhãn bọc hạt sen thêm phần hấp dẫn với hương vị ngọt thanh của nhãn lồng kết hợp cùng hạt sen chín bùi Các món chè đậu xanh, như chè đậu xanh hột, chè đậu xanh đánh và chè bông cau, thể hiện sự phong phú trong cách chế biến, từ đậu xanh nguyên hạt đến chè đậu xanh đã đánh nhuyễn Chè đậu đen, chè đậu ván và chè môn cũng góp phần làm phong phú thêm danh sách chè Huế, mỗi món đều có hương vị đặc trưng riêng biệt Ngoài ra, các món chè từ trái cây như chè chuối, chè vải và chè thập cẩm cho phép kết hợp nhiều loại trái cây tươi ngon với nước đường, mang lại hương vị ngọt thanh và sự tươi mới Chè Huế không chỉ là món ăn giải khát mà còn là phần không thể thiếu trong các bữa cơm, bữa tiệc, hay đơn giản là món ăn vặt yêu thích của người dân nơi đây.

Dù chỉ là những món ăn giản dị, nhưng qua cách chế biến và bày trí, ẩm thực dân dã xứ Huế vẫn toát lên vẻ đẹp thanh tao, lịch sự, phản ánh lối sống và tâm hồn con người Huế.

2.3.3 Ẩm thực cung đình Huế Ẩm thực cung đình Huế, với sự tinh tế và sang trọng, là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của cố đô Mỗi món ăn không chỉ là sự kết hợp hoàn hảo của nguyên liệu tươi ngon và quý hiếm mà còn là một tác phẩm nghệ thuật được chăm chút từng chi tiết Sự tinh tế này không chỉ thể hiện trong cách chế biến mà còn trong cách trình bày và phục vụ, với các món ăn được sắp xếp công phu trên đĩa và khay, tạo nên một bàn tiệc hoàng gia đậm chất văn hóa Ẩm thực cung đình Huế phản ánh sự tinh hoa của văn hóa vùng đất này, từ sự lựa chọn nguyên liệu, phương pháp nấu nướng đến cách thưởng thức Các món ăn được phục vụ theo một trình tự nghiêm ngặt, từ món khai vị đến món chính và tráng miệng, cùng với các dụng cụ và hoa văn đặc trưng của cung đình Dù thời gian trôi qua, ẩm thực cung đình Huế vẫn giữ vững vị thế của mình, không chỉ là biểu tượng văn hóa của vùng đất sông Hương núi Ngự mà còn là cầu nối để mọi người khám phá và hiểu rõ hơn về truyền thống văn hóa đặc sắc của cố đô.

Từ thời kỳ mở cõi và khai hoang, ẩm thực Huế đã được hình thành từ ảnh hưởng của các cộng đồng khác nhau Nền tảng của ẩm thực cung đình Huế có sự kế thừa rõ rệt từ ẩm thực miền Bắc, bắt đầu từ thời nhà Lý (1069) và nhà Lê (1306) Đặc biệt, từ năm

1558, khi chúa Nguyễn cùng tùy tùng vào trấn thủ Thuận Hóa, ẩm thực Huế bắt đầu tiếp nhận và biến đổi các phương pháp chế biến món ăn của người phương Nam dưới triều vua Gia Long Đồng thời, ẩm thực cung đình Huế còn được làm phong phú hơn nhờ ảnh hưởng của nền ẩm thực Champa xưa.

Những món ăn tại Huế không chỉ được phát triển từ các nguồn gốc này mà còn được bổ sung bởi các sứ thần sau những chuyến đi sứ, những người mang về những món ăn đặc sắc và lạ miệng Những món ăn đặc biệt và thơm ngon sẽ được vinh danh và thêm vào danh sách ẩm thực cung đình, từ đó truyền tiếp qua các thế hệ Nhờ vào sự tiếp thu và biến tấu này, ẩm thực cung đình Huế ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, phản ánh sự giao thoa văn hóa và sáng tạo trong nền ẩm thực của vùng đất cố đô.

Thực trạng phát triển ẩm thực phục vụ cho du lịch tại tỉnh Thừa Thiên – Huế 28

2.4.1 Thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực cho hoạt động du lịch Huế hiện nay

Thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực cho hoạt động du lịch Huế hiện nay

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nền văn hóa ẩm thực phong phú và đặc sắc bậc nhất Việt Nam, được xem là một di sản văn hóa phi vật thể quan trọng Từ lâu, ẩm thực Huế đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người dân và cũng là điểm nhấn hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước Hiện nay, việc khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ du lịch tại Huế đã có nhiều thành tựu đáng kể, nhưng cũng đối diện với không ít thách thức và hạn chế.

Những thành tựu trong khai thác văn hóa ẩm thực Huế

Sự đa dạng và độc đáo của ẩm thực Huế: Ẩm thực Huế nổi bật với sự đa dạng và độc đáo, phản ánh sâu sắc văn hóa và lối sống của người dân nơi đây Không chỉ dừng lại ở các món ăn cung đình tinh tế, được chế biến cầu kỳ, ẩm thực Huế còn bao gồm những món ăn dân dã, mộc mạc nhưng đầy hương vị Các món ăn như bún bò Huế, bánh bèo, bánh nậm, cơm hến, và chè Huế đã trở thành biểu tượng ẩm thực của vùng đất cố đô Đặc biệt, mỗi món ăn đều mang trong mình triết lý chế biến riêng, chú trọng đến sự hài hòa giữa màu sắc, hương vị và cách bày biện Những món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn chứa đựng cả giá trị văn hóa, lịch sử, và nghệ thuật, làm hài lòng thực khách khó tính nhất Chính sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật và triết lý sống đã tạo nên bản sắc độc đáo, làm cho ẩm thực Huế trở thành một di sản văn hóa phi vật thể quan trọng của Việt Nam.

Phát triển các tour du lịch ẩm thực: Việc phát triển các tour du lịch ẩm thực tại Huế đã và đang trở thành một xu hướng thu hút đông đảo du khách Những tour này không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các món ăn đặc trưng mà còn đưa du khách vào hành trình khám phá văn hóa và lịch sử thông qua ẩm thực Du khách được trải nghiệm trực tiếp quy trình chế biến món ăn tại các quán ăn, nhà hàng nổi tiếng, hoặc thậm chí tại nhà dân, tạo nên sự kết nối gần gũi với người dân địa phương Những món ăn như bún bò, bánh bèo, cơm hến và chè Huế không chỉ là hương vị đặc trưng mà còn chứa đựng những câu chuyện, những giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất cố đô Nhờ vào các tour du lịch ẩm thực, ẩm thực Huế không chỉ là một sản phẩm du lịch mà còn trở thành cầu nối văn hóa, giúp du khách hiểu rõ hơn về con người và cuộc sống nơi đây.Điển hình là tour ẩm thực Huế về đêm bằng xích lô là một trải nghiệm thú vị và độc đáo cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp và ẩm thực của Huế về đêm Đây là một tour ghép, được tổ chức hàng ngày với giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng du khách Tour không chỉ mang lại cơ hội thưởng thức các món ăn dân dã đặc trưng của Huế mà còn cho phép quý khách chiêm ngưỡng khung cảnh phố phường và không khí yên bình của Huế vào buổi tối.

Ngồi trên chiếc xích lô, quý khách sẽ được dạo quanh các con đường cổ kính, khám phá những góc khuất của thành phố mà có lẽ sẽ không nhận ra khi đi bằng phương tiện khác Xuyên qua các con phố nhỏ, dưới ánh đèn lấp lánh, quý khách sẽ cảm nhận được một Huế rất đỗi dịu dàng và lãng mạn Đặc biệt, tour còn mang lại cơ hội để trò chuyện, giao lưu với người dân địa phương, từ đó hiểu thêm về lối sống, văn hóa và con người xứ Huế.

Với sự kết hợp giữa ẩm thực và trải nghiệm văn hóa, tour ẩm thực Huế về đêm bằng xích lô là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn khám phá một khía cạnh khác của Huế, bình dị mà không kém phần cuốn hút.

Lễ hội ẩm thực Huế: Một số lễ hội ẩm thực đã được tổ chức tại Huế nhằm giới thiệu và tôn vinh văn hóa ẩm thực địa phương, như : Festival Huế, lễ hội ẩm thực chay Huế, lễ hội Hương xưa - Làng cổ, Với nhiều hoạt động trình diễn ẩm thực truyền thống. Những sự kiện này không chỉ thu hút du khách mà còn là cơ hội để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực.

Thách thức và hạn chế

Thiếu sự đầu tư bài bản: Mặc dù ẩm thực Huế rất phong phú và đa dạng, nhưng việc khai thác tiềm năng này vẫn chưa được thực hiện một cách bài bản và có chiến lược dài hạn Hiện nay, nhiều hoạt động du lịch ẩm thực tại Huế còn mang tính tự phát, thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan như nhà hàng, đơn vị du lịch, và chính quyền địa phương Điều này dẫn đến việc trải nghiệm của du khách chưa được tối ưu hóa, chưa tạo được ấn tượng mạnh mẽ và khác biệt so với các điểm đến du lịch ẩm thực khác Sự thiếu hụt trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, và xây dựng thương hiệu ẩm thực cũng là những yếu tố khiến cho tiềm năng ẩm thực Huế chưa được khai thác triệt để Để khắc phục, cần có những kế hoạch cụ thể, đồng bộ từ khâu nghiên cứu, phát triển sản phẩm đến quảng bá, nhằm nâng cao giá trị và sức hút của ẩm thực Huế trong mắt du khách trong và ngoài nước.

Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều: Chất lượng dịch vụ ẩm thực tại Huế hiện vẫn còn chưa đồng đều, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách Một số địa điểm phục vụ chưa chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, làm giảm đi sự hài lòng khi thưởng thức các món ăn đặc sản Đặc biệt, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là một yếu tố đáng lo ngại, khi mà một số cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn cần thiết Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe du khách mà còn làm giảm uy tín và sức hút của ẩm thực Huế Để nâng cao chất lượng dịch vụ, cần có sự giám sát chặt chẽ và cải thiện đồng bộ về mặt đào tạo nhân lực, quy trình phục vụ,cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực trên địa bàn.

Thiếu sự quảng bá hiệu quả: Mặc dù ẩm thực Huế đã có tiếng vang trong nước và quốc tế, nhưng công tác quảng bá vẫn chưa đạt được hiệu quả tương xứng với tiềm năng. Việc sử dụng các kênh truyền thông hiện đại như mạng xã hội, website, và các nền tảng số khác để giới thiệu văn hóa ẩm thực Huế đến với du khách quốc tế còn nhiều hạn chế Điều này dẫn đến lượng khách quốc tế trải nghiệm ẩm thực Huế chưa nhiều, chưa tạo được sự lan tỏa rộng rãi Để khắc phục tình trạng này, cần có chiến lược quảng bá đồng bộ và hiệu quả hơn, tận dụng các công cụ truyền thông hiện đại và mạng lưới quốc tế, nhằm nâng cao vị thế của ẩm thực Huế trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Bảo tồn và phát triển truyền thống ẩm thực: Bảo tồn và phát triển truyền thống ẩm thực Huế đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là khi nhiều món ăn truyền thống đang dần mai một hoặc bị biến tướng theo thị hiếu hiện đại Điều này đặt ra bài toán khó cho việc duy trì các giá trị văn hóa ẩm thực gốc, đồng thời phát triển những món ăn mới mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa của vùng đất cố đô Việc bảo tồn đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ từ phía các cơ sở kinh doanh ẩm thực mà còn từ chính quyền và cộng đồng địa phương, nhằm đảm bảo rằng các món ăn truyền thống được gìn giữ và phục hồi đúng cách Đồng thời, cần có sự sáng tạo trong việc phát triển các món ăn mới, kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và truyền thống, để làm phong phú thêm nền ẩm thực Huế mà vẫn tôn trọng và bảo vệ những giá trị cốt lõi của nó.

Việc khai thác văn hóa ẩm thực cho hoạt động du lịch tại Huế đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao giá trị du lịch của thành phố và thu hút sự quan tâm của du khách Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng của ẩm thực Huế trong ngành du lịch, vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết Cần có sự đầu tư bài bản hơn vào cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, và quy trình phục vụ để nâng cao chất lượng dịch vụ, từ đó nâng cao trải nghiệm của du khách Đồng thời, việc đẩy mạnh quảng bá, sử dụng các kênh truyền thông hiện đại để giới thiệu văn hóa ẩm thực Huế đến với du khách quốc tế là rất cần thiết Bên cạnh đó, việc bảo tồn các giá trị truyền thống cũng phải được chú trọng, nhằm duy trì bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất cố đô Những nỗ lực này không chỉ giúp thúc đẩy du lịch Huế mà còn góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phong phú của địa phương, tạo nên sự kết nối bền chặt giữa di sản và phát triển du lịch.

2.4.2 Thực trạng về nguồn nhân lực

Tại hội thảo đào tạo nguồn nhân lực du lịch gần đây tại Huế đã nêu lên một thực trạng đáng lo ngại về thiếu hụt nhân lực trong ngành du lịch Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, toàn ngành du lịch Việt Nam có khoảng 4 triệu lao động Tuy nhiên, hiện tại, mặc dù hơn 90% cơ sở lưu trú đã hoạt động trở lại với hơn 34.000 cơ sở và 70.000 buồng, số lượng lao động trong lĩnh vực này chỉ còn hơn 30.000 người, nhiều người trong số đó chưa được đào tạo đầy đủ Chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt ở các lĩnh vực như trình độ ngoại ngữ, khả năng quản trị và quản lý cấp cao.

Tại Huế, dù có nhiều cơ sở đào tạo về du lịch từ trình độ trung cấp đến tiến sĩ, tình hình nguồn nhân lực trong ngành vẫn rất đáng lo Theo số liệu từ Sở Du lịch, số lao động trong ngành du lịch đến năm 2020 đạt khoảng 31.000 người, tương đương với năm 2013, nhưng giảm 51% so với năm 2019 Đại dịch COVID-19 đã làm ngành du lịch Thừa Thiên Huế gần như đóng băng, dẫn đến việc nhiều lao động chuyển sang các ngành khác Đến năm 2021, chỉ còn khoảng 6.600 lao động du lịch, và mặc dù ngành du lịch mở cửa trở lại từ tháng 3/2022, số lượng lao động chỉ tăng lên khoảng 7.400 người, vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu.

Dự báo, trong năm 2024, Thừa Thiên Huế sẽ đón khoảng 4,2 triệu lượt khách, đòi hỏi tổng số 35.751 lao động trong ngành du lịch, bao gồm 11.917 lao động trực tiếp và 23.814 lao động gián tiếp Tuy nhiên, số lao động hiện tại vẫn chưa đạt yêu cầu, với chỉ hơn 7.463 lao động trực tiếp Dự báo đến năm 2025, ngành du lịch Huế sẽ cần khoảng 41.323 lao động, trong đó có 13.774 lao động trực tiếp và 27.549 lao động gián tiếp, và đến năm 2030, nhu cầu lao động sẽ lên tới 62.834 người, gồm 20.945 lao động trực tiếp và 41.889 lao động gián tiếp Những con số này cho thấy không chỉ là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, mà cả số lượng lao động trong ngành du lịch Huế đang là một thách thức lớn cần phải giải quyết.

Tuy nhiên về nguồn nhân lực trong lĩnh vực ẩm thực Huế hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức, cả về số lượng lẫn chất lượng Mặc dù Thừa Thiên Huế có một di sản ẩm thực phong phú và đặc sắc, lực lượng lao động trong ngành này vẫn còn thiếu hụt và chưa được đào tạo chuyên sâu Phần lớn nhân lực làm việc trong các nhà hàng, khách sạn và các cơ sở kinh doanh ẩm thực chỉ có kỹ năng cơ bản, thiếu hiểu biết về giá trị văn hóa, lịch sử của ẩm thực Huế Ngoài ra, sự thiếu hụt nhân lực quản lý và các chuyên gia ẩm thực có kinh nghiệm cũng là một vấn đề nghiêm trọng, khiến cho việc phát triển bền vững và cạnh tranh của ẩm thực Huế trên thị trường du lịch gặp nhiều khó khăn Để khắc phục, cần đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo chuyên sâu, phát triển kỹ năng và cải thiện điều kiện làm việc cho nhân lực trong ngành ẩm thực tại địa phương.

2.4.3 Thực trạng về hoạt động quảng bá

Những ưu điểm và hạn chế

2.5.1 Ưu điểm Ẩm thực Huế nổi tiếng với sự đa dạng từ các món ăn dân dã đến cao cấp, mang đậm nét văn hóa cung đình Các món ăn không chỉ tinh tế trong cách chế biến mà còn độc đáo trong cách trình bày, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đa chiều, hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến đây Ngoài ra, các món ăn Huế thường mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng, trong đó phản ánh phong cách sống và truyền thống của người dân nơi đây Điều này giúp ẩm thực Huế không chỉ là một yếu tố bổ sung mà trở thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm du lịch.

Thừa Thiên Huế là vùng đất lưu giữ những giá trị tinh túy của nghệ thuật ẩm thực với hơn 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, đầy sức hấp dẫn Với tiềm năng đó, tỉnh đã quyết định triển khai các đề án xây dựng như “Huế - Kinh đô ẩm thực”, nhằm không chỉ bảo tồn và phát huy những giá trị ẩm thực đặc sắc của vùng đất cố đô, mà còn nâng cao hình ảnh của ẩm thực Huế trong khu vực và trên thế giới Không thể phủ nhận, tài nguyên ẩm thực chính là một trong những lợi thế cạnh tranh lớn nhất của Thừa Thiên Huế.

Trong quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển du lịch của tỉnh, ẩm thực đã được xem là một loại hình du lịch quan trọng, giống như nhiều điểm đến hàng đầu trên thế giới đang thực hiện Theo đó, tinh hoa của ẩm thực Huế từ các món ăn cung đình, cơm chay, đến các món ăn dân dã, đường phố và đặc sản địa phương không chỉ được ghi nhận, bảo tồn, phục chế đúng theo phong cách và nguyên liệu truyền thống mà còn được khai thác hiệu quả trong các tour du lịch ẩm thực chuyên nghiệp Những tour này đã được triển khai tại nhiều địa điểm với nét đặc trưng riêng biệt, mang đến cho du khách trải nghiệm đậm chất Huế.

Về truyền thông và quảng bá, Huế tập trung mạnh mẽ vào E-Marketing và chú trọng đến việc tương tác để đưa ẩm thực Huế vươn ra thế giới Ngoài việc tích cực giới thiệu ẩm thực qua các chương trình chuyên đề, Huế còn tham gia vào các kênh trao đổi văn hóa, các chương trình ẩm thực, và sản xuất các phim tài liệu, phóng sự về ẩm thực Huế cổ truyền Đồng thời, tỉnh cũng thường xuyên tham gia các lễ hội ẩm thực lớn trên thế giới nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa ẩm thực của mình.

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng được đầu tư nâng cấp, với trang thiết bị hiện đại, không gian được bố trí hài hòa, tạo nên sự gần gũi, thân thiện Đội ngũ nhân viên phục vụ ẩm thực ngày càng được chú trọng đào tạo về chuyên môn, với lực lượng lao động trẻ đầy năng động, nhiệt tình và chu đáo Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh cũng được quản lý chặt chẽ, đảm bảo các hàng quán và nhà hàng thực hiện nghiêm túc các quy định từ khâu chế biến đến phục vụ.

Mặc dù ẩm thực Huế có sức hút lớn, nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ tại một số cơ sở kinh doanh Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của du khách và tạo ra những ấn tượng không tốt về ẩm thực địa phương Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ tại các nhà hàng và quán ăn ở Huế chưa thực sự đồng đều Một số cơ sở vẫn còn thiếu chuyên nghiệp trong cách phục vụ khách hàng, điều này làm giảm đi chất lượng trải nghiệm ẩm thực của khách du lịch Đồng thời các hoạt động truyền thông về ẩm thực Huế còn rời rạc và kém hiệu quả, vẫn chưa tạo nên được một thông điệp sử dụng riêng biệt đặc trưng cho quảng bá ẩm thực ra thế giới cũng như chưa áp dụng các cách thức truyền thông hiện đại và sử dụng nhiều nền tảng mạng xã hội Bên cạnh đó đội ngũ nhân lực du lịch vẫn chưa am hiểu sâu về văn hóa ẩm thực để có thể giải thích cho các du khách cũng như chưa chủ động tìm tòi,phục hồi các loại nguyên liệu, gia vị và cách thức chế biến các món ăn truyền thống.Không chỉ vậy tại các khu vực trung tâm thành phố Huế, tình trạng buôn bán hàng rong chèo kéo khách du lịch, bày bán những món ăn ngoại lai, không rõ nguồn gốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh ẩm thực địa phương Đồng thời tình trạng chặt chém du khách vẫn dai dẳng, gây mất thiện cảm và ảnh hưởng đến uy tín của Huế Ở vùng ngoại ô, du khách vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các cửa hàng ẩm thực chất lượng do sự khan hiếm các cơ sở uy tín

Nguồn nguyên liệu chế biến món ăn phụ thuộc vào thời tiết và yếu tố thời vụ du lịch, dẫn đến giá cả không ổn định và chưa được niêm yết đồng bộ theo quy định Nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống vẫn chậm thay đổi, thiếu sự đầu tư vào thực đơn, khiến du khách cảm thấy nhàm chán

Ngoài ra ẩm thực Huế đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ ẩm thực quốc tế ngay trên chính đất Huế, nơi mà nhà hàng Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đã mọc lên rất nhiều Cũng vì thể mà các nhà hàng chuyên về món ăn Huế đích thực đang dần biến mất, ngay cả món bún bò nổi tiếng như Bún bò Mụ Rớt cũng không còn hiện diện

Vấn đề vệ sinh trong các cơ sở ẩm thực vẫn chưa được quan tâm đúng mức, với nhiều khu vực chỉ được vệ sinh sơ sài, che mắt du khách Trong khi đó, các gói sản phẩm du lịch kết hợp ẩm thực vẫn chưa được phát triển đầy đủ, chỉ dừng lại ở mức độ kết hợp các tuyến điểm du lịch thông thường

Mặc dù Huế có tiềm năng và lợi thế lớn, nhưng kết quả đạt được trong phát triển du lịch vẫn chưa tương xứng, bản sắc văn hóa Huế chưa được thể hiện rõ nét Mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa chưa được gắn kết chặt chẽ, việc phát triển du lịch chưa được kết hợp hài hòa với bảo tồn và phát triển văn hóa, dẫn đến nhiều hạn chế trong việc khai thác tiềm năng này.

Trong chương này, chúng ta đã tìm hiểu về khai thác ẩm thực phục vụ cho phát triển du lịch tại tỉnh Thừa Thiên Huế Đầu tiên, chương giới thiệu sơ lược về du lịch và ẩm thực tại tỉnh Thừa Thiên Huế Sau đó, chương mô tả chi tiết đặc điểm và sự phong phú thể hiện trong ẩm thực cùng với đó là cái nhìn toàn diện về thực trạng phát triển ẩm thực phục vụ cho du lịch tại tỉnh Từ đó làm cơ sở cho chương tiếp theo trong việc đề xuất các giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ cho du lịch tại tinht ThừaThiên – Huế.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC PHỤC VỤ

Một số giải pháp phát triển ẩm thực phục vụ cho du lịch tại tỉnh Thừa Thiên – Huế

3.1 Một số giải pháp phát triển ẩm thực phục vụ cho du lịch tại tỉnh Thừa Thiên – Huế

3.1.1 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng ẩm thực Để phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành, công tác đào tạo nhân lực cần được chú trọng hơn bao giờ hết và đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ sở đào tạo, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng Để giải quyết bài toán về nhân lực, cả về chất lượng lẫn số lượng, các trường đại học và cao đẳng cần mở rộng quy mô tuyển sinh và nghiên cứu mở các ngành mới phù hợp với xu hướng thị trường lao động Đồng thời, cần kết hợp giữa các bậc học để cung cấp thông tin đầy đủ và hiệu quả cho học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp. Để đảm bảo cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, cần thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực du lịch toàn diện, bao gồm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng nghề du lịch Cần chú trọng đào tạo nhân lực quản lý cấp cao và lao động lành nghề, đồng thời đa dạng hóa các hình thức đào tạo Việc xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo, và tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo cũng rất quan trọng Các ban ngành liên quan nên dành nguồn lực cần thiết để đào tạo nhân lực cho ngành du lịch và tạo cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn lực này.

Lãnh đạo Trường Du lịch - Đại học Huế đã chỉ ra rằng, mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc cung cấp cơ hội thực tập và thực tế cho sinh viên Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo, cần có cơ chế phối hợp tốt hơn giữa ba bên: Nhà nước, nhà trường và nhà tuyển dụng Thêm vào đó, ngành du lịch và các đơn vị liên quan cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, khóa tập huấn để nâng cao trình độ và chuyên nghiệp hóa cách làm việc của đội ngũ nhân lực hiện tại, đồng thời xây dựng cơ chế hiệu quả để thu hút những người từng làm trong ngành trở lại. Để bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo của Huế, việc đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết Đồng thời, cần ưu tiên việc phục hồi các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống của Huế Dù việc khôi phục hoàn toàn hơn 1.000 món ăn Huế có thể gặp khó khăn nhưng vẫn phải tập trung vào việc tái hiện những món ăn đặc trưng, đại diện cho tinh túy và linh hồn của ẩm thực đất Huế Các món ăn này phải bao gồm từ thức uống, món mặn, món chay, khai vị, tráng miệng đến các món ăn chơi và quà tặng, đảm bảo tính đa dạng, nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc của văn hóa ẩm thực xứ Huế.

Ngoài ra để mang hình ảnh con người Huế đến với mọi miền đất nước và trên thế giới,việc duy trì và nâng cao chất lượng các món ăn cùng với thái độ phục vụ là rất quan trọng Huế cần xây dựng thương hiệu mạnh mẽ cho các đặc sản địa phương, đồng thời đầu tư và phát triển các món ăn độc đáo, tạo nên dấu ấn riêng biệt cho vùng đất này. Hiện nay, việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và hỗ trợ tài chính cho các cơ sở kinh doanh ẩm thực cũng là yếu tố then chốt để mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng phục vụ Trong thời đại công nghệ hóa đang ngày càng phát triển, việc hầu tư vào trang thiết bị hiện đại cùng với các chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực ẩm thực sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành ẩm thực tại Huế.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền cho các doanh nghiệp về ý thức bảo đảm chất lượng các món ăn cũng như việc sử dụng nguồn nguyên liệu tươi ngon và có nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ sức khỏe du khách Điều này sẽ tạo dựng thương hiệu uy tín cho mỗi nhà hàng, đồng thời góp phần nâng cao giá trị ẩm thực Huế Việc tăng cường kiểm tra quy trình lưu trữ, bảo quản thực phẩm tươi sống, cùng với công tác tuyên truyền về các quy định pháp luật liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết để đảm bảo chất lượng dịch vụ và bảo vệ an toàn cho thực khách Đặc biệt cần phải kiểm tra và xử lý nghiêm khắc đối với các các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường làm nơi buôn bán, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.1.2 Giải pháp về xây dựng các tuyến điểm du lịch gắn liền với ẩm thực Thừa Thiên Huế

Trước hết, tỉnh Thừa Thiên Huế cần quy hoạch và xây dựng các tuyến du lịch ẩm thực với những điểm dừng chân đặc trưng tại các làng nghề, chợ truyền thống và các cơ sở chế biến thực phẩm đặc sản nơi đây Đặc biệt là các điểm du lịch như làng nghề bánh tráng Phú Hậu, làng bún Tân Lương, hay chợ Đông Ba có thể được phát triển thành những địa điểm tham quan không chỉ đến để thưởng thức ẩm thực mà còn có thể khám phá quy trình sản xuất và lịch sử gắn liền với các món ăn truyền thống

Ngoài ra, cần xây dựng các tour du lịch chuyên sâu về ẩm thực, cho phép du khách không chỉ được thưởng thức các món ăn đặc sản mà còn tham gia vào quá trình nấu nướng dưới sự hướng dẫn của các đầu bếp địa phương Những tour này có thể kết hợp với các hoạt động tham quan di tích lịch sử, giúp du khách hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa ẩm thực và văn hóa, lịch sử Huế Ví dụ như về một tour có thể bắt đầu tại Đại Nội, nơi du khách được giới thiệu về các món ăn cung đình, sau đó sẽ chuyển đến một nhà hàng truyền thống tại đây để học cách chế biến các món ăn này

Bênh cạnh đó để thu hút du khách trong và ngoài nước, Huế nên tiếp tục tổ chức các sự kiện và lễ hội ẩm thực định kỳ như "Festival Ẩm thực Huế," nơi mà các món ăn truyền thống và hiện đại của Huế được giới thiệu và tôn vinh lẫn nhau Các sự kiện này không chỉ là cơ hội để quảng bá ẩm thực mà còn tạo ra sân chơi cho các đầu bếp, nghệ nhân và nhà hàng địa phương thi tài và giới thiệu sản phẩm của mình.

Cuối cùng thì Huế có thể tận dụng sự phát triển của các công nghệ hiện đại như thực tế ảo (VR) để nâng cao trải nghiệm của du khách Du khách có thể sử dụng ứng dụng di động để tìm hiểu thông tin về những món ăn, lịch sử và văn hóa ẩm thực Huế thông qua các tour ảo trước khi đến tham quan thực tế Hệ thống GPS và mã QR cũng có thể được tích hợp để cung cấp hướng dẫn chi tiết về các địa điểm ẩm thực, giúp du khách dễ dàng tìm đường và khám phá các món ăn đặc sản đặc biệt mà chỉ có dân địa phương mới biết đến.

3.1.3 Giải pháp về khai thác dịch vụ ẩm thực và đa dạng hóa dịch vụ du lịch gắn với ẩm thực Để khai thác tối đa tiềm năng của dịch vụ ẩm thực Huế và tạo sự khác biệt so với những nơi khác, Huế nên xây dựng các chiến lược phát triển tập trung vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực vốn có của vùng đất Cố đô Sự khác biệt của ẩm thực Huế không nằm ở việc sáng tạo ra những món ăn mới mà chính là ở việc giữ gìn và làm sống lại cái hồn tinh túy của những món ăn truyền thống từ thời xa xưa Huế từ lâu đã nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú, mang đậm dấu ấn văn hóa không bị trộn lẫn bởi bất kỳ nơi nào khác Chính vì vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững này, cần phải tránh xu hướng chạy theo lợi nhuận mà quên đi chất lượng và giá trị đích thực của ẩm thực Huế Chính quyền cần có sự đầu tư hợp lý, tổ chức và quy tụ những cá nhân có tâm huyết, chuyên môn cao để khôi phục và gìn giữ nền ẩm thực độc đáo này Sự khác biệt này trong ẩm thực Huế không chỉ góp phần mang lại thành công mà còn biến nó thành một ngành kinh doanh văn hóa đời sống quan trọng, giúp lan tỏa danh tiếng của Huế ra thế giới và nâng cao chất lượng thương hiệu nơi đây.

Bên cạnh việc bảo tồn, việc xây dựng hình ảnh “Huế - Điểm đến an toàn và thân thiện” cũng là một yếu tố quan trọng để giảm bớt những lo ngại về an toàn sức khỏe của du khách Việc thống nhất các quy định về hoàn và hủy dịch vụ trong những trường hợp bất khả kháng sẽ giúp tạo lòng tin và sự yên tâm cho khách hàng khi đã lựa chọn du lịch tại Huế Cùng với đó, các doanh nghiệp cần tiến hành điều tra, khảo sát sở thích và nhu cầu của du khách để xây dựng các kế hoạch phát triển ẩm thực phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay. Đồng thời việc đa dạng hóa các dịch vụ du lịch gắn liền với ẩm thực cũng cần được khuyến khích Đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước và quốc tế cần xây dựng các nhà hàng, khách sạn, homestay,… thông minh Các cơ sở này sẽ được áp dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ 3D, thực tế ảo và các sản phẩm hiện đại nhất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Ngoài ra ngành du lịch Huế nên tập trung phát triển các tour ẩm thực trọn gói với giá cả hợp lý, nhắm đến các đối tượng đi du lịch theo nhóm gia đình, bạn bè hoặc tour ghép nhóm nhỏ Các chương trình khuyến mại hoặc combo ưu đãi sẽ là yếu tố quan trọng để thu hút họ đến trải nghiệm các tour ẩm thực này Đặc biệt, trong mỗi chiến lược phát triển du lịch, ẩm thực cần phải đóng một vai trò quan trọng Việc thiết kế các chương trình du lịch nên đưa ẩm thực vào như một phần không thể thiếu, mang đến cho du khách những trải nghiệm chân thực và có giá trị Sự phối hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa chính quyền và các doanh nghiệp du lịch là cần thiết để đánh giá và khắc phục các thực trạng hiện tại, từ đó hoàn thiện và nâng cao chất lượng các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, góp phần biến Huế thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới.

3.1.4 Giải pháp về quảng bá và marketing

Việc quảng bá hình ảnh ẩm thực Huế cùng với các giá trị văn hóa của nó đến bạn bè quốc tế là một khâu quan trọng nhằm thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan, khám phá và thưởng thức Để đạt được mục tiêu này, cần phải đẩy mạnh các chiến lược truyền thông và quảng bá ẩm thực Huế thông qua các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube Đồng thời, cần xây dựng các website và chuyên mục trên báo chí, tạp chí chuyên viết về ẩm thực Huế, kết hợp với việc triển khai hình ảnh chất lượng cao và các video clip giới thiệu món ăn, tạo nên các chương trình trải nghiệm thực tế về ẩm thực để phát sóng trên truyền hình Ngoài ra, việc biên soạn và xuất bản các cuốn sách giới thiệu món ăn và đồ uống của Huế bằng nhiều thứ tiếng cũng là một cách hiệu quả để thu hút du khách đến với vùng đất cố đô. Đồng thời tăng cường tổ chức lễ hội ẩm thực cho các tour du lịch trong nước và quốc tế là một chiến lược quan trọng giúp các khách sạn, nhà hàng có cơ hội được giới thiệu sản phẩm của mình Các lễ hội này không chỉ là điểm nhấn trong việc quảng bá du lịch ẩm thực mà còn giúp Huế khẳng định được nền ẩm thực phong phú của mình, từ thưởng thức món ăn, tìm hiểu văn hóa ẩm thực đến việc chứng kiến nghệ thuật chế biến tinh tế và cầu kỳ của các đầu bếp tài hoa sẽ làm cho du khách biết rõ hơn về cùng đất nơi đây

Các chiến dịch quảng bá cần được xây dựng với nội dung và mục tiêu cụ thể, có sự phối hợp chặt chẽ với những người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực du lịch và ẩm thực, như các nghệ nhân ẩm thực, đầu bếp quốc tế, nghệ sĩ, hoặc các đại sứ du lịch Sự tham gia của họ không chỉ tạo thêm sức hấp dẫn mà còn góp phần nâng cao hiệu quả của các chiến dịch quảng bá, đưa hình ảnh ẩm thực Huế lan tỏa mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế.

Hơn nữa, cần đảm bảo tính chính xác và tích cực của các thông tin truyền thông bằng cách thiết lập cơ chế giám sát an ninh mạng trong du lịch, phối hợp với các cơ quan liên quan để theo dõi và ngăn chặn kịp thời các thông tin sai lệch hoặc có hại Việc này giúp duy trì hình ảnh tích cực và đáng tin cậy của ẩm thực Huế trong mắt du khách,đồng thời tạo ra một môi trường trực tuyến an toàn và minh bạch.

Đề xuất phương án phát triển ẩm thực Thừa Thiên – Huế

Việc xây dựng một môi trường đậm đà bản sắc văn hóa Huế, gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, là một lợi thế so sánh lâu dài để thúc đẩy các ngành du lịch và dịch vụ phát triển bền vững Huế cần xem việc gắn kết giữa phát triển du lịch và phát triển văn hóa là nhiệm vụ cốt lõi, từ đó đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ, tạo nên sự khác biệt.

Bảo tồn những giá trị văn hóa nghệ thuật trong ẩm thực Huế không chỉ là giữ gìn các món ăn truyền thống, mà còn là duy trì cách chế biến tinh tế, sự khéo léo và kỳ công trong quá trình tạo ra từng món ăn đặc trưng Việc bồi đắp và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực của Huế không chỉ giúp bảo vệ di sản mà còn nâng cao giá trị con người Huế thông qua nghệ thuật ẩm thực.

Một đột phá chiến lược trong việc phát triển văn hóa ẩm thực Huế cần được thực hiện đó là gắn kết chặt chẽ với văn hóa ẩm thực Việt Nam Điều này đòi hỏi sự kiên trì trong việc giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức tôn trọng bản sắc văn hóa Việt trong ẩm thực, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ Đồng thời, cần xây dựng các chế tài và quy định nhằm tạo nên một môi trường sống và văn hóa ẩm thực lành mạnh, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng bài trừ hoặc bác bỏ giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống.

Xây dựng sự khác biệt trong ẩm thực Huế là điều cần thiết để cạnh tranh với tình trạng

“hỗn tạp” hiện tại Sự khác biệt này không nằm ở việc sáng tạo cái mới, mà chính là khôi phục đúng chất lượng và giá trị của những món ăn vốn được coi là di sản Điều này sẽ không chỉ giúp giảm bớt tình trạng “hỗn tạp” mà còn làm nổi bật di sản văn hóa ẩm thực Huế, biến nó thành một ngành kinh doanh văn hóa đời sống quan trọng của cố đô Huế Sự lan tỏa của văn hóa ẩm thực này sẽ góp phần nâng cao thương hiệu Huế trên trường quốc tế.

Kiến nghị phát triển ẩm thực Thừa Thiên – Huế gắn với du lịch

3.3.1 Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế

Tỉnh cần tăng cường nỗ lực tuyên truyền và quảng bá thương hiệu ẩm thực Huế đến với người dân và du khách, xem đây là một biện pháp chiến lược để kích cầu du lịch và tiêu dùng trên địa bàn Việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ẩm thực là yếu tố quan trọng, với các chính sách hỗ trợ như: khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực cao cấp và ẩm thực phục vụ du lịch; hỗ trợ vay vốn; và tạo thuận lợi trong quá trình cấp phép kinh doanh, xây dựng, và sửa chữa các cơ sở kinh doanh. Đồng thời khuyến khích và hỗ trợ người dân tại các vùng ven đô thị trung tâm chuyên canh sản xuất, chăn nuôi các nguồn thực phẩm sạch là điều cần thiết Những sản phẩm này sẽ được cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn, siêu thị để chế biến thành các đặc sản ẩm thực an toàn, phục vụ nhu cầu của người dân và du khách, đồng thời nâng cao chất lượng ẩm thực Huế.

Bên cạnh đó, việc tạo quỹ đất để xây dựng các khu ẩm thực tập trung là một giải pháp hiệu quả nhằm phục vụ nhu cầu của du khách và người dân trong tỉnh Kết hợp xây dựng các khu ẩm thực với khu vui chơi giải trí sẽ tạo ra những điểm đến hấp dẫn, nơi du khách vừa có thể vui chơi vừa thưởng thức đặc sản địa phương, góp phần nâng cao trải nghiệm du lịch tại Huế.

Chính quyền địa phương cần vận động các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong khu vực tham gia đầu tư vào việc cải tạo và chỉnh trang hạ tầng, như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, và cây xanh Ngoài ra, đầu tư vào các hạng mục hỗ trợ du lịch như bãi đỗ xe, trạm điều hành, khu bán hàng lưu niệm, nhà nghỉ chân và nhà vệ sinh công cộng cũng sẽ tạo thêm giá trị cho các khu du lịch và nâng cao chất lượng phục vụ du khách.

3.3.2 Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần ban hành các chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia liên doanh, liên kết phát triển ngành ẩm thực gắn liền với du lịch tại Thừa Thiên Huế Việc thúc đẩy đầu tư này sẽ tạo ra cơ hội phát triển các nhà hàng, khu ẩm thực, cũng như các sản phẩm dịch vụ ẩm thực chất lượng cao, góp phần nâng cao giá trị và hình ảnh ẩm thực Huế trong khu vực ASEAN và quốc tế Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên Huế tham gia các hội chợ, triển lãm và các hội nghị quốc tế về ẩm thực và du lịch để quảng bá ẩm thực Huế, từ đó thu hút du khách và các nhà đầu tư quốc tế, đồng thời khẳng định vị thế của Huế trên bản đồ ẩm thực và du lịch thế giới.

Ngoài ra Bộ cần phải đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ kinh phí và huy động nguồn nhân lực trong và ngoài nước để bảo tồn và trùng tu các di sản ẩm thực truyền thống của Huế cũng như phát triển các khu vực du lịch sinh thái gắn liền với ẩm thực Việc bảo tồn này không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn tạo ra các điểm đến hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá ẩm thực và văn hóa truyền thống nơi đây Đồng thời xây dựng và phát triển thương hiệu ẩm thực Huế gắn với du lịch bền vững Điều này bao gồm việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện truyền thông quốc tế, tổ chức các sự kiện và lễ hội ẩm thực thường niên để thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Thừa Thiên Huế, với vai trò là trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước, đã ghi dấu ấu mạnh mẽ với những bước phát triển đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch ẩm thực. Ẩm thực Huế là sự hòa quyện tinh tế giữa ẩm thực cung đình và dân gian, thể hiện sự giao thoa văn hóa nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc truyền thống Chính sự kết hợp độc đáo này đã làm cho ẩm thực Huế trở nên đặc sắc và thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới Sự phát triển này của ẩm thực Huế không chỉ là kết quả của những người nghệ nhân, đầu bếp tài hoa mà còn đến từ những người mẹ, người bà, những người đã gìn giữ và truyền lại vô số giá trị ẩm thực qua bao thế hệ Nhờ vào những nỗ lực này mà du lịch ẩm thực tại Huế đang ngày càng khẳng định vị thế trong việc đáp ứng các nhu cầu khám phá và thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc trưng nơi đây.

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, Thừa Thiên Huế đang dần biến ngành du lịch thành một trong những trụ cột kinh tế quan trọng Những lễ hội ẩm thực ngày càng được chú trọng, các khu phố ẩm thực cũng được nâng cấp, tất cả đều chứng minh rõ sự sẵn sàng của tỉnh trong việc phát triển du lịch ẩm thực, góp phần vào sự thịnh vượng chung của đất nước trong tương lai Đặc biệt kho tàng ẩm thực phong phú của Huế là một lợi thế cạnh tranh lớn đối với du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế Tuy nhiên để hệ thống hóa, nâng tầm và quản lý hiệu quả hơn về các giá trị văn hóa ẩm thực của mình, Huế cần phải thực hiện những biện pháp cụ thể và cần phải có sự đóng góp từ các doanh nghiệp, người dân và hệ thống chính trị Qua những phân tích trên, ta có thể thấy du lịch Huế vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của ẩm thực, đặc biệt là trong mảng truyền thông Đồng thời tỉnh vẫn chưa đầu tư thích đáng để đảm bảo được sự chính xác của tinh hoa văn hóa ẩm thực mang tính lịch sử như các món ăn cung đình hay các đặc sản khác Những món ăn dân dã vẫn chưa được qui hoạch và định danh cụ thể nhằm giúp du khách dễ dàng tìm kiếm và trải nghiệm thuận lợi hơn. Bản sắc riêng của các giá trị văn hóa ẩm thực Huế cần được khai thác triệt để hơn, tạo nên sự khác biệt và làm mới hình ảnh điểm đến, tạo nên được cảm giác mới lạ-riêng có của Huế Chính vì vậy tỉnh cần phải đầu tư thích đáng để bảo tồn và phát huy các món ăn cung đình và đặc sản truyền thống, đồng thời quy hoạch và định danh các món ăn dân dã để du khách dễ dàng tìm kiếm và trải nghiệm Việc khai thác triệt để bản sắc của văn hóa ẩm thực Huế, tạo ra sự khác biệt và làm mới hình ảnh điểm đến là rất quan trọng Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa ẩm thực Huế không chỉ là trách nhiệm của ngành du lịch mà là nhiệm vụ chung của các ngành, doanh nghiệp và cộng đồng Chính vì vậy, việc chung tay thực hiện nhiệm vụ này và xây dựng hình ảnh tốt là rất cần thiết để thúc đẩy du lịch phát triển Nếu các biện pháp phục hồi và phát triển được triển khai kịp thời, Huế có thể thu hút du khách trở lại, xây dựng hình ảnh tốt và tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành du lịch Hy vọng rằng trong thời gian tới, giá trị văn hóa ẩm thực Huế sẽ được chú trọng khai thác hiệu quả hơn, giúp ngành du lịch Huế phát triển xứng tầm và quảng bá rộng rãi những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của cố đô đến với toàn thế giới.

Ngày đăng: 21/10/2024, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w