1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa du lịch trường sơn tây nguyên

59 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa
Tác giả Dương Trí Thuận
Người hướng dẫn T.S Trần Thanh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Địa Văn Hóa
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 5,29 MB

Nội dung

Thời gian những năm gần đây, để phát huy thế mạnh củanguồn tài nguyên du lịch của đất nước, ngành du lịch ViệtNam phấn đấu hoàn thiện và đạt được những điều kiện xã hội đủ góp phần sớm đ

Trang 1

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VĂN HÓA HỌC

-o0o -BÀI TIỂU LUẬN:

KẾT THÚC HỌC PHẦN ĐỊA VĂN HÓA

GVHD: T.S Trần Thanh Tuấn SVTH: Dương Trí Thuận

Lớp: 23DVH MSSV: D23VH077

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2024

Trang 2

Trường: Đại Học Văn Hóa TP.HCM

Lớp: 23DVH

Họ và tên: Dương Trí Thuận

MSSV: D23VH077

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

BẢNG GHI CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GVHD Giảng viên hướng dẫn

SVTH Sinh viên thực hiện

ICOMOS International Council on Monuments and Sites

E.B.Tylor Sir Edward Burnett Tylor

GS.TSKH Giáo sư Tiến sỹ Khoa học

LHQ Liên Hợp Quốc

UNWTO World Tourism Organization

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận kết thúc môn học phần, lời đầutiên chúng em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, quýthầy cô khoa Văn hóa học trường Đại học Văn hóa thành phố

Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thứcquý báu trong suốt quá trình học cũng như tạo điều kiệnthuận lợi nhất cho chúng em hoàn thành bài tiểu luận kếtthúc học phần kỳ này Lời thứ hai em muốn gửi một lời cảm ơnsâu sắc đến T.S Trần Thanh Tuấn hiện đang công tác tạitrường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh là người trựctiếp giảng dạy, đã dành thời gian và tâm huyết vào từng buổihọc, giảng dạy và hướng dẫn trên lớp cho chúng em nhữngkiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập và thầy đã hỗtrợ, giúp chúng em về những vấn đề nhỏ, vấn đề lớn của bàitiểu luận kết thúc học phần, đã đưa ra hướng đi và cách thứclàm bài cho chúng em để cố gắng hoàn thành bài tốt nhất.Tiểu luận là một công trình nghiên cứu khoa học, trình độ lýluận, kỹ năng cũng như phương pháp của sinh viên Chúng

em kiến thức và trình độ thì còn hạn hẹp và không thể tránh

đi những vấn đề thiếu sót trong bài rất mong được nhận được

sự đóng góp của quý thầy cô!

Trang 5

Thành Phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng

10 năm 2024

MỤC LỤC:

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4.Phương pháp nghiên cứu 3

NỘI DUNG: 4

Chương 1 Một số vấn đề cơ sở lý luận về du lịch văn hóa 4

1.1 Khái niệm văn hoá 4

1.2 Định nghĩa du lịch 5

1.3 Đặc trưng du lịch văn hoá 7

Chương 2 Vùng địa Văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá: 9

Trang 6

2.1 Lịch sử hình thành 9

2.2 Vị trí địa lý 11

2.3 Đặc điểm tự nhiên 12

2.3.1 Địa hình 12

2.3.2 Khí hậu 13

2.3.3 Tài nguyên thiên nhiên 13

2.4 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa vùng Trường Sơn-Tây Nguyên.15 2.4.1 Tài nguyên thiên nhiên 15

2.4.2 Bản sắc văn hóa các tộc người 16

2.4.3 Hệ thống các di sản văn hóa vùng 19

2.4.4 Tiềm năng về kinh tế 21

Chương 3 Đặc trưng du lịch văn hoá vùng Trường Sơn-Tây Nguyên phát triển một cách bền vững 21

3.1 Quan niệm phát triển du lịch văn hoá bền vững 21

3.2 Những nguyên tắc đảm bảo du lịch văn hóa bền vững 24

Chương 4 Thách thức và giải pháp đặt ra ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên khi phát triển du lịch văn hóa 28

4.1 Thách thức 28

4.1.1 Sự mai một và biến đổi văn hóa truyền thống 28

4.1.2 Cơ sở hạ tầng và dịch vụ hạn chế 28

4.1.3 Thiếu sự tham gia và chủ động của cộng đồng địa phương 28

4.1.4 Chưa phát triển du lịch cộng đồng, thiếu nhân lực có kỹ năng chuyên môn 29

4.1.5 Ảnh hưởng đến môi trường và sinh thái 29

4.2 Giải pháp đặt ra cho vùng Trường Sơn-Tây Nguyên khi phát triển du lịch văn hóa 29

Trang 7

4.2.1 Quy hoạch phát triển du lịch văn hóa một cách khoa học 29

4.2.2 Phát triển mô hình Làng du lịch 30

4.2.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực 32

4.2.4 Công tác tuyên truyền, quảng bá 32

4.3 Trách nhiệm bảo vệ và khai thác du lịch 33

KẾT LUẬN 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 34

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hộiphổ biến không chỉ ở các nước phát triển Nằm trong khốiASEAN, Việt Nam là một trong số những nước có nguồn tàinguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, là một trongnhững nước có tiềm năng lớn về du lịch

Thời gian những năm gần đây, để phát huy thế mạnh củanguồn tài nguyên du lịch của đất nước, ngành du lịch ViệtNam phấn đấu hoàn thiện và đạt được những điều kiện xã hội

đủ góp phần sớm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn,đưa nước ta thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực-một địa điểm du lịch an toàn hấp dẫn và thân thiện Thực hiệnchủ trương đó các ngành các cấp địa phương cũng như tất cảcác cơ sở kinh doanh trong cả nước tích cực tìm tòi sáng tạo

để góp công sức đưa du lịch nước nhà trở thành một ngànhkinh tế quan trọng của đất nước

Du lịch là một hoạt động xã hội, vừa mang tính xã hội vừa

là một chuyên ngành có vị trí khá đặc biệt trong đời sống kinhtế-văn hóa-xã hội của đất nước

Du lịch là hoạt động đi đây, đi đó của con người để nghỉngơi, giải trí, tận hưởng của bản thân Hiện nay ngày càngnhiều du khách trong và ngoài nước không chỉ muốn đi du lịch

để nghỉ ngơi mà họ còn muốn tìm kiếm những trải nghiệmđích thực, khám phá sự đa dạng văn hóa và trực tiếp tìm hiểu,tìm tòi phong tục tập quán, họ muốn trải nghiệm văn hóa bảnđịa một cách chân thực được sinh sống cùng gia đình người

Trang 9

dân tộc thiểu số, cùng tham gia nấu ăn, lễ hội, nhảy múa vàcác phong tục truyền thống của người dân bản địa Đi thamquan các di tích, bảo tàng, di sản văn hóa tại các địa phương

để du khách hiểu rõ, thu thập thêm kiến thức về quá khứ vàgiá trị dân tộc nơi đây Suy cho cùng du lịch là hoạt động chủyếu để thõa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần của conngười Thông qua các chương trình du lịch văn hóa có chấtlượng, con người mới có thể thõa mãn nhu cầu

Qua đây ta thấy rằng, văn hóa là những giá tự thân trongcác sản phẩm du lịch, là chất lượng của hoạt động du lịch( qua các tuyết điểm, các loại hình dịch vụ, mọi hoạt động liênquan đến yếu tố con người trong du lịch) và ngược lại, du lịch

là động lực quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy văn hóacủa một vùng, của đất nước và của cả dân tộc Hoạt độngmuốn tồn tại và phát triển phải nghiên cứu, khai thác các yếu

tố văn hóa nhằm tạo nên tính độc đáo, hấp dẫn cho sản phẩm

du lịch Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cảđất nước, du lịch Việt Nam ngày càng được thế giới biết đến

Du khách có xu hướng đi tìm hiểu, khám phá lịch sử, phongtục, tập quán, lễ hội và truyền thống, văn hóa ngày càngđông Trong tình huống chung của du lịch văn hóa Việt Nam,Trường Sơn - Tây Nguyên có những giá trị văn hóa lịch sử đápứng nhu cầu cho du khách đến tham quan, giao lưu văn hóa

và nghiên cứu học tập

Thực tế cho thấy Trường Sơn-Tây Nguyên sỡ hữu tiềm nănglớn để phát triển du lịch văn hóa trong tương lai nhờ kết hợphài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sác văn hóa

đa dạng về dân tộc cư sống ở đây nhiều và lễ hội phong phú,

Trang 10

đa dạng nhiều màu sắc Tuy nhiên, nơi đây vẫn chưa đượckhai thác hết hiệu quả Do vậy cần có những phương hướng

và giải pháp phù hợp để khai thác nguồn tài nguyên đặc biệtnày cho phát triển du lịch văn hóa tại Trường Sơn-Tây Nguyênmột cách sâu sắc và toàn diện

Là một sinh viên ngành Văn Hóa Việt Nam, em cảm thấy tựhào khi mình được học và tìm hiểu về du lịch văn hóa tại ViệtNam Nhận thấy tầm quan trọng của du lịch văn hóa với sựphát triển du lịch của đất nước là mối quan hệ khăng khít của

du lịch với tài nguyên thiên nhiên cũng như việc phát triển dulịch với khai thác, bảo tồn, gìn giữ, với các giá trị tài nguyên

du lịch Có giữ gìn, bảo tồn thì du lịch mới khai thai được và

đó cũng là những vấn đề của du lịch Trường Sơn-Tây Nguyêntrong những năm tới Với những tình cảm tốt đẹp dành chođất nước em muốn đóng góp nào đó vào việc xây dựng du lịchvăn hóa cũng như phát triển du lịch văn hóa bền vững tạiTrường Sơn-Tây Nguyên

Trang 11

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài của khóa luận này là cáchoạt động và sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn TrườngSơn-Tây Nguyên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu các tài nguyên du lịchvăn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn Trường Sơn-Tây Nguyên

Phạm vi về thời gian: số liệu, tài liệu thu thập tại các thờiđiểm năm 2009 đến năm 2013, các định hướng phát triển sảnphẩm du lịch văn hóa và các giải pháp được đưa ra trong thờigian tới Thu thập thông tin số liệu và các định hướng, phântích tiềm năng và hiện trạng để phát triển du lịch trên quanđiểm bền vững và đề xuất một số giải pháp du lịch theohướng bền vững

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý thông tin, số liệu: Luận văn

sử dụng phương pháp sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp

Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp tại các kết quả nghiên cứu,sách báo tạp chí, các trang web điện tử, các tài liêu, báo cáocủa cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương Tìmhiểu, đọc sách từ những quyển sách ở trên thư viện và nhữngquyển sách trên Internet về du lịch văn hóa bền vững Dựatrên cơ sở đó đưa ra được các khái niệm chung nhất liên quanđến đề tài đang nghiên cứu, đưa ra những đánh giá và những

Trang 12

giải pháp để phát triển hoàn thiện nhất về du lịch văn hóabền vững.

NỘI DUNG:

Chương 1 Một số vấn đề cơ sở lý luận về du lịch văn hóa.

1.1 Khái niệm văn hoá

Văn hóa là một khái niệm rất rộng, đã được bàn luận,nghiên cứu, phân tích ở nhiều quốc gia, nhiều thời đại Chođến nay vẫn chưa ngã ngủ, chúng ta có thể thấy văn hóađược định nghĩa như sau

Trước đây, định nghĩa về văn hóa có sự khác nhau ở phươngĐông và phương Tây:

Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa

 Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa

của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kulturtrong tiếng Đức,…) có nguồn gốc từ các dạng của động từLatin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa:

(1) giữ gìn, chăm sóc và tạo dựng trong trồng trọt;

(2) cầu cúng

 Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa Theo quan niệm phương Đông, cụ thể là tư tưởng TrungHoa, “văn hóa” nghĩa là “văn trị” và “giáo hóa”

Ngày nay đã có hơn 400 định nghĩa khác nhau về văn hóa

 Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa E.B.Tylor, trong công trình Văn hóa nguyên thủy(Primitive Culture, 1871) đã định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa

Trang 13

hay văn minh, theo nghĩa về tộc người học, nói chung gồm cótri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán

và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếmlĩnh với tư cách là thành viên của xã hội.”

Còn theo GS.TSKH.VS Trần Ngọc Thêm – nhà nghiên cứu vănhóa hàng đầu ở Việt Nam – thì ông định nghĩa: “Văn hóa làmột hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do conngười sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thưc tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và

Văn hóa là một phức hợp giá trị tồn tại và được tìm thấy

 Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa

trong mọi bình diện cuộc sống

Chính vì vậy, văn hóa là một nội hàm rộng lớn, liên quan đếnmọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Vănhóa gồm tất cả những giá trị tốt đẹp, là những di sản văn hóavật chất và tinh thần (văn hóa vật thể và phi vật thể), là bảnthân con người, vốn trí tuệ, tâm hồn, tình cảm, năng lực giaotiếp, ứng xử của họ, kể cả thiên nhiên với các giá trị riêng của

nó thì đó cũng là những thứ liên quan tới văn hóa…

Trang 14

1.2 Định nghĩa du lịch

Ngày nay du lịch trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổbiến Hiệp hội lữ hành quốc tế đã công nhận du lịch là mộtngành kinh tế lớn nhất thế giới vượt lên cả ngành sản xuất ô

tô, thép điện tử và nông nghiệp Vì vậy, du lịch đã trở thànhmột ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới.Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từtiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng Du lịch gắn liền vớinghỉ ngơi, giải trí, tuy nhiên do hoàn cảnh, thời gian và khuvực khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau nênkhái niệm du lịch cũng không giống nhau

Luật Du lịch Việt Nam 2005 đã đưa ra khái niệm như sau: “Dulịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhucầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong mộtkhoảng thời gian nhất định”

Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức( International Union of Official Travel Oragnization) “IUOTO”:

Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác vớiđiạ điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích khôngphải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việckiếm tiền sinh sống

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma - Italia ( 21/8 –5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Dulịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt độngkinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú cuả cánhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay

Trang 15

ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trúkhông phải là nơi làm việc của họ.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc: họat động du lịch là tổnghoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và pháttriển kinh tế, xã hội nhất định làm 7 cơ sở, lấy chủ thể du lịch,khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện

Theo I.I pirôgionic, 1985: Du lịch là một dạng hoạt động củadân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lạitạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi,chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độnhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụnhững giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá

Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ

du khách: khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi

cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà khôngtheo đuổi mục đích kinh tế

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: du lịch làmột trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùngnày sang một vùng khác, từ một nước này sang một nướckhác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ

có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thểthao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác

- Theo Bản chất du lịch:

Trang 16

• Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Du lịch là một sảnphẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài ngườiđến một giai đoạn phát triển nhất định chỉ trong hoàn cảnhkinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầungười, tăng thời gian rỗi do tiến bộ của khoa học - công nghệ,phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làmphát sinh nhu cầu nghĩ ngơi, tham quan du lịch của con người.Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhậnnhững giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao.

• Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nềntảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược pháttriển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn vàngắn hạn Lựa chọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặctrưng từ nguốn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phươnghướng quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở

hạ tầng dịch vụ du lịch tương ứng

• Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: sản phẩm đặc trưng của dulịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu cuả nó là sựliên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quanthiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ

sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển

• Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của cácnhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếmnhu cầu của du khách để “ mua chương trình du lịch ”

1.3 Đặc trưng du lịch văn hoá

Ngày nay, giữa muôn vàn loại hình du lịch như du lịch sinhthái, du lịch chữa bệnh, du lịch khám phá, du lịch tâm lịch

Trang 17

phát triển du lịch văn hóa đang là lựa chọn của nhiều quốcgia trên thế giới, bởi giá trị kinh tế cũng như lợi ích xã hội mà

nó mang lại

Du lịch văn hóa là một đặc trưng có rất về nhiều định nghĩa

và nhiều cách hiểu Du lịch văn hóa bao gồm hoạt động củanhững người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá

về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu vềnghệ thuật biểu diễn, các lễ hội và các sự kiện văn hóa khácnhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiênnhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hànhhương”(UNWTO, 1993)

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phánhững di tích và di chỉ Nó mang lại những ảnh hưởng tíchcực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn Loại hìnhnày trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn vàtôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích vănhóa- kinh tế- xã hội (ICOMOS, 1999)

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch dựa trên cơ sở khai tháccác giá trị di sản văn hóa dân tộc và được tổ chức một cách

có văn hóa” Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vàoviệc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành thamquan các công trình văn hóa cổ kim”

Như vậy, du lịch văn hóa là một loại hình du lịch phát triểndựa vào việc nghiên cứu, khám phá và khai thác các tàinguyên nhân văn, giá trị văn hóa, thông qua đó, truyền tảicác giá trị văn hóa của một địa phương, một vùng, một quốcgia đến du khách bốn phương Cũng nhờ vào việc phát triển

Trang 18

du lịch văn hóa các di sản, giá trị truyền thống của một quốcgia, được góp phần gìn giữ và bảo tồn.

Ở một số nước trong đó có Đông Nam Á, về mặt lý thuyếtngười ta xếp loại hình du lịch văn hóa (Cultural tourism) vàoloại hình du lịch sinh thái (Eco tourism) bởi cho rằng sinh tháihọc (Escology) bao gồm cả sinh thái học nhân văn (HumanEcology)

Du lịch văn hóa là một hoạt động du lịch lấy tính văn hóalàm mục tiêu và xuyên suốt Bởi thế, du lịch văn hóa mangcác đặc điểm:

Du lịch văn hóa mang tính giáo dục nhận thức: Sản phẩm dulịch văn hóa ngoài phần dịch vụ, còn một phần là những disản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể Những di sản vănhóa này hàm chứa nhiều thông tin về văn hóa, lịch sử của dântộc cũng như kiến thức thẩm mỹ, nghệ thuật Rõ ràng, du lịchvăn hóa giúp du khách hiểu biết hơn về lịch sử văn hóa củaquốc gia điểm đến

Du lịch văn hóa có thị trường khách lựa chọn: Khách lựa chọn

du lịch văn hóa thường đã xác định mục đích chuyến đi củamình là nhằm tìm hiểu về văn hóa nơi mình đến Thôngthường, đối tượng khách này cũng có những kiến thức xã hộinhất định

Du lịch văn hóa giúp bảo tồn và phát huy giá trị nền văn hóatruyền thống: Để phát triển được du lịch văn hóa, điều quantrọng là phải bảo tồn được những giá trị di sản văn hóa mangđậm bản sắc riêng của dân tộc Chỉ có như thế mới thu hútđược du khách

Trang 19

Du lịch văn hóa là nhịp cầu trao đổi văn hóa giữa các dân tộc:Những tri thức văn hóa thu nhận được từ các sản phẩm du lịchvăn hóa sẽ góp phần làm lan tỏa những giá trị văn hóa củaquốc gia, thẩm thấu vào các nền văn hóa khác.

Chương 2 Vùng địa Văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá:

2.1 Lịch sử hình thành

- Trước thế kỷ XIX:

• Từ xa xưa, nơi đây vốn là vùng đất tự trị, là địa bàn sinhsống của các bộ tộc thiểu số, chưa phát triển thành một quốcgia hoàn chỉnh mà chỉ là những quốc gia hết sức sơ khai củangười Êđê hay là Giarai

Đã có rất nhiều cuộc xung đột diễn ra của nhiều tiểu quốc vàvương quốc như Lâm Ấp và Phù Nam hay Chiêm Thành vàChân Lạp Chiêm Thành vào thế kỷ 12, sau khi đánh bại nướcChân Lạp, đô hộ toàn vùng Tây Nguyên

• Vua Lê Thánh Tông vào năm 1471 sau khi phá được thành

Đồ Bàn và bắt được vua Chiêm Thành là Trà Toàn, thì táchmiền bắc Tây Nguyên khỏi Chiêm Thành thành lập nước NamBàn

• Sau khi Chúa Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phíaNam, các Chúa Nguyễn ra sức loại trừ các ảnh hưởng còn lạicủa Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiết lập quyềnlực ở khu vực Tây Nguyên Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàngchuyển sang chịu sự bảo hộ của người Việt Tuy nhiên, các bộtộc ở đây vẫn còn manh mún và mục tiêu của các chúa

Trang 20

Nguyễn nhằm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiếtlập quyền lực rất lỏng lẻo ở đây.

• Do đất rộng, người thưa nên các bộ tộc thiểu số sống ở đây

đã trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công của vương quốcChămpa nhằm cướp bóc nô lệ Các chúa Nguyễn ra sức loạitrừ các ảnh hưởng còn lại của vương quốc Chămpa và thiếtlập quyền lực ở khu vực này Tuy có sự ràng buộc lỏng lẻonhưng trên danh nghĩa, Tây nguyên vẫn thuộc phạm vi bảo hộcủa các chúa Nguyễn

• Vào thời kỳ Tây Sơn (1771-1786), ba anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đồng minh với các bộ tộc vùng bắcTây Nguyên nhằm tạo một hậu cứ vững chắc, đồng thời mộquân và tài lực phục vụ cho chiến tranh và đã có rất nhiềuchiến binh thuộc các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên gia nhậpvào quân đoàn Tây Sơn Nhờ vậy, cuộc khởi nghĩa thành công.Miền bắc Tây Nguyên trở thành hậu cần và một người vợ củaNguyễn Nhạc thuộc dân tộc Ba Na

Trang 21

thầy giảng người Việt đặt cơ sở tôn giáo tại đây vào năm

1850 Hai trung tâm truyền giáo đầu tiên: Kon Kơ Xâm (dolinh mục Combes phụ trách truyền giáo bộ tộc Bahnar-Jơlơng)

và Kon Trang (do linh mục Dourisboure phụ trách truyền giáo

bộ tộc Sêđăng)

• Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm vàphát hiện ra Cao nguyên Lang Biang (chính là Đà Lạt ngàynay) Ông đã đề nghị với Chính phủ thuộc địa xây dựng mộtthành phố nghỉ mát tại đây Nhân dịp này, người Pháp bắt đầuchú ý khai thác kinh tế đối với vùng đất này

• Thực dân Pháp vào thời gian 1900-1917 đã đặt cơ sở hànhchính tại đây Năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer đích thânthị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉmát Năm 1907, thành lập các trung tâm hành chính Kontum

và Cheo Reo, bắt đầu xây dựng các đồn điền Năm 1917, thị

xã Đà Lạt được thành lập

-Từ 1945 – đến nay:

• Vào năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đổi tên cả vùngTây Nguyên là Cao nguyên Trung Bộ Kể từ năm 1950 Quốctrưởng Bảo Đại đổi tên Cao nguyên Trung Bộ là Hoàng triềuCương thổ Tại vùng này thì Quốc trưởng Bảo Đại vẫn giữ vaitrò là Hoàng đế

• Từ thế kỷ XX đến nay, Người Việt đã sinh cơ lập nghiệp tạiTây Nguyên và hòa nhập vào cùng với các dân tộc nơi đây

Trang 22

2.2 Vị trí địa lý

Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên nằm ở phía Tây nước

ta, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòngkhông những đối với Việt Nam mà còn cả ba nước ĐôngDương

- Nơi đây tiếp giáp với:

• Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam

• Phía Đông giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, PhúYên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận

• Phía Tây có Kom Tum giáp với tỉnh Attapeu (Át Ta Pư) củaLào, cùng với tỉnh Ratanakiri và Mondukiri của nướcCampuchia

• Phía Nam giáp với Đồng Nai và Bình Phước

• Đường biên giới chung Việt Nam – Lào – Campuchia qua cáctỉnh Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông được bao bọc bởinhững dãy núi và khối núi cao Trường Sơn Nam

Trang 23

2.3 Đặc điểm tự nhiên

2.3.1 Địa hình

- Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà làmột loạt cao nguyên liền kề Đó là các cao nguyên Kon Tum,cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Pleiku, caonguyên M'Drăk, cao nguyên Buôn Ma Thuột, Mơ Nông, caonguyên Lâm Viên và cao nguyên Di Linh Tất cả các caonguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãynúi và khối núi cao (chính là Trường SơnNam)

- Thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m

so với mặt biển Cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằngphẳng với đất badan màu mỡ thuận lợi cho việc hình thànhcác vùng chuyên canh cây công nghiệp Tây Nguyên rất phùhợp với những cây công nghiệp như Cà phê, Ca cao, Hồ tiêu,Dâu tằm Cây điều và cây Cao su cũng đang được phát triểntại đây Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở TâyNguyên

Trang 24

- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, khí hậu khô vàlạnh, độ ẩm thấp Nhiệt độ trung bình năm là 24 oC, trong đótháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất Mùa khôcũng là thời điểm có nhiều cháy rừng, phá hủy tài nguyênthiên nhiên và đa dạng sinh học của vùng cao nguyên.

- Khí hậu Tây Nguyên còn phụ thuộc vào tiểu vùng địa hình.Bắc Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai) và Nam Tây Nguyên (LâmĐồng) có độ cao cao hơn và nền nhiệt độ thấp hơn so vớiTrung Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông) Các cao nguyên caotrên 1000 m như Lâm Viên hay Di Linh có khí hậu mát mẻquanh năm, giống như khí hậu núi cao Khí hậu Tây Nguyên cónhững đặc điểm riêng biệt so với các vùng khác của Việt Nam.Khí hậu này tạo điều kiện cho sự phát triển của nông nghiệp

và du lịch, nhưng cũng gây ra nhiều thách thức cho việc bảo

vệ môi trường và sinh thái

2.3.3 Tài nguyên thiên nhiên

• Tài nguyên nước: Tây Nguyên có 4 hệ thống sông chính:

Thượng sông Xê Xan, thượng sông Srêpok, thượng sông Ba vàsông Đồng Nai Tổng lưu lượng nước mặt là 50 tỷ mét khối.Chế độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu Nguồn nướcngầm tương đối lớn nhưng nằm sâu, giếng khoan trên 100mét

• Tài nguyên đất: Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của

vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp Diện tích đấtchủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượnsóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyênBuôn Ma Thuột, Pleiku, Đắk Nông, Kon Tum chiếm diện tíchkhoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt

Trang 25

là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều và rừng; Đất đỏvàng diện tích khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏbazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiềuloại cây trồng Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườnđồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù saven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực.

• Tài nguyên khoáng sản: Theo công bố năm 2022 của

Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng bô xít của thế giới đạtkhoảng 32 tỷ tấn Trong đó, trữ lượng bô xít ở Việt Nam đạtkhoảng 5,8 tỷ tấn, đứng thứ 2 thế giới., chiếm 90% trữ lượngbôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai Kon Tum

• Tài nguyên rừng: Tây Nguyên là một trong những vùng có

tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam Rừng Tây Nguyêngiàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng gỗchiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước Diện tíchrừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tíchrừng cả nước Các cây dược liệu quý được tìm thấy ở đây nhưsâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ôtrắng, và các cây thuốc quý có thể trồng được ở đây nhưatisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung kết quả tổng hợptheo dõi diễn biến rừng năm 2019, tổng diện tích có rừng củacác tỉnh Tây Nguyên là hơn 2,5 triệu ha (bao gồm cả rừngtrồng chưa khép tán), chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước.Trong đó, diện tích rừng tự nhiên là gần 2,2 triệu ha; còn lại làrừng trồng Tỷ lệ che phủ rừng toàn khu vực Tây Nguyên đạt45,92% So sánh với năm 2018 cho thấy, diện tích rừng trồngtại khu vực này tăng lên hơn 18.000ha, trong khi diện tích

Trang 26

rừng tự nhiên giảm gần 16.000ha 3 tỉnh có diện tích rừng tựnhiên giảm mạnh là Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.

• Toàn vùng có khoảng 4 ngàn loài thực vật bậc cao, 100 loàithú, gần 400 loài chim, hơn 100 loài bò sát và lưỡng cư Theothống kê hiện nay trong vùng có gần 200 loài thực vật bậccao và 123 loài động vật có xương sống trên cạn có giá trị bảotồn cao Trong đó có hơn 30 loài động, thực vật cần ưu tiênbảo tồn đặc biệt

2.4 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa vùng Trường Sơn-Tây Nguyên

2.4.1 Tài nguyên thiên nhiên

• Địa hình: Dãy Trường Sơn-Tây Nguyên kéo dài từ Bắc Trung

Bộ đến Nam Trung Bộ, chạy dọc biên giới Việt Campuchia nên địa hình là toàn đồi núi cao, dốc đứng, vớinhiều đỉnh núi hiểm trở, độ cao trung bình từ 1000m-1500m,

Nam-Lào-độ cao hiểm trở 2000m-2500m Có nhiều núi cao, thảonguyên, và các khu rừng nguyên sinh, tạo điều kiện cho các

du khách thõa sức và trải nghiệm về các hoạt động du lịchnhư leo trèo, trekking và khám phá thiên nhiên hoang dã

• Hệ sinh thái rừng đa dạng: Tài nguyên thực vật và động

rất đa dạng và phong phú, bao gồm khoảng hơn 45000 loàithực vật bậc cao có mạch, trong đó có 1187 loài cây có giá trịdược liệu, 700 loài thực vật có giá trị cung cấp gỗ và nhiều tàinguyên lâm sản khác (cây cho tinh dầu, dầu béo, cây thức ăngia súc, cây cho quả, rau, song mây, cây cảnh, nấm… Đâycũng là vùng còn gặp nhiều cây có giá trị quý, đặc biệt: Sâm

Trang 27

Ngọc Linh (Panax Vietnamensis) ở tại tỉnh Kon Tum và QuảngNam, thời gian gần đây trên đỉnh núi Ngọc Linh (Kon Tum) đãphát hiện thêm một quần thể sâm ngoài tự nhiên với số lượng

cá thế khá đông, cùng với việc phát hiện một quần thể cây gỗ

Pơ mu (Fokiemia hodginsii) khoảng 1300 cây tại khu rừngnguyên sinh trên núi Zi lieng có độ cao trên 1500m so vớimực nước biển xã Axan và Trihy huyện Tây Giang, Tỉnh QuảngNam, trong đó có nhiều cây to, cao từ 20-30 mét, chu vi câyđạt từ 2,4 -7,5 mét Đặc biệt đã có 720 cây/1300 cây đã đượccông nhận là cây di sản Việt Nam (Vacne-2015) Đây là quầnthể pơmu phân bổ tập trung trên diện tích 250ha, là nguồngen cây gỗ rất quý, có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảotồn đã được cộng đồng dân tộc Cơ Tu sống ở Tây Trường Sơngìn giữ, chăm sóc, bảo vệ Cùng với các loài gỗ quý khác: Trắc(Dalbegia Cochinchinsis), Cẩm lai (D.oliveri) Gụ mật (SindoraSiamensis), Giáng hương (Pterocarpus macro carpus), Mun(Diospyros mun) Kiền kiền (Hopia pierrei), Re hương(cinnamomum parthemoxylon) …

Không những thế mà còn là môi trường lý tưởng cho sự phân

bố của các loài động vật hoang dã có kích cỡ to lớn như Voi(Elephas maximis; Trâu rừng (Bubalus arnec); Bò Xám (bosSauveli); Bò Sừng soắn (Pseunovibos Spieralis); Bò tót (Bosgaurus); Bò rừng (B.banteng); Nai (Cervus unicolor) Mang(muntiacus mantjak); hổ (Panthera tigris); Báo (P.pardus), hệsinh thái rất đa dạng và phong phú giúp thu hút khách du lịchđam mê khám phá tìm tòi, yêu thích thiên nhiên và bảo tồnsinh học

Trang 28

• Cảnh quan thiên nhiên: Thác Dray Nur và Thác Dray Sap,

Hồ Lak, Rừng Quốc gia Yok Đôn, Thác Gia Long, Thung lũngMăng Đen, Vườn quốc gia Kon Ka King, Chư Mom Ray, ChưYang Sin, Bidup - Núi Bà, Cát Tiên; các khu bảo tồn Ngọc Linh,Đắk Uy, Nam Ka, Ea Sô, Nam Nung

2.4.2 Bản sắc văn hóa các tộc người

- Dân tộc đa dạng: Nơi đây là nơi sinh sống, quần tụ của hơn

20 dân tộc thiểu số như: Việt ( Kinh ), Cơ Tu, Giẻ Triêng, Ê Đê,

Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai Mỗi dân tộc đều mang những bảnsắc ,văn hóa truyền thống khác nhau, phong tục tập quán và

lễ hội mang những dấu ấn riêng biệt

- Tổ chức xã hội cổ truyền:

• Vùng Trường Sơn Tây Nguyên có tổ chức xã hội phong phú,lâu đời, bám rễ sâu trong đời sống cộng đồng và phong tụctập quán truyền thống (hệ thống luật tục, tôn giáo và tínngưỡng) Cấu trúc cộng đồng dựa trên mối quan hệ dòng họ(gia tộc) và làng xã (buôn, plây), thúc đẩy các mối quan hệgắn bó và hỗ trợ cộng đồng Trang phục truyền thống, trangsức trên cơ thể và tập quán ẩm thực là những phần không thểthiếu trong cơ cấu xã hội, phản ánh bản sắc văn hóa của khuvực Lối sống nông nghiệp và sự phụ thuộc vào đất đai đãđịnh hình tổ chức xã hội, nhấn mạnh tầm quan trọng của sựhòa hợp và hợp tác cộng đồng

-Phong tục tập quán:

• Sống thành làng, ở nhà sàn, mỗi làng có nhà rông

Trang 29

• Ở đây còn có những tục như: Tục bắt chồng, phong tục đặttên và nghi lễ thổi tai, tục đi chợ phiên cuối tuần, tục bỏ mả,tục cuới vợ,

• Một hiện tượng đặc sắc nữa của văn hóa Tây Nguyên vừamang tính xã hội vừa mang tính văn hóa là luật tục

• Xã hội xây dựng trên cơ sở công hữu và cộng đồng, điềuhành xã hội theo luật tục

• Ở các tộc Gia Rai, Ê Đê, Mnông, luật tục đã định hình, lưutruyền dưới hình thức văn vần

• Bộ luật Gia Rai cũng được người Pháp sưu tầm và dịch

Tín ngưỡng:

• Trong số lực lượng siêu nhiên đồng bào tin có nhiều loại maquái và các vị thần (yang)

• Thần lớn nhất của cư dân này là ông Trời

• Vị thần được quý trọng nhất đối với đồng bào là thần lúa sau

đó là các vị thần núi, thần rừng, thần cây đa, thần bảnmệnh

• Bao bọc xung quanh thế giới thực của con người Trường Tây Nguyên là một thế giới huyền ảo, ở đó ngự trị các thầnlinh, ma quỷ và các linh hồn Người ta tin rằng mọi vật xungquanh đều có linh hồn (Yang), từ các vật dụng nhỏ nhưchiêng, ché, ghế ngồi đến cây cỏ, các con vật, con sông, đồinúi…

Ngày đăng: 13/11/2024, 21:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG GHI CHỮ CÁI VIẾT TẮT - Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa  du lịch trường sơn tây nguyên
BẢNG GHI CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 3)
Hình 1.3 Lễ Hội Đua Voi ở Tây Nuyên - Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa  du lịch trường sơn tây nguyên
Hình 1.3 Lễ Hội Đua Voi ở Tây Nuyên (Trang 55)
Hình 1.2 Già làng dân tộc K’ho cảm ơn thần linh đã ban cho làng một mùa vụ bội thu và cầu vụ mới thóc lúa đầy nhà. - Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa  du lịch trường sơn tây nguyên
Hình 1.2 Già làng dân tộc K’ho cảm ơn thần linh đã ban cho làng một mùa vụ bội thu và cầu vụ mới thóc lúa đầy nhà (Trang 55)
Hình 1.4 Lễ Hội Cúng Cơm Mới - Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa  du lịch trường sơn tây nguyên
Hình 1.4 Lễ Hội Cúng Cơm Mới (Trang 56)
Hình 1.5 Văn Hóa Cồng Chiềng - Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa  du lịch trường sơn tây nguyên
Hình 1.5 Văn Hóa Cồng Chiềng (Trang 57)
Hình 1.6 Thác Dray Nur - Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa  du lịch trường sơn tây nguyên
Hình 1.6 Thác Dray Nur (Trang 57)
HÌNH 1.7 Thác Gia Long - Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa  du lịch trường sơn tây nguyên
HÌNH 1.7 Thác Gia Long (Trang 58)
Hình 1.9 Kiến Trúc nhà Mồ Tây Nguyên - Tiểu luận kết thúc học phần Địa văn hóa  du lịch trường sơn tây nguyên
Hình 1.9 Kiến Trúc nhà Mồ Tây Nguyên (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w