11Hình 7: Khảo sát về cách mà cha mẹ có thể giúp hình thành nhân cách tốtđẹp...12Hình 8: Khảo sát về cách mà gia đình tác động đến nhân cách của thanhthiếu niên...13Hình 9: Khảo sát về n
Trang 1BỘ GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ 1/2023-2024
XÃ HỘI HỌC
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG VIỆC ĐỊNH HÌNH NHÂN CÁCH
GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
Phần 2: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM 3
1 Khái niệm “định hình nhân cách” 3
1.1 Khái niệm “nhân cách” 3
1.2 Khái niệm “định hình nhân cách” 3
2 Khái niệm “thanh thiếu niên Việt Nam” 5
3 Khái niệm “gia đình” và “vai trò của gia đình” 5
3.1 Khái niệm “gia đình” 5
3.2 Khái niệm “vai trò của gia đình” 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, VAI TRÒ 6
1 THỰC TRẠNG: 6
2 NGUYÊN NHÂN: 9
2.1 Nguyên nhân khách quan: 9
2.2 Nguyên nhân chủ quan: 11
3 VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH: 11
PHẦN 3 KẾT LUẬN: 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 3DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Hình ảnh về những túi “nước vui” được rao bán (Nguồn: CAND) 6 Hình 2: Khảo sát về biểu hiện cho thấy vai trò gia đình trong việc định hình nhân cách bị suy giảm 7 Hình 3: Khảo sát về điều sẽ xảy ra khi không có sự hỗ trợ định hình nhân cách từ gia đình 8 Hình 4: Những thiếu niên đang dán mắt vào điện thoại (Nguồn: Kênh 14) 9 Hình 5: Khảo sát về ảnh hưởng của việc áp đặt suy nghĩ lên con cái 10 Hình 6: Khảo sát về yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhân cách thanh thiếu niên 11 Hình 7: Khảo sát về cách mà cha mẹ có thể giúp hình thành nhân cách tốt đẹp 12 Hình 8: Khảo sát về cách mà gia đình tác động đến nhân cách của thanh thiếu niên 13 Hình 9: Khảo sát về những giá trị đạo đức được truyền dạy có ảnh hưởng đến nhân cách thanh thiếu niên 14 Hình 10: Khảo sát về ý nghĩa của việc được sống trong môi trường hoà thuận với trẻ em 15 Hình 11: Khảo sát về phân chia trách nhiệm giáo dục như thế nào để tối ưu việc định hình nhân cách 15 Hình 12: Khảo sát gia đình có thể giúp con cái tự tin như thế nào 16 Hình 13: Khảo sát về cách gia đình giúp con cái trở nên có trách nhiệm hơn như thế nào? 17 Hình 14: Khảo sát cách gia đình giúp con cái phát triển sở thích 18 Hình 15: Khảo sát về những kỹ năng xã hội mà con cái có thể học tập từ gia đình như thế nào? 18
Trang 4PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thanh thiếu niên đóng một vai trò không thể phủ nhận trong cấu trúc xã hội, họ lànhững nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển và tương lai của quốc gia Đối với họ, giađình không chỉ là nơi truyền đạt giá trị văn hóa và đạo đức từ cha mẹ, ông bà, và anh chị em,
mà còn là môi trường giáo dục đầu tiên và quan trọng nhất Gia đình có ảnh hưởng lớn nhấtđối với phát triển cá nhân, tạo ra không gian an toàn và lành mạnh để phát triển toàn diện vềthể chất, tinh thần và trí tuệ cho thanh thiếu niên
Có nhiều quan điểm cho rằng: “Gia đình là nền tảng của xã hội và nền tảng của mọithành công.” Điều này là nguồn động viên mạnh mẽ về vai trò của gia đình đối với sự pháttriển của thanh thiếu niên Đặc biệt, đối với thanh thiếu niên, gia đình đóng vai trò không thểphủ nhận trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của họ Nơi đây là môi trường
mà thanh thiếu niên được học cách ứng xử, giao tiếp và giải quyết vấn đề Bên cạnh đó, giađình cũng là nơi mà họ có thể chia sẻ, tâm sự và nhận được tình yêu thương và chăm sóc.Những mối quan hệ gia đình này giúp thanh thiếu niên phát triển được những phẩm chất tíchcực như yêu thương, nhân ái, vị tha và trách nhiệm
Đối mặt với thách thức của môi trường bên ngoài, thanh thiếu niên ở Việt Nam đangphải đối diện với ảnh hưởng tiêu cực từ internet, mạng xã hội và nội dung đa phương tiện.Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đáng kể đến nhân cách của họ, làm thay đổi giáo dục, giátrị và ưu tiên trong cuộc sống Trong ngữ cảnh này, vai trò của gia đình trở nên ngày càngquan trọng, chú trọng vào việc hướng dẫn và giáo dục thanh thiếu niên để giúp họ vượt quathách thức và xây dựng nhân cách tích cực
Nghiên cứu về "Vai trò của gia đình trong việc định hình nhân cách của thanh thiếuniên Việt Nam" không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu mà còn góp phầnnâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của gia đình trong việc giáo dục thanhthiếu niên Từ đó, có thể phát triển những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp thanh thiếuniên hình thành và phát triển nhân cách tích cực Điều này có thể giúp cho thanh thiếu niêntrưởng thành trong môi trường giáo dục định hướng nhân cách lành mạnh tốt nhất và trởthành những công dân có đóng góp tích cực cho xã hội Chúng em cho rằng "Vai trò của giađình trong việc định hình nhân cách của thanh thiếu niên Việt Nam" là vấn đề cấp thiết và cầnđược nghiên cứu chuyên sâu và phổ biến đến với cộng đồng
1
Trang 53 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, nhóm chúng em sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứukhác nhau:
Phân tích tài liệu và nghiên cứu trước đây: Tìm hiểu về các nghiên cứu, sách, bài báo
và tài liệu liên quan đến vai trò của gia đình trong việc định hình nhân cách của thanh thiếuniên
Phương pháp khảo sát: Tiến hành khảo sát trực tuyến để thu thập ý kiến và thông tin từsinh viên UEL về các yếu tố ảnh hưởng đến nhân cách thanh thiếu niên
Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát trực tiếp gia đình trong môi trường tựnhiên của họ để hiểu rõ hơn về các mối quan hệ và tương tác gia đình
Phương pháp phân tích số liệu thống kê và phân tích nội dung : Sử dụng các phươngtiện phân tích số liệu để xử lý dữ liệu từ khảo sát từ đó đưa ra các biểu đồ, đồ thị và kết quảthống kê để mô tả và diễn giải thông tin Phân tích nội dung từ cuộc phỏng vấn, khảo sát, vàcác nguồn dữ liệu khác để tìm ra các mẫu, xu hướng và liên kết giữa các yếu tố gia đình vànhân cách của thanh thiếu niên
Phương pháp đánh giá và suy luận: Tổng hợp kết quả từ các phương pháp nghiên cứukhác nhau để đánh giá và suy luận về vai trò của gia đình trong việc định hình nhân cách củathanh thiếu niên So sánh và đối chiếu kết quả với các nghiên cứu khác để kiểm tra tính đángtin cậy và khả năng áp dụng của kết quả
2
Trang 6Phần 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM
1 Khái niệm “định hình nhân cách”
Để làm rõ khái niệm “định hình nhân cách”, trước hết ta cần phải tìm hiểu khái niệm:nhân cách
1.1 Khái niệm “nhân cách”
Theo Corr, Philip J.; Matthews, Gerald viết trong trang 379 của cuốn sách TheCambridge handbook of personality psychology thì “Nhân cách được định nghĩa là một tậphợp các đặc tính của những kiểu mẫu hành vi, nhận thức, và cảm xúc được hình thành từ cácyếu tố sinh học và môi trường.”1
Qua đó, nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bảnsắc và giá trị xã hội của người ấy Trong đó, tổ hợp có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợpthành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau là thành một hệ thống, cấutrúc nhất định Bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó có cái chung từ xã hội, từgiai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khácbiệt của từng người Bản sắc này có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giốngvới bản sắc của bất cứ một người nào khác Giá trị xã hội là muốn nói trong số những thuộctính đó, thể hiện ra bên ngoài ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạtđộng phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá Nói cho dễ hiểu thì nhân cách của conngười là cách cư xử và phẩm chất của mỗi cá nhân - điều tạo nên giá trị của một con ngườitrong xã hội.2
Theo hiểu biết của nhóm em thì nhân cách là một trạng thái tâm lý phức tạp của conngười tổ hợp những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân như hành vi, nhận thức, cảmxúc, tính cách…, quy định giá trị xã hội và hành vi xã hội của con người đó được hình thành
và phát triển nhờ những quan hệ xã hội hay môi trường sống và sinh hoạt thường ngày màtrong đó con người bắt đầu quá trình hoạt động sống của mình
2 Hoàng Lê Khánh Linh,“Nhân cách là gì? Đặc điểm, cấu trúc, ví dụ nhân cách con người.”,https://luatminhkhue.vn/nhan-cach-con-nguoi-la-gi.aspx”, 04/03/2023
1 (Corr and Matthews 379),TheCambridgeHandbookofPersonalityPsychology,CambridgeUniversityPress,tr.379
3
Trang 71.2 Khái niệm “định hình nhân cách”
Nhân cách không phải có sẵn Con người ngay từ khi sinh ra, bản thân chúng ta khôngđược trang bị thứ gọi là nhân cách Như Aleksei Nikolaevich Leontiev - một trong nhữngngười sáng tạo ra trường phái tâm lý học Xô Viết dựa trên khái niệm trừu tượng về tính cách -
đã nói, “Nhân cách của con người không phải được đẻ ra mà là được hình thành.”
Định hình nhân cách là quá trình hình thành và phát triển nhân cách:
- Hình thành nhân cách: là một quá trình khách quan mang tính quy luật, trong đó mộtngười thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của sự tác động vừa trong tư cách
là chủ thể của hoạt động và giao tiếp
- Phát triển nhân cách: là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất xã hộicủa cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục
Có 5 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách, đólà: yếu tố di truyền, yếu tố hoàn cảnh sống (gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội),yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động, yếu tố giao tiếp
Thứ nhất, yếu tố di truyền, các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên,
là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách Các yếu tố bẩm sinh di truyềnnhư đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giácquan… Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩmsinh)
Thứ hai, yếu tố môi trường, trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xãhội có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tínhngười cũng không thể phát triển được Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, cácđiều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và pháttriển của trẻ nhỏ
Thứ ba, yếu tố giáo dục, giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạchnhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sựhình thành và phát triển nhân cách Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tốkhác như bẩm sinh – di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được
Thứ tư, yếu tố hoạt động cá nhân, hoạt động là phương thức tồn tại của con người.Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thựchiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định Hoạt động cá nhân đóng vaitrò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
4
Trang 8Thứ năm, yếu tố giao tiếp, giao tiếp là hình thức hoạt động đặc trưng cho mối quan hệgiữa con người với con người, thông qua đó thực hiện sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở
3 quá trình: trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau và tác động lẫn nhau Giao tiếp đóng vai trò
cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách.3
2 Khái niệm “thanh thiếu niên Việt Nam”
Giai đoạn thanh thiếu niên, tức từ 12 đến 18 tuổi, đánh dấu một thời kỳ quan trọngtrong cuộc đời của mỗi người, là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên đến tuổi trưởngthành Trong thời kỳ này, xảy ra nhiều biến động quan trọng, không chỉ về mặt sinh học màcòn về tâm lý và xã hội, ảnh hưởng đến cách thanh thiếu niên nhìn nhận bản thân và thế giớixung quanh Đây là giai đoạn quyết định sự hình thành bản ngã và định hình quan điểm xãhội của họ 4
3 Khái niệm “gia đình” và “vai trò của gia đình”
3.1 Khái niệm “gia đình”
Trên phương diện pháp lý, khái niệm gia đình được hiểu như sau: Gia đình là tập hợpnhững người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng,làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân vàgia đình
Trên phương diện tình cảm, gia đình là tổ ấm của mỗi người, chỗ dựa tinh thần để mỗikhi ta gặp khó khăn trong cuộc sống có thể trở về để được chia sẻ, bảo vệ, chở che
3.2 Khái niệm “vai trò của gia đình”
Gia đình là chiếc nôi để hình thành, giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách Gia đình là tổ ấmcủa mỗi người, là nơi chúng ta được yêu thương và chia sẻ tình yêu thương, có vai trò quantrọng, từ định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người từ khi sinh ra đếnlúc trưởng thành, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chungcủa xã hội
Gia đình là nguồn động lực lớn lao, giúp chúng ta vững bước trên con đường đời, làchỗ dựa vững chắc giúp ta thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống Sức mạnh
4 Tài Nữ Linh Hảo,Tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên - Không phải cha mẹ nào cũng biết,
Trang 9to lớn của tình cảm gia đình ấy sẽ chắp cho ta đôi cánh vươn đến những ước mơ, khát vọnglớn lao.
Gia đình là chỗ dựa vật chất và tinh thần vững chắc của mọi thành viên, gia đình là nơichúng ta tìm kiếm sự an ủi, chở che từ người lớn mỗi khi chúng ta gặp khó khăn trong cuộcsống, từ những tình cảm từ gia đình giúp chúng ta có thể vững tin hơn và cố gắng cho nhữngước mơ, hoài bão của mình.5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, VAI TRÒ
1 THỰC TRẠNG:
Hình 1: Hình ảnh về những túi “nước vui” được rao bán (Nguồn: CAND)
Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới, kỷ nguyên của công nghệ và trí tuệ nhântạo, chứng tỏ rằng xã hội đã có những bước tiến vượt bậc trong quá trình đi lên của chính nó,tuy nhiên đi cùng với sự phát triển nhanh chóng ấy cũng là sự nở rộ và lan rộng của các hìnhthức tiêu cực trong xã hội, cụ thể hơn đó chính là những tệ nạn xã hội Trong những năm gầnđây, thực trạng gia tăng tệ nạn xã hội và xu hướng trẻ hoá, lan rộng vào từng ngóc ngách của
5 Bích Hồng,“Vai trò của gia đình đối với mỗi người?”,https://accgroup.vn/vai-tro-cua-gia-dinhh,5/2018
6
Trang 10thanh thiếu niên-những mầm xanh tương lai của đất nước đã trở thành một vấn đề rất đángquan ngại Những tiêu cực trên có xu hướng diễn biến càng ngày càng phức tạp và tinh vi hơnkhiến cho người dân trở nên vô cùng hoang mang và lo sợ, đặc biệt là những vị phụ huynh 6Chẳng hạn như gần đây, “nước vui”-một loại ma tuý dạng mới xuất hiện dưới hình thức núpbóng một túi nước trái cây đã len lỏi được vào trong trường học đã cho thấy được sự phức tạp
và tinh vi cũng như sự nguy hiểm của những đối tượng bất chấp tương lai của thanh thiếuniên chỉ để trục lợi về cho cá nhân 7
Theo như khảo sát được thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế-Luật về những biểu hiệncủa thanh thiếu niên khi vai trò của gia đình trong việc định hình nhân cách bị suy giảm, tanhậ thấy thông qua bảng khảo sát trên thì có đến 71,4% sinh viên đồng tình với quan điểmrằng khi gia đình thiếu quan tâm đến thanh thiếu niên thì tỷ lệ dính vào tệ nạn xã hội của độtuổi này ngày càng cao
Hình 2: Khảo sát về biểu hiện cho thấy vai trò gia đình trong việc định hình nhân cách bị suy
giảm
Điều đó cho thấy được rằng đối với sinh viên UEL thì gia đình chính là nhân tố quantrọng giúp đẩy lùi tệ nạn xã hội ra khỏi đời sống của thanh thiếu niên Đồng thời, 77,9% sinhviên UEL đồng tình với quan điểm rằng khi thiếu đi sự quan tâm của gia đình, thanh thiếuniên sẽ trở nên thiếu định hướng, sống buông thả; điều này là vô cùng nguy hiểm đối với họ
7Công an nhân dân Online, “Biến thể ma túy “nước vui” tấn công giới trẻ.”,
https://cand.com.vn/Ho-so-Interpol/bien-the-ma-tuy-nuoc-vui-tan-cong-gioi-tre-i633875/, 08/11/2021
6Báo Thừa Thiên Huế Online, “Cảnh báo các tệ nạn xã hội xâm nhập vào giới trẻ.”,
https://baothuathienhue.vn/ban-doc/canh-bao-cac-te-nan-xa-hoi-xam-nhap-vao-gioi-tre-123822.html,14/02/2023
7
Trang 11Bởi lẽ ở độ tuổi cần được hoàn thiện nhất về mặt nhân cách thì gia đình lại thiếu đi sự quantâm cần thiết, đây là một thực trạng vô cùng đáng báo động khi mà sự tăng trưởng thần tốccủa nền kinh tế lại chẳng thể song hành với sự phát triển của xã hội nói chung Dẫn đến hệquả rằng hàng ngàn thanh thiếu niên có lối sống và đạo đức đi lệch so với tiêu chuẩn đạo đứccủa xã hội.
Hình 3: Khảo sát về điều sẽ xảy ra khi không có sự hỗ trợ định hình nhân cách từ gia đình
Sự thiếu quan tâm của gia đình đồng thời dẫn đến một thực trạng đáng buồn khác, đó
là tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng Theo thống kê của Bộ Công ancho thấy, từ năm 2018 đến quý I-2021, cả nước ghi nhận hơn 10.000 vụ người chưa thànhniên vi phạm pháp luật, với 16.000 đối tượng có liên quan Trong đó, nữ giới chiếm 5%, namgiới chiếm đến 95%8, đó là một thực trạng vô cùng đáng lo ngại đối với xã hội hiện nay.Đồng tình với quan điểm trên thì theo khảo sát, có đến 67.5% sinh viên UEL cho rằng khikhông có gia đình hỗ trợ trong việc định hình nhân cách thì thanh thiếu niên có nguy cơ giatăng khả năng mắc các vấn đề về nhân cách, đó chính là nguồn cơn của những vi phạm phápluật về sau mà họ có thể mắc phải
Thực trạng đáng buồn trên đã cho thấy rằng việc giáo dục một đứa trẻ tựa như viết lênmột tờ giấy trắng, cần được làm từ sớm và làm một cách bài bản mà trong đó gia đình là nhân
tố quan trọng nhất, gia đình chính là ngôi trường đầu tiên giúp định hình nên nhân cách củamỗi chúng ta Tuy nhiên, ta cũng dễ thấy được rằng gia đình Việt Nam hiện nay đang dầndành ít thời gian hơn cho việc chăm sóc con cái, vấn đề này thực sự gây ra sự bất cập không
8 Huyền Trang-Thu Thuỷ,“Ngăn chặn tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.”,
https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/phat-huy-vai-tro-giao-duc-quan-ly-cua-gia-dinh-681968,30/12/2021
8
Trang 12hề nhỏ bởi lẽ khi xã hội phát triển thì họ-những bậc phụ huynh buộc phải dành thời gian chocông việc nhằm đối mặt với chi phí ngày càng đắt đỏ của việc nuôi dưỡng một đứa con vàtrang trải cho cuộc sống cá nhân Qua đó để giải quyết vấn đề được thực trạng chính đượcnêu lên thì cần sự phối hợp của cả xã hội.
2 NGUYÊN NHÂN:
2.1 Nguyên nhân khách quan:
Hình 4: Những thiếu niên đang dán mắt vào điện thoại (Nguồn: Kênh 14)
Có thể nói, công nghệ đã giúp cho xã hội phát triển vượt bậc, tuy nhiên đi cùng vớinhững phát triển tích cực thì trong đó còn tồn tại vô số những tiêu cực đi lên cũng chính nhờ
sự phát triển đó Mạng xã hội-thứ công cụ thần kỳ của thế kỷ XXI giúp đưa con người ta đếngần hơn với nhau, thế nhưng cũng chính nó đem những tiêu cực đi khắp mọi nơi mà mạngviễn thông tiếp cận được đến Thanh thiếu niên ngày nay cũng rất dễ dàng để tiếp cận vớinhững thiết bị điện tử, thậm chí là chính gia đình mỗi khi quá bận rộn không thể quan tâmđến con cái thì mặc nhiên quăng lấy cho chúng một chiếc smartphone hoặc tablet để chúngmặc sức lên mạng tìm tòi giải trí; các nguồn thông tin “rác”, thông tin độc hại từ đó dễ dàngđược tiếp cận và huỷ hoại dần nhân cách của những mầm non tương lai Hệ quả kế tiếp đóchính là nghiện game online, khi phụ huynh bỏ mặc con mình để chúng dán mắt vào mànhình điện thoại thì game online chính là thứ phổ biến nhất mà chúng tìm đến và gây nên việcnghiện game online, từ đó có thể dẫn đến những hậu quả xấu như sa đà chơi game, trốn họchoặc thậm chí ăn cắp tiền để nạp vào những trò chơi đó
9