Bài báo cáo tìm hiểu về “Quy trình xử lý chứng từ, khai báo hải quan cholô hàng nhập khẩu FCL” tại Công ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
QUY TRÌNH XỬ LÝ CHỨNG TỪ
KHAI BÁO HẢI QUAN CHO LÔ HÀNG NHẬP KHẨU FCL
HẢI PHÒNG – 2019
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iv
LỜI MỞ ĐẦU v
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN 1
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1
1.1 Giới thiệu chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Vai trò của người giao nhận 2
1.1.3 Chức năng thương mại của người giao nhận 3
1.1.4 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận 3
1.1.5 Cơ sở pháp lý 4
1.1.5.1 Luật quốc gia 4
1.1.5.2 Luật quốc tế 4
1.2 Giới thiệu về phương thức vận tải nguyên container (FCL) 5
1.2.1 Giới thiệu chung 5
1.2.2.Trách nhiệm của các bên trong phương thức vận tải FCL 6
1.2.3 Các chứng từ cần thiết 7
1.2.3.1 Vận đơn đường biển ( BL) 7
1.2.3.2 Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin - C/O) 9
1.2.3.3 Hóa đơn thương mại ( Invoice) 9
1.2.3.4 Một số loại chứng từ khác 10
i
Trang 31.3 Giới thiệu chung về thủ tục hải quan điện tử 11
1.3.1 Một số khái niệm 11
1.3.2 Đối tượng phải làm thủ tục hải quan và người khai hải quan 11
1.3.2.1 Đối tượng phải làm thủ tục hải quan 11
1.3.2.2 Người khai hải quan 12
1.3.3 Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng nhập khẩu 12
1.3.4 Hệ thống VNACCS/VCIS 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 14
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông 14
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 14
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động 15
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 16
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 16
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 16
2.1.4 Mục tiêu hoạt động, tầm nhìn và phương hướng của công ty 19
2.1.4.1 Mục tiêu hoạt động 19
2.4.1.2 Tầm nhìn và phương hướng hoạt động của công ty 20
2.2 Quy trình xử lý chứng từ, khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu FCL 22
2.2.1 Thông tin chung về lô hàng 22
2.2.2 Sơ đồ quy trình xử lý chứng từ cho lô hàng nhập khẩu FCL 24
2.2.3 Chi tiết quy trình 24
2.2.3.1 Nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ 24
2.2.3.2 Lập bảng TK 26
Trang 42.2.3.3 Nhận Arrival Notice 27
2.2.3.4 Khai manifest, up manifest lên hệ thống 29
2.2.3.5 Lấy Delivery Order tại hãng tàu, làm thủ tục cược container 30 2.2.4 Khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu FCL 31
2.2.4.1 Đăng nhập phần mềm ECUS5_VNACCS 31
2.2.4.2 Điền thông tin vào Tab “Thông tin chung” 32
2.2.4.3 Điền thông tin vào Tab “Thông tin chung 2” 35
2.2.4.4 Điền thông tin vào Tab “Danh sách hàng” 37
2.2.4.5.Khai báo file đính kèm 38
CHƯƠNG 3: Ý KIẾN, QUAN ĐIỂM, ĐỀ XUẤT CỦA BẢN THÂN 41
3.1 Thuận lợi của công ty 41
3.2 Khó khăn của công ty 42
4.3 Đề xuất của bản thân 43 KẾT LUẬN xliv TÀI LIỆU THAM KHẢO xlv PHỤ LỤC xlvi
iii
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
container
ETD Estimated time of departure : thời gian dự kiến khởi
hành
đến
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang 62.2.2 Nam Hải Đình Vũ (ảnh đi hiện trường)
2.2.3 Nam Hải Đình Vũ (ảnh đi hiện trường)
2.2.4 Màn hình đăng nhập của phần mềm ECUS5
2.2.5 Màn hình danh sách đăng kí các loại tờ khai
2.2.6 Màn hình khai thông tin chung về nhóm loại hình, đơn vị xuất nhập khẩu
2.2.7 Màn hình khai thông tin chung về vận đơn
2.2.8 Màn hình khai thông tin chung về hóa đơn thương maị, tờ khai trị giá
2.2.9 Màn hình khai thông tin chung về thông tin đính kèm
2.2.10 Màn hình khai danh sách hàng
2.2.11 Màn hình thông tin file đính kèm danh sách container
2.2.12 Màn hình minh họa các bước truyền và sửa tờ khai
LỜI MỞ ĐẦU
v
Trang 7Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã chỉ ra rằng hoạt động xuất nhậpkhẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng nhất trong toàn bộ hoạtđộng kinh tế của nhiều quốc gia Cùng với quá trình đổi mới và phát triển, ởViệt Nam hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự chiếm một vị trí quan trọngtrong toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại và trở thành nguồn tích luỹ chủ yếucho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhận thức được tầm quantrọng đó Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: "Không ngừng mở rộng và phâncông hợp tác quốc tế trên lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, đẩy mạnh cáchoạt động xuất nhập khẩu"- đó là những đòi hỏi khách quan của thời đại Bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bằng những đường lốichiến lược phát triển cụ thể kết hợp với thực hiện một cách hiệu quả, đến nay đãđạt được những thành quả nhất định Hoạt động xuất nhập khẩu được coi lànhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển của quốcgia và được Đảng, nhà nước dành cho những ưu tiên đặc biệt Hoạt động xuấtnhập khẩu đã góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt thungoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán giải quyết công ăn việc làm cho người dân,thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nâng cao vị thế củađất nước trong nền kinh tế toàn cầu Qua đó tận dụng, phát huy những ưu thếcủa mình, biến những mặt mạnh đó thành sức cạnh tranh trên trường quốc tế,nâng cao địa vị nước nhà.
Trong quá trình học tập tại ghế nhà trường, được sự hướng dẫn chỉ bảotận tình của các thầy cô giáo, bản thân em đã tiếp thu được nhiều kiến thức cơbản liên quan đến nghiệp vụ kinh tế ngoại thương Sau đó được áp dụng tại kỳthực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông để cóthêm hiểu biết về hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, quy trình xuất khẩu-nhậpkhẩu hàng hóa, đặc biệt là những kiến thức thực tế bổ ích khi được phân côngvào bộ phận hàng nhập khẩu
Trang 8Bài báo cáo tìm hiểu về “Quy trình xử lý chứng từ, khai báo hải quan cho
lô hàng nhập khẩu FCL” tại Công ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu
Chương 2: Thực trạng hoạt động của công ty
Chương 3: Ý kiến, quan điểm, đề xuất của bản thân
Do hạn chế về chuyên môn, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu thực tế đề tài,nên bài viết không tránh được những thiếu sót Em mong có sự góp ý của thầy
cô và các anh/chị nhân viên Công ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông đểbáo cáo thực tập tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn
Em xin cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh/ chị nhân viênCông ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông cùng thầy giáo Nguyễn VănHùng về những góp ý, hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập để giúp em chỉnhsửa hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp này
vii
Trang 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Giới thiệu chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
1.1.1 Khái niệm
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ giao nhận Theo Quytắc thống nhất về dịch vụ giao nhận vận tải của Liên đoàn quốc tế của các Hiệphội các nhà giao nhận vận tải ( FIATA) thì giao nhận vận tải được định nghĩanhư sau:
“Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa.”
Ngày 29/10/2004, FIATA đã phối hợp với Hiệp hội Châu Âu về các dịch
vụ giao nhận, vận tải, logistics và hải quan (CLECAT) đi đến thống nhất kháiniệm về dịch vụ giao nhận vận tải và logistics, đó là:
“ Giao nhận vận tải là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến chuyên chở ( được thực hiện bởi một hoặc nhiều dạng phương tiện vận tải), gom hàng, lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và
tư vấn có liên quan đến các dịch vụ kể trên bao gồm nhưng không chỉ giới hạn,
ở những vấn đề hải quan hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa và thu tiền hay lập các chứng từ liên quan đến hàng hóa Dịch vụ giao nhận bao gồm cả dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin hiện đại liên quan chặt chẽ đến quá trình vận tải, xếp dỡ hoặc lưu kho bãi, và quản lý chuỗi cung ứng trên thực tế Những dịch vụ này có
Trang 10thể được cung cấp để đáp ứng với việc áp dụng linh hoạt các dịch vụ được cung cấp.”
Tại Việt Nam, lần đầu tiên dịch vụ giao nhận được Luật thương mại năm
1997 đề cập một cách rõ ràng cụ thể theo điều 163 với nội dung tương tự nhưkhái niệm của FIATA Ngày nay, hoạt động giao nhận phát triển tới một bướctiến mới cung cấp dịch vụ hoàn hảo hơn và có sự kết hợp chặt chẽ với các hoạtđộng khác phục vụ khách hàng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn
1.1.2 Vai trò của người giao nhận
Trong hoạt động thương mại, người giao nhận đóng vai trò là người trunggian kết nối chặt chẽ giữa người xuất, nhập khẩu với người chuyên chở và các
cơ quan hữu quan khác để thực hiện các công việc được ủy thác nhằm đưa hànghóa đến nơi nhận một cách nhanh chóng và an toàn nhất Với vai trò này, ngườigiao nhận có thể đảm nhận các công việc như sau:
- Nghiên cứu lập kế hoạch và lựa chọn tuyến vận chuyển, người vậnchuyển, công ty xếp dỡ để thương lượng ký kết hợp đồng, thỏa thuận giá cả hợp lý.Thông tin, chỉ dẫn cho các bên liên quan trong quá trình vận chuyển và bảo quản,vấn đề an toàn đối với hàng hóa
- Cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ kho bãi của bên thứ ba để tổ chức lưukho, phân loại, đóng gói hàng hóa, in kẻ ký mã hiệu phù hợp với luật pháp cũngnhư thông lệ quốc gia nơi hàng hóa được giao cho người nhận, phù hợp với điềukiện và phương tiện vận chuyển, bốc xếp trong suốt quá trình vận chuyển trongphạm vi và điều kiện tài chính cho phép
- Tổ chức gom hàng, thu xếp các dịch vụ liên quan đến hàng như giámđịnh, mua bảo hiểm, thủ tục thông quan xuất, nhập khẩu và các thủ tục khác theoquy định của các cơ quan quản lý nhà nước, lập chứng từ hoặc tư vấn cho kháchhàng lập các chứng từ phù hợp
2
Trang 11- Sử dụng công nghệ thông tin hoặc kết nối với hệ thống EDI để theo dõihàng hóa, phân tích và dự báo thị trường và các thông tin có liên quan đến kháchhàng nhằm phối hợp một cách hài hòa với các tổ chức nhằm thông tin và tư vấn kịpthời cho khách hàng và bảo đảm rằng quá trình dịch chuyển hàng hóa là thông suốtvới thời gian vận chuyển và ngắn nhất với chi phí là hợp lý nhất.
1.1.3 Chức năng thương mại của người giao nhận
Người giao nhận có thể đảm nhận rất nhiều các chức năng khác nhautrong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng Trong suốt quá trình gửi hàng,người giao nhận có thể thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:
- Môi giới khai thuê hải quan
- Người giao nhận là đại lý
- Chuyển tiếp hàng hóa
- Lưu kho bảo quản hàng hóa
- Các dịch vụ gắn liền với dịch vụ vận tải
- Gom hàng và thông báo tiểu cước
- Là người chuyên chở
1.1.4 Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận.
Ðiều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền vànghĩa vụ sau đây:
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lýkhác
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi íchcủa khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưngphải thông báo ngay cho khách hàng
Trang 12- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn củakhách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợpđồng không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng
1.1.5 Cơ sở pháp lý
1.1.5.1 Luật quốc gia
Nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều các văn bản, quy phạm phápluật quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa để điều chỉnh các mối quan hệphát sinh từ các hợp đồng mua bán, giao nhận, xếp dỡ, vận tải… như:
- Luật thương mại 2005: Điều 233 đến 238
- Bộ Luật Hàng hải 2005: Điều 74 đến điều 97
- Một số bộ luật chuyên ngành có liên quan như: Luật giao thông đường bộ
2004, Luật doanh nghiệp 2005, Luật Hải quan 2005…
- Các Nghị định của Chính phủ: NĐ 54/2005/NĐ-CP, NĐ CP
187/2013/NĐ-NĐ 140/2007/187/2013/NĐ-NĐ-CP, 187/2013/NĐ-NĐ 87/2009/187/2013/NĐ-NĐ-CP, 187/2013/NĐ-NĐ 115/2007/187/2013/NĐ-NĐ-CP
- Các thông tư: TT 172/2010/TT-BTC, TT 194/2010/TT-BTC
1.1.5.2 Luật quốc tế
- Bộ quy tắc Thương mại Quốc tế INCORTERM do ICC ban hành
- Công ước viên năm 1980
- Quy tắc Hague 1924
- Quy tắc Hamburg 1978
- Quy tắc Rotterdam 2010
4
Trang 131.2 Giới thiệu về phương thức vận tải nguyên container (FCL)
1.2.1 Giới thiệu chung
FCL là chữ viết tắt của cụm từ “ Full Container Load” được sử dụngtrong ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế cho xuất khẩu và nhập khẩu hànghóa vận tải đường biển
Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một dịch vụ đường biểnquốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa đại dương của hànghoá mà một nước xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng độc quyền của một containervận tải biển chuyên dụng (thường là một container 20ft hoặc 40ft) Containervận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc vàsau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt hoặc đường
Trang 141.2.2.Trách nhiệm của các bên trong phương thức vận tải FCL
Đối với người gửi hàng FCL
- Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đónghàng
- Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn
- Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầykhông bị xê dịch trong quá trình vận chuyển
- Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhậnbiết loại hàng
- Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng
- Niêm chì (seal) cho container
- Thực hiện đổi lệnh và hạ container tại cảng xuất và thanh toán các chi phí nâng
hạ tại cảng
- Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEM/DET nếu có
Đối với người chở hàng FCL
- Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gửi hàng Trước khi gửi bill thìphải gửi bản vận đơn nháp (draft bill) để người gửi hàng kiểm tra thông tin trên bill
- Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo
- Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích
- Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tạibãi container (CY)
Đối với người nhận hàng FCL
6
Trang 15- Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắpxếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh Sau đó làm thủ tục hải quanthông quan lô hàng.
- Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúngnơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột
- Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cước container
1.2.3 Các chứng từ cần thiết
Trong phương thức vận tải FCL, có các chứng từ sau đây: vận đơn đườngbiển (Bill of Lading), chứng từ bảo hiểm (insurance documents- nếu có), giấychứng nhận xuất xứ (certificate of origin- nếu có), giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng/ chất lượng, giấy chứng nhận khử trùng, phiếu đóng gói (packinglist), hoán đơn thương mại (commercial invoice), hợp đồng mua bán (salescontract),…
1.2.3.1 Vận đơn đường biển ( BL)
Vận đơn đường biển là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vậntải đường biển, cho việc nhận hàng hoặc xếp hàng của người chuyên chở vàbằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó Vận đơn có thể được cấp vào những thời điểm sau:
- Sau khi hàng hóa bốc xong lên tàu ( Shipped on Board)
- Sau khi hàng hóa đã được nhận để chuyên chở ( Received forshipment)
Khi cấp vận đơn người chuyên chở, chủ tàu hoặc đại diện của họ phải kývào vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý Trong thực tế, vận đơn thường dongười chuyên chở, chủ tàu, thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở,chủ tàu hay thuyền trưởng ký
Vận đơn đường biển có 3 chức năng quan trọng sau đây:
Trang 16- Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở: Vận đơnđường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhậnhàng để chở Vận đơn chứng minh cho số lượng, khối lượng, tình trạngbên ngoài của hàng hóa 20 được giao Tại cảng đến, người chuyên chởcũng phải giao cho người nhận theo đúng khối lượng và tình trạng nhưlúc nhận ở cảng đi khi người nhận xuất trình vận đơn phù hợp
- Là chứng từ sở hữu (document of title) những hàng hóa mô tả trênvận đơn Ai có vận đơn trong tay, người đó có quyền đòi sở hữu hànghóa ghi trên đó Do có tính chất sở hữu nên vận đơn là một chứng từ lưuthông được (negotiable document) Người ta có thể mua, bán, chuyểnnhượng hàng hóa ghi trên vận đơn bằng cách mua, bán hay chuyểnnhượng vận đơn
- Là bằng chứng của hợp đồng vận tải (contract of carriage) đã được
ký kết giữa các bên Mặc dù bản thân vận đơn đường biển không phải làmột hợp đồng vận tải vì nó chỉ có chữ ký của một bên, nhưng vận đơn cógiá trị như một hợp đồng vận tải đường biển Nó không những điều chỉnhmối quan hệ giữa người gửi hàng với người chuyên chở mà còn điềuchỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng hoặcngười cầm vận đơn Nội dung của vận đơn không chỉ được thể hiện bằngnhững điều khoản ghi trên đó mà còn bị chi phối bởi các công ước quốc tế
8
Trang 17tên người nhận là đại lý hoặc đại diện của người đại lý giao nhận tại cảngđích Loại vận đơn này không có chức năng thanh toán theo tín dụng chứng từ
- Vận đơn của người giao nhận, tức vận đơn nhà hay vận dơn phụ(House B/L):
Người giao nhận đứng trên danh nghĩa người thầu chuyên chở, ký phát cho chủ hàng lẻ vận đơn của mình hoặc theo mẫu của Hiệp hội các tổ chức giaonhận quốc tế FIATA, nếu họ là thành viên của tổ chức này Vận đơn có đủ các thông tin cần thiết về hàng hóa, các bên… người nhận hàng là nhà nhập khẩu sẽ phải xuất trình vận đơn cho đại lý hoặc đại diện của người giao nhận hàng tại cảng đích
1.2.3.2 Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin - C/O)
Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuấthoặc khai thác ra hàng hóa
Chức năng và tác dụng của giấy chứng nhận xuất xứ:
- Hưởng những ưu đãi về thuế quan
- Chống phá giá, trợ giá
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch
1.2.3.3 Hóa đơn thương mại ( Invoice)
Là chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho người mua đểnhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa có nghĩa vụ phải thanhtoán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể
Mục đích của invoice:
- Là chứng từ cần thiết trong việc giao hàng
- Xác lập việc thanh toán với đối tác
- Xác định giá trị hải quan hàng hóa để tính giá nhập khẩu
Trang 181.2.3.4 Một số loại chứng từ khác
Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng/ chất lượng
Là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng, chất lượng của hàng hóathực giao Qua đó người mua có thể kiểm tra số lượng, trọng lượng, chất lượnghàng hóa của người bán đã thực giao ho mình thể hiện trên chứng từ
Phiếu đóng gói (packing list)
Là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả các hàng hóa đựng trong một kiệnhàng được lập khi đóng gói hàng hóa giúp người mua dễ dàng kiểm tra các loạihàng có trong mỗi kiện hàng
10
Trang 191.3 Giới thiệu chung về thủ tục hải quan điện tử.
1.3.1 Một số khái niệm
Theo nghị định số 08/2015/NĐ-CP:
Thủ tục hải quan điện tử : là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếpnhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi thông tin khác theo quy định củapháp luật về thủ tục hải quan điện tử giữa các bên có liên quan thực hiện thôngqua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: là hệ thống do Tổng cục Hảiquan quy quản lý do cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kếtnối, trao đổi thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu với các Bộ, ngành có liênquan
Hệ thống khai hải quan điện tử: là hệ thống cho phép người khai hải quanthực hiện việc khai hải quan điện tử, tiếp nhận thông tin, kết quả phản hồi của cơquan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử
Tham vấn trị giá: là việc cơ quan hải quan và người khai hải quan traođổi, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định trị giá hải quan đã kê khaicủa người khai hải quan
Hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành: làhàng hóa xuất khẩu nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểmdịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của phápluật
Tờ khai hải quan điện tử : là một dạng chứng từ điện tử bao gồm tập hợpcác chỉ tiêu thông tin khác của người khai hải quan
Trang 201.3.2 Đối tượng phải làm thủ tục hải quan và người khai hải quan
1.3.2.1 Đối tượng phải làm thủ tục hải quan.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, vật dụng trên phương tiện vậntải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt,công cụ chuyển nhượng , vàng, kim loại quý đá quý văn hóa phẩm, di vật, cổvật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập cảnh, quá cảnh trong địa bàn hoạt độngcủa cơ quan hải quan
Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển,đường thủy nội địa, đường song xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1.3.2.2 Người khai hải quan
Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Trường hợp hàng hóa là thương nhânnước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quanthông qua đại lý thủ tục hải quan
Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quácảnh hoặc người được chủ phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủyquyền
Người được chủ hàng ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu,quà tặng của cá nhân, hành lý gửi trước, gửi sau của người xuất cảnh, nhập cảnh.Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa
Đại lý làm thủ tục hải quan
Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phátnhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác
1.3.3 Hồ sơ hải quan điện tử đối với hàng nhập khẩu
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy , người khai hải quankhai và nộp 2 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu
12
Trang 21Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán chongười bán: 1 bản chụp (trừ một số trường hợp quy định trong thông tư số38/2015/TT-BTC).
Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối vớitrường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đườngsắt, đường bộ, vận tải đa phương thức: 1 bản chụp
Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu: giấyphép nhập khẩu theo hạn nghạch thuế quan: 1 bản chính nếu nhập khẩu một lầnhoặc 1 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi lùi nếu nhập khẩu nhiều lần
Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của
cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 1 bản chính
Tờ khai trị giá (nếu có yêu cầu) : Gửi đến hệ thống dưới dạng dữ liệu điện
tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 2 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờkhai hải quan giấy)
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hànghóa hoặc Chứng từ chứng nhận xuất xứ): 1 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng
dữ liệu điện tử
1.3.4 Hệ thống VNACCS/VCIS
Hệ thống VNACCS/VCIS là Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế mộtcửa quốc gia gồm 2 hệ thống nhỏ: Hệ thống thông quan tự động ( gọi tắt là hệthống VNACCS); Hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ ( gọi tắt là hệthống VCIS) Hệ thống VNACCS/VCIS gồm các phần mềm chủ yếu: Khai báođiện tử ( e-Declaration); Manifest điện tử ( e-Manifest);Hóa đơn điện tử ( e-Invoice); Thanh toán điện tử( e- Payment); C/O điện tử ( e-C/O); Phân luồng( selectivity); Quản lý hồ sơ rủi ro tiêu chí rủi ro; Quản lý doanh nghiệp XNK;Thông quan và giải phóng hàng; Giám sát và kiểm soát
Trang 22Hệ thống VNACCS là hệ thống thông quan hàng hóa tự động của ViệtNam( tên tiếng Anh là Viet Nam automated cargo clearance system) Hệ thốngVNACCS sử dụng cho mục đích thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
14
Trang 23CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông
2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
2.1.1 Logo công ty
Công ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông là một công ty giàu kinhnghiệm hoạt động trong lĩnh vực vận tải, giao nhận, đại lý tàu và thuyền viênvới đội ngũ cán bộ nhân viên có chuyên môn và làm việc hiệu quả cùng với hệthống cơ sở vật chất được đầu tư, các thiết bị vận tải, các kho lưu trữ hàng hóagiúp cung cấp những dịch vụ tốt nhất đến khách hàng Với kinh nghiệm gần 10năm hoạt động, cùng sự linh hoạt, nhạy bén, năng động đã tạo cho mình một chỗđứng khá vững chắc trong lĩnh vực giao nhận, thiết lập được mối quan hệ muabán bền vững với một số khách hàng ở trong nước Trong những năm gần đây,chất lượng dịch vụ của Sao Phương Đông được khách hàng đánh giá ngày càngcao Có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ công ty có những bước đi đúngđắn, có sự đầu tư nghiên cứu thị trường, có chiến lược kinh doanh phù hợp, vậndụng hiệu quả các chính sách Marketing Đây là điều quan trọng giúp cho công
ty có thêm nhiều khách hàng và phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới
- Tên công ty: Công ty TNHH Vận tải biển Sao Phương Đông
- Tên tiếng Anh : East Star Shipping Co., TLD
- Ngày thành lập: ngày 07 tháng 06 năm 2011
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 352/HK6, Đường số 4, Khu đô thị WaterfrontCity, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
- Website: http://www.eastar-shipping.com/
Trang 24- Điện thoại: +84.31.3734698.
- Fax: +84.31.3734697
- Mã số doanh nghiệp: 0201179082 Đăng ký & quản lý bởi Chi cục ThuếQuận Lê Chân
- Vốn điều lê ª ban đầu: 5.000.000.000 VNĐ ( năm tỷ Việt Nam đồng)
- Đại diê ªn công ty: ông Đào Trọng Thành
- Email: crew@eastar-shipping.com
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động.
Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ liên quan đến vận tải:
- Giao nhận vận tải quốc tế
- Kiểm hóa và giám sát
- Đóng gói, xếp dỡ, bao kiện
Ngoài ra, công ty còn mới hoạt động trên lĩnh vực Đại lý tàu, tuyển dụng
và cung ứng thuyền viên cho các chủ tàu nước ngoài lớn tại Châu Âu, NhậtBản…
16
Trang 252.1.3 Cơ cấu tổ chức.
2.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.
Ban giám đốc
- Thực hiện chức năng quản trị, chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của công
ty theo quy định của pháp luật
- Là người có quyền quyết định và chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạtđộng của công ty
- Là người đại diện cho công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm trướcpháp luật về hoạt động kinh doanh của công ty
- Hoạch định mọi chính sách của công ty như: chính sách tiền lương, chínhsách khen thưởng, kỷ luật cũng như phương hướng, chiến lược kinhdoanh của công ty
- Trực tiếp quản lý nguồn vốn, lợi nhuận, ký kết các hợp đồng
Nhân viên khai hải quan
Nhân viên
khai thác
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Trang 26- Xuất hóa đơn phác thảo (Debit, bảng tổng kết) cho khách hàng.
- Liên lạc với khách hàng để kiểm tra tính chính xác của hóa đơn phác thảo
- Xuất hóa đơn gốc
- Kết hợp và hỗ trợ tài chính cho các phòng ban khác trong việc thanh toáncác chi phí dịch vụ, cước phí vận chuyển hoặc tính toán và chi tiền hoahồng cho khách hàng đối với những lô hàng tự khai thác
- Báo cáo cho Giám đốc tình hình hoạt động của công ty, cũng như tìnhhình công nợ cuối tháng và kế hoạch truy thu công nợ
- Tổng kết cuối tháng tình hình trả lương, thưởng cho nhân viên
- Lưu lại các tài liệu, chứng từ cần thiết
Phòng kinh doanh
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc điều hành hoạt động SXKD đúngngành nghề, đúng pháp luật, mang lại hiệu quả cao; xây dựng chiến lượckinh doanh chung của Công ty theo từng giai đoạn: Ngắn hạn – Trung hạn– Dài hạn; công tác tài chính – ngân hàng
- Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạchcông việc của Phòng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt
18
Trang 27- Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thànhngân sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệttừng thời kỳ.
- Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáokhác theo yêu cầu của Ban điều hành
- Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng;đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cảitiến, giúp nâng cao hoạt động của Công ty
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phân công.Phòng nhân sự
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, ngân sách vàcác chế độ chính sách nhân sự
- Tuyển dụng
- Đào tạo và phát triển
- Đánh giá thành tích, đánh giá năng lực
- Quản lý mối quan hệ nhân sự Lương thưởng và phúc lợi
- Quản lý thủ tục hành chính nhân sự
- Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản hành chính, đảm bảo anninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổtrong công ty
- Tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc
- Tham mưu đề xuất cho Ban Giám đốc để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vựcHành chính - Nhân sự
- Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa BanGiám đốc và Người lao động
Phòng logistics
- Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty
- Tổ chức và quản lý công tác thị trường, tìm kiếm thị trương xuất nhậpkhẩu cho công ty