1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Biện pháp tăng cường công tác quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Nước sạch số 2 Hải Phòng

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Tăng Cường Công Tác Quản Lý Chi Phí Tại Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Nước Sạch Số 2 Hải Phòng
Tác giả Nguyễn Thị Bích Phượng
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Trụ Phi
Trường học Trường Đại học Hải Phòng
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 916,24 KB

Nội dung

Mặt khác, hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào về thực trạng cũng như giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng.. Mục đíc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Vũ Trụ Phi

HẢI PHÒNG - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình được tìm hiểu và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi Các số liệu và nội dung nghiên cứu trong luận văn

là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Phượng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Trong thời gian vừa qua, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo Trường Đại học Hải Phòng đã giảng dạy tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ “Biện pháp tăng cường công tác quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng” đúng hạn và có chất lượng

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Vũ Trụ Phi là giáo viên trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong trường đã trực tiếp giảng dạy cho tôi trong thời gian học tập tại trường Chúc các thầy, cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp giảng dạy

Thời gian thực hiện luận văn không tránh khỏi những hạn chế Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, nhà nghiên cứu và độc giả để luận văn hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hải Phòng, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Bích Phượng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC BIỂU vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Khái quát về chi phí của doanh nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm về chi phí 4

1.1.2 Nội dung của chi phí 4

1.2 Quản lý chi phí của doanh nghiệp 6

1.2.1 Vai trò của quản lý chi phí 6

1.2.2 Phân loại chi phí 7

1.2.3 Thu thập các thông tin chi phí 12

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí của doanh nghiệp 12

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NƯỚC SẠCH SỐ 2 HẢI PHÒNG 16

2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng 16

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 16

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng 18

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 24

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng 30

2.2.1 Quản lý chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 30

2.2.2 Quản lý chi phí cho hoạt động khác 44

Trang 6

2.3 Đánh giá tình hình quản lý chi phí tại Công ty cổ phần Kinh doanh nước

sạch Số 2 Hải Phòng 44

2.3.1 Những kết quả đạt được 44

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 49

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH NƯỚC SẠCH SỐ 2 HẢI PHÒNG 51

3.1 Định hướng phát triển của Công ty 51

3.1.1 Phương hướng hoạt động chung 51

3.1.2 Mục tiêu hoạt động của công ty .51

3.1.3 Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 53

3.2 Đề xuất một số biện pháp quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Kinh doanh Nước sạch số 2 Hải Phòng 54

3.2.1 Chú trọng xây dựng định mức chi phí sản xuất tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc quản lý 55

3.2.2 Quản lý chi phí sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh 58

3.2.3 Xây dựng quy trình quản lý chi phí 59

3.2.4 Áp dụng ứng dụng khoa học hiện đại trong công tác quản lý chi phí 60

3.2.5 Tổ chức bộ phận quản lý chi phí 61

3.2.6 Để người lao động trực tiếp tham gia công tác quản lý chi phí 61

3.3 Một số kiến nghị 63

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 7

BHXH Bảo hiểm xã hội

CNTT Công nghệ thông tin

KPCĐ Kinh phí công đoàn

TSCĐ Tài sản cố định

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Số hiệu

2.2 Tổng hợp sản lượng nước sản xuất giai đoạn 2015-2018 24 2.3 Tổng hợp sản lượng nước tiêu thụ giai đoạn 2015-2018 25 2.4 Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2015-2018 26 2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015-2018 28 2.6 Bảng phân tích quản lý sản xuất kinh doanh theo khoản mục 32 2.7 Bảng phân tích biến động doanh thu – chi phí- lợi nhuận 37

2.8

Bảng phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh theo khoản mục giá thành

39

Trang 9

DANH MỤC CÁC BIỂU

Bảng

2.1 Biểu đồ doanh thu giai đoạn 2015-2018 27 2.2 Biểu đồ lợi nhuận giai đoạn 2015-2018 29

2.5 Biểu đồ doanh thu – chi phí- lợi nhuận 37

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Trang 10

MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để nâng cao năng lực và vị thế cạnh tranh của mình Các doanh nghiệp sẽ không đạt được mục tiêu bù đắp chi phí và tối đa hoá lợi nhuận nếu như hàng hoá của doanh nghiệp không được thị trường chấp nhận Ngược lại nếu chỉ phí thoả mãn nhu cầu của thị trường, mà không chú ý đến vấn

đề bù đắp chi phí và thu lợi nhuận cao thì doanh nghiệp không thể tồn tại trên thương trường với những đối thủ cạnh tranh đầy thế lực và sức mạnh

Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng với nhiệm vụ là sản xuất và cung cấp nước sạch cho khách hàng khu vực phía Tây Bắc Thành phố Hải Phòng bao gồm các phường Quán Toan, Hùng Vương thuộc quận Hồng Bàng, các xã, thị trấn thuộc huyện An Dương và các khu công nghiệp NOMURA, Tràng Duệ, Thâm Quyến… Tiền thân là xí nghiệp Sản xuất nước Vật Cách thuộc Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) Đến năm 2009, sau khi cổ phần hóa tách ra thành Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của nhà nước

Mặt khác, hiện nay chưa có một đề tài nghiên cứu nào về thực trạng cũng như giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng

Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp tăng cường công tác quản lý chi phí tại Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng”

1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất được một số biện pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí tại công ty cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng trong giai đoạn 2019 – 2023 Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chi phí và công tác quản lý chi phí trong doanh nghiệp Phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí tại Công ty cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng trong giai đoạn 2015-2018 để tìm ra các

Trang 11

điểm mạnh, điểm yếu và các nguyên nhân của nó Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Công ty cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng giai đoạn 2019 – 2023

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn có đối tượng nghiên cứu là công tác quản lý chi phí tại Công ty cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và khảo sát thực tế để thu thập các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về lý luận chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và thực tiễn quản lý chi phí tại Công ty cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2018 Trên cơ sở dữ liệu thu thập được tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thống kê, tổng hợp để tìm ra các nguyên nhân gây nên các hạn chế, yếu kém về công tác quản lý chi phí tại Công

ty và đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí tại Công

ty cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng giai đoạn 2019 – 2023

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học, đề tài luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi phí trong doanh nghiệp; xác định những nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quản lý chi phí của doanh nghiệp

Trang 12

Về mặt thực tiễn, đề tài luận văn đã phân tích toàn diện, thực trạng công tác quản lý chi phí, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân tồn tại trong doanh nghiệp Đồng thời luận văn cũng đã đề xuất một số biện pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí tại Công ty cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng giai đoạn 2019-2023

6 Kết cấu và nội dung đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về quản lý chi phí trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi phí tại công ty cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng giai đoạn 2015 – 2018

Chương 3 Một số biện pháp tăng cường công tác quản lý chi phí tại Công ty

cổ phần Kinh doanh Nước sạch Số 2 Hải Phòng

Trang 13

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về chi phí của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về chi phí

Chi phí là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ hao phí về sức lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận nhất thiết phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định dù nhiều hay ít

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, thiết bị máy móc, trả công cho công nhân, nguyên vật liệu …

Do tính tất yếu là phát sinh các chi phí này có tính chất thường xuyên và gắn với quá trình sản xuất sản phẩm nên gọi là chi phí sản xuất của doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở, doanh nghiệp ngoài việc tiến hành các hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp còn có thể tiến hành các hoạt động khác như: đầu tư chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho thuê tài sản để tăng lợi nhuận Để thực hiện các hoạt động này, doanh nghiệp cũng phải bỏ ra chi phí nhất định được gọi là chi phí cho các hoạt động bất thường khác

Như vậy nhìn từ góc độ bên trong doanh nghiệp, có thể hiểu chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản chi phí không chỉ cho hoạt động kinh doanh,

mà còn cho cả các hoạt động khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, thiết bị máy móc, trả công cho công nhân, nguyên vật liệu …

Do tính tất yếu là phát sinh các chi phí này có tính chất thường xuyên và gắn với quá trình sản xuất sản phẩm nên gọi là chi phí sản xuất của doanh nghiệp

1.1.2 Nội dung của chi phí

Chi phí của Doanh nghiệp bao gồm: chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí cho hoạt động tài chính và chi phí cho hoạt động bất thường

* Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp bao gồm:

Trang 14

+ Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu động lực của doanh nghiệp

+ Khấu hao tài sản cố định: được trích khấu hao theo quy định đối với toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp

+ Lãi trả cho số vốn huy động vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Các khoản trích nộp theo quỹ lương của doanh nghiệp như: BHXH, BHYT, KPCĐ

+ Tiền lương: bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp doanh nghiệp phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí phải trả cho tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp về cung cấp các dịch vụ được thực hiện theo nhu cầu của doanh nghiệp như phí vận chuyển hàng hoá, vật tư, chi phí tiền điện, nước, điện thoại, Fax; chi phí thuê sửa chữa TSCĐ, trả cho bộ phận dịch vụ tư vấn, kiểm toán, quảng cáo, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới, uỷ thác xuất nhập khẩu và các chi phí khác

+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái, tỷ giá ngoại tệ

+ Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí như chi phí tiếp tân, tiếp khách, giao dịch, phí hiệp hội ngành nghề của doanh nghiệp cũng được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh như các thuế: thuế môn bài, thuế sử dụng đất, các chi phí dự phòng giảm giá như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó đòi, các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của Chính phủ và những quy định về hợp đồng lao động Các khoản chi phí này có thể coi như các khoản chi phí luật bất thành văn

* Chi phí cho hoạt động tài chính bao gồm:

+ Chi phí cho thuê tài chính, liên doanh liên kết

+ Chi phí mua bán chứng khoán, dự phòng giảm giá chứng khoán

+ Chiết khấu thanh toán cho người mua hàng trả tiền trước hạn, hoa hồng cho người mua

+Trả lãi cho số vốn huy động

+Các chi phí khác liên quan đến việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp

Trang 15

* Chi phí cho hoạt động bất thường bao gồm:

+Chi phí cho việc thanh lý nhượng bán tài sản, giá trị tổn thất tài sản + Các chi phí thu hồi nợ khó đòi, các khoản tiền bị phạt vi phạm hợp đồng

+ Các chi phí bất thường khác

1.2 Quản lý chi phí của doanh nghiệp

1.2.1 Vai trò của quản lý chi phí

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, bởi vì nếu chi phí không hợp lý, chưa có chiều sâu, không đúng với thực chất của nó, đều gây ra những khó khăn và đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà quản trị tài chính là phải thường xuyên cập nhật, kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để biết được những rủi ro, lãng phí nằm

ở đâu và đưa ra giải pháp thích hợp

Chi phí sản xuất kinh doanh là sự kết tinh của việc sử dụng các yếu tố thuộc quá trình sản xuất vào sản xuất sản phẩm trong kỳ Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải đưa ra được định mức cụ thể cho việc cát giảm chi phí ở từng khâu, từng bộ phận, đồng thời có những giải pháp kiểm soát thực hiện những định mức một cách chặt chẽ Biến động tăng hoặc giảm chi phí sản xuất sản phẩm phản ánh trình độ điều hành, khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố sản xuất kinh doanh của quản trị kinh doanh của doanh nghiệp

Có thể nói rằng quản lý chi phí luôn giữ một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, quản lý chi phí nếu được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình sản xuất quản lý chi phí càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết điều này thể hiện qua:

+ Trên thị trường có sự cạnh tranh của nhiều loại hàng hoá đa dạng, phong phú các doanh nghiệp buộc phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

và phải tìm biện pháp giảm chi phí, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm, chính vì vậy công tác quản lý chi phí tốt tạo cho doanh

Trang 16

nghiệp một lợi thế nhất định trong cạnh tranh, doanh nghiệp có thể giảm giá bán đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm thu hồi vốn nhanh

+ Cần thực hiện tốt các phương pháp quản lý chi phí là biện pháp cơ bản, lâu dài và trực tiếp làm tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp Vì giá cả được hình thành bởi mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, vì vậy nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, giá thành hạ so với giá bán trên thị trường, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận trực tiếp trên một đơn vị sản phẩm càng cao

+ Quản lý chi phí là nền tảng giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất các sản phẩm, dịch vụ Nếu doanh nghiệp quản lý tốt các khoản mục chi phí thì cùng với khối lượng dùng cho sản xuất như cũ, nhu cầu vốn lưu động sẽ được giảm bớt

do đã tiết kiệm được chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí quản lý… Trong điều kiện đó doanh nghiệp có thể rút bớt vốn lưu động dùng trong sản xuất hoặc có thể mở rộng quy mô sản xuất tăng thêm lượng sản phẩm tiêu thụ ra thị trường

Bởi vậy sự tồn tại lâu dài được hay không của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố như: khả năng ứng xử giá linh hoạt của các sản phẩm

mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường và được thị trường chấp nhận, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tính toán chi phí biết khai thác những khả năng sẵn có của mình để giảm chi phí tới mức thấp nhất cũng là một điều kiện tiên quyết, để đạt mức lãi suất cao trong kinh doanh

Do vậy việc quản lý chi phí là một vấn đề mà bất kể một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, thương mại hay dịch vụ nào cũng đều phải quan tâm

1.2.2 Phân loại chi phí

Chi phí của doanh nghiệp trong thực tế có rất nhiều loại Vì vậy để phục

vụ cho công tác quản lý, kiểm toán, hạch toán, và phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, tìm kiếm các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhất thiết cần phải tiến hành phân loại chi phí theo một số tiêu chuẩn nhất định

Nội dung quan trọng của quản lý chi phí là phải phân loại được các chi phí sản xuất kinh doanh như:

Trang 17

1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế

Thông thường người ta sử dụng một số cách phân loại chi phí như sau:

* Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm 5 loại:

• Chi phí vật tư mua ngoài

Là toàn bộ giá trị các vật tư mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Chi phí nguyên vật liệu chính: là nguyên vật liệu chính được sử dụng trực tiếp sản xuất

+ Chi phí nguyên vật liệu phụ: bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại vật liệu dùng kết hợp với những nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền, … của sản phẩm hoặc

+ Chi phí nhiên liệu: bao gồm giá mua và chi phí mua của nhiên liệu + Chi phí phụ tùng thay thế: bao gồm giá mua và chi phí mua các phụ tùng thay thế Như các bộ phận, thiết bị, chi tiết dùng thay thế trong máy móc, thiết bị khi sửa chữa

+ Chi phí nguyên vật liệu khác: Như chi phí nguyên vật liệu đặc thù, chi phí về phế phẩm, phế liệu khi muốn tận dụng

• Chi phí nhân công

Chi phí nhân công bao gồm: Các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT cho người lao động mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ

• Chi phí khấu hao tài sản cố định

Chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả các tài sản cố định, dài hạn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh Biết được tổng mức chi phí khấu hao trong sản xuất giúp nhà quản trị nhận biết được mức chuyển dịch, hao mòn tài sản cố định, tài sản dài hạn

• Chi phí dịch vụ mua ngoài

Trang 18

Chi phí này bao gồm: dịch vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : điện nước, giá bảo hiểm tài sản, giá thuê nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện

• Chi phí khác bằng tiền

Chi phí này bao gồm: tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh nghiệp

1.2.2.2 Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí

Theo cách phân loại này những chi phí có cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh chi phí sẽ được xếp vào một loại gọi là các khoản mục chi phí

Trang 19

• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Khoản mục chi phí này bao gồm: toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ

• Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí này bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH của các lao động trực tiếp thực hiện từng quá trình sản xuất kinh doanh

Đây là khoản chi phí dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh Trong quản lý, chi phí nhân công sản xuất được định mức theo từng loại sản phẩm, dịch vụ

• Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí điện, nước, tiền thưởng cho nhân viên

+ Chi phí nguyên vật liệu tiêu dùng trong máy móc thiết bị, công cụ, dụng

cụ dùng trong sản xuất

+ Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ khác dùng trong hoạt động sản xuất

+ Chi phí bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất

+ Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, nhân viên bảo vệ

• Chi phí bán hàng

Chí phí bán hàng còn được gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược và chính sách bán hàng của doanh nghiệp khoản mục chi phí bán hàng bao gồm:

+ Chi phí lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn

bộ lao động trực tiếp, gián tiếp hay quản lý hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hoá tiêu thụ Các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng

Trang 20

+ Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, đóng gói, bảo quản vận chuyển hàng hoá tiêu thụ

+ Chi phí về công cụ dụng cụ dùng trong việc bán hàng như: bao bì sử dụng luân chuyển, đồ dùng, các quầy hàng

+ Chi phí khấu hao thiết bị, TSCĐ dùng trong bán hàng như khấu hao phương tiện vận tải, khấu hao cửa hàng, nhà kho, bến bãi

+ Chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan đến bán hàng như chi phí quảng cáo, chi phí hội chợ, chi phí khuyến mãi, chi phí bảo hành sản phẩm

• Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm:

+ Chi phí lương và các khoản phụ cấp trích theo lương tính vào chi phí của người lao động, quản lý ở các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp

+ Chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, công cụ, nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị

+ Chi phí khấu hao thiết bị, máy móc, TSCĐ khác phục vụ cho bộ máy quản lý dùng chung cho doanh nghiệp

+ Chi phí dịch vụ điện, nước, điện thoại, bảo hiểm, lãi vay phục vụ chung toàn doanh nghiệp

+ Các khoản chi phí liên quan đến việc giảm sút giá trị tài sản do tác động của thị trường, tình hình kinh tế dùng trong sản xuất kinh doanh như dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hao hụt trong khâu dự trữ

+ Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản

+ Các chi phí khác bằng tiền liên quan đến phục vụ quản lý toàn doanh nghiệp Cách phân loại chi phí này giúp cho doanh nghiệp có thể tập hợp chi phí

và tính giá thành cho từng loại sản phẩm; quản lý chi phí tại địa điểm phát sinh

để khai thác khả năng hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với qui mô sản xuất kinh doanh

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm hai loại: Chi phí cố định và chi phí biến đổi

Trang 21

• Chi phí cố định

Chi phí cố định là các chi phí không thay đổi (hay thay đổi không đáng kể) theo sự thay đổi của qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thuộc loại chi phí này bao gồm: Chi phí khấu hao TSCĐ (theo thời gian);

* Chi phí biến đổi

Chi phí biến đổi là các loại chi phí thay đổi theo mức sản lượng của qui mô sản xuất Thuộc loại chi phí này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí dịch vụ được cung cấp như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, thuế trực thu

1.2.3 Thu thập các thông tin chi phí

Thu thập các thông tin chi phí giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các quyết định như: “định giá bán” cho sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp Với các thông tin về chi phí sản xuất cho một loại sản phẩm hàng hoá doanh nghiệp sẽ quyết định nên bán với giá bao nhiêu để có thể bù đắp được chi phí, và phải sản xuất ở mức sản lượng như thế nào là đạt mức lợi nhuận tối đa, hay hoà vốn hoặc nếu lỗ thì ở mức ít nhất Việc thu thập các thông tin về chi phí giúp doanh nghiệp biết được bức tranh thực về hiệu quả kinh của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định như có thể “tự làm hay mua ở bên ngoài” hoặc từ đó “có nên tiếp tục sản xuất” loại sản phẩm này nữa hay không?

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí của doanh nghiệp

Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố Nhưng ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí của doanh nghiệp thành 3 nhóm nhân tố chủ yếu sau:

* Trình độ về mặt khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất

Việc áp dụng nhanh chóng những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất, các máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ hiện đại được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều, tạo khả năng lớn cho việc tiết kiệm hao phí lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất Vì vậy việc áp dụng nhanh chóng những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công nghệ sản xuất là nhân tố cực kỳ quan trọng

Trang 22

* Trình độ về mặt tổ chức sản xuất, tài chính và sử dụng con người của doanh nghiệp

Trong thực tế cho thấy việc tổ chức sản xuất, tài chính khoa học, và sử dụng con người hợp lý có tác động mạnh mẽ đến việc công tác quản lý chi phí

Có thể nói việc tổ chức sản xuất, tài chính, sử dụng con người có ảnh hưởng rất lớn đến giảm bớt chi phí quản lý sản xuất kinh doanh, góp phần vào việc hạ giá thành tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

* Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thực tế, điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp có gặp khó khăn hay thuận lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn tới quản

lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Hoặc trong điều kiện sản xuất mang tính cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi, các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư nhiều hơn cho đổi mới kỹ thuật, đào tạo bồi dưỡng lao động, công nghệ sản xuất, quảng cáo tiếp thị, mở rộng thị trường 1.4 Nội dung quản lý chi phí tại doanh nghiệp

1.4.1 Định mức chi phí

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp tùy thuộc vào loại hình hoạt động của doanh nghiệp mà chi phí phát sinh khác nhau

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản sau:

Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, BHXH, BHYT, BHTN… của Ban Giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng, ban của doanh nghiệp

Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ, công cụ, dụng cụ, (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT)

Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý (giá có thuế hoặc chưa có thuế GTGT)

Trang 23

Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải truyền dẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng,

Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất, và các khoản phí, lệ phí khác

Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục

vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu

kỹ thuật, bằng sáng chế, (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý doanh nghiệp; tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ

Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí nêu trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ…

Giúp minh bạch quá trình chi tiêu, mua sắm

Cung cấp các báo cáo kèm theo KPI, giúp nhận diện và kiểm soát từng hạng mục chi phí tránh chi vượt định mức

Giảm đáng kể thời gian cho nhân viên và bộ phận quản lý đã sử dụng cho việc lập phiếu đề xuất, phê duyệt và quản lý thông tin cho từng hạng mục chi phí

Cung cấp khả năng Business Intellingence (BI) để hỗ trợ lãnh đạo phân tích, khai thác dữ liệu thành các thông tin có ý nghĩa nhằm hỗ trợ việc ra quyết định cũng như dự toán chi cho các kỳ sau

Trang 24

Phân hệ cung cấp đầy đủ chức năng để quản lý toàn bộ chu trình quản lý

kế hoạch chi phí:

- Lập và xét duyệt kế hoạch của từng đơn vị, phòng, ban

- Cập nhật số liệu thực hiện chi phí thông qua các Phiếu đề xuất và cập nhật số liệu tổng hợp định kỳ

- Theo dõi, xem báo cáo, phân tích với Dashboard kèm theo KPI

1.4.3 Quy trình kiểm soát chi phí

Để năng cao hiệu quả chi tiêu trong doanh nghiệp, nhà quản lý phải đưa ra được các biện pháp làm giảm chi phí Nhà quản lý chi phí nên theo quy trình sau

để đưa ra các biện pháp giảm chi phí:

- Bước 1: nhà quản lý phải phát hiện các chi phí cần phải cắt giảm bằng cách nhận diện và tập hợp các chi phí theo từng trung tâm và kết quả tính toán các biến động sẽ giúp phát hiện được các bộ phận yếu kém trong doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng chi phí Thông thường, chúng ta chỉ cần quan tâm đến những biến động có tỷ lệ phần trăm lớn (so với định mức) hay có giá trị lớn hoặc các biến động bất lợi kéo dài theo thời gian

- Bước 2: nhà quản lý cần xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến động bất lợi: Thông thường một biến động bất lợi về chi phí có thể có nhiều nguyên nhân, nhà quản lý nên tập trung vào một vài nguyên nhân chủ yếu, và bỏ qua các nguyên nhân còn lại

- Bước 3: nhà quản lý phải đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí: Việc đề

ra các biện pháp cắt giảm chi phí đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các nhân viên,

bộ phận liên quan vì thông thường, các biện pháp này thiên về mặt kỹ thuật hơn

là quản lý

Tóm lại, bất kỳ doanh nghiệp nào khi hoạt động đều phát sinh chi phí, đối với nhà quản lý thì vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã chi ra Kiểm soát được chi phí sẽ nâng cao hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 25

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH

NƯỚC SẠCH SỐ 2 HẢI PHÒNG 2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng

2.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

2.1.1.1 Giới thiệu chung

Tên công ty: Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng Tên viết tắt: Công ty Cấp nước số 2 Hải Phòng

Tên tiếng anh: HAI PHONG NUMBER TWO WATER BUSINESS JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng

Điện thoại: 0225 3871 589 fax: 0225 3743 206

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0200933035, đăng ký lần đầu ngày 05/06/2009, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 26/04/2018

Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần có vốn góp chi phối của Nhà nước (vốn điều lệ 58,8 tỷ)

Lĩnh vực hoạt động chính: Khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng (tiền thân là Xí nghiệp sản xuất nước Vật Cách) được xây dựng năm 1987 trực thuộc Công ty TNHH MTV Cấp nước Hải Phòng (nay là Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng) Công ty đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp an sinh xã hội và phát triển của thành phố Hải Phòng Là đơn vị có bề dày truyền thống về sản xuất và cung cấp nước sạch phục vụ khách hàng, nhiều năm liền được trao thưởng giấy khen và bằng khen Đặc biệt năm 2003, đơn vị được Bộ Xây dựng tặng Bằng khen “ Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch công tác năm 2003”

Theo lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, ngày 28/5/2009 Xí nghiệp sản xuất nước Vật Cách được tách ra, cổ phần hóa và thành lập Công ty

Trang 26

theo quyết định số 969/QĐ - UBND của UBND thành phố Hải Phòng với tên gọi Công ty Cổ phần Cấp nước Vật Cách Hải Phòng

Ngày 22/06/2012, Công ty đổi tên theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng thành Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng

2.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ

Hoạt động chính của Công ty là sản xuất và cung cấp nước sạch cho khách hàng khu vực phía Tây Bắc Thành phố Hải Phòng bao gồm các phường Quán Toan, Hùng Vương thuộc quận Hồng Bàng, các xã, thị trấn thuộc huyện

An Dương và các khu công nghiệp NOMURA, Tràng Duệ, Thâm Quyến… Ngoài ra Công ty còn có chức năng thiết kế công trình cấp thoát nước, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, xây dựng công trình cấp thoát nước

Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng bình quân vận hành sản xuất đạt trên 25.000 m3/ngày đêm (thiết kế ban đầu là 11.000 m3/ngày đêm), đảm bảo sản xuất và cung cấp nước 24/24h đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của trên 25.000 khách hàng (tương ứng với hơn 94.000 người sử dụng nước sạch do Công ty sản xuất) trong vùng phục vụ Hệ thống đường ống truyền dẫn D300 – D600 dài 18 km, hệ thống đường ống phân phối D100 – D250 dài khoảng 45 km, đường ống dịch vụ DN32 – DN75 dài khoảng 300 km Hàng năm, Công ty triển khai phát triển khách hàng, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch phát triển trên địa bàn

2.1.2.4 Đặc điểm sản phẩm và dây truyền sản xuất của Công ty

Sản phẩm chủ yếu của Công ty là nước sạch sinh hoạt, đảm bảo chất lượng nước cấp phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5502:2003 nước cấp sinh hoạt, tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y Tế, được Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Quan trắc – phân tích môi trường Biển, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường chứng nhận đạt tiêu chuẩn

Trang 27

NƯỚC NGUỒN (kênh Tân Hưng Hồng)

HỒ SƠ LẮNG (Vùng bảo vệ nguồn nước)

TRẠM BƠM CẤP 1 (Bơm nước thô)

CỤM BỂ TRỘN, KHUẤY, LẮNG

MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC (Cấp nước đến khách hàng)

TRẠM BƠM CẤP 2 (Bơm nước sạch) NƯỚC SẠCH BỂ CHỨA CỤM BỂ LỌC

PAC (Hóa chất xử lý nước)

CLO (Hóa chất xử lý nước)

BÙN

NƯỚC THẢI

TIẾNG ỒN (động cơ máy bơm)

TIẾNG ỒN (động cơ máy bơm)

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất nước sạch

Nguồn: Phòng Kế hoạch kỹ thuật 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty

Sơ đồ 2.2: Bộ máy tổ chức Công ty

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Trang 28

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm:

Đại hội đồng Cổ đông;

Giám đốc Công ty: Là do Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc và quy định mức lương, thù lao và các quyền lợi khác Giám đốc là người trực tiêp điêu hành mọi công việc hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về các quyết định của mình

Phó Giám đốc sản xuất: Quản lý và chỉ đạo các hoạt động của Khối sản xuất, chất lượng nước Công ty Trực tiếp quản lý Tổ Sản xuất và Tổ Sửa chữa nhà máy

Phó Giám đốc kinh doanh: Quản lý và chỉ đạo hoạt động của Khối tiêu thụ Điều hành hoạt động của Tổ quản lý nước An Dương 1, An Dương 2, Quán Toan – Hùng Vương, Tổ thanh tra, Tổ Đồng hồ

Phòng Tổ chức hành chính: Phụ trách các hoạt động về tổ chức, nhân sự, lao động, tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, công tác BHXH, BHYT, BHTN, bảo

hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động, công tác hành chính và bảo vệ

Công tác tổ chức, nhân sự: Xây dựng và giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế về công tác tổ chức lao động Soạn thảo, theo dõi hợp đồng lao động Quản lý hồ sơ của CBCNV

+ Công tác lao động tiền lương: Xây dựng kế hoạch, quy chế, phương án

Trang 29

phân phối, sử dụng quỹ tiền lương, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi; Thực hiện chi lương, thưởng, chế độ cho người lao động theo quy định Tổ chức đào tạo nâng bậc lương cho công nhân

+ Công tác tuyển dụng, đào tạo: Lập kế hoạch nguồn nhân lực cho các bộ phận của Công ty Hoàn thiện các thủ tục tiếp nhận nhân viên mới, điều động, chấm dứt HĐLĐ Xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo cán bộ

+ Công tác BHXH, BHYT, BHTN, giải quyết chế độ bảo hiểm cho người lao động

+ Công tác văn thư: quản lý con dấu, công văn đến – đi, soạn thảo và lưu trữ thông báo, quyết định

+ Công tác hành chính, y tế, bảo vệ

+ Công tác Bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động

Phòng Tài chính kế toán: Phụ trách các hoạt động về tài chính, kế toán, thống kê Thực hiện các công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, tài chính Quản lý và phát hành hóa đơn Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty Kê khai

và nộp các loại thuế, phí Quản lý thu, chi tiền mặt Kiểm tra, theo dõi bộ hồ sơ thanh quyết toán các công trình Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Theo dõi, kiểm kê và thanh lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu Quản lý máy chủ và phần mềm kế toán (sửa chữa, thay thế, bảo mật thông tin) Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu

Phòng Kế hoạch kỹ thuật: Phụ trách công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, kỹ thuật và lập dự án của Công ty Lập kế hoạch, theo dõi và thực hiện

kế hoạch về sản xuất kinh doanh Tổng hợp báo cáo, nhận xét, đánh giá hàng tháng, quý, năm về tình hình sản xuất kinh doanh Tổng hợp sự cố cấp nước an toàn hàng tháng, quý, năm Lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng Lập hồ sơ khảo sát, thiết kế các công trình sửa chữa, bảo dưỡng mạng lưới Nghiên cứu các ứng dụng khoa học kỹ thuật Phụ trách các vấn đề liên quan đến môi trường của Công ty Giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng, xin giấy phép thi công Quản lý hồ sơ kỹ thuật Công ty

Trang 30

Phòng Vật tư TBCL: Phụ trách công tác vật tư, máy móc thiết bị, xây dựng, sửa chữa trong khu vực của Công ty Quản lý, theo dõi, chỉ đạo công tác sửa chữa, bảo dưỡng, khắc phục kịp thời các sự cố về máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất nước, sự cố về điện đảm bảo thiết bị hoạt động tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất Thiết kế, lập dự toán sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt mới công trình nội bộ trong Công ty; lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ công tác sản xuất

và nâng cao năng lực sản xuất Tổ chức, giám sát thi công công trình lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng nội bộ Công ty và giám sát công trình khác theo yêu cầu Tổ chức đấu thầu, ký kết hợp đồng, thanh lý hợp đồng mua bán vật tư, thiết bị, hóa chất phục vụ công tác sản xuất và thi công công trình theo yêu cầu Cấp phát hóa chất phục vụ sản xuất nước; vật tư thi công các công trình và các kho vật tư Kiểm tra chất lượng nước của Công ty tại nhà máy cũng như ngoài mạng lưới Phân tích thí nghiệm các chỉ tiêu hóa, lý và vi sinh các mẫu nước

Phòng Kinh doanh tiêu thụ: Quản lý công tác kinh doanh tiêu thụ của Công ty Quản lý và chỉ đạo công việc của các tổ Quản lý nước, tổ Thanh tra, tổ Đồng hồ và tổ Sửa chữa mạng lưới Giao dịch với khách hàng và giải quyết các thắc mắc khiếu nại của khách hàng Giải quyết các vi phạm về mua bán, sử dụng nước máy theo hợp đồng dịch vụ cấp nước và các quy định liên quan Sắp xếp

bố trí công việc, lao động thuộc quyền quản lý phù hợp với yêu cầu của các chức danh lao động theo quy định của Công ty Thanh quyết toán các công trình, hạng mục công việc của tổ Sửa chữa mạng lưới, tổ Đồng hồ và phòng Kinh doanh – Tiêu thụ Tổ chức và giám sát thi công công trình lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng nội bộ Công ty, giám sát các công trình khác theo yêu cầu Tính thất thoát các đồng hồ khối Vẽ và in hợp đồng dịch vụ cấp nước cho khách hàng Quản lý khách hàng và tài sản ngoài mạng lưới của Công ty Thực hiện công tác phát triển khách hàng Nghiên cứu, đề xuất các khu vực cần phát triển

Tổ Vận hành: Quản lý và vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất nước theo yêu cầu và đảm bảo an toàn máy móc, thiết bị, con người Theo dõi chất lượng nước nguồn, nước phát và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng nước Điều tiết áp lực mạng lưới theo yêu cầu Công ty Xả rửa bùn, vệ sinh bể trộn, phản

Trang 31

ứng, lắng, lọc theo yêu cầu của Công ty

Tổ Sửa chữa nhà máy: Phụ trách công tác sửa chữa, bảo dưỡng trong nhà máy và máy châm Javen, clo tự động ngoài mạng lưới Kiểm tra và sửa chữa hệ thống điện, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ Thực hiện vệ sinh công nghiệp trong và ngoài Công ty Kiểm tra, bảo dưỡng họng cứu hỏa, van xả khí

Tổ Đồng hồ: Phụ trách công tác kỹ thuật đồng hồ và bảo dưỡng, sửa chữa

hệ thống cấp nước Bảo dưỡng và thay thế đồng hồ Sửa chữa các sự cố và bảo dưỡng hệ thống cấp nước

Tổ Sửa chữa mạng lưới: Phụ trách công tác lắp đặt máy nước và thi công, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cấp nước Thông, xả các tuyến ống cấp nước được giao

Tổ Quản lý nước: Phụ trách công tác kinh doanh tiêu thụ trên địa bàn quản lý Quản lý toàn bộ khách hàng và tài sản ngoài mạng lưới trên địa bàn quản lý đã được Công ty giao cho

Tổ Thanh tra: Phụ trách công tác kiểm tra hệ thống cấp nước và giải quyết các vi phạm về quản lý, bảo vệ công trình cấp nước, nguồn nước, các vi phạm

về mua bán sử dụng nước máy theo Hợp đồng dịch vụ cấp nước và các quy định liên quan

2.1.2.3 Tình hình sử dụng lao động

Cơ cấu lao động theo giới tính, loại lao động:

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động theo độ tuổi, loại lao động

Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Lao động quản lý

Lao động chuyên

môn, nghiệp vụ 13 13 26 14 13 27 15 13 28 Lao động trực

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính

Trang 32

Tổng số cán bộ công nhân viên năm 2018 là 93 người trong đó nữ 24 người chiếm 25,8%, nam là 69 người chiếm 74,2%, bằng năm 2016 và thấp hơn năm 2017 là 2 người Số lượng cũng như cơ cấu theo giới tính của lao động tại Công ty nhìn chung không biến đổi nhiều Do đặc thù loại hình sản xuất kinh doanh, khu vực khách hàng được khoanh vùng, số lượng khách hàng tăng không đáng kể nên nhân sự tương đối ổn định qua các năm

Tuy nhiên do sự phát triển của khoa học công nghệ, Công ty áp dụng phần mềm đọc số bằng smartphone và in hóa đơn điện tử để thay thế cho phương pháp đọc số thủ công (ghi chép và nhập số vào phần mềm) từ năm 2018 nên số lượng lao động trực tiếp sẽ có xu hướng giảm trong những năm tiếp theo

Cơ cấu lao động theo độ tuổi được phân bổ nhìn chung hợp lý Lao động trong độ tuổi 25 – 35 chiếm tỷ trọng nhiều nhất 67,02 % tương ứng 63 người, trong khi lao động trên 35 tuổi có 29 người chiếm 30,85%, lao động dưới 25 tuổi

có 02 người, chiếm 2,13 % Lao động nhiều tuổi được phân bổ chủ yếu ở lãnh đạo, quản lý cấp trung và một số người công nhân vận hành Điều này cho thấy, Công ty thu hút được lượng lớn lao động trẻ tuổi, năng động phù hợp với đặc thù công việc

là vận hành dây truyền sản xuất tự động hóa, công việc biên đọc, thu ngân, sửa chữa cần lao động năng động, có sức khỏe Mặt khác, do Công ty có chính sách thù lao lao động động tốt, môi trường làm việc lành mạnh

Trang 33

2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.3.1 Sản lượng nước sản xuất, nước tiêu thụ

Bảng 2.2: Tổng hợp sản lượng nước sản xuất giai đoạn 2015 – 2018

Trang 34

Bảng 2.3: Tổng hợp sản lượng nước tiêu thụ giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị: m3

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Kế hoạch

năm 2019 Tháng 1 452.466 496.966 477.912 673.870 665.528 Tháng 2 387.965 432.575 598.050 535.756 529.124 Tháng 3 474.814 514.374 596.720 650.859 642.802 Tháng 4 481.594 536.154 601.965 639.499 628.819 Tháng 5 548.154 577.000 647.959 727.284 715.137 Tháng 6 545.156 600.423 675.751 734.774 722.502 Tháng 7 571.139,00 609.230 672.704 691.808 723.042 Tháng 8 551.379 610.461 682.830 674.592 705.049 Tháng 9 527.129 586.696 638.684 636.479 665.215 Tháng 10 556.179 632.199 661.185 666.755 704.956 Tháng 11 542.043 596.008 646.214 638.843 675.445 Tháng 12 510.693 620.047 623.170 638.367 674.942 Tổng 6.148.711 6.812.133 7.523.143 7.908.886 8.052.561

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật Sản phẩm của việc sản xuất và cung cấp nước sạch rất đặc thù, không có sản phẩm tồn kho Do đó sản lượng nước tiêu thụ tăng hay giảm sẽ kéo theo sản lượng nước sản xuất tăng hoặc giảm với cùng nguyên nhân, bản chất như nhau

và đều thể hiện khả năng, năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty

Trang 36

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu giai đoạn 2015 - 2018

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy sản lượng nước sản xuất, nước tiêu thụ của Công ty có xu hướng tăng theo từng năm cùng thời kỳ trong đó tháng 1 và tháng 2 có xu hướng tăng giảm thất thường là do lịch nghỉ Tết truyền thống của người Việt Nam thường vào 2 tháng này, khi nghỉ Tết sẽ đồng thời với việc các khu công nghiệp, các doanh nghiệp sẽ ngừng hoặc giảm mạnh sản xuất do đó lượng nước tiêu thụ giảm kéo theo nước sản xuất giảm Do đó, lịch nghỉ Tết trùng vào tháng nào thì tại tháng đó có sản lượng nước thấp hơn

Sản lượng nước sản xuất, tiêu thụ của Công ty trong cùng một năm sẽ tăng giảm theo quy luật tháng 1,2,3,4,12 thấp hơn các tháng còn lại trong đó cao nhất thường vào tháng 10 Việc tăng hay giảm sản lượng phụ thuộc mức độ sử dụng nước sạch của khách hàng Mà khi trời nóng thì mức độ sử dụng nhiều hơn khi thời tiết lạnh hoặc mưa

Trang 37

2.1.3.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

70.942 77.534 100.810 102.745

70.942 77.534 100.810 102.745 32.555 32.144 42.633 42.718 38.386 45.390 58.177 60.027

10.328 11.713 13.996 15.579 17.678 20.567 25.458 23.697 10.559 13.791 19.451 21.455

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

- Chiết khấu thương mại

1

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ

Ngày đăng: 16/12/2024, 11:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w