Tuy nhiên, Quản lý dự án đầu tư xây dựng là quá trình phức tạp, được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như: Các quy định về đầu tư công, về đất đai, bảo vệ môi trường, về
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐỒNG THỊ VÂN
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN AN LÃO - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HẢI PHÒNG – 2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ĐỒNG THỊ VÂN
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI
HUYỆN AN LÃO - THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8.31.01.10
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Mỵ
HẢI PHÒNG - 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Đồng Thị Vân – tác giả của đề tài “Biện pháp hoàn thiện công
tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện An Lão – Thành phố Hải Phòng”, tôi xin cam đoan:
- Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả
- Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
- Người viết chịu trách nhiệm về những thông tin trong luận văn
Hải Phòng, ngày tháng năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đồng Thị Vân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong qúa trình học tập, nghiên cứu Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Thị Mỵ - Giảng viên khoa Kế toán–Tài chính Trường Đại học Hải Phòng, Giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Hải Phòng, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và QTKD, Phòng Quản lý sau đại học đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội được tiếp cận và khẳng định bước đầu trong công việc nghiên cứu khoa học của mình
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, các chuyên viên của Phòng Tài chính-kế hoạch, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế - Hạ tầng, Ban Quản lý dự án huyện An Lãođã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn Tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận văn này
Do thời gian có hạn, trình độ nghiên cứu còn hạn chế nên nội dung của luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy, cô giáo đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Hải Phòng, ngày tháng năm 2021
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đồng Thị Vân
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN 4
1.1 Khái quát chung về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 4
1.1.1 Khái niệm về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 4
1.1.2 Vai trò của đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 4
1.1.3 Quá trình quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 6
1.2 Các nội dung quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 6
1.2.1 Quản lý quy hoạch dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 6
1.2.2 Quản lý công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 8
1.2.3 Quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng 9
1.2.4 Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 10
1.2.5 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong đầu tư XDCB 10
1.2.6 Quản lý công tác thi công dự án đầu tư XDCB 11
1.2.7 Quản lý công tác thẩm tra quyết toán, thanh tra, kiểm toán dự án hoàn thành 12
1.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 12
1.3.1 Phương pháp đánh giá: 12
1.3.2.Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công: 12
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 13
Trang 61.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan 13 1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan 14 1.5 Thực tiễn công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của một số quận huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng 15 1.5.1 Kinh nghiệm trong công tác GPMB thực hiện các dự án trọng điểm góp phần chỉnh trang đô thị, huy động các nguồn lực xây dựng Quận Ngô Quyền trở thành Trung tâm thương mại dịch vụ của thành phố 15 1.5.2 Kinh nghiệm quản lý đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Vĩnh Bảo17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN TẠI HUYỆN AN LÃO GIAI ĐOẠN 2016-2020 20 2.1 Giới thiệu khái quát về huyện An Lão 20 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện An Lão 20 2.1.2 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng của huyện An Lão giai đoạn 2016-202026 2.1.3.Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng 26 2.2 Thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện An Lão giai đoạn 2016-2020 27 2.2.1 Thực trạng quản lý quy hoạch đầu tư XDCB từ nguồn NSNN 27 2.2.2 Thực trạng quản lý công tác lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư XDCB 29 2.2.3 Thực trạng quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng 31 2.2.4 Thực trạng quản lý phân bổ, giải ngân vốn, thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB 33 2.2.5 Thực trạng quản lý công tác đấu thầu: 40 2.2.6 Thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng công trình 44 2.2.7 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án đầu tư XDCB; khai thác, vận hành dự án đã hoàn thành 46 2.3 Đánh giá chung về quản lý đầu tư XDCB của huyện An Lão giai đoạn 2016-2020 51
Trang 72.3.1 Kết quả đạt được 51
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 53
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN TẠI HUYỆN AN LÃO, TP HẢI PHÒNG 59
3.1 Phương hướng, mục tiêuvề đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện An Lão đến năm 2025 59
3.1.1 Phương hướng 59
3.1.2 Mục tiêu cụ thể về đầu tư công giai đoạn 2021-2025 59
3.2 Biện pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện An Lão 62
3.2.1 Chuyên môn hóa bộ máy tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB 62
3.2.2 Chấn chỉnh công tác lập và quản lý quy hoạch:……….62
3.2.3 Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư63 3.2.4 Nâng cao hiệu quả phân bổ giải ngân vốn, thanh quyết toán vốn cho đầu tư XDCB 65
3.2.6 Tổ chức giám sát chặt chẽ công tác thi công: 68
3.2.7 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đầu tư dự án XDCB 69
KẾT LUẬN 70
KIẾN NGHỊ 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BQLDA Ban Quản lý dự án
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
Trang 92.10 Một số công trình bị giảm trừ quyết toán sau kết luận
thanh tra giai đoạn 2016-2021
48
2.11 Tổng hợp tình hình kiểm tra, giám sát, đánh giá dự
án giai đoạn 2016-2020
49
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Số hiệu
biểu đồ,
sơ đồ
01 Mô hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư 29
02 Mô hình lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư 30
01 Tình hình chi đầu tư XDCB của huyện giai đoạn
2016-2021
34
02 Tình hình thanh toán nợ XDCB của huyện An Lão 39
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu:
Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở huyện An Lão, vì đầu tư xây dựng
cơ bản nhằm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Tuy nhiên, Quản lý dự án đầu tư xây dựng là quá trình phức tạp, được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như: Các quy định về đầu
tư công, về đất đai, bảo vệ môi trường, về quản lý dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu, quản lý thực hiện hợp đồng, thanh toán vốn đầu tư… và phải thực hiện qua nhiều bước thủ tục khác nhau, từ các công việc chuẩn bị đầu tư dự án như: Thủ tục xin giao đất; lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi/Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; Báo cáo nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường; đền bù giải phóng mặt bằng, khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán; cấp giấy phép xây dựng; đến các công việc tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; tổ chức thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng; nghiệm thu đưa công trình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng; tạm ứng, thanh toán; quyết toán hợp đồng, dự án; bảo hành, bảo trì… Vì vậy, khi
áp dụng đồng bộ các quy định về đầu tư công, đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà thầu, thanh toán vốn đầu tư và các quy định có liên quan trong quản lý dự án đầu tư, sẽ không tránh khỏi có những khó khăn, vướng mắc
Do đó, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì việc quản lý đầu tư XDCB tại huyện An Lão vẫn còn nhiều hạn chế Để nâng cao hiệu quả quản
lý đầu tư XDCB trong thời gian tới, tôi lựa chọn đề tài “Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”
Trang 122 Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện An Lão trong giai đoạn từ năm 2016-2020, đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu
tư XDCB từ nguồn NSNN
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện An Lão
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá về thực trạng quản
lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện An Lão, bao gồm các nội dung quản lý về: quy hoạch, vốn, công tác thẩm định, công tác lựa chọn nhà thầu, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, công tác thi công, công tác thẩm tra quyết toán, thanh tra, kiểm tra
- Về không gian: Hoạt động quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của UBND huyện An Lão
- Về thời gian: Đề tài thu thập số liệu và phân tích tình hình quản lý NSNN trong đầu tư XDCB giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện An Lão
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp thu thập thông tin số liệu, phương pháp điều tra thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích dữ liệu
5 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
Trang 14CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB TỪ NGUỒN NSNN
1.1 Khái quát chung về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
1.1.1 Khái niệm về đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Theo Luật Đầu tư công năm 2019: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này”[14]
Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”[13]
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và các chương trình dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội
Như vậy, có thể hiểu Đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là một hoạt động đầu tư của nhà nước,sử dụng nguồn vốn NSNN nhằm tạo ra các công trình xây dựng phục vụ mục đích phát triển kinh tế xã hội của nhà nước
Quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là sự tác động của bộ máy nhà nước vào quá trình đầu tư XDCB nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn NSNN
và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đã đặt ra
1.1.2 Vai trò của đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Thứ nhất, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tác động đến tổng cung và tổng
cầu của xã hội Từ đó, tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Đầu tư XDCB từ nguồn NSNN thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu toàn bộ nền kinh tế, làm cho tổng cầu tăng theo Chính vì vậy, đây là một trong những biện pháp kích cầu về đầu tư được Chính Phủ sử dụng Khi tổng cầu tăng, tổng cung sẽ tăng kéo theo sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng, do
đó thúc đẩy GDP tăng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trang 15Thứ hai, đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước góp phần quan
trọng trong việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hình thành kết cấu hạ tầng chung cho đất nước như: hệ thống điện, đường giao thông, trường học, bệnh viện, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Thứ ba, đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước có vai trò quan
trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng ở địa phương.Thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa xã hội góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân các vùng sâu, vùng xa
Thứ tư, đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước có vai trò định
hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế Hoạt động đầu tư của nhà nước không những có vai trò dẫn dắt hoạt động đầu tư mà còn góp phần định hướng hoạt động của nền kinh tế Thông qua đầu tư XDCB vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng, hoạt động đầu tư của nhà nước có tác dụng kích thích các chủ thể kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tham gia liên kết và hợp tác trong xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội Có thể dễ dàng nhận thấy, đi đôi với việc phát triển kết cấu hạ tầng là sự phát triển mạnh mẽ của các khu công nghiệp, thương mại, các cơ sở kinh doanh và dân cư
Thứ năm,đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là điều kiện quan trọng cho
ổn định an ninh, quốc phòng Các công trình vừa đòi hỏi vốn lớn, vừa đòi hỏi
kỹ thuật cao, mang tính bảo mật phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng thì chỉ có hoạt động đầu tư từ ngân sách nhà nước mới có thể thực hiện được
Tóm lại, để đảm bảo cho nền kinh tế không ngừng phát triển, sản xuất
kinh doanh được mở rộng, ổn định các mặt chính trị-xã hội điều trước hết và căn bản là phải tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Đối với bất cứ một phương thức sản xuất nào cũng đều đòi hỏi phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng, đây là nhiệm vụ của hoạt động đầu tư XDCB Chính vì vậy, đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là tất yếu và không thể thiếu ở mọi quốc gia
Trang 161.1.3 Quá trình quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Do đầu tư XDCB từ nguồn NSNN có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung cũng như của mỗi địa phương nói riêng do đó việc quản lý đầu tư XDCB một cách có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng
Bản chất của quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là quá trình lập kế hoạch, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, tiến hành đầu tư, giám sát quá trình thực hiện của dự án nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đề
ra Các mục tiêu của dự án là tiến độ hoàn thành dự án, kết quả, hiệu quả của
dự án Chỉ khi làm tốt công tác quản lý đầu tư XDCB mới đảm bảo các dự án hoàn thành kịp tiến độ, sử dụng vốn nhà nước hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí, đảm bảo mục tiêu ban đầu đề ra
Quá trình quản lý đầu tư XDCB được tiến hành xuyên suốt từ các khâu
và bao gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tưbao gồm các hoạt động lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án
- Giai đoạn triển khai thực hiện dự án và theo dõi, kiểm tra, đánh giá, thanh tra, giám sát kế hoạch, chương trình, dự án
- Giai đoạn kết thúc dự án, đưa dự án vào khai thác, sử dụng; đánh giá hiệu quả đầu tư
1.2 Các nội dung quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
1.2.1 Quản lý quy hoạch dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Có thể nói, một trong những tiêu chí quan trọng góp phần phục vụ kịp thời kế hoạch đầu tư, quản lý đất đai, quản lý xây dựng và kêu gọi đầu tư chính là công tác lập quy hoạch xây dựng Chính vì thế, việc lập quy hoạch xây dựng được xem là bước khởi đầu của dự án đầu tư XDCB
Theo Khoản 30 Điều 3 Luật xây dựng năm 2014: Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức năng đặc
thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi
Trang 17trường thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô hình và thuyết minh[12]
*Yêu cầu đối với quy hoạch xây dựng gồm:
- Phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, tạo động lực phát triển kinh tế
- xã hội bền vững; thống nhất với quy hoạch phát triển ngành; công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân;
- Tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, di tích lịch sử, di sản văn hóa và nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc điểm lịch sử, văn hóa, trình độ khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn phát triển;
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; bảo đảm sự kết nối, thống nhất công trình hạ tầng kỹ thuật khu vực, vùng, quốc gia và quốc tế;
- Bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động bất lợi đến cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng
kỹ thuật;
- Xác lập cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong vùng, khu chức năng đặc thù, khu vực nông thôn[12]
* Nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng gồm:
- Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và phù hợp nguồn lực huy động;
Trang 18- Cấp độ quy hoạch xây dựng phải bảo đảm thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn[12]
1.2.2 Quản lý công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB được quy định tại Điều 58 Luật xây dựng năm 2014 và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng
* Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng bao gồm:Thẩm định
thiết kế cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây
dựng, gồm:
-Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;
-Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
-Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;
-Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế;
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế
-Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở[12]
* Thẩm quyền thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở đối với
dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định như sau:
- Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định này chủ trì thẩm định đối với các nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng năm 2014 của các dự án quy mô từ nhóm
Trang 19B trở xuống được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các
dự án quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản này;
- Theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì thẩm định dự án
có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư[4]
1.2.3 Quản lý công tác đền bù giải phóng mặt bằng
Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được phê duyệt, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng hoặc hội đồng bồi thường của dự
án có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
* Các trình tự chính của công tác giải phóng mặt bằng được quy định như sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
- Lập thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồ thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã giải phóng mặt bằng [11]
* Nguyên tắc bồi thường:
- Xác định phạm vi, khối lượng đền bù giải phóng mặt bằng:Phạm vi
đền bù giải phóng mặt bằng là toàn bộ phần đất đai chiếm dụng trong phạm vi
dự án
- Việc đền bù phải được tiến hành tới từng hộ dân trên nguyên tắc công
khai, công bằng, hợp lý, giá cả đền bù dựa trên những quy định khung giá của Chính phủ và Uỷ ban nhân thành phố cấp tỉnh có xem xét giá đất thực tế và giá đền bù của các dự án đã và đang được triển khai trên cùng địa bàn để quy định giá cả đền bù [11]
Trang 201.2.4 Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, phân biệt các nguồn vốn để thực hiện các trình tự, thủ tục về phân bổ nguồn vốn, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo đúng các quy định của nhà nước
Theo Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014: “Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, toàn diện, theo đúng trình tự để bảo đảm mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án”[12]
Vốn đầu tư gồm: Vốn đầu tư công, vốn NSNN, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư; vốn ngân sách trung ương chi cho đầu tư phát triển; vốn ngân sách địa phương chi cho đầu tư phát triển; vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương để đầu tư chương trình, dự án đầu tư công Đối với đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn này trình tự, thủ tục về quản lý đầu tư xây dựng thực hiện theo Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Xây dựng năm 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn
1.2.5 Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu trong đầu tư XDCB
Theo Điều 3 Luật Đấu thầu 2013: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp động cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”[10]
Cũng theo quy định của Luật Đấu thầugồm có 7Hình thức đấu thầu, đó là: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Chào hàng cạnh tranh; Mua sắm trực tiếp; Tự thực hiện vàMua sắm đặc biệt
Các phương thức đấu thầu Theo Luật Đấu thầu gồm 3 phương thức đó là: Đấu thầu một túi hồ sơ (áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.); Đấu
Trang 21thầu hai túi hồ sơ (Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá; Đấu thầu hai giai đoạn
* Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Đảm bảo cạnh tranh công bằng: Công tác đấu thầu muốn đạt được hiệu quả cần phải đảm bảo được quy luật cạnh tranh theo cơ chế thị trường
Có cạnh tranh thì mới có động lực để sáng tạo, cải tiến, kích thích bên mời thầu đưa ra các yêu cầu phù hợp (thể hiện trong hồ sơ mời thầu) và nhà thầu cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng (bán được hàng) với giá bán cạnh tranh song vẫn bảo đảm chất lượng của hàng hoá, công trình, dịch vụ
- Đảm bảo công khai, minh bạch trong đấu thầu Công khai, minh bạch trong đấu thầu vừa là một trong những mục tiêu, vừa là một trong những yêu cầu cần quán triệt
- Đảm bảo công bằng trong đấu thầu Trong đấu thầu phải hết sức tôn trọng quyền lợi của các bên có liên quan Mọi thành viên từ chủ đầu tư đến các nhà thầu, các tổ chức tư vấn được thuê thực hiện một phần công việc của đấu thầu đều bình đẳng với nhau
- Đảm bảo hiệu quả của công tác đấu thầu Hiệu quả của công tác đấu thầu chính là việc sử dụng một cách có hiệu nguồn tiền của Nhà nước, tránh gây thoát lãng phí tài sản của nhà nước, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nền kinh tế
- Phòng, chống tham nhũng trong đấu thầu [10]
1.2.6 Quản lý công tác thi công dự án đầu tư XDCB
Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm các nội dung:Quản lý chất lượng xây dựng công trình;quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình;quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;quản lý hợp đồng xây dựng; quản lý hợp đồng xây dựng; quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.[4]
Trang 221.2.7 Quản lý công tác thẩm tra quyết toán, thanh tra, kiểm toán dự
án hoàn thành
* Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác:
- Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư
- Tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu (bồi thường hỗ trợ và tái định cư, xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn và các khoản chi phí khác)
- Chi phí thiệt hại trong quá trình đầu tư
- Chi phí được phép không tính vào giá trị tài sản
- Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư.[1]
* Hoạt động thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và quy định khác của pháp luật có liên quan:
- Thanh tra hoạt động đầu tư công phải gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của các cơ quan, tổ chức và phải đúng trình tự, thủ tục thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra
- Kết luận thanh tra về hoạt động đầu tư công được công khai theo quy định của pháp luật Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư công, cơ quan thanh tra xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.[14]
1.3 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
1.3.1 Phương pháp đánh giá:
Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp
so sánh, đối chiếu (giữa kết quả, sốliệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá
và mục tiêu, kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hoặc kết hợp) hoặc phương pháp phân tích chi phí – lợi ích
1.3.2.Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công:
Hiệu quả của dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được đánh giá ở hai
Trang 23góc độ là: hiệu quả kinh tế mang lại và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế được đánh giá riêng cho từng dự án thông qua mức độ đạt được mục tiêu đầu tư dự
án theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt; chỉ số khai thác, vận hành thực
tế của dự án so với các chỉ số khai thác, vận hành của dự án đã được phê duyệt; tỷ suất hoàn vốn nội bộ (EIRR) Tuy nhiên, đặc thù của các dự án đầu
tư XDCB là không có khả năng thu hồi vốn do đó hiệu quả kinh tế thường được đánh giá thông qua việc tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí phát sinh theo tiến độ của dự án.Hiệu quả xã hội của dự án đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là các lợi ích xã hội mà dự án mang lại, đảm bảo các mục tiêu phát triển đặc thù khác như xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, hộ chính sách, đối tượng ưu tiên…và các biện pháp để giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường được thực hiện
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
1.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan
- Tổ chức bộ máy quản lý:Hệ thống các cơ quan QLNN trong công
tác quản lý đầu tư XDCB từ NSNN ở địa phương là các Sở, ban, ngành, UBND các cấp Quy trình thực hiện hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN giữa các cơ quan QLNN vềđầu tư XDCB ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản
lý dự án đầu tư XDCB từ NSNN Bộ máy tổ chức, quy trình thực hiện thực hiện, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan ăn khớp, nhuần nhuyễn sẽ tạo thuận lợi cho quá trình đầu tư
- Chế độ chính sách do địa phương ban hành: Chế độ chính sách
phải mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của nhà nước, đảm bảo công tác quản lý diễn ra chặt chẽ, tinh giảm các thủ tục rườm rà, không cần thiết Bên cạnh đó, chính sách phải mang tính ổn định, quy định rõquyền hạn, trách nhiệm,thời hạn giải quyết của từng cơ quan, bộ phận
- Năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
Trang 24đến hiệu lực, chất lượng của công tác QLNN đối với dự án đầu tư XDCB sử dụng NSNN bởi vì họ là chủ thể của QLNN Năng lực của cán bộ QLNN ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách, tham mưu đề xuất chính sách và quá trình thực hiện các dự án Một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu lực, chất lượng của QLNN và gây thất thoát, lãng phí ngân sách đầu tư XDCB là do năng lực cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và
phẩm chất đạo đức bị tha hóa, biến chất
- Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật: Khi nhu cầu đầu tư XDCB
ngày càng tăng thì khối lượng công việc trong từng khâu của đầu tư XDCB ngày càng nhiều, do đó phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, chính xác Do đó cần xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật ứng dụng khoa
học công nghệ hiện đại
1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan
- Điều kiện kinh tế - xã hội:Kinh tế xã hội phát triển ảnh hưởng đến
nguồn thu NSNN, quy mô nguồn thu sẽ quyết định nguồn chi Hiện nay, nhu cầu đầu tư cho XDCB là rất lớn, các dự án ngày càng nhiều, trong khi ngân sách hạn hẹp Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác cân
đối, lập và giao kế hoạch ngân sách cho các công trình, dự án
- Chính sách quản lý nhà nước về đầu tư XDCB: Khi có cơ chế
chính sách hợp lý về đầu tư XDCB sẽ thu hút, khuyến khích được các nhà đầu
tư dẫn đến tăng khối lượng đầu tư XDCB, từ đó phát triển kinh tế xã hội, tránh thất thoát lãng phí
- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng ngân sách đầu tư XDCB:Nếu ý thức chấp hành hay năng lực của đơn vị sử dụng ngân sách
không cao sẽ dẫn tới thiếu sót, thậm chí sai phạm trong quản lý đầu tư Năng lực của chủ đầu tư, nhà thầu trong thực hiện dự án đầu tư XDCB là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho thành công của dự án
Trang 251.5 Thực tiễn công tác quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của một số quận huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1.5.1 Kinh nghiệm trong công tác GPMB thực hiện các dự án trọng điểm góp phần chỉnh trang đô thị, huy động các nguồn lực xây dựng Quận Ngô Quyền trở thành Trung tâm thương mại dịch vụ của thành phố
a/ Kết quả đạt được trong công tác giải phóng mặt bằng của quận Ngô Quyền:
Trên địa bàn quận Ngô Quyền, 5 năm qua đã tiến hành kiểm kê thu hồi khoảng 52ha đất, chủ yếu là đất đô thị ở những vị trí có giá trị giao dịch thị trường cao, trong đó đã hoàn thành GPMB đối với 18 dự án thương mại dịch
vụ và phát triển đô thị, hầu hết là các dự án có vai trò quan trọng quyết định đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển đô thị trên địa bàn quận Điển hình
là dự án cải tạo chung cư Đồng Quốc Bình đã di dời gần 900 hộ để bàn giao mặt bằng xây dựng chung cư mới, được Nhân dân hưởng ứng, ủng hộ, và đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu, trở thành dấu ấn nhiệm kỳ của thành phố về việc cải thiện hoàn toàn điều kiện sinh sống của Nhân dân sống trong các chung cư cũ nguy hiểm, góp phần hiện thực hóa thành công chủ trương mà chưa một đô thị lớn nào trên cả nước làm được Cũng trong nghiệm kỳ, quận đã hoàn thành GPMB bàn giao đất để xây dựng nhiều công trình thương mại dịch vụ như Tổ hợp siêu thị Nguyễn Kim, Dự án khách sạn Pullman số 12 Trần Phú là khách sạn có thương hiệu và dịch vụ 5 sao tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên trong nội thành Hải Phòng; Hệ thống chính trị quận đã sáng tạo và quyết liệt trong tham mưu và tổ chức thực hiện GPMB phục vụ đấu giá đất xây dựng theo quy hoạch Tòa tháp FLC Diamond Plaza 72 tầng cao nhất miền Bắc đây đều là những dự án thương mại dịch vụ quan trọng đã góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Quận Ngô Quyền trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của thành phố theo tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị[20]
Trang 26b/Những bài học kinh nghiệm:
Một là, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy – HĐND – UBND thành phố; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện Các chủ trương của thành phố về chỉnh trang đô thị, phát triển hạ tầng đều được chỉ đạo triển khai quyết liệt Tận dụng sự quan tâm, đầu tư nguồn lực của thành phố, Quận cũng chủ động báo cáo, đề xuất với thành phố, phối hợp với các
sở, ngành phương án giải quyết những tồn tại, vướng mắc vượt quá thẩm quyền với mục tiêu đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân luôn được đặt lên hàng đầu Ví dụ như: đề xuất thành phố hỗ trợ di dời tạm lánh và tái trở lại 4 triệu đồng/hộ dân khi quay trở về chung cư Đồng Quốc Bình; hỗ trợ giao đất cho người dân không đủ điều kiện bồi thường về đất nhưng đã sử dụng ổn định từ những năm 90 tại dự án số 12 Trần Phú, thưởng 10 triệu đồng/hộ đối với 11 trường hợp sớm bàn giao mặt bằng dự án đấu giá số 4 Trần Phú…
Hai là, tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong công tác GPMB thực hiện các dự án Chỉ đạo tổ chức đối thoại người đứng đầu cấp ủy, chính quyền quận, phường với nhân dân để giải quyết được những vấn đề bức xúc, kiến nghị của người dân liên quan đến khu vực dự án
Ba là, coi trọng và phát huy hiệu quả của phong trào “Dân vận khéo” trong GPMB theo đúng phương châm “Khéo trong vận động, linh hoạt trong cách làm”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là vai trò của đoàn thể Nhân dân, cán bộ chủ chốt cơ sở Kết quả là đã vận động động trên 400 hộ dân tạm lánh bàn giao mặt bằng khởi công chung cư HH1 – HH2 Đồng Quốc Bình, mà không phải tổ chức cưỡng chế, không xảy ra những vấn
đề phức tạp hoặc bức xúc trong Nhân dân
Bốn là, thực hiện nghiêm chủ trương công khai, minh bạch và đảm bảo tối đa quyền lợi của nhân dân, để nhân dân thấy được ý nghĩa của các dự án đối với sự phát triển chung, những lợi ích trực tiếp, gián tiếp mà Nhân dân có được khi dự án hoàn thành Với đặc điểm đất đai bị thu hồi ở những khu vực
Trang 27đô thị lõi có giá giao dịch thị trường cao so với khung giá đất thì việc vận dụng tối đa chính sách để bảo đảm quyền lợi cao nhất cho người dân bị thu hồi đất là rất quan trọng Đồng thời, trong tổ chức thực hiện quy hoạch cần đảm bảo tái định cư đi trước một bước, bố trí quỹ đất tái định cư tại chỗ ở những nơi có điều kiện, việc tái định cư phải bảo đảm điều kiện sống và sinh
Hằng năm, tổng thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 11,03%, trong
đó thu thường xuyên trên địa bàn tăng 20,88% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015-2020 đạt 18.463 tỷ đồng, tăng 2,39 lần so với giai đoạn trước Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 52,6 triệu đồng/người/năm, tăng 1,72 lần so với năm 2015,tăng 5,2% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội
(Nghị quyết Đại hội: 50 triệu đồng/người/năm trở lên)
Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản 05 năm (2016 - 2020) tăng bình quân 16,97%/năm, gấp 2,3 lần so với giai đoạn trước; toàn huyện có 458 công trình thi công xây dựng, trong đó: 51 công trình chuyển tiếp, 407 công trình xây mới, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 429 công trình Công tác quản lý nhà nước về xây dựng cơ bản được tăng cường, đảm bảo quy định Công tác quản
lý nhà nước về xây dựng cơ bản được tăng cường, đảm bảo quy định
Kết cấu hạ tầng của huyện được Trung ương, Thành phố quan tâm đầu
tư xây dựng, nâng cấp, tạo bước phát triển đột phá, tổng vốn đầu tư phát triển
hạ tầng 05 năm đạt 7.170 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước 4.305 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 2.865 tỷ đồng
Hạ tầng giao thông đối ngoại và hạ tầng nông thôn mới được tập trung đầu tư, tạo ra nhiều thời cơ cho phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư ở giai đoạn tiếp theo Tổng vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông giai đoạn
Trang 282015 - 2020 cho 154 dự án, công trình là 4.054 tỷ đồng, gấp 14,5 lần so với nhiệm kỳ trước (không tính đường bê tông xi măng) Nhiệm kỳ qua, nhiều dự
án trọng điểm, quy mô lớn, theo hướng hiện đại đã hoàn thành với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng:Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn qua Vĩnh Bảo 1.400 tỷ đồng, Dự án cải tạo, nâng cấp đường nối từ cầu Lạng Am đến cầu Nhân Mục 1.430 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng đường từ cầu Lạng Am đến khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 330 tỷ đồng; cầu Đăng 170 tỷ đồng; cầu Hàn 180 tỷ đồng; cầu sông Hóa 250 tỷ đồng, Dự án cải tạo, nâng cấp đường từ Ngã ba Đoàn Lập- Cầu Hàn - Quốc lộ 37: 115,1 tỷ đồng; Dự án cải tạo, nâng cấp đường từ Ngã ba Đoàn Lập - Cầu Đăng - Quốc lộ 37: 86,3 tỷ đồng; Trung tâm Văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm 40 tỷ đồng… Một số dự án trọng điểm đang được triển khai thực hiện: Dự án cải tạo, nâng cấp đường nối từ cầu Lạng Am đến đường bộ ven biển; xây dựng tuyến đường từ cầu sông Hóa đến tỉnh lộ 354; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường tránh Quốc lộ 10 qua thị trấn Vĩnh Bảo; Quốc lộ 37 đoạn qua Vĩnh Bảo
Hạ tầng văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư với 1.243,311 tỷ đồng Hạ tầng phục vụ sản xuất (cấp, thoát nước, điện, công nghệ thông tin, ) đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tổng kinh phí đầu tư 1.873 tỷ đồng[19]
b/Những bài học kinh nghiệm:
Thành công của Vĩnh Bảo là nhờ vào các yếu tố sau:
Một là, làm tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng, vận dụng linh hoạt các quy định của Trung ương, thành phố về đền bù thiệt hại khi thu hồi đất Đây là khâu phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư XDCB
Hai là,khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là lợi thế về vị trí địa lý
để phát triển kinh tế xã hội của huyện Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển Chủ động xúc tiến, mời gọi các nhà đầu tư, tạo mọi điều kiện cho các
Trang 29doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn huyện Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế phải quan tâm đến công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
Ba là, quan tâm xây dựng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, quản lý các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức công tâm, thạo việc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm nhằm nâng cao uy tín của các cấp ủy, chính quyền và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính,luôn dựa vào dân, lắng nghe ý kiến nhân dân, làm việc vì nhân dân, giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của nhân dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện
Bốn là, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, tranh thủ tốt ngoại lực, huy động có hiệu quả vốn nội lực, đồng thời tăng cường công tác đấu giá đất tạo nguồn vốn XDCB góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương[19]
Trang 30CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XDCB
TỪ NGUỒN NSNN TẠI HUYỆN AN LÃO GIAI ĐOẠN 2016-2020
2.1 Giới thiệu khái quát về huyện An Lão
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện An Lão
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên:
a/ Vị trí địa lý:
An Lão là huyện ven đô, vành đai phòng thủ trọng yếu phía Tây Nam của thành phố Hải Phòng; là huyện Anh hùng, được tái lập ngày 08/08/1988 theo quyết định số 100-QĐ/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng; cách trung tâm thành phố khoảng 19 km; Phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, Phía Đông bắc giáp quận Kiến
An, phía đông giáp huyện Kiến Thụy; Phía Bắc giáp huyện An Dương; Phía Tây giáp huyện Kim Thành - tỉnh Hải Dương Diện tích 11.490 ha Dân số 148.956 người (Năm 2020), trong đó số lao động trong độ tuổi: 91.012 người, chiếm 61,1% tổng số dân, số người có khả năng lao động 75.760 người
Với vị trí địa lý như trên cùng tiềm năng dồi dào về quỹ đất và nguồn lao động, An Lão có nhiều lợi thế trong việc giao lưu kinh tế, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư nước ngoài thúc đẩy các ngành KT-XH phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là căn cứ hậu cần, kỹ thuật của Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, các đơn vị quân đội thuộc Bộ tư lệnh quân khu 3
và Bộ tư lệnh Hải quân Theo quy hoạch tổng thể của Thành phố đến năm
2020, An Lão sẽ trở thành đô thị vệ tinh của thành phố Hải Phòng [16]
b/ Địa hình:
Huyện An Lão có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình
từ 3 - 5m thấp nhất từ 0,5 - 1m so với mặt nước biển, xen vào đó là một dãy núi trải từTây Bắc xuống Đông Nam, với nhiều điểm cao trên 100 m và trong
đó có Núi Voi với diện tích 300 ha nằm ở xã An Tiến và Trường Thành là một khu di tích lịch sử có giá trị văn hoá và du lịch rất cao.Sông ngòi ở An Lão phân bố đều, độ dốc nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,
Trang 31là hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra vùng đất màu mỡ, dồi dào nước ngọt phục sản xuất và đời sống nhân dân
Huyện có hai sông lớn là sông Lạch Tray, đoạn qua địa bàn huyện 23
km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra biển bằng cửa Lạch Tray Sông Văn Úc đoạn qua địa bàn huyện dài 33 km, chảy từ Quí Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Tiên Lãng Sông Đa Độ từ cống Trung Trang đi qua trung tâm huyện, quận Kiến
An, Kiến Thuỵ và đổ ra của Cầu Tiểu-Đồ Sơn là con sông cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân huyện An Lão, Kiến Thuỵ và các quận nội thành [17]
Bảng 2.1: Tổng hợp các đơn vị hành chính trên địa bàn huyện An Lão
Đơn vị hành chính Số làng, tổ dân phố Diện tích (ha) (người) Dân số
Trang 322.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội:
a/ Kết quả đạt được:
Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 11.434 tỷ đồng, tăng bình quân 11,35%/năm, tăng gần 3 lần so với năm 2016, trong đó: ngành nông-lâm - thủy sản tăng 1,25%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 12,55%, và ngành dịch vụ tăng 18,35% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng,
tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp(Năm 2016: Công nghiệp xây dựng chiếm 52%, ngành dịch vụ chiếm 22%, ngành nông
- lâm - thủy sản 26%; Năm 2020: Công nghiệp xây dựng chiếm 60%, ngành dịch vụ chiếm 25,5%, ngành nông - lâm - thủy sản 14,5%) Thu
nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm, gấp gần 2 lần so
với đầu năm 2016
Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.Giá trị sản xuất đạt trên1.566 tỷ đồng;
năm 2019, giá trị sản xuất đã đạt gần 150 triệu đồng/ha Tỷ trọng ngành trồng trọt, thủy sản tiếp tục giảm, tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ
nông nghiệp tăng nhanh (Năm 2016: Trồng trọt: 40%, Chăn nuôi, thủy sản: 60%; Năm 2020: trồng trọt: 35,14%; chăn nuôi: 51,8%; dịch vụ nông nghiệp: 2.01%; thủy sản: 11,05%).Huyện tích cực tập huấn, chuyển
giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao, dễ tiêu thụ vào sản xuất; thực hiện dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; duy trì diện tích đất
trồng lúa với năng suất và chất lượng ổn định (trung bình 9.112 ha/năm; năng suất đạt 61,78 tạ/ha, sản lượng 56.293 tấn/năm) Bên cạnh đó,
huyện xây dựng được nhiều vùng sản xuất chuyên canh có quy mô và hiệu quả như duy trì 02 vùng sản xuất rau màu tập trung, tổng diện tích 15,6ha, xây dựng 01 vùng cây cảnh 20ha tại thôn Lương Câu xã Tân Viên, 02 vùng trồng cây ăn quả (tại xã Bát Trang 200ha; xã Chiến Thắng 20ha);
Trang 33phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo thu nhập ổn định cho các hộ chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu của thị trường Lĩnh vực thuỷ sản được quan tâm, đã xây dựng 18 vùng nuôi trồng thủy sản với tổng diện tích 239ha tại các xã ( Mỹ Đức 40ha, Thái Sơn 20ha, An Thắng 21ha, Quang Hưng 5ha, Trường Thọ 52ha, Bát Trang 55ha, An Thọ 20ha, Tân Viên 6ha, TrườngThành 10ha, Tân Dân 45ha) Sản lượng bình quân toàn huyện đạt trên 4.000 tấn/năm
Công nghiệp phát triển mạnh.Giá trị sản xuất công nghiệp do
huyện quản lý ước đạt 537 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt
12,95%/năm(tăng 245 tỷ đồng so với năm 2016).Số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện tăng nhanh cả về qui mô và chất lượng(năm 2016 huyện có 166 doanh nghiệp; năm 2019 có 439 doanh nghiệp, tăng 273 doanh nghiệp; Vốn đầu tư của doanh nghiệp năm 2016 là 155 tỷ đồng, năm 2019 là 500 tỷ đồng, tăng bình quân 26.45%/ năm; giải quyết việc làm cho 17.481 lao động ) Kinh tế: tư nhân, tập thể, cá thể, hộ gia đình
đã góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động của huyện
Các loại hình dịch vụ có bước phát triển khá Tổng mức bán lẻ
hàng hóa đạt trên 4.273 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt
682 tỷ đồng Mạng lưới thương mại - dịch vụ đa dạng, đồng bộ với gần
100 doanh nghiệp, trên 5.000 hộ kinh doanh, thu hút trên 13.000 lao động; hình thành, phát triểnnhiều hợp tác xã, tổ, nhóm, cơ sở dịch vụ,các siêu thị mini, cửa hàng tiện ích như: Thế giới di động, Điện máy xanh, FPT
shop, Vinmart Toàn huyện hiện có 12 chợ(trong đó có 01 chợ hạng 2
và 11 chợ hạng 3) hoạt động ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú, cơ
bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Các dịch vụ bưu chính, viễn thông, ngân hàng ngày càng mở rộng,bước đầu hình thành thị trường lao động, thị trường vốn, kinh doanh bất động sản, tư vấn, bảo hiểm [9]
Trang 34Bảng 2.2:Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu KTXH chủ yếu 5
3 - Nông lâm nghiệp và thủy sản % 25.19 23.04 20.59 17.54 14.5
4 - Công nghiệp và xây dựng % 51.75 52.56 53.5 55.15 60
5 - Dịch vụ % 23.06 24.4 25.91 27.31 25.5
6
Tổng vốn đầu tư xây dựng
toàn xã hội đến năm 2020 đạt
1.100 tỷ đồng, tăng bình quân
từ 7-8%
Tỷ đồng 806 825 935 1,071 1,435
7
Thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn tăng bình quân
Trang 35- Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch chậm đổi mới Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; lĩnh vực giáo dục, thực hiện chính sách xã hội còn phát sinh một số tiêu cực, gây bức xúc trong dư luận nhân dân
- Tệ nạn xã hội cờ bạc, ma túy, số đề, tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy nổ vẫn tiềm ẩn Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạnchế; việc thực hiện kết luận sau thanh tra còn chậm; một số vụ việc phức tạp, kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm
- Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị có mặt còn hạn chế; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa ngang tầm với yêu cầu mới;việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc chưa nghiêm Tính chiến đấu ở một số tổ chức đảng, một số cán bộ, đảng viên chưa cao, còn cán bộ, đảng viên sai phạm phải xử lý kỷ luật, trong đó có cả cán bộ chủ chốt, người đứng đầu Nội dung, hình thức hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân một số địa phương chậm đổi mới, hiệu quả chưa rõ[9]
Trang 362.1.2 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng của huyện An Lão giai đoạn 2016-2020
Trong 5 năm qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.435 tỷ đồng, tăng bình quân 10,7%/năm Công tácquản lý đầu tư công được chú trọng, hiệu quả đầu tư được nâng lên
- Về hạ tầng giao thông được đầu tưtheo hướng tập trung, không dàn trải, lãng phí; nhiều công trình giao thông như dự án nâng cấp cải tạo QL10, đường dẫn Cầu Khuể, TL 360, TL362, đường 301, 309 hoàn thành và đưa vào sử dụng;100% đường giao thông liên thôn, liên xã được nhựa hóa; 100% đường thôn, xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa
- Về thủy lợi: Chương trình cứng hóa kênh mương sau trạm bơm;cải tạo, nâng cấp trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyệncơ bản hoàn thành
- Về hệ thống điện: 100% lưới điện được nâng cấp cải tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt củaNhân dân trong huyện; hệ thống lưới điện hạ thế được giao cho các tổ chức, đơn vị có đủ năng lực theo qui định của Luật Điện lực Thực hiện bán điện trực tiếp cho người
sử dụng, đảm bảo có 100% số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện
- Về cơ sở vật chất văn hóa:Trụ sở làm việc, trạm xá, nhà văn hóa, trường học các xã, thị trấn đã được nâng cấp, cải tạo khang trang; 100% số xã
có nhà văn hoá xã, thôn đạt chuẩn
2.1.3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quan tâm thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng
Bước vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp, năm
2011 bình quân mỗi xã mới đạt 6,78 tiêu chí, năm 2015 đạt 15 tiêu chí/xã(5/15
xã đạt nông thôn mới), song với sự quyết liệt, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của huyện, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự vào cuộc tích cực của các tầng lớp nhân dân, năm 2019 15/15 xã đã hoàn thành chương
Trang 37trình xây dựng nông thôn mới, huyện đã hoàn thành 05/9 tiêu chí, đặc biệt xã Tân Dân cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020
Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại 15 xã giai đoạn 2016-2020trên 480 tỷ đồng, đã tiếp nhận 59.286,7 tấn xi măng, xây dựng 354,58km đường giao thông
nông thôn (trong đó nhân dân đóng góp gần162 tỷ đồng, hiến 194.454m 2 đất (gồm: 27.140m 2 đất thổ cư; 167.314m 2 đất nông nghiệp), giá trị khoảng 77,78
tỷ đồng) Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, sản xuất nông nghiệp chuyển
biến tích cực, giá trị sản xuất không ngừng tăng, chất lượng nông sản được bảo đảm Hạ tầng cơ sở nông thôn được đầu tư xây dựng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người nông dân; môi trường, cảnh quan nông thôn ngày càng khang trang sạch đẹp; đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng lên
2.2 Thực trạng quản lý đầu tư XDCB từ nguồn NSNN của huyện
An Lão giai đoạn 2016-2020
2.2.1 Thực trạng quản lý quy hoạch đầu tư XDCB từ nguồn NSNN
Huyện đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch được xác định là căn cứ quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tạo tiền đề thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội Năm 2019 huyện đã được thành phố phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2025, năm 2016 thành phố quyết định phê duyệt quy hoạch chung thị trấn An Lão đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.Huyện đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại các xã, trong đó xã Tân Dân thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội địa phương và quy hoạch phát triển chung của huyện; gắn liền với định hướng phát triển hệ thống đô thị, các cụm công nghiệp và phù hợp với Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; kết hợp xác định cụ thể định hướng phát triển và đặc trưng của từng xã; giải quyết tốt mối quan hệ
Trang 38giữa xây dựng trước mắt với phát triển lâu dài, giữa cải tạo với xây dựng mới; phù hợp với sự phát triển về kinh tế của địa phương và thu nhập thực tế của người dân
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của người dân, cộng đồng dân cư, từ ý tưởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chức thực hiện và quản lý xây dựng
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới bảo đảm hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của từng địa phương
và ổn định cuộc sống dân cư; giữ gìn, bảo tồn di sản và phát huy các giá trị văn hóa vật thể; thích ứng với điều kiện thiên tai
- Huyện An Lão có hệ thống giao thông thuỷ, bộ thuận lợi: Đường thuỷ
có 2 tuyến vận tải thuỷ là:Tuyến phía Bắc: An Lão nối với Quảng Ninh-Hải
Dương-Hà Nội, tuyến phía Nam: An Lão nối với Hà Nội - Thái Bình - Nam Định
- Ninh Bình ; Đường bộ có các tuyến đường quan trọng là:Đường cao tốc Hà
Nội - Hải Phòng, đoạn qua huyện dài 13,6 km, nút giao tại Quang Trung với Quốc lộ 10 là cửa ngõ quan trọng của thành phố Hải Phòng, Quốc lộ 10, đoạn qua huyện dài 8,5km, có 03 tuyến đường tỉnh lộ chạy qua và 12 tuyến đường huyện lộ dài 65,7km
Trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của huyện đã có những chuyển biến tích cực Các trục giao thông chính (trục xã và liên xã, liên thôn) được rải nhựa và bê-tông hóa, 95% đường thôn, xóm được bê tông hóa, 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới
Hiện nay trên địa bàn huyện đã và đang quy hoạch các tuyến đường giao thông quan trọng như: Đường vành đai 3, Tuyến đường sắt Nam Định – Hải Phòng – Quảng Ninh và Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai, Tuyến đường bộ ven biển…, một số dự án như mở rộng Khu công nghiệp Tràng Duệ giai đoạn 3, dự
án sân golt Sakura… Việc quy hoạch, thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu sẽ thay đổi căn bản cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các xã trong huyện
Trang 392.2.2 Thực trạng quản lý công tác lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư XDCB
* Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư như sau:
Thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019; Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; các đơn vị được giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đã thực hiện các bước theo đúng quy định: lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, tổ chức thẩm định nội bộ; trình các phòng, ban chuyên môn thẩm định để trình HĐNDhuyện phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án theo thẩm quyền
Sơ đồ 01: Mô hình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư
* Quy trình lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư như sau:
Trên cơ sở các dự án đã được Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt chủ trương đầu tư, UBND huyện giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thực hiện nhiệm vụ Chủ đầu tư; tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn đủ năng lực lập hồ sơ dự án, trình các cơ quan chuyên môn thẩm định, phê duyệt Trong
đó thẩm quyền thẩm định của phòng Kinh tế và Hạ tầng chủ trì thẩm định các công trình lĩnh vực xây dựng, giao thông có quy mô tổng mức đầu tư dưới 15
tỷ đồng; tham mưu trình UBND huyện phê duyệt quyết định đầu tư dự án Đối với các dự án có tổng mức đầu tư trên 15 tỷ đồng, trình các Sở chuyên ngành thẩm định hồ sơ dự án Trên cơ sở kết quả thẩm định của Sở chuyên ngành, phòng Kinh tế và Hạ tầng tham mưu UBND huyện quyết định phê duyệt dự án theo đúng thẩm quyền Tình hình lập, thẩm định phê duyệt thiết
kế kỹ thuật, dự toán nhìn chung được thực hiện đúng trình tự, đảm bảo tiến độ
đề ra
BQLDA hoặc
đơn vị tư vấn lập
báo cáo đề xuất
chủ trương đầu tư
UBND huyện lập
tờ trình
Hội đồngthẩm định (phòng TCKH chủ trì)
HĐND huyện phê duyệt chủ trương
Trang 40Sơ đồ 02: Mô hình lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư
Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn, các chủ đầu tư, các đơn vị liên quan tuân thủ thực hiện theo đúng Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015, Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng, Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/08/2019 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Quyết định số 1079/2017/QĐ-UBND ngày 08/5/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc ban hành Quy chế phân cấp, quản lý vốn đầu tư công đối với các quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng; Quyết định số 05/2019/QĐ-UBND ngày 18/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng Ban hành Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng Các chủ đầu tư đã tổ chức lựa chọn các đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thực
dự án
Phòng KTHT thẩm định (dự án dưới 15 tỷ)
Sở chuyên ngành thẩm định (dự án trên 15 tỷ)
UBND huyện quyết định đầu
tư BQLDA
làm CĐT