LỜI MỞ ĐẦUQuy luật lượng – chất là một quy luật cơ bản, hình thành trong quá trình tư duy, phát triển, vận động của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.. - Từ đó có thể thấy sự t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-o0o TIỂU LUẬN Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
PHÂN TÍCH QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT,
VẬN DỤNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG KẾT QUẢ HỌC
TẬP ĐẠI HỌC
Thfí: chiều thfí 7 Tiết: 8 -12
GVHD: TS Nguyễn Thị Tường Duy Nhóm: 5
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT THEO TRIẾT HỌC
MÁC LÊ - NIN 14
1 Các khái niệm và nội dung quy luật lượng - chất 14
2 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra khi nghiên cfíu quy luật lượng chất 14
II VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT TRONG VIỆC XÂY DỰNG KẾT QUẢ HỌC ĐẠI HỌC 14
1 Tích lũy về lượng biến đổi về chất 52
2 Biện pháp tích lũy về lượng để biến đổi về chất 53
Trang 3TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu
[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
[2] Khoa Lý luận chính trị, UEH (2022, LHNB), Tài liệu HDHT Triết học
Mác-Lênin,TP.HCM.
Các website
[3]
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Quy luật lượng – chất là một quy luật cơ bản, hình thành trong quá trình
tư duy, phát triển, vận động của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội Khi lượng thay đổi sẽ kéo theo chất thay đổi Đó là một quy luật khách quan, tất yếu và vô cùng phổ biến của sự vật, hiện tượng
Trang 5I NỘI DUNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT THEO TRIẾT
HỌC MÁC – LÊNIN
1 Các khái niệm và nội dung quy luật lượng - chất
1.1 Phạm trù “chất”
- Định nghĩa: Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác
Ví dụ:
Nguyên tfí đồng có nguyên tfí lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1085ºC, nhiệt độ sôi là 2880ºC… Những thuộc tính (tính chất) này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác
Toàn bộ thuộc tính về sinh học và xã hội của con người tạo nên chất của con người phân biệt con người với chất của loài khỉ và các loài sinh vật khác
- Chất của các sự vật là những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật Nhưng chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật hiện tượng Khi thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi
- Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành sự vật mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thfíc liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó
Ví dụ: Kim cương và than chì đều cấu tạo từ carbon, nhưng do sự sắp
xếp khác nhau trong cấu trúc tinh thể (kim cương: cấu trúc lập phương, than chì: cấu trúc hình bình hành) nên dẫn đến những tính chất vật lí khác nhau
Trang 6- Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi những yếu tố cấu thành, nó còn phụ thuộc vào sự thay đổi
về phương thfíc liên kết giữa các yếu tố đó
1.2 Phạm trù “ lượng”
- Định nghĩa: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy luật khách quan vốn có của sự vật trên các phương diện: số lượng các yếu tố cấu
Trang 7thành, quy mô các sự vật tồn tại , tốc độ, nhịp điệu của quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
- Một số điểm đáng lưu ý về phạm trù lượng:
+ Lượng có thể được xác định bằng những đơn vị đo lường cụ thể và chính xác
Ví dụ: dài 3 mét, nặng 20 ki-lô-gram,…
+ Đồng thời, có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng, khái quát
Ví dụ: ba mẹ thương con rất nhiều, trình độ dân trí cao, ý thfíc chấp
hành pháp luật kém,…
- Cũng giống như chất của sự vật, lượng của sự vật cũng mang tính khách quan Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất
Do đó, sự vật cũng có vô vàn lượng
1.3 Mối quan hệ biện chfíng giữa sự thay đổi về lượng và
sự thay đổi về chất theo quy luật lượng– chất
Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng là thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện chfíng
a.
Lượng đổi sẽ dẫn đến chất đổi
a.1 Độ
- Định nghĩa: Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật” Bất kỳ sự vật, hiện
Trang 8tượng nào cũng có chất và lượng Khi sự vật vận động và phát triển, chất và lượng của nó cũng vận động, biến đổi, thay đổi Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập với nhau mà có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tfíc làm thay đổi căn bản chất của sự vật
- Lượng của sự vật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật đó Giới hạn đó chính là “độ”
Trang 9Ví dụ: Ở nhiệt độ thường, dù tăng hay giảm nhiệt độ (Từ 0oC →
100oC), nước vẫn ở trạng thái lỏng
a.2 Điểm nút
- Định nghĩa: Những điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút
Ví dụ: Nếu nhiệt độ của nước tăng lên 100oC hoặc giảm xuống 0oC thì tại thời điểm 0oC và 100oC sự vật xảy ra sự thay đổi về chất 0oC và
100oC được gọi là điểm nút
a.3 Bước nhảy
- Định nghĩa: “Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra”
Ví dụ:
Sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước nhảy Có bước nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nhiệt độ và đạt đến 100oC
Học sinh cấp 3 đã học xong và lên ĐH là một bước nhảy
Có thể nói mặt thfí nhất trong mối quan hệ biện chfíng giữa chất và lượng là lượng đổi dẫn đễn chất thay đổi, điều đó được thể hiện trong một
số điểm sau:
+ Điểm thfí nhất: Lượng là yếu tố động, vì thế nó luôn thay đổi (tăng hoặc giảm)
+ Điểm thfí hai: Lượng biến đổi dần dần và tuần tự
+ Điểm thfí ba: Biến đổi về lượng có xu hướng tích lũy cho đến khi đạt
Trang 10tới điểm nút.
+ Điểm thfí tư: Tại điểm nút, diễn ra sự nhảy vọt bằng cách biến đổi về chất khiến cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế cho nó
b.
Sự tác động trở lại của chất đối với lượng
Mặt thfí hai trong mối quan hệ biện chfíng giữa chất và lượng là sự tác động trở lại của chất đối với lượng: chất mới ra đời tác động trở lại
Trang 11lượng làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: Khi quả trfíng nở ra con gà (bước nhảy) thì con gà có hàng loạt
những thuộc tính vật lý, hoá học, sinh học khác với quả trfíng và gắn với những thuộc tính mới là những lượng mới
- Chất đổi cũng làm cho lượng đổi thể hiện ở một số điểm sau đây:
+ Chất là yếu tố ổn định, khi lượng đổi trong phạm vi độ, chất chưa
có biến đổi căn bản
+ Chất đổi bằng cách nhảy vọt tại điểm nút
+ Biến đổi về chất diễn ra nhanh chóng đột ngột, căn bản, toàn diện Khi đó, chất cũ (sự vật cũ) mất đi chuyển hóa thành chất mới (sự vật mới)
+ Chất đổi sinh ra sự vật mới, mang lượng mới, và cfí thế tiếp tục biến đổi…
Ví dụ tổng quan: Trong xã hội tư bản chủ nghĩa có sự đấu tranh của
các giai cấp (mầm mống là chủ nghĩa cộng sản) trong quá trình đấu tranh này được hiểu là ĐỘ; cuộc đấu tranh diễn ra đến đỉnh điểm gọi là ĐIỂM NÚT; khi mà chủ nghĩa tư bản bị lật đổ và chủ nghĩa cộng sản lên thay thế thì được gọi là BƯỚC NHẢY Sự thay đổi về lượng rồi ắt sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại Bởi khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương diện: thay đổi kết cấu, quy mô, trình
độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
▼Tóm lại: Bất cfí sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện
chfíng giữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời,
Trang 12chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của
nó Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thfíc cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng trong tự nhiên,
xã hội và tư duy
2 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra khi nghiên cfíu quy luật lượng – chất
Trang 13□ Trong nhận thfíc và thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có thể biến đổi về chất; không được nôn nóng cũng như bảo thủ
□ Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng vì vậy tránh chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn hoặc bảo thủ, thụ động
□ Phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy; trong lĩnh vực xã hội phải chú ý đến điều kiện chủ quan
□ Phải nhận thfíc được phương thfíc liên kết giữa các yếu tố tạo thành
sự vật, hiện tượng để lựa chọn phương pháp phù hợp
II VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT TRONG
VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP ĐẠI HỌC
1 Tích lũy về lượng để biến đổi chất (từ sinh viên thành
cử nhân hoặc kỹ sư)
- Tích lũy tri thfíc: Mỗi sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện phải nỗ lực để tích lũy kiến thfíc, kinh nghiệm từ thầy cô, qua những lần đi thực tập, (lượng), tự nghiên cfíu, tìm tòi, tích lũy kiến thfíc, bên cạnh những giá trị về kiến thfíc mà sách vở mang lại là những kiến thfíc thực tiễn từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ Sinh viên sau khi tích lũy được một lượng kiến thfíc đầy đủ sẽ thực hiện một bước nhảy mới, một trong những bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để cầm lấy tấm bằng cfí nhân và tìm được cho bản thân mình một công việc tốt Cfí như vậy, quá trình nhận thfíc (hay còn gọi là tích lũy về lượng) liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi con người, giúp
Trang 14con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo động lực cho xã hội phát triển
- Tích lũy kỹ năng: Khi bước ra đời, đối mặt với cái xã hội khắc nghiệt kia, sinh viên cần phải mang theo bên mình từ những điều cơ bản nhất như
kĩ năng giao tiếp, ngôn ngữ, không những thế, chúng ta vẫn phải tiếp thu những kỹ năng mềm cho cuộc sống mai sau Áp dụng quy luật lượng chất,
Trang 15sinh viên liên tục phấn đấu học tập, tìm kiếm những thông tin, mang về những “lượng” tốt, có cơ sở và đầy đủ Từ đó, làm biến đổi “chất” tốt hơn, tạo nên các thành tích, thành tựu tương fíng cho sự nỗ lực ấy
- Tích lũy mối quan hệ xã hội: Ở môi trường Đại học, bên cạnh các thầy
cô, bạn bè, sinh viên còn kết giao được với nhiều người, làm quen và được làm việc cùng với các công ty, doanh nghiệp, mở rộng được mối quan hệ của bản thân mình (lượng), từ đó nâng cao đươc trình độ của bản thân nếu biết chọn lọc và học hỏi từ những người đi trước và những người giỏi hơn, sinh viên luôn đạt được những thfí “chất” lượng nhất: tấm bằng cfí nhân, những học bổng,… và tự tin bước ra đời Cfí như vậy, quá trình chuyển đổi giữa chất lượng liên tục diễn ra không ngừng nghỉ trong sự phát triển, liên tục phấn đấu không ngừng ở mỗi sinh viên, giúp họ tự tin vững bước trong hành trang cuộc đời mình
2 Biện pháp tích lũy về lượng để biến đổi chất (từ sinh viên thành cử nhân hoặc kỹ sư)
Từ việc nghiên cfíu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài biện pháp
có ý nghĩa với việc học tập và rèn luyện của sinh viên trong quá trình từ sinh viên thành cfí nhân hoặc kĩ sư như sau:
- Phải kiên trì, bền bỉ, từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất: phải biết có công mài sắt có ngày nên kim, thế nên quá trình đi đến thành công phải kiên trì, không được vội vàng nôn nóng, dục tốc bất đạt
Ví dụ: thi qua môn đạt điểm cao; học từ năm nhất lên năm 2, 3, 4; hoàn
thành bậc đại học để lấy bằng cfí nhân – đó là những bước nhảy quan trọng
Trang 16- Khi đã vận dụng quy luật lượng chất, chúng ta cần tránh hai khuynh hướng sai lệch: “tả khuynh” và “hữu khuynh”
+ Tả khuynh là khuynh hướng muốn thực hiện liên tiếp bước nhảy
để thay đổi về chất mà lại chưa tích lũy đủ về lượng Đó là những người nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn, dễ dẫn tới mạo hiểm hoặc thất bại
Trang 17Từ đó, ta hiểu được rằng quá trình đi đến thành công phải kiên trì, không được vội vàng nôn nóng, giục tốc bất đạt
+ Hữu khuynh là tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng Đã tích lũy đủ
về lượng rồi nhưng không dám thực hiện bước nhảy để biến đổi về chất Đó
là những người bảo thủ, trì trệ, do dự, ngại khó, thiếu quyết đoán,… việc này cũng dẫn tới thất bại Vì thế, khi đã tích lũy đủ về lượng, phải có quyết tâm để thực hiện bước nhảy, phải vận dụng linh hoạt các hình thfíc bước nhảy
- Điều đó đòi hỏi sinh viên phải hàng ngày, hàng giờ tích cực, năng động, sáng tạo trong học tập cũng như trong các hoạt động khác, biết nắm bắt cơ hội, không ngừng trau dồi kiến thfíc cho bản thân