Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động học tập trong tiết Luyện viết đoạn, dạy học theo hướng tập trung vào học sinh, chú trọng hình thức dạy học cá nhân.. Bên cạnh đó còn có một số k
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-& -
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG LUYỆN VIẾT ĐOẠN CHO HỌC SINH LỚP 2
Học viên : Nguyễn Thị Diệu
Người hướng dẫn : TS Dương Đình Tùng
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024
Trang 2MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG LUYỆN VIẾT ĐOẠN CHO HỌC SINH LỚP 2
PHẦN MỞ ĐẦU……….…………3
1 Lí do chọn đề tài: 3
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Error! Bookmark not defined 3 Phương pháp nghiên cứu: 4
4 Giả thiết khoa học: Error! Bookmark not defined PHẦN NỘI DUNG 1
Chương I: Tổng quát về vấn đề nghiên cứu: 1
1.1 Đặc điểm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học 1
1.1.1 Đặc điểm về mặt thần kinh 1
1.1.2 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống 2
1.2 Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học 2
1.3 Lịch sử nghiên cứu văn viết: 2
Chương II: Cơ sở lí luận của văn viết 2
2.1 Cơ sở của việc nghiên cứu các giải pháp rèn kĩ năng luyện viết đoạn cho học sinh lớp 2 2
2.1.1 Cơ sở lí luận 2
2.1.1.1 Một số khái niệm cần xác định 2
2.1.1.1.1 Phương pháp 2
2.1.1.1.2 Kĩ năng luyện viết đoạn 3
2.1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy học Luyện viết đoạn… 3
2.1.2.1.2 Cơ sở văn học 3
Chương III: Thực trạng: 4
3.1 Thực trạng của giáo viên trong các nhà trường Tiểu học hiện nay: 4
3.2 Thực trạng của học sinh trong các nhà trường Tiểu học hiện nay: 6
Trang 3Chương IV: Đề xuất các giải pháp 7
4.1 Bám sát mục đích giáo dục và mục đích rèn kĩ năng luyện viết đoạn cho học sinh lớp 2 7
4.2 Bám sát các đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học 7
4.3 Nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Luyện viết đoạn trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 7
4.4 Chú trọng lồng ghép, tích hợp khi dạy phân môn Luyện viết đoạn 8
4.5 Giúp học sinh nắm chắc yêu cầu và xây dựng một đoạn văn hoàn chỉnh 8
4.6 Rèn kĩ năng quan sát và tưởng tượng 9
4.7 Rèn kĩ năng lập dàn bài chi tiết 10
4.8 Rèn luyện viết câu văn 10
4.9 Rèn kĩ năng sử dụng các biện pháp nghệ thuật và tích lũy vốn từ ngữ thông qua phân môn khác 11
4.10 Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động học tập trong tiết Luyện viết đoạn, dạy học theo hướng tập trung vào học sinh, chú trọng hình thức dạy học cá nhân 11 4.11 Rèn kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá khả năng của mình và của bạn 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
Trong trường tiểu học, mỗi môn học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới Môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh, bởi đó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếp hằng ngày Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phẩn rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới
Dạy học Tiếng Việt là dạy tiếng mẹ đẻ Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống mỗi con người Với cộng đồng đó là phương tiện để giao tiếp
và tư duy Đối với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng K.A.V Sin – Xki chỉ rõ “Trẻ
em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công
cụ này” Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận trong các giờ học Tiếng Việt
Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết Phân môn Luyện viết đoạn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kĩ năng trên Đối với học sinh lớp 2 thì đây là một phân môn khó, bởi ở lứa tuổi của các em vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của học sinh như bố mẹ chỉ lo làm ăn buôn bán, con cái giao cho người giúp việc, một số học sinh bố mẹ
đi làm ăn xa, không có điều kiện quan tâm đến con cái, việc diễn đạt ngôn ngữ của các em còn hạn chế, việc tiếp thu kiến thức còn chậm, học sinh nghèo vốn từ ngữ, Điều này ảnh hưởng đến việc học tập nói chung, học phân môn Luyện viết đoạn nói riêng Để làm được một bài tập luyện viết đoạn, học sinh cần phải huy động các kiến thức về tập đọc, từ và câu, về những kiến thức đã học, về môi trường xung quanh, về vốn hiểu biết, Nói chung, phân môn Luyện viết đoạn đòi hỏi tổng hợp các kiến thức mà học sinh đã được học ở các phân môn Tiếng Việt khác Bởi vậy, luyện viết đoạn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp Luyện viết đoạn còn
Trang 5mang tính hiện thực sáng tạo vì một bài luyện viết đoạn thể hiện sự suy nghĩ, tư duy của cá nhân, là tác phẩm không trùng lặp của mỗi học sinh
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em đựơc làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng luyện viết đoạn từ 3 đến 5 câu Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều học sinh làm bài chưa đạt yêu cầu Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý
Khi dạy luyện viết đoạn, các giáo viên thường khó khăn khi có học sinh thụ động, ít phát biểu, có chăng cũng chỉ là học sinh có năng khiếu hoạt động hoặc các em chỉ trả lời câu hỏi
mà không có sự liên kết thành đoạn, diễn đạt lủng củng Do đó, tôi suy nghĩ nên làm cách nào
để giúp các em hứng thú khi học phân môn này
Với mong muốn được đóng kinh nghiệm tôi mạnh dạng tìm ra “Một số giải pháp rèn kĩ
năng luyện viết đoạn cho học sinh lớp 2”
3 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra các phương pháp tốt nhất để giúp học sinh học tốt phân môn Luyện viết đoạn
- Rèn luyện cho học sinh nói và luyện viết đoạn Trau dồi Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn cho học sinh Đáp ứng với mục tiêu đào
tạo Tiểu học “Giáo dục con người phát triển toàn diện”
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung, chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, đặc biệt là trong phân môn Luyện viết đoạn và một số tài liệu tham khảo có liên quan
- Một số giải pháp rèn kĩ năng luyện viết đoạn cho học sinh lớp 2
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
5 Giả thiết khoa học:
Trang 6Nếu nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến
đề tài để từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm rèn luyện kĩ năng viết đoạn cho học sinh lớp 2 Nếu các biện pháp chúng tôi đề xuất chứng minh được tính khả thi thì sẽ góp phần rèn luyện
kĩ năng luyện viết đoạn cho học sinh lớp 2 nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt nói chung
PHẦN NỘI DUNG Chương I: Tổng quát về vấn đề nghiên cứu:
1.1 Đặc điểm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học
1.1.1 Đặc điểm về mặt cơ thể
- Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong
thời kỳ phát triển (thời kỳ cốt hoá) nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập, Vì thế mà trong các hoạt động vui chơi của các em cha mẹ và thầy cô (sau đây xin gọi chung là các nhà giáo dục) cần phải chú ý quan tâm, hướng các em tới các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn
- Hệ cơ đang trong thời kỳ phát triển mạnh nên các em rất thích các trò chơi vận động như
chạy, nhảy, nô đùa, Vì vậy mà các nhà giáo dục nên đưa các em vào các trò chơi vận động
từ mức độ đơn giản đến phức tạp và đảm bảo sự an toàn cho trẻ
- Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển
dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng Do đó, các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui trí tuệ, các cuộc thi trí tuệ, Dựa vào cơ sinh lý này mà các nhà giáo dục nên cuốn hút các em với các câu hỏi nhằm phát triển tư duy các
em
1.1.2 Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
- Ở lứa tuổi tiểu học hoạt động chủ đạo của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt
động vui chơi sang hoạt động học tập kết hợp với một số các hoạt động khác
+ Hoạt động vui chơi: Trẻ thay đổi đối tượng vui chơi từ chơi với đồ vật sang các trò
chơi vận động
Trang 7+ Hoạt động lao động: Trẻ bắt đầu tham gia lao động tự phục vụ bản thân và gia đình
như tắm giặt, nấu cơm, quét dọn nhà cửa, Ngoài ra, trẻ còn còn tham gia lao động tập thể ở trường lớp như trực nhật, trồng cây, trồng hoa,
+ Hoạt động xã hội: Các em đã bắt đầu tham gia vào các phong trào của trường, của lớp
và của cộng đồng dân cư, của Đội thiếu niên tiền phong,
1.2 Quá trình nhận thức của học sinh tiểu học
Về tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang
tính không ổn định: ở đầu tuổi tiểu học tri giác thường gắn với hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng - Tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, )
Về tư duy: Tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành
động Các phẩm chất tư duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái quát
Về tưởng tượng: Tưởng tượng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so với
trẻ mầm non nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng dầy dạn Ở đầu tuổi tiểu
học thì hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Ở cuối tuổi tiểu học, tưởng tượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những
hình ảnh mới
Về ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học:
Ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lý tính của trẻ, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng
và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói và viết của trẻ Mặt khác, thông qua khả năng ngôn ngữ của trẻ ta có thể đánh giá được sự phát triển trí tuệ của trẻ
Về ý chí và sự phát triển nhận thức của học sinh tiểu học:
Ở đầu tuổi tiểu học hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người
lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho
Trang 8tiền, ) Đến cuối tuổi tiểu học các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục
đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa thể trở thành nét
tính cách của các em Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời
1.3 Lịch sử nghiên cứu văn viết
Từ những năm đầu thế kỉ 20, dưới sự cai trị của thực dân Pháp, các nội dung dạy học ngoài môn văn còn có môn tự nhiên, xã hội Sau khi đất nước giành được độc lập, nền giáo dục cũng ngày càng phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ đất nước Từ khi giành độc lập đến nay, nền giáo dục nước ta đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách và những lần thay đổi sách giáo khoa, lần gần nhất vào năm 2001-2002 nhằm mục đích đưa nền giáo dục phát triển nên một tầm cao mới Phân môn Luyện viết đoạn trong môn Tiếng Việt cũng thay đổi theo chương trình
Trước năm 2000, văn học nước ta chỉ tập trung về viết văn bản, nội dung luyện viết đoạn không được chú trọng trong dạy học Từ năm 2001 đã có sự thay đổi trong quan niệm dạy học văn Các quan điểm để thể hiện tầm quan trọng của luyện viết đoạn được đông đảo các nhà khoa học, nghiên cứu tán thành, đồng thuận
Chương II: Cơ sở lí luận của văn viết
2.1 Cơ sở của việc nghiên cứu một số giải pháp rèn kĩ năng luyện viết đoạn cho học sinh lớp 2
Trang 9Phương pháp dạy học là bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học:
+ Phương pháp dạy: Phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục thái độ và hình thành ý thức đúng đắn cho học sinh + Phương pháp học: Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành hệ thống tri thức và
kỹ năng thực hành, hình thành nhân cách cho người học
2.1.1.1.2 Kĩ năng luyện viết đoạn
Theo L Đ.Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [13, tr.45] Theo ông, người có kĩ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả Ông còn nói thêm, con người có kĩ năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế
Kĩ năng luyện viết đoạn là kĩ năng thông qua hệ thống kiến thức đã có, học sinh cảm nhận bằng sự tinh tế của bản thân mà có được những bài văn hay
2.1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy học luyện viết đoạn
2.1.2.1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng người, đồng thời cũng là phương tiện để phát triển tư duy Khi có ngôn ngữ phong phú thì lời văn khi viết mới hay
Ngôn ngữ ở dạng nói là ngôn ngữ của âm thanh nên khả năng truyền cảm lớn Điểm khó khăn khi “nói” là phải đáp ứng lập tức, người nói không được chuẩn bị trước, không có
thời gian suy nghĩ để lập ý, chọn từ
Kỹ năng viết là sản phẩm của quá trình học tập, giao tiếp của học sinh Nó là một phương tiện học tập và giao tiếp có hiệu quả, năng lực viết chính tỏ trình độ văn hoá, văn minh của từng người Kỹ năng viết ngày càng phát triển ở các lớp trên
2.1.2.1.2 Cơ sở văn học
Để có thể dạy tốt các bài Luyện viết đoạn ở tiểu học, giáo viên cần vận dụng các tri thức về
Trang 10miêu tả và kể chuyện, trong đó có các hiểu biết về cốt truyện, chi tiết, nhân vật, về ngôn ngữ,
về đề tài, tư tưởng Các tri thức này góp phần chỉ ra nội dung luyện tập của các kỹ năng làm văn Nói cách khác, có các hiểu biết về loại thể văn học, giáo viên mới hiểu rõ tính đặc thù của từng kỹ năng trong từng kiểu văn
Chương III: Thực trạng:
3.1 Thực trạng của giáo viên trong các nhà trường Tiểu học hiện nay:
Hiện nay đội ngũ giáo viên tương đối đầy đủ về số lượng, được đào tạo một cách chuyên nghiệp về các môn học Đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ngày càng được đẩy mạnh Song điều cần thiết để tiết học thức sự lôi cuốn HS
là hoạt động giữa thầy và trò diễn ra được tự nhiên, vui vẻ, hiệu quả trên cơ sở phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS là vấn đề cần được quan tâm
Một số giáo viên trong quá trình dạy bản thân chưa thật sự chưa coi trọng rèn kĩ năng luyện viết đoạn cho học sinh, cách dạy của giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc một cách máy móc vào sách giáo viên Sự sáng tạo cũng như tính linh hoạt của giáo viên chưa có hoặc có song chưa nhiều nên chưa cuốn hút được học sinh
Việc sửa lỗi khi luyện viết đoạn cho học sinh chưa được chú trọng hoặc chỉ sửa một lần
do mất quá nhiều thời gian Như chúng ta biết sĩ số trong một lớp học sẽ rơi vào khoảng
30-45 em vì vậy việc chỉnh sửa nhiều lần cho nhiều em trong một thời gian ngắn là điều rất khó khăn vì thế chúng ta thấy hầu như các giáo viên chỉ xem bài qua một lần và đưa ra lời nhận xét, điều này rất khó có thể cho học sinh phát triển được Việc nhận xét bài cho học sinh của một số giáo viên còn chưa cụ thể như: Bài văn chưa hay, bài viết chưa chân thực, dùng từ chưa chính xác , hoặc nhìn thấy lỗi của các em nhưng lại ngại hoặc lúng túng khi giúp các
em sửa bài
Bên cạnh những giáo viên đã tích cực nghiên cứu sáng tạo để tìm ra những biện pháp dạy học sinh khi luyện viết đoạn sao cho hiệu quả nhất thì còn một số giáo viên chỉ dạy đại khái,
Trang 11qua loa, hoặc ngại, đôi khi sợ dạy tiết Luyện viết đoạn với tâm lý có dạy học sinh cũng không viết được Còn có một số giáo viên chưa thực sự coi trọng cũng như chưa thực sự đồng tình với việc “tạo năng lực viết văn” cho học sinh khi các em đang học bậc Tiểu học Giáo viên chưa thực sự chú ý đến việc hình thành cho các em thói quen tích lũy vốn hiểu biết về thế giới
tự nhiên trong cuộc sống và trong văn học, thói quen vận dụng các kiến thức Tiếng Việt vào học Luyện viết đoạn Một số giáo viên còn áp đặt sẵn những đoạn văn, bài văn mẫu để HS học
thuộc
Cách tổ chức các hoạt động trong giờ Luyện viết đoạn còn lúng túng Giáo viên chưa
xác định rõ nội dung trọng tâm, những bài học cần dạy còn dựa vào sách giáo viên, thậm chí
là đi theo những bước trong sách giáo viên để dạy Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư vào giáo án của mình
Kiến thức dạy còn bó hẹp trong Sách giáo khoa và giáo viên chỉ đơn giản là thuyết trình, giảng giải đơn giản theo từng bước trong sách mà chưa khai thác, mở rộng bài học cho học sinh Học sinh thụ động tiếp thu kiến thức
Giáo viên chỉ biết nêu nội dung, câu hỏi theo Sách cho HS trả lời bằng miệng sau đó yêu cầu HS viết về chủ đề đề đó Bên cạnh đó, người giáo viên còn áp đặt cách nghĩ của người lớn cho HS Chính vì thế, HS ít có cơ hội được bộc lộ cảm xúc ngôn ngữ của mình Đồng thời cũng hạn chế khả năng sáng tạo của HS Từ đó dẫn đến việc viết văn của HS còn đạt yêu cầu, đặc biệt có một số HS yếu vẫn chưa viết được đoạn văn nào
Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên mới chỉ chú ý hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn bài, làm bài mang tính chất khung sườn, chưa chú ý nhiều đến hướng dẫn học sinh quan sát, gợi mở, cung cấp vốn từ ngữ miêu tả, các biện pháp nghệ thuật cho học sinh, rèn các kĩ năng liên kết câu, đoạn Hoặc hướng dẫn chung chung để học sinh tự mày mò Hoặc học sinh dùng “văn mẫu”, học sinh cứ việc sao chép Các cách trên đều làm cho học sinh không biết làm văn, ngại học văn, mặc dù vẫn có tình yêu đối với văn học Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, một phần là do trình độ nhận thức, năng lực sư phạm của giáo viên, cũng có thể chính ngay trong giáo viên cũng thiếu những tri thức khoa học cũng như vốn sống thực tế